TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9692:2013
ISO 6665:1983
DÂU TÂY -
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN LẠNH
Strawberries
- Guide to cold storage
Lời nói đầu
TCVN 9692:2013 hoàn toàn tương đương
với ISO 6665:1983; TCVN 9692:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia
TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau
quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa
học và Công nghệ công bố.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Strawberries
- Guide to cold storage
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các điều
kiện tối ưu để bảo quản lạnh các giống dâu tây tươi (chi Fragaria) để tiêu
thụ ở dạng tươi hoặc để chế biến.
Giới hạn áp dụng của tiêu chuẩn này được
nêu trong Phụ lục A.
2. Điều kiện thu hoạch và đưa vào
bảo quản
2.1. Thu hoạch
Dâu tây phải được thu hoạch vào thời
điểm mát nhất trong ngày, tốt nhất nên thu hái vào sáng sớm trong thời tiết
khô. Giai đoạn chín thích hợp để thu hái được xác định bằng diện tích và cường độ
của màu đỏ. Hầu hết các giống được thu hoạch khi ba phần tư bề mặt có màu đặc
trưng của giống. Quả được hái bằng cách ngắt cuống từng quả bằng ngón tay cái
và ngón trỏ. Phần cuống được giữ lại trên quả dài khoảng 1 cm.
Dâu tây được hái để bán nên còn
nguyên đài và cuống. Dâu tây dùng cho chế biến có thể không có đài hoa.
Dùng tay hái từng quả một cho vào vật
chứa.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các bao bì đựng quả dâu tây, để tiêu
thụ ở dạng tươi, phải lành lặn và không nên chất quá đầy. Bảo vệ quả khỏi bụi.
Khoảng không giữa các lớp quả trong
bao bì phải ít nhất là 2 cm để cho phép lưu thông không khí.
Quả dâu tây phải được xử lý cẩn thận
trong quá trình thu hái và bảo quản để tránh hư hỏng. Nếu thu hái quả trong
thời tiết lạnh và ướt thì quả dễ bị mốc xám.
2.2. Đặc tính chất lượng để bảo quản
Dâu tây để bảo quản lạnh phải nguyên
vẹn, lành lặn, tươi, sạch (không rửa) và không bị thối, côn trùng tấn công, ẩm
bên ngoài và mùi hoặc vị lạ.
2.3. Phương pháp xử lý
Vì quả dâu rất dễ bị hỏng, nên trước
khi đưa vào bảo quản phải được làm lạnh sơ bộ vài giờ sau khi thu hái để loại
bỏ nguồn nhiệt tự nhiên. Tốt nhất là làm lạnh sơ bộ bằng phun không khí lạnh.
2.4. Đưa vào bảo quản
Dâu tây cần được đưa vào bảo quản
lạnh ngay sau khi thu hoạch và làm lạnh sơ bộ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các bao bì có chứa sản phẩm phải được
vận chuyển cẩn thận. Vật chứa có thể được xếp chồng lên nhau với điều kiện đảm
bảo không khí lưu thông tốt xung quanh quả và tránh để nát quả trong các vật
chứa bên dưới.
Các vật chứa sản phẩm phải được đặt
trên các palet hoặc trên sàn bằng gỗ.
Để đảm bảo độ bền của bao bì và mang
lại hiệu quả kinh tế nhất trong việc sử dụng kho bảo quản, các bao bì phải được
xếp chồng lên các palet có giá đỡ mà có thể xếp chồng lên nhau đến chiều cao
cho phép của kho.
3. Điều kiện bảo quản tối ưu
3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu là từ 0 oC đến 2,5 oC. Nhiệt độ này có thể tăng đến 6 oC nhưng trong các điều kiện như vậy
sẽ giảm thiểu được các dao động. Mức dao động cho phép là ± 1 oC.
Ở 0 oC, nhiệt được sinh ra do quả hô hấp
tương ứng với 700 kcal/t/h đến 960 kcal/t/h; ở 5 oC nhiệt sinh ra tăng đến khoảng từ
900 kcal/t/h đến 1 900 kcal/t/h.
3.2. Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối tối ưu của không khí
là từ 85 % đến 90 %.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nên lưu thông không khí mạnh trong
khoảng thời gian làm lạnh để tăng tốc độ làm lạnh và độ đồng đều trong khối
hàng.
3.4. Thời hạn bảo quản
Dâu tây có thể được bảo quản ở nhiệt
độ khuyến cáo tối ưu từ 3 ngày đến 8 ngày, tùy theo chất lượng quả, nơi đến,
tốc độ làm lạnh và các điều kiện bảo quản.
Thời gian bảo quản tối đa ở 0 oC có thể là:
a) với dâu tây còn đài và cuống:
1) để tiêu thụ ở dạng quả tươi: 3
ngày đến 6 ngày,
2) để chế biến: 8 ngày;
b) với dâu tây không có đài và
cuống: 3 ngày.
Ở nhiệt độ cao hơn thì thời gian lưu
giữ sẽ ngắn hơn, ví dụ: ở 6 oC thì chỉ một ngày. Sau khoảng thời gian bảo quản này quả bắt đầu mất
dần độ tươi, màu sắc và cho thấy một số quả bị nhăn lại, hư hỏng và giảm hương
vị.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.5. Các hoạt động ở thời điểm kết
thúc bảo quản
Khi được lấy ra từ kho bảo quản
lạnh, dâu tây dùng để bán ra thị trường phải được làm ấm từ từ (để tránh ngưng
tụ nước); khi dâu tây được đưa ra bán thì ngừng quá trình làm lạnh. Dâu tây được
đưa ra tiêu thụ hoặc chế biến càng nhanh càng tốt sau khi được lấy ra khỏi kho
bảo quản.
PHỤ LỤC A
(Quy định)
Các
giới hạn áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn
chung. Vì tính đa dạng của quả tùy theo các yếu tố làm vườn, hoàn cảnh địa
phương mà có thể cần thiết để xác định các điều kiện khác nhau về thu hoạch
hoặc các điều kiện vật lý khác trong bảo quản.
Các khuyến cáo trong tiêu chuẩn này
không áp dụng rộng rãi, do đó mỗi chuyên gia cần phán đoán mọi sửa đổi cần
thiết.
Dâu tây thuộc loại quả dễ hỏng, dễ
suy giảm chất lượng. Chúng hô hấp mạnh và chín rất nhanh. Do đó, dâu tây không
bảo quản được trong khoảng thời gian dài và thời hạn sử dụng cũng rất ngắn. Tuy
nhiên, chúng thỉnh thoảng cần được bảo quản vài ngày và trong thời gian này nên
bảo quản lạnh.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PHỤ LỤC B
(Tham
khảo)
Khử
trùng và bệnh rối loạn ẩn hoa
B.1. Khử trùng
Để ngăn ngừa bệnh rối loạn ẩn hoa,
các biện pháp sau đây được khuyến cáo:
- khử trùng sơ bộ kho bảo quản lạnh
và các bao bì;
- sử dụng các bao bì đã được tẩm
chất khử trùng được phép sử dụng.
B.2 Bệnh rối loạn ẩn hoa
Hai bệnh quan trọng nhất phát triển
trên dâu tây trong quá trình bảo quản bắt nguồn từ vi sinh vật Botrytis
cinerea (mốc xám) và Rhizopus sp. Bệnh mốc xám là nguyên nhân gây
tổn thất dâu tây trong trang trại và cũng gây hư hỏng trong quá trình bảo quản.
Rhizopus làm cho dâu tây thối mềm, phát triển chủ yếu trong quá trình
vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ khi nhiệt độ trên 10 oC.