BỘ
THƯƠNG MẠI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
416/TM-ĐB
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 5 năm 1996
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT SỨ ASEAN CỦA VIỆT NAM - MẪU D ĐỂ
HƯỞNG CÁC ƯU ĐÃI THEO "HIỆP ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ HIỆU
LỰC CHUNG (CEPT)"
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ vào Nghị định số 95/CP
ngày 4 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ vào Quyết định số 651/TTg ngày 10-10-1995 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập Uỷ ban Quốc gia điều phối hoạt động của Việt Nam trong ASEAN;
Căn cứ vào Công văn số 356/VPUB ngày 22-01-1996 của Chính phủ về việc chỉ định
cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo hiệp định CEPT;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại
Đa biên,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN của
Việt Nam - Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về chương trình
ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)".
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại
Đa biên, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan thuộc Bộ Thương mại chịu trách nhiệm
thi hành và hướng dẫn thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ ASEAN CỦA VIỆT NAM - MẪU
D ĐỂ HƯỞNG CÁC ƯU ĐÃI THEO "HIỆP ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ
HIỆU LỰC CHUNG (CEPT)"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 416/TM-ĐB ngày 13 tháng 5 năm 1996 của
Bộ trưởng Bộ thương mại)
II. THỦ TỤC
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN MẪU D:
Điều 4.
Bộ giấy chứng nhận Mẫu D được cấp gồm một (01) bản chính và ba (03) bản sao.
Điều 5.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận Mẫu D bao gồm:
1. Giấy chứng nhận Mẫu D (theo mẫu
chung do Bộ Thương mại ban hành) đã được khai hoàn chỉnh (theo Điều 1 của phụ lục
3);
2. Giấy chứng
nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra) phải phù
hợp với các quy chế về xuất xứ quy định tại phụ lục số 1 - trong quy chế này và
do Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc Bộ Thương mại cấp (quy định
trong phụ lục 4);
3. Tờ khai hải quan đã được
thanh khoản;
4. Hoá đơn thương mại;
5. Vận đơn.
Ba loại giấy (số 3, 4, 5) là bản
sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của Thủ trưởng đơn vị (nếu
là tổ chức) hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng (nếu là cá nhân)
đồng thời mang theo bản chính để đối chiếu.
Điều 6.
Người xin cấp giấy chứng nhận Mẫu D phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp
luật về tính trung thực của các chi tiết được khai trong giấy chứng nhận Mẫu D.
Điều 7.
Trường hợp cần thiết, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực có thể:
a. Yêu cầu người xin cấp giấy chứng
nhận Mẫu D cung cấp thêm các tài liệu cần thiết để xác định chính xác xuất xứ
hàng hoá theo các tiêu chuẩn của Hiệp định CEPT;
b. Tiến hành kiểm tra tại nơi sản
xuất;
c. Kiểm tra lại các trường hợp
đã được cấp giấy chứng nhận Mẫu D.
Điều 8.
Thời hạn cấp giấy chứng nhận Mẫu D:
Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu
vực có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận Mẫu D trong các thời hạn sau, kể từ khi
nhận được hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận Mẫu D đầy đủ và hợp lệ:
- 12 giờ làm việc đối với các
trường hợp thông thường;
- 24 giờ làm việc đối với các
trường hợp được quy định tại khoản a, Điều 7;
- Trong trường hợp được quy định
tại khoản b Điều 7, thời hạn có thể chậm hơn nhưng không quá mười lăm (15) ngày
làm việc.
Điều 9.
Trong những trường hợp quy định tại Điều 18, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực
cấp giấy chứng nhận Mẫu D cho hàng hoá đã được giao trong thời hạn không quá 1
năm kể từ ngày giao hàng. Giấy chứng nhận Mẫu D được cấp trong trường hợp này
phải ghi rõ "cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng" bằng tiếng Anh:
"Issued retroactively " và ghi vào ô số 12 của giấy chứng nhận Mẫu D.
Điều 10.
Trong trường hợp giấy chứng nhận Mẫu D bị mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng, Phòng
Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực có thể cấp lại bản sao chính thức giấy chứng nhận
Mẫu D và bản sao thứ ba trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đơn xin cấp
lại có kèm theo bản sao thứ tư (Quadruplicate) của lần cấp đầu tiên, có ghi vào
ô số 12 dòng chữ "sao y bản chính" bằng tiếng Anh "Certified
true copy".
Điều 11.
Trong trường hợp hàng hoá không đủ tiêu chuẩn hoặc không xác định được chính
xác xuất xứ theo các tiêu chuẩn của Hiệp định CEPT hoặc hồ sơ xin cấp lại không
có bản sao thứ tư của lần cấp đầu tiên, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực có
quyền từ chối cấp giấy chứng nhận Mẫu D và phải thông báo rõ lý do cho người
xin cấp biết trong thời hạn được quy định tại Điều 8 và Điều 10.
Điều 12.
Những vấn đề chưa được đề cập trong các điều từ Điều 4 đến Điều 11 sẽ được giải
quyết theo các quy định của ASEAN tại Phụ lục số 2.
III. TỔ CHỨC,
QUẢN LÝ VIỆC CẤP GIẤY PHÉP:
Điều 13.
Chỉ có những người được Bộ trưởng Bộ Thương mại uỷ quyền và đã đăng ký chữ ký mới
có quyền cấp giấy chứng nhận Mẫu D.
Điều 14.
Việc cấp giấy chứng nhận Mẫu D do các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực đặt
tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ thực
hiện.
Điều 15.
1. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu
khu vực đặt tại Hà Nội có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho người xin cấp giấy
chứng nhận Mẫu D có trụ sở kinh doanh đặt trên các địa bàn từ Hà Tĩnh trở ra
phía Bắc (trừ 4 tỉnh ghi tại điểm 2 dưới đây);
2. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu
khu vực đặt tại Hải Phòng có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho người xin cấp
giấy chứng nhận Mẫu D có trụ sở kinh doanh đặt tại: Thái Bình, Hải Hưng, Hải
Phòng, Quảng Ninh;
3. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu
khu vực đặt tại Đà Nẵng có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho người xin cấp giấy
chứng nhận Mẫu D có trụ sở kinh doanh đặt tại: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định;
4. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu
khu vực đặt tại Nha Trang có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho người xin cấp
giấy chứng nhận Mẫu D có trụ sở kinh doanh đặt tại: Phú Yên, Khánh Hoà, Gia
Lai, Kon Tum, Đắc Lắc;
5. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu
khu vực đặt tại thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho
người xin cấp giấy chứng nhận Mẫu D có trụ sở kinh doanh đặt trên các địa bàn từ
Ninh Thuận, Lâm Đồng, Sông Bé trở vào phía Nam (trừ 7 tỉnh ghi tại điểm 6);
6. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu
khu vực đặt tại Cần Thơ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho người xin cấp giấy
chứng nhận Mẫu D có trụ sở kinh doanh đặt tại: Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long,
An Giang, Cần Thơ, Minh Hải, Kiên Giang.
