TCVN
10618:2014
ISO
9220:1988
LỚP PHỦ KIM LOẠI - ĐO CHIỀU DÀY LỚP PHỦ -
PHƯƠNG PHÁP HIỂN VI ĐIỆN TỬ QUÉT
Metallic
coating - Measurement of coating thickness - Scanning electron microscope
methods
Lời nói đầu
TCVN 10618:2014 hoàn
toàn tương đương ISO 9220:1988.
TCVN 10618:2014 do
Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 174, Đồ trang sức biên soạn,
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công
bố.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Metallic
coating - Measurement of coating thickness - Scanning electron microscope
methods
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy
định một phương pháp đo chiều dày cục bộ của lớp phủ kim loại bằng cách kiểm
tra mặt cắt ngang với sự trợ giúp của kính hiển vi điện tử quét (SEM). Đó là
phương pháp phá hủy và có độ không đảm bảo đo nhỏ hơn 10 % hoặc 0,1 µm, tùy
chọn cách nào tốt hơn. Nó có thể được sử dụng cho chiều dày tới vài milimet,
nhưng thông thường khi áp dụng, thực tiễn hơn là sử dụng kính hiển vi quang học
(ISO 1463).
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu dưới đây
là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi
năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố,
áp dụng phiên bản mới nhất kể cả các sửa đổi (nếu có).
ISO 1463:1982, Metallic
and oxide coatings - Measurement of coating thickness - Microscopical method (Lớp
phủ ôxyt và kim loại - Đo chiều dày lớp phủ - Phương pháp hiển vi quang học).
ISO 3543:1981, Metallic
and other non-organic coatings - Definitions and conventions concerning the
measurement of thickness (Lớp phủ kim loại và phi hữu cơ khác - Định nghĩa và
các quy ước liên quan đến phép đo chiều dày).
3. Định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử
dụng thuật ngữ và định nghĩa sau.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Giá trị trung bình
của các phép đo chiều dày mà ở đó một số lần đo quy định được tiến hành trong
một diện tích tham chiếu (xem ISO 2064).
4. Nguyên lý
Mẫu thử từ một mặt
cắt ngang của lớp phủ được cắt, mài và đánh bóng dùng để kiểm tra kim tương
bằng một kính hiển vi điện tử quét. Phép đo được thực hiện trên một vi ảnh quy
ước hoặc trên một ảnh chụp của tín hiệu video dạng sóng đối với một quá trình
quét đơn ngang qua lớp phủ.
5. Thiết bị, dụng cụ
5.1. Kính hiển vi
điện tử quét (SEM)
Kính hiển vi điện tử
quét phải có khả năng phân giải 50 nm hoặc tốt hơn. Trên thị trường hiện sẵn có
bán các thiết bị phù hợp.
5.2. Trắc vi kế có
đĩa soi SEM
Một trắc vi kế có đĩa
soi hoặc lưới cần có để hiệu chỉnh độ khuếch đại của SEM. Trắc vi kế có đĩa soi
hoặc lưới phải có độ không đảm bảo đo nhỏ hơn 5 % đối với sự khuếch đại sử
dụng. Trên thị trường hiện sẵn có bán trắc vi kế có đĩa soi hoặc lưới thích
hợp.
6. Các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả đo
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.1. Độ nhám bề mặt
Nếu lớp phủ hoặc lớp
nền tương đối nhám so với chiều dày lớp phủ, một hoặc cả hai giao diện liên kết
mặt cắt ngang lớp phủ có thể quá không đều để cho phép phép đo chính xác chiều
dày trung bình trong trường quan sát.
6.2. Độ vát của mặt
cắt ngang
Nếu mặt phẳng của mặt
cắt không vuông góc với mặt phẳng lớp phủ, chiều dày đo được sẽ lớn hơn chiều
dày thực. Ví dụ, nếu nghiêng 10o so với mặt phẳng vuông góc sẽ dẫn tới sai số
1,5 %.
