Liều dùng:
|
Ở nhiệt độ 20-300C dùng dung
dịch 4-5%;
Ở nhiệt độ 60-700C dùng dung
dịch 2-3%
|
Phun đều với lượng 1 l/m2. Thời
gian hoàn thành tiêu độc tính từ khi phun xong là 2-3 giờ.
4.2.3. Tiêu độc bằng các andehit.
Trong số các andehit có hai hợp chất hay được
sử dụng để tiêu độc kho bảo quản sản phẩm động vật và các cơ sở chế biến thực
phẩm là focmandehit và glutarandehit.
4.2.3.1. Focmandehit (HCHO)
Công nghiệp sản xuất focmandehit ở dạng dung
dịch chứa 34-40% focmandehit nguyên chất mà chúng ta thường gọi là focmalin.
a) Tiêu độc bằng dung dịch focmalin pha
loãng.
Dùng focmalin pha với nước để có dung dịch
chứa 2-4% focmalin.
Dùng dung dịch đó phun trực tiếp lên bề mặt
của sàn, trần, tường nhà kho và cả các vật dụng bên trong. Liều lượng 1 l/m2.
Trong các trường hợp kho bảo quản bị nhiễm hoặc nghi nhiễm dịch bệnh thì dùng
dung dịch focmalin 4% có pha thêm 3% natri hiđrôxit để tiêu độc vẫn với liều
lượng 1 l/m2.
b) Tiêu độc bằng hơi focmandehit.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tiến hành tiêu độc;
Làm vệ sinh nhà kho;
Dọn sạch các vật dụng dễ bắt cháy;
Đóng kín các cửa ra vào, cửa sổ và dán kín
các khe hở;
Liều lượng: Dùng 1 lít focmalin và 600g kali
pemanganat cho 25m3 thể tích nhà kho.
Đồ dùng để đựng hóa chất phải làm bằng kim
loại hoặc sành sứ (không dùng thùng hoặc chậu nhựa). Chiều cao của đồ dùng để
đựng hóa chất ít nhất phải gấp 5 lần so với độ sâu của chất lỏng đựng bên
trong.
Vị trí đặt dung dịch xông hơi focmandehit
phải có cách xa các vật liệu có thể bắt cháy một khoảng cách ít nhất là 1 mét.
Người tiến hành tiêu độc phải có mặt nạ phòng
độc. Sau khi pha trộn hóa chất thì người tiến hành tiêu độc phải rời nhà kho
càng nhanh càng tốt.
Phải có người thứ hai giúp việc cho người
tiến hành tiêu độc để đề phòng các trường hợp bất trắc. Người giúp việc làm
nhiệm vụ đóng cửa kho cuối cùng sau khi các thao tác trên đã hoàn thành.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.2.3.2. Glutarandehit (C2H8O2)
Glutarandehit chứa 20% chất hoạt tính, không
có tính ăn mòn hoặc tẩy màu và không độc nên có thể sử dụng rất tốt để tiêu độc
các kho ghi ở mục 2.1.1 của tiêu chuẩn này nhất là trong trường hợp kho bị nghi
ô nhiễm các loại vi khuẩn đường ruột, đóng dấu lợn, nhiệt thán, lao…
Dùng máy phun đều dung dịch chứa 1 - 2% chất
hoạt tính lên bề mặt sàn kho, tường và dụng cụ với liều lượng 1 l/m2.
Nếu có máy phun áp suất cao tạo bụi nhỏ thì
dùng dung dịch 3-4% chất hoạt tính với liều lượng 200 ml/m2. Sau khi
phun xong đóng kín cửa trong vòng 90 phút.
4.2.4. Tiêu độc kho bảo quản sản phẩm động
vật chống côn trùng.
Trong trường hợp tiêu độc các kho bảo quản
sản phẩm động vật ghi ở mục 2.1.2 của tiêu chuẩn này chống các loại côn trùng
có hại cho các sản phẩm như da, lông, xương, sừng móng… thì tiêu chuẩn này chỉ
quy định các hóa chất sử dụng vào các mục đích trên bao gồm: Gatoxin, B.K. Phôt
và Fluorit sunphuarin. Quy trình sử dụng các hóa chất trên để tiêu độc kho bảo
quản sản phẩm động vật chống các loại côn trùng độc hại dựa vào hướng dẫn sử
dụng của hãng sản xuất hoặc theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Kiểm tra kết quả
tiêu độc:
Kết quả tiêu độc kho bảo quản sản phẩm động
vật được kiểm tra bằng cách phát hiện trên bề mặt của đối tượng tiêu độc (sàn,
tường, dụng cụ, phương tiện sử dụng trong kho…) có còn tồn tại trực khuẩn đường
ruột (Escherichia Coli) và tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) hay không. Nếu trực
khuẩn đường ruột và tụ cầu khuẩn bị tiêu diệt thì các loại vi trùng độc hại
khác cũng coi như bị tiêu diệt.
5.1. Lấy mẫu xét nghiệm:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mẫu được lấy bằng cách dùng tăm bông tẩm dung
dịch trung tính vô trùng quệt trên bề mặt của sàn hoặc tường kho. Trong một nhà
kho tùy diện tích lớn nhỏ mà lấy từ 10-20 mẫu đều ở các vị trí khác nhau.
Sau đó cho tăm bông vào lọ đựng nước vô trùng
và gửi vào phòng thí nghiệm để xét nghiệm vi trùng học theo thường quy xét
nghiệm đối với E.coli và Staphylococcus.
5.2. Đánh giá kết quả tiêu độc
5.2.1. Trong tiêu độc định kỳ và bình thường
thì kết quả được coi là đạt yêu cầu nếu như sau khi xét nghiệm từ 90% số mẫu
được xét nghiệm trở lên cho kết quả âm tính.
5.2.2. Trong trường hợp tiêu độc khẩn cấp đối
với từng bệnh riêng biệt trong tổng tiêu độc thì kết quả được coi là đạt yêu
cầu nếu như sau khi xét nghiệm 100% số mẫu được xét nghiệm trở lên cho kết quả
âm tính.
6. An toàn lao động.
Trong tất cả các trường hợp làm vệ sinh và
tiêu độc có sử dụng máy móc và có tiếp xúc với hóa chất người làm việc phải
tuân thủ nghiêm chỉnh các quy tắc an toàn lao động do Nhà nước ban hành.