Thông số
|
Kích thước
|
Đường kính của chiều dài đo hình trụ
|
d ³ 3mm
|
Bán kính chuyển tiếp (từ phần song
song đến đầu để kẹp)
|
r ³ 2d
|
Đường kính ngoài (đầu để kẹp)
|
D ³ 2d
|
Chiều dài của phần làm giảm
|
Lc
£ 8d
|
Có thể sử dụng mặt cắt ngang hình học
và chiều dài đo khác. Điều quan trọng là dung sai chung của mẫu tôn trọng ba
tính chất sau:
- Độ song song
// £
0,005d
- Độ đồng tâm
£
0,005d
- Độ vuông góc
^
£ 0,005d
(Các giá trị này được biểu thị liên
quan đến trục hoặc mặt phẳng chuẩn).
6.1.2. Sản phẩm phẳng có chiều dày nhỏ
hơn hoặc bằng 5 mm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Do thường đặt tải thấp, nên có thể yêu
cầu bộ biến đổi đo lực phải nhạy cảm hơn.
Nói chung, chiều rộng của mẫu được làm
giảm đi trong đoạn chiều dài đo để tránh hỏng ở các đầu kẹp. Trong một số ứng dụng,
có thể cần thiết bổ sung thêm các miếng đệm ở đầu mẫu thử để tăng sự kẹp chặt
và chiều dày, cũng như để tránh hỏng ở các đầu kẹp (Hình 10).
Sự hiệu chỉnh căn thẳng mẫu thử phải
được kiểm tra cẩn thận về:
- Độ song song và sự thẳng hàng của
các kẹp,
- Sự thẳng hàng của mẫu thử với trục đặt
tải.
Sự kiểm định này phải được thực hiện bằng
việc sử dụng một mẫu có dạng hình học tương tự đến mức có thể thực hiện so với
mẫu được thử, được trang bị các biến dạng kế trên hai mặt. Trong một số trường
hợp, có thể cần phải sử dụng các tấm kẹp chống cong vênh trên các mặt của mẫu.
Ví dụ tấm kẹp chống cong vênh được chỉ ra trên Hình 11. Tuy nhiên, thường không
sử dụng các tấm kẹp chống cong vênh này.
6.2. Chuẩn
bị mẫu
Trong tất cả các chương trình thử mỏi
để mô tả tính chất bên trong (thuộc bản chất) của vật liệu, điều quan trọng là
phải tuân theo các kiến nghị sau trong khi chuẩn bị mẫu. Có thể có sai khác so
với các kiến nghị này nếu chương trình thử tập trung vào xác định ảnh hưởng của
yếu tố riêng (xử lý bề mặt, sự oxy hóa, ...) không thích hợp với các kiến nghị
này. Trong tất cả các trường hợp, các sai khác này phải được ghi chú trong báo
cáo thử.
6.2.1. Qui trình gia công
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Qui trình gia công được chọn có thể
gây ra ứng suất dư trên bề mặt mẫu có khả năng ảnh hưởng đến kết quả thử. Ứng
suất dư này có thể được gây ra bởi sự thay đổi nhiệt trong giai đoạn gia công, ứng
suất kết hợp với biến dạng của kim loại hoặc các thay đổi tổ chức tế vi. Ảnh hưởng
của chúng thấp hơn khi thử ở nhiệt độ cao vì ứng suất dư được khử một phần hoặc
toàn bộ ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, có thể giảm ứng suất dư bằng cách sử dụng
qui trình gia công lần cuối thích hợp, đặc biệt là trước khi đánh bóng lần cuối.
Đối với các vật liệu cứng hơn, mài được
ưu tiên hơn gia công bằng cắt gọt (tiện hoặc phay). Tiếp sau đó là đánh bóng.
- Mài: loại bỏ 0,1 mm của đường kính
cuối cùng ở tốc độ không lớn hơn 0,005 mm/một lần mài.
- Đánh bóng: loại bỏ lần cuối 0,025 mm
với các giấy giáp có kích thước hạt giảm dần. Nên sử dụng phương đánh bóng lần
cuối dọc theo trục của mẫu.
