TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10043:2013
ISO 4637:1979
VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU - XÁC ĐỊNH ĐỘ
KẾT DÍNH GIỮA CAO SU VỚI VẢI - PHƯƠNG PHÁP KÉO TRỰC TIẾP
Rubber-coated fabrics -
Determination of rubber-to-fabric adhesion - Direct tension method
Lời nói đầu
TCVN 10043:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 4637:1979.
TCVN 10043:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu
dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học
và Công nghệ công bố.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Rubber-coated fabrics -
Determination of rubber-to-fabric adhesion - Direct tension method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ kết dính
giữa cao su với vải khi được kéo trực tiếp. Tiêu chuẩn này chỉ phù hợp khi vật
liệu được thử có độ dầy tương đối đồng nhất và phẳng hoặc đủ mềm dẻo để có thể
được giữa phẳng dưới một lực nén nhẹ. Tiêu chuẩn này đặc biệt phù hợp với các
vật liệu có một lớp cao su rất mỏng mà sẽ gặp khó khăn khi thử bằng phương pháp
băng hoặc bằng phương pháp bóc tách. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là kết quả của
phương pháp này không nhất thiết phải tương quan với các kết quả của phương
pháp băng được mô tả trong ISO/R 36, Xác định độ bền kết dính giữa cao su
lưu hóa với vải dệt.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng
tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên
bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng
phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8834 (ISO 2231), Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo
- Môi trường để điều hòa và thử ISO/R 468, Surface roughness (Độ nhám bề
mặt)
3. Nguyên tắc
Gắn các ống trụ kim loại lên hai mặt của mẫu thử bằng chất
kết dính phù hợp. Đo lực kéo cần thiết để tách rời cao su khỏi lớp vải. Lực kéo
này được tác dụng dọc theo trục của các ống trụ kim loại.
4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.2. Hai ống trụ kim loại, tốt nhất là nhôm, có đường kính 25 mm ± 0,5 mm và
dài khoảng 50 mm, mỗi ống có một đầu liên kết với các hàm kẹp của thiết bị thử
kéo. Đầu còn lại của ống trụ phải được gia công chính xác bằng máy phẳng và
vuông góc với trục chính. Độ phẳng trên toàn bộ bề mặt là rất quan trọng và độ
nhám bề mặt của ống trụ, sau khi chuẩn bị như mô tả trong Điều 7, phải có độ
lệch trung bình số học, Ra, không lớn hơn 0,80 mm, khi xác định theo hệ M của ISO/R 468.
4.3. Giấy ráp “ướt hoặc khô”, 600 grit
4.4. Kẹp, để giữ mẫu thử
4.5. Khuôn gá, làm cho các ống trụ thẳng hàng trong khi chuẩn bị tổ hợp
thử. Một khuôn phù hợp có thể làm bằng bất kỳ vật liệu cứng nào thích hợp như
thể hiện trên hình vẽ.
4.6. Quả nặng, có khối lượng 1 kg, có hình dạng và kích thước phù hợp để
tác dụng một tải trọng hướng trục vào các ống trụ.
4.7. Chất kết dính etyl xyanoacrylat, có độ nhớt từ 75 mPa.s đến 100
mPa.s đo được ở 25 0C, và độ bền liên kết tối thiểu với kim loại sẽ
được sử dụng là 14 MPa, đo được khi kéo trực tiếp. Chất kết dính được sử dụng
để thử chỉ làm ướt bề mặt mẫu thử và không được thấm qua làm ảnh hưởng đến mẫu
thử.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng chất kết dính có độ bền liên kết
thấp hơn một chút so với quy định tùy thuộc vào liên kết giữa cao su với vải
của vật liệu được thử. Tuy nhiên, độ nhớt phải nằm trong khoảng giới hạn đã
cho.
5. Mẫu thử
Mẫu thử gồm một miếng vật liệu hình vuông, kích thước các
cạnh khoảng 32 mm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các mẫu thử phải được điều hòa không ít hơn 24 h trong môi
trường thí nghiệm chuẩn được quy định trong TCVN 8834 (ISO 2231). Các điều kiện
tương tự phải được sử dụng trong suốt phép thử bất kỳ hoặc trong các loạt phép
thử bất kỳ dùng để so sánh.
7. Cách tiến hành
CẢNH BÁO: Phải có lời cảnh báo phù hợp để tránh việc hít
phải hơi tricloetylen, chất này rất độc hại đối với sức khỏe.
