Thể tích của dung dịch
mangan tiêu chuẩn
cm3
|
Khối lượng mangan
chứa trong 1 cm3
µg
|
25
|
2,5
|
10
|
1
|
5
|
0,5
|
2
|
0,2
|
0
|
0
|
7.3.1.2 Chuẩn bị bộ dung dịch hiệu chuẩn
ngay trước khi xác định.
7.3.2 Các phép đo phổ
Bật trước thiết bị đo phổ (5.1) đủ lâu để đảm
bảo ổn định. Với ống catot rỗng bằng mangan được đặt vào một cách phù hợp, điều
chỉnh bước sóng đến 279,5 nm, độ nhạy và độ mở của khe hở được điều chỉnh theo
đặc trưng của thiết bị.
Điều chỉnh áp suất và lưu lượng không khí và
axetylen theo hướng dẫn của nhà sản xuất để có được ngọn lửa không chói sáng,
oxy hóa màu xanh, phù hợp với đặc trưng của thiết bị đo phổ cụ thể được sử dụng.
Hút lần lượt các dung dịch hiệu chuẩn vào ngọn
lửa và đo độ hấp thụ của mỗi dung dịch hai lần, lấy trung bình các kết quả. Cần
lưu ý để tốc độ hút không đổi trong suốt quá trình này. Cần đảm bảo rằng ít nhất
một dung dịch hiệu chuẩn có nồng độ bằng hoặc thấp hơn nồng độ của chất cần
phân tích được phát hiện trong cao su cần thử nghiệm.
Hút nước qua buồng đốt sau mỗi lần đo.
7.3.3 Dựng đường chuẩn
Dựng đồ thị, ví dụ, lấy các lượng mangan,
tính bằng microgam, chứa trong 1 cm3 các dung dịch hiệu chuẩn làm trục
hoành và các giá trị độ hấp thụ tương ứng, đã được điều chỉnh với độ hấp thụ của
mẫu trắng hiệu chuẩn làm trục tung. Vẽ đường thẳng hồi quy khớp nhất với các điểm
trên đồ thị theo đánh giá trực quan hoặc theo phương pháp tính bình phương tối
thiểu.
7.4 Xác định
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thực hiện hai lần phép đo phổ ở bước sóng
279,5 nm trên dung dịch thử nghiệm chuẩn bị theo 7.2.2, theo quy trình quy định
tại 7.3.2.
7.4.2 Pha loãng
Nếu sự đáp ứng thiết bị đối với dung dịch thử
nghiệm lớn hơn sự đáp ứng thiết bị đối với dung dịch hiệu chuẩn có hàm lượng
mangan cao nhất thì pha loãng sao cho thích hợp bằng axit clohydric 1 + 2 (4.2)
hoặc bằng axit nitric loãng (4.7) theo quy trình sau đây.
Dùng pipet cẩn thận lấy một lượng dung dịch
thử thích hợp (V cm3) vào bình định mức một vạch dung tích
100 cm3 (5.5) sao cho nồng độ mangan nằm trong phạm vi dải nồng độ của
các dung dịch hiệu chuẩn. Pha loãng đến vạch bằng axit clohydric 1 + 2 (4.2) hoặc
bằng axit nitric loãng (4.7). Lặp lại các phép đo phổ.
CHÚ THÍCH: Để tăng độ tin cậy của phương pháp
thử, có thể sử dụng phương pháp thêm chuẩn (xem Phụ lục A).
7.5 Phép thử trắng
Tiến hành thử nghiệm với mẫu trắng song song
với việc xác định dung dịch thử nghiệm, sử dụng dung dịch axit clohydric 1 + 2
(4.2) hoặc axit nitric loãng (4.7), nhưng không có phần mẫu thử.
Nếu chuẩn bị dung dịch thử liên quan đến việc
sử dụng axit sulfuric và axit flohydric, chuẩn bị dung dịch thử nghiệm trắng bằng
cách lặp lại quy trình đó, nhưng không có phần mẫu thử.
