ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
5495/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày
29 tháng 12 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NUÔI NGAO BÃI TRIỀU PHỤC
VỤ XUẤT KHẨU TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày
03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng
thuỷ sản đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ngày
20/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triền nông thôn về việc phê duyệt Quy hoạch
phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3368/QĐ-UBND ngày
04/9/2012 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế thủy sản tỉnh
Nghệ An thời kỳ 2011- 2015, có tính đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại
Văn bản số 370/BC-SNN-KHTC ngày 25/12/2012 về việc Báo cáo thẩm định Đề án Phát
triển nuôi ngao bãi triều phục vụ xuất khẩu tỉnh Nghệ An đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển nuôi ngao bãi triều phục vụ xuất
khẩu tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Nghệ An lập, với
các nội dung sau:
I. Tên Đề án
Phát triển nuôi ngao bãi triều phục vụ xuất khẩu
tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
II. Cơ quan chuyên quản: Sở
Nông nghiệp và PTNT.
III. Cơ quan lập Đề án: Chi cục
nuôi trồng thủy sản Nghệ An.
IV. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Phát triển nuôi Ngao bãi triều
ven biển nhằm đa dạng đối tượng nuôi, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tiềm
năng vùng triều. Tạo điều kiện cho ngư dân phát triển ương Ngao giống tại chỗ,
nuôi Ngao thương phẩm đạt năng suất, sản lượng cao và sản phẩm an toàn thực phẩm.
Để tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, tăng giá trị xuất khẩu trong lĩnh vực thuỷ
sản, giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an ninh quốc
phòng vùng ven biển và biển.
- Mục tiêu cụ thể
+ Đến năm 2015 diện tích nuôi ngao bãi triều đạt
274 ha, sản lượng 2.683 tấn; giá trị xuất khẩu 2,2 triệu USD.
+ Đến năm 2020 diện tích nuôi ngao bãi triều đạt
400 ha, sản lượng 4.900 tấn; giá trị xuất khẩu 3,2 triệu USD.
2. Kế hoạch phát triển nuôi
theo từng địa phương
2.1. Huyện Quỳnh Lưu
Tập trung nuôi tại 4 xã Quỳnh Long, Quỳnh Thuận,
Quỳnh Thọ, Sơn Hải. Đến năm 2015 diện tích nuôi đạt 161 ha, sản lượng 1.892 tấn.
Đến năm 2020 diện tích nuôi 200 ha, sản lượng đạt 2.900 tấn
Bảng 1: Kế hoạch phát triển nuôi ngao huyện Quỳnh
Lưu
TT
|
Xã
|
Diện tích nuôi
(ha)
|
Năng suất
(tấn/ha)
|
Sản lượng (tấn)
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
1
|
Quỳnh Long
|
10
|
20
|
8
|
10
|
80
|
200
|
2
|
Quỳnh Thuận
|
40
|
50
|
12
|
15
|
480
|
750
|
3
|
Quỳnh Thọ
|
46
|
50
|
12
|
15
|
552
|
750
|
4
|
Sơn Hải
|
65
|
80
|
12
|
15
|
780
|
1200
|
|
Tổng
|
161
|
200
|
|
|
1.892
|
2.900
|
2.2. Huyện Nghi Lộc
Phát triển nuôi ngao tập trung tại 2 xã Nghi
Quang, Nghi Thiết. Đến năm 2015 diện tích nuôi 20 ha, sản lượng 140 tấn và đến năm
2020 vẫn ổn định diện tích nuôi, trên cơ sở áp dụng quy trình nuôi và tăng cường
đầu tư nhằm tăng năng suất lên 10 tấn/ha đưa sản lượng tăng lên 200 tấn.
Bảng 2: Kế hoạch phát triển nuôi ngao huyện Nghi
Lộc
TT
|
Xã
|
Diện tích nuôi
(ha)
|
Năng suất
(tấn/ha)
|
Sản lượng (tấn)
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
1
|
Nghi Thiết
|
12
|
12
|
7
|
10
|
84
|
120
|
2
|
Nghi Quang
|
8
|
8
|
7
|
10
|
56
|
80
|
|
Tổng
|
20
|
20
|
|
|
140
|
200
|
2.3. Huyện Diễn Châu
Nuôi ngao bãi triều tại 4 xã Diễn Thịnh, Diễn
Trung, Diễn Hùng, Diễn Kim. Đến năm 2015 diện tích nuôi 93 ha, sản lượng nuôi đạt
651 tấn. Đến năm 2020 tiếp
tục mở rộng diện tích nuôi tại 3 xã Diễn Hùng,
Diễn Kim, Diễn Trung 87 ha đưa diện tích nuôi ngao toàn huyện lên 180 ha, sản
lượng đạt 1.800 tấn.
