TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12059:2017
ISO 4919:2012
THẢM - XÁC ĐỊNH LỰC RÚT
NHUNG
Carpets - Determination
of tuft withdrawal force
Lời nói đầu
TCVN 12059:2017 hoàn toàn tương đương với ISO
4919:2012.
TCVN 12059:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc
gia TCVN/TC 219 Thảm trải sàn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Carpets - Determination
of tuft withdrawal force
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định lực
rút nhung và tiêu chuẩn có thể áp dụng được cho tất cả các loại thảm có cấu
trúc nhung cắt hoặc nhung vòng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu sau rất cần thiết cho việc áp dụng
tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản
được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản
mới nhất bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1748 (ISO 139), Vật liệu dệt - Môi trường
chuẩn để điều hòa và thử
ISO 1957, Machine-made textile
floor coverings - Selection and cutting of specimens for physical tests (Thảm trải sàn dệt máy -
Chọn và cắt mẫu thử cho phép thử vật lý)
ISO 2424, Textile floor coverings - Vocabulary (Thảm trải sàn dệt - Từ
vựng)
3 Thuật ngữ, định nghĩa
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.1
Nhung (tuft)
Đoạn sợi, ví dụ có hình dạng I, J, U hoặc W, hoặc đoạn sợi ở dạng
nút mà chân hoặc các chân của các đoạn sợi này tạo thành mặt nhung của thảm.
3.2
Vòng nhung (loop)
Các đoạn sợi hoặc xơ liên tục giữa hai điểm thấp nhất kế tiếp nhau giữ
chặt mặt nhung vào nền.
CHÚ THÍCH Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ "nhung” được
sử dụng nghĩa là “và/hoặc vòng nhung".
4 Nguyên tắc
Kẹp chặt một đầu nhung, hoặc dùng móc móc vào một
vòng nhung, và ghi lại lực tại điểm xảy ra hiện tượng trượt trong các điểm liên
kết giữ nhung trong cấu trúc thảm trong suốt quá trình tháo nhung.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.1 Thiết bị thử độ bền kéo, với các khoảng lực phù hợp
và độ chính xác ± 5 % (thông thường yêu cầu khoảng tương đương với 10, 20, 50 hoặc
100 N).
Có thể sử dụng máy có tốc độ kéo giãn không đổi (CRE) hoặc máy tốc độ
tăng tải không đổi (CRL) (máy CRE là phổ biến nhất); trong bất kỳ trường hợp
nào thì thời gian thử trung bình để đạt lực tối đa rút nhung và vòng nhung phải nằm trong khoảng từ 5 s đến
10 s. Các máy có thời gian thử rất ngắn có thể thực hiện được điều này, ví dụ
máy sử dụng các cảm biến lực, bằng cách lắp một lò xo vào giữa cơ cấu tác dụng
tải và mẫu thử.
Thiết bị phải có cơ cấu kẹp mẫu thử thảm vào tấm
đế để mẫu thử nằm phẳng trong mặt phẳng vuông góc với hướng kéo nhung hoặc vòng
nhung lên. Phần hàm kẹp phẳng, nằm ngang, tiếp xúc với mẫu thử trong suốt quá
trình thử phải có kích thước ít nhất 60 mm x 60 mm, và phải được khoét một lỗ
tròn bán kính ít nhất 12 mm quanh sợi nhung hoặc vòng nhung được rút và giữ mẫu
thử bên ngoài phần bị cắt bỏ (xem Hình 1). Phần bị cắt bỏ có thể có một khe hẹp
cho để cố định mẫu thử dễ hơn khi lắp kẹp nhung hoặc móc (xem Hình 1).
Đối với thảm nhung cắt, phải có dụng cụ phù hợp
để chọn và kẹp một đầu nhung (ví dụ panh phẫu thuật có hãm) và đối với thảm
nhung vòng thì dụng cụ phù hợp là móc (ví dụ kim dệt). Các kẹp nhung này được lắp
vào hàm kẹp trên của thiết bị thử độ bền kéo.
Cơ cấu cảm biến lực của máy phải được hiệu chuẩn
với kẹp nhung hoặc móc được lắp đúng vị trí.
6 Môi trường điều hòa và thử
Môi trường điều hòa và thử phải là môi trường
chuẩn để thử vật liệu dệt theo TCVN 1748 (ISO 139), nghĩa là, độ ẩm tương đối
(65 ± 4) % và nhiệt độ (20 ± 2) °C.
7 Mẫu và mẫu thử
Lấy mẫu từ ít nhất năm vị trí theo chiều rộng của
thảm được chọn để đại diện cho vật liệu cần thử theo ISO 1957. Điều hòa mẫu
không ít hơn 24 h trong môi trường chuẩn để thử vật liệu dệt theo Điều 6. Cắt mẫu thử (một mẫu thử
từ mỗi mẫu) với kích thước thuận tiện cho việc kẹp mẫu trên máy thử và sẽ cho
phép ít nhất 10 nhung được rút ra từ mỗi mẫu thử. Không được có bất kỳ nhung
nào được rút ra trong phạm vi cách mép mẫu thử hoặc cách bất kỳ nhung được rút
từ trước đó với khoảng cách 25 mm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.1 Tiến hành thử trong môi trường chuẩn để thử vật
liệt dệt, theo Điều 6.
