Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/1999/TT-TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan hàng hoá xuất nhập khẩu phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh kèm theo QĐ 219/1998/ QĐ-TTg

Số hiệu: 04/1999/TT-TCHQ Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Văn Cầm
Ngày ban hành: 18/06/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/1999/TT-TCHQ

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 04/1999/TT-TCHQ NGÀY 18 THÁNG 06 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH TẠI KHU VỰC KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI LAO BẢO, TỈNH QUẢNG TRỊ BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 219/1998/QĐ-TTG NGÀY 12/11/1998 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/2/1990;
Căn cứ Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục Hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan.
Căn cứ Điều 3 Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg ngày 12/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ nêu trên.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn và quy định như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo nêu trong Thông tư này sau đây gọi là Khu thương mại Lao bảo (Khu TMLB) có phạm vi địa giới hành chính được quy định tại Điều 2 Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg ngày 12/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị.

Khu TMLB có cổng A là cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tiếp giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và cổng B đặt tại Trạm kiểm soát Tân Hợp là điểm cuối của Khu thương mại Lao Bảo về phía nội địa Việt Nam.

2. Khu thương mại Lao Bảo có tổ chức Hải quan là đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị (sau đây gọi là Hải quan Khu thương mại Lao Bảo) có văn phòng làm việc tại Khu TMLB và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh khi ra vào, lưu lại khu TMLB và đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới.

3. Mọi quan hệ hàng hoá, dịch vụ giữa khu TMLB và trong nước là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Hàng hoá xuất xứ từ nội địa Việt Nam và hàng hoá từ nước ngoài nhập vào khu TMLB được miễn thuế nhập khẩu.

+ Hàng hoá xuất xứ từ nội địa Việt Nam đưa vào khu TMLB và hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu TMLB khi xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu.

+ Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài hoặc xuất khẩu từ nội địa Việt Nam vào khu TMLB; từ khu TMLB ra nước ngoài hoặc vào nội địa Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Hàng không thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu do Chính phủ Việt Nam công bố hàng năm.

Việc xuất khẩu, nhập khẩu qua khu TMLB các loại hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu của Việt Nam nhưng không thuộc danh mục cấm xuất, cấm nhập của Lào và quốc tế thì phải được phép của Thủ tướng Chính phủ.

- Hàng được phép lưu thông hợp pháp trên thị trường Việt Nam.

- Các mặt hàng kinh doanh do Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch hoặc có điều kiện thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.

4. Chủ sở hữu hàng hoá hoặc người đại diện được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền hợp pháp (sau đây gọi tắt là chủ hàng) khi đưa hàng hoá, hành lý, ngoại hối, phương tiện vận tải vào, ra khu TMLB phải qua cổng B của khu TMLB và phải tuân thủ các quy định sau:

- Làm thủ tục hải quan.

- Thực hiện đầy đủ các quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành.

- Thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

5. Doanh nghiệp khu TMLB nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài hoặc hàng hoá Việt Nam đưa từ nội địa vào khu TMLB hoặc xuất khẩu hàng hoá từ khu TMLB ra nước ngoài hoặc vào nội địa phải phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cấp.

6. Tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp trong Khu TMLB đều do Hải quan Khu TMLB làm thủ tục.

Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong Khu TMLB, trong một số trường hợp như hàng hoá có trị giá nhỏ (dưới 50 triệu đồng), Lãnh đạo Hải quan Khu TMLB có thể cho phép hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp Khu TMLB được phép làm thủ tục hải quan tại Hải quan cửa khẩu khác.

II. THỦ TỤC HẢI QUAN

1. Thủ tục đối với hàng hoá nhập khẩu:

1.1. Doanh nghiệp Khu TMLB phải tiến hành làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hoá trong thời hạn quy định và doanh nghiệp có trách nhiệm nộp và xuất trình cho Hải quan Khu TMLB bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại khoản 1, Điều 6, Mục 1, Chương II Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ nêu trên.

1.2. Hải quan Khu TMLB sau khi tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì làm thủ tục đăng ký tờ khai hải quan theo quy định.

1.2.1. Đối với hàng hoá nhập khẩu vào Khu TMLB qua Cổng A, Hải quan cửa khẩu Lao Bảo tiến hành kiểm tra theo quy định đối với từng loại hình nhập khẩu.

1.2.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu vào Khu TMLB qua Cổng B thì chủ hàng hoặc cán bộ Hải quan áp tải mang bộ hồ sơ đã đăng ký tại Hải quan Khu TMLB đến cửa khẩu nhập hàng đầu tiên làm thủ tục chuyển tiếp về Hải quan Khu TMLB qua Cổng B để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định.

Thủ tục chuyển tiếp đối với lô hàng nhập khẩu thực hiện theo đúng quy chế hiện hành về hàng hoá xuất nhập khẩu chuyển tiếp.

1.3. Hàng hoá nhập khẩu vào Khu TMLB sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan được đóng dấu trên tờ khai hàng nhập khẩu "Hàng miễn thuế nhập khẩu".

Hàng hoá chưa hoàn thành thủ tục hải quan phải được đưa vào khu vực riêng (Kho, bãi) và chịu sự kiểm tra, giám sát quản lý của Hải quan Khu TMLB.

