Trypton
|
5,0g
|
Cao men
|
2,5g
|
Glucoza ngậm 1 phân tử nước (C6H12O6.H2O)
|
1,0g
|
Sữa bột gầy a
|
1,0g
|
Thạch
|
10g đến 15g b
|
Nước
|
1000ml
|
a Sữa bột gầy không
chứa các chất gây ức chế. Điều này có thể được chứng minh bằng các phép thử
so sánh sử dụng sữa bột gầy đã biết trước không chứa các chất gây ức chế.
|
b Tùy thuộc vào khả
năng đông của thạch.
|
5.5.2. Chuẩn bị
5.5.2.1. Chuẩn bị môi trường
hoàn chỉnh khô thương phẩm
Tiến hành theo hướng dẫn của nhà
sản xuất, nhưng trong mọi trường hợp, phải cho thêm sữa bột gầy ngay cả khi nhà
sản xuất coi việc thêm như vậy là không cần thiết.
Nếu cầu, chỉnh pH để sau khi khử
trùng, pH là 7,0 ở 250C.
5.5.2.2. Pha chế từ các thành
phần chính khô
Hòa tan và phân tán trong nước theo
trình tự sau: cao men, trypton, glucoza và cuối cùng là sữa bột gầy.
CHÚ THÍCH 1: Nước được hâm nóng sẽ
giúp cho việc hòa tan tốt hơn.
Cho thêm thạch và đun sôi, khuấy
đều cho đến khi thạch tan hoàn toàn, hoặc đun nóng bằng hơi nước trong khoảng
30 phút. Nếu dung dịch không trong thì lọc qua giấy lọc.
Nếu cần, chỉnh pH để sau khi khử
trùng, pH là 7,0 ở 250C.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phân phối môi trường này vào các
ống nghiệm (6.9) với các lượng từ 12ml đến 15ml trong mỗi ống, hoặc vào bình
cầu hoặc chai (6.9) với các lượng từ 100ml đến 150ml.
Khử trùng 15 phút bằng nồi hấp
(6.1) ở 1210C ± 10C. Nếu môi trường dùng ngay thì làm
nguội đến 450C trên nồi cách thủy (6.5). Nếu không dùng ngay, trước
khi bắt đầu tiến hành thử nghiệm vi sinh, để tránh mọi sự chậm trễ khi rót môi
trường, làm tan chảy hoàn toàn môi trường trên nồi cách thủy (6.6) sau đó làm
nguội đến 450C trên nồi cách thủy (6.5). (Xem 8.5.4)
Bảo quản môi trường đã chuẩn bị ở
nơi tối tại nhiệt độ từ 00C đến + 50C không quá 3 tháng.
Để kiểm tra nhiệt độ của thạch, nên
đặt một nhiệt kế vào một lượng dung dịch 15g/l thạch được đựng trong một bình
riêng biệt giống hệt loại bình để đựng môi trường. Việc đun nóng và làm nguội
đối với dung dịch kiểm tra nhiệt độ này phải được thực hiện tương tự như đối
với môi trường nuôi cấy.
6. Thiết bị,
dụng cụ
CHÚ Ý - Phải khử trùng tất cả
các dụng cụ tiếp xúc với mẫu thử, với chất pha loãng, với dung dịch hoặc môi
trường nuôi cấy phù hợp với TCVN 6263:2007 (ISO 8261:2001).
Có thể dùng các dụng cụ sử dụng một
lần để thay cho các dụng cụ thủy tinh có thể sử dụng nhiều lần, nếu phù hợp với
các yêu cầu qui định.
Sử dụng các thiết bị thông thường
của phòng thử nghiệm vi sinh, các thiết bị cần thiết để xử lý mẫu thử và các
dung dịch pha loãng theo qui định của TCVN 6263:2006 (ISO 8261:2001) và các
loại sau:
6.1. Thiết bị để khử trùng khô
(tủ sấy) hoặc khử trùng ướt (nồi hấp áp lực).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.2. Tủ ấm, có khả năng duy trì
ở 6,50C ± 0,50C.
6.3. Đĩa Petri, bằng thủy
tinh hoặc bằng chất dẻo, đường kính từ 90mm đến 100mm.
6.4. Pipet chia độ, được
nhét bông ở đầu, đã hiệu chỉnh đến 1ml ± 0,02ml, hoặc 10ml ± 0,2ml, hoặc 11ml ±
0,2ml.
6.5. Nồi cách thủy, có khả
năng duy trì ở 450C ± 10C.
6.6. Nồi cách thủy, có khả
năng duy trì ở nhiệt độ trên 1000C.
6.7. Thiết bị đếm khuẩn lạc, bao
gồm một bộ phận chiếu sáng có nền đen, được gắn với một kính lúp có độ khuyếch
đại 1,5 lần và có một dụng cụ đếm cơ hoặc điện tử.
