TIÊU
CHUẨN QUỐC GIA
TCVN
10589:2014
ISO 12114:1997
CHẤT DẺO GIA CƯỜNG SỢI – HỢP CHẤT ĐÚC
NHỰA NHIỆT RẮN VÀ PREPREG – XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH ĐÓNG RẮN
Fibre-reinforced
plastics -
Thermosetting
moulding compounds and prepregs - Determination of cure characteristics
Lời nói đầu
TCVN 10589:2014 hoàn toàn
tương đương với ISO 12114:1997. ISO 12114:1997 đã được rà soát và phê duyệt lại
vào năm 2012 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 10589:2014 do
Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC61/SC13 Composite và sợi gia cường
biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và
Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Một đặc tính quan
trọng của hợp chất nhựa nhiệt rắn là khả năng phản ứng, nghĩa là khả năng polyme
hóa dưới tác động của một xúc tác và/hoặc nhiệt. Khả năng phản ứng này có thể
được đánh giá bằng các phương pháp khác nhau. Tiêu chuẩn này đưa ra hai phương
pháp:
- phương pháp đầu là
một quy trình đơn giản được giới hạn ở việc xác định khả năng phản ứng và thời
gian sống bằng cách đo sự thay đổi nhiệt độ là hàm số của thời gian dưới các
điều kiện hay được sử dụng;
- phương pháp thứ hai
tinh vi hơn và đưa ra các thông tin về thuộc tính vật lý của hợp chất dưới các
điều kiện đúc được mô phỏng.
Việc mô tả thuộc tính
đóng rắn của một hợp chất nhựa nhiệt rắn không đạt được bởi một giá trị đơn lẻ.
Nó phụ thuộc vào một vài thông số, như áp lực, nhiệt độ và sự co ngót, và chúng
ảnh hưởng lẫn nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau này cũng phải được xác định. Một mô
tả như vậy có thể được đưa ra dưới dạng các phương trình toán học hoặc được
biểu thị dưới dạng các đường cong đối với các thông số khác nhau như trong tiêu
chuẩn này. Tất cả các đường cong của một hợp chất cụ thể được đưa vào cùng một
đồ thị để có thể dễ dàng xem xét sự phụ thuộc của các thông số quan tâm.
CHẤT
DẺO GIA CƯỜNG SỢI – HỢP CHẤT ĐÚC NHỰA NHIỆT RẮN VÀ PREPREG – XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH
ĐÓNG RẮN
Fibre-reinforced
plastics – Thermosetting moulding compounds and prepregs – Determination of
cure characteristics
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy
định hai phương pháp xác định đặc tính đóng rắn của hợp chất đúc nhựa nhiệt rắn
được gia cường và prepreg.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
– nhiệt sinh ra do phản
ứng tỏa nhiệt;
– sự giãn nở nhiệt của
hợp chất do tăng nhiệt độ;
– co ngót do phản ứng
đóng rắn.
Các phương pháp này
áp dụng được cho tất cả các hợp chất bao gồm các nền nhựa nhiệt rắn gia cường
bằng sợi. Đối tượng áp dụng chính là các hợp chất trên nền nhựa polyeste không
no.
Phương pháp I mô tả
phép thử xác định khả năng phản ứng của hợp chất nhựa nhiệt rắn theo một quy
trình đơn giản. Phương pháp này chỉ kiểm tra thuộc tính phản ứng của nhựa nền
và trạng thái ổn định của nó (yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của hợp chất
đúc).
Phương pháp II mô tả
phép thử sử dụng thiết bị tinh vi hơn, tốn nhiều thời gian hơn nhưng cung cấp
thông tin chi tiết bổ sung về thuộc tính vật lý của hợp chất dưới các điều kiện
đúc thực tế được mô phỏng. Quá trình này tạo ra một tấm có thể được sử dụng cho
thử nghiệm tiếp theo để xác định các tính chất của sản phẩm đúc đó.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn
sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện
dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn
không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
ISO 472:1988, Plastics
– Vocabulary (Chất dẻo – Từ vựng).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ISO 8606:1990, Plastics
– Prepregs – Bulk moulding compound (BMC) and dough moulding compound (DMC) –
Basis for a specification (Chất dẻo – Prepreg – Hợp chất đúc
dạng khối (BMC) và hợp chất đúc dạng bột (DMC) – Cơ sở của yêu cầu kỹ
thuật).