1.4. Hàng hoá nhập khẩu vào nội địa do Hải quan cửa khẩu Lao Bảo làm thủ tục hải quan theo quy định hiện hành đối với từng loại hình nhập khẩu. Kết thúc thủ tục Hải quan, lô hàng nhập khẩu được vận chuyển qua Khu TMLB đi qua cổng B để vào nội địa.

2. Thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu:

2.1. Doanh nghiệp Khu TMLB phải tiến hành làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hoá trong thời hạn quy định đối với từng loại phương tiện vận tải và doanh nghiệp có trách nhiệm nộp và xuất trình cho Hải quan Khu TMLB bộ hồ sơ hải quan và hàng hoá theo quy định tại khoản 1, Điều 6, Mục 1, Chương II Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ nêu trên.

2.2. Hải quan Khu TMLB có trách nhiệm tiếp nhận bộ hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đồng bộ của bộ hồ sơ, kiểm tra nội dung tự kê khai của người khai báo hải quan, nếu đầy đủ và hợp lệ thì tiến hành thủ tục đăng ký tờ khai hải quan; tiến hành kiểm tra hàng hoá và kết thúc thủ tục hải quan theo quy định hiện hành.

Trong trường hợp hàng xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thì doanh nghiệp phải nộp kèm các chứng từ nhập khẩu nguyên liệu để Hải quan thanh khoản số nguyên liệu đã nhập khẩu.

Phần tính thuế dành cho Hải quan được đóng dấu trên tờ khai hàng xuất khẩu "Hàng miễn thuế xuất khẩu" sau khi lô hàng hoàn thành thủ tục hải quan.

2.3. Nếu hàng được đóng trong container, Hải quan phải tiến hành niêm phong và giao bộ hồ sơ (có văn bản xác nhận của Ban quản lý Khu TMLB là hàng của Khu TMLB) đã hoàn thành thu tục hải quan cho chủ hàng để vận chuyển tới cửa khẩu xuất cuối cùng.

Thủ tục chuyển tiếp đối với lô hàng xuất khẩu thực hiện đúng theo quy chế hiện hành về hàng hoá xuất nhập khẩu chuyển tiếp.

2.4. Hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan nhưng chưa thực xuất phải chịu sự giám sát, quản lý của Hải quan (nơi lưu giữ lô hàng) cho đến khi hàng được thực xuất.

3. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư hàng hoá, thứ phẩm, phế liệu (quy định tại Điều 8 của Quy chế) được phép bán tại thị trường nội địa thực hiện như sau:

3.1. Doanh nghiệp khu TMLB (bên bán) có hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu nhưng không sử dụng hết hoặc có thứ phẩm, phế liệu còn giá trị thương mại được phép đưa ra khỏi Khu TMLB qua Cổng B để bán tại thị trường nội địa thì doanh nghiệp trong nội địa (bên mua) mua hàng hoá, thứ phẩm, phế liệu đó được coi là nhập khẩu từ nước ngoài, phải chịu sự điều chỉnh theo cơ chế điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá hàng năm của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và các luật thuế hiện hành.

- Hàng hoá, thứ phẩm, phế liệu, trước khi mang bán tại thị trường nội địa phải đối chiếu với lượng hàng đã nhập ban đầu (số hàng đã sử dụng để sản xuất, số hàng còn tồn và số hàng là phế liệu, thứ phẩm) nếu phù hợp thì mới được phép bán, phải hoàn tất thủ tục truy nộp các loại thuế mà lúc nhập khẩu ban đầu được miễn và các khoản thu khác theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

3.2. Đối với hàng hoá, thứ phẩm, phế liệu được phép bán tại thị trường nội địa như quy định tại điểm 3.1 nêu trên được khai báo và tiến hành thu tục hải quan trên tờ khai Hải quan 2-96; không bị giới hạn bởi trị giá, lượng và do Hải quan Khu TMLB thực hiện.

Thủ tục hải quan thực hiện theo Quyết định số 127/TCHQ-GSQL ngày 10/4/1995 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình và sơ đồ quy trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch, Quyết định số 50/1998/QĐ-TCHQ ngày 10/3/1998 của Tổng cục Hải quan (mẫu HD6A), Quyết định số 229/1998/QĐ-TCHQ ngày 12/9/1998 của Tổng cục Hải quan và các văn bản hướng dẫn liên quan.

3.3. Ngoài bộ hồ sơ phải nộp và xuất trình cho Hải quan theo quy định nêu trên, bên bán phải nộp bổ sung thêm các loại giấy tờ sau:

- Công văn đề nghị (hoặc đơn) được bán tại thị trường nội địa (nội dung nêu rõ: lý do bán, tên - địa chỉ mua, tên hàng, chất lượng, lượng, trị giá, mặt hàng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại tờ khai hải quan số..... ngày....... tháng..... năm......).

- Văn bản xác nhận đồng ý của Ban Quản lý Khu TMLB về số hàng không sử dụng hết hoặc thứ phẩm, phế liệu còn giá trị thương mại nay xin được bán tại thị trường nội địa.

