TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7011-6:2007
QUI TẮC KIỂM MÁY CÔNG CỤ - PHẦN 6: XÁC ĐỊNH ĐỘ CHÍNH
XÁC ĐỊNH VỊ THEO CÁC ĐƯỜNG CHÉO KHỐI VÀ ĐƯỜNG CHÉO BỀ MẶT (KIỂM SỰ DỊCH CHUYỂN
THEO ĐƯỜNG CHÉO)
Test
code for machine tools – Part 6: Determination of positioning accuracy on body
and face diagonals (Diagonal displacement tests)
1. Phạm vi áp
dụng
Tiêu chuẩn này qui định các phép
kiểm dịch chuyển theo đường chéo để cho phép đánh giá đặc tính thể tích của máy
công cụ. Việc kiểm đầy đủ đặc tính thể tích của máy công cụ là một quá trình
khó khăn và tốn thời gian. Kiểm dịch chuyển theo đường chéo giảm được thời gian
và chi phí dùng cho việc kiểm đặc tính thể tích.
Kiểm dịch chuyển theo đường chéo
không phải là kiểm chẩn đoán, mặc dù đôi khi các kết luận về kết quả kiểm có thể
có tính chẩn đoán. Đặc biệt là khi kiểm đường chéo bề mặt, có thể đo trực tiếp
độ vuông góc của các trục. Kiểm sự dịch chuyển chéo theo đường chéo khối có thể
được bổ sung thêm kiểm theo đường chéo bề mặt bằng việc kiểm độ song song của
các trục máy theo TCVN 7011-2:2007 hoặc bằng đánh giá đặc tính công tua trong
ba mặt phẳng tọa độ được xác định theo TCVN 7011-4:2007.
Kiểm dịch chuyển theo đường chéo có
thể được sử dụng cho mục đích nghiệm thu và bảo hành đặc tính máy khi các thông
số của phép kiểm được sử dụng là chỉ số so sánh.
2. Tài liệu
viện dẫn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TCVN 7011-3:2007 (ISO 230-3:2001)
Qui tắc kiểm máy công cụ - Phần 3 – Xác định độ chính xác và khả năng lặp lại
định vị của các trục điều khiển số.
TCVN 7011-4:2007 (ISO 230-4:1996)
Qui tắc kiểm máy công cụ - Phần 4 – Kiểm đường tròn đối với máy công cụ điều
khiển số.
TCVN 7011-5:2007 (ISO 230-5:2000) Qui
tắc kiểm máy công cụ - Phần 5 – Xác định hiệu ứng nhiệt.
3. Thuật ngữ và
định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật
ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Thể tích gia công (working
volume)
Thể tích được xác định bởi hành
trình của các trục chuyển động theo đường thẳng của máy cho các nguyên công gia
công (không bao gồm các dịch chuyển sử dụng cho nguyên công phụ, ví dụ thay
dụng cụ).
3.2. Đường chéo khối (body
diagonal), D
Đường chéo khối trong không gian
của một lăng trụ chữ nhật nằm trong thể tích gia công của máy công cụ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH 2: Người sử dụng có thể
tham chiếu đường chéo khối với vị trí bắt đầu của nó, ví dụ +X+Y-Z là đường
chéo đi từ +X+Y-Z đến –X-Y+Z. Cũng có thể sử dụng cách đặt tên theo NNP (đối
với hướng dịch chuyển X dương, Y âm, Z dương).
Xem Hình 1.
Hình
1 – Bốn đường chéo khối của một lăng trụ chữ nhật
3.3. Đường chéo bề mặt (Face
diagonal), F
Đường chéo trên mặt phẳng của lăng
trụ chữ nhật nằm trong thể tích gia công của máy công cụ xem Hình 2.
CHÚ THÍCH 1: Sáu đường chéo bề mặt
khác nhau được xác định trong thể tích gia công. Đối với mỗi đường chéo được
lựa chọn, cần phải xác định thêm vị trí của nó trong trục thứ ba. Về lý thuyết,
mặt phẳng chứa đường chéo bề mặt là mặt ngoài hoặc mặt cắt ở giữa được chỉ dẫn
trên Hình 2.