Điều 16.
Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực cấp giấy chứng nhận Mẫu D có trách nhiệm:
- Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy
chứng nhận Mẫu D;
- Kiểm tra hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận Mẫu D;
- Duyệt ký và cấp giấy chứng nhận
Mẫu D;
- Lưu trữ hồ sơ cấp giấy chứng
nhận Mẫu D;
- Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng
giấy chứng nhận Mẫu D;
- Báo cáo những vấn đề liên quan
đến việc cấp và sử dụng giấy chứng nhận Mẫu D.
IV. GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM:
V. ĐIỀU
KHOẢN CUỐI CÙNG:
Điều 22.-
Giấy chứng nhận Mẫu D sẽ được cấp cho mọi tổ chức, cá nhân đã xuất khẩu hàng
hoá từ ngày 1-1-1996 nếu hàng hoá xuất khẩu phù hợp với các quy định về xuất xứ
hàng hoá trong Quy chế này.
PHỤ LỤC 1
QUY CHẾ XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT
Khi xác định xuất xứ của hàng hoá đủ điều kiện hưởng Chương trình CEPT
theo Hiệp định CEPT, sẽ áp dụng các quy tắc sau:
Quy tắc
1. Xác định xuất xứ của sản phẩm
Các hàng hoá thuộc diện CEPT được
nhập khẩu vào một Nước Thành viên từ một Nước Thành viên khác được vận tải trực
tiếp theo nghĩa của Quy tắc 5 của Quy chế này, sẽ đủ điều kiện được hưởng ưu
đãi nếu chúng đáp ứng các yêu cầu xuất xứ theo một trong các điều kiện sau đây:
(a) Các hàng hoá có xuất xứ thuần
tuý (được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại Nước Thành viên xuất khẩu) như
quy định tại Quy tắc 2;
(b) Các hàng hoá có xuất xứ
không thuần tuý (không được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại Nước Thành viên
xuất khẩu), miễn là các hàng hoá đó đủ điều kiện theo Quy tắc 3 hoặc Quy tắc 4.
Quy tắc
2. Xuất xứ thuần tuý
Theo nghĩa của Quy tắc 1 các
hàng hoá sau được coi là có xuất xứ thuần tuý:
(a) Các khoáng sản được khai
thác từ lòng đất, mặt nước hay đáy biển của nước đó;
(b) Các hàng hoá nông sản được
thu hoạch ở nước đó;
(c) Các động vật được sinh ra và
chăn nuôi ở nước đó;
(d) Các sản phẩm từ động vật nêu
ở mục (c) trên đây;
(e) Các sản phẩm thu được do săn
bắn hoặc đánh bắt ở nước đó;
(f) Các sản phẩm thu được do
đánh cá trên biển và các đồ hải sản do các tàu của nước đó lấy được từ biển;
(g) Các sản phẩm được chế biến
hay sản xuất trên boong tàu của nước đó từ các sản phẩm nêu ở mục (f) trên đây;
(h) Các nguyên liệu đã qua sử dụng
được thu nhặt ở nước đó, chỉ dùng để tái chế nguyên liệu;
(i) Đồ phế thải từ các hoạt động
công nghiệp tại nước đó; và
(j) Các hàng hoá được sản xuất từ
các sản phẩm từ mục (a) đến (i).
Quy tắc
3. Xuất xứ không thuần tuý
(a) (i) Hàng sẽ được coi là xuất
xứ từ các Nước Thành viên ASEAN, nếu ít nhất 40% hàm lượng xuất xứ từ bất cứ Nước
Thành viên nào.
(ii) Theo tiểu mục (i) ở trên,
nhằm mục đích thực hiện các quy định của Quy tắc 1 (b), các sản phẩm được chế tạo
hoặc gia công mà có tổng giá trị nguyên phụ liệu được sử dụng có xuất xứ từ các
nước không phải là thành viên ASEAN hoặc có xuất xứ không xác định được không
vượt quá 60% của giá FOB của sản phẩm được sản xuất hoặc chế biến và có quá
trình sản xuất cuối cùng được thực hiện trên lãnh thổ Nước xuất khẩu là Thành
viên.
(b) Giá trị nguyên phụ liệu
không xuất xứ từ ASEAN sẽ là:
(i) Giá CIF của hàng hoá tại thời
điểm nhập khẩu;
(ii) Giá xác định ban đầu của sản
phẩm có xuất xứ không xác định được tại lãnh thổ Nước Thành viên nơi thực hiện
quá trình gia công chế biến.
Công thức 40% hàm lượng ASEAN
như sau:
Giá trị nguyên phụ Giá trị nguyên
liệu nhập khẩu từ + phụ liệu có
xuất
nước không phải xứ không xác
là thành viên ASEAN định được
----------------------------------------------------------------
x 100% Ê 60%
Giá FOB
Quy tắc
4. Quy tắc xuất xứ cộng gộp
Các sản phẩm đã đáp ứng được các
yêu cầu xuất xứ quy định tại Quy tắc 1 và được sử dụng tại một Nước Thành viên
như là đầu vào của một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều kiện được hưởng ưu đãi tại
các Nước Thành viên khác sẽ được coi là các sản phẩm có xuất xứ tại Nước Thành
viên là nơi tổ chức gia công chế biến sản phẩm cuối cùng miễn là tổng hàm lượng
ASEAN của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%.
Quy tắc
5. Vận tải trực tiếp
Các trường hợp sau được coi là vận
tải trực tiếp từ nước xuất khẩu là Thành viên đến nước nhập khẩu là Thành viên:
(a) Nếu hàng hoá được vận chuyển
qua lãnh thổ của bất kỳ một nước ASEAN nào;
(b) Nếu hàng hoá được vận chuyển
không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là thành viên ASEAN nào khác.
PHỤ LỤC 2
THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN DÙNG CHO QUY CHẾ XUẤT XỨ
CỦA CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC CHUNG ASEAN (CEPT)
Để thực hiện các quy chế xuất
xứ của chương trình CEPT, thủ tục cấp và xác minh giấy chứng nhận (Mẫu
"D") và các vấn đề hành chính liên quan được quy định như sau:
A. CƠ
QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN MẪU D
Điều 1.
Giấy chứng nhận Mẫu D do cơ quan
có thẩm quyền của Chính phủ Nước xuất khẩu là Thành viên cấp.
Điều 2.
(a) Nước Thành viên sẽ thông báo
cho tất cả các Nước Thành viên khác biết tên và địa chỉ của Cơ quan có thẩm quyền
của Chính phủ cấp Giấy chứng nhận Mẫu D và cung cấp các chữ ký mẫu và mẫu con dấu
chính thức mà Cơ quan đó sử dụng.