- Bộ hồ sơ đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu ban đầu (bản sao) đối với hàng hoá nhập khẩu nhưng không sử dụng hết hoặc đối với thứ phẩm và phế liệu được gia công, sản xuất từ nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu nhưng còn giá trị thương mại nay xin bán tại thị trường nội địa.

3.4. Nếu hàng hoá thuộc Danh mục nhập khẩu có điều kiện thì phải được phép của Bộ Thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành.

4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập từ thị trường nội địa:

4.1. Doanh nghiệp khu TMLB mua hàng hoá Việt Nam từ thị trường nội địa đưa vào sử dụng trong Khu TMLB qua Cổng B được coi là nhập khẩu và khai báo trên tờ khai HQ2-96, phải chịu sự điều chỉnh theo cơ chế điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá hàng năm của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

4.1.1. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại các văn bản nêu tại điểm 3.2 dẫn trên.

4.1.2. Trên tờ khai hải quan phần tính thuế dành cho Hải quan được đóng dấu "Hàng miễn thuế nhập khẩu".

4.2. Doanh nghiệp Khu TMLB mua nguyên liệu, vật tư từ thị trường nội địa không có xuất xứ Việt Nam để sử dụng trong việc sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp thành hàng hoá, sản phẩm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan.

5. Đối với hàng hoá, máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp Khu TMLB nếu cần sửa chữa, giám định trên cơ sở văn bản phê duyệt của Ban quản lý Khu TMLB được tiến hành như sau:

Nếu hàng tạm xuất vào nội địa: khai báo và tiến hành thủ tục hải quan trên tờ khai HQ2-96, tạm thu thuế. Nếu tái nhập đúng thời hạn quy định thì Hải quan hoàn trả số thuế đã tạm thu khi tạm xuất. Nếu quá thời hạn quy định chưa tái nhập sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.

6. Cư dân biên giới và các doanh nghiệp Khu TMLB quy định tại Điều 7 của Quy chế được phép đăng ký kinh doanh, trao đổi hàng hoá tại chợ biên giới thuộc Khu TMLB theo quy định tại Quy chế Tổ chức và Quản lý chợ biên giới Việt Nam - Lào ban hành kèm theo Quyết định số 0807/1998/QĐ-BTM ngày 15/7/1998 của Bộ trưởng Bộ Thương mại và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Hàng hoá gia công, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và quá cảnh sau Khu TMLB quy định tại Điều 10 của Quy chế ban hành theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg nêu trên thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.

8. Hàng hoá nhập khẩu tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Khu TMLB thực hiện theo quy định tại Mục 3, Chương 4 Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05/5/1999 của Chính phủ về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ triển lãm.

9. Doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế tại khu TMLB: Các doanh nghiệp Khu TMLB muốn kinh doanh hàng miễn thuế phải xin phép cơ quan có thẩm quyền và chỉ được hoạt động khi đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Bộ Thương mại cấp (đối với doanh nghiệp Việt Nam) hoặc giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với doanh nghiệp đầu tư liên doanh với nước ngoài).

Thủ tục hải quan đối với hoạt động của cửa hàng miễn thuế được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/1998/TT-TCHQ ngày 19/11/1998 hướng dẫn thực hiện Quy chế về cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế ban hành tại Quyết định số 205/1998/QĐ-TTg ngày 19/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

10. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Khu TMLB thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định số 12/CP ngày 18/2/1997 của Chính phủ, Thông tư số 111/GSQL-TT ngày 28/5/1997 của Tổng cục Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

11. Doanh nghiệp kinh doanh Kho ngoại quan thực hiện theo Quy chế Kho ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định số 212/1998/QĐ-TTg ngày 02/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 12/1998/TT-TCHQ ngày 10/12/1998 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Quy chế Kho ngoại quan.

12. Hàng hoá mua bán, trao đổi giữa doanh nghiệp Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu công nghệ cao với doanh nghiệp Khu TMLB thực hiện theo quy định tại Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, Quyết định số 66/TCHQ-GSQL ngày 28/6/1996 của Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế Hải quan Khu chế xuất và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

13. Hàng hoá là quà biếu tặng, tài sản di chuyển, hàng hoá vật dụng của các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, hành lý cá nhân của người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ về ngoại giao; người nước ngoài làm việc tại Khu TMLB quy định tại Điều 11 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg ngày 12/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ được hướng dẫn như sau:

a. Hàng hoá xuất nhập khẩu theo chế độ quà biếu tặng của các đối tượng đang công tác, làm việc, kinh doanh tại Khu TMLB được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/1998/TT-TCHQ ngày 01/12/1998 của Tổng cục Hải quan.

b. Tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người nước ngoài đang công tác, làm việc tại Khu TMLB được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/1998/TT-TCHQ của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Nghị định số 17/CP ngày 06/02/1995 và Nghị định số 79/1998/NĐ-CP ngày 29/09/1998 của Chính phủ.

c. Hàng hoá, đồ dùng, vật dụng để sử dụng cho các hoạt động và sinh hoạt của Văn phòng Đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc Chi nhánh Văn phòng Đại diện nước ngoài tại khu TMLB được thực hiện theo quy định tại Nghị định 82/CP ngày 02/08/1994 của Chính phủ, Thông tư số 235/TCHQ-GSQL ngày 21/11/1994 của Tổng cục Hải quan và các văn bản hướng dẫn liên quan.

d. Hàng hoá, hành lý của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi miẽn trừ dành cho Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự nước ngoài, và Cơ quan đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam ngày 23/8/1993 và Nghị định số 73/CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan.

e.* Hàng hoá, hành lý, ngoại hối của người nước ngoài từ nội địa Việt Nam đưa vào Khu TMLB hoặc từ Khu TMLB đưa vào nội địa Việt Nam được làm thủ tục hải quan ngay tại Khu TMLB hoặc xuất trình chứng từ đã hoàn thành thủ tục hải quan tại Hải quan cửa khẩu khác.