CHÚ THÍCH 2: Người sử dụng có thể
tham chiếu đường chéo bề mặt bằng sử dụng vị trí bắt đầu của nó, ví dụ +X-Y là
đường chéo đi từ +X-Y đến –X+Y. Để xác định trục thứ ba, có thể sử dụng dạng
+X-Y 2300 để xác định đường chéo XY tại Z = 300. Cũng có thể sử dụng cách đặt
tên theo NP hoặc NP300 (đối với hướng dịch chuyển X âm, Y dương, Z không có).
CHÚ THÍCH 3: Các đường chéo bề mặt
thường được lựa chọn trong các cặp cắt nhau đối với mỗi mặt phẳng như đã chỉ
dẫn trên Hình 2.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình
2 – Các ví dụ đường chéo bề mặt của một lăng trụ chữ nhật
3.4. Sai lệch hệ thống của định
vị theo đường chéo (Diagonal systematic deviation of positioning), Eđ
Sai lệch hệ thống của định vị theo
hai hướng lớn nhất (theo TCVN 7011-2) của bốn đường chéo khối,
E1, E2, E3,
E4 (đánh giá Ei, xem Hình 3)
Ed = max.[E1],
E2, E3, E4
3.5. Sai lệch hệ thống của định
vị theo đường chéo trong các đường chéo bề mặt (Diagonal systematic deviation
of positioning in face diagonals), Ed (ab)
Sai lệch hệ thống của định vị theo
hai hướng lớn nhất (theo TCVN 7011-2) của hai đường chéo bề mặt, E1
(ab), E2 (ab), trong đó, “ab” xác định tọa độ của mặt phẳng đo.
VÍ DỤ Ed (XY) = max. [E1
(XY), E2 (XY)] đối với hai đường chéo bề mặt trong mặt phẳng XY.
3.6. Giá trị đảo chiều đường
chéo (diagonal reversal value), Bd
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(đánh giá Bi, xem Hình
3)
Bd = max. [B1,
B2, B3, B4].
Hình
3 – Đánh giá Ei và Bi
3.7. Giá trị đảo chiều theo
đường chéo đối với các đường chéo bề mặt (Diagonal reversal value for face
diagonals), Bd (ab)
Giá trị đảo chiều lớn nhất (theo
TCVN 7011-2) trong hai đường chéo bề mặt, B1 (ab), B2
(ab) trong đo ab xác định tọa độ của mặt phẳng đo
Ví dụ Bd (XY) = max. [E1(XY),
E2(XY)] đối với hai đường chéo bề mặt trong mặt phẳng XY.
3.8. Đặc tính thể tích
(Volumetric performance)
Khả năng của máy công cụ thực hiện
các chức năng nhiều trục đã định ở bất kỳ đâu trong thể tích gia công hoặc thể
tích nhỏ hơn như đã thỏa thuận giữa nhà chế tạo, nhà cung cấp và người sử dụng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Qui định
chung
4.1. Đơn vị đo
Trong tiêu chuẩn này kích thước dài
được biểu thị bằng milimét.
4.2. Tham chiếu TCVN 7011-2 và
TCVN 7011-4
Để áp dụng tiêu chuẩn này, đặc biệt
là phần lắp đặt máy trước khi kiểm, làm nóng các bộ phận chuyển động và độ
chính xác yêu cầu của thiết bị kiểm.
Tham chiếu TCVN 7011-2, đặc biệt là
lắp đặt, trang bị dụng cụ, đánh giá kết quả và trình bày kết quả.
4.3. Tiến hành kiểm
Khi kiểm máy theo đường chéo không
cần thiết hoặc không thể tiến hành toàn bộ các mục kiểm qui định trong tiêu
chuẩn này. Khi các phép kiểm được yêu cầu cho mục đích nghiệm thu thì người sử
dụng cần lựa chọn, có sự thỏa thuận với nhà chế tạo/nhà cung cấp các phép kiểm
liên quan đến các đặc tính cần quan tâm hoặc các phép kiểm liên quan đến các bộ
phận cấu thành của máy. Tuy nhiên các phép kiểm này phải được qui định rõ ràng
khi đặt mua máy và được trình bày để thỏa thuận về phần chi phí cho kiểm tra.
