BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11/2015/TT-BCT
|
Hà Nội, ngày 04
tháng 06 năm 2015
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA QUA LÃNH THỔ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP
ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Hiệp định
giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa về quá cảnh hàng hóa ngày 09 tháng 4 năm 1994;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc
tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước
ngoài;
Theo đề nghị của
Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định
về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa qua lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về thủ tục cấp giấy phép quá
cảnh hàng hóa, vận chuyển hàng hóa quá cảnh theo quy
định của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về quá cảnh hàng
hóa ngày 09 tháng 4 năm 1994 (sau đây viết tắt là Hiệp định).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động có
liên quan đến quá cảnh hàng hóa theo quy định của Hiệp định.
Điều 3. Hàng hóa quá cảnh
1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm
nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu không được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
2. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định
tại Khoản 1 Điều này, việc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chỉ được thực hiện sau
khi có giấy phép của Bộ Công Thương.
Chương II
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP
QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép quá cảnh hàng hóa
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh đối với hàng
hóa quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này cụ thể như sau:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa: 01
(một) bản chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Hợp đồng vận chuyển hàng quá cảnh: 01 (một) bản
sao (có ký xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của chủ hàng).
Điều 5. Cơ quan tiếp nhận, giải
quyết hồ sơ
1. Đối với hàng hóa quy định tại Khoản
2 Điều 3 Thông tư này (trừ vật liệu nổ công nghiệp), chủ hàng gửi 01 (một)
bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa theo đường bưu điện đến một
trong các cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ như sau:
a) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ
Chí Minh, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương. Địa chỉ: 12 Võ Văn Kiệt, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam;
b) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng, Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương. Địa chỉ: 132 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng, Việt Nam;
c) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội, Cục
Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương. Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội, Việt Nam.
2. Trường hợp hàng hóa quá cảnh là vật liệu nổ công
nghiệp, chủ hàng gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa
theo đường bưu điện đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu). Địa chỉ: 54 Hai Bà
Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điều 6. Trình tự, thời hạn giải
quyết hồ sơ
1. Đối với thủ tục cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa quy
định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này (trừ vật liệu nổ công
nghiệp), trình tự, thời hạn giải quyết hồ sơ như sau:
a) Thời hạn giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép quá cảnh
trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong
vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp phép có văn bản
gửi chủ hàng yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa;
c) Trường hợp không cấp giấy phép quá cảnh, cơ quan
cấp phép có văn bản trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do.
2. Đối với thủ tục cấp giấy phép quá cảnh vật liệu
nổ công nghiệp, trình tự, thời hạn giải quyết hồ sơ như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của chủ hàng, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cấp giấy phép quá
cảnh hàng hóa;
c) Trường hợp không cấp giấy phép quá cảnh, Bộ Công
Thương có văn bản trả lời chủ hàng và nêu rõ lý
do.
Chương III
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUÁ
CẢNH
Điều 7. Cửa khẩu quá cảnh hàng
hóa
1. Hàng hóa quá cảnh được thực hiện qua các cặp cửa
khẩu sau đây:
STT
|
Tên cửa khẩu
phía Việt Nam
|
Tên cửa khẩu
phía Trung Quốc
|
1
|
Lào Cai
|
Hà Khẩu
|
2
|
Hữu Nghị
|
Hữu Nghị Quan
|
3
|
Móng Cái
|
Đông Hưng
|
4
|
Đồng Đăng
|
Bằng Tường
|
2. Ngoài những cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này,
hàng hóa quá cảnh được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế được mở thêm theo thỏa
thuận của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa.
Điều 8. Tuyến đường quá cảnh
Tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BGTVT
ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về tuyến đường quá
cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam.
Điều 9. Người chuyên chở và phương tiện vận chuyển
1. Việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh của chủ hàng
do người chuyên chở là thương nhân Việt Nam thực hiện theo quy định pháp luật.