6.2.1.2. Sự thay đổi tổ chức tế vi của
kim loại
Hiện tượng này có thể do sự tăng nhiệt
độ và sự biến cứng nguội do gia công. Nó có thể là sự thay đổi pha của vật chất
hoặc thường là sự kết tinh lại bề mặt. Ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng này
là làm cho phép thử không hợp lệ, vì vật liệu đã thử không là vật liệu lúc đầu
nữa. Do vậy phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh rủi ro này.
6.2.1.3. Sự lẫn tạp chất
Cơ tính của một số loại vật liệu bị giảm
đi khi có mặt của một vài nguyên tố hoặc hợp chất nào đó. Ví dụ như ảnh hưởng của
clo trong thép và hợp kim titan. Do đó phải tránh các nguyên tố này trong các sản
phẩm sử dụng (dung dịch trơn nguội, ...). Nên rửa và lau tẩy dầu mỡ cho mẫu thử
trước khi bảo quản.
6.2.2. Lấy mẫu và ghi nhãn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Vị trí của từng mẫu thử,
- Phương đặc trưng mà bán thành phẩm
đã được chế tạo (phương cán, đùn, …, nếu thích hợp), và
- Ghi nhãn/sự nhận biết từng mẫu thử.
Các mẫu thử phải có nhãn/sự nhận biết trong
từng giai đoạn khác nhau khi chuẩn bị chúng. Nhãn/sự nhận biết có thể được ứng
dụng bằng cách sử dụng bất kỳ phương pháp đáng tin cậy nào trong vùng không bao
giờ biến mất trong quá trình gia công hoặc không ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng
của phép thử.
6.2.3. Trạng thái bề mặt của mẫu thử
Trạng thái bề mặt của mẫu thử có ảnh
hưởng đến kết quả thử. Ảnh hưởng này thường được đi kèm với một hoặc nhiều yếu
tố sau:
- Độ nhám bề mặt mẫu thử;
- Sự hiện hiện của ứng suất dư;
- Sự thay đổi tổ chức tế vi của vật liệu;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các kiến nghị dưới đây cho phép làm giảm
ảnh hưởng của các yếu tố này đến mức nhỏ nhất.
Trạng thái bề mặt thường xác định bằng
độ nhám trung bình hoặc tương đương (ví dụ độ nhám của 10 điểm hoặc chiều cao lớn
nhất của nhấp nhô bề mặt). Ảnh hưởng của sự thay đổi này đến các kết quả nhận
được phụ thuộc nhiều vào điều kiện thử, và ảnh hưởng của nó được làm giảm bằng
ăn mòn bề mặt của mẫu hoặc biến dạng dẻo. Trong bất cứ điều kiện thử nào, nên
ưu tiên qui định độ nhám bề mặt trung bình Ra nhỏ hơn 0,2 mm (hoặc tương
đương). Xem ISO 4287 và ISO 4288.
Thông số quan trọng khác không bao gồm
độ nhám trung bình là sự có mặt của các vết xước cục bộ do gia công. Các nguyên
công cuối cùng trên các mẫu tròn phải loại bỏ tất cả các vết xước theo chu vi
được tạo ra trong quá trình tiện. Đặc biệt nên đánh bóng cơ học dọc theo trục
sau khi mài lần cuối. Kiểm tra với độ phóng đại nhỏ (khoảng 20 lần) phải không
thấy bất kỳ vết xước theo chu vi nào trong chiều dài đo.
Nếu nhiệt luyện được thực hiện sau khi
gia công hoàn thiện thô mẫu thì tiến hành đánh bóng lần cuối sau khi nhiệt luyện
sẽ thích hợp hơn. Nếu không thể thực hiện được điều này, nhiệt luyện phải được
thực hiện trong chân không hoặc trong khí trơ để ngăn ngừa sự oxy hóa mẫu thử.
Sự nhiệt luyện này không được làm thay đổi các đặc tính tổ chức tế vi của vật
liệu. Các đặc trưng của nhiệt luyện và qui trình gia công phải được báo cáo
cùng với kết quả thử.
6.2.4. Kiểm tra kích thước
Các kích thước phải được đo khi hoàn
thành giai đoạn gia công lần cuối bằng cách dùng phương pháp đo sao cho không
làm thay đổi trạng thái bề mặt.