Đối với kiểm nghiệm thu, không có
sự thỏa thuận về việc áp dụng các phép kiểm và chi phí cho kiểm tra thì không
được xem là có ràng buộc với bất kỳ bên nào tham gia hợp đồng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có thể sử dụng hệ thống đo giao
thoa laze và các hệ thống đo có độ chính xác so sánh được
4.5. Vị trí của trục thẳng khi
không kiểm
Vị trí của bàn trượt hoặc các bộ
phận chuyển động trên trục không qua kiểm phải được qui định trên báo cáo kiểm.
4.6. Độ tin cậy của phép đo
Độ tin cậy của phép đo bị ảnh hưởng
bởi:
- độ tin cậy của dụng cụ đo được sử
dụng cho một lần kiểm;
- độ tin cậy của độ thẳng hàng có
thể của dụng cụ đo (sai số hành trình chết, sai số cosin;
Xem Điều A13 trong TCVN 7011-2);
- độ tin cậy do ảnh hưởng môi
trường, ví dụ ảnh hưởng nhiệt độ (xem Điều 4 của TCVN 7011-2).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Qui trình
kiểm, thông số, qui trình lắp đặt
5.1. Qui trình kiểm
Qui trình kiểm tương tự như được mô
tả trong TCVN 7011-2, ngoại trừ dịch chuyển theo đường thẳng không được đo song
song với trục thẳng nhưng được đo dọc theo đường chéo của thể tích gia công
hoặc mặt phẳng của máy công cụ.
CHÚ THÍCH: Trên máy khi một trong
các trục lớn hơn hẳn các trục khác thì kiểm sự dịch chuyển theo đường chéo có
thể không chính xác so với các sai lệch hệ thống của máy.
Các phép đo phải được tiến hành dọc
theo bốn đường chéo khối (xem Hình 1) của thể tích gia công của một máy gia
công ba chiều và hai đường chéo bề mặt của một máy gia công hai chiều (ví dụ,
máy tiện). Ngoài ra, các phép đo theo bất kỳ hoặc toàn bộ sáu đường chéo bề mặt
của các máy gia công ba chiều (xem Hình 2) có thể được tiến hành theo yêu cầu
hoặc theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp, nhà chế tạo và nhà sử dụng.
5.2. Các vị trí đích
Lựa chọn tối thiểu năm điểm đích
cách đều trên một mét chiều dài đường chéo, đường chéo này phải có ít nhất là
năm điểm đích.
Nếu P1 và P2
là các điểm cuối của đường chéo đạt được sau khi lắp đặt thiết bị và số gia
(đoạn tăng) đường chéo được yêu cầu là ld khi
P1
= (X1, Y1, Z1)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chiều dài của đường chéo = D
Trong đó, D = P2 – P1
=
Chiều dài của đường dẫn trong X là
XV
Trong đó, XV = X2
– X1
Đoạn dịch chuyển là lx
Trong đó, lx =
Đường dẫn và các đoạn tăng trong Y
và Z được xác định giống nhau. Chương trình thực hiện được tốt nhất khi sử dụng
đoạn dịch chuyển theo ba trục với các đại lượng xác định trên. Điểm cuối P2
và số gia (đoạn tăng đường chéo Id có thể cần phải sửa đổi để cho
phép qui tròn sai số).
5.3. Các phép đo
Các phép đo phải được tiến hành
trên toàn bộ các điểm đích theo chu kỳ kiểm tiêu chuẩn (xem 4.3 trong TCVN
7011-2). Phải đo mỗi một điểm đích 5 lần theo mỗi hướng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.4. Tốc độ tiến
Tốc độ tiến giữa các điểm đích phải
được thỏa thuận giữa các nhà chế tạo, nhà cung cấp và người sử dụng như các
thông số khác của phép điếm. Tuy nhiên, tốc độ tiến không được lớn hơn 20% tốc
độ tiến lớn nhất.
5.5. Qui trình lắp đặt
Dụng cụ đo phải lắp đặt gần đường
chéo của thể tích gia công. Điểm bắt đầu và điểm cuối phải thẳng hàng bằng việc
di chuyển máy công cụ cùng với sử dụng lệch chuyển động, để đạt được tín hiệu
đo. Giữa hai điểm này, máy công cụ phải được lập trình dịch chuyển ngang theo
vectơ, dừng tại các vị trí đích.