2. Trường hợp hàng hóa quá cảnh là phương tiện vận
chuyển tự hành thì phương tiện vận chuyển đó phải có biển số đăng ký tạm thời
do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cửa khẩu nhập khẩu hàng
hóa cấp và có giấy chứng nhận về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
do ngành Giao thông vận tải cấp trước khi
được tự hành quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Riêng ô tô các loại chở người từ 09
(chín) chỗ ngồi trở xuống không được phép tự hành quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
Điều 10. Chứng từ khi làm thủ
tục hải quan cho hàng hóa quá cảnh
Chủ hàng hoặc người chuyên chở phải nộp, xuất trình
cho cơ quan Hải quan Giấy phép quá cảnh được Bộ Công Thương cấp theo quy định tại
Thông tư này Hợp đồng vận chuyển hàng quá
cảnh và các loại chứng từ theo quy định của
pháp luật về hải quan.
Điều 11. Giám sát hàng hóa quá
cảnh lãnh thổ Việt Nam
1. Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát của cơ quan Hải
quan trong toàn bộ thời gian lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam; vào và ra khỏi
Việt Nam theo đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định; lượng hàng xuất ra phải đúng
bằng lượng hàng nhập vào, nguyên đai, nguyên kiện.
2. Thủ tục lưu kho, lưu bãi, chia tách lô hàng quá
cảnh; thủ tục sang mạn, thay đổi phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh được
thực hiện theo quy định pháp luật về hải quan.
3. Trong quá trình vận chuyển, lưu kho trên lãnh thổ
Việt Nam, nếu hàng hóa quá cảnh có sự cố, tổn thất (như đổ vỡ, hư hỏng, mất
mát,...) thì chủ hàng hoặc người chuyên chở phải kịp thời thông báo cho cơ quan
Hải quan nơi xảy ra sự cố để lập biên bản xác nhận tình trạng hàng hóa và xử lý
theo quy định pháp luật. Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan Hải
quan thì tùy theo địa bàn thích hợp, chủ hàng hoặc người chuyên chở thông báo với
cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng hoặc cảnh sát biển để xác nhận.
Điều 12. Thời gian quá cảnh
hàng hóa
Hàng hóa quá cảnh được phép lưu lại trên lãnh thổ
Việt Nam trong thời gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải
quan tại cửa khẩu nhập khẩu, trừ trường hợp
được gia hạn thời gian quá cảnh theo quy định tại Điều 13 Thông
tư này.
Điều 13. Gia hạn thời gian quá
cảnh hàng hóa
1. Việc gia hạn thời gian quá cảnh hàng hóa do cơ
quan cấp giấy phép quá cảnh xem xét, giải quyết. Mỗi lần gia hạn không quá 30
ngày và tối đa không quá 03 (ba) lần gia hạn.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian quá cảnh hàng
hóa gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn thời gian quá cảnh hàng
hóa của chủ hàng: 01 (một) bản chính;
b) Giấy phép quá cảnh hàng hóa đã được cấp: 01 (một)
bản sao (có ký xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của chủ hàng);
c) Văn bản xác nhận của cơ quan Hải quan về tình trạng
lô hàng quá cảnh: 01 (một) bản chính;
d) Tờ khai Hải quan của lô hàng quá cảnh: 01 (một)
bản sao (có ký xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của chủ hàng).
3. Thủ tục, trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn
thời gian quá cảnh hàng hóa như sau:
a) Chủ hàng gửi 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Khoản
2 Điều này theo đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc gia hạn
thời gian quá cảnh hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn thời
gian quá cảnh hàng hóa trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
c) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong
vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định
tại Khoản 1 Điều này có văn bản gửi chủ hàng yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa;
d) Trường hợp không cho phép gia hạn thời gian quá
cảnh hàng hóa, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có văn bản
trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do.
Điều 14. Thay đổi cửa khẩu quá
cảnh hàng hóa
1. Việc thay đổi cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
trong phạm vi quy định tại Điều 7 Thông tư này do cơ quan cấp
giấy phép quá cảnh xem xét, giải quyết.
2. Hồ sơ đề nghị thay đổi cửa khẩu quá cảnh hàng
hóa gồm:
a) Văn bản đề nghị thay đổi cửa khẩu quá cảnh hàng
hóa của chủ hàng: 01 (một) bản chính;
b) Giấy phép quá cảnh hàng hóa đã được cấp: 01 (một)
bản sao (có ký xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của chủ hàng);
c) Văn bản xác nhận của cơ quan Hải quan về tình trạng
lô hàng quá cảnh: 01 (một) bản chính;
d) Tờ khai Hải quan của lô hàng quá cảnh: 01 (một)
bản sao (có ký xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của chủ hàng).
