BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
2428/QĐ-TCHQ
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI
VỚI TÀU BAY XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG VÀ GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI
CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan ngày
29/06/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày
14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải
quan;
Căn cứ Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về
thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám sát quản lý về hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này quy trình thủ tục hải
quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và giám sát hải
quan tại cảng hàng không quốc tế.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010,
thay thế Quyết định số 1840/QĐ-TCHQ ngày 28/9/2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan.
Điều 3.
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các
đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính;
+ Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
+ Vụ PC, Vụ CST (để phối hợp);
- Cục Quản lý XNC – Bộ Công an (để phối hợp);
- Cục HK Việt Nam – Bộ GTVT (để phối hợp);
- Lưu VT, GSQL (5b).
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Hoàng Việt Cường
|
QUY TRÌNH
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BAY XUẤT CẢNH, NHẬP
CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG VÀ GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2428/QĐ-TCHQ ngày 14 tháng 12 năm 2009)
Phần 1.
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐỐI VỚI TÀU BAY XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG
Thủ tục hải quan đối với tàu bay
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và giám sát hải quan tại cảng hàng
không quốc tế do Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế thực hiện (dưới đây
gọi tắt là Hải quan sân bay) gồm các bước và công việc chủ yếu sau đây:
I. TRÌNH TỰ
THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BAY NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH
Bước 1: Tiếp nhận và xử lý
thông tin trước khi tàu bay nhập cảnh, xuất cảnh:
1. Tiếp nhận qua mạng máy tính
hoặc văn bản về thông tin của mỗi chuyến bay do Cảng vụ Hàng không cung cấp
theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 88, mục 5, phần IV Thông tư số
79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính.
2. Tiếp nhận qua mạng máy tính
hoặc văn bản về thông tin của mỗi chuyến bay do tổ chức vận tải hàng không cung
cấp theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 88, mục 5, phần IV Thông tư
số 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính.
3. Tiếp nhận thông tin từ nội bộ
ngành Hải quan về các thông tin khác có liên quan đến thủ tục hải quan đối với
tàu bay.
4. Công chức hải quan thừa hành
nhiệm vụ phân tích thông tin, xử lý thông tin, tổng hợp và báo cáo đề xuất lãnh
đạo trực tiếp về kế hoạch triển khai, bố trí lực lượng tham gia thực hiện thủ tục
hải quan cho từng chuyến bay nhập cảnh, xuất cảnh.
5. Chuyển qua mạng nội bộ hoặc bằng
văn bản các thông tin đã tiếp nhận tại điểm 1, 2, 3 và kết quả phân tích, xử lý
tại điểm 4 nêu trên đến các bộ phận liên quan dưới đây:
a) Tổ quản lý rủi ro;
b) Đội thủ tục tàu bay, giám sát
sân đỗ, kho, bãi;
c) Đội Kiểm soát hải quan.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và
thông quan tàu bay nhập cảnh, xuất cảnh:
1. Tiếp nhận hồ sơ hải quan (hồ
sơ giấy) từ người điều khiển tàu bay hoặc người đại diện hợp pháp theo hướng dẫn
tại khoản 3, Điều 88, mục 5, Phần IV Thông tư số 79/2009/TT-BTC
ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính.
2. Kiểm tra, đối chiếu nội dung
hồ sơ hải quan với nội dung thông tin, số liệu đã tiếp nhận tại bước 1.
3. Trường hợp thực hiện kiểm tra
thực tế tàu bay thì công chức hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 52 Luật Hải quan.
4. Ký tên, đóng dấu công chức và
đóng dấu mẫu số 1 (ban hành kèm theo Quyết định số 1200/2001/QĐ-TCHQ ngày
23/11/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) lên hồ sơ hải quan; đóng dấu
lên góc phải phía trên trang đầu của: tờ khai tổng hợp tàu bay, bản lược khai
hàng hóa, bản lược khai hành lý ký gửi.
- Riêng đối với bản lược bản
khai hàng hóa, bản lược khai hành lý ký gửi thực hiện như sau: ghi tổng số
trang, công chức hải quan ký tên, đóng dấu công chức, đóng dấu mẫu số 1 lên trang
đầu và trang cuối của bản lược khai; gửi lại 01 bản lược khai cho người điều
khiển tàu bay.