6.2.5. Bảo quản và vận chuyển
Sau khi chuẩn bị, mẫu phải được bảo quản
để ngăn ngừa các rủi ro hư hỏng (các vết xước do tiếp xúc, sự oxy hóa, ...). Nên
sử dụng các hộp hoặc ống riêng biệt có các nắp ở đầu. Trong một số trường hợp,
cần thiết bảo quản trong chân không hoặc trong bình chống ẩm được đổ đầy chất
chống ẩm silicagen.
Việc vận chuyển nên được giảm tới mức
nhỏ nhất cần thiết. Sự chú ý đặc biệt phải được đưa ra để ghi nhãn các mẫu. Sự
nhận biết phải được gắn vào từng đầu của mẫu trước khi thử.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.1. Máy thử
Phép thử phải được thực hiện trên máy
kéo-nén, được thiết kế để khởi động êm mà không có sự giật cục khi chuyển qua
điểm không (0). Máy phải có độ cứng vững trên phương ngang và sự căn thẳng
chính xác.
Toàn bộ hệ thống đặt tải (bao gồm bộ
biến đổi đo lực, các thiết bị kẹp, và mẫu) phải có độ cứng vững trên phương
ngang và có khả năng điều chỉnh và đo lực khi áp dụng chu kỳ tải trọng dạng
sóng được đề nghị.
7.1.1. Bộ biến đổi đo lực
Bộ biến đổi đo lực phải có độ cứng vững
cả trên phương ngang và phương dọc trục. Khả năng của nó phải thích hợp cho các
lực được đặt trong khi thử. Bộ biến đổi đo lực phải được đánh giá về mỏi và
thích hợp cho các lực được đặt trong khi thử. Lực được chỉ thị như được ghi ở cổng
ra từ máy vi tính trong một hệ thống tự động, hoặc từ thiết bị ghi tín hiệu ra
cuối cùng trong bất kỳ hệ thống không tự động nào, phải nằm trong sai lệch cho
phép được qui định so với lực thực tế. Khả năng cảm biến tải trọng phải đủ bao
hàm dải các tải trọng đo được trong một phép thử với độ chính xác tốt hơn 1 %
giá trị đọc. Cảm biến lực phải được bù nhiệt và không có sự trôi điểm không hoặc
sai lệch độ nhạy lớn hơn 0,002 % giá trị thang đo cho mỗi 1 °C.
7.1.2. Kẹp mẫu
Thiết bị kẹp mẫu phải truyền lực có
chu kỳ tới mẫu mà không có sự ngắt quãng dọc theo trục của mẫu. Khoảng cách giữa
các đầu kẹp phải nhỏ nhất tới mức có thể để tránh xu hướng mẫu thử bị biến dạng.
Các đặc trưng hình học của thiết bị kẹp mẫu phải đảm bảo hiệu chỉnh sự căn thẳng
để đáp ứng các yêu cầu được qui định trong 7.1.3; Do đó cần thiết giới hạn số
lượng các bộ phận của các thiết bị kẹp này, và giảm số lượng các bề mặt tiếp
xúc cơ học tới mức nhỏ nhất.
Thiết bị kẹp phải đảm bảo rằng việc lắp
ghép mẫu thử có thể lặp lại được. Thiết bị kẹp phải có các bề mặt đảm bảo sự
căn thẳng mẫu và các bề mặt này, cho phép truyền lực kéo và nén không có sự ngắt
quãng trong suốt quá trình thử.
7.1.3. Kiểm tra sự căn thẳng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Dịch chuyển góc của các đầu kẹp mẫu
thử;
b) Dịch chuyển ngang của các thanh chất
tải (hoặc các đầu kẹp mẫu thử) trong một hệ thống cứng vững lý tưởng;
c) Dịch chuyển trong lắp ráp bộ truyền
lực đối với hệ thống không cứng vững; hoặc
d) Trong trường hợp các máy có trợ lực
thủy lực, một thanh dẫn động có khe hở bên trong các ổ lăn.
