Thuật ngữ
|
Định nghĩa
|
TIẾP XÚC ĐIỆN
|
1 – Tiếp xúc điện
|
Chỗ chuyển tiếp của dòng điện từ chi tiết dẫn điện này
sang chi tiết dẫn điện khác.
Chú thích. Trạng thái của chi tiết có thể là rắn, lỏng, khí.
|
2. Sự hình thành tiếp xúc.
|
Sự có mặt tiếp xúc.
|
3. Diện tích hình thành tiếp xúc quy ước.
|
Diện tích bề mặt công tác của các chi tiết tiếp xúc.
|
4. Diện tích hình thành tiếp xúc.
|
Tổng các diện tích tiếp xúc thuần kim loại (điện trở
chuyển tiếp không đáng kể), tiếp xúc tựa kim loại và các diện tích được phủ
các màng đơn phần tử không dẫn điện.
Chú thích. Đối với các tiếp xúc làm bằng chất rắn, diện tích hình
thành tiếp xúc bao gồm các mô tiếp xúc gồ ghề của vật liệu, tạo nên tiếp
điện.
|
5. Tiếp xúc tựa kim loại.
|
Tiếp điện tạo thành trên một phần của diện tích hình thành
tiếp điện.
Chú thích. Đó là một phần diện tích hình thành tiếp xúc được bao phủ
bằng một màng mỏng. Màng này cho dòng điện qua nhờ hiệu ứng đường hầm không
phụ thuộc vào điện dẫn của vật liệu cấu tạo nên màng mỏng.
|
6. Eo tiếp xúc
|
Cầu nối tạo thành bởi vật liệu bị nóng chảy của chi tiết
tiếp xúc ở giai đoạn ban đầu khi chúng rời nhau.
|
7. Tiếp xúc điểm
|
Tiếp điện trong đó các bề mặt làm việc tiếp xúc với nhau
tại một điểm (*)
|
8. Tiếp xúc đường.
|
Tiếp xúc điện tại đó các bề mặt làm việc tiếp xúc với nhau
theo một đường. (*)
|
9. Tiếp xúc mặt.
|
Tiếp xúc điện tại đó các bề mặt làm việc tiếp xúc với nhau
theo một mặt có hình dáng nào đó. (*)
|
10. Sự xê dịch của tiếp xúc
|
Sự xê dịch tiếp xúc trên bề mặt làm việc khi các chi tiết
tiếp xúc chạm nhau và cái nọ chuyển động chao trên cái kia.
|
11. Sự trượt của tiếp xúc.
|
Sự xê dịch tiếp xúc trên bề mặt làm việc khi các chi tiết
tiếp xúc chạm nhau và cái nọ chuyển động trượt trên cái kia.
|
12. Tiếp xúc điện giáp nối.
|
Tiếp xúc điện hình thành khi chi tiết tiếp xúc động di
chuyển theo phương thẳng góc với bề mặt làm việc của chi tiết tiếp xúc tĩnh
và tiếp xúc với bề mặt đó.
|
13. Tiếp xúc giáp nối trượt.
|
Tiếp xúc điện giáp nối khi chạm nhau có trượt.
|
14. Tiếp xúc giáp nối chao.
|
Tiếp xúc điện giáp nối khi chạm nhau có chao.
|
15. Tiếp xúc trượt.
|
Tiếp xúc điện hình thành khi các chi tiết tiếp xúc trượt
trên nhau.
|
16. Tiếp xúc lăn.
|
Tiếp xúc điện hình thành khi các chi tiết tiếp xúc lăn
trên nhau.
|
17. Tiếp xúc nêm
|
Tiếp xúc điện hình thành khi các chi tiết tiếp xúc động di
chuyển theo phương không thẳng góc với bề mặt làm việc của chi tiết tiếp xúc
tĩnh khi tiếp xúc với bề mặt đó.
|
18. Tiếp xúc cắm.
|
Tiếp xúc điện hình thành khi cắm chi tiết tiếp xúc này vào
chi tiết tiếp xúc kia.
|
19. Tiếp xúc chất lỏng.
|
Tiếp xúc điện hình thành giữa vật liệu lỏng và vật liệu
rắn.
|
TIẾP ĐIỂM CỦA MẠCH ĐIỆN
|
20. Tiếp điểm của mạch điện
|
Phần tử của mạch điện để đóng hoặc ngắt mạch.
|
21. Tiếp điểm không mở.
|
Tiếp điểm của mạch điện không ngắt mạch đối với tác động
đã cho của thiết bị.
|
22. Tiếp điểm thao tác.
|
Tiếp điểm để đóng, ngắt hoặc chuyển đổi mạch điện.
