TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11156-5:2015
ISO 7507-5:2000
DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ DẠNG LỎNG
- HIỆU CHUẨN BỂ TRỤ ĐỨNG - PHẦN 5: PHƯƠNG PHÁP ĐO DẢI KHOẢNG CÁCH QUANG ĐIỆN
BÊN NGOÀI
Petroleum
and liquid petroleum products - Calibration
of vertical cylindrical tanks -
Part 5: External electro-optical distance-ranging
method
Lời nói đầu
TCVN 11156-5:2015
hoàn toàn tương đương với ISO 7507-5:2000.
TCVN 11156-5:2015
do Tiểu Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC28/SC2 Nhiên
liệu lỏng - Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ
Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN
11156 (ISO 7507), Dầu mỏ và sản phẩm
dầu mỏ dạng lỏng -
Hiệu chuẩn
bể trụ đứng gồm các tiêu chuẩn
sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- TCVN 11156-2:2015
(ISO 7507-2:2005), Phần 2: Phương pháp
đường quang chuẩn;
- TCVN 11156-3:2015
(ISO 7507-3:2006), Phần 3: Phương pháp
tam giác quang;
- TCVN 11156-4:2015
(ISO 7507-4:2010), Phần 4: Phương pháp
đo dải khoảng cách quang điện bên
trong;
- TCVN 11156-5:2015
(ISO 7507-5:2000), Phần 5:
Phương pháp đo dải khoảng cách quang
điện bên ngoài.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này là một
phần của bộ tiêu chuẩn về các phương pháp hiệu chuẩn bể chứa, bao gồm các tiêu
chuẩn sau:
a) TCVN 11154 (ISO
4269), Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng - Hiệu chuẩn bể chứa bằng phép đo
chất lỏng - Phương pháp
tăng dần sử dụng đồng hồ đo thể tích.
b) TCVN 11156-1 (ISO
7507-1), Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng
- Hiệu chuẩn bể trụ đứng - Phần 1: Phương
pháp thước quấn.
c) TCVN 11156-2 (ISO
7507-2), Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ dạng
lỏng - Hiệu chuẩn bể trụ đứng - Phần
2: Phương pháp đường quang chuẩn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) TCVN 11156-1 (ISO
7507-4), Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng - Hiệu chuẩn bể trụ đứng - Phần
4: Phương pháp đo dải khoảng cách quang
điện bên trong.
f)
ISO 8311:1989, Refrigerated
light hydrocarbon fluids - Calibration of
membrane tanks and independent prismatic
tanks in ships - Physical measurement (Chất lỏng
hydrocacbon nhẹ lạnh - Hiệu chuẩn các bể
màng mỏng và các bể lăng trụ độc lập trên
tàu - Phép đo vật lý).
g) ISO 9091-1:1991, Refrigarated
light hydrocarbon fluids - Calibration of spherical
tanks in ships - Part 1: Stereo-photogrammetry
(Chất lỏng hydrocacbon nhẹ
lạnh - Hiệu chuẩn các bể hình cầu trên tàu - Phần
1: Phương pháp quan trắc lập thể).
h) ISO 9091-2:1992, Refrigerated
light hydrocarbon fluids - Calibration of spherical
tanks in ships - Part 2: Triangulation
measurement (Chất lỏng hydrocacbon nhẹ lạnh - Hiệu chuẩn các bể hình cầu trên
tàu - Phần 2: Phương pháp
tam giác)
Phương pháp này
là thay thế cho các phương
pháp hiệu chuẩn khác ví dụ như phương pháp thước
quấn [TCVN 11156-1 (ISO 7507-1)], phương pháp đường quang chuẩn (TCVN 11156-2
(ISO 7507-2)], phương pháp tam giác quang [TCVN 11156-3 (ISO 7507-3)], và
phương pháp đo dải khoảng cách quang điện bên
trong [TCVN 11156-4 (ISO 7507-4)].