Qui trình lắp đặt chi tiết đối với
dụng cụ đo giao thoa laze được mô tả trong Phụ lục A.
6. Đánh giá kết
quả
Dữ liệu đạt được cho mỗi đường chéo
phải được phân tích theo khái niệm tương tự được sử dụng cho trục thẳng theo
TCVN 7011-2 ngoại trừ sai lệch hệ thống hai chiều E và giá trị đảo chiều B được
đánh giá (xem Hình 3).
7. Các điều
thỏa thuận giữa nhà cung cấp/nhà chế tạo và người sử dụng
Các điều thỏa thuận giữa nhà cung
cấp/ nhà chế tạo và người sử dụng như sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) vị trí của dụng cụ đo và vị trí
của cảm biến nhiệt độ, nếu phù hợp
(xem 4.3.1 trong TCVN 7011 – 2).
c) qui trình làm nóng trước khi
kiểm máy (xem 3.3 trong TCVN 7011 – 2);
d) tốc độ tiến giữa các điểm đích;
e) vị trí của bàn trượt hoặc các bộ
phận chuyển động không qua kiểm;
f) thời gian dừng tại mỗi điểm
đích;
g) điểm đích thứ nhất và điểm đích
cuối cùng;
h) không được vượt quá lượng dung
sai cho phép đối với đo tin cậy, đo kết hợp của phép kiểm;
i) cỡ kích thước và vị trí của thể
tích được giảm, nếu thấy cần thiết.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.1. Phương pháp trình bày
Phương pháp phù hợp để trình bày
kết quả là phương pháp đồ thị mà tối thiểu là các đồ thị E ↑ và E ↓ cho mỗi
đường chéo và với danh mục dưới đây của các khoản được ghi trong báo cáo kiểm
để nhận biết hệ thống đo:
- vị trí của toàn bộ các phần tử
của hệ thống đo liên quan đến phần kẹp phôi và kẹp dụng cụ;
- nếu cần thiết, vị trí của cảm
biến nhiệt độ trên bộ phận máy và dạng qui luật bù;
- ngày kiểm;
- tên máy, dạng (trục chính nằm ngang
hoặc thẳng đứng) và tọa độ dịch chuyển của nó;
- danh mục các thiết bị kiểm được
sử dụng, bao gồm tên của nhà chế tạo và nhà cung cấp, dạng và số loạt của bộ
phận;
- các dạng trước đo các máy được sử
dụng để định vị trục và các hệ số giãn nở nhiệt được sử dụng cho hiệu chỉnh
giãn nở nhiệt khác biệt danh nghĩa (nominal differential expansion (NDE)) (ví
dụ vít me bi và dụng cụ quay trục Z, thước thủy tinh dùng cho trục X và trục
Y);
- tên của trục được kiểm;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- điểm đích đầu tiên và điểm đích
cuối cùng (P1 và P2) và số gia đường chéo (Ld);
- quá trình làm nóng trước khi kiểm
máy (số chu kỳ hoặc thời gian chạy không và tốc độ tiến);
- nhiệt độ cảm biến, được gắn ở các
bộ phận thích hợp của máy đặc trưng thước đo của máy, chi tiết gia công và mẫu
kiểm, tại ít nhất là lúc bắt đầu kiểm và kết thúc phép kiểm;
- nếu cần thiết, áp suất và độ ẩm
không khí tại lúc bắt đầu của phép kiểm và kết thúc phép kiểm;
- có hoặc không sử dụng qui tắc bù
trong suốt chu trình kiểm;
- khi ứng dụng vòi phun không khí
và vòi phun dầu;
- độ tin cậy đo kết hợp của phép
kiểm;
- nếu cần thiết, cỡ kích thước và
vị trí của thể tích được giảm.