3. Thuật ngữ và định
nghĩa
Trong tiêu chuẩn này,
áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 471, ISO 8605 và ISO 8606 cùng
với các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Khả năng phản
ứng (reactivity)
Khả năng phản ứng của
vật liệu nhựa nhiệt rắn được lấy theo quy ước là gradient tối đa, tính bằng độ
Celcius trên giây, của đồ thị trong đó nhiệt độ vật liệu nhựa nhiệt rắn là hàm
số của thời gian trong quá trình đóng rắn.
3.2. Thuộc tính đóng
rắn (curing
behaviour)
Thuộc tính của vật
liệu nhựa nhiệt rắn khi được đúc trong các điều kiện đúc thông thường, như được
mô tả bằng bộ thông số sau:
– thời gian đóng rắn;
– giãn nở nhiệt;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
– co ngót tịnh (co ngót
do phản ứng không tính giãn nở nhiệt).
Giá trị của các thông
số này phụ thuộc vào các điều kiện đúc thực tế được sử dụng.
3.3. Đơn vị cơ sở (elementary unit)
Lượng nhỏ nhất sẵn có
mang tính thương mại của một sản phẩm đã cho. Mô tả (hình dáng, kích thước,
khối lượng v.v...) của một đơn vị cơ sở thường sẽ được định nghĩa trong yêu cầu
kỹ thuật của sản phẩm. Ví dụ, các đơn vị cơ sở có thể được cung cấp ở dạng cuộn
hoặc kiện.
CHÚ THÍCH Đối với một
sản phẩm đã cho, kích thước, khối lượng hoặc thể tích một đơn vị cơ sở có thể
thay đổi do kỹ thuật sản xuất mà không tạo ra thay đổi cần thiết đối với tính
chất của sản phẩm hoặc theo cách mà các tính chất này thay đổi trong đơn vị cơ
sở.
4. Thiết bị, dụng cụ
4.1. Phương pháp I
4.1.1. Khuôn hình trụ
bằng kim loại,
có đường kính trong 20 mm, được lắp với một thiết bị gia nhiệt và một hệ thống
kiểm soát nhiệt độ, trong lòng khuôn có lắp một chày ép bằng thép được gia
nhiệt (xem Hình 1).
4.1.2. Dụng cụ để tác
dụng lực tối thiểu 15 daN vào chày ép (xem Hình 2).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.1.4. Hệ thống ghi
thích hợp,
để vẽ đồ thị nhiệt độ theo thời gian.
4.1.5. Dụng cụ để
chuẩn bị mẫu thử hợp chất đúc khuôn (xem Hình 3).
4.1.6. Xy lanh, dùng để lấy mẫu thử
dạng nhão.
4.1.7. Cân phân tích, có độ chính xác đến
0,1 g.
4.1.8. Bàn chải dây
đồng để
làm sạch khuôn.
4.2. Phương pháp II
4.2.1. Máy ép, có khả năng tác
dụng một lực ép khuôn 100 bar ± 3 %.
4.2.2. Khuôn sắc cạnh, được lắp trên máy
ép, có diện tích bề mặt phần lõm không nhỏ hơn 200 cm2, có thể gia nhiệt
được đến 200 oC với độ chính xác 1
% (xem Hình 4). Ở chính giữa khuôn phải lắp một cảm biến áp lực và cảm biến
nhiệt độ. Đối với phép đo áp lực, có thể sử dụng cảm biến áp điện.
Cảm biến nhiệt độ
phải được cách nhiệt với khuôn để đo sự thay đổi nhiệt độ tại bề mặt của hợp
chất đúc với độ chính xác ±
1 %.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH Vì lý do
thực tế, nên gắn các cảm biến cách nhau khoảng cách tối đa là 30 mm và cách đều
trục đối xứng.
4.2.3. Dụng cụ ghi, được nối với các
cảm biến đặt trong khuôn, để vẽ đồ thị sự biến thiên theo thời gian của
– áp lực (từ 0 đến 150
bar);
– khoảng dịch chuyển
(từ 0 đến 20 mm);
– nhiệt độ (từ 0 đến
200 oC).
4.2.4. Calip, dùng để đo độ dày của
mẫu thử đúc.
5. Lấy mẫu
Đối với hợp chất đúc
khuôn dạng tấm, lấy một mẫu phòng thí nghiệm qua toàn bộ chiều rộng của cuộn. Ở
mỗi cạnh chiều rộng lấy lùi vào 5 cm để tránh ảnh hưởng mép biên.
