Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 57/2003/QĐ-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 16/04/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 57/2003/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 57/2003/QĐ-BTC NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2003 QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TẦU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG VÀ KIỂM SOÁT, GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CÁC CẢNG BIỂN VÀ CẢNG CHUYÊN DÙNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 được Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31.12.2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày 05.11.2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ và Cơ quan ngang Bộ.
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thủ tục hải quan đối với tầu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và kiểm soát, giám sát hải quan tại các cảng biển và cảng chuyên dùng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định 1548/2001/QĐ-TCHQ ngày 26.12.2001, Điều 5 - Quyết định 19/2002/QĐ-TCHQ ngày 10.01.2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và các văn bản hướng dẫn khác trái với quy định tại Quyết định này.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Trương Chí Trung

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TẦU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH,QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG VÀ KIỂM SOÁT, GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CÁC CẢNG BIỂN VÀ CẢNG CHUYÊN DÙNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2003/QĐ – BTC ngày 16 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

A/ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI CÁC CẢNG BIỂN

I/ QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Chậm nhất 01 (một) giờ kể từ khi đến vị trí neo đậu để xếp, dỡ hàng hoá theo chỉ định của cảng vụ, thuyền trưởng hoặc người đại diện hợp pháp (dưới đây gọi chung là thuyền trưởng) phải làm thủ tục hải quan cho tầu biển nhập cảnh.

- Thời điểm xác định tầu, hàng hoá đến cảng là thời điểm Hải quan cảng tiếp nhận, đóng dấu lên hồ sơ hải quan do thuyền trưởng nộp.

- Chậm nhất 01 (một) giờ trước khi tầu rời cảng biển, thuyền trưởng phải làm thủ tục hải quan cho tầu biển xuất cảnh. Riêng tầu khách và tầu định tuyến, thời gian chậm nhất là ngay trước thời điểm tầu chuẩn bị rời cảng.

- Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể ngắn hơn, nhưng thuyền trưởng phải thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu biết trước.

2. Nơi nộp hồ sơ: Thuyền trưởng phải nộp hồ sơ hải quan tại trụ sở Cơ quan Cảng vụ hoặc trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng.

3. Thủ tục hải quan cho tầu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng:

3.1 Trách nhiệm của thuyền trưởng:

a) Khai, nộp và xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định tại Quyết định này.

b) Cung cấp các thông tin liên quan đến hàng hoá, vật dụng trên tầu.

c) Thực hiện các quyết định và yêu cầu của cơ quan Hải quan, công chức Hải quan trong việc làm thủ tục hải quan đối với tầu, hàng hoá.

d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật.

3.2 Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:

a) Tiếp nhận, kiểm tra và đóng dấu lên hồ sơ hải quan. Việc đóng dấu lên bản lược khai hàng hoá thực hiện như sau:

- Đối với bộ lược khai hàng hoá nộp cho Cơ quan Hải quan thì Hải quan ghi tổng số trang, đóng dấu lên trang đầu và trang cuối của bộ lược khai, các trang khác đóng dấu giáp lai.

- Đối với bộ lược khai hàng hoá của Đại lý hoặc Hãng tầu lưu thì chỉ đóng dấu lên trang đầu và trang cuối của bộ lược khai.

b) Khi có căn cứ để nhận định trên tầu có cất giấu hàng hoá trái phép, có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định khám xét tầu theo đúng qui định tại khoản 3, điều 51 Luật Hải quan.

4. Trường hợp có hàng hoá chuyển tải, sang mạn thì Hãng tầu phải thông báo bằng văn bản với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu.

5. Trách nhiệm của Doanh nghiệp cảng:

5.1 Quản lý, bảo đảm nguyên trạng hàng hoá xuất nhập khẩu lưu giữ tại kho, bãi cảng.

5.2 Chỉ được cho hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cổng cảng có giám sát hải quan.

5.3 Phải thông báo bằng văn bản với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu các số liệu, tình hình:

a) Hàng hoá nhập khẩu dỡ xuống kho, bãi cảng.

b) Hàng hoá xuất khẩu xếp lên tầu.

c) Hàng đổ vỡ (kèm biên bản).

d) Hàng hoá nhập khẩu quá thời hạn quy định chưa làm thủ tục hải quan.

đ) Hàng hoá không có người nhận đang lưu giữ tại cảng.

6. Cảng vụ sau khi nhận được xác báo của chủ tầu, phải có trách nhiệm thông báo ngay cho Chi cục Hải quan cửa khẩu biết về thời gian đến và rời cảng, địa điểm neo đậu, thời gian xếp dỡ hàng hoá lên hoặc xuống tầu biển.

7. Nơi có điều kiện thì Cảng vụ, Doanh nghiệp cảng và Đại lý hãng tầu nối mạng máy vi tính với Chi cục Hải quan cửa khẩu để thông báo trước tình hình, số liệu, gửi văn bản sau.