* Người nước ngoài và người Việt Nam làm việc hàng ngày trong Khu TMLB chỉ được phép mang từ nội địa Việt Nam vào Khu TMLB với số lượng ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các chủng loại, số lượng vật dụng mang vào phải phù hợp với mục đích và thời gian làm việc trong Khu TMLB.

III. CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CỔNG A - B

A. THỦ TỤC GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CỔNG A - B:

1. Trách nhiệm của chủ hàng:

1.1.* Đối với hàng hoá xuất khẩu từ Khu TMLB phải xuất trình cho Hải quan Cổng A-B:

- Tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan.

- Phiếu chuyển tiếp hàng xuất khẩu (lô hàng qua cổng B để xuất tại cửa khẩu khác).

* Đối với hàng hoá xuất khẩu từ nội địa qua Khu TMLB để xuất qua Cổng A, phải xuất trình cho Hải quan Cổng B:

- Tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan.

- Phiếu chuyển tiếp hàng hoá xuất khẩu.

1.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu (qua cổng A) vào Khu TMLB hoặc hàng hoá qua Khu TMLB để vào nội địa phải xuất trình cho Hải quan Cổng A:

- Tờ khai hải quan đã đăng ký nhập khẩu và doanh nghiệp Khu TMLB hoặc doanh nghiệp trong nội địa.

- Phiếu chuyển tiếp hàng hoá nhập khẩu (đối với lô hàng nhập khẩu của doanh nghiệp trong nội địa).

1.3. Đối với hàng hoá nhập khẩu vào nội địa do Hải quan cửa khẩu Lao Bảo làm thủ tục hải quan, khi qua cổng B để vào nội địa phải xuất trình cho Hải quan Cổng B:

- Tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan.

1.4. Đối với hàng gửi kho ngoại quan, phải xuất trình cho Hải quan:

- Tờ khai hàng và hợp đồng gửi hàng tại kho ngoại quan.

1.5. Đối với hàng hoá quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập - tái xuất, phải xuất trình cho Hải quan:

Văn bản cho phép được vận chuyển hàng quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập - tái xuất qua Khu TMLB của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Nhiệm vụ của Hải quan Cổng A-B:

2.1. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:

Kiểm tra đối chiếu các loại giấy tờ được quy định nêu trên với thực tế số lượmg, ký hiệu kiện hàng (nếu là hàng rời), ký hiệu container, seal container đi qua cổng A-B.

- Sau khi đối chiếu nếu phù hợp thì Hải quan giám sát tại Cổng A-B xác nhận vào tờ khai hải quan và vào sổ nhật ký hàng ngày.

- Đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đi qua cổng A-B bằng nhiều chuyến, nhiều ngày thì Hải quan Cổng A-B có trách nhiệm mở sổ nhật ký hàng ngày, tổng hợp, thanh khoản cho từng lô hàng.

- Thông qua công tác kiểm tra và giám sát tại cổng, nếu phát hiện trường hợp có nghi vấn thì cán bộ Hải quan giám sát cổng báo cáo ngay với Lãnh đạo Hải quan Khu TMLB để quyết định hình thức kiểm tra.

2.2. Đối với hành khách, người điều khiển phương tiện vận tải xuất nhập cảnh:

2.2.1. Hải quan Cổng A hướng dẫn và làm thủ tục hành lý cho hành khách, người điều khiển phương tiện vận tải và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cổng A theo đúng quy định hiện hành.

2.2.2. Hải quan cổng B kiểm tra chứng từ đã hoàn thành thủ tục hải quan tại Hải quan cửa khẩu khác đối với hàng hoá, hành lý, vật dụng cá nhân của hành khách, người điều khiển phương tiện vận tải, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đi qua vào cổng B vào Khu TMLB.

B. TỔ CHỨC PHỐI HỢP THỰC HIỆN:

1. Tại mỗi cổng A-B phải có một đội hoặc bộ phận Hải quan giám sát và phải làm nhiệm vụ kiểm soát liên tục 24/24 giờ theo ca.

2. Mỗi cổng A-B phải có sổ quản lý theo dõi, nhật ký hàng ngày.

3. Sau mỗi ca trực phải bàn giao, thông báo tình hình cho ca sau. Nếu có trường hợp đột xuất vượt thẩm quyền phải báo cáo ngay với Lãnh đạo Hải quan Khu TMLB để có chỉ đạo giải quyết.

