TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN
10046:2013
ISO 5473:1997
VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO –
XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NHÀU
Rubber – or plastics-coated fabrics
– Determination of crush resistance
Lời nói đầu
TCVN 10046:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 5473:1997
TCVN 10046:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu
dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học
và Công nghệ công bố.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Rubber – or plastics-coated fabrics
– Determination of crush resistance
CẢNH BÁO: - Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh
nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề
cập đến các vấn đề an toàn, nếu có liên quan, khi sử dụng tiêu chuẩn. Người sử
dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn, bảo vệ
sức khỏe phù hợp và tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền nhàu của
vải trắng phủ cao su hoặc chất dẻo. Phương pháp này có thể áp dụng đặc biệt cho
vật liệu dùng làm màng ngăn được cắt từ vải tráng phủ.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng
tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên
bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng
phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7837-1 (ISO 2286-1), Vải tráng phủ cao su hoặc chất
dẻo – Xác định đặc tính cuộn – Phần 1: Phương pháp xác định chiều dài, chiều
rộng và khối lượng thực
TCVN 8834 (ISO 2231), Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo
– Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.
3. Nguyên tắc
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Thiết bị, dụng cụ
4.1. Tấm đế, có các kích thước được nêu trong Hình 1.
4.2. Tổ hợp nút ấn tải trọng, có các kích thước được nêu trong
Hình 2.
4.3. Thiết bị thử nén ép, có tốc độ khoảng 0,08 mm/s.
Có thể sử dụng bất kỳ loại thiết bị nào đáp ứng các yêu cầu
này. Ví dụ, một cân bục có một vấu kẹp phía trên bệ cân và một vít vận hành
bằng tay để tác dụng lực sẽ là phù hợp nếu cân này tuân theo các yêu cầu về độ
chính xác và tốc độ.
Nguồn tác dụng tải phải có tổng tải trọng ít nhất là 5400 N.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 1 – Tấm đế
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ DẪN
1 Tất cả các cạnh sắc được loại bỏ
2 Nút ấn được lắp ấn trên tấm đế
Hình 2 – Tổ hợp ấn nút tải trọng
4.4. Bộ phận ghi lực, bao gồm một đồng hồ đo đã được hiệu chuẩn với một kim chỉ
lực tối đa, hoặc một máy ghi biểu đồ hiển thị lực yêu cầu để làm nhàu vải.
Nếu không có quy định khác về cách xác định lực, thiết bị
phải được điều chỉnh sao cho lực tối đa yêu cầu để làm nhàu mẫu thử có thể được
biểu thị dễ dàng bởi kim chỉ lực tối đa hoặc được đọc từ máy ghi biểu đồ.
Sai số của bộ phận phải không vượt quá 2 % đối với lực nhỏ
hơn hoặc bằng 200 N và 1% đối với lực lớn hơn 200 N.
5. Mẫu thử
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các mẫu thử phải rộng ít nhất 50 mm và dài 200 mm. Mỗi mẫu
phải thử ít nhất là ba giá trị thử.
6. Khoảng thời gian từ khi sản xuất đến khi thử nghiệm
6.1. Đối với tất cả các mục đích thử nghiệm, thời gian tối thiểu từ khi sản
xuất đến khi thử nghiệm phải là 16 h.
6.2. Nếu phép thử dùng để so sánh giữa các vật liệu, các khoảng thời gian
này càng gần nhau càng tốt.
6.3. Đối với các phép thử thực hiện trên sản phẩm, khi có thể, thời gian từ
khi sản xuất đến khi thử không nên quá 3 tháng. Trong các trường hợp khác, các
phép thử phải được thực hiện trong vòng 2 tháng kể từ ngày nhận được mẫu từ
khách hàng.
7. Môi trường điều hòa và thử nghiệm
Các mẫu thử phải được điều hòa và thử ở một trong các môi
trường A, B và C được nêu trong TCVN 8834 (ISO 2231).
8. Cách tiến hành
8.1. Đặt tấm đế (4.1) trên sàn của thiết bị thử (4.3) và đặt mẫu thử trên
tấm đế.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.2. Đặt nút ấn tải trọng của thiết bị lên mẫu thử sao cho khoảng trống rỗng
của nút, như thể hiện trên Hình 2, tiếp xúc với mẫu thử và trục của khoảng rỗng
vuông góc với mặt phẳng của mẫu thử. Đường bao của nút ấn tải trọng phải cách
cạnh bất kỳ của mẫu thử ít nhất là 12 mm. Tác dụng một lực vào nút ấn với tốc
độ khoảng 0,08 mm/s cho đến khi đạt giới hạn rão của vật liệu hoặc độ lệch tối
đa của kim chỉ lực, chọn giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị này. Ghi lại lực yêu
cầu để làm nhàu mẫu thử. Lặp lại qui trình này ít nhất hai lần nữa trên diện
tích mới của mẫu thử, cách ít nhất 12 mm so với các vị trí thử trước và so với
cạnh bất kỳ của mẫu.
8.3. Có thể dễ dàng nhận ra nếp nhàu trên vải bằng cách kéo căng mẫu thử.
Đáng lưu ý là vải có độ bền kéo căng ở các diện tích bị hư hại nhỏ hơn so với
các diện tích chưa bị hư hại.
9. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Ngày sản xuất, nếu biết, của mỗi mẫu được thử;
c) Môi trường điều hòa và thử;
d) Số lượng các mẫu thử được thử;
e) Lực yêu cầu để làm nhàu lớp tráng phủ hoặc vải, bất kỳ
trường hợp nào xảy ra trước, trên từng mẫu thử.