1. Chụp
|
4. Thanh truyền và quả cầu
|
2. Vòng kẹp
|
5. Lỗ
|
3. Đầu kẹp
|
|
Hình 1 - Các chi tiết
của kẹp và đầu kẹp
Hình 2 - Mặt
cắt ngang của đầu kẹp với mẫu thử ở đúng vị trí
4.1.2. Cần đẩy di chuyển được,
ở phía đầu có một quả cầu đường kính 6,25
mm ± 0,05 mm.
4.1.3. Bộ phận di chuyển cần đẩy cân đối so
với kẹp mẫu thử với tốc độ 0,20 mm/s ±
0,05 mm/s
4.1.4. Bộ phận kiểm soát sự
căng phồng (dịch chuyển của cần đẩy từ “0”) có độ chính xác ± 0,05 mm
4.1.5. Bộ phận kiểm soát lực
tác dụng lên cần đẩy trong dải từ
0 N đến 800 N có độ chính xác ± 10 N.
4.2. Dao cắt dập hoặc dụng cụ
tương tự để cắt các mẫu
thử
5. Lấy mẫu và điều
hòa mẫu thử
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong trường hợp vật liệu là da, lựa chọn
vị trí lấy mẫu từ vùng lưng con da hoặc vùng bụng theo TCVN 7117 (ISO 2418).
Đối với vật liệu không phải là da, cắt 3 mẫu
thử từ các vị trí ngang qua chiều rộng và chiều dài có thể sử dụng được toàn bộ
của tấm vật liệu. Đối với vật liệu có cấu trúc dệt, cách cắt này sẽ ngăn được
hai mẫu thử bất kỳ có chứa cùng các sợi dọc hoặc cùng các sợi ngang.
5.2. Đối với các mẫu thử lấy
từ mũ giầy, không được cắt các mẫu từ diện tích có chứa đường may hoặc
phần có lỗ châm kim và các đặc điểm thiết kế khác, có nghĩa là mẫu thử sẽ không
có độ dày đồng nhất trên toàn bộ diện tích bề mặt mẫu thử. Hơn nữa, không được cắt mẫu thử từ diện
tích mũ giầy hoàn chỉnh đã bị biến dạng
trong khi gò, đặc biệt là vùng mũi và vùng gót. Mẫu thử phải được lấy từ
các tổ hợp mũ giầy
hoàn chỉnh, khi vật
liệu làm lớp lót được gắn cố định vào vật liệu mũ giầy.
Có thể không cắt được một mẫu thử có
kích cỡ vừa đủ từ một số loại giầy dép, đặc biệt là giầy dép của trẻ em và kích
cỡ mẫu thử không được giảm. Nếu không thể cắt mẫu thử
có kích cỡ đúng từ mũ giầy,
thì phải thử vật liệu dùng làm mũ giầy.
5.3. Đặt mẫu thử
vào trong môi trường đã điều hòa theo EN 12222 trong 24 h trước khi thử và thực hiện phép thử trong môi trường này.
6. Phương pháp thử
6.1. Nguyên tắc
Mẫu thử hình tròn được kẹp xung quanh mép và làm căng
phồng dần dần bằng cách ép mẫu qua một quả cầu bằng kim loại nhỏ được gắn với một
cần đẩy. Ở một mức độ
căng phồng nhất định, khi trên bề mặt của vật liệu thử hoặc một lớp của vật liệu
thử xuất hiện các vết rạn hoặc một lớp vật liệu bị phá hủy vật lý, đo khoảng
cách dịch chuyển do cần đẩy và ghi lại mức độ căng phồng này là điểm hư hại đầu tiên.
Ở mức độ căng phồng cao hơn, vật liệu luôn
luôn bị nổ và cũng có thể ghi lại mức độ căng phồng này. Trong suốt phép thử, sự
dịch chuyển và lực tác dụng
lên cần đẩy được kiểm soát sao cho có thể thiết lập một biểu đồ lực tương ứng với
mức độ căng phồng, nếu có yêu cầu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.2.1. Đảm bảo thiết bị thử có đặt cần đẩy ở giữa được điều chỉnh về "0”
hoặc độ căng phồng tối thiểu. Nếu thiết bị thử có kim chỉ lực tối đa
thì chỉnh kim về “0”.
6.2.2. Kẹp chặt mẫu thử vào trong thiết bị thử sao cho quả cầu trên
cần đẩy tác dụng
vào mặt trái của mẫu thử (nghĩa là, khi thử da cật, quả cầu trên cần đẩy sẽ ép vào
phía mặt váng của da) và mẫu thử phẳng.
