Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 27/2009/TT-BNN quy định kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò từ Lào Cămpuchia vào Việt Nam

Số hiệu: 27/2009/TT-BNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Diệp Kỉnh Tần
Ngày ban hành: 28/05/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

Số: 27/2009/TT-BNN

Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2009

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH NHẬP KHẨU TRÂU, BÒ TỪ CÁC NƯỚC LÀO VÀ CĂMPUCHIA VÀO VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò từ các nước Lào và Cămpuchia vào Việt Nam như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về việc kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò làm giống, để giết mổ từ các nước Lào và Cămpuchia vào Việt Nam.

2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực buôn bán, vận chuyển trâu bò làm giống, để giết mổ từ các nước Lào và Cămpuchia vào Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chủ hàng bao gồm các tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển trâu bò từ các nước Lào và Cămpuchia vào Việt Nam.

2. Nhập khẩu chính ngạch là việc chủ hàng mua trâu, bò các nước Lào và Cămpuchia vào Việt Nam thông qua các hợp đồng mua bán với nước xuất khẩu.

3. Thu gom sau nhập khẩu là việc chủ hàng thu mua trâu, bò tại các xã biên giới được nhập khẩu vào Việt Nam thông qua hình thức mua bán, trao đổi của cư dân biên giới, không có hợp đồng mua bán với nước xuất khẩu.

Chương 2.

KIỂM DỊCH NHẬP KHẨU TRÂU, BÒ THEO ĐƯỜNG CHÍNH NGẠCH

Điều 3. Yêu cầu về thủ tục kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò

1. Chủ hàng có nhu cầu nhập khẩu trâu, bò từ các nước Lào và Cămpuchia vào Việt Nam để làm giống hoặc giết mổ theo đường chính ngạch phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y và Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.

2. Căn cứ vào tình hình dịch bệnh của nước xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn yêu cầu vệ sinh thú y đối với việc nhập khẩu trâu, bò vào Việt Nam.

Điều 4. Nội dung kiểm dịch trâu bò trước khi nhập khẩu

1. Căn cứ nhu cầu của chủ hàng về việc nhập khẩu trâu, bò từ các nước Lào, Cămpuchia vào Việt Nam và nơi cách ly kiểm dịch, Cục Thú y xem xét và chỉ định nơi cách ly kiểm dịch, cơ quan thú y thực hiện việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly và kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò theo các quy định nêu tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

2. Trâu, bò được đưa về địa điểm cách ly kiểm dịch đã được cơ quan thú y kiểm tra đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y.

Riêng đối với trâu, bò nhập khẩu với mục đích giết mổ được đưa về cơ sở giết mổ có đủ điều kiện để nuôi nhốt cách ly kiểm dịch.

3. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với nơi cách ly kiểm dịch.

Nơi cách ly kiểm dịch phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện sau:

a) Nơi cách ly kiểm dịch phải bố trí ở một địa điểm riêng biệt, cách biệt với khu dân cư, chợ, trường học, khu vực công cộng, trục đường giao thông chính và khu vực chăn nuôi của địa phương;

b) Có hàng rào kép nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bên ngoài;

c) Có các dãy chuồng nuôi nhốt trâu, bò được lợp mái để hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt đối với trâu, bò trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch;

d) Quy mô, diện tích chuồng trại, trang thiết bị, vật dụng chăn nuôi phải đáp ứng được yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng đàn trâu, bò;

đ) Thức ăn, nước uống cho trâu, bò nhập khẩu phải được cung cấp đầy đủ và đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y để không ảnh hưởng đến sức khỏe đàn trâu, bò nhập nội.

e) Nơi cách ly kiểm dịch phải có hệ thống thu gom, xử lý các chất thải rắn, thải lỏng trong quá trình nuôi cách ly kiểm dịch;

f) Có nơi nuôi nhốt trâu, bò ốm tách biệt với khu vực nuôi nhốt cách ly trâu, bò;

Nơi cách ly kiểm dịch phải được tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi đưa trâu, bò vào nuôi nuôi cách ly kiểm dịch.

Chương 3.

KIỂM DỊCH ĐỐI VỚI TRÂU, BÒ ĐƯỢC THU GOM SAU NHẬP KHẨU

Điều 5. Điều kiện đối với trâu, bò nhập khẩu được thu gom

1. Trâu, bò nhập khẩu chỉ được phép sử dụng với mục đích giết mổ.

2. Toàn bộ số trâu, bò được thu gom phải được đưa vào nơi nuôi cách ly kiểm dịch tại khu vực thuộc các xã biên giới và đảm bảo các yêu cầu nêu tại khoản 3, Điều 4 của Thông tư này.