8.2 Đối với thảm nhung cắt, chọn một đầu nhung và gắn
vào kẹp. Nên uốn nhẹ mẫu thử về phía sau để mở cấu trúc mặt nhung ra để dễ chọn
nhung hơn. Kẹp chắc mẫu thử theo Điều 5, và gắn kẹp vào hàm kẹp
trên. Cho máy chuyển động và rút hoàn toàn nhung dọc theo đường vuông góc với mẫu
thử. Xác nhận là chỉ một nhung được rút ra và ghi lại lực lớn nhất. Nếu có thêm
xơ từ một nhung khác được kẹp lẫn hoặc nếu chỉ rút được một phần nhung thì loại
bỏ kết quả.
Trong một số cấu trúc thảm, việc chọn một nhung
là không thể thực hiện được, ví dụ thảm được dệt trên máy dệt hiện đại có từ
hai đầu nhung trong một răng lược hoặc kim, và các sản phẩm thảm
velour mịn. Trong các trường hợp này, có thể chọn kẹp một số lượng tối thiểu
nhung, và kiểm tra cẩn thận để đảm bảo tách được số lượng nhung yêu cầu.
Nếu các nhung được chọn từ hai răng lược trở
lên, hoặc nếu việc kiểm tra thảm cho thấy rằng không rút được toàn bộ nhung thì loại bỏ các kết quả đối
với các nhung này.
8.3 Đối với thảm nhung vòng, chọn một vòng nhung phù
hợp và luồn móc dưới đầu vòng. Gắn móc với hàm kẹp trên. Cho máy chuyển động để
làm dịch chuyển móc dọc theo đường về cơ bản là vuông góc với mẫu thử, và dừng
ngay khi xảy ra hiện tượng trượt trong các liên kết giữ một trong các các phía
của vòng. Xác nhận là chỉ một vòng được rút và ghi lại lực lớn nhất.
8.4 Khi thảm có cả nhung cắt và nhung vòng hoặc khi
mẫu thử bao gồm các sợi có độ mảnh khác nhau, được làm từ các loại xơ hoặc sợi
khác nhau, thì phải thử riêng từng loại, và phải cẩn thận để đảm bảo rằng khi
có thể thì các nhung hoặc vòng nhung được thử phải được bao quanh bởi các nhung hoặc vòng
nhung cùng loại. Trong một số trường hợp có thể không có các khác
biệt vật lý rõ ràng giữa các nhung nhưng có thể quan sát thấy các khác
biệt thực tế và quan trọng về thống kê trong các kết quả thử, chứng minh là việc
phân tách kết quả trong thành các tập hợp riêng biệt là đúng. Trong trường hợp
thảm dệt hoa văn, ví dụ thảm cấy sợi nổi nhung đan chéo, thì nhung có thể được
nhận diện tại vị trí mà sẽ xuất hiện trong hoa văn và/hoặc màu của nhung. Chỉ
thử các nhung được cắt hoàn toàn hoặc các vòng nhung nguyên vẹn.
8.5 Lặp lại qui trình cho tối thiểu 20 nhung hoặc
vòng nhung, phân bố đều trên các mẫu có lưu ý đến yêu cầu phải cách nhung được
rút trước đó hoặc cách mép của mẫu thử ít nhất 25 mm. Nếu sợi tạo nhung bị đứt
mà nhung hoặc vòng nhung không bị kéo tuột ra, ghi lại lực lớn nhất và ghi kết
quả là “bị đứt”. Bao gồm kết quả này vào các phép thử hợp lệ nhưng sử dụng
riêng biệt trong tính toán.
CHÚ THÍCH Hệ số biến thiên của lực rút nhung thường khá lớn và có thể là
từ 20 % đến 30 %. Giả thiết các giá trị này là đúng, nếu 20 phép thử được tiến hành thì giới hạn độ tin cậy
95 % của giá trị trung bình bằng khoảng ± (9 đến 13) % giá trị trung bình.
Có thể đạt được độ chính xác lớn hơn bằng cách
thử nhiều nhung hơn; ví dụ, nếu thử 50 nhung thì giới hạn độ tin cậy 95 % sẽ là
± (6 đến 9) % giá trị trung bình.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tính lực rút nhung trung bình bằng niutơn, và hệ
số biến thiên đối với tất cả các kết quả, trừ các kết quả được ghi “bị đứt”.
Tính riêng rẽ lực trung bình đối với các nhung bị đứt.
Nếu các loại mặt nhung hoặc các sợi khác nhau được
thử riêng rẽ và có sự khác nhau rõ ràng giữa các kết quả từ các vị trí khác
nhau thì phải ghi trong báo cáo thử nghiệm.
10 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các
thông tin sau
a) phép thử được tiến hành theo tiêu chuẩn này:
b) ngày thử;
c) loại máy thử độ bền kéo được sử dụng (CRE/CRL):
d) số lượng nhung hoặc vòng nhung được thử;
e) lực rút nhung trung bình và hệ số biến thiên
và, nếu áp dụng, lực đứt trung bình đối với các nhung đứt, và các vị trí khác
nhau và loại khác nhau (xem 8.4);
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ DẪN
1 cơ cấu tải
2 lò xo (nếu cần)
3 hàm kẹp trên
4 kẹp hoặc móc nhung
5 đế
6 mẫu thử thảm
7 kẹp mẫu, kích thước theo 5.1
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66