DẦU
MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ
DẠNG LỎNG - HIỆU CHUẨN BỂ
TRỤ ĐỨNG - PHẦN 5: PHƯƠNG
PHÁP ĐO DẢI KHOẢNG CÁCH QUANG
ĐIỆN BÊN NGOÀI
Petroleum
and liquid petroleum products - Calibration
of vertical cylindrical tanks -
Part 5: External electro-optical distance-ranging
method
1.
Phạm vi áp dụng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phương pháp này phù hợp
đối với các bể có đáy dạng côn lồi hoặc côn lõm cũng như các bể có đáy phẳng.
2.
Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu
viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu
viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu
viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa
đổi (nếu có).
TCVN 11156-1 (ISO
7507-1), Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng
- Hiệu chuẩn bể trụ đứng -
Phần 1: Phương pháp thước quấn.
TCVN 11156-4 (ISO
7507-4), Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng
- Hiệu chuẩn bể trụ đứng -
Phần 4: Phương pháp đo dải khoảng cách quang điện bên trong.
ISO 4512, Petroleum
and liquid petroleum products - Equipment for
measurment of liquid levels in storage tanks - Manual methods. (Dầu
mỏ và sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng - Thiết bị đo mức chất lỏng trong các bể chứa -
Phương pháp thủ công).
IEC 60079-10:1995, Electrical
apparatus for explosive gas atmospheres - Part 10: Classification
of hazardous areas (Thiết bị điện dùng cho môi trường khí
dễ nổ - Phần 10: Phân
loại các khu vực nguy hiểm).
IEC 60825-1:1998, Safety
of lazer products - Part
1: Equipment classification,
requirements and user's guide (Yêu cầu an toàn đối với
các thiết bị laze - Phần 1: Phân loại thiết bị, các yêu cầu
và hướng dẫn sử dụng).
3.
Thuật ngữ và định nghĩa
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.1. Vị
trí đo “mốc” (“at” station)
Vị trí đo mà tại đó thiết bị EODR đang được sử dụng.
3.2. Vị
trí đo “phía sau” (“back”
station)
Vị trí đo ở phía
sau thiết bị EODR đang được sử dụng.
3.3. Phân
đôi (bisect)
Tầm nhìn từ tâm điểm
mốc qua kính ngắm của thiết bị EODR.
3.4. Đổi
mặt (changing face)
Sự quay các đường
tròn ngang và dọc của thiết bị EODR với góc 200 gon.
3.5. Vị
trí đo “phía trước” (“forward”
station)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.6. Sai
số khép (misclosure)
Chênh lệch giữa tổng của
các góc theo phương ngang đo được giữa các vị trí đo khác nhau có đường truyền
hoàn chỉnh của bể và tổng
các góc lý thuyết
cho đường truyền đó.
3.7. Vị
trí đo (station)
Vị
trí đo mà các phép đo góc và khoảng cách nghiêng
được thực hiện.
3.8. Đế
máy kinh vĩ (tribrach)
Dụng cụ/Thiết bị đặt
trên giá ba chân, khi điều chỉnh ba hoặc nhiều
vít chân thì sẽ được định vị trên mặt phẳng nằm ngang
và trên đó gắn các thiết bị quan trắc.
4.
Nguyên tắc
Bể và xung quanh bể được kiểm tra quan sát, và bể có số lượng các vị trí
đo đã được tính toán theo yêu cầu, cũng như các vị trí đo được lựa chọn.
Các giá đỡ ba chân
cùng thiết bị đo tương ứng được đặt tại các vị trí đo ban đầu. Để thiết lập được
vị trí của vị trí đo “mốc”, các phép đo góc và đo khoảng
cách được thực hiện từ vị trí đo “mốc” ban đầu đến các vị trí đo “phía sau”
và “phía trước”.