|
23. Tiếp điểm đóng mạch. Kep. Tiếp điểm thường hở.
|
Tiếp điểm thao tác để ngắt mạch điện với tác động đã cho
của thiết bị.
|
24. Tiếp điểm ngắt mạch. Kep. Tiếp điểm thường hở.
|
Tiếp điểm thao tác để đóng mạch với tác động đã cho của
thiết bị.
|
25. Tiếp điểm chuyển mạch.
|
Tiếp điểm chuyển đổi mạch điện với tác động đã cho của
thiết bị.
|
26. Thông tin chuyển mạch không ngắt mạch
|
Tiếp điểm chuyển mạch bằng cách đóng một mạch điện trước
khi ngắt một mạch điện khác.
|
27. Tiếp điểm xung.
|
Tiếp điểm của mạch điện, đóng hoặc ngắt mạch do tác động
của thiết bị xung điều khiển.
|
28. Tiếp điểm của mạch chính.
|
-
|
29. Tiếp điểm của mạch phù trợ
|
-
|
30. Tiếp điểm dập hồ quang
|
Tiếp điểm của mạch điện chuyên ngắt hồ quang điện để bảo
vệ tiếp điểm khác mắc song song với nó khỏi bị hồ quang phá hoại.
|
CHI TIẾT TIẾP XÚC
|
Khái niệm chung
|
31. Chi tiết tiếp xúc
|
Chi tiết dẫn điện của khí cụ nhờ nó có thể thao tác mạch
điện.
Chú thích. Thao tác mạch điện bao gồm đóng mạch, ngắt mạch và đổi
mạch.
|
32. Chi tiết tiếp xúc động
|
Chi tiết tiếp xúc được ghép chặt hoặc ghép đàn hồi với
phần động của khí cụ hoặc của đầu nối điện và chuyển động cùng với chúng.
|
33. Chi tiết tiếp xúc tĩnh.
|
Chi tiết tiếp xúc ghép chặt hoặc ghép đàn hồi với phần
tĩnh của khí cụ hoặc của đầu nối điện.
Chú thích. Chi tiết tiếp xúc điểm tĩnh cũng có thể dịch chuyển đôi
chút do biến dạng của lò xo hoặc do sự nén ép của đầu nối điện hoặc phần động
của thiết bị.
|
34. Bề mặt làm việc của chi tiết tiếp xúc.
|
Phần bề mặt của chi tiết có tiếp xúc điện.
|
35. Bề mặt không làm việc của chi tiết tiếp xúc.
|
-
|
36. Bề mặt kẹp chặt của chi tiết tiếp xúc.
|
Phần bề mặt không làm việc của chi tiết tiếp xúc dùng để
ghép nó với chi tiết dẫn điện.
|
HÌNH DÁNG CỦA CHI TIẾT TIẾP XÚC
|
37. Chi tiết tiếp xúc phẳng
|
Chi tiết tiếp xúc có bề mặt làm việc phẳng.
|
38. Chi tiết tiếp xúc trụ
|
Chi tiết tiếp xúc có bề mặt làm việc hình trụ
|
39. Chi tiết tiếp xúc côn.
|
Chi tiết tiếp xúc có bề mặt làm việc hình côn.
|
40. Chi tiết tiếp xúc cầu
|
Chi tiết tiếp xúc có bề mặt làm việc hình cầu.
|
41. Chi tiết tiếp xúc chữ nhật
|
Chi tiết tiếp xúc mà mặt cắt phẳng góc với phương dòng
điện có dạng hình chữ nhật
|
42. Chi tiết tiếp xúc vuông
|
Chi tiết tiếp xúc mà mặt cắt thẳng góc với phương dòng
điện có dạng hình vuông
|
43. Chi tiết tiếp xúc tròn.
|
Chi tiết tiếp xúc mà mặt cắt thẳng góc với phương dòng
điện có dạng hình tròn
|
VẬT LIỆU LÀM CHI TIẾT TIẾP XÚC
|
44. Chi tiết tiếp xúc kim loại gốm
|
Chi tiết tiếp xúc chế tạo bằng luyện kim bột (kim loại
gốm)
|
45. Chi tiết tiếp xúc kim loại ghép.
|
Chi tiết tiếp xúc gồm hai lớp vật liệu, lớp về phía bề mặt
kẹp chặt của nó làm bằng vật liệu dẫn điện thường.
|
46. Chi tiết tiếp xúc bằng vật liệu hỗn hợp.
|
Chi tiết tiếp xúc làm bằng hỗn hợp cơ học của các vật
liệu.