- Hàng hóa, hành lý ký gửi không
cùng chuyến khi nhập khẩu/xuất khẩu không thể hiện trên bản lược khai hàng hóa,
bản lược khai hành lý nhưng có vận tải đơn, chậm nhất trong 24 giờ sau khi tàu
bay nhập cảnh/sau khi làm thủ tục cho tàu bay xuất cảnh, yêu cầu Tổ chức vận tải
khai báo bổ sung và nộp bản lược khai đã điều chỉnh.
5. Thông quan tàu bay sau khi
công chức đã thực hiện xong các việc tại điểm 1, 2, 3, 4 nêu trên.
Bước 3. Trao đổi thông tin và
lưu trữ hồ sơ.
1. Gửi bản lược khai hàng hóa, bản
lược khai hành lý ký gửi đến các bộ phận chức năng khi có yêu cầu.
2. Nhập dữ liệu vào máy tính gồm
các nội dung sau: tên tàu bay, quốc tịch tàu bay, tên cơ trưởng, tổng số phi
hành đoàn, vị trí tàu bay đỗ, tàu bay nhập cảnh đến từ/tàu bay xuất cảnh đến,
thời gian tàu bay nhập cảnh/xuất cảnh, thời gian tàu bay đỗ dừng.
3. Chuyển hồ sơ cho bộ phận phúc
tập và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
II. TRÌNH TỰ
THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BAY QUÁ CẢNH
Bước 1: Tiếp nhận và xử lý
thông tin trước khi tàu bay nhập cảnh, xuất cảnh:
Thực hiện các công việc tiếp nhận
và xử lý thông tin theo quy định tại bước 1, mục I, phần I nêu trên.
Bước 2: Thực hiện giám sát
Thực hiện công việc giám sát
theo quy định tại điểm 1, mục III, phần II dưới đây.
III. TRÌNH TỰ
THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BAY CHUYỂN CẢNG
A. CÔNG VIỆC CỦA HẢI QUAN SÂN
BAY NƠI TÀU BAY ĐI:
Bước 1: Tiếp nhận và xử lý
thông tin trước khi tàu bay nhập cảnh, xuất cảnh.
Thực hiện các công việc tiếp nhận
và xử lý thông tin theo quy định tại bước 1, mục I, phần I nêu trên.
Bước 2: Lập Phiếu chuyển hồ
sơ.
1. Lập 02 Phiếu chuyển hồ sơ tàu
bay chuyển cảng (mẫu 1 – PCHS ban hành kèm theo Quy trình)
2. Niêm phong hồ sơ hải quan (đối
với trường hợp nộp hồ sơ giấy) gồm các giấy tờ quy định tại điểm 1, bước 2, mục
I, phần I nêu trên.
Trường hợp tàu bay có vận chuyển
hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng thì hồ sơ hải quan bổ sung thêm 01 vận tải đơn
(bản sao) theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 17, mục 2 Nghị
định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ; Giao hồ sơ cho người
điều khiển tàu bay để chuyển cho Hải quan sân bay nơi tàu bay đến.
3. Nhập dữ liệu vào máy tính gồm
các nội dung sau: tên tàu bay, quốc tịch tàu bay, tên cơ trưởng, tổng số phi
hành đoàn, vị trí tàu bay đỗ, tàu bay nhập cảnh đến từ, thời gian tàu bay nhập
cảnh, thời gian tàu bay đỗ dừng.
Bước 3: Tiếp nhận hồi báo và
lưu trữ hồ sơ
1. Tiếp nhận từ Hải quan sân bay
nơi tàu bay đến 01 Phiếu chuyển hồ sơ tàu bay chuyển cảng có nội dung xác nhận
về việc đã tiếp nhận hồ sơ, hàng hóa và các vi phạm liên quan đến tàu bay, hàng
hóa, phi hành đoàn và hành khách (nếu có).