7.6 Số lần xác định
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8 Biểu thị kết quả
8.1 Đọc hàm lượng mangan của dung dịch thử nghiệm
trực tiếp từ đường hiệu chuẩn được vẽ theo 7.3.3. Hàm lượng mangan của phần mẫu
thử, biểu thị dưới dạng phần trăm khối lượng, được tính theo công thức (1):
(1)
trong đó:
ρ(Mn)t là hàm lượng mangan của
dung dịch thử, đọc từ đường chuẩn, tính bằng microgam trên một centimet khối;
ρ(Mn)b là hàm lượng mangan
của dung dịch thử trắng, đọc từ đường chuẩn, tính bằng microgam trên một
centimet khối;
m là khối lượng phần mẫu thử, tính bằng gam;
f là hệ số pha loãng của dung dịch thử, nếu cần
(xem 7.4.2), được tính theo công thức:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
V là thể tích, của dung dịch thử theo 7.4.2,
tính bằng centimet khối.
8.2 Hàm lượng mangan của phần mẫu thử cũng có
thể được tính toán, tính bằng microgam trên một centimet khối, của dung dịch thử,
theo công thức (2):
(2)
trong đó:
ρ(Mn)t là hàm lượng mangan của dung dịch thử,
tính bằng microgam trên một centimet khối, theo công thức (3):
(3)
ρ(Mn)b là hàm lượng mangan của dung dịch thử
trắng, tính bằng microgam trên một centimet khối, theo công thức (4):
(4)
trong đó:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ab là độ hấp thụ của dung dịch thử trắng;
An là độ hấp thụ của dung dịch hiệu chuẩn tiêu
chuẩn có hàm lượng mangan gần nhất với độ hấp thụ của dung dịch thử nghiệm;
ρ(Mn)n là hàm lượng mangan của dung dịch hiệu
chuẩn tiêu chuẩn có độ hấp thụ gần nhất với độ hấp thụ của dung dịch thử, tính
bằng microgam trên một centimet khối;
m là khối lượng phần mẫu thử, tính bằng gam;
f là hệ số pha loãng của dung dịch thử, nếu cần
(xem 7.4.2), được tính theo công thức:
trong đó:
V là thể tích, của dung dịch thử theo 7.4.2,
tính bằng centimet khối.
8.3 Kết quả thử nghiệm là trung bình của hai
phép xác định, làm tròn đến hai chữ số thập phân khi nồng độ mangan được biểu
thị dưới dạng phần trăm và làm tròn đến số nguyên gần nhất khi nồng độ được biểu
thị bằng miligam trên kilôgam.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin
sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này [TCVN 12011-4 (ISO
6101-4)];
b) tất cả các thông tin chi tiết cần thiết để
nhận dạng đầy đủ sản phẩm được thử nghiệm;
c) phương pháp lấy mẫu được sử dụng;
d) loại thiết bị được sử dụng (thiết bị đo phổ
lò lửa hay graphit);
e) các kết quả nhận được và các đơn vị tính của
các kết quả;
f) đặc điểm bất thường bất kỳ ghi nhận được
trong khi xác định;
g) thao tác bất kỳ không bao gồm trong tiêu
chuẩn này hoặc trong các tiêu chuẩn viện dẫn, cũng như sự cố bất kỳ có thể ảnh
hưởng đến các kết quả.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phụ
lục A
(tham khảo)
Phương
pháp thêm chuẩn
Phương pháp thêm chuẩn cung cấp cho các nhà
phân tích công cụ hiệu quả để tăng độ chính xác cho phân tích hấp thụ nguyên tử.
Phương pháp được sử dụng cho các mẫu có chứa
nồng độ chưa biết của các vật liệu nền, với các mẫu khó thực hiện lặp lại với
các mẫu trắng và/hoặc khi cần phải hạ thấp giới hạn phát hiện.
Phương pháp thêm chuẩn có thể tìm được trong
sách tiêu chuẩn bất kỳ về hấp thụ nguyên tử và thường được mô tả trong sách hướng
dẫn sử dụng kèm theo thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử.
Ví dụ sau minh họa cho phương pháp.
Lấy từ dung dịch thử nghiệm được chuẩn bị như
mô tả tại 7.2 bốn phần nhỏ dung dịch có dung tích như nhau. Bổ sung những lượng
dung dịch mangan tiêu chuẩn khác nhau định trước vào ba dung dịch nói trên. Đổ
đến cùng mức tổng thể tích cho tất cả bốn dung dịch. Sử dụng các nồng độ nằm
trên phần tuyến tính của đường hiệu chuẩn.
Đo độ hấp thụ của từng dung dịch trong bốn
dung dịch thu được như trên.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ngoại suy đường thẳng để cắt trục x (độ hấp
thụ bằng 0). Đọc nồng độ mangan trong dung dịch thử tại điểm giao với trục x.