Đối với hợp chất đúc
dạng khối, lấy một mẫu phòng thí nghiệm từ chính giữa của đơn vị cơ sở. Khi lấy
mẫu phòng thí nghiệm, không bóc lớp bảo vệ ra và ngay lập tức đặt mẫu vào túi
phù hợp để tránh mất mát chất bay hơi hoặc hấp thụ ẩm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. Điều hòa và môi
trường thử
6.1. Điều hòa
Điều hòa mẫu phòng
thí nghiệm trong thời gian đủ để đạt đến cân bằng nhiệt độ. Nhiệt độ của mẫu
phòng thí nghiệm ngay trước khi mẫu thử được lấy ra không được nhỏ hơn 18 oC.
6.2. Môi trường thử
Môi trường để thử
phải tương tự môi trường được sử dụng để điều hòa.
7. Mẫu thử
7.1 Quy định chung
Đối với cả hai phương
pháp, lấy ba mẫu thử từ mẫu phòng thí nghiệm đã được điều hòa.
CHÚ THÍCH Yêu cầu kỹ
thuật của sản phẩm hoặc người đề nghị phân tích có thể yêu cầu việc xác định
được tiến hành trên các mẫu thử bổ sung hoặc tại các vị trí nhất định trong đơn
vị cơ sở hoặc mẫu phòng thí nghiệm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với từng mẫu thử,
lấy 6 cm3 ± 0,5 cm3 vật liệu đúc khuôn,
tạo ra một mẫu thử cao từ 1,75 cm đến 2,10 cm. Số lượng này có thể đạt được
bằng phép đo trực tiếp một thể tích đã cho trong trường hợp nhựa hoặc bột nhão.
Đối với các hợp chất đúc khác, có thể dễ dàng cân một khối lượng nhất định được
tính từ khối lượng riêng của hợp chất đúc đó.
7.2.1. Mẫu thử hợp
chất đúc dạng tấm
Lấy số lượng miếng
hợp chất đúc yêu cầu bằng một chày ép đường kính 19 mm ± 1 mm. Cắt tất cả các miếng từ cùng
một tấm ở khoảng cách đều nhau khoảng 10 cm. Bóc lớp bảo vệ và xếp các miếng với
nhau để tạo thành mẫu thử.
7.2.2. Mẫu thử hợp
chất đúc dạng khối
Tạo hình hợp chất đúc
bằng dụng cụ mô tả trong 4.1.5.
7.2.3. Mẫu thử dạng
nhão
Lấy 6 cm3 ± 0,5 cm3 bột nhão hoặc nhựa
bằng xy lanh (4.1.6).
7.3. Phương pháp II
Độ dày mẫu thử đúc
tốt nhất phải bằng độ dày của sản phẩm đúc đại diện cho quá trình đúc. Tuy
nhiên, độ dày mẫu thử đúc phụ thuộc vào số lượng lớp hoàn thiện có cùng kích
thước của hợp chất đúc dạng tấm được sử dụng và các độ dày riêng lẻ của chúng
hoặc trong trường hợp hợp chất đúc dạng khối độ dày mẫu thử phụ thuộc vào khối
lượng riêng của hợp chất được thử.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.3.1. Mẫu thử hợp
chất đúc dạng tấm
Xếp số lượng yêu cầu
các lớp hoàn thiện với nhau. Đối với khuôn hình chữ nhật, mẫu thử phải trùm lên
toàn bộ chiều rộng của khuôn. Chiều dài tối thiểu của mẫu thử phải bằng chiều
dài khuôn trừ đi 10 mm (hoặc trừ đi 10 % đến tối đa 20 mm).
7.3.2. Mẫu thử hợp
chất đúc dạng khối
Cho khối lượng vật
liệu yêu cầu vào phần lõm của khuôn càng đều càng tốt.
8. Cách tiến hành
Nếu các điều kiện thử
được quy định trong yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, phải sử dụng các điều kiện này
khi có thể.
8.1. Phương pháp I
Bật hệ thống gia
nhiệt và hệ thống ghi.
Để các thiết bị, dụng
cụ ấm lên đến khi cặp nhiệt điện chỉ thị một nhiệt độ ổn định (thường mất
khoảng 2 h).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chuẩn bị một mẫu thử
theo Điều 7 và ngay lập tức cho vào trong khuôn, đậy khuôn và tác dụng lực 15
daN hoặc lớn hơn nếu cần. (Trong hầu hết các trường hợp lực 15 daN là đủ để làm
rắn chắc vật liệu đúc. Tuy nhiên, nếu vật liệu chưa đủ rắn chắc, thể hiện ở độ
xốp hoặc rỗng thì phải tăng lực lên. Lực được sử dụng phải nêu trong báo cáo
thử nghiệm).
