Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1081/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Lê Hùng Dũng
Ngày ban hành: 17/04/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1081/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 17 tháng 4 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 966/TTr-STP ngày 07 tháng 4 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 thủ tục hành chính được ban hành mới, 17 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và 10 thủ tục hành chính bị bãi bỏ (lĩnh vực: thủy sản, thủy lợi, nông nghiệp, quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và khiếu nại, tố cáo) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 2981/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 và Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

CHỦ TỊCH




Lê Hùng Dũng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Công bố kèm theo Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

Phần I

A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI

STT

Tên thủ tục hành chính

III. LĨNH VỰC THỦY SẢN

9

Kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu (trừ giống thủy sản bố mẹ chủ lực)

V. LĨNH VỰC THỦY LỢI

5

Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đê, kè, trạm bơm và công trình thủy lợi khác không phân biệt cấp)

B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

STT

Tên thủ tục hành chính

I. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

20

Tiếp nhận Công bố hợp quy phân bón

22

Tiếp nhận Công bố hợp quy giống cây trồng

39

Tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi hoàn chỉnh)

III. LĨNH VỰC THỦY SẢN

1

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký bè cá

IV. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM VÀ THỦY SẢN

1

Đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

2

Đăng ký lại xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

3

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (đối với cơ sở có sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa)

4

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (đối với cơ sở có sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa)

5

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè

6

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè

7

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản

8

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản

VI. LĨNH VỰC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1

Tiếp công dân

2

Xử lý đơn

3

Giải quyết khiếu nại lần đầu

4

Giải quyết khiếu nại lần hai

5

Giải quyết tố cáo

C. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ

STT

Tên thủ tục hành chính

I. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

11

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn

12

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn

13

Chỉ định tổ chức chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho sản phẩm trồng trọt (đối với các tổ chức đăng ký hoạt động trong phạm vi địa bàn thành phố)

14

Thay đổi, bổ sung, gia hạn chỉ định tổ chức chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho sản phẩm trồng trọt (đối với các tổ chức đăng ký hoạt động trong phạm vi địa bàn thành phố)

15

Công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn

16

Chỉ định tổ chức chứng nhận giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (đối với các tổ chức đăng ký hoạt động trong phạm vi địa bàn thành phố)

17

Chỉ định tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón (đối với các tổ chức đăng ký hoạt động trong phạm vi địa bàn thành phố)

18

Chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón (đối với các tổ chức đăng ký hoạt động trong phạm vi địa bàn thành phố)

19

Miễn giám sát đối với tổ chức chứng nhận được chỉ định có chứng chỉ công nhận

III. LĨNH VỰC THỦY SẢN

8

Cấp giấy chứng nhận thủy sản khai thác

Phần II

NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI

III. LĨNH VỰC THỦY SẢN

9. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu (trừ giống thủy sản bố mẹ chủ lực)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản (số 37, đường Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều).

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản (số 37, đường Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đề nghị kiểm tra chất lượng (03 bản) (theo mẫu quy định);

+ Bản chính hoặc bản sao chụp (có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu) các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, bản kê chi tiết hàng hóa (Packinglist), hóa đơn mua bán (Invoice).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng.

h) Lệ phí: 0,095% giá trị lô hàng (tối thiểu 285.000 đồng, tối đa 9.500.000 đồng). Các chỉ tiêu chất lượng thu theo mức phí kiểm nghiệm chỉ tiêu đơn lẻ tại.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Giấy đề nghị kiểm tra chất lượng (Phụ lục 12).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy sản năm 2003;

- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;

- Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2005/NĐ-CP ;

- Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản;

- Thông tư số 204/2013/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản;

- Thông tư số 88/2011/TT-BNN PTNT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

- Quyết định số 57/2008/QĐ-BNN ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh.

PHỤ LỤC 12

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

Kính gửi:…………………………………………………

Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………….....

Tên người đại diện:…………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………..………

Số ĐT:…………………………… Fax:………………………………...….

Đề nghị kiểm tra chất lượng:

1. Tên giống thủy sản (kèm theo tên khoa học):..…….………………..…..

2. Số lượng:…………………….. Khối lượng:………….......………..……

3. Tuổi:.......................................... Độ thuần chủng........................................

4. Tỷ lệ đực cái................ Độ thành thục ....................(đối với giống bố mẹ)

5. Tên cơ sở sản xuất hàng hóa:……………………………………………

6. Nước sản xuất:…………………………………….….………….………

7. Nơi xuất hàng:……..…………………………………………………….

8. Nơi nhận hàng:…………………………………………………………..

9. Thời gian đăng ký thực hiện kiểm tra:………………..………………....

10. Địa điểm đăng ký thực hiện kiểm tra:…….…………..……………......

11. Tài liệu, hồ sơ kèm theo giấy đề nghị kiểm tra này gồm:

a)……………………………………………………..………………….....

b)…………………………………………………………………………...

12. Thông tin liên hệ:…………….………… Số ĐT..………………………

Ghi chú: Sau khi được cơ quan kiểm tra đóng dấu xác nhận việc đăng ký kiểm tra, Giấy này có giá trị để làm thủ tục hải quan, tạm thời được phép đưa hàng hóa về nơi đăng ký để kiểm tra chất lượng (nơi nuôi cách ly kiểm dịch) theo quy định. Kết thúc việc kiểm tra chất lượng, cơ sở phải nộp Thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan Hải quan để hoàn tất thủ tục./.