6.3. Độ nghiêng của
mẫu
Bất cứ độ nghiêng nào
của mẫu (mặt phẳng của mặt cắt ngang) so với chùm tia SEM có thể dẫn tới một
phép đo không chính xác.
CHÚ THÍCH: Nếu độ
nghiêng của mẫu khác so với độ nghiêng của mẫu dùng để hiệu chuẩn, có thể dẫn
tới sai số.
6.4. Sự biến dạng của
lớp phủ
Sự biến dạng bất lợi
của lớp phủ do nhiệt độ hoặc áp suất quá mức gây ra trong giai đoạn gá lắp và
chuẩn bị mặt cắt của lớp phủ mềm hoặc lớp phủ dễ nóng chảy ở nhiệt độ thấp, và
do việc mài quá mức bằng vật liệu dễ vỡ trong quá trình chuẩn bị mặt cắt ngang.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu các mép của mặt
cắt ngang lớp phủ bị làm tròn, nghĩa là nếu mặt cắt ngang lớp phủ không hoàn
toàn phẳng cho đến tận cạnh mép, thì chiều dày quan sát có thể khác so với
chiều dày thực. Việc làm tròn mép có thể xảy ra bởi quá trình gá lắp, mài, đánh
bóng hoặc tẩm thực (xem 6.6 và Điều A.1).
6.6. Lớp mạ trên
Lớp mạ trên mẫu phục
vụ cho việc bảo vệ các mép lớp phủ trong quá trình chuẩn bị mặt cắt ngang và
như vậy nhằm loại trừ phép đo không chính xác. Việc loại bỏ vật liệu lớp phủ đối
với lớp mạ trên trong quá trình chuẩn bị bề mặt có thể gây nên số đo chiều dày
thấp đi.
6.7. Tẩm thực
Tẩm thực tối ưu sẽ
tạo được một đường mảnh sẫm màu và xác định rõ tại giao diện giữa hai kim loại.
Một đường rộng hoặc kém xác định có thể đưa đến phép đo không chính xác.
6.8. Sự dính bẩn
Quá trình đánh bóng
có thể để lại kim loại dính bám mà nó làm mờ biên giới thực giữa hai kim loại
và đưa đến một phép đo không chính xác. Điều này có thể xảy ra với các kim loại
mềm như chì, indi và vàng. Để giúp nhận diện có hoặc không sự dính bám, cần lặp
lại quá trình đánh bóng, tẩm thực, và đo một vài lần. Bất kỳ sự thay đổi đáng
kể nào trong số đọc là một chỉ dẫn về sự dính bẩn có thể.
6.9. Độ tương phản
kém
Độ tương phản nhìn
bằng mắt giữa các kim loại trong SEM là kém khi số nguyên tử của chúng gần
nhau. Ví dụ, các lớp niken sáng bạc và nửa sáng bạc không thể phân biệt được
chỉ đến khi biên giới chung của chúng có thể được làm rõ ra một cách thích đáng
bằng quá trình tẩm thực phù hợp và phương pháp SEM. Đối với một số hợp chất kim
loại, phương pháp tia X phân bố theo năng lượng (xem A.3.5) hoặc hình ảnh tán
xạ ngược (xem A.3.6) có thể hữu ích.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với một chiều dày
lớp phủ đã cho, sai số đo có khuynh hướng tăng lên với độ khuếch đại giảm đi.
Nếu vậy, thực tế phải chọn độ khuếch đại sao cho trường quan sát trong khoảng
1,5 đến 3 lần chiều dày lớp phủ.
Sự chỉ báo độ khuếch
đại của một SEM thường là khác với độ khuếch đại thực sự trên 5 % thường được
niêm yết và đối một số thiết bị, nhận thấy độ khuếch đại biến đổi 25 % ngang
qua trường quan sát. Sai số độ khuếch đại được giảm thiểu đến đến mức nhỏ nhất
bằng cách sử dụng một thiết bị trắc vi kế có bàn soi SEM phù hợp.