Dừng hệ thống ghi khi
đường cong nhiệt độ đạt đến điểm tối đa và nhiệt độ bắt đầu giảm xuống. Mở
khuôn và lấy mẫu thử đúc ra.
Rửa sạch phần lõm của
khuôn và đột, đậy khuôn và đợi cho đến khi nhiệt độ không sai khác nhiều hơn 2 oC trước khi đúc mẫu
tiếp theo.
8.2. Phương pháp II
Chọn và ghi lại các
điều kiện thử.
Điều chỉnh trước các
thiết bị điều khiển trên dụng cụ.
Chuẩn bị một mẫu thử
theo Điều 7.
Bắt đầu hệ thống ghi
và đặt mẫu thử vào phần lõm của khuôn và đậy khuôn trong vòng 10 s.
CHÚ THÍCH Các mẫu thử
hợp chất đúc dạng tấm nên được uốn cong để thuận lợi cho việc tác dụng lực.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu kiểm tra mẫu thử
đúc thấy có hiện tượng rỗ thì giảm chiều dài và lặp lại phép thử để loại trừ
rỗ.
CHÚ THÍCH Quy trình
thử này chỉ cho phép hợp chất đúc chảy có giới hạn (xem 7.3.1). Quy trình cụ
thể này đã được chọn để giảm đến mức tối thiểu ma sát khi đúc, vốn thường làm
tăng không rõ lý do nhiệt độ của hợp chất đúc. Kết quả là việc thoát khí không
được triệt để như trong các điều kiện đúc thông thường. Điều này cần được ghi
nhớ nếu các mẫu dùng cho thử nghiệm tiếp theo sẽ được cắt từ mẫu đúc như vậy.
9. Biểu thị kết quả
9.1. Phương pháp I
Xác định từ đường
cong đã ghi (xem Hình 5) các thông số sau:
a) Khả năng phản ứng,
tương ứng với giá trị cao nhất của gradient nhiệt độ, theo độ Celsius trên
giây. Giá trị này được xác định bởi tiếp tuyến với đường cong tại điểm uốn thứ
hai của đường cong.
b) Thời gian để bắt
đầu quá trình polyme hóa, được xác định là thời gian từ khi bắt đầu phép đo
(nghĩa là điểm khi nhiệt độ đạt đến 50 oC) và thời gian khi quá trình polyme hóa bắt
đầu, được xác định bởi điểm uốn đầu tiên của đường cong (t1 trong Hình 5).
c) Nhiệt độ để bắt
đầu quá trình polyme hóa, là nhiệt độ tương ứng với điểm uốn đầu tiên (T1 trong Hình 5).
d) Thời gian đạt đến
nhiệt độ cao nhất, là khoảng thời gian từ khi bắt đầu phép đo đến điểm mà nhiệt
độ đạt đến giá trị cao nhất (t2 trong Hình 5).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.2. Phương pháp II
Xác định từ đường
cong đã ghi (xem Hình 6) các dữ liệu sau:
a) Điểm zero trên
trục thời gian (điểm bắt đầu hoặc thời gian "zero", được lấy là điểm
khi áp lực phần lõm của khuôn đạt đến 10 bar.
b) Thời gian đóng rắn
theo nhiệt độ (CT), là thời gian để mẫu thử đạt đến nhiệt độ cao nhất của nó
(điểm 1 trên đường nhiệt độ-thời gian trong Hình 6). Thời gian này được đo từ
điểm zero trên trục thời gian.
c) Nhiệt độ đúc: Sau
khi vượt qua giá trị cao nhất (điểm 1), nhiệt độ này của mẫu thử tiệm cận cân
bằng với nhiệt độ của khuôn (phần 2 của đường nhiệt độ-thời gian trong Hình 6).
Nhiệt độ ổn định này được xác định là nhiệt độ đúc.
d) Điểm bắt đầu giãn
nở nhiệt (DS3), là điểm thấp nhất trong hành trình của nắp khuôn (điểm 3 trên
đường dịch chuyển-thời gian trong Hình 6) và chỉ ra điểm mà tại đó mẫu thử vừa
trải rộng sang hai cạnh, điền đầy vào khuôn và bắt đầu giãn nở lên phía trên.
Ghi lại các giá trị dịch chuyển và thời gian tại điểm này.