6.2.3. Đối với một số mẫu
thử dày, có thể cần đến một
lực kẹp rất lớn, trong khi đó với mẫu thử mỏng cần cẩn thận để
tránh cắt vào mẫu thử.
6.2.5. Lực tác dụng lên cần
đẩy vào mẫu thử
với vận tốc 0,20 mm/s ± 0,05 mm/s.
6.2.5. Ghi lại điểm hư hại đầu
tiên khi cần đẩy kéo mẫu thử
như sau:
a) Khi thử da, hư hại đầu tiên luôn luôn
xuất hiện trên lớp màng phủ hoặc trên bề mặt cật. Vì vậy trong khi thử,
quan sát liên tục bề mặt mẫu thử, tại tâm
có độ căng phồng lớn
nhất. Ghi lại lực trên cần đẩy và độ căng phồng của mẫu thử tại dấu hiệu rạn bề
mặt đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bề mặt
cật vẫn còn nguyên vẹn, tiếp tục tác dụng lực cho đến khi xuất hiện vết rạn
trên bề mặt cật và cũng ghi lại độ căng phồng và lực tại điểm này.
Da sơn là trường hợp đặc biệt bởi vì mặt cật của da thường rạn trước lớp bề mặt sơn. Bởi vậy, cần đặc
biệt chú ý khi quan sát
các mẫu thử là da sơn. Hai dấu hiệu của vết rạn cật là đường rạn trên lớp bề mặt
nông, nhỏ và sự giảm lực tạm thời trên cần đẩy. Nếu nhìn thấy các vết rạn trên lớp sơn phủ thì các vết
rạn này cũng được coi là một "vết rạn mặt cật" dù có hay không một vết
rạn trên mặt cật.
b) Nếu các vật liệu thử không phải là
da như vải tráng phủ, hư hại
đầu tiên luôn luôn xuất hiện phía trong vật liệu mà không thể nhìn thấy hư hại
trên bề mặt. Bởi vậy trong khi thử, quan sát liên tục lực tác dụng lên cần đẩy
khi mẫu thử bị kéo căng. Nếu hư hại xuất hiện trên một lớp của mẫu thử, thì ngừng
tăng hoặc giảm lực tác dụng lên cần đẩy, tuy nhiên điều này chỉ là tạm thời.
Ghi lại giá trị này và độ căng phồng của mẫu thử tại điểm đó.
6.2.6. Nếu có yêu cầu về điểm
nổ thì tiếp tục
quan sát mẫu thử và ghi lại độ căng phồng
và lực khi điểm nổ đầu tiên xuất hiện tại đầu hình cầu trên suốt mẫu thử.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.2.8. Kiểm tra các dấu vết
trên đỉnh của mẫu thử do kẹp để lại. Nếu xuất hiện dấu hiệu trượt trong khi thử, ví
dụ là vết mờ của các vòng kẹp, hoặc vết xé của các mép bị kẹp, loại bỏ kết quả và lặp
lại cách tiến hành với một mẫu thử mới.
6.2.9. Lặp lại cách tiến
hành đối với các mẫu thử còn lại
7. Biểu thị kết quả
Tính toán giá trị trung bình số học kết
quả của ba mẫu thử, đối với độ căng phồng và lực tại
a) Điểm hư hại đầu tiên, như trong 6.2.5;
b) Vết rạn mặt cật (đối với da) nếu vết rạn
mặt cật không xuất hiện tại điểm hư hại đầu tiên;
c) Điểm nổ, như trong 6.2.6, nếu có yêu cầu;
Ghi lại độ căng phồng chính xác đến
0,1 mm, và lực chính xác đến 10 N.
8. Báo cáo thử nghiệm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Kết quả được biểu thị theo Điều 7;
b) Nếu thử giầy dép hoặc mũ giầy hoàn chỉnh,
mô tả loại giầy thử
gồm cả mã thương mại;
c) Mô tả vật liệu, gồm cả chỉ số thương mại,
nếu biết;
d) Mô tả mẫu thử (mũ giầy hoặc tổ hợp mũ
giầy hoàn chỉnh);
e) Viện dẫn phương pháp thử trong tiêu chuẩn này;
f) Ngày thử;
g) Bất kỳ sai khác nào so với phương pháp
thử của tiêu chuẩn này.