(b) Các thông tin và các mẫu
trên sẽ được cung cấp cho tất cả các Nước Thành viên và gửi bản sao cho Ban thư
ký ASEAN. Bất cứ thay đổi gì về tên, địa chỉ cũng như chữ ký và con dấu chính
thức phải được thông báo ngay theo phương thức trên.
Điều 3. Để thẩm tra điều
kiện được hưởng ưu đãi, Cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ được giao cấp Giấy
chứng nhận Mẫu D có quyền yêu cầu xuất trình bất kỳ loại chứng từ cần thiết nào
cũng như tiến hành bất kỳ việc kiểm tra nào nếu thấy cần thiết. Nếu quyền này
không được pháp luật hiện hành của quốc gia cho phép thì điều này sẽ được đưa
vào như là một điều khoản trong mẫu đơn sẽ đề cập tới trong Điều 4 và Điều 5 dưới
đây.
B.
XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN MẪU D
Điều 4. Nhà sản xuất
và/hoặc nhà xuất khẩu sản phẩm đủ tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi sẽ viết đơn xin
Cơ quan hữu quan của Chính phủ kiểm tra xuất xứ hàng hoá trước khi xuất khẩu. Kết
quả của việc kiểm tra này, có thể được xem xét lại định kỳ hoặc bất kỳ khi nào
thấy cần thiết, sẽ được chấp nhận là chứng cứ hỗ trợ để xác định xuất xứ của
hàng hoá sẽ được xuất khẩu sau này. Việc kiểm tra hàng hoá trước khi xuất khẩu
có thể không áp dụng đối với hàng hoá, mà (do bản chất của chúng) xuất xứ có thể
xác định được dễ dàng.
Điều 5. Khi làm thủ tục để
xuất khẩu hàng hoá được hưởng ưu đãi, nhà xuất khẩu hoặc đại diện được uỷ quyền
phải nộp đơn xin Giấy chứng nhận Xuất xứ cùng với các chứng từ cần thiết chứng
minh rằng hàng hoá sẽ xuất khẩu đủ tiêu chuẩn để được cấp giấy chứng nhận Mẫu
D.
C. KIỂM
TRA HÀNG HOÁ TRƯỚC KHI XUẤT KHẨU
Điều 6. Cơ quan có thẩm
quyền của Chính phủ được giao cấp Giấy chứng nhận Mẫu D sẽ, với khả năng và quyền
hạn tối đa của mình, tiến hành kiểm tra thích đáng với từng trường hợp nhằm bảo
đảm rằng:
(a) Đơn xin và Giấy chứng nhận Mẫu
D phải được khai đúng, đủ và được người có thẩm quyền ký;
(b) Xuất xứ của hàng hoá tuân thủ
Quy chế xuất xứ;
(c) Các lời khai khác trong Giấy
chứng nhận Mẫu D phù hợp với các chứng từ nộp kèm;
(d) Quy cách, số lượng và trọng
lượng hàng hoá, mã hiệu và số lượng kiện hàng, số lượng và loại kiện hàng được
khai phù hợp với hàng hoá xuất khẩu.
D. CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN MẪU D
Điều 7.
(a) Giấy chứng nhận Mẫu D phải
theo đúng mẫu như Phụ lục "A" trên khổ giấy ISO A4. Và phải làm được
bằng tiếng Anh;
(b) Bộ giấy chứng nhận Mẫu D gồm
một bản gốc và ba bản sao carbon (carbon copy) có mầu như sau:
- Bản Gốc (Original): Mầu tím nhạt
(light violet)
- Bản sao Thứ hai (Duplicate): Mầu
da cam (orange)
- Bản sao Thứ ba (Triplicate): Mầu
da cam (orange)
- Bản sao Thứ tư
(Quadruplicate): Mầu da cam (orange)
(c) Mỗi Bộ Giấy chứng nhận Xuất
xứ phải mang số tham chiếu riêng của mỗi địa điểm hoặc cơ quan cấp;
(d) Bản Gốc và bản sao Thứ ba được
nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu để nộp cho Cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa
điểm nhập khẩu. Bản sao Thứ hai sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
xuất xứ tại Nước xuất khẩu là Thành viên giữ lại. Bản sao Thứ tư sẽ do nhà xuất
khẩu giữ. Sau khi nhập khẩu hàng hoá, Bản sao Thứ ba sẽ được đánh dấu thích hợp
vào Ô thứ 4 và gửi lại cho Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ
trong khoảng thời gian thích hợp.
Điều 8. Để thực hiện các
quy định của Quy tắc 3 và Quy tắc 4 của Quy chế Xuất xứ, Giấy chứng nhận Mẫu D
được nước xuất khẩu là thành viên cuối cùng cấp và phải ghi rõ các quy tắc
thích hợp và tỷ lệ phần trăm hàm lượng ASEAN có thể áp dụng trong Ô thứ 8.
Điều 9. Không được phép tẩy
xoá, viết lên thêm lên trên Giấy chứng nhận mẫu D. Các phần còn trống sẽ được gạch
chéo để tránh điền thêm sau này.
Điều 10.
(a) Giấy chứng nhận Mẫu D do Cơ
quan hữu quan của Chính phủ của Nước xuất khẩu là Thành viên cấp vào thời điểm
xuất khẩu hoặc một thời gian ngắn ngay sau đó nếu như hàng hoá được xuất có thể
được xem là có xuất xứ từ Nước Thành viên đó theo quy định của Quy chế Xuất xứ.
(b) Trong những trường hợp ngoại lệ khi Giấy chứng nhận Mẫu D không được cấp
vào thời điểm xuất khẩu hoặc một thời gian ngắn ngay sau đó, do sai sót không
chủ ý hoặc có lý do xác đáng khác, Giấy chứng nhận Mẫu D có thể được cấp sau có
giá trị hiệu lực tính từ thời điểm xuất khẩu nhưng không vượt quá một năm kể từ
ngày giao hàng, và phải ghi rõ "ISSUED RETROACTIVELY".
Điều 11. Trong trường hợp
Giấy chứng nhận Mẫu D bị mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà xuất khẩu có thể
viết đơn gửi Cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ, là chính cơ quan đã cấp, xin
một bản sao chứng thực (chứng nhận sao y bản chính) của Bản Gốc và Bản sao Thứ
ba dựa trên cơ sở các chứng từ xuất khẩu do Cơ quan đó giữ, phải ghi rõ sự chấp
thuận bằng chữ "CERTIFIED TRUE COPY" vào Ô số 12. Bản sao này sẽ đề
ngày cấp của bản gốc Giấy chứng nhận Mẫu D. Bản sao chứng thực của Giấy chứng
nhận Mẫu D phải được cấp không quá một năm kể từ ngày cấp bản gốc Giấy chứng nhận
Mẫu D và với điều kiện là nhà xuất khẩu phải cung cấp Bản sao Thứ tư cho Cơ
quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận Mẫu D liên quan.