3. Chủ hàng phải khai báo và làm thủ tục kiểm dịch đối với trâu, bò được thu gom sau nhập khẩu tại Chi cục Thú y sở tại.

Điều 6. Kiểm dịch đối với trâu, bò thu gom sau nhập khẩu

1. Chi cục Thú y các tỉnh biên giới tổ chức thực hiện việc kiểm dịch đối với trâu, bò thu gom sau nhập khẩu.

2. Nội dung kiểm dịch tại nơi cách ly kiểm dịch:

Sau khi đàn trâu, bò được đưa về nơi cách ly kiểm dịch 1 – 2 ngày, Chi cục Thú y thực hiện:

a) Theo dõi và kiểm tra lâm sàng sức khỏe đàn trâu, bò;

b) Đánh dấu trâu, bò bằng cách bấm thẻ tai theo quy định tại Quyết định số 70/2006/QĐ-BNN ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13 tháng 6 năm 2006 đối với việc đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước;

c) Lấy máu kiểm tra toàn đàn trâu, bò đối với các bệnh: Sẩy thai truyền nhiễm, Xoắn khuẩn, Lao bò;

d) Tiêm phòng vắc xin các bệnh Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng trâu bò theo quy định;

đ) Công bố kết thúc thời gian nuôi cách ly kiểm dịch đối với trâu, bò nhập khẩu đáp ứng các điều kiện sau: Khỏe mạnh về lâm sàng, có kết quả âm tính đối với các bệnh được kiểm tra, đã được tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định và đã được phun tắm thuốc diệt ký sinh trùng ngoài da; Nếu trâu, bò không đảm bảo các điều kiện để công bố kết thúc thời gian nuôi cách ly kiểm dịch thì Chi cục Thú y báo cáo về Cục Thú y để hướng dẫn xử lý kịp thời.

e) Thời gian nuôi cách ly kiểm dịch là 15 ngày; nếu thời gian cách ly kiểm dịch quá thời hạn nêu trên thì Chi cục Thú y phải thông báo cho chủ hàng biết rõ lý do.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới

1. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp và các ban ngành chức năng trong tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có biên giới giáp với các nước: Tăng cường kiểm soát và kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp buôn bán, vận chuyển trâu, bò trái phép không tuân theo đúng hướng dẫn của Thông tư này.

2. Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành có liên quan trong tỉnh:

a) Khẩn trương quy hoạch và xây dựng các địa điểm nuôi cách ly trâu, bò sau nhập khẩu tại địa phương.

b) Trong trường hợp tỉnh chưa có địa điểm nuôi cách ly kiểm dịch, tạm thời yêu cầu chủ hàng xây dựng khu cách ly trâu, bò để kiểm dịch.

c) Thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch trâu, bò thu gom sau nhập khẩu tại các xã biên giới theo hướng dẫn tại Thông tư này.

d) Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển trâu, bò qua biên giới vào địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển trâu, bò chưa qua kiểm dịch thú y; nếu phát hiện trâu, bò mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức bao vây, dập tắt dịch nhanh chóng và khử trùng tiêu độc triệt để, trường hợp nghi ngờ thì phải lấy mẫu xét nghiệm.

Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục Thú y:

a) Tổ chức thực hiện việc kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò chính ngạch từ Lào và Cămpuchia vào Việt Nam theo đúng quy định.

b) Hướng dẫn, giám sát Chi cục Thú y các tỉnh biên giới thực hiện việc kiểm dịch trâu, bò thu gom sau nhập khẩu tại các xã biên giới, đồng thời tổ chức xét nghiệm mẫu cho các Chi cục Thú y khi có yêu cầu.

c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển, buôn bán trâu, bò qua biên giới.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Công Thương, Tài chính chỉ đạo các Ban, ngành có liên quan (như Bộ đội biên phòng, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát môi trường, Quản lý thị trường, Hải quan) phối hợp chặt chẽ với ngành thú y tăng cường quản lý, giám sát, ngăn chặn và xử lý triệt để việc nhập lậu, buôn bán, tiêu thụ trâu, bò không thực hiện theo đúng quy định.

Điều 9. Trách nhiệm của chủ hàng

1. Chỉ mua trâu, bò từ các cơ sở chăn nuôi có địa chỉ rõ ràng, tại các vùng an toàn, không có dịch bệnh của nước xuất khẩu.