.............., ngày…tháng…năm…
CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

.............., ngày…tháng…năm…
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KIỂM TRA
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

V. LĨNH VỰC THỦY LỢI

5. Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đê, kè, trạm bơm và công trình thủy lợi khác không phân biệt cấp)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy lợi (số 61/26, đường Lý Tự Trọng, phường An Phú, quận Ninh Kiều).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy lợi (số 61/26, đường Lý Tự Trọng, phường An Phú, quận Ninh Kiều).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình theo quy định (theo mẫu quy định);

+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình (bản chính hoặc bản sao có dấu của chủ đầu tư); hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);

+ Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về các nội dung đã được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị định 15/2013/NĐ-CP ; điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm theo có xác nhận và đóng dấu của chủ đầu tư;

+ Các hồ sơ khảo sát xây dựng có liên quan đến các bản vẽ và thuyết minh thiết kế (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của chủ đầu tư);

+ Các bản vẽ và thuyết minh thiết kế theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 7 Thông tư 13/2013/TT-BXD (bản chính);

+ Dự toán xây dựng công trình (bản chính) đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với các công trình thiết kế 2 bước, 3 bước;

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với công trình thiết kế một bước.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e) Cơ quan tiếp nhận và thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy lợi.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kết quả thẩm tra thiết kế

h) Phí, lệ phí:

Phí thẩm tra: sẽ thực hiện khi có quy định mức phí thẩm tra do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Tờ trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình theo quy định (Phụ lục 01);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ Quy định chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.

PHỤ LỤC 01

(Kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:………....

Tên địa phương, ngày...... tháng......năm.....

TỜ TRÌNH

THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Kính gửi: (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng)

- Căn cứ Điều 20, Điều 21 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Căn cứ Thông tư số /2013/TT-BXD ngày…tháng…năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.

(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết kế xây dựng công trình (TKKT/TKBVTC)....

I. Thông tin chung công trình:

1. Tên công trình:

2. Cấp công trình:

3. Thuộc dự án: Theo quyết định đầu tư được phê duyệt

4. Tên chủ đầu tư và các thông tin để liên lạc (điện thoại, địa chỉ, ...):

5. Địa điểm xây dựng:

6. Giá trị dự toán xây dựng công trình:

7. Nguồn vốn đầu tư:

8. Các thông tin khác có liên quan:

II. Danh mục hồ sơ gửi kèm bao gồm:

1. Văn bản pháp lý (bản chính hoặc bản sao dấu của chủ đầu tư):

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình;

- Hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng;

- Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Và các văn bản khác có liên quan.

2. Tài liệu khảo sát, thiết kế, dự toán:

Theo Điều 7 của Thông tư.

3. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:

- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng, trong đó kê khai một số công trình chính đã thực hiện của nhà thầu; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm theo có xác nhận ký và đóng dấu của chủ đầu tư;

- Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có);

- Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế;

(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.... với các nội dung nêu trên./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)
Tên người đại diện

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

I. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

20. Tiếp nhận Công bố hợp quy phân bón

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 322, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 322, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều) đối với các sản phẩm phân bón.

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

* Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:

+ Bản công bố hợp quy (theo mẫu quy định);

+ Bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;

+ Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa (đặc điểm, tính năng, công dụng...).

* Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

+ Bản công bố hợp quy (theo mẫu quy định);

+ Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa (đặc điểm, tính năng, công dụng,...);

+ Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được công nhận;

+ Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng (theo mẫu quy định) hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;

+ Kế hoạch giám sát định kỳ;

+ Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung:

. Đối tượng được chứng nhận hợp quy;

. (Số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy;

. Tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy;

. Phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng;

. Mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá,…) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá);

. Kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận);

. Thông tin bổ sung khác.

+ Các tài liệu có liên quan.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Bản công bố hợp quy (Phụ lục 13);

- Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Phụ lục 14).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 29 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;

- Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón;

- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

PHỤ LỤC 13

MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số .............

Tên tổ chức, cá nhân:....................................................................................

Địa chỉ:............................................................................................................

Điện thoại:...................................... Fax:..........................................................

E-mail..............................................................................................................

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… )

...........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá hợp quy...):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

..........., ngày...... tháng...... năm..........
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 14

MẪU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường:....................................................

Các quá trình sản xuất cụ thể

Kế hoạch kiểm soát chất lượng

Các chỉ tiêu kiểm soát

Quy định kỹ thuật

Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu

Thiết bị thử nghiệm/kiểm tra

Phương pháp thử/kiểm tra

Biểu ghi chép

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

............., ngày....... tháng........ năm.......
Đại diện doanh nghiệp
(ký tên, đóng dấu)

 

22. Tiếp nhận Công bố hợp quy giống cây trồng

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 322, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 322, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

* Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận:

+ Bản công bố hợp quy (theo mẫu quy định);

+ Bản sao có chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp Giấy chứng nhận hợp quy của 01 lô giống đại diện cho mỗi giống được sản xuất, kinh doanh do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;

+ Bản mô tả tóm tắt về từng giống cây trồng được sản xuất, kinh doanh (tên giống, nguồn gốc, đặc điểm chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu kỹ thuật).

* Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng:

+ Bản công bố hợp quy (theo mẫu quy định);

+ Bản chính biên bản kiểm định đồng ruộng theo phụ lục 3 của Thông tư này và phiếu kết quả kiểm nghiệm mẫu của 01 lô giống đại diện cho mỗi giống được sản xuất, kinh doanh do phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định cấp;

+ Bản mô tả tóm tắt về từng giống cây trồng được sản xuất, kinh doanh (nguồn gốc, đặc điểm chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu kỹ thuật);

+ Quy trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Bản công bố hợp quy (Phụ lục 15);

- Biên bản kiểm định giống cây trồng (Phụ lục 3);

- Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Phụ lục 14).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật;

- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

PHỤ LỤC 15

(Ban hành kèm theo Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số .............

Tên tổ chức, cá nhân:....................................................................................

Địa chỉ:............................................................................................................

Điện thoại:...................................... Fax:..........................................................

E-mail..............................................................................................................

CÔNG BỐ:

Lô giống (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… )

...........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp ...):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

..........., ngày...... tháng...... năm..........
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 79/2011//TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

....., ngày...... tháng........ năm.........

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG

Số:………………….