Sau đó thực hiện các phép đo khoảng cách và đo góc đến đỉnh và đáy bể cùng với
các phép đo góc tiếp tuyến “phân đôi” (3.3) thành của bể sang bên trái và bên
phải vị trí đo. Các phép đo này được thực hiện tại các điểm theo yêu cầu trên từng
tầng. Các giá đỡ ba chân tại các vị trí đo “phía sau”
và các vị trí đo “mốc” ban đầu nằm phía
bên trái vị trí đo để có thể cho đường truyền là khép kín khi hoàn thành hiệu
chuẩn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi di chuyển đến vị
trí đo mới, vị trí đo “phía trước” cũ sẽ trở thành vị trí đo “mốc” mới và vị
trí đo “mốc” cũ sẽ thành vị trí đo “phía sau” mới.
Các phép đo cuối cùng được thực hiện từ vị trí đo “mốc” mà ban đầu là vị trí đo “phía sau”; vị trí đo “phía trước” cuối cùng là vị trí đo “mốc”
ban đầu.
Các phép đo này, sau
khi đã điều chỉnh sai số cho phép, thì việc
tính toán các hệ trục tọa độ ba chiều đã đưa vào ma trận mô
tả bể theo toán học. Các chu vi tại các vị trí khác nhau theo phương thẳng đứng
trên thành bể được tính toán theo thông tin này và bảng dung
tích được lập theo TCVN 11156-1 (ISO 7507-1).
5.
Các yêu cầu về an toàn
Trong tiêu chuẩn này
áp dụng các yêu cầu chung về an toàn nêu tại TCVN 11156 (ISO 7507).
Ngoài ra, chùm tia laze
được phát ra bởi thiết bị đo khoảng cách phải phù hợp với laze Loại 1 hoặc Loại
2 quy định trong IEC 60825-1.
Thiết bị EODR và các
thiết bị điện tử khác phải có cáp bảo vệ điện phù
hợp với sự phân loại diện tích vị trí lắp đặt bể để hiệu chuẩn. (Xem IEC
60079-10.)
6.
Thiết bị, dụng cụ
6.1. Thiết bị quang điện dải
khoảng cách
Các bộ phận đo góc và
khoảng cách của thiết bị phải phù hợp với 5.1 của TCVN 11156-4 (ISO 7507-4).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ
THÍCH: Giá đỡ
lăng kính được gắn trên
thước/cọc đỡ (ranging pole) hoặc đế máy kinh vĩ
được lắp trên giá đỡ ba chân.
6.3. Đế máy kinh vĩ
Cần ít nhất năm cái.
6.4. Giá đỡ ba
chân
Cần ít nhất năm cái.
6.5. Thước/cọc đỡ (ranging pole)
6.6. Băng dính phản quang
CHÚ THÍCH: Mặt ngoài
được phủ bằng các lăng kính phản quang nhỏ.
6.7. Thiết bị phụ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) dụng cụ đo chiều dày
lớp sơn;
b) dụng cụ đo chiều
dày tấm.
6.8. Thiết bị hiệu chuẩn đáy bể
Thiết bị này phải phù
hợp với quy định nêu tại Phụ lục C của TCVN 11156-1 (ISO 7507-1).
7.
Các yêu cầu chung
7.1. Thiết bị EODR cần được bảo trì sao
cho các giá trị của độ không đảm bảo của nó không vượt các giá trị quy định tại
6.1.
7.2. Các bể chỉ hiệu chuẩn sau khi đã nạp ít nhất một lần bằng chất lỏng có
khối lượng riêng bằng hoặc lớn hơn khối lượng riêng của chất lỏng sau này sẽ chứa
trong đó trong quá trình sử dụng.
CHÚ THÍCH: Phép thử
thủy tĩnh hoặc áp lực đối với các bể mới
phải đạt yêu cầu trong hầu
hết các trường hợp.