6.11. Sự đồng đều của
độ khuếch đại
Do độ khuếch đại có
thể không đồng đều trên toàn bộ trường, sai số có thể sinh ra nếu cả phép đo
hiệu chuẩn và phép đo mẫu không được thực hiện trên cùng một phần của trường.
Những sai số này là rất đáng kể.
6.12. Tính ổn định
của độ khuếch đại
6.12.1. Tính ổn định của độ
khuếch đại có thể thay đổi theo thời gian. Sự ảnh hưởng này có thể được giảm
đến mức nhỏ nhất bằng cách lắp đặt bàn soi trắc vi kế và vật mẫu liền kề trên
bàn soi SEM sao cho việc duy trì được thời gian di chuyển ngắn.
6.12.2. Một sự thay đổi độ
khuếch đại có thể xảy ra khi việc điều chỉnh được thực hiện với sự điều tiêu và
sự điều chỉnh điện tử SEM khác; ví dụ quá trình điều chỉnh vòng quay quét, điện
thế vận hành và độ tương phản.
Một sự thay đổi như
vậy được ngăn cản bằng cách không sử dụng sự điều chỉnh tiêu điểm hoặc sự điều
chỉnh điện tử khác của SEM sau khi chụp ảnh thang đo vi trắc kế trên đĩa ngoại
trừ tiêu điểm sử dụng sự điều chỉnh x, y và z của bàn soi. Sự thao tác thích
hợp sự điều chỉnh x, y và z sẽ đưa bề mặt mẫu tới điểm tiêu cự của chùm tia
SEM.
6.13. Tính ổn định của vi ảnh
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. Chuẩn bị mặt cắt
ngang
Chuẩn bị mẫu thử sao
cho:
a) Mặt cắt ngang
vuông góc với mặt phẳng lớp phủ;
b) Bề mặt phẳng và
toàn bộ chiều rộng của hình ảnh lớp phủ nằm trong tiêu điểm cùng lúc ở độ
khuếch đại được dùng để đo;
c) Tất cả vật liệu bị
biến dạng do quá trình cắt hoặc tạo mặt cắt ngang được loại bỏ;
d) Biên giới mặt cắt
ngang lớp phủ được xác định sắc nét bởi không có gì hơn ngoài dạng tương phản
hoặc bởi vạch nhỏ hẹp, rõ ràng xác định;
e) Nếu có thể đo được
tín hiệu sóng video, đường quét tín hiệu là phẳng trừ phần ngang qua hai biên
giới của lớp phủ.
CHÚ THÍCH: Chỉ dẫn
tiếp theo được nêu trong Phụ lục A
8. Hiệu chỉnh thiết
bị
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trước khi sử dụng,
từng thiết bị (5.1) phải được hiệu chỉnh với một trắc vi kế có bàn soi SEM hoặc
lưới (5.2) sử dụng một ảnh được chụp ở cùng điều kiện như khi sử dụng để đo mẫu
thử.
Phải có sự chú ý
thích đáng đến các nhân tố nêu trong Điều 6, tới cách tiến hành nêu trong Điều
9, và tới giới hạn độ không đảm bảo đo của Điều 10. Phải kiểm tra tính ổn định
việc hiệu chỉnh tại những khoảng thời gian thường xuyên.
8.2. Chụp ảnh
Chụp ảnh hình của
thang đo vi trắc kế sử dụng một tỷ lệ tín hiệu - nhiễu nhỏ nhất 2 đến 1 và với
độ tương phản hình ảnh đủ lớn cho phép đo sau này.
8.3. Phép đo
8.3.1. Đo khoảng cách vuông
góc tâm đến tâm giữa các đường trong hình ảnh được chụp với độ chính xác nhỏ
nhất 0,1 mm. Đối với phép đo này sử dụng một thiết bị đọc nhiễu xạ phẳng hoặc
tương đương.