IV. QUY ĐỊNH VỀ CÁC LOẠI SỔ QUẢN LÝ, THEO DÕI

1. Các loại sổ:

Căn cứ quy định hiện hành đối với mỗi loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, Hải quan Khu TMLB có trách nhiệm mở sổ quản lý, theo dõi riêng.

2. Quy định sử dụng:

- Sổ phải được đánh số liên tục, đóng dấu giáp lai từng trang và trang đầu tiên có xác nhận, ký tên đóng dấu của Lãnh đạo Hải quan Khu TMLB.

- Ghi chép đầy đủ nội dung quy định.

- Lưu trữ theo quy định.

V. XỬ LÝ VI PHẠM

Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Quy chế Khu thương mại Lao Bảo và Thông tư hướng dẫn này tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện quy định tại Thông tư này; Niêm yết công khai các văn bản hướng dẫn liên quan tại nơi làm thủ tục hải quan và tiến hành các bước thủ tục đối với từng loại hình theo quy định hiện hành để nhanh chóng thông quan hàng hoá, hành lý, ngoại hối, phương tiện vận tải theo đúng chủ trương cải cách thủ tục hải quan của Tổng cục Hải quan tại Khu TMLB.

3. Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để thực hiện Quy chế Khu TMLB ban hành kèm theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg ngày 12/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn này.

4. Cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Thủ trưởng các Vụ, Cục thuộc cơ quan Tổng cục, Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thi hành các quy định tại Quy chế Khu TMLB ban hành kèm theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg ngày 12/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn này.

Trong qua trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh đề nghị kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn giải quyết.

 

Nguyễn Văn Cầm

(Đã ký)

 

THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 04/1999/TT-TCHQ

Hanoi, June 18, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE CUSTOMS PROCEDURES FOR EXPORT GOODS, IMPORT GOODS AND TRANSPORT MEANS ON ENTRY OR EXIT THROUGH THE LAO BAO ECONOMIC AND TRADE DEVELOPMENT PROMOTION AREA, QUANG TRI PROVINCE, UNDER THE PRIME MINISTER’S DECISION No. 219/1998/QD-TTg OF NOVEMBER 12, 1998

Pursuant to the February 20, 1990 Ordinance on Customs;
Pursuant to the Government’s Decree No. 16/1999/ND-CP of March 27, 1999 on the customs procedures, supervision and fees;
Pursuant to Article 3 of the Prime Minister’s Decision No. 219/1998/QD-TTg of November 12, 1998;
The General Department of Customs hereby guides and stipulates the following:

I. GENERAL PROVISIONS

1. The Lao Bao economic and trade development promotion area mentioned in this Circular is hereafter referred to as the Lao Bao trade area (the LBTA), with administrative boundary defined in Article 2 of the Prime Minister’s Decision No. 219/1998/QD-TTg of November 12, 1998 promulgating the Regulation on the Lao Bao economic and trade development promotion area, Quang Tri province.

The LBTA has its gate A being Lao Bao international border-gate, which borders the Lao People’s Democratic Republic, and gate B, where Tan Hop checking station, the innermost point of the Lao Bao trade area on inland Vietnam, is situated.

2. The Lao Bao trade area has its customs organization being an unit attached to the Customs Department of Quang Tri province (hereafter referred to as the Lao Bao trade area’s customs authority), having its working office located in the LBTA and performing the function of State management over the customs regarding activities of export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, cross-bordergate transshipment and transit of goods upon the exit, entry or deposit of such goods at the LBTA, and the fight against smuggling or illicit cross-border transportation of goods, foreign exchange and Vietnamese currency.

3. All goods or service transactions between the LBTA and the domestic parties are considered export or import transactions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Goods originated from inland Vietnam and brought into the LBTA and those produced, processed, recycled or assembled at the LBTA shall be exempt from export duty when being exported.

+ Goods imported from foreign countries or exported from inland Vietnam into the LBTA; from the LBTA to foreign countries or into inland Vietnam must satisfy the following conditions:

- They are not on the list of goods banned from export and/or import annually published by the Vietnamese Government;

The export and import of goods on Vietnam’s list of goods banned from export and import but not specified in Laos’ and international lists of goods banned from export and import through the LBTA must be permitted by the Prime Minister.

- They are allowed to be lawfully circulated on the Vietnamese market.

- Particularly, the goods items subject to the quota-regulated business or conditional business shall comply with the Ministry of Trade’s guidance.

4. The goods owners or representatives lawfully authorized by the goods owners (hereafter collectively referred to as the goods owners), when bringing their goods, luggage, foreign exchange and/or transport means into or out of the LBTA shall have to go through gate A or gate B of the LBTA and comply with the following regulations:

- Filling in the customs procedures;

- Fully complying with the regulations of the specialized management agency(ies);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The import of goods from foreign countries or inland Vietnam into the LBTA or the export of goods from the LBTA to foreign countries or into inland Vietnam by the LBTA enterprises shall comply with their business registration certificates or permits granted by Vietnam’s competent State agencies.

6. All goods exported or imported by the enterprises in the LBTA shall have to go through the customs procedures carried out by the LBTA’s customs authority.

But with a view to creating favorable conditions for production and business activities of the LBTA’s enterprises, the leading officials of the LBTA’s customs authority may allow such enterprises’ import goods with small value (under 50 million dong) to go through the customs procedures at other border-gates.