8. Khai hành lý, hàng hoá của thuyền viên được thực hiện như sau:

- Đối với hành lý: Được dùng chung một tờ khai (theo Phụ lục kèm Quyết định này) để khai cho hành lý của cả đoàn (hành lý của mỗi người khai vào một cột trong tờ khai);

- Đối với hàng hoá: Phải khai riêng hàng hoá của từng người vào tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (Mẫu tờ khai theo quy định hiện hành).

II. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TẦU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG

1. Tầu nhập cảnh:

1.1. Trách nhiệm của thuyền trưởng :

a. Khi làm thủ tục nhập cảnh, thuyền trưởng phải nộp cho cơ quan Hải quan các chứng từ sau:

- Lược khai hàng hoá chuyên chở trên tầu: 02 bản chính.

- Tờ khai tầu đến/rời cảng: 01 bản chính.

- Tờ khai hàng hoá, hành lý thuyền viên: 01 bản chính.

- Tờ khai dự trữ của tầu: 01 bản chính. Tờ khai này được phép khai tài sản tầu gồm: nguyên nhiên liệu vật liệu, lương thực, thực phẩm, rượu, thuốc lá dự trữ.

- Danh sách thuyền viên: 01 bản chính.

- Danh sách hành khách (nếu có hành khách): 01 bản chính.

Việc khai báo chất nổ, chất cháy, thuốc độc, thuốc mê, vũ khí trang bị trên tầu như sau:

+ Nếu là tài sản của tầu thì khai vào tờ khai dự trữ của tầu.

+ Nếu là hàng hoá xuất nhập khẩu, quá cảnh thì đã có trong lược khai hàng hoá.

b. Trong trường hợp Hải quan yêu cầu, thuyền trưởng phải xuất trình cho cơ quan Hải quan các chứng từ sau:

- Nhật ký hành trình tầu.

- Sơ đồ hàng xếp trên tầu.

c. Thực hiện các trách nhiệm khác qui định tại điểm 3.1 phần I trên đây.

1. 2. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan:

a) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm 3.2, phần I trên đây.

b) Niêm phong kho rượu, thuốc lá, thuốc độc, thuốc mê của tầu.

c) Nhập các dữ liệu vào máy vi tính hoặc vào sổ.

2. Tầu xuất cảnh:

2.1. Trách nhiệm của Thuyền trưởng:

a. Khi làm thủ tục xuất cảnh, thuyền trưởng phải nộp cho cơ quan Hải quan:

- Tờ khai tầu đến/ rời cảng: 01 bản chính.

- Lược khai hàng hoá chuyên chở trên tầu: 01 bản chính.

- Tờ khai dự trữ của tầu: 01 bản chính.

- Tờ khai hàng hoá, hành lý thuyền viên: 01 bản chính.

b. Trong trường hợp Hải quan yêu cầu, thuyền trưởng phải xuất trình cho cơ quan Hải quan các chứng từ sau:

- Tờ khai Hải quan đối với hàng hoá cung ứng cho tầu biển.

- Hoá đơn mua hàng hoá miễn thuế theo đơn đặt hàng (nếu có mua hàng tại cửa hàng miễn thuế cảng).

c. Thực hiện các trách nhiệm khác qui định tại điểm 3.1 phần I trên đây.

2. 2. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan:

a) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm 3.2 phần I trên đây.

b) Nhập các dữ liệu vào máy vi tính hoặc vào sổ.

3. Tầu quá cảnh:

- Tầu quá cảnh là tầu chỉ đi qua cảng và lãnh thổ Việt Nam để tới nước khác, không dỡ hàng hoá nhập khẩu và không xếp hàng hoá xuất khẩu.

- Tầu quá cảnh làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu nhập đầu tiên và làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu xuất cuối cùng.

3.1. Thủ tục tại cửa khẩu nhập cảnh:

a. Trách nhiệm của thuyền trưởng:

Khi làm thủ tục cho tầu nhập cảnh thuyền trưởng phải :

- Nộp cho cơ quan Hải quan 02 bản lược khai hàng hoá quá cảnh.

- Thực hiện các trách nhiệm khác qui định tại điểm 3.1 phần I trên đây.

b. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan:

- Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm 3.2 phần I trên đây.

- Niêm phong, giao cho thuyền trưởng bộ hồ sơ gồm 01 bản lược khai hàng hoá và 01 bản phiếu chuyển hồ sơ để chuyển cho Hải quan cửa khẩu xuất, lưu 01 bản lược khai.

- Niêm phong kho rượu, thuốc lá, thuốc độc, thuốc mê và kho hàng (nếu có điều kiện và khi cần thiết).