Bảng 3: Kế hoạch phát triển nuôi ngao huyện Diễn
Châu
TT
|
Xã
|
Diện tích nuôi
(ha)
|
Năng suất
(tấn/ha)
|
Sản lượng (tấn)
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
1
|
Diễn Thịnh
|
20
|
20
|
7
|
10
|
140
|
200
|
2
|
Diễn Trung
|
10
|
20
|
7
|
10
|
70
|
200
|
3
|
Diễn Hùng
|
30
|
70
|
7
|
10
|
210
|
700
|
4
|
Diễn Kim
|
33
|
70
|
7
|
10
|
231
|
700
|
|
Tổng
|
93
|
180
|
|
|
651
|
1.800
|
3. Nhiệm vụ và giải pháp thực
hiện
3.1. Về khoa học kỹ thuật và công nghệ
- Giống
Giai đoạn đầu tập trung đầu tư chuyển giao công
nghệ xây dựng mô hình ương ngao giống, tiếp theo đầu tư cơ sở trại sản xuất và
chuyển giao công nghệ sản xuất ngao giống nhân tạo nhằm đáp ứng đủ mùa vụ cho
người nuôi. Phấn đấu đến năm 2020 các cơ sở ương giống và trại sản xuất giống
phục vụ đủ 100% giống cho người nuôi trên địa bàn.
- Quy trình nuôi
Để nghề nuôi ngao bãi triều phát triển ổn định,
bền vững nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thì cần phải áp
dụng các công nghệ nuôi và thực hiện Chương trình quốc gia về vệ sinh an toàn
thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vào sản xuất.
3.2. Về vốn đầu tư
- Tổng kinh phí dự kiến là 115 tỷ đồng, trong
đó:
+ Kinh phí đầu tư xây dựng mô hình ương giống,
nâng cấp trại sản xuất giống: 20 tỷ đồng.
+ Kinh phí đầu tư ngao giống, cơ sở hạ tầng vùng
nuôi: 80 tỷ đồng.
+ Kinh phí đào tạo, tham quan mô hình: 5 tỷ đồng.
+ Kinh phí xây dựng trạm kiểm nghiệm chất lượng
giống và ngao thương phẩm: 5 tỷ đồng.
+ Kinh phí quãng bá sản phẩm tìm kiếm thị trường,
xây dựng thương hiệu MSC: 5 tỷ đồng.
- Nguồn vốn
Theo Quyết định số 332/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ ngày 3/3/2011 về việc phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản
đến năm 2020 cơ cấu nguồn vốn cụ thể như sau:
+ Ngân sách nhà nước chiếm: 10%;
+ Vốn vay tín dụng đầu tư chiếm: 10%;
+ Vốn vay thương mại chiếm: 50%;
+ Vốn tự có và vốn huy động của các tổ chức, cá
nhân chiếm 30%.
3.3. Về quản lý chất lượng sản phẩm
- Đối với tỉnh, xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện
kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với vùng nuôi nhuyễn thể tập
trung. Hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm soát, tập trung vào kiểm soát dư lượng
hóa chất, tảo độc, và tạp chất đối với sản phẩm nhuyễn thể trên thị trường, đại
lý theo Quyết định số 131/2008/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc ban hành quy chế kiểm soát vệ sinh an toàn trong thu hoạch
nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
- Bộ và tỉnh cần có chính sách hỗ trợ kinh phí đầu
tư trang bị cho địa phương 01 phòng kiểm nghiệm hoặc liên kết chặt chẽ với
phòng kiểm nghiệm tại địa phương về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm để có
khả năng phân tích các chỉ tiêu tối thiểu về an toàn thực phẩm một cách kịp thời;
tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn liên quan đến Chương trình kiểm soát VSATTP
NT2MV cho cán bộ quản lý địa phương và người nuôi.
- Đối cơ sở nuôi, thu mua, làm sạch và chế biến
nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng, chấp hành tốt các quy định về kiểm soát
vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch, làm sạch và chế biến nhuyễn thể hai
mảnh vỏ theo quy định của nhà nước.
3.4. Về thị trường tiêu thụ
Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp chế biến
và các đối tác nước ngoài về chế biến để từng bước học tập kinh nghiệm quản lý,
chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ chế biến hiện đại, hệ thống
kiểm soát chất lượng để đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu. Hệ thống dịch vụ
về thông tin thị trường: giá cả, phân tích nhu cầu, các quy định về chất lượng
phải được thiết lập trong vùng nhằm xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nhuyễn
thể.