II. THE CUSTOMS PROCEDURES

1. The procedures for import goods:

1.1. The LBTA’s enterprises shall have to fill in the customs procedures for importing goods within the prescribed time limit, and submit and produce to the LBTA’s customs authority the dossier sets defined in Clause 1, Article 6, Section I, Chapter II of the above-said Government’s Decree No.16/1999/ND-CP of March 27, 1999.

1.2. The LBTA’s customs authority shall, after receiving and examining the dossiers and if such dossiers are complete and valid, have to carry out the procedures for registering customs declarations as prescribed.

1.2.1. For goods imported into the LBTA through gate A, the Lao Bao border-gate’s customs authority shall conduct the inspection of such goods according to regulations applicable to each import type.

1.2.2. For goods imported into the LBTA through gate B, the goods owners or the escorting customs officers shall carry the dossier sets already registered at the LBTA’s customs authority to the first import border-gate for filling in the procedures for forwarding such goods to LBTA’s customs authority through gate B for completion of the customs procedures as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3. Goods imported into the LBTA after the customs procedures therefor are completed shall have their import goods declarations affixed with the stamp "import duty-free goods"

Goods, for which the customs procedures have not been completed, shall have to be carried into separate zones (warehouses or storing yards) and subject to the inspection, supervision and management by the LBTA’s customs authority.

1.4. For goods imported into inland Vietnam, the customs procedures shall be carried out by the Lao Bao border-gate’s customs authority according to the current regulations applicable to each import type. Upon the completion of the customs procedures, such import goods lots shall be transported through the LBTA’s gate B into inland Vietnam.

2. The procedures for export goods:

2.1. The LBTA’s enterprises shall have to fill in the customs procedures for exporting goods within the time limit prescribed for each kind of transport means, and submit and produce to the LBTA’s customs authority their customs dossier sets and goods according to the provisions of Clause 1, Article 6, Section I, Chapter II of the above-said Government’s Decree No. 16/1999/ND-CP of March 27, 1999.

2.2. The LBTA’s customs authority shall have to receive dossiers and examine their validity and completeness, as well as contents declared by the customs declarants themselves. If such dossiers are complete and valid, it shall carry out the procedures for registering customs declarations, then conduct the inspection of goods and complete the customs procedures according to the current regulations.

In cases where the export goods have been produced from imported raw materials, the concerned enterprises shall have to accompany such goods with raw materials import vouchers for liquidation of imported raw materials volume by the customs.

The tax calculation section on the export goods declarations reserved for the customs authority shall be affixed with "export duty-free goods" stamp after the customs procedures for export goods lots are completed.

2.3. If goods are packed into containers, the customs authority shall have to seal them up and hand dossier sets thereof (with written certification by the LBTA’s management board that such goods are from the LBTA), for which the customs procedures have been completed, to the goods owners for transport of such goods to the last export border-gate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4. Export goods, which have gone through the customs procedures but not yet actually been exported, shall have to be subject to the supervision and management by the customs authority (where the goods lots are kept) until they are actually exported.

3. The customs procedures for raw materials, supplies, inferior-quality products and discarded materials (as specified in Article 8 of the Regulation), which are allowed to be sold on the domestic market, shall be carried out as follows:

3.1. An enterprise of the LBTA (the seller) that has goods which are exempt from import duty but have not been used up or has inferior-quality products and/or discarded materials with remaining commercial value shall be allowed to bring them out of the LBTA through gate B for sale on the domestic market. The purchase of such goods, inferior-quality products or discarded materials by a domestic enterprise (the purchaser) shall be considered import from foreign countries and regulated by the goods export and import management mechanism annually promulgated by the Vietnamese Prime Minister and the current tax laws.

- The volume of goods, inferior-quality products and discarded materials, before being sold on the domestic market, shall be compared with that of initially imported goods (the volume of goods already used in the production, that of goods in stock and that of discarded materials and inferior-quality products). Only if the compared volumes are matching, shall such goods, inferior-quality products and discarded materials be allowed to be sold, after the procedures for retrospective payment of duties, which have previously been exempted upon the initial importation, and other collection amounts according to the current regulations of the Vietnamese State, are completed.

3.2. For goods, inferior-quality products and discarded materials allowed to be sold on the domestic market according to Point 3.1 above, the declarations and customs procedures shall be made and filled in on declaration form HQ2-96; they shall not be limited in terms of value and volume and the customs procedures therefor shall be carried out by the LBTA’s customs authority.

The customs procedures shall comply with the General Department of Customs’ Decision No.127/TCHQ-GSQL of April 10, 1995 promulgating the procedural process and the diagram of process for carrying out the customs procedures for non-commercial export goods and import goods, Decision No.50/1998/QD-TCHQ of March 10, 1998 (form HD6A), Decision No.229/1998/QD-TCHQ of September 12, 1998 and other relevant guiding documents.