- Thực hiện nhiệm vụ giám sát qui định tại phần III dưới đây.

3. 2. Thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất cảnh:

a. Trách nhiệm của thuyền trưởng:

Khi làm thủ tục xuất cảnh thuyền trưởng phải nộp cho Hải quan cửa khẩu xuất cảnh hồ sơ do Hải quan cửa khẩu nhập cảnh chuyển đến.

b. Nhiệm vụ của Hải quan cửa khẩu xuất cảnh:

- Thực hiện các nhiệm vụ qui định tại điểm 3.2 phần I trên đây.

- Đối chiếu hồ sơ với tình trạng bên ngoài hàng hoá.

- Thông báo tình hình cho Hải quan cảng nhập đầu tiên trong trường hợp tầu có vi phạm Pháp luật Hải quan.

3. 3. Trên đường quá cảnh, thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm giữ nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan đối với hàng hoá và hồ sơ hải quan từ cửa khẩu nhập cảnh đến cửa khẩu xuất cảnh.

4. Tầu chuyển cảng

4.1. Trách nhiệm của thuyền trưởng:

a) Thông báo với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu về mục đích, thời gian chuyển cảng. Nếu có hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan sẽ được dỡ xuống cảng đến thì phải ghi rõ vào văn bản thông báo các nội dung sau: Tên và địa chỉ doanh nghiệp xuất khẩu, tên hàng, số lượng cont/kiện, lượng hàng, số ngày tờ khai xuất khẩu, số niêm phong hãng tầu, niêm phong hải quan, tên cảng dỡ hàng.

b) Phải nộp cho Hải quan lược khai hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng, lược khai hàng hoá xuất khẩu đã được xếp lên tầu, lược khai hàng hoá quá cảnh (nếu có): Mỗi loại 01 bản.

c) Bảo đảm nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan trên đường chuyển cảng.

d) Chuyển hồ sơ đã niêm phong hải quan cho Hải quan cửa khẩu cảng đến.

đ) Thực hiện các trách nhiệm khác qui định tại điểm 3.1, phần I trên đây.

4. 2. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan cửa khẩu cảng đi:

a) Làm thủ tục cho tầu chuyển cảng.

b) Lập phiếu chuyển hồ sơ và niêm phong hồ sơ giao thuyền trưởng chuyển cho Hải quan cửa khẩu cảng đến.

c) Thực hiện các trách nhiệm khác qui định tại điểm 3.2, phần I trên đây.

d) Trường hợp tầu chuyển cảng có chở hàng xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan sẽ dỡ hàng xuống cảng đến, sau đó xếp lên tầu khác để xuất khẩu thì lập Biên bản bàn giao (sử dụng mẫu Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu) gửi cho Hải quan cửa khẩu cảng đến giám sát.

4. 3. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan cửa khẩu cảng đến:

a) Thực hiện các nhiệm vụ như qui định tại điểm 3.2 phần I trên đây.

b) Thông báo tình hình cho Hải quan cảng nhập đầu tiên trong trường hợp tầu có vi phạm hoặc có hiện tượng không bình thường.

c) Tiếp nhận Biên bản bàn giao giám sát và thông báo ngay cho Hải quan cửa khẩu cảng đi biết đã tiếp nhận việc giám sát tầu đối với trường hợp quy định tại điểm 4. 2. d trên đây.

III. KIỂM SOÁT, GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CẢNG BIỂN

1. Đối tượng kiểm soát, giám sát hải quan, gồm :

a) Tầu xuất nhập cảnh.

b) Hàng hoá xếp lên, dỡ xuống tầu.

c) Hàng hoá xuất nhập khẩu lưu giữ tại kho, bãi cảng.

d) Hàng hoá chuyển tải, sang mạn, quá cảnh.

đ) Hàng hoá xuất nhập khẩu ra, vào cảng.

e) Hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế.

g) Hàng hoá cung ứng cho tầu.

h) Hàng hoá, hành lý của thuyền viên.

2. Biện pháp giám sát của Hải quan:

a) Tuần tra, kiểm soát cơ động và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác theo qui định của Pháp luật để phát hiện các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới.

b) Giám sát bằng niêm phong Hải quan.

c) Giám sát trực tiếp.

d) Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật.

Trong điều kiện bình thường thì Hải quan thực hiện giám sát bằng các biện pháp a, b, d. Trong trường hợp xét thấy cần thiết thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu quyết định giám sát bằng biện pháp c. Riêng giám sát cổng cảng phải thực hiện bằng biện pháp c.

3. Nhiệm vụ của Hải quan trong công tác kiểm soát, giám sát kho, bãi , tầu:

a) Làm thủ tục cho tầu xuất cảnh, nhập cảnh, chuyển cảng, quá cảnh.

b) Làm thủ tục hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.

c) Niêm phong hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu xếp chung vào công-ten-nơ tại cảng.

d) Giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu xếp dỡ và lưu giữ tại kho, bãi cảng.