Nhà nước cần hỗ trợ trong công tác xúc tiến
thương mại, tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nhằm giúp cho
người dân yên tâm phát triển nuôi nhuyễn thể.
3.5. Về nguồn nhân lực
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực
nuôi nhuyễn thể có trình độ chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi
nhuyễn thể hàng hoá tập trung với những nội dung như sau:
- Tổ chức đào tạo cho nông ngư dân nuôi và thu
hoạch nhuyễn thể các kiến thức về quy trình kỹ thuật nuôi, công tác chăm sóc và
phòng bệnh, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức quản lý cộng đồng,
quản lý sản xuất kinh doanh, bảo quản và xử lý làm sạch sản phẩm.
- Đào tạo nguồn nhân lực trong các cơ quan chuyên
môn đảm bảo có đủ trình độ khoa học công nghệ, có kỹ năng quản lý, có kiến thức
về xã hội và bảo vệ môi trường liên quan đến phát triển của ngành thủy sản nói
chung, nuôi nhuyễn thể nói riêng.
- Tạo điều kiện cho người dân tham quan học tập
các quy trình, công trình nuôi ở các tỉnh bạn.
- Xây dựng hệ thống tờ rơi, tờ dán và tài liệu
khuyến ngư nhằm tuyên truyền quy định của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
trong sản xuất thủy sản.
3.6. Về cơ chế, chính sách
- Chính sách về đất đai
+ Thực hiện giao đất, cho thuê đất nuôi trồng
thuỷ sản ổn định, lâu dài đối với các tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Đất
đai hiện hành; khi hết thời hạn giao đất, người sử dụng có nhu cầu thuê đất tiếp
tục nếu chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử
dụng đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì được nhà nước
tiếp tục giao đất, cho thuê đất.
- Chính sách thu hút, hỗ trợ, khuyến khích đầu
tư phát triển
+ Thực hiện theo Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND của
UBND tỉnh Nghệ An ngày 04 tháng 02 năm 2012 về việc ban hành quy định một số
chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2012 -2015 và Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy
sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Đồng thời
hàng năm có sự kiểm tra, rà soát để bổ sung chính sách cho phù hợp với điều kiện
thực tế.
+ Thu hút, khuyến khích sự tham gia của các thành
phần kinh tế khác nhau vào quá trình phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hoá tập
trung.
- Chính sách tín dụng
Thực hiện theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày
12/04/2010 của Thủ tường Chính phủ Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn cụ thể như sau:
3.7. Về môi trường
Tổ chức, cá nhân tham gia nuôi ngao phải thực hiện
đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (Nghị định số
29/2011/NĐ-CP), cần tuân thủ tốt các quy định về phòng ngừa và quản lý môi trường
của ngành thủy sản như Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS ngày 24 tháng 1 năm 2002
(nay là Bộ Nông nghiệp).
Phải giữ vệ sinh chung trong và ngoài vùng nuôi
ngao: rác thải, bùn hữu cơ trong quá trình cải tạo, làm vệ sinh sau khi thu hoạch
phải đưa đi xa vùng nuôi và xử lý đúng quy định, tuyệt đối không vứt các chất
thải ra vùng nuôi.
Trong quá trình nuôi, khi phát hiện ngao có hiện
tượng nhiễm bệnh, cơ sở nuôi phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân xã, UBND xã báo
cáo ngay cho cơ quan chuyên môn cấp huyện, tỉnh để có biện pháp hướng dẫn xử lý
kịp thời. Trường hợp ngao nuôi bị bệnh nhưng cơ sở nuôi cố tình không khai báo
theo quy định, tự ý vứt bỏ vỏ ngao chết ra cửa lạch, vùng xung quanh vây nuôi sẽ
bị xử phạt theo quy định hiện hành.
Xây dựng hoàn thiện trang thiết bị cần thiết nhằm
ứng phó sự cố tràn dầu trên biển: Tràn dầu là một trong những sự cố môi trường
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên, môi trường biển và việc phát triển
nuôi nhuyễn thể bãi triều.
3.8. Về tổ chức sản xuất
Khuyến khích phát triển các mô hình người dân tự
liên kết với nhau để sản xuất dưới hình thức “tổ hợp tác”, HTX… Chính quyền địa
phương, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành ở địa phương hỗ trợ thành lập tổ
nhóm, HTX và hướng dẫn người dân tham gia, thực hiện các quy định có liên quan
để đảm bảo việc nuôi, khai thác bền vững các vùng nhuyễn thể ở địa phương, thực
hiện cấp, cho thuê dất dài hạn để cộng đồng phát triển sản xuất.