Sự căn thẳng phải được kiểm tra trước
mỗi loạt thử hoặc bất kỳ thời điểm nào khi có sự thay đổi bộ truyền lực. Phần
trăm độ uốn do không thẳng hàng của máy phải £ 5 % biến dạng dọc trục hoặc ± 50 micro biến
dạng, lấy giá trị nào lớn hơn. Hình 9 biểu diễn ví dụ được khuyến nghị về mẫu
được căn thẳng bằng cảm biến. Có các kỹ thuật khác để đo sự căn thẳng mà nó
thích hợp cho mục đích này.
7.2. Thiết bị đo để định lượng thử nghiệm
7.2.1. Hệ thống ghi
Các hệ thống sau phải được xem xét như
một yêu cầu tối thiểu đối với việc ghi dữ liệu:
Thiết bị đo lực lớn nhất dựa vào thời
gian. Ví dụ, một dao động kế hoặc thiết bị lưu trữ số có khả năng mô phỏng tín
hiệu được ghi dưới dạng ảnh hoặc dạng tương tự. Các thiết bị này là cần thiết
khi tốc độ của các tín hiệu ghi quá cao đối với tốc độ lớn nhất của máy ghi. Do
đó chúng cho phép ghi thường xuyên rồi sau đó được mô phỏng ở tốc độ thấp hơn.
Các hệ thống được mô tả ở trên có thể được thay thế bằng một hệ thống máy tính
có khả năng thực hiện nhiệm vụ tập hợp và xử lý dữ liệu dạng số.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Một bộ đếm chu kỳ là cần thiết để ghi
số chu kỳ.
7.3. Kiểm tra và kiểm định
Máy thử và các hệ thống đo và điều khiển
của nó phải được kiểm tra đều đặn.
Theo qui định, mỗi bộ biến đổi đo lực
và điện tử kết hợp phải luôn được kiểm tra như một thiết bị.
- Lực phải được hiệu chuẩn phù hợp với
ISO 7500-1 và, theo tiêu chuẩn này, phải được liên kết với chuẩn quốc gia.
- Hệ thống đo nhiệt độ phải được kiểm
định theo tiêu chuẩn ISO hoặc tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
8. Máy thử
Hệ thống đo lực của máy thử phải được
kiểm định tĩnh phù hợp với ISO 7500-1: 2004, đạt tới cấp 1. Nó phải được đảm bảo
rằng sai số đo lực động gia tăng không vượt quá ± 1 % phạm vi đo lực yêu cầu.
CHÚ THÍCH 1: Điều này rất quan trọng để
nhận ra tầm quan trọng của các sai số động (lực quán tính) được đưa vào bằng khối
lượng giữa cảm biến tải trọng và mẫu thử. Sai số lực quán tính = khối lượng kẹp
x gia tốc riêng của nó. Các sai số lực quán tính, được tính bằng phần trăm của
phạm vi đo lực, có thể khác với bình phương tần số và chịu ảnh hưởng nhiều vào
sự phù hợp của mẫu. Sự cộng hưởng máy thử (thân máy cứng vững) trên các phần gá
lắp của máy có thể là nguồn sai số có ảnh hưởng lớn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH 2: Để tránh các sai số động ³ ± 1 % phạm vi đo lực,
cần tạo một bảng sai số để hiệu chỉnh phạm vi đo lực động của máy thử.
Máy thử phải được trang bị hệ thống đếm
chu kỳ chính xác đến 1 % và có sai số ngắt máy khi mẫu phá hủy.
Khi cần có lực đảo chiều trong loạt thử,
bộ truyền tải không được ngắt quãng.
CHÚ THÍCH 3: ISO 4965 đưa ra chi tiết
hơn về kiểm định động.