- Tên người kiểm định:                                      Mã số người kiểm định:

- Địa chỉ:                       Số điện thoại:                Fax:                              E-mail:

A. Thông tin chung:

1. Chủ lô ruộng giống:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:                              Fax:                                          Email:

2. Loài cây trồng:                       Tên giống:                                Cấp giống:

3. Địa điểm sản xuất:

4.Mã hiệu lô giống:

5.Diện tích lô kiểm định: …………………..ha

6. Nguồn giống:

- Tổ chức sản xuất & cung ứng:                         - Mã hiệu lô giống:

- Tổ chức chứng nhận chất lượng:                     - Mã số phiếu chứng nhận chất lượng:

7. Cây trồng vụ trước:

8. Thời kỳ kiểm định:                                         Lần kiểm định:

B. Kết quả kiểm định:

9. Cách ly:

- Phương pháp cách ly: Không gian c Thời gian c Không gian và thời gian c

- Kết quả thực hiện: Đạt c Đạt có điều kiện c Không đạt c

10. Thực hiện quy trình sản xuất : Đạt c Không đạt c

11. Tình trạng sinh trưởng, phát triển chung của lô ruộng giống: Tốt c Trung bình c Kém c

12. Tổng số điểm kiểm định:                              Tổng số cây kiểm tra:

13. Tổng số cây khác dạng:                               Tổng số cây khác loài:

14 Trường hợp giống la:

- Tổng số cây mẹ đã và đang tung phấn: Tổng số cây bố khác dạng đã và đang tung phấn

- Tổng số cây mẹ khác dạng:

15. Cỏ dại nguy hại (số cây/ 100m2):

16. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính : Nặng c Trung bình c Nhẹ c Không c

17. Mức độ đổ ngã: Nặng c Trung bình c Nhẹ c Không c

18. Năng suất dự tính: …………..tạ/ha Sản lượng lô giống dự tính: ………………tấn

C. Kết luận:

- Diện tích lô kiểm định đạt yêu cầu: ………….ha; sản lượng dự kiến (tạ):

- Diện tích lô kiểm định không đạt yêu cầu: …………..ha.

D. YÊU CẦU KHÁC

Đại diện chủ lô giống
(Ký tên, đóng dấu)

Người kiểm định
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị kiểm định
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 14

MẪU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường:....................................................

Các quá trình sản xuất cụ thể

Kế hoạch kiểm soát chất lượng

Các chỉ tiêu kiểm soát

Quy định kỹ thuật

Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu

Thiết bị thử nghiệm/kiểm tra

Phương pháp thử/kiểm tra

Biểu ghi chép

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

............., ngày....... tháng........ năm.......
Đại diện doanh nghiệp
(ký tên, đóng dấu)

39. Tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi hoàn chỉnh)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thú y (số 324, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều) hoặc gửi qua đường bưu điện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thú y (số 324, đường 30/4, phường Xuân Khánh,quận Ninh Kiều)

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Thứ bảy : Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

* Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy (bên thứ ba):

+ Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định (theo mẫu quy định);

+ Bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;

+ Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa (đặc điểm, tính năng, công dụng....).

* Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất):

+ Bản công bố hợp quy (theo mẫu quy định);

+ Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa (đặc điểm, tính năng, công dụng....);

+ Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được công nhận;

+ Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 (theo mẫu quy định);

+ Kế hoạch giám sát định kỳ;

+ Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung sau:

. Đối tượng được chứng nhận hợp quy;

. (Số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy;

. Tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy;

. Phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng;

. Mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá,…) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá);

. Kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận);

. Thông tin bổ sung khác.

+ Tài liệu có liên quan khác

- Số lượng: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Bản công bố hợp quy (Phụ lục 13);

- Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Phụ lục 14).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;

- Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi;

- Thông tư số 23/2012/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT Sửa đổi, bổ sung một số quy định của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

PHỤ LỤC 13

MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số .............

Tên tổ chức, cá nhân:....................................................................................

Địa chỉ:............................................................................................................

Điện thoại:...................................... Fax:..........................................................

E-mail..............................................................................................................

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… )

...........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá hợp quy...):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

..........., ngày...... tháng...... năm..........
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 14

MẪU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường:....................................................

Các quá trình sản xuất cụ thể

Kế hoạch kiểm soát chất lượng

Các chỉ tiêu kiểm soát

Quy định kỹ thuật

Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu

Thiết bị thử nghiệm/kiểm tra

Phương pháp thử/kiểm tra

Biểu ghi chép

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

............., ngày....... tháng........ năm.......
Đại diện doanh nghiệp
(ký tên, đóng dấu)

III. LĨNH VỰC THỦY SẢN

1. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký bè cá

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản (số 37, đường Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều).

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản (số 37, đường Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai đăng ký bè cá (theo mẫu quy định);

+ Giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp về Quyền sử dụng mặt nước, hoặc quyền thuê mặt nước đặt bè cá;

+ Sơ đồ vùng nước nơi đặt bè cá (nếu có);

+ Giấy cam kết đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi thủy sản bằng bè cá.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

h) Lệ phí: 40.000đồng/lần

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Tờ khai đăng ký bè cá (Phụ lục 5)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;

- Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03 tháng 7 năm 2006 của Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế Đăng ký tàu cá và Thuyền viên;

- Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

PHỤ LỤC 5

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

................, ngày....... tháng...... năm........

TỜ KHAI

ĐĂNG KÝ BÈ CÁ

Kính gửi: ..........................................................................................

Họ tên người đứng khai:.........................................................................................

Thường trú tại: ......................................................................................................

Chứng minh nhân dân số:.......................................................................................

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký bè cá với nội dung sau:

1. Đặc điểm cơ bản của bè cá như sau:

Đối tượng nuôi: ......................................................................................................

Năm, nơi đóng: .....................................................................................................

Nơi đặt bè: .............................................................................................................

Kích thước chính L(m) x B(m) x D(m): .................................................................

Vật liệu khung bè: ............................................. ; Vật liệu dự trữ nổi: .................

Tổng dung tích: .....................................................................................................

Các thiết bị lắp đặt trên bè cá:................................................................................

Số người làm việc trên bè cá, người.....................................................................