CHÚ THÍCH Sự giãn nở
và co ngót như mô tả trong tiêu chuẩn này là sự dịch chuyển theo hướng chiều
dày của mẫu thử. Không được nhầm lẫn với sự giãn nở và co ngót trong mặt phẳng
của mẫu thử.
e) Giãn nở lớn nhất
(DS4) là dịch chuyển của nắp khuôn đạt đến giá trị lớn nhất trên đường dịch
chuyển-thời gian (điểm 4 trong Hình 6), là điểm tại đó co ngót trở thành yếu tố
áp đảo. Ghi lại giá trị dịch chuyển và thời gian tại điểm này.
f) Giãn nở nhiệt
riêng (pha lỏng) (STE) được tính toán theo phần trăm từ công thức:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó
DS3 là điểm thấp nhất
trong hành trình của nắp khuôn;
DS4 là giãn nở lớn
nhất.
g) Điểm cuối của sự
co ngót (DS5), là dịch chuyển của nắp khuôn tại thời điểm cuối quá trình đóng
rắn (phần 5 của đường dịch chuyển-thời gian trong Hình 6). Ghi lại giá trị này
tương ứng với độ dày cuối của mẫu thử đúc.
h) Co ngót do phản
ứng (RS) được tính toán theo phần trăm từ công thức
RS
= x 100
trong đó
DS4 là giãn nở lớn
nhất;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
i) Co ngót tịnh (NS)
phát sinh do co ngót phản ứng gây ra bởi phản ứng đóng rắn không tính đến giãn
nở nhiệt. Tính giá trị co ngót tịnh NS theo phần trăm từ công thức
NS
= x 100
trong đó
DS3 và DS 5 theo định
nghĩa ở trên.
j) Áp lực đúc (MP):
Phần bắt đầu của đường áp lực-thời gian, chỉ ra pha áp lực không đổi (phần 6
của đường này trong Hình 6). Ghi lại giá trị này là áp lực đúc.
k) Thời gian đóng rắn
từ đường áp lực (CP), là thời gian cần trong suốt quá trình đóng rắn đối với áp
lực cục bộ trong khuôn để đạt giá trị thấp nhất hoặc thấp không đổi do ảnh
hưởng bởi co ngót cục bộ, được lấy từ đường áp lực-thời gian, (điểm 7 trên
đường áp lực-thời gian trong Hình 6).
10.
Độ chụm
Độ chụm của phương
pháp này chưa biết vì thiếu các số liệu thử nghiệm liên phòng.
11.
Báo cáo thử nghiệm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Mô tả và nhận biết
đầy đủ về hợp chất đúc được sử dụng;
b) Mô tả đầy đủ quy
trình sử dụng để lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử;
c) Các điều kiện thử
sử dụng;
d) Từng kết quả riêng
lẻ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn;
1) Đối với phương
pháp I
(i) khả năng phản
ứng, biểu thị bằng độ Celsius trên giây,
(ii) thời gian bắt
đầu quá trình polyme hóa, biểu thị bằng giây,
(iii) nhiệt độ bắt
đầu quá trình polyme hóa, biểu thị bằng độ Celsius,
(iv) thời gian đạt
đến nhiệt độ cao nhất, biểu thị bằng giây,
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2) Đối với phương
pháp II
(i) độ dày của mẫu
thử đúc tại nhiệt độ đúc, biểu thị bằng milimet, (ii) áp lực đúc, biểu thị bằng
bar,
(iii) nhiệt độ đúc,
biểu thị bằng độ Celsius,
(iv) thời gian đóng
rắn từ đường nhiệt độ, biểu thị bằng giây, (v) thời gian đóng rắn từ đường áp
lực, biểu thị bằng giây, (vi) giãn nở nhiệt riêng, biểu thị bằng phần trăm,
(vii) co ngót phản
ứng, biểu thị bằng phân trăm,
(viii) co ngót tịnh,
biểu thị bằng phần trăm;
e) chi tiết quy trình
bất kỳ không đề cập trong tiêu chuẩn này có ảnh hưởng đến kết quả thử.
Kích
thước tính bằng milimét
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình
2 - Nguyên lý của thiết bị (4.1.2)
Kích
thước tính bằng milimét
Hình
3 - Ví dụ về dụng cụ chuẩn bị mẫu thử từ sản phẩm dạng khối
Kích
thước tính bằng milimét
Hình
4 – Khuôn sắc cạnh
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình
6 - Bộ các đường điển hình nhận được theo phương pháp II