Ví dụ được thể hiện trong Hình A.1.
Hình A.1 - Ví dụ về đồ
thị thu được bằng cách sử dụng phương pháp thêm chuẩn
Phụ
lục B
(tham khảo)
Độ
chụm
Độ chụm của phương pháp thử được xác định phù
hợp với ISO/TR 9272. Tham khảo ISO/TR 9272 về các thuật ngữ và các chi tiết thống
kê khác.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Những kết quả nêu trong Bảng B.1 là giá trị
trung bình và đưa ra dự đoán về độ chụm của phương pháp thử này như đã được xác
định trong chương trình thử nghiệm liên phòng, thực hiện vào năm 2012, với năm
phòng thử nghiệm tham gia, thực hiện phân tích lặp lại trên hai mẫu, A và B, được
chuẩn bị từ latex cao su thiên nhiên cô đặc hàm lượng amoniac cao. Trước khi latex
khối được lấy các mẫu nhỏ vào hai chai dán nhãn A và B, lọc và đồng nhất bằng
cách khuấy kỹ. Như vậy, về cơ bản, mẫu A và B là như nhau và được coi là như
nhau trong các tính toán thống kê. Mỗi phòng thử nghiệm tham gia được yêu cầu
phải thực hiện thử nghiệm, sử dụng hai mẫu này, vào ngày được giao.
Độ chụm Loại 1 được đánh giá dựa trên phương
pháp lấy mẫu được sử dụng cho các chương trình thử nghiệm liên phòng.
Độ lặp lại: Độ lặp lại r (theo đơn vị đo)
của phương pháp thử được thiết lập là các giá trị thích hợp như được trình bày
trong Bảng B.1. Hai kết quả thử nghiệm đơn lẻ, thu được trong cùng một phòng thử
nghiệm cùng theo quy trình của phương pháp thử thông thường, mà chênh lệch nhiều
hơn những giá trị r được liệt kê trong bảng (đối với mức cho trước bất kỳ)
phải được coi là có xuất xứ từ các tập hợp mẫu khác nhau hoặc từ các tập hợp mẫu
không đồng nhất.
Độ tái lập: Độ tái lập R (theo đơn vị đo)
của phương pháp thử được thiết lập là các giá trị thích hợp như trình bày trong
Bảng B.1. Hai kết quả thử nghiệm đơn lẻ, thu được trong các phòng thử nghiệm
khác nhau theo các quy trình của phương pháp thử thông thường, mà chênh lệch
nhiều hơn những giá trị R được liệt kê trong bảng (đối với mức cho trước
bất kỳ) phải được coi là có xuất xứ từ các tập hợp mẫu khác nhau hoặc từ các tập
hợp mẫu không đồng nhất.
Độ chệch: Trong thuật ngữ của phương pháp thử,
độ chệch là sự chênh lệch giữa giá trị thử nghiệm trung bình và giá trị của
tính chất thử nghiệm của mẫu đối chứng (hoặc giá trị thực). Giá trị đối chứng
không tồn tại đối với phương pháp thử này do giá trị (của tính chất thử nghiệm)
được xác định chuyên biệt bằng phương pháp thử. Do vậy, độ chệch có thể không
được xác định đối với phương pháp cá biệt này.
Bảng B.1 - Dữ liệu về
độ chụm đối với phép xác định mangan trong latex cao su thiên nhiên cô đặc
Kết quả trung bình
µg/cm3
Trong cùng phòng thử
nghiệm
Giữa các phòng thử
nghiệm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
r
SR
R
0,13
0,01
0,02
0,14
0,39
sr là độ lệch chuẩn
trong cùng phòng thử nghiệm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
SR là độ lệch chuẩn giữa
các phòng thử nghiệm
R là độ tái lập (tính bằng đơn vị đo)
Thư mục tài liệu tham
khảo
[1] ISO/TR 9272, Rubber and rubber
products - Determination of precision for test method standards (Cao su và sản
phẩm cao su - Xác định độ chụm đối với tiêu chuẩn phương pháp thử).
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3 Nguyên tắc
4 Thuốc thử
5 Thiết bị, dụng cụ
6 Lấy mẫu
7 Cách tiến hành
8 Biểu thị kết quả
9 Báo cáo thử nghiệm
Phụ lục A (quy định) Phương pháp thêm chuẩn
Phụ lục B (tham khảo) Độ chụm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66