E. THỦ
TỤC TRÌNH GIẤY CHỨNG NHẬN MẪU D
Điều 12. Bản Gốc Giấy chứng
nhận Mẫu D cùng với Bản sao Thứ ba sẽ được nộp cho Cơ quan quan Hải quan vào thời
điểm làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá đó.
Điều 13. Thời hạn quy định
cho việc trình Giấy chứng nhận Mẫu D như sau:
(a) Giấy chứng nhận Mẫu D phải
trình cho Cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu là Thành viên trong vòng bốn
tháng kể từ ngày được Cơ quan hữu quan của Chính phủ của Nước xuất khẩu là
Thành viên ký;
(b) Trong trường hợp hàng hoá đi
qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là thành viên ASEAN theo Điều 5
(c) của Quy chế xuất xứ, thời hạn quy định tại mục (a) trên đây về việc trình
Giấy chứng nhận Mẫu D được gia hạn tới 6 tháng;
(c) Trong trường hợp Giấy chứng
nhận Mẫu D nộp cho Cơ quan hữu quan của Chính phủ Nước nhập khẩu là Thành viên
sau khi hết thời hạn quy định phải nộp thì Giấy chứng nhận Mẫu D đó vẫn được chấp
nhận nếu việc không tuân thủ thời hạn là do bất khả kháng hoặc là do những lý
do xác đáng khác ngoài phạm vi kiểm soát của nhà xuất khẩu; và
(d) Trong mọi trường hợp, Cơ
quan hữu quan của Chính phủ Nước nhập khẩu là Thành viên có thể chấp nhận Giấy
chứng nhận Mẫu D đó với điều kiện là hàng hoá đã được nhập khẩu trước khi hết
thời hạn của Giấy chứng nhận Mẫu D kể trên.
Điều 14. Trong trường hợp
vận chuyển hàng hoá có xuất xứ từ Nước xuất khẩu là Thành viên và có giá trị
không quá 200 US$ giá FOB thì thủ tục cấp Giấy chứng nhận Mẫu D sẽ được miễn và
chấp nhận việc kê khai đơn giản của nhà xuất khẩu rằng hàng hoá đang xem xét có
xuất xứ từ Nước xuất khẩu là Thành viên. Hàng hoá gửi qua đường bưu điện có giá
trị không vượt quá 200 US$ giá FOB cũng được xử lý tương tự.
Điều 15. Việc phát hiện
có sự khác biệt nhỏ giữa các lời khai trong Giấy chứng nhận Mẫu D và lời khai
trong các chứng từ nộp cho Cơ quan Hải quan của Nước nhập khẩu là Thành viên để
làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoá sẽ không, vì chính điều đó, làm mất giá trị của
Giấy chứng nhận Mẫu D, nếu thực tế những lời khai đó vẫn phù hợp với hàng hoá
được giao.
Điều 16.
(a) Nước nhập khẩu là Thành viên
có thể yêu cầu kiểm tra lại (retroactive check) một cách ngẫu nhiên và/hoặc bất
cứ khi nào họ có nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hoặc mức độ chính xác của
thông tin liên quan đến xuất xứ thật sự của sản phẩm hoặc bộ phận nhất định của
sản phẩm đang xét tới;
(b) Yêu cầu kiểm tra lại sẽ được
gửi kèm với Giấy chứng nhận Mẫu D có liên quan và sẽ nêu rõ lý do cùng bất kỳ
thông tin bổ sung nào cho rằng có những điểm trong Giấy chứng nhận Mẫu D kể
trên có thể không chính xác, trừ trường hợp nếu việc kiểm tra lại được thực hiện
một cách ngẫu nhiên;
(c) Cơ quan Hải quan của Nước nhập
khẩu là Thành viên có thể tạm không cho hưởng ưu đãi trong khi chờ đợi kết quả
thẩm tra. Tuy nhiên, Cơ quan này vẫn có thể cho phép nhà nhập khẩu nhận hàng
theo các thủ tục hành chính cần thiết, với điều kiện là hàng không nằm trong diện
cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ gian lận;
(d) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận Mẫu D của Chính phủ khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại (retroactive
check) sẽ nhanh chóng thụ lý và trả lời trong vòng ba (3) tháng kể từ khi nhận
được yêu cầu.
Điều 17.
(a) Đơn xin cấp Giấy chứng nhận
Mẫu D và tất cả các chứng từ có liên quan đến đơn này sẽ được cơ quan có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận Mẫu D lưu giữ trong thời gian ít nhất là hai (2) năm
kể từ ngày cấp;
(b) Những thông tin có liên quan
tới giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận Mẫu D do Nước nhập khẩu là Thành viên
yêu cầu sẽ được đáp ứng đầy đủ;
(c) Tất cả những thông tin trao
đổi giữa các Nước Thành viên có liên quan sẽ được giữ kín và chỉ sử dụng với mục
đích xác định tính pháp lý của Giấy chứng nhận Mẫu D.
F.
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Điều 18. Khi toàn bộ hoặc
một phần lô hàng đã được xuất đi một nước thành viên cụ thể nay thay đổi nơi
hàng đến, trước hoặc sau khi hàng hoá tới nước thành viên đó, các quy tắc sau
phải được tuân thủ:
(a) Nếu như hàng hoá đã được
trình với Cơ quan Hải quan của một Nước nhập khẩu là Thành viên cụ thể, thì
theo đơn yêu cầu của nhà nhập khẩu Giấy chứng nhận Mẫu D sẽ được Cơ quan Hải
quan nước này chấp thuận theo như yêu cầu ghi trong đơn đối với toàn bộ hoặc một
phần lô hàng và Bản Gốc được trả lại cho Nhà nhập khẩu. Bản sao Thứ ba sẽ được
gửi lại cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận Mẫu D;
(b) Nếu việc thay đổi nơi hàng đến
xảy ra trong quá trình vận chuyển tới Nước nhập khẩu là Thành viên như ghi
trong Giấy chứng nhận Mẫu D, nhà xuất khẩu sẽ nộp đơn, cùng với Giấy chứng nhận
Mẫu D đã được cấp, xin cấp Giấy chứng nhận Mẫu D mới cho toàn bộ hay một phần
lô hàng đó.
Điều 19. Để thực hiện Điều
5 (c) của Quy chế xuất xứ, khi hàng hoá được chuyển qua lãnh thổ của một hay
nhiều nước không phải là thành viên ASEAN, các giấy tờ sau phải trình cho các
Cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ Nước Thành viên nhập khẩu:
(a) Một vận đơn suốt được cấp tại
Nước xuất khẩu là Thành viên;
(b) Một Giấy chứng nhận Mẫu D do
cơ quan hữu quan của Chính phủ Nước xuất khẩu là Thành viên cấp;
(c) Một bản sao hoá đơn thương mại
gốc của hàng hoá; và
(d) Các chứng từ cần thiết để chứng
minh rằng các yêu cầu của Quy tắc 5 (c) tiểu mục (i), (ii) và (iii) của Quy chế
xuất xứ được tuân thủ.