Tẩy sạch các ống trụ kim loại bằng cách rửa trong
tricloetylen sau đó không được chạm tay vào các bề mặt thử. Mài nhẹ các bề mặt
thử của từng ống trụ lên giấy ráp được đỡ trên bề mặt phẳng như tấm thủy tinh
hoặc một bàn vạch dấu, và sau đó lau sạch các bề mặt đã được mài bằng một miếng
giẻ sạch không bụi được ngâm trong tricloetylen. Làm khô ống trụ bằng cách chấm
nhẹ trên giấy thấm.
Tẩy sạch mẫu thử bằng cách lau sạch bằng một miếng giẻ sạch
không bụi được ngâm trong dung dịch 1 % (V/V) amoni hyđroxit (r 0,880 g/cm3) trong axeton. Để mẫu thử khô
trong môi trường không có bụi tại nhiệt độ phòng. Trong khi thực hiện thao tác
này và các thao tác tiếp theo, mẫu thử chỉ được giữ bằng kẹp.
Nhỏ một hoặc hai giọt chất kết dính lên bề mặt đã được chuẩn
bị của một ống trụ, và sau đó đặt nhẹ ống trụ khác lên trên ống trụ ban đầu,
sao cho các mặt được chuẩn bị không áp vào nhau. Dàn đều chất kết dính trên bề
mặt bằng cách quay tròn nhanh và nhẹ các ống trụ cân đối so với nhau. Tách rời
ngay các ống trụ để tránh bị dính và đặt một trong hai ống trụ vào khuôn gá với
bề mặt đã chuẩn bị quay lên trên. Nhỏ hai giọt chất kết dính lên bề mặt này,
đặt nhẹ mẫu thử lên và dàn đều chất kết dính bằng cách chà nhẹ mẫu thử ở trên
ống trụ. Nhỏ hai giọt chất kết dính lên bề mặt phía trên của mẫu thử, đặt nhẹ
ống trụ thứ hai lên và dàn đều chất kết dính bằng cách chà nhẹ ống trụ. Để hai
ống trụ thẳng hàng trong khuôn gá với mẫu thử được đặt cân xứng. Thời gian giữa
lần tác dụng chất kết dính đầu tiên và lần căn chỉnh thẳng hàng cuối cùng không
vượt quá 90 s. Đặt quả nặng lên trên đỉnh của ống trụ phía trên. Cẩn thận lấy
tổ hợp thử ra khỏi khuôn gá sau khoảng thời gian không nhỏ hơn 5 min.
Để yên tổ hợp thử từ 16 h đến 24 h trong môi trường thử
nghiệm chuẩn trước khi thực hiện phép đo lực kéo.
Sau khoảng thời gian này, cẩn thận lắp tổ hợp thử, giữ ở
nhiệt độ thử nghiệm chuẩn, vào trong thiết bị thử kéo, bảo đảm lắp thẳng hàng.
Vận hành thiết bị ở tốc độ tách hàm kẹp 50 mm/min ± 5 mm/min cho đến khi tách
rời tổ hợp thử. Ghi lại lực tối đa đạt được, kiểm tra mẫu thử đã tách rời và
ghi lại kiểu hư hại.
Loại bỏ kết quả của mẫu thử bất kỳ nếu hư hại xuất hiện
trong phạm vi chất kết dính hoặc tại chỗ kết dính liên kết với cao su hoặc với
kim loại và thực hiện lại phép thử. Thực hiện phép đo trên các mẫu thử bổ sung
cho đến khi có năm hư hại được chấp nhận.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8. Biểu thị kết quả
Biểu thị kết quả, là “lực tại hư hại” (dưới các điều kiện
quy định), là giá trị trung bình của các kết quả thử trên năm mẫu thử, tính
bằng kiloniutơn.
Kiểu hư hại phải được biểu thị là phần trăm gần đúng của
tổng diện tích kết dính của năm mẫu thử, bằng cách sử dụng các ký hiệu sau:
C = hư hại dính kết trong phạm vi cao su;
RF = hư hại kết dính giữa cao su và vải.
9. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Chi tiết về mẫu: mô tả đầy đủ mẫu và nguồn gốc của mẫu;
b) Phương pháp thử: viện dẫn tiêu chuẩn này;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Các kết quả thử: giá trị của độ kết dính được biểu thị
theo điều 8, cùng với việc mô tả kiểu hư hại theo điều 8;
e) Ngày thử nghiệm.
Hình vẽ - Chuẩn bị tổ hợp thử