Đường
kính trong của mẫu thử
|
Bếp
điện
|
Đường
kính
|
Công
suất tối đa
|
mm
|
mm
|
W
|
Đến
180
|
145
|
1
000 ± 100
|
Trên
180 và đến 220
|
180
|
1
500 ± 150
|
Trên
220
|
220
|
2
000 ± 200
|
Để thử mẫu thử có đế không phẳng,
bếp điện được phủ lên trên một vòng chứa đầy hạt bằng đồng có kích thước hạt từ
0,100 mm đến 0,125 mm.
4.2. Thiết bị đo nhiệt độ,
hiển thị nhanh, chính xác đến 2 oC.
4.3. Nhiệt kế, để đo nhiệt
độ của nước.
4.4. Da sơn dương, khăn giấy
hoặc giấy mỏng dùng cho phòng thí nghiệm.
4.5. Dụng cụ chứa nước.
4.6. Đồng hồ bấm giây.
5. Mẫu thử và
lấy mẫu
5.1. Các dụng cụ dùng để thử
được coi là mẫu thử nhưng không được sửa đổi.
5.2. Mẫu thử phải đại diện
được cho toàn bộ lô hàng. Kế hoạch lấy mẫu phải được thỏa thuận giữa các bên
liên quan
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. Cách tiến
hành
6.1. Yêu cầu chung
CHÚ THÍCH - Phụ lục A giới thiệu
nguyên nhân cơ bản sự lựa chọn các điều kiện thử được qui định trong tiêu chuẩn
này.
Đối với mỗi phép thử sốc nhiệt, mẫu
thử được đổ đầy nước có nhiệt độ 20 oC ± 1 oC, đến độ cao
30 mm, nếu có thể được. Nếu không thể đổ nước vào mẫu thử đến độ cao 30 mm, thì
trong bản báo cáo thử nghiệm phải ghi độ cao thực tế đổ nước được. Phải bảo đảm
có nhiều nước có nhiệt độ 20 oC ± 1 oC (xem 6.2.1) để đủ
dùng.
Dùng bếp điện (4.1) đã được làm
nóng sơ bộ để đốt nóng mẫu thử, tiến hành đốt nóng với công suất tối đa của
bếp. Công suất tối đa phải đảm bảo để nhiệt độ thử đạt được không sớm hơn 5
phút sau khi bắt đầu đốt nóng.
Đo nhiệt độ bên trong tại đáy mẫu
thử ở khoảng cách bằng đường kính trong từ phía bên của mẫu thử.
6.2. Phép thử sốc nhiệt ban đầu
6.2.1. Khi nhiệt độ đạt tới
200 oC ± 5 oC (nhiệt độ sốc nhiệt), đổ nhanh nước có
nhiệt độ 20 oC ± 1 oC vào mẫu thử đến độ cao 30 mm. Sau 5
giây ± 1 giây lấy mẫu thử ra khỏi bếp điện, đổ nước có nhiệt độ 20 oC
± 1 oC lên toàn bộ mẫu thử và làm lạnh nhanh bằng cách đặt mẫu thử
ngay vào nước có nhiệt độ 20 oC ± 1 oC. Khi mẫu thử đạt
được đến nhiệt độ phòng (23 oC ± 1 oC) thì đổ nước ra,
lau khô mẫu thử bằng da sơn dương, khăn giấy hoặc giấy mỏng dùng cho phòng thí
nghiệm (4.4) và xem xét sự phá hỏng của mẫu thử (2.4).
6.2.2. Nếu mẫu thử không có
sự phá hỏng, đốt nóng mẫu thử đến nhiệt độ 220 oC ± 5 oC
(nhiệt độ sốc nhiệt của phép thử sốc nhiệt lần hai).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3. Phép thử lần thứ hai và
tiếp theo
6.3.1. Nếu trong suốt phép
thử ban đầu mẫu thử không bị phá hỏng, lặp lại phép thử ở nhiệt độ 220 oC
± 5 oC. Tiến hành phép thử lần hai như mô tả ở 6.2.1, nhiệt độ hiện
tại là 240 oC ± 5 oC nếu đốt nóng theo 6.2.2. Nếu thấy
xuất hiện sự phá hỏng, kết thúc ngay phép thử và nhiệt độ sốc nhiệt được lấy là
220 oC.