2. Thực hiện việc khai báo, nuôi cách ly kiểm dịch theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Khai báo ngay với cơ quan thú y, khi phát hiện trâu, bò có hiện tượng ốm, bỏ ăn hoặc chết vì bất cứ lý do gì.

4. Chịu trách nhiệm chi phí cho việc nuôi cách ly kiểm dịch và các chi phí liên quan đến việc kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò; đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về kinh tế, chi phí phòng chống dịch và bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện đúng các quy định hiện hành để dịch bệnh lây lan.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Ban Chỉ đạo quốc gia PCDCGC;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Các Bộ: Công an, Công Thương, Tài chính, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng;
- Vụ Pháp chế, Trung tâm KNKN Quốc gia – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Các Cục: Quản lý thị trường – Bộ Công Thương; Quân khu – Bộ Quốc phòng; Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy – Bộ Công an;
- Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính;
- Sở NN&PTNT, CCTY các tỉnh, thành phố;
- Các CQTY vùng, CCKDĐV vùng, TTKTVSTY TW thuộc Cục Thú Y;
- Lưu VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Diệp Kỉnh Tần

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 27/2009/TT-BNN

Hanoi, May 28, 2009

 

CIRCULAR

PRESCRIBING THE IMPORT QUARANTINE OF BOVINE FROM LAOS AND CAMBODIA TO VIETNAM

Pursuant to the Government's Decree No. 01/2008/ND-CP of January 03, 2008 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural development;

Pursuant to the Ordinance on Veterinary medicine of April 29, 2004;

Pursuant to the Ordinance on Livestock breed of March 24, 2004;

Pursuant to the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15, 2005 on detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary medicine;

Pursuant to the Government's Decree No. 119/2008/ND-CP of November 28, 2008 on amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15, 2005 on detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary medicine;

The Ministry of Agriculture and Rural development prescribes the import quarantine of bovine from Laos and Cambodia to Vietnam as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Circular prescribes the import quarantine of bovine for breeding, slaughter from Laos and Cambodia to Vietnam.

2. This Circular is applicable to domestic organizations and individuals, foreign organizations and individuals trading, transporting bovine for breeding, slaughter from Laos and Cambodia to Vietnam.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the following terms are construed as follows:

1. Goods owners include organizations and individuals trading, transporting bovine from Laos and Cambodia to Vietnam.

2. Official quota import is import of the goods owner buying bovine from Laos and Cambodia to Vietnam under the purchase contracts with the export country.

3. Post-import collection is the goods owner’s collection, buy of bovine from bordering countries imported to Vietnam by trading or exchanging of border residents without purchase contract with the export country.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPORT QUARANTINE OF BOVINE IMPORTED UNDER OFFICIAL QUOTA

Article 3. Requirement on the import quarantine Procedures of bovine

1. Goods owners wishing to import bovine from Laos and Cambodia to Vietnam for breeding or slaughter under official quota must register for import quarantine at the Department of Animal Health as prescribed in the Decision No. 15/2006/QD-BNN of March 08, 2006 of the Ministry of Agriculture and Rural development on the order and procedures for the quarantine of animals, animal products, veterinary hygiene inspection and the Circular No. 11/2009/TT-BNN of March 04, 2009 of the Ministry of Agriculture and Rural development on amending and supplementing a number of articles on the orders and procedures for the quarantine of animals, animal products and veterinary hygiene inspection.

2. Considering the epidemic situation of the exporting countries, the Department of Animal Health guides the requirements for veterinary hygiene regarding the import of bovine into Vietnam.

Article 4. Bovine quarantine contents before import

1. Basing on the goods owner’s demand for the import of bovine from Laos and Cambodia to Vietnam and the quarantine isolation places, the Department of Animal Health shall consider and appoint the quarantine isolation places, the veterinary agencies shall inspect the veterinary hygiene at the isolation places and quarantine for import bovine as prescribed in Clause 1 Article 3 of this Circular.

2. The bovine shall be taken to the quarantine isolation places which have been verified and ensured of the veterinary hygiene conditions by the veterinary agencies.

Particularly with bovine imported for slaughter shall be taken to the slaughter establishments eligible for quarantine isolation.

3. Requirements of veterinary hygiene at quarantine isolation places.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The quarantine isolation places must be arranged in a place which is secluded and separated from residential areas, markets, schools, public places, arterial traffic line and local breeding areas;

b) Having double fences in order to prevent the direct or indirect contact with external animals;

c) The cage must be roofed in order to prevent the impacts of the harsh weather on the bovine during time of the quarantine isolation breeding;

d) The breeding scale, area of cage and equipment must satisfy the requirements for breeding bovine;

dd) The feed and water for import bovine must be sufficiently supplied and satisfy the veterinary hygiene requirements in order to not influence to health of the imported bovine.

e) The quarantine isolation places must have the system of collecting, processing liquid and solid wastes during time of the quarantine isolation breeding;

f) There is a place to breed and impark sick bovine being separated from the bovine are;

The quarantine places must be cleaned, sterilized and detoxified before and after the bovine are taken into for quarantine isolation breeding.