2. Họ tên, địa chỉ các chủ sở hữu (nếu bè cá thuộc sở hữu nhiều chủ):

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân

01

02

03

04

3. Hồ sơ kèm theo

TT

Hồ sơ đăng ký bè cá

Bản chính

Bản sao

01

Hợp đồng đóng mới bè cá

02

Giấy chứng nhận đăng ký cũ (đối với bè cá chuyển nhượng quyền sở hữu)

03

Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu bè cá (đối với bè cá chuyển nhượng quyền sở hữu)

04

Biên lai nộp thuế trước bạ

Tôi xin cam đoan chấp hành đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.

XÁC NHẬN
của xã, phường nơi đặt bè cá
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN CHỦ BÈ CÁ

IV. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM VÀ THỦY SẢN

1. Đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều) hoặc qua đường bưu điện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (theo mẫu quy định);

+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước);

+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở sản xuất kinh doanh;

+ Bản sao có chứng thực thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm phải công bố hợp quy), công bố hợp chuẩn (nếu có);

+ Tài liệu khoa học chứng minh tính chất, công dụng của sản phẩm như nội dung đăng ký quảng cáo;

+ Đối với thực phẩm biến đổi gen, chiếu xạ nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) và các tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật;

+ Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết);

+ Giấy ủy quyền của cơ sở (áp dụng đối với trường hợp đăng ký xác nhận quảng cáo bởi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo).

- Số lượng: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn trả lời.

h) Lệ phí: 150.000đồng/1 lần cấp/1 sản phẩm.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (Phụ lục 1).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Sản phẩm thực phẩm được sản xuất từ cơ sở đáp ứng quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc sản phẩm của cơ sở/quốc gia có tên trong danh sách được cơ quan thẩm quyền Việt Nam cho phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định;

- Nội dung quảng cáo thực phẩm chính xác, đúng chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) như đã công bố và đăng ký.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Luật Quảng cáo 16/2012/QH13;

- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quảng cáo;

- Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lãnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ:.............................

Số điện thoại:....................

Số fax:................................

Email: ...............................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

............., ngày...... tháng....... năm............

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM
(Áp dụng đối với trường hợp đăng ký lần đầu)

Số:……….

Kính gửi: [Tên cơ quan thường trực]

Căn cứ các quy định tại Thông tư số ……../2011/TT-BNNPTNT ngày….. tháng ….. năm ……của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và để đáp ứng nhu cầu quảng cáo thực phẩm của [Cơ sở]; đề nghị [tên cơ quan thường trực] xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm, cụ thể như sau:

2. Thông tin liên quan đến sản phẩm

TT

Tên sản phẩm

Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Nội dung quảng cáo

Phương tiện quảng cáo (tên báo/ đài truyền hình …)

Thời gian dự kiến quảng cáo

3. Các hồ sơ liên quan đính kèm theo quy định:

- …………………………………………………………………………

- …………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan các thông tin và hồ sơ nêu trên là đúng sự thật và cam kết thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo đúng nội dung đã đăng ký và được xác nhận.

Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

 

2. Đăng ký lại xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều) hoặc qua đường bưu điện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (theo mẫu quy định);

+ Bản thuyết minh kèm theo các tài liệu sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc thay đổi nội dung quảng cáo thực phẩm;

+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước);

+ Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết).

- Số lượng: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn trả lời.

h) Lệ phí: 150.000đồng/1 lần cấp/1 sản phẩm.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (Phụ lục 2).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Luật Quảng cáo 16/2012/QH13;

- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quảng cáo;

- Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lãnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ:.............................

Số điện thoại:....................

Số fax:................................

Email: ...............................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

............., ngày...... tháng....... năm............

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM
(Áp dụng đối với trường hợp đăng ký lại)

Số:……….

Kính gửi: [Tên cơ quan thường trực]

Ngày ……. tháng ……. năm ……, cơ sở đã được cơ quan [tên cơ quan thường trực] xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm (số ……..); tuy nhiên, …………..[lý do đăng ký lại] …..; đề nghị [tên cơ quan thường trực] xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm, cụ thể như sau:

2. Thông tin liên quan đến sản phẩm

TT

Tên sản phẩm

Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Nội dung quảng cáo

Phương tiện quảng cáo (tên báo/ đài truyền hình …)

Thời gian dự kiến quảng cáo

3. Các hồ sơ liên quan đính kèm theo quy định:

- …………………………………………………………………………

- …………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan các thông tin và hồ sơ nêu trên là đúng sự thật và cam kết thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo đúng nội dung đã đăng ký và được xác nhận.

Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

 

3. Cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (đối với cơ sở có sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều) hoặc qua đường bưu điện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, thông qua hệ thống bưu điện; hoặc Fax, thư điện tử, đăng ký trực tuyến

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (theo mẫu quy định);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu quy định);

+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh;

+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe.

- Số lượng: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

h) Thu phí, lệ phí:

- Lệ phí: 150.000đồng/lần cấp.

- Phí thẩm xét hồ sơ: 500.000đồng/cơ sở.

- Phí thẩm định: Đối với cơ sở sản xuất:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000đồng/1 lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/ tháng: 3.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.

Đối với cơ sở kinh doanh:

+ Cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000đồng/1 lần/1 cơ sở.

+ Đại lý, cửa hàng buôn bán: 1.000.000đồng/1 lần/1 cơ sở.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Phụ lục 2);

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (Phụ lục 3).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản;

- Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ;

- Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 139:2000 Cơ sở chế biến thủy sản khô - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 130:1998 Điều kiện chung đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 164:2000 Cơ sở thu mua thủy sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

PHỤ LỤC II

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

………, ngày……tháng…….năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: (Tên cơ quan kiểm tra)

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

2. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh:

………………………………………………………………………..………….

…………………………………………………………………………………………

3. Điện thoại ……..……….. Fax …..……… Email……………....…………........

4. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập:…………………………

5. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:

Đề nghị …………..(tên cơ quan kiểm tra)……….. cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại: ………………………………………………………………

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III

BẢN THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/ 01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

………, ngày……tháng…….năm …

BẢN THUYẾT MINH

CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………………………………………

2. Địa chỉ: ………………………………………………………………………

3. Điện thoại: ……………….. Fax: ……………….. Email: …………………

4. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước c                                                DN 100% vốn nước ngoài c

DN liên doanh với nước ngoài c                       DN cổ phần c

DN tư nhân c                                                   Khác c …………………….