3. Thủ tục, trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thay
đổi cửa khẩu quá cảnh hàng hóa như sau:
a) Chủ hàng gửi 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Khoản
2 Điều này theo đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi
cửa khẩu quá cảnh hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị thay đổi cửa khẩu quá cảnh hàng hóa trong vòng 07 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
c) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong
vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có văn
bản gửi chủ hàng yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa;
d) Trường hợp không cho phép thay đổi cửa khẩu quá
cảnh hàng hóa, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có văn bản
trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do.
Điều 15. Tiêu thụ hàng hóa quá
cảnh
1. Hàng hóa quá cảnh không được phép tiêu thụ trên
lãnh thổ Việt Nam.
2. Trường hợp đặc biệt, việc tiêu thụ hàng hóa quá
cảnh trên lãnh thổ Việt Nam phải được phép của Bộ Công Thương.
3. Việc tiêu thụ hàng hóa quá cảnh trong trường hợp
nêu tại Khoản 2 Điều này phải thực hiện qua các thương nhân Việt Nam và phải
làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định pháp luật về quản lý
xuất nhập khẩu. Các loại thuế thực hiện
theo quy định pháp luật.
4. Hồ sơ đề nghị cho phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh:
a) Đơn đề nghị cho phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh của chủ hàng: 01 (một) bản chính (theo mẫu quy
định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Giấy phép quá cảnh hàng hóa đã được cấp: 01 (một)
bản sao (có ký xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của chủ hàng;
c) Tài liệu chứng minh trường hợp đặc biệt đối với
hàng hóa quá cảnh cần xin được tiêu thụ tại Việt Nam;
d) Văn bản xác nhận của cơ quan Hải quan về tình trạng
lô hàng quá cảnh: 01 (một) bản chính;
đ) Tờ khai Hải quan của
lô hàng quá cảnh: 01 (một) bản sao (có ký xác nhận và đóng dấu sao y bản chính
của chủ hàng).
5. Trình tự, thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cho
phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh như sau:
a) Chủ hàng gửi 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Khoản
4 Điều này theo đường bưu điện đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu, địa chỉ:
54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố
Hà Nội, Việt Nam) để được xem xét giải quyết việc tiêu thụ hàng hóa quá cảnh;
b) Thời hạn giải quyết
hồ sơ đề nghị cho phép tiêu thụ hàng hóa
quá cảnh trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
c) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong
vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Bộ Công Thương có văn bản gửi chủ hàng yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa;
d) Trường hợp không cho phép tiêu thụ hàng hóa quá
cảnh, Bộ Công Thương có văn bản trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do.
Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của
chủ hàng và người chuyên chở hàng hóa quá cảnh
1. Chủ hàng, người chuyên chở thực hiện hoạt động
quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các
quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Hiệp định,
Thông tư này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Chủ hàng quá cảnh phải nộp lệ phí hải quan và
các loại phí khác áp dụng cho hàng hóa quá cảnh theo quy định pháp luật.