8.3.2. Lặp lại phép đo tại
ít nhất tại 3 vị trí khác nhau và chúng cách nhau trên ảnh ít nhất 3 mm để xác
định khoảng cách trung bình.
8.4. Tính độ khuếch
đại
Tính độ khuếch đại
của bức ảnh bằng cách chia giá trị trung bình các phép đo giữa các đường đã
chọn cho khoảng cách được thừa nhận giữa các đường này:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong đó:
g độ khuếch đại;
lm khoảng cách đo trên
bức ảnh (trung bình các phép đo), tính bằng milimet;
lc khoảng cách được thừa
nhận, tính bằng milimet.
9. Cách tiến hành
9.1. Mỗi một thiết bị (5.1)
phải được vận hành theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phải có sự chú ý thích đáng
đến các nhân tố nêu trong Điều 6 và độ không đảm bảo đo của Điều 10.
9.2. Thực hiện một vi ảnh
của mẫu thử trong cùng điều kiện, chỉnh đặt thiết bị như khi sử dụng cho việc
hiệu chuẩn và thực hiện một phép đo thích hợp của hình vi ảnh. Tiến hành các
bước theo 9.2.1 hoặc 9.2.2.
9.2.1. Vi ảnh quy ước
9.2.1.1. Với các biên giới của
lớp phủ được xác định sáng sủa và rõ ràng, tiến hành làm các vi ảnh quy ước của
thang đo trắc vi kế trên giá soi SEM và của mẫu thử.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.2.2. Tín hiệu video
dạng sóng
9.2.2.1. Chụp ảnh tín hiệu
video dạng sóng đối với một quá trình quét tín hiệu qua mặt cắt lớp phủ và qua
thang đo trắc vi kế có đĩa soi SEM.
9.2.2.2. Để đo lớp phủ, tiến
hành đo khoảng cách nằm ngang giữa điểm uốn của các phần thẳng đứng của quá
trình quét tại các đường biên của lớp phủ. Thực hiện các phép đo với độ chính
xác 0,1 mm sử dụng thiết bị đọc nhiễu xạ phẳng hoặc dụng cụ tương đương.
CHÚ THÍCH: Chỉ dẫn
tiếp theo được nêu trong Phụ lục A.
9.3. Tính chiều dày
từ công thức
Trong đó:
d chiều dày lớp phủ,
tính bằng milimet;
lm khoảng cách tuyến
tính trên vi ảnh, tính bằng milimet;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.
Độ không đảm bảo đo
Việc hiệu chỉnh và
vận hành thiết bị phải được thực hiện để độ không đảm bảo của phép đo chiều dày
lớp phủ nhỏ hơn 10 % hoặc 0,1µm, chọn khả năng nào lớn hơn (xem A.3.7).
11.
Biểu thị kết quả
Biểu thị kết quả ra
micromet với độ chính xác đến 0,01µm, nhưng với ba chữ số nếu lớn hơn 1 µm.
CHÚ THÍCH: Điều kiện
này nhằm làm giảm đến mức nhỏ nhất độ không đảm bảo đo do việc làm tròn các giá
trị đã tính.
12.
Báo cáo thử
Báo cáo thử nghiệm
phải bao gồm các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn
này, TCVN 10618 (ISO 9220);
b) Giá trị đo được;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Vị trí các phép đo
trên (các) mẫu thử;
e) Độ khuếch đại khi
đo trước và sau các phép đo mẫu thử;
f) Bất kỳ đặc điểm
không bình thường của phép đo mà nó ảnh hưởng đến kết quả;
g) Ngày tháng thực
hiện phép đo;
h) Tên của người chịu
trách nhiệm đối với các phép đo;
i) Kiểu đo: vi ảnh
quy ước hay tín hiệu video dạng sóng.