6.8. pH mét bù nhiệt, có độ
chính xác tới ± 0,1 đơn vị pH ở 250C.
6.9. Ống nghiệm, có dung
tích khoảng 20ml (hoặc bình hoặc chai có dung tích thích hợp) và các bình
cầu hoặc chai có dung tích từ 150ml đến 250ml dùng để khử trùng và
bảo quản môi trường cấy.
Có thể dùng chai hoặc bình cầu có
nắp xoáy bằng kim loại không độc.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải
là mẫu đại diện. Mẫu không được hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình bảo
quản và vận chuyển.
Việc lấy mẫu không qui định trong
tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707).
8. Cách tiến
hành
8.1. Khái quát
Để tăng độ chụm của phương pháp,
việc chuẩn bị các dung dịch pha loãng cần phải được chuẩn hóa cẩn thận. Các yếu
tố tác động đến độ chụm là:
- Kiểu loại thiết bị khuấy trộn;
- Thời gian khuấy trộn;
- Chất pha loãng;
- Thời gian để cho các hạt to lắng
xuống và
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ Ý - Phải thực hiện các thao
tác vô trùng thông thường. Các thao tác qui định trong 8.2 và 8.3 không được
tiến hành dưới ánh nắng mặt trời.
8.2. Chuẩn bị mẫu thử và dung
dịch pha loãng ban đầu
Xem 8.2 của TCVN 6263:2007 (ISO
8261:2001).
8.3. Dung dịch pha loãng thập
phân tiếp theo
Xem TCVN 6507-1:2005 (ISO 6887-1:1999)
và 8.3 của TCVN 6263:2007 (ISO 8261:2001)
Có thể dùng các dãy dung dịch pha
loãng khác (ví dụ: dung dịch pha loãng ban đầu của 10ml mẫu thử trong 90ml chất
pha loãng hoặc 11ml mẫu thử trong 99ml chất pha loãng). Độ chính xác và độ chụm
của phương pháp sẽ lớn hơn khi sử dụng một lượng lớn hơn của mẫu thử và chất
pha loãng.
8.4. Thời gian tiến hành
Xem TCVN 6507-1:2005 (ISO
6887-1:1999)
8.5. Cấy và ủ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.5.2. Lấy thêm hai đĩa
Petri vô trùng. Dùng một pipet vô trùng khác cho vào mỗi đĩa 1ml dung dịch mẫu
thử pha loãng 10-1.
8.5.3. Nếu cần, lặp lại thao
tác này, sử dụng các dung dịch pha loãng thập phân tiếp theo.
8.5.4. Kiểm tra nhiệt độ của
môi trường cấy (5.5) để đảm bảo không vượt quá 460C.
Nếu nhiệt độ của môi trường cấy lớn
hơn 460C thì có thể làm hư hại hoặc giết chết các vi sinh vật ưa
lạnh trong mẫu thử. Nếu cảm thấy bất kỳ có sự hư hại nào, thì phải giàn rộng
đĩa và ủ ở nhiệt độ thấp.
Rót vào mỗi đĩa Petri khoảng 12ml
đến 15ml môi trường nuôi cấy (5.5)
Nếu dùng 15ml mà không thu được sự
phân bố đều của các vi sinh vật thì nên dùng 20ml.
8.5.5. Trộn thật đều dịch
cấy với môi trường bằng cách xoay đĩa Petri và để cho hỗn hợp đông đặc bằng
cách đặt các đĩa Petri này trên một mặt phẳng nằm ngang, mát.
8.5.6. Thời gian từ khi
chuẩn bị dung dịch pha loãng thứ nhất đến khi trộn chất cấy với môi trường
không được quá 15 phút.
8.5.7. Chuẩn bị đủ số đĩa
kiểm soát để kiểm tra độ vô trùng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Để tránh sự lan rộng, cần phải đề
phòng như sau:
- Phủ thêm một lớp môi trường cấy
lên mặt các đĩa cấy sau khi đã đông đặc, hoặc
- Nhỏ thêm một giọt glyxerol lên
giấy lọc trong nắp của đĩa.
8.5.9. Không chồng quá 6 đĩa
lên nhau. Để các chồng đĩa tách xa hẳn nhau cũng như xa thành và nóc tủ ấm.
8.6. Diễn giải
8.6.1. Đếm số khuẩn lạc trên
mỗi đĩa (xem 9.1) sử dụng thiết bị đếm khuẩn lạc (6.7)
Kiểm tra các đĩa này dưới ánh sáng
dịu. Điều này rất quan trọng vì những chấm khuẩn lạc nhỏ cũng phải được đếm,
nhưng điều cơ bản là kỹ thuật viên phải tránh đếm nhầm các hạt nhỏ không tan
hoặc hạt kết tủa trong đĩa với các khuẩn lạc nhỏ. Kiểm tra thật cẩn thận các
chấm còn nghi ngờ, dùng kính lúp có độ khuyếch đại cao hơn để phân biệt được
các khuẩn lạc với các chất lạ, nếu cần.