3.3. Besides the dossier set that must be submitted and produced to the customs authority according to the above provisions, the seller shall have to additionally submit the following papers:

- A written request (or an application) for sale of goods on the domestic market (clearly stating: the reason(s) for sale, name and address of the purchaser, the name, quality, quantity and value of goods items for which the import procedures have been completed on customs declaration No..., date...);

- The LBTA management board’s written certification of the volume of goods not used up, or inferior-quality products and/or discarded materials, with remaining commercial value, and intended to be sold on the domestic market.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4. If the goods are on the list of goods subject to conditional import, a permit by the Ministry of Trade or specialized managing agency is required.

4. The customs procedures for goods imported from the domestic market:

4.1. Vietnamese goods, which are purchased and brought from the domestic market through gate B of the LBTA for use therein by LBTA’s enterprises, shall be considered imports, declared on declaration form HQ2-96 and regulated by the goods export and import management mechanism annually promulgated by the Vietnamese Prime Minister.

4.1.1. The customs procedures shall comply with the provisions in the documents mentioned at Point 3.2 above.

4.1.2. The tax calculation section on customs declarations reserved for the customs office shall be affixed with "import duty-free goods" stamp.

4.2. The purchase of raw materials and materials from the domestic market without Vietnamese origin by the LBTA’s enterprises for use in their production, processing, recycling, assembly of goods and finished products shall comply with the provisions of the Government’s Decree No.57/1998/ND-CP of July 31, 1998 and the relevant guiding documents.

5. For goods, machinery and/or equipment of the LBTA’s enterprises which need to be repaired or expertised according to the written approval of the LBTA management board, the following regulations shall apply:

If such goods are temporarily exported into the inland: the declaration thereof shall be made and the customs procedures therefor shall be filled in on customs declaration form HQ2-96, duty(ies) thereon shall also be temporarily collected. If such goods are re-imported within the prescribed time limit, the customs authority shall reimburse the duty amount temporarily collected upon the temporary export. If past the prescribed time limit, such goods still fail to be re-imported, they shall be dealt with according to the current regulations.

6. Border residents and the LBTA’s enterprises as defined in Article 7 of the Regulation shall be allowed to register their business and exchange goods at the border market within the LBTA according to the provisions of the Regulation on organization and management of Vietnam-Laos border markets issued together with the Minister of Trade’s Decision No.807/1998/QD-BTM of July 15, 1998 and the relevant guiding documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Goods imported for participation in trade fairs or exhibitions at the LBTA shall comply with the provisions in Section 3, Chapter 4 of the Government’s Decree No.32/1999/ND-CP of May 5, 1999 on sale promotion, commercial advertisement and trade fairs and exhibitions.

9. Enterprises trading in duty-free goods in the LBTA: the LBTA’s enterprises that wish to trade in duty-free goods shall have to apply for permission of the competent agency(ies) and shall be allowed to operate only after they obtain business qualification certificates granted by the Ministry of Trade (for Vietnamese enterprises) or permits of the Ministry of Planning and Investment (for joint-ventures with foreign partners).

The customs procedures for activities of duty-free shops shall comply with the provisions of Circular No.10/1998/TT-TCHQ of November 19, 1998 guiding the implementation of the Regulation on duty-free shops issued together with the Prime Minister’s Decision No.205/1998/QD-TTg of October 19, 1998.

10. Foreign-invested enterprises operating in the LBTA shall comply with the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam, the Government’s Decree No.12/CP of February 18, 1997, the General Department of Customs’ Circular No.111/GSQL-TT of May 28, 1997 and the relevant legal documents.

11. Enterprises dealing in bonded warehouses shall comply with the Regulation on bonded warehouses issued together with the Prime Minister’s Decision No.212/1998/QD-TTg of November 2, 1998 and the General Department of Customs’ Circular No.12/1998/TT-TCHQ of December 10, 1998 guiding the implementation of the Regulation on bonded warehouses.

12. For goods traded or exchanged between enterprises in industrial parks, export processing zones and hi-tech parks and the LBTA’s enterprises, the provisions of the Government’s Decree No.36/CP of April 24, 1997, the General Department of Customs’ Decision No.66/TCHQ-GSQL of June 28, 1996 promulgating the Regulation on export processing zones customs and the relevant guiding documents shall apply.

13. For goods being gifts, donations, movable assets, commodities and necessities of diplomatic missions and international organizations, and personal belongings of persons who enjoy the diplomatic privileges and immunities; and of foreigners working in the LBTA as defined in Article 11 of the Regulation issued together with the Prime Minister’s Decision No.219/1998/QD-TTg of November 12, 1998, the following guidance shall apply:

a/ The export or import of goods as gifts or donations by subjects working or doing business in the LBTA shall comply with the provisions of the General Department of Customs’ Circular No.11/1998/TT-TCHQ of December 1st, 1998.

b/ Duty-free luggage quotas for foreigners working in the LBTA shall comply with the provisions of the General Department of Customs’ Circular No.07/1998/TT-TCHQ guiding the implementation of Decree No.17/CP of February 6, 1995 and the Government’s Decree No.79/1998/ND-CP of September 29, 1998.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Goods and/or luggage of subjects entitled to the diplomatic privileges and immunities shall comply with the provisions of the August 23, 1993 Ordinance on the privileges and immunities for foreign diplomatic missions and consular offices, and representatives of the international organizations in Vietnam, and the Government’s Decree No.73/CP of July 30, 1994 as well as the relevant documents guiding the implementation thereof.

e/* For goods, luggage and foreign exchange brought by foreigners from inland Vietnam into the LBTA or from the LBTA into inland Vietnam, the customs procedures shall be carried out right at the LBTA or the papers with the completed customs procedures shall be produced to the customs authorities of other border-gates.