7.3. Nếu hiệu chuẩn bể trong khi bể đang chứa
chất lỏng, thì
chất lỏng trong đó phải đảm bảo duy trì
tĩnh, ổn định trong suốt quá trình hiệu chuẩn. Tiến
hành đo và ghi lại độ sâu, nhiệt độ và khối lượng riêng của chất lỏng. Tuy
nhiên, nếu nhiệt độ thành bể giữa phần rỗng (không
có chất lỏng) và phần chứa chất lỏng mà chênh nhau hơn 10 oC, thì
cần xử lý theo hai cách, hoặc nạp đến đầy hoặc tháo xả ra hết.
Trong quá trình hiệu chuẩn không chuyển chất lỏng
vào hay tháo ra khỏi bể.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Độ chính xác của thiết
bị đo khoảng cách, cũng như thiết bị đo góc phải được kiểm
tra xác nhận theo các quy trình do nhà sản xuất
khuyến cáo.
CHÚ THÍCH: Có thể
sử dụng các quy trình thích hợp nêu tại Phụ lục A của TCVN 11156-4 (ISO 7507-4)
7.5. Việc hiệu chuẩn được thực hiện liên tục, không gián đoạn.
7.6. Sử dụng thước đo và quả dọi phù hợp với ISO
4512 để đo tổng chiều cao của điểm chuẩn trên lỗ đo phía trên điểm mốc. Ghi chiều
cao tổng này chính xác đến 1 mm.
8.
Xác định số lượng các vị trí đo
Số lượng các vị trí
đo sử dụng khi hiệu chuẩn phụ thuộc
vào chu vi danh nghĩa của bể.
Số lượng các vị trí
đo được xác định theo công thức sau:
trong đó
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C là chu vi danh nghĩa của bể, tính
bằng mét.
Số lượng nhỏ nhất của
các vị trí đo phải không ít hơn 8, giới hạn trên bằng 36 vị trí đo là chấp
nhận được trừ trường hợp chu vi bể đòi hỏi phải
thực hiện nhiều phép đo hơn.
CHÚ THÍCH: Nếu bể bị
biến dạng bất thường, nghĩa là
dập lõm hoặc không tròn thì số lượng các điểm
tiếp tuyến và số đọc cần được gia tăng để
tính đến diện tích bị biến
dạng.
9.
Xác định điểm mốc
Chọn hai nhóm các
phép đo tiếp tuyến trên một tầng. Trong mỗi nhóm
tiếp tuyến, mỗi tầng thực hiện các phép đo hai tiếp tuyến,
phép đo thứ nhất tại 1/5 đến 1/4 chiều cao tầng phía
trên đường hàn nối ngang thấp hơn và phép thứ hai tại 1/5 đến 1/4 chiều cao tầng
phía dưới đường hàn nối ngang cao hơn. Ngoài ra, trên tầng trên cùng, điểm cao
nhất của thành bể được phân đôi và, trên đáy thấp nhất
của tầng cũng được phân đôi.
Số lượng các điểm mốc
lớn hơn số lượng nhỏ nhất
khuyến cáo thì có thể
lựa chọn tùy theo từng trường hợp cụ thể và các điều kiện riêng của bể
(xem chú thích của Điều 8).
10.
Lắp đặt thiết bị
10.1. Chuẩn bị hiệu
chuẩn
Kiểm tra khu vực xung
quanh bể để tối ưu hóa các vị trí đo và đảm bảo thiết bị được cố định chắc
và vững trên giá đỡ ba chân, (như thể hiện trên Hình
1). Tại mỗi vị trí đo, từ vị trí “mốc” phải nhìn thấy rõ các vị trí đo “phía
sau” và “phía trước”.
Phải đảm bảo tầm nhìn đến đáy, đỉnh
và các thành bên của bể mà không bị che khuất.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Lắp giá đỡ ba chân tại
độ cao thuận tiện cho tất cả các
thao tác. Chốt các chân giá đỡ xuống đất đảm bảo giá đỡ
vững chắc và ổn định.
Đặt các đế
máy kinh vĩ lên các giá đỡ ba chân.
Căn chỉnh
từng đế máy kinh vĩ trên mặt phẳng ngang bằng cách vặn các vít
chân đế.