(ghi rõ loại hình)

5. Năm bắt đầu hoạt động: ……………………………………………………….

6. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: ……………………

7. Công suất thiết kế: ……………………………………………………………

8. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ………………

9. Thị trường tiêu thụ chính: ……………………………………………………

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/sản phẩm

Nguồn gốc/ xuất xứ

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh……….. m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm : …………… m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh : ….…………………… m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm : ………………………. m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: …………………. m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác : …….…………… m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng c                       Nước giếng khoan c

Hệ thống xử lý: Có c                            Không c

Phương pháp xử lý: ……………………………………………

- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất c                                      Mua ngoài c

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ……………………………..

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:

…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

5. Người sản xuất, kinh doanh :

- Tổng số: ………………. người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: ……………. người.

+ Lao động gián tiếp: …………… người.

- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

- Tập huấn kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị…

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: …… người; trong đó ….. của cơ sở và …… đi thuê ngoài

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nồng độ

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,….)

9. Phòng kiểm nghiệm

- Của cơ sở c Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích: ………………

……………………………………………………………………………………

- Thuê ngoài c Tên những PKN gửi phân tích:

……………………………………………………………………….………….

…………………………………………………………………………………….

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

 

4. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (đối với Cơ sở có sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều) hoặc qua đường bưu điện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, thông qua hệ thống bưu điện; hoặc Fax, thư điện tử, đăng ký trực tuyến

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (theo mẫu quy định);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu quy định);

+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh;

+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe;

+ Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (đối với trường hợp cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm).

- Số lượng: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

h) Thu phí, lệ phí:

- Lệ phí: 150.000đồng/lần cấp.

- Phí thẩm xét hồ sơ: 500.000đồng/cơ sở.

- Phí thẩm định: Đối với cơ sở sản xuất:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000đồng/1 lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.

Đối với cơ sở kinh doanh:

+ Cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000đồng/1 lần/1 cơ sở.

+ Đại lý, cửa hàng buôn bán: 1.000.000đồng/1 lần/1 cơ sở.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Phụ lục II);

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (Phụ lục III).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản;

- Thông tư 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ;

- Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 139:2000 Cơ sở chế biến thủy sản khô - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 130:1998 Điều kiện chung đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 164:2000 Cơ sở thu mua thủy sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

PHỤ LỤC II

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

………, ngày……tháng…….năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: (Tên cơ quan kiểm tra)

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

2. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh:

………………………………………………………………………..………….

…………………………………………………………………………………………

3. Điện thoại ……..……….. Fax …..……… Email……………....…………........

4. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập:…………………………

5. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:

Đề nghị …………..(tên cơ quan kiểm tra)……….. cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại: ………………………………………………………………

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III

BẢN THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/ 01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày……tháng…….năm …

BẢN THUYẾT MINH

CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………………………………………

2. Địa chỉ: ………………………………………………………………………

3. Điện thoại: ……………….. Fax: ……………….. Email: …………………

4. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước c                                    DN 100% vốn nước ngoài c

DN liên doanh với nước ngoài c           DN cổ phần c

DN tư nhân c                                       Khác c …………………….

(ghi rõ loại hình)

5. Năm bắt đầu hoạt động: ……………………………………………………….

6. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: ……………………

7. Công suất thiết kế: ……………………………………………………………

8. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ………………

9. Thị trường tiêu thụ chính: ……………………………………………………

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/sản phẩm

Nguồn gốc/ xuất xứ

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh……….. m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm : …………… m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh : ….…………………… m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm : ………………………. m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: …………………. m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác : …….…………… m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng c           Nước giếng khoan c

Hệ thống xử lý: Có c                Không c

Phương pháp xử lý: ……………………………………………

- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất c                          Mua ngoài c

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ……………………………..

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:

…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

5. Người sản xuất, kinh doanh :

- Tổng số: ………………. người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: ……………. người.

+ Lao động gián tiếp: …………… người.

- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

- Tập huấn kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị…

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: …… người; trong đó ….. của cơ sở và …… đi thuê ngoài

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nồng độ

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,….)

9. Phòng kiểm nghiệm

- Của cơ sở c Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích: ………………

……………………………………………………………………………………

- Thuê ngoài c Tên những PKN gửi phân tích:

……………………………………………………………………….………….

…………………………………………………………………………………….

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

 

5. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều) hoặc qua đường bưu điện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu quy định);

+ Bản thuyết minh điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè (theo mẫu quy định);

+ Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập;

+ Bản sao chụp Chứng chỉ tập huấn về an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp (mang theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực);

+ Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người lao động trực tiếp do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (chỉ áp dụng đối với cơ sở sơ chế, chế biến).

- Số lượng: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

h) Thu phí, lệ phí:

- Lệ phí: 150.000đồng/lần cấp.

- Phí thẩm xét hồ sơ: 500.000đồng/cơ sở.

- Phí thẩm định:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000đồng/1 lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Phụ lục II);

+ Bản thuyết minh điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè (Phụ lục III).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

- Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT , ngày 09 tháng 11 năm 2012 quy định về quản lý sản xuất rau quả và chè an toàn;

- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 1 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

………, ngày …. tháng ….. năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ……. ( hoặc tên cơ quan được Sở ủy quyền cấp)

1. Tên cơ sở: ..................................................................................................................

2. Địa chỉ: ......................................................................................................................

3. Điện thoại: .................. Fax ...............................Email..............................................

4. Giấy chứng nhận kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ........................................

Đề nghị Quí cơ quan

c Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện

c Sản xuất: Rau/quả/ chè

c Sơ chế: Rau/quả

c Chế biến: Rau/quả/ chè

c Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện

c Sản xuất: Rau/quả/ chè

c Sơ chế: Rau/quả

c Chế biến: Rau/quả/ chè

Lý do: c Mất/ thất lạc c Hư hỏng c Sai sót c Thay đổi c Hết hiệu lực c Bị thu hồi

(Ghi chú: gạch sản phẩm nào không xin chứng nhận)

5. Địa chỉ nơi sản xuất/ sơ chế/ chế biến: ..............................................................