8.2. Thông số
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Thông số đối với đường chéo
khối:
- sai lệch hệ thống của định vị
theo hai hướng, E1, E2, E3, E4;
- các giá trị đảo chiều, B1,
B2, B3, B4;
- sai lệch hệ thống của định vị
đường chéo, Ed;
- giá trị đảo chiều đường chéo, Bd
b) Các thông số đối với đường chéo
bề mặt
- sai lệch hệ thống của định vị
theo hai hướng, E1 (ab), E2 (ab);
- các giá trị đảo chiều B1
(ab), B2 (ab);
- sai lệch hệ thống của định vị
theo đường chéo bề mặt, Ed (ab);
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PHỤ LỤC A
(Quy định)
QUI TRÌNH LẮP ĐẶT DỤNG CỤ ĐO GIAO THOA LAZE
A.1. Quy định chung
Phụ lục này mô tả một ví dụ về qui
trình lắp đặt có thể chấp nhận được một dụng cụ đo giao thoa laze cho phép kiểm
sự dịch chuyển theo đường chéo.
A.2. Qui trình
Đầu tiên đặt đầu laze, dụng cụ đo
giao thoa từ xa và gương điều chỉnh được trên bàn sao cho gương đặt trên góc
bàn và gương phản xạ sau ở trục chính (nếu thể tích gia công kéo dài vượt quá
diện tích bàn thì cần thiết phải có thêm đồ gá). Trong trường hợp hệ thống giao
thoa phân cực, thì tốt nhất là gương điều chỉnh được đặt ở giữa dụng cụ đo giao
thoa từ xa và gương phản xạ sau trục chính. Dụng cụ đo giao thoa được đặt gần
đến mức có thể với gương điều chỉnh để đạt được sai số quĩ đạo chết nhỏ nhất.
Chỉ được sử dụng gương điều chỉnh cho bước hoặc sự trệch đường của quĩ đạo chùm
tia và không sử dụng đồng thời để tránh nhiễu loạn của phân cực chùm tia. Chú ý
rằng gương phản xạ sau được đặt trên đường tâm trục chính để giảm độ nhạy đối
độ đảo của đường tâm trục chính và trục chính phải được khóa cứng.
Nếu trục chính không thể xóa, phải
sử dụng giá đỡ cố định. Trên một số máy nằm ngang, cần thiết phải đặt gương
phản xạ sau cách xa đầu trục chính để ngăn giá đỡ trục chính không cản trở chùm
tia. Trong phần lớn các trường hợp thực tế, các kết quả phải đưa về 20 oC
bằng việc sử dụng một cảm biến nhiệt độ vật liệu. Cảm biến phải được đặt tại
tâm của vùng kẹp phôi.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Dịch chuyển trục chính của máy cùng
với gương phản xạ sau đến vị trí danh nghĩa yêu cầu tối thiểu với đầu mút đường
chéo khối được đo và điều chỉnh chùm tia với gương điều chỉnh để đạt được độ
thẳng sơ bộ. Ở giai đoạn này, phải bảo đảm cho chùm tia đi ra đặt trên gương
điều chỉnh được sao cho có đủ chỗ để chùm tia về trên mặt gương.
Tiếp đến, đưa đầu trục chính máy có
gương phản xạ sau đến điểm gần nhất với gương điều chỉnh được và sử dụng lệch
lắc nhẹ, di chuyển trục chính cho đến khi đạt sự thẳng hàng của chùm tia trở về
hiệu chỉnh. Ghi lại vị trí của máy.
Cuối cùng viết chương trình NC gia
công dịch chuyển ngang theo vectơ giữa hai điểm gia công cộng thêm khoảng cách
quay lại ngắn với các khoảng qui định giữa các điểm đích và số lượng các phép
tính gần đúng yêu cầu để đạt được các dữ liệu. Cần phải cẩn thận để đảm bảo cho
chương trình NC không có bất kỳ sai số qui tròn nào tích tụ khi sử dụng một
chuỗi các đoạn dịch chuyển đồng nhất ngang qua đường chéo.
Qui trình lắp đặt để đo đường chéo
bề mặt giống như trên ngoại trừ trường hợp trục thứ ba không được dịch chuyển.
Điều này có nghĩa là ban đầu lắp đặt chùm tia laze song song với mặt phẳng kiểm
trước khi điều chỉnh điểm cuối. Ví dụ, đo đường chéo bề mặt XY, đầu tiên laze
được đặt theo phương X hoặc phương Y như đối với việc kiểm đường thẳng vuông
góc. Điều này bảo đảm rằng không xảy ra dịch chuyển theo phương trục Z khi các
điểm cuối được điều chỉnh theo XY.