đ) Thực hiện quản lý hải quan đối với cửa hàng miễn thuế, hàng cung ứng cho tầu và hành lý, hàng hoá của thuyền viên.

e) Tuần tra, kiểm soát cơ động trong khu vực cảng.

g) Tiếp nhận, xử lý các báo cáo của doanh nghiệp cảng về tình hình, số liệu hàng hoá xuất nhập khẩu quy định tại điểm 5.3, phần I trên đây;

h) Ngoài các công việc được quy định trên, đối với lô hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu, thực hiện thêm các công việc sau:

- Ký, đóng dấu xác nhận thực xuất vào ô 27 tờ khai hải quan (đối với trường hợp lô hàng chưa được Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu xác nhận thực xuất) và trả ngay cho chủ hàng;

- Tiếp nhận Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu hoặc Hải quan cảng khác chuyển đến, xác nhận Biên bản bàn giao và chuyển trả lại cho các đơn vị đó.

4. Nhiệm vụ của Hải quan trong công tác giám sát cổng cảng:

4.1 Đối với hàng hoá đưa vào cảng để xuất khẩu:

4.1.1 Trường hợp hàng hoá đã được làm xong thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:

a) Chủ hàng hoặc người đại diện phải xuất trình:

- Tờ khai hải quan (đã làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu) : Bản chủ hàng lưu.

- Biên bản bàn giao của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.

b) Nhiệm vụ của công chức Hải quan:

- Tiếp nhận tờ khai hải quan, biên bản bàn giao.

- Kiểm tra số, kí hiệu công-ten-nơ/kiện, tình trạng bên ngoài, niêm phong hải quan.

- Nhập máy vi tính hoặc vào sổ theo dõi.

4.1.2 Trường hợp hàng hoá được Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế nhưng hàng hoá chưa được kiểm tra:

a) Chủ hàng phải xuất trình:

- Tờ khai hải quan đã đăng ký.

- Biên bản bàn giao.

b) Trách nhiệm của Hải quan giám sát cổng cảng:

Kiểm tra các chứng từ trên và giám sát đưa hàng vào cảng hoặc kiểm hoá viên kiểm tra và niêm phong hàng (đối với trường hợp hàng hoá phải kiểm tra).

4.2 Đối với hàng hoá nhập khẩu ra khỏi cảng:

a) Chủ hàng hoặc người đại diện phải xuất trình:

- Biên bản bàn giao (đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu, hàng hoá kiểm tra ngoài cửa khẩu).

- Tờ khai hải quan đã đóng dấu "Đã làm thủ tục hải quan" tại tờ khai nhập khẩu (đối với hàng hoá đã làm thủ tục hải quan).

b) Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan:

- Kiểm tra Tờ khai hải quan, biên bản bàn giao.

- Kiểm tra số, kí hiệu công-ten-nơ/ kiện, tình trạng bên ngoài, niêm phong hải quan.

B. QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI CẢNG CHUYÊN DÙNG

I/ QUI ĐỊNH CHUNG:

1. Cảng chuyên dùng (do Cục Hàng hải hoặc Bộ Giao thông vận tải có Quyết định công bố) là cảng riêng của Doanh nghiệp để chuyên xuất khẩu, nhập khẩu 01 loại mặt hàng nhất định của chính Doanh nghiệp đó. Về mặt thủ tục hải quan, cảng chuyên dùng (dưới đây gọi là Cảng) được coi là địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh ở sông, vịnh hoặc ở ngoài khơi (đối với cầu cảng, phân cảng không bến thuộc các mỏ khai thác dầu khí trên biển).

2. Hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua Cảng phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31.12.2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan và các văn bản pháp luật có liên quan.

3. Địa điểm làm thủ tục hải quan cho phương tiện xuất nhập cảnh là tại Cảng.

4. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ cho Chi cục Hải quan nơi gần Cảng nhất (dưới đây gọi tắt là Chi cục Hải quan) thực hiện việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua Cảng và kiểm soát, giám sát khu vực Cảng trong thời gian tầu neo đậu để xếp, dỡ hàng hoá tại Cảng .

5. Công chức Hải quan chỉ tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trên tại Cảng từ khi có tầu vào Cảng để xếp, dỡ hàng hoá cho đến khi tầu rời khỏi Cảng.

II/ TRÁCH NHIỆM CỦA CHI CỤC HẢI QUAN:

1. Làm thủ tục hải quan cho phương tiện xuất nhập cảnh tại Cảng theo đúng quy định về thủ tục hải quan đối với tầu biển xuất nhập cảnh.

2. Làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại Cảng theo đúng quy định về thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Về công tác giám sát, kiểm soát tại Cảng:

- Trong thời gian có hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại Cảng, Chi cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, tuần tra khu vực Cảng nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống buôn lậu hoặc vận chuyển hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu trái phép.

- Khi không có hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại Cảng thì Hải quan không thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại Cảng.

III/ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP CÓ CẢNG:

1. Thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan biết trước ít nhất 24 giờ về lịch trình cụ thể tầu ra, vào Cảng; địa điểm neo đậu tầu; thời gian xếp dỡ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Doanh nghiệp Cảng chịu trách nhiệm trước Pháp luật nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ trong việc làm thủ tục nhập cảnh cho tầu và tình trạng buôn lậu do không thông báo cho cơ quan hải quan đúng thời hạn quy định.

2. Tạo điều kiện thuận lợi để Hải quan ra vào Cảng, làm việc tại Cảng và thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác nhằm bảo đảm chức năng quản lý nhà nước về Hải quan theo quy định của Pháp luật.

3. Chấp hành đầy đủ các quy định của Pháp luật về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.

4. Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về những hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu trái phép trong thời gian tầu neo đậu, làm hàng, di chuyển tại khu vực cảng.

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Quyết định số /2003/QĐ-BTC ngày tháng năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TỜ KHAI HÀNH LÝ THUYỀN VIÊN

CREW'S EFFECTS DECLARATION

1. Tên tàu

Name of ship

2. Cảng đến/đi

Port of arrival/departure

Số trang

Page No

3. Quốc tịch tàu

Nationality of ship

4. Ngày đến/đi

Date of arrival/departure

 

5. STT

No

7. Họ và tên

Family name, given names

6. Chức danh

Rank or rating

7. Hành lý thuyền viên

Crew's effects declaration

8. Tiền tệ:

Currency

9. Ký tên

Signature

 

 

 

 

 

 

 

.................., ngày .....tháng.....năm......

Chi cục Hải quan cửa khẩu

Date and signature by the border-gate Customs Sub-Department

.................., ngày .....tháng.....năm......

Thuyền trưởng (đại lý hoặc sĩ quan)

Date and signature by Master (Authorized agent or officer)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 57/2003/QD-BTC

Hanoi, April 16, 2003

 

DECISION

STIPULATING CUSTOMS PROCEDURES FOR SEA-GOING SHIPS ON ENTRY, EXIT, IN TRANSIT AND MOVING FROM PORT TO PORT, AS WELL AS CUSTOMS CONTROL AND SUPERVISION AT SEAPORTS AND SPECIAL-USE PORTS

THE MINISTER OF FINANCE

Pursuant to Customs Law No. 29/2001/QH10 adopted on June 29, 2001 by the Xth National Assembly at its 9th session;
Pursuant to the Government's Decree No. 101/2001/ND-CP of December 31, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Customs Law regarding customs procedures as well as customs inspection and supervision regime;
Pursuant to the Government's Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 stipulating the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies;
At the proposal of the General Director of Customs,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on customs procedures for sea-going ships on entry, exit, in transit or moving from port to port, as well as customs control and supervision at seaports and special-use ports.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. To annul Decision No. 1548/2001/QD-TCHQ of December 26, 2001, Article 5 of Decision No. 19/2002/QD-TCHQ of January 10, 2002 of the General Director of Customs and other guiding documents contrary to the provisions of this Decision.

Article 3.- The General Director of Customs, the heads of units under or attached to the Ministry of Finance and concerned organizations and individuals shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Truong Chi Trung

 

REGULATION

ON CUSTOMS PROCEDURES FOR SEA-GOING SHIPS ON ENTRY, EXIT, IN TRANSIT OR MOVING FROM PORT TO PORT AS WELL AS CUSTOMS CONTROL AND SUPERVISION AT SEAPORTS AND SPECIAL-USE PORTS
(Issued together with Decision No. 57/2003/QD-BTC of April 16, 2003 of the Minister of Finance)

A. PROVISIONS ON CUSTOMS PROCEDURES AT SEAPORTS

I. GENERAL PROVISIONS:

1. Within 01 (one) hour after a ship arrives at a mooring place for cargo loading and/or unloading under the designation of the port authority, the ship captain or his/her lawful representative (hereinafter referred collectively as to the ship captains) shall have to carry out customs procedures for the sea-going ship to enter the country.

- The time determined as the time of arrival at a port of a ship and cargo shall be the time the port Customs Office receives and affixes stamps on the customs dossier submitted by the ship captain.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In cases where there are plausible reasons, the above-stated time limits may be shortened, but the ship captains must notify the border-gate Customs Sub-Departments thereof in advance.

2. Places for dossier submission: The ship captains shall have to submit customs dossiers at the head-offices of the port authorities or the border-gate Customs Sub-Departments.