Phụ lục A
(Tham khảo)
Hướng dẫn chung về
việc chuẩn bị và đo mặt cắt ngang
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Việc chuẩn bị mẫu thử
và đo chiều dày lớp phủ phụ thuộc phần lớn vào các biện pháp kỹ thuật riêng và
tồn tại một sự đa dạng các biện pháp kỹ thuật phù hợp hiện có. Không hợp lý để
quy định chỉ một loạt các kỹ thuật và không thực tiễn để gộp chung tất cả các
kỹ thuật phù hợp đó. Các kỹ thuật trình bày trong phụ lục này chỉ nhằm mục đích
hướng dẫn.
A.1. Gá lắp
Để ngăn ngừa việc làm
tròn mép mặt cắt ngang lớp phủ, bề mặt thoáng của lớp phủ phải được gá đỡ sao
cho không có khoảng trống giữa lớp phủ và vật gá đỡ nó. Điều này thường được
thực hiện bằng cách mạ chồng trên lớp phủ ít nhất 10 µm một kim loại có độ cứng
tương tự với độ cứng lớp phủ. Đồng thời lớp mạ chồng phải có tín hiệu điện tử
khác biệt so với tín hiệu điện tử của lớp phủ.
Bề mặt vật liệu gá đỡ
có khả năng làm dây dẫn điện để ngăn ngừa sự tích điện tăng cao.
Nếu việc gia công mẫu
được thực hiện từ vật liệu rất mềm, các hạt bột mài có thể trở nên được gắn vào
trong quá trình mài. Điều này có thể giảm thiểu bằng cách nhúng giấy nháp vào
một chất bôi trơn trong quá trình mài hoặc bằng cách sử dụng một dòng chảy xiết
chất bôi trơn. Nếu các hạt bột mài trở nên gắn vào, chúng có thể được loại bỏ
bằng cách áp dụng cách đánh bóng nhanh chóng, nhẹ nhàng bằng tay với kim loại
đánh bóng sau khi mài và trước khi đánh bóng kim cương hoặc bằng một hoặc nhiều
chu trình tẩm thực và đánh bóng xen kẽ nhau.
A.2. Mài và đánh bóng
A.2.1 Điều quan trọng là
duy trì được bề mặt mặt cắt ngang của vật gá lắp vuông góc với lớp phủ. Điều
này được thực hiện bằng cách kết hợp chặt chẽ các mảnh phụ của một kim loại
tương tự trong quá trình gá lắp dẻo gần mép ngoài, bằng cách thay đổi một cách
có chu kỳ hướng mài (xoay qua 90o), và bằng cách duy trì thời gian
và áp lực mài nhỏ nhất. Nếu như trước khi tiến hành mài, các vạch chuẩn được
đánh dấu ở phía thiết bị gá lắp, bất kỳ độ nghiêng nào so với phương nằm ngang
cũng dễ dàng đo được. Mài các mẫu được gá lắp trên giấy nhám thích hợp, sử dụng
một chất bôi trơn chấp nhận được như là nước hoặc cồn trắng và dùng một áp lực
nhỏ nhất để loại trừ sự cắt vát bề mặt. Quá trình mài ban đầu phải sử dụng giấy
có độ nhám 100 hoặc 180 để làm lộ ra biên dạng thực của mẫu và để loại bỏ bất
kỳ kim loại biến dạng nào. Tiếp theo, dùng giấy có độ nhám 240, 320, 500 và 600
mài từ 30 đến 40 s trên mỗi loại giấy, không được vượt quá thời gian, đổi hướng
mài 90o
cho mỗi quá
trình thay giấy. Sau đó, theo khuyến nghị, nên đánh bóng lần lượt với bột kim
cương từ 6 đến 9 µm, 1 µm, và 0,5 µm trên vải siêu mịn.
A.2.2. Một cách tiện lợi để
kiểm tra độ côn của mặt cắt ngang là gá lắp một đoạn que tròn hoặc dây thép có
đường kính nhỏ cùng với mẫu vật sao cho mặt cắt ngang vuông góc của que song
song với mặt cắt của lớp phủ. Nếu tồn tại độ lệch, mặt cắt của que sẽ là hình
elip.