Điều 20.
(a) Hàng hoá gửi từ một Nước xuất
khẩu là Thành viên để tham gia triển lãm ở một nước khác và được bán trong hoặc
sau triển lãm để nhập khẩu vào một Nước Thành viên sẽ được hưởng chế độ CEPT với
điều kiện là hàng hoá đó đáp ứng các yêu cầu của Quy chế xuất xứ, miễn là phải
chứng minh được cho cơ quan hữu quan của Chính phủ Nước nhập khẩu là Thành viên
rằng:
(i) Nhà xuất khẩu đã gửi các
hàng hoá đó từ lãnh thổ của Nước xuất khẩu là Thành viên tới nước tổ chức triển
lãm và đã trưng bày tại đó;
(ii) Nhà xuất khẩu đã bán hoặc
chuyển nhượng hàng hoá đó cho một người nhận hàng trong Nước nhập khẩu là Thành
viên;
(iii) Trong quá trình triển lãm
hoặc ngay sau đó hàng hoá đã được chuyển đi bán cho Nước nhập khẩu là Thành
viên trong tình trạng mà hàng đã được gửi tới để tham dự triển lãm.
(b) Để thực hiện các quy định
trên, Cơ quan hữu quan của Chính phủ Nước nhập khẩu là Thành viên có thể cấp Giấy
chứng nhận Mẫu D. Tên và địa chỉ của triển lãm phải được chỉ rõ. Cơ quan hữu
quan của Chính phủ nước tổ chức triển lãm có thể cấp Giấy chứng nhận cùng với
các chứng từ cần thiết quy định trong Điều 19 (d) để làm bằng chứng xác nhận rằng
hàng hoá đã được trưng bày tại triển lãm;
(c) Mục (a) sẽ được áp dụng với
tất cả các cuộc triển lãm, hội chợ hoặc trưng bày tương tự hay trưng bày tại
các cửa hiệu, cơ sở kinh doanh (nơi mà hàng hoá luôn chịu sự kiểm soát của Hải
quan trong suốt quá trình triển lãm) với mục đích bán các sản phẩm của nước
ngoài.
G. BIỆN
PHÁP CHỐNG GIAN LẬN
Điều 21.
(a) Khi nghi ngờ có những hành
vi gian lận liên quan đến Giấy chứng nhận Mẫu D, các cơ quan có thẩm quyền liên
quan của Chính phủ sẽ phối hợp hành động trong từng nước Thành viên để xử lý
người liên can;
(b) Mỗi nước thành viên phải chịu
trách nhiệm đưa ra các hình phạt pháp lý đối với các hành vi gian lận liên quan
đến Giấy chứng nhận Mẫu D.
H. GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP
Điều 22.
(a) Trong trường hợp có tranh chấp
về xác định xuất xứ, phân loại hàng hoá hoặc các vấn đề khác, các cơ quan có thẩm
quyền liên quan của Chính phủ tại các nước nhập khẩu và xuất khẩu là Thành viên
sẽ tham vấn lẫn nhau nhằm giải quyết tranh chấp và kết quả sẽ được thông báo
cho các thành viên khác biết để tham khảo;
(b) Trong trường hợp tranh chấp
không thể giải quyết song phương, thì vấn đề đó sẽ được Hội nghị các quan chức
kinh tế cấp cao (SEOM) quyết định.
APPENDIX A
ORIGINAL
(DUPLICATE/TRIPLICATE/QUADRUPLICATE)
1. Goods consigned from
(Exporter's business name, address, country)
|
Reference No.
ASEAN COMMON EFFECTIVE
PREFERENTIAL
TARIFF
SCHEME
CERTIFICATE
OF ORIGIN
(Combined
Declaration and Certificate)
FORM
D
|
2.
Goods consigned to (Consigner's name, acoress, country)
|
Issued in
(Country)
See Notes Overieal
|
3.
Means of transport and route (as far as known)
Decarture Data
Vessef's name/Aircraft atc.
Port of Discharge
|
4. For Official Use
Preferential
Treatnent Given Under ASEAN
Common
Effective Preferential Tariff Scheme
Preferential
Treatment Not Given (Please state reasons)
................................................................
Signature of Authorised
Signatory of the Importing Country
|
5. Item number
|
6. Marks and numbers on
packages
|
7. Number and type of
packages, description of goods (including quantity where acproonate and HS
Number of the importing country)
|
8. Origin criterion (see Notes
overleaf)
|
9. Gross weight or other quantity
and value (FOB)
|
10. Number and data of
invoices
|
|
|
|
|
|
|
11. Declaration by the
exporter
The undersigned hereby
declares that the above details and statement are correct: that all the goods
were produced in
-----------------------------------
(Country)
and that they comply with the
origin requirements specified for those goods in the ASEAN Common Effective
Preferential Tariff Scheme for the goods exported to
-----------------------------------
(Importeng
Country)
-----------------------------------
Place
and date, signature of authorised signatory
|
12. Certification
It is hereby certified, on the
basis of control carried out, that the declaration by the exporter is
correct.
-------------------------------------
Place and date, signature and
stamp of certifyng authority
|
|
|
|
|
|
|
|
NOTES
1. ASEAN Member States which
accept this form for the purpose of preterential treatment under the ASEAN
Common Effective Preterential Tariff Scheme:
BRUNEI DARUSSALAM INDONESIA
MALAYSIA
PHILIPPINES SINGAPORE THAILAND
2. CONDITIONS: The main
conditions for admission to the preferential treatment under the CEPT Scheme
are that the goods sent to any member states listed above:
(i) Must fall within a
description of products eligible for concessions in the country of destination;
(ii) Must comply with the
consignment conditions that the goods must be consigned directly from any ASEAN
State to the importing Member State but transport that involves passing through
one or more intermediate non-ASEAN countries, is also accepted provided that
any intermediate transit, transhipment or temporary storage arises only for
geographic reasons or transportation requirements: and
(iii) Must comply with the
origin criteria given in the next paragraph.
3. ORIGIN CRETERIA: For exports
to the above mentioned countries to be eligible for preferential treatment, the
requirement is that either:
(i) The products wholly produced
or obtained in the exporting Member State is defined in Rule 2 of the Rules of
Origin; or
(ii) Subject to sub-paragraph
(i) above, for the purpose of implementing the provisions of Rule 1 (b) of the
CEPT Rules of Origin, products worked on and processed as a result of which the
total value of the materials, parts or produce originating from Non-ASEAN
countries or of undetermined origin used does not exceed 60% of the FOB value
of the product produced or obtained and the final process of the manufacture is
performed within the territory of the exporting Member State.