* Foreigners and Vietnamese working daily in the LBTA shall only be allowed to bring from inland Vietnam into the LBTA foreign exchange in a volume prescribed by the State Bank of Vietnam, or necessities of kinds and in quantities appropriate to their working purposes and duration in the LBTA.

III. THE CUSTOMS INSPECTION AND SUPERVISION AT GATES A-B

A. THE CUSTOMS SUPERVISION PROCEDURES AT GATES A-B:

1. The responsibilities of the goods owners:

1.1. * For goods exported from the LBTA, they shall have to produce to the customs offices of gates A-B:

- Declarations with the completed customs procedures.

- Bills for export goods forwarding (goods lots through gate B for export through other border-gates).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Declarations with the completed customs procedures.

- Bills for export goods forwarding

1.2. For goods imported (through gate A) into the LBTA or goods through the LBTA into inland Vietnam, the following must be produced to gate A’s customs office:

- Customs declarations already registered for import by the LBTA’s enterprises or domestic enterprises.

- Bills for import goods forwarding (for import goods lots of domestic enterprises).

1.3. For goods imported into inland Vietnam through gate B, for which the customs procedures have been carried out by the Lao Bao border-gate’s customs authority, the following must be produced to gate B’s customs office:

- Declarations with the completed customs procedures.

1.4. For goods deposited in bonded warehouses, the following must be produced to the customs:

- Goods declarations and contracts for depositing goods in bonded warehouses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The competent State agency’s permit for transporting goods on transit, cross-bordergate transshipment, temporary import for re-export through the LBTA.

2. The duties of customs offices of gates A-B:

2.1. For export goods and import goods:

- To check and compare papers as prescribed above with actual volume, signs on goods bales (for knocked down goods), signs on containers or seal on containers through gates A-B.

- To give certifications, after comparing the papers and actualities and if they are matching, on the customs declarations and diaries.

- To open diaries for recording, summing up and liquidating each goods lot for goods transported through gates A-B in many lots and many days.

- Through the inspection and supervision at the gates, if suspicious cases are detected, the customs officers supervising the gates shall have to promptly report them to the leading officials of the LBTA’s customs authority for decision on forms of inspection thereof.

2.2. For passengers, transport means and operators thereof on exit or entry:

2.2.1. Gate As customs office shall guide and carry out the procedures for luggage of passengers, operators of transport means and transport means on exit or entry through gate A according to the current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



B. IMPLEMENTATION ORGANIZATION AND COORDINATION

1. At each of gates A and B, there must be a supervising customs team or section which performs the task of around-the-clock inspection divided into shifts.

2. Each of gates A and B must have a management and monitoring book and a diary.

3. After each duty shift, the off-duty officers shall have to hand over the duty and inform the situation to the next shift’s officers. They shall have to promptly report unexpected incidents beyond their handling competence to the leading officials of the LBTA’s customs authority for handling directions.

IV. REGULATIONS ON VARIOUS KINDS OF MANAGEMENT AND MONITORING BOOKS

1. Kinds of books:

Basing itself on the current regulations on each type of export goods, import goods or transport means on exit or entry, the LBTA’s customs authority shall have to open books for separate management and monitoring.

2. Use regulations:

- The books must be sequentially numbered, with the customs seal affixed on each page, and the certification, signature and seal of the leading official of the LBTA’s customs authority put on the first page.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The books shall be kept according to regulations.

V. HANDLING OF VIOLATIONS

Organizations and individuals that violate the provisions of the Regulation on Lao Bao trade area and this guiding Circular shall, depending on the seriousness of their violations, be sanctioned for administrative violations in the field of customs or examined for penal liability as prescribed by law.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its signing.

2. The Director of the Customs Department of Quang Tri province shall have to guide and direct the attached units in implementing the provisions of this Circular; publicly posting up relevant guiding documents at the places where the customs procedures are carried out and carrying out procedural steps for each type according to the current regulations in order to quickly release goods, luggage, foreign exchange and transport means under the General Department of Customs’ policy of customs procedures reform at the LBTA.

3. The Customs Department of Quang Tri province shall have to closely coordinate with the concerned agencies in implementing the Regulation on the LBTA issued together with Decision No.219/1998/QD-TTg of November 12, 1998 of the Prime Minister and this guiding Circular.

4. The Director of the Supervision and Management Department, the heads of the Departments and Sections under the General Department of Customs and the directors of the provincial/municipal Customs Departments shall have to implement the provisions of the Regulation on the LBTA issued together with Decision No.219/1998/QD-TTg of November 12, 1998 of the Prime Minister and this guiding Circular.

Any difficulty and problem arising in the course of implementation shall be promptly reported to the General Department of Customs for handling guidance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS




Nguyen Van Cam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/1999/TT-TCHQ ngày 18/06/1999 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá Xuất khẩu, Nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo, tỉnh Quảng trị kèm theo QĐ 219/1998/ QĐ-TTg do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.325

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.118.194
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!