Đặt thiết bị EODR lên
đế máy kinh vĩ tại vị trí “mốc” và căn chỉnh mặt
phẳng ngang.
Nếu thiết
bị EODR là loại điện tử
và có khả
năng căn chỉnh tự động, thì kiểm tra để đảm bảo rằng thiết bị đã được căn chỉnh
đúng.
Đặt lăng kính
mốc trên các vị trí “phía trước”
và “phía sau”.
Quấn băng dính phản
quang (6.6) quanh phần đáy và đỉnh bể.
11.
Quy trình hiệu chuẩn
11.1. Khởi động thiết bị
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình
1 - Định vị các vị
trí đo
11.2. Quy trình đo
11.2.1. Phân đôi vị trí đo “phía sau” và đo khoảng cách nghiêng, các góc theo
phương nằm ngang và phương thẳng đứng. Ghi lại các số đo.
11.2.2. Đổi/xoay mặt thiết bị.
11.2.3. Phân đôi vị trí “phía sau” và đo khoảng
cách nghiêng, các góc theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng. Ghi lại các số
đo.
11.2.4. Đổi/xoay mặt thiết bị.
11.2.5. Phân đôi vị trí đo “phía trước”
và đo khoảng cách nghiêng, các góc theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng.
Ghi lại các số đo.
11.2.6. Đổi/xoay mặt thiết bị.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11.2.8. Đổi/xoay mặt thiết bị.
11.2.9. Phân đôi băng dính phản quang tại phần đáy bể, đo khoảng cách nghiêng,
các góc theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng. Ghi lại các số đo.
CHÚ THÍCH: Thực hiện
các phép đo này trong phạm vi ± 15o của đường
vuông góc với thành bể kể từ vị trí đo.
11.2.10. Đổi/xoay mặt thiết bị.
11.2.11. Phân đôi băng dính
phản quang tại phần đầu bể, đo khoảng cách nghiêng,
các góc theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng.
Ghi lại các số đo.
CHÚ THÍCH: Thực hiện
các phép đo trong phạm vi ± 15o của đường
vuông góc với thành bể kể từ vị trí đo.
11.2.12. Phân đôi phần tiếp tuyến đáy ở phía trái bể (xem Hình 2) và đo khoảng
cách nghiêng, các góc theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng. Ghi lại các số
đo.
11.2.13. Phân đôi phần tiếp tuyến ở phía
trái bể tại vị trí khoảng 1/5 hoặc 1/4 trên tầng đầu tiên và đo
khoảng cách nghiêng, các góc
theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng. Ghi lại các số
đo.
11.2.14. Phân đôi phần tiếp tuyến tại vị trí khoảng 3/4
hoặc 4/5 trên tầng thứ nhất và đo khoảng cách nghiêng,
các góc theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng. Ghi lại các số đo.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11.2.16. Phân đôi phần tiếp tuyến đỉnh ở phía trái bể và đo khoảng cách nghiêng,
các góc theo phương nằm ngang và
phương thẳng đứng. Ghi lại các số đo.
11.2.17. Lặp lại các bước từ 11.2.12 đến 11.2.16 đối với cạnh bên
phải của bể.
CHÚ THÍCH 20 % chiều
cao tấm phía
trên hoặc phía dưới đường hàn.
Hình
2 - Tầm nhìn tiếp tuyến
11.3. Quy trình hiệu chuẩn tại các vị trí
đo tiếp theo
11.3.1. Thay lăng kính mốc trên vị
trí “phía trước” bằng thiết bị EODR.
CHÚ THÍCH: Vị trí đo
này sẽ trở thành vị trí “mốc” mới.
11.3.2. Chuyển lăng kính mốc từ vị trí “phía
sau” cũ đến vị trí “mốc”
cũ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11.3.3. Đặt đế máy kinh vĩ trên vị trí “phía
trước” mới.
11.3.4. Căn chỉnh đế
máy kinh vĩ
bằng cách điều chỉnh các vít đế.