(iii) Products which comply with
origin requirements provided for in Rule 1 of the CEPT Rules of Origin and
which are used in a Member State as inputs for a finished product elgible for
preferential treatment in another Member State/States shall be considered as a
product originating in the Member State working or processing of the finished
product has taken place provided that the aggregate ASEAN content of the final
product is less than 40%.
If the goods qualify under the
above criteria, the exporter must indicate in Box 8 of this form the origin
criteria on the basis of which he claims that his goods qualify for
preferential treatment, in the manner shown in the following table:
Circumstances of production or
manufacture in the first country named in Box 11 of this form.
|
Insert
in Box 8
|
(a) Products wholly produced
in the country of exportation (see paragraph 3(i) above)
|
"X"
|
(b) Products worked upon but not
wholly produced in the exporting Member State which were produced in
conformity with the provision of paragraph 3(ii) above
|
Percentage
of single country content example 40%
|
(c) Products workked upon but
not wholly produced in the exporting Member State which were produced in
conformity with the provision of paragraph 3(iii) above.
|
Percentage
of ASEAN cumulative content example 40%
|
4. EACH ARTICLE MUST QUALIFY: It
should be noted that all the products in a consignment must qualify separately
in their own right. This is of particular relevance when similar articles of
different sizes or spare parts are sent.
5. DESCRIPTION OF PRODUCTS: The
description of products must be sufficiently detailed to enable the products to
be indentified by the Cus toms Officer examining them. Name of manufacture, any
trade mark shall also be specified.
6. The Harmonised System Nuber
shall be that of the importing Member State.
7. The term "Exporter"
in Box 11 may include the manufacturer or the producer.
8. FOR OFFICIAL USE: The Customs
Authority of the importing Member Stae must indicate (v) in the relevant boxes
in column 4 whether or not preferential treatment is accorded.
PHỤ LỤC 3
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT
XỨ HÀNG HOÁ MẪU D ĐỂ HƯỞNG ƯU ĐÃI THEO HIỆP ĐỊNH CEPT
Điều
1: Hướng dẫn khai chứng nhận Mẫu D
Giấy chứng nhận Mẫu D phải được
khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải
quan đã được thanh khoản và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại
và giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ của Công ty Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu
(trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra).
- Ô số 1: Tên giao dịch của người
xuất hàng + địa chỉ + tên nước (Việt Nam)
- Ô số 2: Tên người nhận hàng +
địa chỉ + tên nước (phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản).
- Ô trên cùng bên phải: Do Phòng
Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ghi. Số tham chiếu gồm 12 ký tự, chia làm 5
nhóm, chi tiết cách ghi như sau:
* Nhóm 1: 02 ký tự
"VN" (viết in) là viết tắt của 2 chữ Việt Nam. * Nhóm 2: 02 ký tự (viết
in) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như sau:
BR Bruney
IN Indonexia
ML Malaysia
PL Philipines
SG Singapore
TL Thái Lan
* Nhóm 3: 02 ký tự biểu hiện năm
cấp giấy chứng nhận.
* Nhóm 4: 01
ký tự thể hiện tên Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực cấp Giấy chứng nhận Mẫu
D theo quy định như sau:
Số 1 Hà Nội Số 4 Nha Trang
Số 2 Hải Phòng Số 5 TP Hồ Chí
Minh
Số 3 Đà Nẵng Số 6 Cần Thơ
* Nhóm 5: Gồm 05 ký tự biểu hiện
số thứ tự của Giấy chứng nhận Mẫu D.
Giữa nhóm 3 và 4 cũng như giữa
nhóm 4 và 5 có dấu gạch chéo "/".
Ví dụ:
Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu
vực thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận Mẫu D mang số thứ 6 cho một lô
hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong năm 1996 thì cách ghi số tham chiếu của Giấy
chứng nhận Mẫu D này sẽ như sau:
VN-TL 96/5/00006
- Ô số 3: Tên phương tiện vận tải
(nếu gửi bằng máy bay thì đánh "By air", nếu gửi bằng đường biển thì
đánh tên tàu) + từ cảng nào? đến cảng nào?
- Ô số 4: Để trống (sau khi nhập
khẩu hàng hoá, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu
thích hợp trước khi gửi lại cho Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực đã cấp Giấy
chứng nhận Mẫu D này).
- Ô số 5: Danh mục hàng hoá (01
mặt hàng, 01 lô hàng, đi 01 nước, trong một thời gian).
- Ô số 6: Ký mã và số hiệu của
kiện hàng.
- Ô số 7: Số loại kiện hàng, mô
tả hàng hoá (bao gồm số lượng và số HS của nước nhập khẩu).
- Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như
sau:
a. Trường hợp hàng hoá/sản phẩm
có xuất xứ toàn bộ tại Việt Nam (không sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu) thì
đánh chữ "X".
b. Hàng hoá không được sản xuất
hay khai thác toàn bộ tại Việt Nam như Quy tắc 3 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ
sẽ nêu ở phần sau theo quy định của ASEAN thì khai ghi rõ số phần trăm giá trị
đã được tính theo giá FOB của hàng hoá được sản xuất hay khai thác tại Việt
Nam, ví dụ 40%.
c. Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp
như Quy tắc 4 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ ASEAN nêu tại Phụ lục 1 thì ghi rõ
số phần trăm của hàm lượng có xuất xứ cộng gộp ASEAN, ví dụ 40%.
- Ô số 9: Trọng lượng cả bì hoặc
số lượng và giá trị khác (Giá FOB).
- Ô số 10: Số và ngày của hoá
đơn thương mại.
- Ô số 11: + Dòng thứ nhất ghi
chữ Việt Nam;
+ Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước
nhập khẩu;
+ Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày
tháng năm, và chữ ký.
- Ô số 12: Để trống.
+ Trường hợp cấp sau theo quy định
tại Điều 9 thì ghi:
"Issued
retroactively".
+ Trường hợp cấp lại theo quy định
tại Điều 10 thì ghi:
"Certified true copy".
Điều
2:
Vụ Chính sách Thương mại Đa biên
giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện quy chế, theo dõi và báo cáo với
Ban thư ký Quốc gia ASEAN và Ban thư ký ASEAN về thực hiện quy chế.
Vụ Chính sách Thương mại Đa biên
là đầu mối làm các thủ tục đăng ký mẫu chữ ký và con dấu của các Phòng Quản lý
Xuất nhập khẩu khu vực với các nước thành viên cũng như đăng ký với Ban thư ký
của ASEAN.
Vụ Chính sách Thương mại Đa biên
có trách nhiệm giúp Công ty Giám định hàng hoá Xuất nhập khẩu thực hiện quy
trình kiểm tra xuất xứ hàng hoá.