9. Lắp đặt mẫu
Thực hiện cẩn thận để đảm bảo rằng mỗi
mẫu thử được định vị trong các dụng cụ kẹp đỉnh và kẹp đáy mẫu thử sao cho lực
tác dụng dọc theo trục, và dạng ứng suất xuất hiện như dự định. Với các mẫu thử
hình chữ nhật, điều quan trọng là đảm bảo cho lực được phân bố đều trên mặt cắt
ngang của mẫu thử. Mặc dù không nên dùng, nhưng đối với mẫu thử có mặt cắt
ngang hình tròn được tạo ren ở các đầu, thì kết cấu dụng cụ kẹp phải đảm bảo
không có (hoặc rất nhỏ) ứng suất xoắn được truyền cho mẫu thử do siết chặt đai ốc
khóa. Trong trường hợp sử dụng mẫu có ren ở đầu, một số kiểu liên kết bằng lực
của các mặt phẳng dẹt hoặc mặt đồng tâm có thể được sử dụng dọc theo các đường
ren để mô men xiết nhỏ nhất.
10. Tốc độ thử
Tần số của chu trình lực phụ thuộc vào
loại máy thử được sử dụng và trong một số trường hợp phụ thuộc vào độ cứng vững
của mẫu thử.
Tần số được chọn phải sao cho thích hợp
nhất đối với sự kết hợp riêng của vật liệu, mẫu thử và máy thử. Nếu tần số được
xác định từ sự kết hợp các đặc tính động của mẫu thử và máy thử, cần đo độ cứng
vững của mẫu thử trước khi bắt đầu thử.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ở các tần số cao, sự nóng lên đáng kể
của mẫu thử có thể xảy ra, điều đó có thể ảnh hưởng tới kết quả thử về độ bền
và tuổi thọ. Nếu sự nóng lên xảy ra, nên giảm tần số thử. Nếu nhiệt độ mẫu thử vượt
quá 35 °C, thì nhiệt độ phải được ghi lại.
CHÚ THÍCH 2: Nếu ảnh hưởng của môi trường
là đáng kể, thì kết quả thử thích hợp phụ thuộc vào tần số.
11. Đặt lực
Qui trình chung để đạt được điều kiện
chạy toàn tải phải như nhau đối với mỗi mẫu thử. Lực trung bình và phạm vi đo lực
phải được duy trì với sai số ± 1 % phạm vi đo lực, đồng thời các sai số tĩnh được
qui định trong ISO 7500-1. Xem Điều 8.
12. Ghi nhiệt độ và độ
ẩm
Nhiệt độ và độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất
phải được ghi lại hàng ngày trong quá trình thử.
13. Dấu hiệu phá hủy
và kết thúc thử
13.1. Dấu hiệu phá hủy
Nếu không có qui định khác, dấu hiệu
phá hủy phải là sự đứt rời mẫu thử.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13.2. Kết thúc thử
Phép thử kết thúc khi mẫu thử phá hủy
hoặc số chu trình được xác định trước đã được đặt vào, theo thỏa thuận của các
bên liên quan.
14. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử phải bao gồm thông tin sau
cho loạt thử, nếu được:
a) Số hiệu của tiêu chuẩn này;
b) Vật liệu thử, các đặc tính luyện
kim của nó, cơ tính, và bất kỳ sự nhiệt luyện nào cho mẫu thử;
c) Vị trí của mẫu thử trong vật liệu gốc;
d) Hình dạng và kích thước danh nghĩa của
mẫu thử;
e) Trạng thái bề mặt của mẫu thử.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1) Các kích thước mặt cắt ngang;
2) Biên độ lớn nhất và nhỏ nhất của lực
thử được đặt vào;
3) Trạng thái ứng suất được đặt vào;
4) Tần số và tuổi thọ;
5) Sự mô tả máy thử được sử dụng: loại,
số seri, cảm biến lực và số seri, số và sự mô tả bộ biến đổi đo lực;
6) Nhiệt độ của mẫu thử nếu xảy ra sự
nóng lên (nghĩa là lớn hơn 35 °C);
7) Nhiệt độ không khí lớn nhất và nhỏ
nhất và độ ẩm tương đối;
8) Dấu hiệu kết thúc phép thử; nghĩa
là, thời gian thử (ví dụ, 107 chu trình), hoặc mẫu thử phá hủy hoàn toàn, hoặc