Điều 17. Thanh toán và quản lý
ngoại hối
Các lệ phí, chi phí phát sinh từ hoạt động quá cảnh
được thanh toán bằng đồng tiền tự do chuyển đổi phù hợp với quy định của Hiệp định
thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân
Trung Quốc ký ngày 16 tháng 10 năm 2003 và các quy định của pháp luật hiện hành
về quản lý ngoại hối.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Tổ chức thực hiện
1. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ
Chí Minh, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng, Phòng Quản lý Xuất nhập
khẩu khu vực Hà Nội (Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương) thực hiện việc cấp giấy
phép quá cảnh hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Cục Xuất nhập khẩu tiếp nhận, thẩm định hồ sơ của
các thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 6, Khoản 5 Điều 15 Thông
tư này và trình Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
Điều 19. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20
tháng 7 năm 2015,
2. Thông tư này thay thế Quyết định số 305/2001/QĐ-BTM ngày 26 tháng 3 năm 2001 của Bộ
trưởng Bộ Thương mại ban hành Quy chế về hàng hóa của Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa quá cảnh lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Thông tư này bãi bỏ Quyết định số 0336/2005/QĐ-BTM ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại ủy
quyền cho các phòng quản lý xuất nhập khẩu
cấp phép hàng hóa của Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa quá cảnh lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Các giấy phép được cấp trước ngày Thông tư này
có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo thời hạn của giấy phép./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Tổng cục Hải quan;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Bộ Công Thương: Lãnh đạo Bộ, các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ;
- Website Bộ Công Thương;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Phòng Quản lý XNK khu vực Hà Nội;
- Phòng Quản lý XNK khu vực Đà Nẵng;
- Phòng Quản lý XNK khu vực TP. Hồ Chí Minh;
- Lưu: VT, XNK (15).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
|
PHỤ LỤC I
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BCT ngày 04 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
…….,
ngày tháng năm 20…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Kính gửi: Bộ Công
Thương
I. Chủ hàng: (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại,
fax, e-mail)
Đề nghị Bộ Công Thương cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa theo các nội dung sau đây:
1. Hàng hóa quá cảnh:
STT
|
Tên hàng
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Trị giá
|
Bao bì và ký mã hiệu
|
Ghi chú
|
1
|
…………..
|
……………
|
………….
|
……………
|
……………………..
|
…………….
|
2
|
…………..
|
……………
|
………….
|
……………
|
……………………..
|
…………….
|
2. Cửa khẩu nhập hàng:
3. Cửa khẩu xuất hàng:
4. Tuyến đường vận chuyển:
5. Phương tiện vận chuyển: (Trường hợp hàng hóa
quá cảnh là phương tiện vận chuyển được
phép tự hành thì mục này ghi “phương tiện tự hành”)
6. Thời gian dự kiến quá cảnh:
(Từ ngày….. tháng….. năm….. đến ngày….. tháng…..
năm…..)
II. Người chuyên chở: (ghi rõ tên, địa chỉ, điện
thoại và số fax, e-mail của doanh nghiệp vận chuyển Việt Nam ký Hợp đồng vận
chuyển hàng quá cảnh với chủ hàng).
III. Địa chỉ nhận giấy phép (của chủ hàng):
……………………………………………………………………………………………………………
Kèm theo Đơn này là Hợp đồng vận chuyển hàng quá cảnh
(ký giữa chủ hàng với doanh nghiệp vận chuyển Việt Nam).
|
Người đại diện theo pháp luật của
thương nhân, chủ hàng
(ký tên và đóng dấu)
|
* Lưu ý: Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên
thì phải đóng dấu giáp lai.
PHỤ LỤC II
MẪU GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BCT ngày 04 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC XUẤT NHẬP KHẨU
PHÒNG QLXNKKV ...
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……../……..-GPQCTQ
V/v cho phép quá cảnh hàng hóa
|
…., ngày….
tháng…. năm 20…..
|
Kính gửi: ……… (Chủ
hàng hóa quá cảnh Trung Quốc)
- Căn cứ Thông tư số 11/2015/TT-BCT ngày 04 tháng 6
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Xét Đơn đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa của
.... (ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng quá cảnh Trung Quốc)….,
Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ... cho phép
………. (chủ hàng quá cảnh Trung Quốc)
……. quá cảnh hàng hóa theo các quy định sau đây:
1. Hàng hóa quá cảnh:
STT
|
Tên hàng
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Trị giá
|
Bao bì và ký mã hiệu
|
Ghi chú
|
1
|
…………..
|
……………
|
………….
|
……………
|
……………………..
|
…………….
|
2
|
…………..
|
……………
|
………….
|
……………
|
……………………..
|
…………….
|
2. Cửa khẩu nhập hàng:
3. Cửa khẩu xuất hàng:
4. Tuyến đường vận chuyển:
5. Phương tiện vận chuyển: (Trường hợp hàng hóa
quá cảnh là phương tiện vận chuyển được
phép tự hành thì mục này ghi “phương tiện tự hành”)
6. Người chuyên chở: Công ty ... (ghi rõ tên, địa
chỉ của doanh nghiệp vận chuyển Việt Nam)
đảm nhận việc vận chuyển lô hàng quá cảnh.