Chú thích. Có thể chế tạo theo phương pháp pháp luyện kim bột, ủ khuếch
tán v.v.
|
47. Lớp lót của chi tiết tiếp xúc kim loại gốm hoặc hỗn
hợp.
|
Lớp kim loại hoặc hợp kim trên bề mặt kẹp chặt của chi
tiết tiếp xúc kim loại gốm hoặc hỗn hợp cần để bảo đảm hàn chặt nó với chi
tiết dẫn điện.
|
BỘ PHẬN TIẾP ĐIỆN
|
48. Bộ phận tiếp điện
|
Bộ phận kết cấu của thiết bị thực hiện tiếp xúc điện.
|
49. Mối nối tiếp xúc.
|
Bộ phận tiếp điện tạo nên tiếp điểm không mở
|
50. Mối nối tiếp xúc không tháo được.
|
Mối nối tiếp xúc không thể mở ra nếu không phá hủy nó.
Chú thích. Thí dụ hàn, tán, dán.v.v…
|
51. Mối nối tiếp xúc tháo được
|
Chú thích. Thí dụ mối ghép tiếp điện bằng vít, bu lông.v.v.
|
52. Mối nối tiếp xúc li hợp
|
Mối nối tiếp xúc có thể mở ra, đóng vào mà không phải tháo
lắp.
|
53. Đầu nối dây.
|
Bộ phận tiếp điện dùng để nối với dây dẫn.
|
CÁC THÔNG SỐ CỦA BỘ PHẬN TIẾP ĐIỆN
|
54. Khoảng mở của các chi tiết tiếp xúc
|
Khoảng cách ngắn nhất giữa chi tiết tiếp xúc động và chi
tiết tiếp xúc tĩnh khi tiếp điểm ở trạng thái mở.
|
55. Lực ép tiếp xúc
|
Lực tác dụng giữa hai chi tiết tiếp xúc chạm nhau.
|
56. Lực ép tiếp xúc ban đầu
|
Lực ép tiếp xúc tác dụng lúc các chi tiết tiếp xúc bắt đầu
chạm hoặc rời nhau
|
57. Lực ép tiếp xúc cuối cùng
|
Lực ép tiếp xúc, tác dụng khi các chi tiết tiếp xúc đã
chạm nhau hoàn toàn.
|
58. Khoảng cản của chi tiết tiếp xúc.
|
Khoảng cách mà chi tiết tiếp xúc (động hoặc tĩnh) di
chuyển được, nếu gỡ bỏ một trong hai chi tiết tiếp xúc cản trở sự di chuyển
của chi tiết còn lại.
|
59. Hành trình của chi tiết tiếp xúc.
|
Khoảng cách mà chi tiết tiếp xúc động dịch chuyển được
giữa hai vị trí giới hạn, tương ứng với trạng thái đóng và mở của thiết bị.
Chú thích. Hành trình của chi tiết tiếp xúc bao gồm khoảng mở và
khoảng cản của chi tiết tiếp xúc.
|
CÁC PHẦN TỬ CỦA BỘ PHẬN TIẾP ĐIỆN
|
60. Bộ phận giữ chi tiết tiếp xúc
|
|
61. Lớp đệm của chi tiết tiếp xúc
|
Phiến mỏng kẹp chặt với chi tiết tiếp xúc không tháo được.
|
62. Vít, (bulông, đai ốc) kẹp.
|
Vít (bu lông, đai-ốc) dùng để kẹp chặt các bộ phận tiếp
điện có một phần của dòng điện tổng chạy qua.
|
63. Vít (bulông, đai ốc) nối.
|
Vít (bu lông, đai-ốc) dùng để nối dây và truyền toàn bộ
dòng điện từ dây dẫn này sang dây dẫn kia.
|
64. Vít (bu-lông) nối đất.
|
Vít (bu-lông) kẹp chặt dùng để nối đất một phần thiết bị.
|
65. Thanh nhọn nối đất.
|
Cực dùng để nối đất thiết bị.
|
66. Đầu cốt.
|
Chi tiết dẫn điện kẹp chặt ở đầu dây dẫn để tạo ra mối nối
tiếp xúc khi bắt vào đầu nối điện.
|
67. Chốt cắm tiếp xúc li hợp.
|
Chi tiết dẫn điện, cùng với ổ tiếp xúc li hợp tạo thành
mối tiếp xúc ly hợp dưới hình thức tiếp xúc cắm.
|
68. Ổ tiếp xúc ly hợp
|
Chi tiết dẫn điện, cùng với chốt cắm tiếp xúc li hợp tạo
thành mối nối tiếp xúc li hợp dưới hình thức tiếp xúc cắm.