8.6.2. Những khuẩn lạc mọc
lan được xem là những khuẩn lạc đơn lẻ. Nếu các khuẩn lạc mọc lan nhưng ít hơn 1/4
bề mặt đĩa thì đếm những khuẩn lạc trên phần còn lại của đĩa và tính số lượng
tương ứng cho toàn đĩa. Nếu lan rộng hơn 1/4 bề mặt đĩa thì loại bỏ đĩa đó.
9. Biểu thị kết
quả
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tính số CFU từ các vi sinh vật, N,
trong 1 mililit sữa theo công thức:
N
= 
Trong đó:
SC
là tổng số khuẩn lạc đếm được trên tất cả các đĩa được giữ lại;
n1 là
số đĩa của độ pha loãng thứ nhất được giữ lại có chứa từ 10 đến 300 khuẩn lạc;
n2 là số đĩa của
độ pha loãng thứ hai được giữ lại có chứa từ 10 đến 300 khuẩn lạc;
d là hệ số pha loãng tương
ứng với độ pha loãng thứ nhất.
9.2. Nếu có nhiều hơn hai độ
pha loãng có thể đếm được cho kết quả từ 10 đến 300 khuẩn lạc thì công thức
phải được sửa đổi, có tính đến các độ pha loãng tiếp theo. Với ba độ pha loãng
thì theo công thức sau:
N
= 
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
n3 là số đĩa ở
độ pha loãng thứ ba được giữ lại, có chứa từ 10 khuẩn lạc đến 300 khuẩn lạc.
9.3. Làm tròn kết quả thu
được đến hai chữ số có nghĩa. Khi số cần làm tròn là 5 mà không có chữ số có
nghĩa nào đứng theo sau thì làm tròn số đứng trước chữ số 5 cho thành số chẵn. Ví
dụ: 28500 làm tròn thành 28000 và 11500 được làm tròn thành 12000.
Lấy kết quả là số đơn vị hình thành
khuẩn lạc (CFU) từ các vi sinh vật ưa lạnh trong 1 mililit sữa, biểu thị theo
số từ 1,0 đến 9,9 nhân với 10x, trong đó x là lũy thừa tương
ứng của 10.
VÍ DỤ: Việc đếm CFU vi sinh vật cho
kết quả như sau (hai đĩa Petri cho mỗi độ pha loãng được ủ):
- Ở độ pha loãng thứ nhất (10-2)
được giữ lại chứa 168 và 215 khuẩn lạc;
- Ở độ pha loãng thứ hai (10-3)
được giữ lại chứa 14 và 25 khuẩn lạc;
N
= 
Làm tròn kết quả như hướng dẫn trên
thu được 19000 hoặc 1,9 x 104 CFU vi sinh vật ưa lạnh trong một
mililit sữa.
9.4. Nếu có hai đĩa tương
ứng với mẫu thử chứa ít hơn 10 khuẩn lạc, thì báo cáo kết quả là “ít hơn 10 x
1/d CFU vi sinh vật ưa lạnh trong một mililit sữa”, trong đó d là hệ số
pha loãng của độ pha loãng thấp nhất.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10. Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết
quả thử nghiệm độc lập riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp,
tiến hành trên vật liệu giống hệt nhau, do cùng một người tiến hành trong cùng
một phòng thử nghiệm, sử dụng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn,
không quá 5% các trường hợp vượt quá 30% kết quả thấp hơn.
Nếu có nhiều hơn hoặc bằng 5% các
trường hợp không thỏa mãn các yêu cầu về độ lặp lại thì cần xem xét nguồn gốc
có khả năng gây sai lệch.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa về độ lặp
lại, xem TCVN 6910-1 (ISO 5725-1).
11. Báo cáo
thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải chỉ ra:
a) Mọi thông tin cần thiết để nhận
biết đầy đủ về mẫu thử;
b) Phương pháp lấy mẫu đã sử dụng,
nếu biết;
c) Phương pháp thử đã sử dụng và
viện dẫn tiêu chuẩn này;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) Kết quả thử nghiệm thu được hoặc
nếu độ lặp lại được kiểm tra thì nêu kết quả cuối cùng thu được.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 6400 (ISO 707), Sữa và sản
phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu.
[2] TCVN 6910-1:2001 (ISO
5725-1:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả
đo. Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung.
[3] TCVN 6910-2:2001 (ISO
5725-2:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả
đo. Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương
pháp đo tiêu chuẩn.