2. Chuyển hồ sơ cho bộ phận phúc
tập và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
B. CÔNG VIỆC CỦA HẢI QUAN SÂN
BAY NƠI TÀU BAY ĐẾN:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin.
1. Tiếp nhận thông tin từ Cảng vụ
Hàng không, tổ chức vận tải hàng không theo quy định tại điểm 1, 2, bước 1, mục
I nêu trên và thông tin từ Hải quan sân bay nơi tàu bay đi.
2. Báo cáo và đề xuất cụ thể với
lãnh đạo trực tiếp về kế hoạch triển khai, bố trí lực lượng tham gia thực hiện
thủ tục hải quan, giám sát hải quan cho từng chuyến bay chuyển cảng.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra
hồ sơ hải quan
1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do Hải
quan sân bay nơi tàu bay đi chuyển đến (do người điều khiển tàu bay nộp).
2. Trường hợp tàu bay vi phạm
pháp luật Hải quan thì lập biên bản xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật;
đồng thời báo cáo lãnh đạo Chi cục thông báo cho Hải quan sân bay nơi tàu bay
đi biết nội dung vi phạm để theo dõi, phối hợp đối với các lần tàu bay chuyển cảng
tiếp theo.
3. Xác nhận trên Phiếu chuyển hồ
sơ tàu bay chuyển cảng về việc đã tiếp nhận hồ sơ, hàng hóa và các vi phạm liên
quan đến tàu bay, hàng hóa, phi hành đoàn và hành khách (nếu có); gửi 01 Phiếu
chuyển hồ sơ tàu bay chuyển cảng cho Hải quan sân bay nơi tàu bay đi.
Bước 3: Lưu trữ hồ sơ.
1. Nhập dữ liệu vào máy tính gồm
các nội dung sau: tên tàu bay, quốc tịch tàu bay, tên cơ trưởng, tổng số phi
hành đoàn, vị trí tàu bay đỗ, tàu bay xuất cảnh đến, thời gian tàu bay xuất cảnh,
thời gian tàu bay đỗ dừng.
2. Chuyển hồ sơ cho bộ phận phúc
tập và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
IV. TRÌNH TỰ
THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BAY XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH QUỐC TẾ KẾT HỢP
VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
1. Thủ tục hải quan đối với tàu
bay xuất cảnh, nhập cảnh quốc tế có kết hợp hàng hóa vận chuyển nội địa thực hiện
thủ tục như đối với tàu bay chuyển cảng.
2. Trên chuyến bay có hàng hóa
nhập khẩu, xuất khẩu thì hàng hóa thuộc loại hình nào phải thực hiện thủ tục hải
quan theo quy định đối với loại hình đó.
Phần 2.
GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CẢNG
HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
Căn cứ địa bàn hoạt
động của Hải quan tại sân bay quốc tế theo quy định tại Điều 6
Nghị định số 107/2002/NĐ-CP ngày 23/12/2002 của Chính phủ quy định phạm vi
địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật Hải
quan để thực hiện giám sát các hoạt động và phương tiện đi lại trong khu vực kiểm
soát Hải quan nhằm phục vụ cho các chuyến bay quốc tế.
I. MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ GIÁM SÁT
1. Giám sát hành lý, hàng hóa của
hành khách, tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh, chuyển cảng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cảng; tàu
bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng;
2. Nắm chắc các thông tin sau:
tên tàu bay, quốc tịch tàu bay, số hiệu chuyến bay, loại tàu bay, hành trình
bay, thời gian đến – đi của tàu bay, vị trí đỗ của tàu bay, cửa vào – cửa ra của
hành khách, thời gian xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống tàu bay; bản lược khai hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu,quá cảnh, chuyển cảng; bản lược khai hành lý ký gửi.
3. Giám sát các hoạt động và
phương tiện đi lại trong khu vực kiểm soát Hải quan nhằm phục vụ cho các chuyến
bay quốc tế.
II. PHƯƠNG
THỨC GIÁM SÁT
1. Giám sát trực tiếp của công
chức Hải quan; và/hoặc;
2. Giám sát bằng phương tiện kỹ
thuật (hệ thống camera quan sát).