3. Customs procedures for sea-going ships on entry, exit, in transit or moving from port to port:

3.1. Responsibilities of the ship captains:

a) To declare, submit and produce customs dossiers as prescribed in this Decision.

b) To provide information related to cargo and utensils aboard the ships.

c) To abide by decisions and requests of the Customs Offices and Customs officers on the implementation of customs procedures for ships and goods.

d) To fulfill other obligations as prescribed by law.

3.2. Responsibilities of the Customs offices:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For the sets of goods manifests submitted to the Customs Offices, the Customs Offices shall inscribe the total number of pages, affix stamps on the first page and the last page, the remaining pages shall be affixed with overlapping stamps.

- For the sets of goods manifests to be kept by shipping agents or shipping firms, only the first page and the last page shall be stamped.

b) When there are grounds to believe that illegal goods are hidden aboard the ships, and signs of law violation are detected, the directors of the border-gate Customs Sub-Departments shall decide to search the ships in strict accordance with the provisions in Clause 3, Article 51 of the Customs Law.

4. When there are transshipped and/or transferred goods, the shipping firms must notify the directors of the border-gate Customs Sub-Departments thereof in writing.

5. Responsibilities of port enterprises:

5.1. To manage and ensure the original conditions of import/export goods kept at port warehouses and/or yards.

5.2. To allow import/export goods to be transported only through port gates with customs supervision.

5.3. To notify in writing the directors of the border-gate Customs Sub-Departments of the data and situation of:

a) Import goods unloaded into the port warehouses and/or yards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Broken goods (together with records thereon)

d) Import goods not yet gone through customs procedures upon the expiry of prescribed time limit therefor.

e) Goods kept at the ports without recipients .

6. The port authorities, right after receiving the certified reports of the ship owners, shall have to notify the border-gate Customs Sub-Departments of the time the ships arrive at and leave the ports, the mooring places and the time for cargo loading and unloading.

7. At places where conditions permit, the port authorities, port enterprises and shipping firms' agents hook up their computer networks with the border-gate Customs Sub-Department so as to notify the latter of the situation and data in advance and send documents later.

8. The declaration of crew members' luggage and goods shall be as follows:

- For luggage: It is allowed to declare luggage of the whole crew (luggage of each person shall be declared on one column of the declaration form) on a common declaration form;

- For goods: It is necessary to declare goods of each person separately on the declaration form for non-commercial imports/exports (the declaration form shall comply with current regulations).

II. CUSTOMS PROCEDURES FOR SEA-GOING SHIPS ON ENTRY, EXIT, IN TRANSIT OR MOVING FROM PORT TO PORT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. Responsibilities of the ship captains:

a) When carrying out entry procedures, the ship captains shall have to submit to the Customs Offices the following papers:

- The manifest of goods carried aboard the ships: 02 originals

- The declaration on the ships' arrival at/departure from ports: 01 original.

- The declaration of goods and luggage of crew members: 01 original.

- The declaration of ships' reserves. It is allowed to declare the ships' properties, including: reserve materials, raw materials, fuels, food, foodstuff, alcohol and cigarettes on this declaration.

- The list of crew: 01 original.

- The list of passengers (if any): 01 original.

The declaration of explosives, inflammables, toxins, anesthetics and weapons on the ships shall be as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ If they are import/export transit goods, they have been already included in the goods manifest.

b) If being requested by the Customs Offices, the ship captains shall have to produce to the Customs Offices the following papers:

- The ship's log.

- The diagram of cargo arrangement on the ship.

c) To fulfill other obligations prescribed at Point 3.1 of Section I above.

1.2. Responsibilities of the Customs Offices:

a) To perform tasks prescribed at Point 3.2 of Section I above.

b) To seal the ships' stores of alcohol, cigarettes, toxins and anesthetics.

c) To enter data into computers or books.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Responsibilities of the ship captains:

a) When carrying out exit procedures, the ships captains shall have to submit to the Customs Offices:

- The declaration of ships' arrival at/departure from port: 01 original.

- The manifest of goods carried aboard the ships: 01 original.

- The declaration of the ships' reserves: 01 original

- The declaration of crew members' goods and luggage: 01 original.

b) If being requested by the Customs Offices, the ship captains shall have to produce to the Customs Offices the following papers:

- The customs declaration of goods supplied to sea-going ships.

- The receipt on the purchase of duty-free goods under goods orders (if having purchased goods at duty-free shops in the ports).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. Tasks of the Customs Offices:

a) To perform the tasks prescribed at Point 3.2 of Section I above.

b) To enter data into computers or books.

3. For ships in transit:

- Ships in transit are ships which only travel through Vietnamese ports and territory to other countries, without unloading of import goods and loading of export goods.

- Ships in transit shall go through entry procedures at the first entry border-gate and exit procedures at the last exit border-gate.