Chapter 3.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Conditions of import bovine being collected

1. The import bovine are only allowed to use for slaughter.

2. All the collected bovine must be taken to the quarantine isolation breeding places at bordering communes and must satisfy the requirements prescribed in Clause 3 Article 4 of this Circular.

3. The goods owner must make declaration and follow the quarantine procedures of the bovine being collected after import at the local Sub-Department of Animal Health.

Article 6. Quarantine of bovine collected after import

1. The Sub-department of Animal Health in bordering provinces shall conduct the quarantine of the bovine being collected after the import

2. The quarantine contents at the quarantine isolation places:

1 or 2 days after the bovine are taken to the quarantine isolation places, the Sub-department of Animal Health shall:

a) Monitor and clinical examine health of bovine;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Making blood test to entire herd of bovine regarding the following diseases: infectious miscarriage, spirochetosis, bovine tuberculosis;

d) Vaccinating against foot and mouth disease, bovine pasteurellosis as prescribed;

dd) Announce the end of the quarantine isolation time of the import bovine meeting the following conditions: being clinically healthy, having negative result for the examined diseases, being inoculated types of vaccine as prescribed and being sprayed, bathed with the external-skin anti- parasite medicine; For the bovine not satisfying the conditions for ending the quarantine isolation breeding time, the Sub-department of Animal Health shall inform to the Department of Animal Health for prompt handling guidance.

e) The time of quarantine isolation breeding is 15 days, if the actual quarantine isolation time exceeds that time limit stated above, the Sub-department of Animal Health must notify the goods owner of the reason.

Chapter 4.

ORGANIZING THE IMPLEMENTATION

Article 7. Responsibilities of People’s Committees in bordering provinces

1. Guiding the local People’s Committees at levels and functional branches, especially the provinces adjacent to the countries: Enhancing the control and thoroughly handle cases of bovine trading and transportation that are illegal, insubordinate to the guidance of this Circular.

2. Guiding the relevant Departments and branches in local:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Requesting the goods owners to build isolated area for bovine quarantine if the quarantine isolation breeding places are not available in province.

c) Strictly performing the quarantine of bovine collected after import in bordering communes as guided in this Circular.

d) Tightly controlling the import, trade and transport of bovine pass the border into localities; strictly handling case of importing, trading and transporting bovine without veterinary quarantine; encircling, extinguishing quickly the epidemic, thoroughly sterilizing and detoxifying when detecting bovine got dangerous infectious diseases

Article 8. Responsibilities of the Ministry of Agriculture and Rural development

1. The Ministry of Agriculture and Rural development shall guide the Department of Animal Health to:

a) Organize the import quarantine of bovine under official quota from Laos and Cambodia to Vietnam as prescribed.

b) Guide and supervise the implementation of the Sub-departments of Animal Health in bordering provinces of the quarantine of the bovine being collected after import, organize sample test for the Sub-departments of Animal Health as requested.

c) Cooperate with the relevant agencies to enhance the control and inspection of the bovine import and trade through the border.

2. The Ministry of Agriculture and Rural development shall cooperate with the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance to guide the relevant branches (such as the Border guard, the Traffic police, the Economic police, the Environment police, the Market management, the Customs) in tightly cooperation with veterinary branch to enhance management, supervision, prevention and handling of the illegal import, trade and consumption of bovine contrary to the provisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Purchasing bovine only from breeding establishments with clear addresses in safe places without epidemics in the export countries.

2. Making declaration, quarantine isolation breeding in accordance with this Circular.

3. Promptly reporting to veterinary agencies when detecting bovine being sick, dead or anorexia due to any reasons.

4. Incurring the costs of quarantine isolation breeding and relevant costs relating to the import quarantine of bovine; being responsible to pay compensation for economic damage, cost for epidemic prevention and shall be handled as prescribed by law if not conduct right the current provision causing spread of epidemic disease.

Article 10. Effects

This Circular takes effects after 45 days as from its signing./.

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 27/2009/TT-BNN ngày 28/05/2009 ban hành quy định về kiểm dịch nhập khẩu trâu, bò từ các nước Lào và Cămpuchia vào Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.891

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.162.226
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!