11.3.5. Đặt lăng kính mốc trên vị trí “phía
trước” mới.
11.3.6. Lặp lại các quy trình đo như đã nêu chi tiết từ 11.3.1 đến 11.3.6, lặp
lại các quy trình đo như đã nêu chi tiết
tại 11.2 tại từng vị trí đo, cho đến
khi tất cả các vị trí đo đã
trở thành vị trí “mốc”. Tổng số các vị trí “mốc”, mà ở đó các phép đo đã
được thực hiện số tương đương với số lượng
các vị trí đo xác định tại Điều
8.
11.3.7. Các giá đỡ ba chân đã đặt các máy kinh vĩ, tại các vị trí “phía sau” và
các vị trí “mốc” đầu
tiên, sẽ được giữ nguyên tại vị trí đó
để cho phép vòng đi (chu trình) của các vị trí đo là khép kín khi hoàn thành hiệu
chuẩn.
11.4. Thiết lập vị
trí điểm chuẩn nghiêng
11.4.1. Đặt đầu dưới của thước/cọc gắn lăng kính (ranging pole) lên
điểm chuẩn phía trên và ghi lại khoảng cách nghiêng, các góc
theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng đến lăng kính mốc gắn với thước/cọc
này.
CHÚ THÍCH: Trong quá trình
hiệu chuẩn, các phép đo này được thực hiện từ vị trí đo thuận tiện nhất.
11.4.2. Đặt thước/cọc gắn lăng kính (ranging pole) thẳng đứng phía dưới lỗ đo,
để đầu dưới của thước/cọc nằm trên chỗ nối
giữa tấm thành và tấm đáy bể. Đo khoảng cách nghiêng, các góc theo phương nằm
ngang và phương thẳng đứng. Ghi tại các số
đo này.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong quá trình tiến
hành hiệu chuẩn, bất kỳ sự thay đổi
nào về chiều cao đều cần sự bù chỉnh đối với vị trí điểm chuẩn phía trên.
12.
Dung sai cho phép
Các khoảng cách
nghiêng đo được giữa hai vị trí đo và được ghi lại trong phạm vi ±
2 mm (xem 11.2).
13.
Các phép đo khác
13.1. Đáy bể phải được hiệu chuẩn theo một trong các phương pháp nêu trong
TCVN 11156-1 (ISO 7507-1).
13.2. Các số liệu sau được xác định và thực hiện phù hợp theo TCVN 11156-1
(ISO 7507-1):
a) khối
lượng riêng và nhiệt độ của chất lỏng chứa trong bể
tại thời điểm hiệu chuẩn;
b) khối lượng riêng
và nhiệt độ làm việc của chất
lỏng sẽ đưa vào chứa trong bể;
c) chiều cao của từng
tầng bể;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) vật choán chỗ;
f) độ cao nạp an toàn
và độ cao nạp tối đa.
13.3. Đo chiều dài thước/cọc gắn lăng kính (ranging pole) chính xác đến 1 mm
và ghi lại giá trị này.
14.
Tính và lập bảng dung tích
14.1. Tính các bán kính trong của bể.
CHÚ THÍCH: Quy trình
tính các bán kính từ các phép đo hiện trường
được nêu tại Điều A.2.
14.2. Sử dụng các bán kính trong tính được, lập bảng
dung tích bể phù hợp theo TCVN 11156-1
(ISO 7507-1). Áp dụng các hiệu chỉnh
dưới đây, như nêu tại TCVN 11156-1
(ISO 7507-1), để lập các bảng dung tích:
a) hiệu ứng áp suất
thủy tĩnh;
b) nhiệt độ thành
bể đã được chứng nhận;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) độ nghiêng, nếu
cần thiết.
Phụ lục A
(tham
khảo)
Tính các bảng hiệu chuẩn bể
A.1.
Quy định chung
A.1.1.