bất kỳ dấu hiệu nào khác;
9) Bất kỳ sự quan sát riêng nào hoặc
các sai khác so với điều kiện thử yêu cầu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ DẪN:
X Thời gian
Y Ứng suất
1 Sự nén biến đổi
2 Biến đổi nén - kéo
3 Sự kéo biến đổi
Hình 1 - Các
loại chu trình ứng suất
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
X Thời gian
Y Ứng suất
1 một chu trình ứng suất
2 ứng suất lớn nhất, smax
3 ứng suất trung bình, sm
4 ứng suất nhỏ nhất, smin
5 biên độ ứng suất, sa
6 miền ứng suất, ∆sa
Hình 2 - Chu
trình ứng suất mỏi
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình 3 – Mẫu thử có mặt
cắt ngang hình tròn
Hình 4 – Mẫu
thử có mặt cắt ngang hình chữ nhật
CHÚ DẪN:
X Số chu trình đến khi phá hủy, N
Y Biên độ ứng suất, sa, MPa
1 R = - 1
nhiệt độ thường
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ DẪN:
X Ứng suất trung bình, sm, MPa
Y Biên độ ứng suất, sa, MPa
1 độ bền kéo
2 0,2 % giới hạn chảy
Hình 6 - Biên
độ ứng suất (sa) dựa trên
ứng suất trung bình (sm), [sơ đồ Haigh]
CHÚ DẪN:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Y Ứng suất lớn nhất và nhỏ nhất, smax và smin, Mpa
1 độ bền kéo
2 0,2 % giới hạn chảy
Hình 7 - Ứng
suất lớn nhất và nhỏ nhất (smax và smin) dựa trên ứng
suất trung bình (sm) [sơ đồ
Smith]
CHÚ DẪN:
X Ứng suất nhỏ nhất, smin, Mpa
Y Ứng suất lớn nhất, smax, Mpa
1 0,2 % giới hạn chảy
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Uốn theo
phương X-X:
Uốn theo
phương Y-Y:
Uốn trên mặt
phẳng A
Phải lặp lại
cho 4 vị trí trên một lần đo: 0, 90, 180, 270°
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Không cho
phép mặt phẳng nào có độ uốn lớn hơn 5 %
CHÚ DẪN:
biến dạng: sự thay đổi đơn vị, do lực
gây ra, theo kích thước và hình dạng của vật thể. Các ký hiệu dưới chỉ vị trí của
thiết bị đo biến dạng trên mẫu đã chỉ ra.
Hình 9 - Sơ đồ
căn thẳng
CHÚ DẪN:
1 miếng đệm đầu được làm tròn
2 miếng đệm đầu đã uốn để ngăn ngừa việc
làm lõm vào đầu kẹp trong vùng kẹp. Có thể được giữ ở vị trí của nó bằng epoxy
Hình 10 - Sơ
đồ kẹp chặt mẫu dạng tấm phẳng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ DẪN:
1 polytetrafluoroethylene
2 mẫu
Hình 11 – Tấm
kẹp chống cong vênh cho mẫu dạng tấm phẳng
THƯ MỤC TÀI
LIỆU THAM KHẢO
[1] ATRENS, A., HOFFELNER, W., DUERIG.
T.W. and ALLISON, J.E. Subsurface Crack Initiation in High Cycle Fatigue in Ti6AI4V
and in a Typical Martensitic Steel, Scripta Metallurgica, Vol. 17, pp. 601-606,
1983 (Sự khởi đầu vết nứt ở lớp dưới bề mặt khi thử mỏi chu trình cao Ti6AI4V
và thép mactensit điển hình).
[2] MAYER, H.R., LIPOWSKY, H.,
PAPAKYRIACOU, M., RÖSCH, R., STICH, A.,
STANZL-TSCHEGG, S.E. Application of Ultrasound for Fatigue Testing of
Lightweight Alloys, Fatigue Fract. Eng. Mater. Struct., 22, pp. 591-599
(1999) (Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong thử mỏi hợp kim nhẹ).
[3] PAPAKYRIACOU, M., MAVER, H.,
PYPEN, C., PLENK Jr, H., STANZL-TSCHEGG, S. Influence of Loading Frequency on
High-Cycle Fatigue Properties of BCC. and HCP Metals, Mat. Sci. Eng., A, 308,
pp. 143-152 (2001) (Ảnh hưởng của tần số tải trọng chu trình cao đối với
tính mỏi của các kim loại BCC và HCP).