6.3.2. Nếu vẫn chưa xuất
hiện sự phá hỏng, tiến hành các phép thử tiếp theo như đã mô tả với nhiệt độ
tăng lên mỗi lần là 20 oC giữa hai lần thử liên tiếp cho đến khi
xuất hiện sự phá hỏng.
7. Biểu thị kết
quả
7.1. Nhiệt độ sốc nhiệt trung
bình
Tính toán nhiệt độ sốc nhiệt trung
bình số học từ các nhiệt độ sốc nhiệt của các mẫu thử riêng lẻ khi quan sát
thấy sự phá hỏng đầu tiên xuất hiện.
Nếu một trong các giá trị riêng lẻ
của ba phép thử chênh lệch nhau quá 50 oC so với nhiệt độ sốc nhiệt
trung bình, lấy thêm hai giá trị thử tiếp theo. Sau đó tính giá trị trung bình
số học của cả năm giá trị đó.
7.2. Độ bền sốc nhiệt trung bình
Tính toán độ bền sốc nhiệt trung
bình bằng cách trừ đi nhiệt độ của nước (20 oC) từ nhiệt độ sốc
nhiệt trung bình tính được theo 7.1.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các
thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) mô tả mẫu thử (hình dạng, đường
kính trong, độ dày của lớp men, dung tích, khối lượng, nhãn hiệu);
c) kế hoạch lấy mẫu;
d) số lượng mẫu thử đã thử;
e) đường kính và công suất tối đa
của bếp điện và có sử dụng vòng để phủ hay không;
f) nhiệt độ sốc nhiệt mà tại đó
nhìn thấy sự phá hỏng trên lớp men (các giá trị riêng rẽ và giá trị trung
bình);
g) độ bền sốc nhiệt trung bình;
h) loại phá hỏng của men và, nếu
cần, có cả ảnh của sự phá hỏng đó;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phụ lục A
(tham
khảo)
Lập luận cho các điều kiện thử nghiệm đã được
qui định
Lớp men phủ ngoài cùng bằng thủy
tinh nói chung là chịu tác dụng dưới áp suất nén. Ứng lực có ít hay nhiều là do
các điều kiện sử dụng, chẳng hạn, các dụng cụ dùng để đun nấu được đốt nóng và
làm lạnh, như vậy lớp men sẽ phụ thuộc vào ứng suất kéo và nó rất nhạy. Sự hư
hại lớp men này xảy ra ngẫu nhiên đối với các dụng cụ tráng men khi sự tăng
nhiệt độ chênh lệch nhau và nó phụ thuộc vào suốt quá trình sốc nhiệt. Đó là lý
do để phép thử độ bền sốc nhiệt được tiến hành tại lúc tăng nhiệt độ sốc nhiệt.
Tuy nhiên, xu hướng xẩy ra ứng suất kéo không chỉ phụ thuộc vào sốc nhiệt mà
còn phụ thuộc vào một số các yếu tố khác nữa, đặc biệt là hệ số dãn nở của men
và của kim loại, độ dày của lớp men phủ, modun đàn hồi và độ dẫn nhiệt.
Phép thử sốc nhiệt (2.1) vì vậy
được chọn bởi vì các vết nứt ở trong men thường là rất nhỏ và không nhìn thấy
được bằng mắt thường. Mặc dù thế nó vẫn được chấp nhận, vì sau khi đốt nóng nước
vẫn còn đọng lại trong các vết nứt do sự bay hơi rất nhanh (xem 6.2.1) và gây
ra sự vỡ men liền kề. Do đó nhiệt độ sốc nhiệt đúng trước khi có sự phá hỏng
xẩy ra là tiêu chuẩn thực tế để đánh giá.