3.1. Procedures at entry border-gates:

a) Responsibilities of the ship captains:

When carrying out procedures for their ships to enter the country, the ship captains shall have to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Perform other obligations prescribed at Point 3.1 of Section I above.

b) Tasks of the Customs Offices:

- To perform the tasks prescribed at Point 3.2 of Section I above.

- To seal and hand over to the ship captains a dossier set including 01 goods manifest and 01 slip on dossier transfer for submission to the Customs Offices of the entry border-gates, and to archive 01 goods manifest.

- To seal the stores of alcohol, cigarettes, toxins and anesthetics and goods stores (if possible and necessary).

- To perform the supervisory tasks prescribed in Section III above.

3.2. Customs procedures at exit border-gates

a) Responsibilities of the ship captains:

When carrying out exit procedures, the ship captains shall have to submit to the Customs Offices of the exit border-gates the dossiers transferred by the Customs Offices of the entry border-gates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To perform the tasks prescribed at Point 3.2 of Section I above.

- To compare the dossiers with the exterior conditions of goods.

- To notify the situation to the Customs Offices of the first entry port in cases where the ships violate the provisions of customs legislation.

3.3. While being in transit from the entry border-gates to the exit border-gates, the ship captains shall have to ensure the original conditions of goods and customs seals on goods and customs dossiers.

4. Ships moving from port to port

4.1. Responsibilities of the ship captains:

a) To notify the directors of the border-gate Customs Sub-Departments of the purposes and time of the port transfer. If there are any export goods which have been already cleared from customs procedures and shall be unloaded at the ports of destination, they must clearly inscribe in the written notices the following contents: the names and addresses of the exporting enterprises, the names of goods, the numbers of containers/bales, the goods volumes, the date of export declaration, the number of shipping firms' seals and customs seals and the names of ports where goods shall be unloaded.

b) To submit to the Customs Offices the manifest of import goods transported from port to port, the manifest of export goods already loaded onto the ships and the manifest of transit goods (if any): 01 copy of each manifest.

c) To ensure the original conditions of goods and customs seals en route from port to port.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) To perform other tasks prescribed at Point 3.1 of Section I above.

4.2. Responsibilities of the Customs Offices of the ports of departure:

a) To carry out procedures for ships moving from port to port.

b) To compile record on dossier transfer, seal and hand over the dossiers to the ship captains for submission to the customs offices of the ports of destination.

c) To perform other tasks prescribed at Point 3.2 of Section I above.

d) In cases where there are export goods carried aboard the ships moving from port to port, which have been cleared from customs procedures and shall be unloaded at the ports of destination then be loaded onto other ships for export, the Customs Offices must compile transfer minutes (made according to the form of minutes on the transfer of goods transported from border-gate to border-gate) and send it to the Customs Offices of the ports of destination for supervision.

4.3. Responsibilities of the Customs Offices of the ports of destination:

a) To perform the tasks prescribed at Point 3.2 of Section I above.

b) To notify the situation to Customs Office of the first entry port in cases where the ships commit acts of violation or any abnormal phenomena occur.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. CUSTOMS INSPECTION AND SUPERVISION AT SEAPORTS

1. Subjects of customs inspection and supervision include:

a) Ships on entry and exit.

b) Goods to be loaded onto and unloaded from ships.

c) Import/export goods kept at the port warehouses and/or yards.

d) Transshipped and transit goods.

e) Import/export goods brought in and out ports.

f) Goods sold at duty-free shops.

g) Goods supplied to ships.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Supervision measures of the Customs Offices:

a) To conduct mobile patrol and control and apply other professional measures as prescribed by law in order to detect acts of smuggling and illegally transporting goods across border.

b) Supervision by customs seals.

c) Direct supervision.

d) Supervision by technical means.

Under normal conditions, the Customs Offices shall perform the supervision by measures prescribed in Items a, b and d. In case of necessity, the heads of the border-gate Customs Sub-Departments shall decide on the supervision by the measures stated at Point c. Particularly, the supervision at the port gates must be carried out by the measure stated at Point c.

3. Tasks of the Customs Offices in the control and supervision of warehouses, yards and ships:

a) To carry out procedures for ships on entry and exit, in transit and moving from port to port.

b) To carry out procedures for import goods transported from border-gate to border-gate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) To supervise import/export goods loaded, unloaded and kept at the port warehouses and/or yards.

e) To perform customs inspection over duty-free shops, goods supplied to ships and luggage and goods of the crew members.

f) To conduct mobile patrol and control at the port areas.

g) To receive and process reports of port enterprises on the situation and data on import/export goods as prescribed at Point 5.3 of Section I above.

h) Apart from the above-prescribed tasks, for goods lots transported from border-gate to border-gate, to further carry out the following tasks:

- To sign and affix stamps to certify the actual exportation thereof in Section 27 of the customs declaration forms (for goods lots not yet certified for actual exportation by the outside-border gate Customs Sub-Departments) and immediately return them to the goods owners;

- To receive the hand-over minutes sent by the outside-border gate Customs Sub-Departments and the Customs Offices of other ports, make certification on the hand-over minutes and return them to such units.