Điều
3: Việc in ấn và bán các tờ khai mẫu D:
- Văn phòng Bộ Thương mại có
trách nhiệm in và giao Mẫu D cho các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực.
- Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu
khu vực trực tiếp bán cho người xin Mẫu D và phải thực hiện việc quết toán theo
quy định của Văn phòng Bộ.
Điều
4: Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực phải thực hiện chế độ báo cáo định
kỳ cho Vụ Chính sách Thương mại Đa biên về tình hình khối lượng hàng hoá được cấp
Giấy chứng nhận Mẫu D, tình hình cấp và sử dụng Giấy chứng nhận Mẫu D theo các
biểu mẫu báo cáo do Vụ Chính sách Thương mại Đa biên hướng dẫn.
PHỤ LỤC 4
THỦ TỤC XIN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA
XUẤT XỨ HÀNG HOÁ MẪU D
Để thực hiện Quy chế về xuất
xứ đối với hàng hoá được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan theo Hiệp định CEPT của các
nước ASEAN, thủ tục xin và cấp giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ Mẫu D được quy
định như sau:
I. TỔ
CHỨC ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH KIỂM TRA VÀ CẤP CHỨNG NHẬN KIỂM TRA
Điều 1: Tổ chức được chỉ
định thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng
hoá Mẫu D là Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (VINACONTROL) thuộc Bộ
Thương mại Việt Nam (sau đây gọi tắt là: tổ chức kiểm tra).
Điều 2: Để phục vụ cho việc
kiểm tra, tổ chức kiểm tra có quyền yêu cầu người xin kiểm tra cung cấp hay xuất
trình các chứng từ cần thiết có liên quan đến hàng hoá cũng như tiến hành bất kỳ
việc kiểm tra hàng hoá nào nếu thấy cần thiết.
II.
KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ
Điều 3: Việc kiểm tra xuất
xứ hàng hoá được tiến hành trước khi hàng hoá xuất khẩu. Riêng đối với hàng hoá
cần kiểm tra hàm lượng ASEAN thì tuỳ theo mức độ phức tạp mà việc kiểm tra sẽ
được thực hiện ngay từ khâu sản xuất, chế biến.
Người xin kiểm tra xuất xứ hàng
hoá có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cần thiết để người kiểm tra tiến hành công
việc được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
Điều 4: Kiểm tra xuất xứ
hàng hoá bao gồm những hạng mục sau:
- Đặc điểm hàng hoá (chủng loại,
quy cách),
- Ký mã hiệu trên kiện hàng,
- Kiểu đóng kiện,
- Số, khối lượng (số, khối lượng
cuối cùng căn cứ theo vận đơn),
- Hàm lượng ASEAN.
Điều 5: Cơ sở, công thức
tính hàm lượng ASEAN áp dụng theo Quy tắc 3, Quy tắc 4 của Phụ lục 1 trong Quy
định của ASEAN về việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Mẫu D.
III.
THỦ TỤC XIN KIỂM TRA
Điều 6: Khi làm thủ
tục xin kiểm tra xuất xứ hàng hoá, người xin kiểm tra phải đảm bảo:
6.1. Đã có đủ và sẵn sàng để kiểm
tra đối với hàng hoá có xuất xứ thuần tuý ASEAN.
6.2. Đã bắt đầu hay đang được sản
xuất đối với hàng hoá phải xác định hàm lượng ASEAN.
Điều 7: Hồ sơ xin kiểm
tra xuất xứ hàng hoá Mẫu D bao gồm:
7.1. Hai tờ đơn xin kiểm tra xuất
xứ hàng hoá Mẫu D (theo mẫu quy định đính kèm) đã được khai đầy đủ và ký tên
(riêng đối với doanh nghiệp thì phải đóng dấu).
7.2. Các chứng từ được gửi kèm
theo đơn xin kiểm tra xuất xứ hàng hoá:
7.2.1. Đối với hàng hoá có
nguyên, phụ liệu nhập khẩu ngoài ASEAN và/hoặc không xác định được xuất xứ.
- Quy trình pha trộn/quy trình sản
xuất, lắp ráp hay bảng giải trình tỷ lệ pha trộn nguyên phụ liệu đầu vào của
hàng hoá.
- Hoá đơn, chứng từ để xác định
giá nhập theo điều kiện CIF của nguyên, phụ liệu nhập khẩu ngoài ASEAN.
- Hoá đơn, chứng từ chứng minh
giá nguyên, phụ liệu không xác định được xuất xứ.
7.2.2. Đối với hàng hoá có xuất
xứ cộng gộp:
- Các chứng nhận xuất xứ thoả
mãn điều kiện xuất xứ Mẫu D từ các thành viên ASEAN.
- Các quy trình pha trộn/quy
trình sản xuất, lắp ráp hoặc bảng giải trình pha trộn nguyên liệu đầu vào của
hàng hoá.
7.3. Các giấy tờ phải nộp trước
ngày nhận giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá (có thể nộp bản sao, nhưng phải
xuất trình bản chính để đối chứng):
- Vận đơn
- Hoá đơn thương mại và/hoặc các
giấy tờ để chứng minh giá xuất khẩu hàng hoá theo điều kiện FOB.
Điều 8: Người xin kiểm
tra xuất xứ hàng hoá Mẫu D phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính chính xác và trung thực của các chi tiết đã kê khai trong đơn xin kiểm tra
cũng như trong các chứng từ gửi kèm theo.
Điều 9: Hồ sơ xin kiểm
tra xuất xứ hàng hoá phải được gửi đến tổ chức kiểm tra ít nhất là 3 ngày làm
việc trước khi việc kiểm tra được tiến hành và theo một trong những địa chỉ
sau:
- Công ty giám định hàng hoá xuất
nhập khẩu, 54 Trần Nhân Tông, Hà Nội. Số Fax: 8253844, Số Tel: 8266011,
8252105.
- Chi nhánh giám định hàng hoá
xuất nhập khẩu Hà Nội, 96 Yết Kiêu, Hà Nội. Số Fax: 8261002, Số Tel: 8265004,
8254748.
. Trung tâm giám định Bắc miền
Trung, 9 Nguyễn Trãi, Thành phố Vinh, Nghệ An, Số Fax: 844819, Số Tel: 840299.
- Chi nhánh giám định hàng hoá
xuất nhập khẩu Hải Phòng, 22/38 Phạm Minh Đức, Thành phố Hải Phòng. Số Fax:
845103, Số Tel: 846453, 846465.
- Chi nhánh giám định hàng hoá
xuất nhập khẩu Quảng Ninh, 11 Hoàng Long, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh, Số Fax: 826169, Số Tel: 825535, 826736.
- Chi nhánh giám định hàng hoá
xuất nhập khẩu Đà Nẵng, 105 Lê Duẩn, Thành phố Đà Nẵng, Số Fax: 830084, Số Tel:
821030, 821031.