Đối với các địa phương khi HTX nuôi nhuyễn thể
hoạt động có hiệu quả cần thành lập liên minh HTX nuôi nhuyễn thể của huyện
trên cơ sở đó các HTX có thể hỗ trợ nhau cùng phát triển (hỗ trợ kỹ thuật, giống,
vốn, nguồn nhân lực,…) phối hợp với nhau trong công tác bảo vệ an ninh vùng
nuôi và vùng biển trong khu vực quản lý, bảo vệ an ninh vùng ven biển.
Xây dựng những quy định cụ thể đối với các hoạt
động nuôi trồng, khai thác tự do, tàu bè đi trên biển xung quanh khu vực, vùng
biển đã được quy hoạch phát triển nuôi ngao bãi triều để tránh xảy ra xung đột
giữa nhà đầu tư nuôi và người khai thác nguồn lợi tự nhiên.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu trình UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện
các dự án đầu tư mà Đề án đã được phê duyệt. Đồng thời trực tiếp triển khai thực
hiện các dự án do Sở làm chủ đầu tư và thẩm định các dự án đầu tư phát triển
ngao giống theo chức năng nhiệm vụ.
- Tổ chức xây dựng mô hình nuôi ngao thương phẩm,
ương giống ngao từ đó tổng kết rút kinh nghiệm và khuyến cáo cho người dân.
Nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ cơ giới hóa trong thu hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện tổ chức
quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt Đề án đã được phê duyệt. Đưa các nội dung của Đề
án vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, 5 năm.
4.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các
ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh lập và bố trí vốn đầu tư các Dự án thuộc Đề
án đã được phê duyệt.
4.3. Sở Tài chính
Hàng năm, Sở tài chính căn cứ nhiệm vụ được
giao, chế độ quy định hiện hành và cân đối khả năng ngân sách địa phương, thẩm
định và tổng hợp kinh phí đầu tư cho các chương trình, dự án xây dựng hạ tầng
cơ sở phục vụ việc phát triển nuôi trồng thủy sản vào kế hoạch ngân sách hàng
năm trình HĐND-UBND tỉnh phê duyệt, quyết định theo đúng quy định.
4.4. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì cùng Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực
hiện các đề tài về chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo ngao giống, công nghệ
nuôi tiến tiến phù hợp với điều kiện Nghệ An và qua đó nhân rộng mô hình sản xuất
có hiệu quả.
4.5. Sở Công Thương
Sở Công Thương chịu trách nhiệm tư vấn hỗ trợ
doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu
thụ trong nước và xuất khẩu, hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng
thương hiệu, quảng bá sản phẩm, cung cấp thông tin về giá cả thị trường trong
và ngoài nước. Phối hợp với các sở ngành liên quan quảng cáo các dự án cần gọi
vốn đầu tư vào nuôi trồng, chế biến thủy hải sản xuất khẩu.
4.6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ các dự án đã được phê duyệt hướng dẫn
chính quyền địa phương về thủ tục cấp, thuê đất, mặt nước... và hướng dẫn, giám
sát các nhà đầu tư về nội dung liên quan lĩnh vực tài nguyên và môi trường
trong quá trình đầu tư.
4.7. Sở Thông tin và Truyền thông
Căn cứ quy định hiện hành, các dự án được phê
duyệt và tài liệu liên quan chỉ đạo các cơ quan báo, đài các cấp thông tin,
tuyên truyền chủ trương chính sách của Nhà nước khuyến khích phát triển thủy sản,
nêu gương các điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4.8. Ủy ban nhân dân các huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc,
Diễn Châu
Căn cứ Đề án đã được phê duyệt, chịu trách nhiệm
chủ trì quản lý Đề án, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch, dự án trên địa bàn.
Chỉ đạo các Ủy ban nhân dân cấp xã xác định và
quản lý mốc giới bãi triều giáp ranh giữa các xã; kiểm tra, giám sát thường
xuyên việc thực hiện Đề án phát triển nuôi ngao bãi triều tại địa phương mình;
Kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo việc đưa dân vào bờ khi có bão; đảm bảo an ninh trật
tự vùng nuôi nói riêng và vùng biển nói chung.
Tổ chức khuyến khích nông ngư dân ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất tạo sản phẩm hàng hóa tốt, tạo sự cạnh tranh
trên thị trường.
Tổ chức, quản lý các cơ sở vùng, chế biến và dịch
vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn để sản xuất tốt và đảm bảo an toàn cho người và
phương tiện tham gia hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi
nhuyễn thể nói riêng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông
nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công
Thương, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Kho bạc Nhà
nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu; Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Viết Hồng
|