6. Có diện tích sản xuất: ……….. ha

7. Công suất sơ chế, chế biến: ………. kg/ đơn vị thời gian

Hồ sơ gửi kèm:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

................................................................................................................................... Chúng tôi cam kết thực hiện đúng quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, chè an toàn./.

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III

MẪU BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN RAU, QUẢ/SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN THUYẾT MINH

ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN RAU, QUẢ/SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ

I. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ

1. Tên cơ sở: ...................................................................................................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................

Điện thoại: ...................... Fax ..............................Email..............................................

2. Đại diện cơ sở: ................... ............................chức vụ..............................................

Điện thoại: ............................. ........................................ ..............................................

3. Địa chỉ nơi sản xuất/ sơ chế/ chế biến:........................ ..............................................

Điện thoại: ...................... Fax ..............................Email..............................................

Số, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ................

................................................ ........................................ ..............................................

4. Loại hình đăng ký:

c Sản xuất                               c Sơ chế                     c Chế biến

5. Sản phẩm

c Rau                                      c Quả                          c Chè

II. TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ.

1. Nhân lực:

Danh sách hộ gia đình sản xuất rau, quả, chè/ người lao động trực tiếp sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn

TT

Họ tên chủ hộ/người lao động trực tiếp

Diện tích đất trồng (ha)

Chứng chỉ tập huấn

Giấy chứng nhận sức khỏe*

(Ghi chú: * chỉ thống kê đối với cơ sở sơ chế, chế biến)

2. Sản xuất

2.1 Đất canh tác:

- Diện tích sản xuất rau quả chè an toàn đăng ký: …….. ha (hoặc quy mô sản xuất……. kg/ đơn vị thời gian)

- Địa điểm: thôn (ấp)……… xã, (phường)………. huyện (quận)……………

- Bản đồ giải thửa hoặc sơ đồ khu vực sản xuất: ……………………………

- Kết quả phân tích đất (nếu có): ……………………………………………

- Khu vực sản xuất cách ly các nguồn gây ô nhiễm: ……………………. m

2.2. Nguồn nước

- Nguồn nước tưới cho cây rau, quả, chè (sông, ao hồ, nước ngầm…) ………

- Nước dùng cho sản xuất rau mầm, rau thủy canh: …………………………

- Kết quả phân tích nước tưới (nếu có): …………………………………

- Nước dùng trong sơ chế, chế biến: …………………………………………

2.3. Quy trình sản xuất

- Các loại rau, quả, chè đăng ký sản xuất: …………………………………

- Các quy trình sản xuất: ……………………………………………………

3. Sơ chế

3.1. Địa điểm, nhà xưởng

- Khu vực sơ chế, cách ly các nguồn gây ô nhiễm ………………………. m

- Diện tích khu sơ chế: …………. m2, loại nhà: ……………………………

3.2. Nước, thiết bị, dụng cụ sơ chế

- Nguồn nước: ………………………………………………………………

- Tên, tình trạng thiết bị dụng cụ: ……………………………………………

3.3. Điều kiện bao gói sản phẩm.

3.4. Quy trình sơ chế

- Các loại rau, quả, đăng ký sơ chế: …………………………………………

- Các quy trình sơ chế: ………………………………………………………

4. Chế biến

4.1. Địa điểm, nhà xưởng.

- Khu vực chế biến, cách ly các nguồn gây ô nhiễm ………………..…….. m

- Diện tích khu chế biến …………… m2, loại nhà: …………………………

- Diện tích kho bảo quản: …………… m2, tình trạng kỹ thuật: ……………

4.2. Nước

- Hệ thống nước: ………………………………………………………………

- Hệ thống hơi nước: …………………………………………………..……..

- Tiêu chuẩn nước: …………………………………………………………….

4.3. Xử lý nước thải: …………………………………………………..……...

4.4. Thiết bị dụng cụ chính: …………………………………………..……...

Tên thiết bị/ dụng cụ

Số lượng

Nước sản xuất

Năm bắt đầu sử dụng

Ghi chú

4.5. Sử dụng và bảo quản hóa chất:

- Các chất phụ gia thực phẩm: ………………………………………………

- Hóa chất để khử trùng tẩy rửa:…………………………………………..…

4.6. Phượng tiện vệ sinh an toàn lao động:………………………………..…

4.7. Điều kiện bao gói sản phẩm:

- Bao gói: ………………………………………………………………….…

- Nhãn: ……………………………………………………………………..…

4.8. Quy trình chế biến

- Các loại rau, quả, chè đăng ký: ………………………………………….…

- Các quy trình chế biến:…………………………………………………….

5. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin trong bản kê khai là đúng sự thật.

……, ngày ….. tháng …… năm
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(ký tên đóng dấu)

 

6. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều) hoặc qua đường bưu điện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, thông qua hệ thống bưu điện; hoặc fax, email.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận (theo mẫu quy định);

+ Bản thuyết minh điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè (nếu có thay đổi so với lần đầu);

+ Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập;

+ Bản sao chụp Chứng chỉ tập huấn về an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp (mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực (đối với người mới được bổ sung);

+ Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người lao động trực tiếp do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (áp dụng đối với cơ sở sơ chế, chế biến trong các trường hợp quy định tại Điểm d, đ, e, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư 59/2012/TT-BNNPTNT);

+ Báo cáo khắc phục (đối với trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư 59/2012/TT-BNNPTNT);

+ Giấy chứng nhận đã được cấp (đối với trường hợp quy định tại Điểm b, c, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư 59/2012/TT-BNNPTNT);

+ Biên bản kiểm tra đánh giá định kỳ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè của các cơ quan chức năng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT (nếu có).

- Số lượng: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với trường hợp quy định tại Điểm a, b, c Điều 8 của Thông tư).

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với trường hợp quy định tại điểm d, đ, e Điều 8 của Thông tư)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

h) Thu phí, lệ phí:

- Lệ phí: 150.000đồng/lần cấp.