. Trạm giám định hàng hoá xuất
nhập khẩu Quy Nhơn, 41 Tăng Bạt Hổ, Quy Nhơn. Số Fax: 825284, Số Tel: 822565.
- Chi nhánh giám định hàng hoá
xuất nhập khẩu thành phố Hồ Chí Minh, 80 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Thành phố
Hồ Chí Minh. Số Fax: 8442961, 8437861, Số Tel: 8444704, 8444323.
. Trạm giám định hàng hoá xuất
nhập khẩu Nha Trang, 26 Mê Linh, thành phố Nha Trang. Số Fax: ........... Số
Tel: 822280.
. Trạm giám định hàng hoá xuất
nhập khẩu Cần Thơ, 31 A-B đường Cách Mạng Tháng Tám, thành phố Cần Thơ. Số Fax:
824442, Số Tel: 821206.
IV. CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ:
Điều 10: Chậm nhất là 2
ngày làm việc, sau khi kiểm tra xong tại hiện trường và người xin kiểm tra đã
cung cấp đầy đủ vận đơn, hoá đơn thương mại, tổ chức kiểm tra cấp giấy chứng nhận
kiểm tra xuất xứ hàng hoá cho người xin kiểm tra.
Điều 11. Giấy chứng nhận
kiểm tra xuất xứ hàng hoá được lập trên mẫu ấn chỉ có biểu tượng của
"VINACONTROL" đã được đăng ký quyền sở hữu tại Cục Sở hữu công nghiệp
thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường.
Điều 12. Giấy chứng nhận
kiểm tra xuất xứ hàng hoá sẽ được lưu trữ ít nhất là 24 tháng kể từ ngày cấp.
V.
PHÍ KIỂM TRA:
Điều 13. Người xin kiểm
tra xuất xứ hàng hoá phải trả phí kiểm tra cho tổ chức kiểm tra sau khi nhận được
Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ theo các quy định cụ thể dưới đây:
13.1. Mức phí kiểm tra cơ bản được
tính trên cơ sở ngày công lao động kỹ thuật (gồm toàn bộ thời gian cần thiết để
thực hiện các hạng mục ghi ở Điều 4). Mức phí đó là: 200.000 đồng/ngày công.
13.2. Ngoài phí nói trên thu
thêm, (nếu có):
. Phí kiểm tra đối với hàng hoá
cần phải sử dụng các phương pháp - kỹ thuật phức tạp (ví dụ như lấy mẫu - phân
tích mẫu trong phòng thí nghiệm, xác định khối lượng bằng phương pháp đo mớn nước...):
thu trên cơ sở mức phí giám định thông thường mà Vinacontrol đang áp dụng cho
khách hàng trong nước.
. Chi phí thông tin liên lạc, ăn
ở, đi lại, lưu trú của giám định viên...: tính theo chi phí thực tế.
. Khi công việc kiểm tra không tiến
hành được và người kiểm tra phải chờ đợi nơi xa trụ sở của họ phụ thuộc vào sự
bố trí và chuẩn bị của người xin kiểm tra thì người xin kiểm tra phải trả 50% mức
phí cơ bản cho những ngày chờ đợi đó.
13.3. Phí kiểm tra được trả bằng
tiền Việt Nam (tiền mặt hoặc chuyển khoản), đối với cá nhân thì phải trả phí
ngay khi nhận giấy chứng nhận kiểm tra. Mức phí tối thiểu cho một đơn xin kiểm
tra xuất xứ hàng hoá là 200.000 đồng (đối với hàng hoá có tổng giá trị dưới 700
USD thì mức phí không quá 3% giá trị đó).
Điều 14. Trường hợp người
xin kiểm tra vừa yêu cầu kiểm tra xuất xứ hàng hoá, vừa yêu cầu giám định
thương mại theo thông lệ thì chỉ thu phí kiểm tra xuất xứ đối với hạng mục
không trùng với giám định thương mại.
Điều 15. Trường hợp người
xin kiểm tra không đồng ý với kết quả kiểm tra thì có quyền yêu cầu tái kiểm
tra:
15.1. Nếu kết quả kiểm tra lần
sau vẫn trùng với kết quả lần đầu thì lần kiểm tra sau được coi như một lần kiểm
tra mới và người xin kiểm tra phải trả một lần phí nữa như quy định tại Điều
13.
15.2. Nếu kết quả kiểm tra lần
sau khác biệt so với kết quả lần đầu thì người xin kiểm tra không phải trả thêm
phí kiểm tra lần sau.
ĐƠN
XIN KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ MẪU D
Số:......
Kính gửi: Công ty giám định hàng
hoá xuất nhập khẩu
Người yêu cầu (ghi rõ tên, địa
chỉ, Tel, Fax):.................. .....................
......................................
Doanh nghiệp ....... Cá nhân.............
Người xuất khẩu (ghi rõ tên, địa
chỉ Tel, Fax):.................
Người nhập khẩu (ghi rõ tên, địa
chỉ Tel, Fax):.............
Tên
hàng:.......................................................
Số/Khối lượng:..................................................
Cảng xếp
hàng:..................................................
Cảng dỡ hàng:...................................................
Phương tiện vận tải:............................................
TIÊU CHUẨN XUẤT XỨ YÊU CẦU KIỂM
TRA:
* Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý
ASEAN:
Việt
Nam Việt Nam + Thành viên khác của ASEAN
Thành
viên khác của ASEAN
* Hàng hoá có nguyên phụ liệu nhập
khẩu:
Xuất
xứ ngoài ASEAN So với giá FOB chiếm ......%
Xuất
xứ không xác định So với giá FOB chiếm ......%
*
Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp So với giá FOB hàm lượng
ASEAN chiếm ....%
TÀI LIỆU GIẤY TỜ KÈM THEO:
Hoá
đơn chứng từ để xác định Hoá đơn, chứng từ chứng minh giá
trị giá nguyên, phụ liệu nhập
nguyên, phụ liệu không xác định
khẩu ngoài ASEAN xuất xứ
Quy
trình pha trộn nguyên, phụ Bảng giải trình tỷ lệ nguyên, phụ liệu
liệu /quy trình sản xuất, lắp ráp.
được sử dụng ở đầu vào
Các
C/O thoả mãn điều kiện xuất Vận đơn
xứ
hàng hoá Mẫu D (đối với hàng Hoá đơn thương mại và/hoặc giấy
hoá có xuất xứ cộng gộp) tờ chứng
minh giá FOB
Thời gian/Địa điểm/Người liên hệ
để kiểm tra:...................
Số bản giấy chứng nhận (tiếng Việt)
yêu cầu cấp:....... bản
Chúng tôi cam kết sẽ thanh toán
phí kiểm tra bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận
được hoá đơn của quý Công ty.
Ngày .... tháng .... năm
Người yêu cầu