|
69. Lò xo tiếp xúc.
|
Lò xo tạo ra lực ép chi tiết tiếp xúc và bảo đảm khoảng
cản của nó.
|
CÁC DẠNG BỘ PHẬN TIẾP ĐIỆN
|
70. Tiếp điện kiểu thanh
|
Bộ phận tiếp điện gồm một thanh có một đầu kẹp chặt hoặc
kẹp đàn hồi hay được giữ bằng bản lề, còn đầu kia gắn chi tiết để tạo ra tiếp
xúc giáp nối.
|
71. Tiếp điện kiểu cầu.
|
Bộ phận tiếp điện trong đó phần động dẫn điện tạo với phần
tĩnh hai tiếp xúc giáp nối.
|
72. Tiếp điện kiểu mặt cầu.
|
Bộ phận tiếp điện tạo ra tiếp xúc giáp nối giữa các mặt
đầu của các chi tiết tiếp xúc khi chúng di chuyển dọc theo trục chung của
chúng.
|
73. Tiếp điện kiểu ổ cắm.
|
Bộ phận tiếp điện tạo thành tiếp xúc kiểu cắm.
Chú thích. Chẳng hạn chốt hình trụ và ổ cắm với các lá tiếp xúc có lò
xo hoặc một cơ cấu tương tự, trong đó giữa chốt và ổ cắm có lực ép tiếp điểm.
|
74. Tiếp điểm kiểu vòng.
|
Bộ phận tiếp điện tạo ra tiếp xúc trượt trên bề mặt tiếp
xúc hình trụ.
|
75. Tiếp điện kiểu phiến ghép.
|
Bộ phận tiếp điện tạo ra tiếp xúc nêm.
Chú thích. Được chế tạo bằng các phiến dẫn điện đàn hồi ghép với nhau
sao cho khi đóng, mỗi phiến tạo ra một tiếp xúc điện riêng.
|
76. Tiếp điện kiểu phiến mỏng
|
Bộ phận tiếp điện, trong đó chi tiết động được chế tạo
dưới dạng phiến mỏng.
|
77. Tiếp điện kiểu lăn.
|
Bộ phận tiếp điện tạo thành tiếp xúc lăn.
|
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TỚI VẬN
HÀNH
|
78. Điện trở tiếp xúc.
|
Điện trở, bao gồm điện trở của chi tiết tiếp xúc và điện
trở chuyển tiếp của tiếp xúc.
|
79. Điện trở chuyển tiếp của tiếp xúc.
|
Điện trở, bao gồm điện trở phát sinh do sự thu hẹp mặt cắt
của vật liệu tại các mô tiếp xúc có dòng điện chạy qua và điện trở của các
màng mỏng hoặc bụi ít dẫn điện có thể ôxyt, thể sunfit, thể dầu hoặc thể hơi.
|
80. Sự rung của chi tiết tiếp xúc.
|
Quá trình đóng ngắt tự xảy ra liên tiếp của các chi tiết
tiếp xúc do các tác động cơ và điện động.
|
81. Sự nhảy của chi tiết tiếp xúc.
|
Sự mở nhất thời gian của chi tiết tiếp xúc đang đóng do
tác động cơ và điện động.
|
82. Hao mòn của chi tiết tiếp xúc.
|
Sự phá hoại bề mặt làm việc của chi tiết tiếp xúc thay đổi
khối lượng, hình dáng và kích thước của nó.
|
83. Hao mòn cơ của chi tiết tiếp xúc.
|
Hao mòn của chi tiết tiếp xúc do tác động của các nhân tố
cơ.
|
84. Hao mòn điện của chi tiết tiếp xúc.
|
Hao mòn của chi tiết tiếp xúc do tác động của tác nhân
điện.
Chú thích. Nhân tố điện bao gồm chẳng hạn tác động nhiệt, tác động
điện động của hồ quang gió từ vv…
|
85. Độ chịu mòn của chi tiết tiếp xúc.
|
Tính chất của chi tiết tiếp xúc chống hao mòn được đánh
giá bằng số chu trình thao tác.
|
86. Sự dính của chi tiết tiếp xúc.
|
Quá trình sự cố làm cho các bề mặt làm việc của chi tiết
tiếp xúc dính lại và không mở ra được.
|
87. Sự rỗ của chi tiết tiếp xúc.
|
Sự phá hủy chi tiết tiếp xúc và tạo thành các lỗ rỗ.
Chú thích. Các lỗ rỗ thường xuất hiện khi kim loại chuyển từ tiếp
điểm này sang tiếp điểm khác
|