- Phí thẩm xét hồ sơ: 500.000đồng/cơ sở.

- Phí thẩm định: (áp dụng đối với trường hợp quy định tại Điểm d, đ, e Điều 8 của Thông tư 59/2012/TT-BNNPTNT)

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000đồng/1 lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/ tháng: 3.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

+ Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận (Phụ lục II);

+ Bản thuyết minh điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè (Phụ lục III).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

- Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 11 năm 2012 quy định về quản lý sản xuất rau quả và chè an toàn;

- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 1 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

………, ngày …. tháng ….. năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ……. ( hoặc tên cơ quan được Sở ủy quyền cấp)

1. Tên cơ sở: ..................................................................................................................

2. Địa chỉ: ......................................................................................................................

3. Điện thoại: .................. Fax ...............................Email..............................................

4. Giấy chứng nhận kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ........................................

Đề nghị Quí cơ quan

c Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện

c Sản xuất: Rau/quả/ chè

c Sơ chế: Rau/quả

c Chế biến: Rau/quả/ chè

c Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện

c Sản xuất: Rau/quả/ chè

c Sơ chế: Rau/quả

c Chế biến: Rau/quả/ chè

Lý do: c Mất/ thất lạc c Hư hỏng c Sai sót c Thay đổi c Hết hiệu lực c Bị thu hồi

(Ghi chú: gạch sản phẩm nào không xin chứng nhận)

5. Địa chỉ nơi sản xuất/ sơ chế/ chế biến: ..............................................................

6. Có diện tích sản xuất: ……….. ha

7. Công suất sơ chế, chế biến: ………. kg/ đơn vị thời gian

Hồ sơ gửi kèm:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, chè an toàn./.

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III

MẪU BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN RAU, QUẢ/SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN THUYẾT MINH

ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN RAU, QUẢ/SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ

I. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ

1. Tên cơ sở: ...................................................................................................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................

Điện thoại: ...................... Fax ..............................Email..............................................

2. Đại diện cơ sở: ................... ............................chức vụ..............................................

Điện thoại: ............................. ........................................ ..............................................

3. Địa chỉ nơi sản xuất/ sơ chế/ chế biến:........................ ..............................................

Điện thoại: ...................... Fax ..............................Email..............................................

Số, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ................

................................................ ........................................ ..............................................

4. Loại hình đăng ký:

c Sản xuất                               c Sơ chế                     c Chế biến

5. Sản phẩm

c Rau                                      c Quả                          c Chè

II. TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ.

1. Nhân lực:

Danh sách hộ gia đình sản xuất rau, quả, chè/ người lao động trực tiếp sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn

TT

Họ tên chủ hộ/ người lao động trực tiếp

Diện tích đất trồng (ha)

Chứng chỉ tập huấn

Giấy chứng nhận sức khỏe*

(Ghi chú: * chỉ thống kê đối với cơ sở sơ chế, chế biến)

2. Sản xuất

2.1 Đất canh tác:

- Diện tích sản xuất rau quả chè an toàn đăng ký: …….. ha (hoặc quy mô sản xuất……. kg/ đơn vị thời gian)

- Địa điểm: thôn (ấp)……… xã, (phường)………. huyện (quận)……………

- Bản đồ giải thửa hoặc sơ đồ khu vực sản xuất: ……………………………

- Kết quả phân tích đất (nếu có): ……………………………………………

- Khu vực sản xuất cách ly các nguồn gây ô nhiễm: ……………………. m

2.2. Nguồn nước

- Nguồn nước tưới cho cây rau, quả, chè (sông, ao hồ, nước ngầm…) ………

- Nước dùng cho sản xuất rau mầm, rau thủy canh: …………………………

- Kết quả phân tích nước tưới (nếu có): …………………………………

- Nước dùng trong sơ chế, chế biến: …………………………………………

2.3. Quy trình sản xuất

- Các loại rau, quả, chè đăng ký sản xuất: …………………………………

- Các quy trình sản xuất: ……………………………………………………

3. Sơ chế

3.1. Địa điểm, nhà xưởng

- Khu vực sơ chế, cách ly các nguồn gây ô nhiễm ………………………. m

- Diện tích khu sơ chế: …………. m2, loại nhà: ……………………………

3.2. Nước, thiết bị, dụng cụ sơ chế

- Nguồn nước: ………………………………………………………………

- Tên, tình trạng thiết bị dụng cụ: ……………………………………………

3.3. Điều kiện bao gói sản phẩm.

3.4. Quy trình sơ chế

- Các loại rau, quả, đăng ký sơ chế: …………………………………………

- Các quy trình sơ chế: ………………………………………………………

4. Chế biến

4.1. Địa điểm, nhà xưởng.

- Khu vực chế biến, cách ly các nguồn gây ô nhiễm ………………..…….. m

- Diện tích khu chế biến …………… m2, loại nhà: …………………………

- Diện tích kho bảo quản: …………… m2, tình trạng kỹ thuật: ……………

4.2. Nước

- Hệ thống nước: ………………………………………………………………

- Hệ thống hơi nước: …………………………………………………..……..

- Tiêu chuẩn nước: …………………………………………………………….

4.3. Xử lý nước thải: …………………………………………………..……...

4.4. Thiết bị dụng cụ chính: …………………………………………..……...

Tên thiết bị/ dụng cụ

Số lượng

Nước sản xuất

Năm bắt đầu sử dụng

Ghi chú

4.5. Sử dụng và bảo quản hóa chất:

- Các chất phụ gia thực phẩm: ………………………………………………

- Hóa chất để khử trùng tẩy rửa:…………………………………………..…

4.6. Phượng tiện vệ sinh an toàn lao động:………………………………..…

4.7. Điều kiện bao gói sản phẩm:

- Bao gói: ………………………………………………………………….…

- Nhãn: ……………………………………………………………………..…

4.8. Quy trình chế biến

- Các loại rau, quả, chè đăng ký: ………………………………………….…

- Các quy trình chế biến:…………………………………………………….

5. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin trong bản kê khai là đúng sự thật.