III. TỔ CHỨC
GIÁM SÁT TẠI CÁC KHU VỰC SAU ĐÂY
1. Tại khu vực sân đỗ tàu
bay:
1.1. Đối với tàu bay xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng:
a) Thực hiện giám sát tàu bay
ngay khi có hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và trong suốt
quá trình lưu đỗ tại vị trí đỗ của tàu bay.
b) Khi có căn cứ để nhận định
trên tàu bay có cất giấu hàng hóa trái phép, có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì
Chi cục trưởng quyết định kiểm tra, khám xét tàu bay theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hải quan và khoản 1, Điều
40 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
1.2. Đối với hành lý, hàng hóa của
hành khách, tổ lái, nhân viên làm việc trên tàu bay:
a) Thực hiện giám sát hành lý,
hàng hóa của hành khách, tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay ngay khi họ
rời khỏi tàu bay để vào khu vực nhập cảnh làm thủ tục nhập cảnh.
b) Thực hiện giám sát hành lý,
hàng hóa của hành khách, tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay ngay khi họ
rời khu vực xuất cảnh để lên tàu bay xuất cảnh.
1.3. Đối với các hoạt động và
phương tiện đi lại nhằm phục vụ cho chuyến bay quốc tế:
Thực hiện giám sát đối với các
hoạt động như kiểm tra kỹ thuật tàu bay, vệ sinh tàu bay, cung ứng xăng dầu,
cung ứng và thu hồi suất ăn, đón tiễn khách …
1.4. Đối với hàng hóa, hành lý
ký gửi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cảng:
a) Thực hiện giám sát túi Ngoại
giao, túi Lãnh sự nếu nhận, gửi túi tại khu vực sân đỗ.
b) Thực hiện giám sát hàng hóa,
hành lý ký gửi được vận chuyển từ kho lưu giữ, từ khu vực xuất cảnh đến tàu bay
để xếp lên tàu bay và hàng hóa, hành lý ký gửi dỡ từ tàu bay được vận chuyển đến
kho lưu trữ, đến khu vực nhập cảnh.
c) Giám sát hàng miễn thuế bán
trên tàu bay khi đưa lên, đưa xuống tàu bay.
1.5. Đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu kết hợp vận chuyển trên chuyến bay vận chuyển nội địa:
Hướng dẫn, kiểm tra để tổ chức vận
tải Hàng không phải sắp xếp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại vị trí riêng biệt
trong khoang hầm hàng để đảm bảo niêm phong hải quan theo quy định.
2. Tại khu vực nhập cảnh,
xuất cảnh
2.1. Thực hiện giám sát việc dỡ hành
lý ký gửi từ phương tiện vận chuyển đưa vào băng chuyền khu vực nhập cảnh và
hành lý ký gửi từ băng chuyền khu vực xuất cảnh xếp lên phương tiện vận chuyển
đưa ra tàu bay để xuất khẩu.
2.2. Thực hiện giám sát hành lý
ngay sau khi người nhập cảnh lấy hành lý từ băng chuyền.
2.3. Thực hiện giám sát đối với
vật phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, đồ ăn uống phục vụ ăn nhanh khi đưa
vào, đưa ra khu vực cách ly.
2.4. Thực hiện giám sát đối với
hàng hóa tái xuất, chuyển cửa khẩu theo đường hành lý xách tay của khách xuất cảnh
khi đưa vào khu vực cách ly.
3. Tại khu vực kho hàng:
3.1. Thực hiện giám sát đối với
túi Ngoại giao, túi Lãnh sự nếu nhận, gửi túi tại kho hàng.
3.2. Thực hiện giám sát hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cảng; hành lý ký gửi khi nhập kho, xuất
kho.
3.3. Riêng việc thực hiện giám
sát hàng hóa trong kho thì áp dụng một trong các phương thức giám sát theo quy
định tại Điều 26 Luật Hải quan.