Văn bản này có hiệu lực thực hiện đến hết ngày ...
tháng ... năm 20 ...
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Hải quan;
- Bộ trưởng Bộ Công Thương;
- Cục Xuất nhập khẩu;
- Lưu: VT.
|
PHÒNG QUẢN LÝ
XUẤT NHẬP KHẨU KHU VỰC….
|
*Lưu ý: Mẫu này dùng cho trường hợp cấp
giấy phép quá cảnh hàng hóa quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông
tư (trừ vật liệu nổ công nghiệp)
PHỤ LỤC III
MẪU GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BCT ngày 04 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……./BCT-XNK
V/v cho phép quá cảnh hàng hóa
|
…., ngày….
tháng…. năm 20…..
|
Kính gửi: ……… (Chủ
hàng hóa quá cảnh Trung Quốc)
- Căn cứ Thông tư số 11/2015/TT-BCT ngày 04 tháng 6
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Xét Đơn đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa của
.... (ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng quá cảnh Trung Quốc)….,
Bộ Công Thương cho phép ………. (chủ hàng quá cảnh
Trung Quốc) ……. quá cảnh hàng hóa
theo các quy định sau đây:
1. Hàng hóa quá cảnh:
STT
|
Tên hàng
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Trị giá
|
Bao bì và ký mã hiệu
|
Ghi chú
|
1
|
…………..
|
……………
|
………….
|
……………
|
……………………..
|
…………….
|
2
|
…………..
|
……………
|
………….
|
……………
|
……………………..
|
…………….
|
2. Cửa khẩu nhập hàng:
3. Cửa khẩu xuất hàng:
4. Tuyến đường vận chuyển:
5. Phương tiện vận chuyển:
6. Người chuyên chở: Công ty ... (ghi rõ tên, địa
chỉ của doanh nghiệp vận chuyển Việt Nam)
đảm nhận việc vận chuyển lô hàng quá cảnh.
Văn bản này có hiệu lực thực hiện đến hết ngày ...
tháng ... năm 20 ...
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Hải quan;
- Lưu: VT, XNK.
|
BỘ CÔNG THƯƠNG
|
*Lưu ý: Mẫu này dùng cho trường hợp cấp
giấy phép quá cảnh vật liệu nổ công nghiệp.
PHỤ LỤC IV
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP TIÊU THỤ HÀNG HÓA QUÁ CẢNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BCT ngày 04 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO
PHÉP TIÊU THỤ HÀNG HÓA QUÁ CẢNH
Kính gửi: Bộ Công
Thương
Chủ hàng: (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax)
Đề nghị Bộ Công Thương cho phép tiêu thụ hàng hóa
quá cảnh theo các nội dung sau đây:
1. Giấy phép quá cảnh hàng hóa số …….. do Bộ Công
Thương cấp ngày ... tháng … năm 20....
2. Tờ khai hải quan số …….. ngày ... tháng ... năm
20...
3. Văn bản
xác nhận của cơ quan Hải quan số …….. ngày ... tháng ... năm 20...
4. Chi tiết lô hàng quá cảnh:
STT
|
Tên hàng
|
Mã HS
|
Số lượng /ĐVT
|
Trị giá
|
Tờ khai hải quan
(số, ngày)
|
Cửa khẩu nhập hàng
|
1
|
……………
|
………..
|
……………..
|
…………
|
…………………….
|
………………..
|
5. Lý do đề nghị cho phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh
tại Việt Nam: (nêu rõ lý do cụ thể và
nội dung chứng minh trường hợp đặc biệt)
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
6. Thời gian tiêu thụ (dự kiến):
(Từ ngày ... tháng
... năm 20... đến ngày ... tháng ... năm 20...)
7. Địa chỉ nhận văn bản trả lời (của chủ hàng):
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
|
Người đại diện theo pháp luật của
thương nhân, chủ hàng
(ký tên và đóng dấu)
|
* Lưu ý: Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên
thì phải đóng dấu giáp lai.