……, ngày ….. tháng …… năm
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(ký tên đóng dấu)

 

7. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều) hoặc gửi qua đường bưu điện, email, fax (sau đó gửi hồ sơ bản chính).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, thông qua hệ thống bưu điện; hoặc Fax, thư điện tử.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (theo mẫu quy định);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu quy định);

+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh;

+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe.

- Số lượng: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận hoặc Văn bản trả lời.

h) Thu phí, lệ phí:

- Lệ phí: 150.000đồng/ lần cấp.

- Phí thẩm xét hồ sơ: 500.000đồng/cơ sở.

- Phí thẩm định: Đối với cơ sở sản xuất:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000đồng/1 lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.

Đối với cơ sở kinh doanh:

+ Cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000đồng/1 lần/1 cơ sở.

+ Đại lý, cửa hàng buôn bán: 1.000.000đồng/1 lần/1 cơ sở.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Phụ lục II);

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (Phụ lục III).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản;

- Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ;

- Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 8 năm 2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT .

- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

PHỤ LỤC II

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

………, ngày……tháng…….năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: (Tên cơ quan kiểm tra)

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

2. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh:

………………………………………………………………………..………….

…………………………………………………………………………………………

3. Điện thoại ……..……….. Fax …..……… Email……………....…………........

4. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập:…………………………

5. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:

Đề nghị …………..(tên cơ quan kiểm tra)……….. cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại: ………………………………………………………………

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC III

BẢN THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/ 01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

………, ngày……tháng…….năm …

BẢN THUYẾT MINH

CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………………………………………

2. Địa chỉ: ………………………………………………………………………

3. Điện thoại: ……………….. Fax: ……………….. Email: …………………

4. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước c                                    DN 100% vốn nước ngoài c

DN liên doanh với nước ngoài c           DN cổ phần c

DN tư nhân c                                       Khác c …………………….

(ghi rõ loại hình)

5. Năm bắt đầu hoạt động: ……………………………………………………….

6. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: ……………………

7. Công suất thiết kế: ……………………………………………………………

8. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ………………

9. Thị trường tiêu thụ chính: ……………………………………………………

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/ xuất xứ

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh……….. m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm : …………… m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh : ….…………………… m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm : ………………………. m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: …………………. m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác : …….…………… m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng c                       Nước giếng khoan c

Hệ thống xử lý: Có c                            Không c

Phương pháp xử lý: ……………………………………………

- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất c                                      Mua ngoài c

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ……………………………..

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:

…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

5. Người sản xuất, kinh doanh :

- Tổng số: ………………. người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: ……………. người.

+ Lao động gián tiếp: …………… người.

- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

- Tập huấn kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị…

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: …… người; trong đó ….. của cơ sở và …… đi thuê ngoài

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nồng độ

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,….)

9. Phòng kiểm nghiệm

- Của cơ sở c Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích: ………………

……………………………………………………………………………………

- Thuê ngoài c Tên những PKN gửi phân tích:

……………………………………………………………………….………….

…………………………………………………………………………………….

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

 

8. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều) hoặc gửi qua đường bưu điện, email, fax (sau đó gửi hồ sơ bản chính).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 04, đường Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều).

+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, thông qua hệ thống bưu điện; hoặc fax, thư điện tử.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (theo mẫu quy định);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu quy định);

+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh;

+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe;

+ Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (đối với trường hợp cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm).

- Số lượng: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận hoặc Văn bản trả lời.

h) Thu phí, lệ phí:

- Lệ phí: 150.000đồng/ lần cấp.

- Phí thẩm xét hồ sơ: 500.000đồng/cơ sở.

- Phí thẩm định: Đối với cơ sở sản xuất:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000đồng/1 lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.

Đối với cơ sở kinh doanh:

+ Cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000đồng/1 lần/1 cơ sở.

+ Đại lý, cửa hàng buôn bán: 1.000.000đồng/1 lần/1 cơ sở.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Phụ lục II);

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (Phụ lục III).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh.

- Trường hợp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản;

- Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ;

- Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 8 năm 2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT .

- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

PHỤ LỤC II

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày……tháng…….năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: (Tên cơ quan kiểm tra)

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

2. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh:

………………………………………………………………………..………….

…………………………………………………………………………………………

3. Điện thoại ……..……….. Fax …..……… Email……………....…………........

4. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập:…………………………

5. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:

Đề nghị …………..(tên cơ quan kiểm tra)……….. cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại: ………………………………………………………………

Hồ sơ gửi kèm:

-

-

Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III

BẢN THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/ 01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………, ngày……tháng…….năm …

BẢN THUYẾT MINH

CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ………………………………………………

2. Địa chỉ: ………………………………………………………………………

3. Điện thoại: ……………….. Fax: ……………….. Email: …………………

4. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước  DN 100% vốn nước ngoài  DN liên doanh với nước ngoài  DN cổ phần 

DN tư nhân  Khác  …………………….

(ghi rõ loại hình)

5. Năm bắt đầu hoạt động: ……………………………………………………….

6. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: ……………………

7. Công suất thiết kế: ……………………………………………………………

8. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ………………

9. Thị trường tiêu thụ chính: ……………………………………………………

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/ xuất xứ

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh……….. m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm : …………… m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh : ….…………………… m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm : ………………………. m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: …………………. m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác : …….…………… m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng c           Nước giếng khoan c

Hệ thống xử lý: Có c                Không c

Phương pháp xử lý: ……………………………………………

- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất c                          Mua ngoài c

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ……………………………..

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:

…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

5. Người sản xuất, kinh doanh :

- Tổng số: ………………. người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: ……………. người.

+ Lao động gián tiếp: …………… người.

- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

- Tập huấn kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị…

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: …… người; trong đó ….. của cơ sở và …… đi thuê ngoài

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nồng độ

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,….)

9. Phòng kiểm nghiệm

- Của cơ sở c Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích: ………………

……………………………………………………………………………………

- Thuê ngoài c Tên những PKN gửi phân tích:

……………………………………………………………………….………….

…………………………………………………………………………………….

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)


 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1081/QĐ-UBND ngày 17/04/2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.757

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.134.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!