A.2.3. Nếu sử dụng kỹ thuật
quét tín hiệu video dạng sóng, điều quan trọng là các vết xước phải được hoàn
toàn loại bỏ và vì quá trình đánh bóng phía trên không loại bỏ một cách chọn
lọc được nhiều hơn so với các phương pháp khác một trong nhiều kim loại, cho
nên việc quét tín hiệu bị méo. Với quá trình đánh bóng cẩn thận, không cần phải
sử dụng hóa chất ăn mòn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.3.1. Nếu hình ảnh của mặt
cắt ngang, như bộc lộ ra trong vi ảnh quy định, sẽ được tiến hành đo và nếu các
đường biên của mặt cắt ngang lớp phủ được lộ ra đơn độc bởi độ tương phản chụp
được giữa hai vật liệu, chiều rộng biểu kiến của mặt cắt ngang lớp phủ có thể
thay đổi tùy thuộc vào sự điều chỉnh độ tương phản và sáng tối. Sự thay đổi có
thể lớn tới 10 % khi không có bất kỳ thay đổi nào ở độ khuếch đại của thiết bị.
Để làm giảm đến mức nhỏ nhất độ không chắc chắn thu được, điều chỉnh độ tương
phản và độ sáng tối sao cho hình ảnh hiện lên chi tiết bề mặt của vật liệu ở
mỗi bên của mỗi đường biên.
A.3.2. Bởi vì độ khuếch đại
của một SEM có thể thay đổi đồng thời theo thời gian và có thể thay đổi như là
một hệ quả của việc thay đổi các thiết lập thiết bị khác, cho nên cần hiệu
chỉnh thiết bị ngay trước và sau phép đo mẫu thử. Đối với các phép đo giới hạn,
phải sử dụng giá trị trung bình của các phép đo hiệu chỉnh được thực hiện trước
và sau phép đo mẫu thử. Điều này bảo đảm là không có sự thay đổi trong độ
khuếch đại đã xảy ra và nó cung cấp thông tin về độ chính xác của sự hiệu
chỉnh.
A.3.3. Nếu tiến hành đo
đường quét dạng sóng video, phép đo được thực hiện ở khoảng cách nằm ngang giữa
các điểm uốn tại đường biên. Điểm uốn là nửa chừng giữa đường quét ngang của
hai vật liệu. Bởi vì khoảng cách nằm ngang này độc lập với độ tương phản và độ
sáng tối và được xác định một cách chính xác, một số người vận hành ưa thích
việc đo đường quét dạng sóng video cho các phép đo chính xác tại độ khuếch đại
cao hơn.
A.3.4. Đối với đường quét
dạng sóng video, chọn một phần của mẫu thử đã được đánh bóng mà nó sinh ra một
tín hiệu bằng phẳng, êm ả.
A.3.5. Nhiều kính hiển vi
điện tử quét SEM được trang bị quang phổ tia X phân bố theo năng lượng (EDS) giúp
ích cho việc nhận diện các tầng khác nhau của lớp phủ kim loại. Độ phân giải
của EDS tốt nhất là khoảng 1 µm và thường là kém hơn.
A.3.6. Việc sử dụng các hình
ảnh tán xạ ngược thay thế cho các hình ảnh điện tử thứ cấp cũng có thể giúp ích
trong việc phân biệt các lớp kim loại với số nguyên tử gần sát nhau như 1 và
với một độ phân giải 0,1 µm.
A.3.7. Sự nghiên cứu toàn
diện về sai số đo chưa có báo cáo. Đối với một lớp phủ vàng mỏng, một phòng thí
nghiệm đã báo cáo độ không đảm bảo đo 0,039 µm dùng để chứng nhận thang đo trắc
vi kế có bàn soi SEM, 0,02 µm đối với phép đo vi ảnh hiệu chỉnh và 0,02 µm đối
với phép đo quá trình quét tín hiệu video dạng sóng.