4. Tasks of the Customs Offices in the work of supervising the port gates:

4.1. For goods brought in ports for export:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Goods owners or their representatives must produce:

- Customs declaration forms (with custom procedures therefor having been completed at the outside-border gate sites): The copy kept by the goods owners.

- The hand-over minutes of the outside-border gate Customs Sub-Departments where customs procedures are carried out.

b) Tasks of customs officers:

- To receive customs declaration forms and hand-over minutes.

- To check the number and code of containers/bales, the exterior conditions and customs seals.

- To enter data into computers or monitoring books.

4.1.2. In cases where the goods are subject to actual inspection under decisions of outside-border gate Customs Sub-Departments but not yet inspected:

a) The goods owners shall have to produce:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Hand-over minutes.

b) Responsibilities of the Customs Offices supervising the port gates:

To check the above-stated papers and supervise the transportation of goods into the ports or assign goods inspectors to inspect and seal the goods (for goods subject to inspection).

4.2. For import goods brought out of ports:

- The hand-over minutes (for goods transported from border-gate to border-gate and goods inspected at places outside the border-gate).

- The customs declaration forms with the import declaration form being affixed with the stamp "Cleared from customs procedures" (for goods cleared from customs procedures).

b) Tasks of the Customs Offices:

- To check the customs declaration forms and hand-over minutes.

- To check the number and code of containers/bales, the exterior conditions and customs seals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



I. GENERAL PROVISIONS

1. Special-use ports (announced under decisions of the Maritime Bureau or the Communications and Transport Ministry) are ports of enterprises which are exclusively used for the export and/or import of a certain goods category of such enterprises. Regarding customs procedures, special-use ports (hereinafter called ports) are considered sites for inspection of import/export goods and transport means on entry and/or exit at rivers, gulfs or off-shore areas (for quays and non-wharf ports belonging to off-shore oil- and gas-exploitation fields).

2. Import/export goods and transport means on entry and exit going through ports must be subject to the customs inspection and supervision as prescribed by the Customs Law, the Government's Decree No. 101/2001/ND-CP of December 31, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Customs Law regarding customs procedures as well as customs inspection and supervision regime and relevant legal documents.

3. Ports shall be the sites where customs procedures for means on entry and exit shall be carried out.

4. The directors of the provincial/municipal Customs Departments shall assign the Customs Sub-Departments nearest to ports (hereinafter called Customs Sub-Departments for short) to carry out the customs procedures for import/export goods, transport means on entry and exit going through ports, control and supervise the port areas during the time the ships anchor at ports for cargo loading and/or unloading.

5. Customs officers shall conduct the above-stated professional operations in ports only for the period from the time the ships arrive at ports for cargo loading and unloading until they leave the ports.

II. RESPONSIBILITIES OF THE CUSTOMS SUB-DEPARTMENTS

1. To carry out customs procedures for means on entry and exit at ports strictly according to the provisions on customs procedures for sea-going ships on entry and exit.

2. To carry out customs procedures for goods imported/exported at ports strictly according to the provisions on customs procedures for import/export goods lots.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- During the time when import/export activities are carried out in ports, the Customs Sub-Departments shall perform the tasks of inspecting, supervising and patrolling the port areas in order to well implement the tasks of preventing and combating smuggling or transportation of illegally imported goods.

- When import/export activities are not underway at ports, the Customs Sub-Departments shall not conduct professional operation therein.

III. RESPONSIBILITIES OF ENTERPRISES HAVING PORTS

1. To notify in writing the specific timetable of ships' arrival and departure times; places of anchorage; time of import/export goods loading and unloading to the Customs Sub-Departments at least 24 hours in advance. The port enterprises shall have to take responsibility for any delay in carrying out the entry procedures for the ships and for the occurrence of smuggling activities due to their failure to notify the customs offices thereof within the prescribed time limit.

2. To create favorable conditions for the customs officers to enter, leave and work at the ports and perform other relevant tasks in order to perform the function of State management over customs as prescribed by law.

3. To abide by law provisions on customs procedures for import/export goods as well as transport means on entry and exit.

4. To take responsibility before law for acts of smuggling or transporting illegally imported goods during the time the ships anchor, take goods or move in the port areas.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 57/2003/QĐ-BTC ngày 16/04/2003 quy định về thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và kiểm soát, giám sát hải quan tại các Cảng biển và Cảng chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.611

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.190.244
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!