Tất cả các phép tính, mà khác với phép
tính bán kính tại các độ cao khác nhau trên
thành bể đều được thực hiện phù hợp theo TCVN 11156-1 (ISO 7507-1). Phụ lục này
quy định các nguyên tắc chung về quy trình tính
và phương pháp tính chu vi tại các độ cao khác nhau của
thành bể.
A.1.2.
Tất cả các
phép tính được thực hiện phù hợp với các nguyên
tắc toán học được thừa nhận.
A.2.
Tính bán kính từ các phép đo hiện trường
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các số đo này được
chuyển đổi về mặt toán học thành các tọa độ theo ma trận ba chiều để mô phỏng
thành bể. Thông thường được biểu thị theo dạng (X,Y,Z);
các tọa độ X và Y xác định vị trí phương ngang và tọa độ Z
xác định chiều cao thẳng đứng.
Các phương trình sau
đây cung cấp các phương pháp chuyển đổi:
X = D
cos q
cos f
Y = D
sin q
cos f
Z = D
sin f
trong đó
D
là khoảng cách nghiêng;
q là
góc đo được theo phương nằm ngang;
f là
góc đo được theo phương thẳng đứng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Để tính bán kính tại
các mức đo khác nhau, các trục tọa độ của từng điểm mốc
được điều chỉnh sao cho các giá trị Z của từng điểm mốc mà xác định mặt
cắt ngang riêng hoặc từng phần cắt có giá trị thông dụng và bằng nhau. Sự điều
chỉnh này được thực hiện bằng các phương pháp toán học chuẩn đảm bảo rằng các vị
trí của các điểm mốc được điều chỉnh tại bất
kỳ phần cắt nào đều nằm trên mặt phẳng vuông góc với
trục thẳng đứng đối xứng của bể. Các thay đổi giá trị
Z sẽ cần phải bù bằng các thay đổi
cho các giá trị của hệ trục tọa độ X và Y tại điểm
đo đó.
Không nên cho rằng là
bể phải thẳng đứng.
Tọa độ của các điểm
được bố trí theo các nhóm đều có giá trị Z bằng nhau, tức
là, chúng xác định phần cắt ngang qua bể tại độ cao cụ thể, Zi.
Áp dụng phương pháp “xấp xỉ bình phương tối thiểu đa thức” để lắp các điểm vào
đường tròn và do đó
tính được bán kính của từng phần cắt ngang.
Khi hoàn thành các tính
toán bán kính tại từng độ cao thành bể, tính
chu vi tại độ cao đó. Chu vi này sử dụng cho các tính toán tiếp sau cho bảng hiệu
chuẩn như nêu tại TCVN 11156-1 (ISO 7507-1).
Nếu có sẵn các bản vẽ
chế tạo của bể, thì so sánh các số đo để hiệu chuẩn với các
kích thước tương ứng thể hiện trên các bản vẽ chế
tạo. Bất kỳ số đo nào có sự chênh lệch đáng kể thì
cần kiểm tra lại.
Nếu các số đo khi hiệu
chuẩn và trên bản vẽ không nhất quán, thì phải
xác định các nguyên nhân và phải lặp lại quy trình hiệu chuẩn, nếu cần thiết.
THƯ
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 7078:1985, Building
construction - Procedures for setting out, measurement and surveying -
Vocabulary and guidance notes (Công trình xây dựng - Quy trình thiết lập, đo và
khảo sát - Từ vựng và hướng dẫn ghi chú).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
MỤC
LỤC
Lời
nói đầu
Lời giới thiệu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Nguyên tắc
5. Các yêu cầu về an toàn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. Các yêu cầu chung
8. Xác định số lượng các vị trí đo
9. Xác định điểm mốc
10. Lắp đặt thiết bị
11. Quy trình hiệu chuẩn
12. Dung sai cho phép
13. Các phép đo khác
14. Tính và lập bảng dung tích
Phụ lục A (tham khảo)
Tính các bảng hiệu chuẩn bể
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66