4. Tại cổng
ra – vào khu vực kho hàng:
4.1. Giám sát hàng hóa xuất
khẩu:
Giám sát trực tiếp của công chức
hải quan (khi sử dụng hệ thống camera để giám sát sẽ có quy định riêng).
a) Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra
đối chiếu hồ sơ với thực tế lô hàng xuất khẩu, cụ thể như sau:
a1) Tiếp nhận hồ sơ do người
khai hải quan xuất trình gồm:
- Tờ khai hải quan;
- Biên bản bàn giao (đối với lô
hàng chuyển cửa khẩu);
- Chứng từ liên quan đối với
hàng hóa tái xuất, buộc tái xuất, xuất trả lại …
a2) Kiểm tra đối chiếu hồ sơ với
thực tế lô hàng đưa vào khu vực kho hàng: kiểm tra về lượng hàng/số lượng kiện
hàng, tình trạng bên ngoài của hàng hóa/ bên ngoài của kiện hàng hóa.
Riêng đối với lô hàng xuất khẩu
đi qua cổng để vào khu vực kho hàng bằng nhiều chuyến thì công chức giám sát cổng
kho hàng phải theo dõi, tổng hợp chặt chẽ để đảm bảo đúng theo khai báo hải
quan.
b) Xử lý kết quả kiểm tra, đối
chiếu:
b1) Nếu phù hợp thì công chức hải
quan ký tên, đóng dấu công chức tại góc trái phía trên trang đầu tờ khai hải
quan (bản chủ hàng lưu) hoặc chứng từ liên quan tại điểm a1 nêu trên; cho hàng
hóa, phương tiện vận chuyển hàng hóa vào khu vực kho hàng.
b2) Nếu không phù hợp hoặc có
nghi vấn thì lập biên bản chứng nhận, yêu cầu người khai hải quan/người đại diện
hợp pháp do người khai hải quan ủy quyền đưa hàng hóa vào vị trí tập kết để kiểm
tra, báo cáo lãnh đạo Chi cục xử lý theo thẩm quyền quy định.
b3) Nhập kết quả kiểm tra vào
máy tính để quản lý theo dõi.
c) Công tác thống kê: ngày cuối
của tuần, tháng công chức hải quan có trách nhiệm tổng hợp số liệu với hàng hóa
xuất khẩu chuyển cửa khẩu đưa vào khu vực kho hàng chờ xuất khẩu để theo dõi.
4.2. Giám sát hàng hóa nhập
khẩu:
Giám sát trực tiếp của công chức
hải quan và/hoặc giám sát bằng hệ thống camera (việc giám sát bằng hệ thống
camera sẽ có quy định riêng).
a) Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra
đối chiếu với thực tế lô hàng nhập khẩu, cụ thể như sau:
a1) Tiếp nhận hồ sơ do người
khai hải quan xuất trình gồm:
- Tờ khai hải quan (đối với lô
hàng đã làm xong thủ tục hải quan / lô hàng chờ kết quả kiểm tra chất lượng /
lô hàng chờ kết quả giám định);
- Biên bản bàn giao (đối với lô
hàng chuyển cửa khẩu, lô hàng chuyển cảng);
- Quyết định xử lý đối với lô
hàng của cơ quan có thẩm quyền.
a2) Kiểm tra đối chiếu hồ sơ với
thực tế lô hàng đưa ra khỏi khu vực kho hàng: kiểm tra về số lượng kiện hàng,
tình trạng bên ngoài của kiện hàng hóa.
Riêng đối với lô hàng nhập khẩu
đi qua cổng để ra khỏi khu vực kho hàng bằng nhiều chuyến thì công chức giám
sát cổng kho hàng phải theo dõi, tổng hợp chặt chẽ để đảm bảo đúng theo khai
báo hải quan.
b) Xử lý kết quả kiểm tra, đối
chiếu:
b1) Nếu phù hợp thì công chức hải
quan ký tên, đóng dấu công chức tại góc trái phía trên trang đầu tờ khai hải
quan (bản chủ hàng lưu) hoặc chứng từ liên quan tại điểm a1 nêu trên; cho hàng
hóa, phương tiện vận chuyển hàng hóa ra khỏi khu vực kho hàng.
b2) Nếu không phù hợp hoặc có
nghi vấn thì lập biên bản chứng nhận, yêu cầu người khai hải quan/người đại diện
hợp pháp do người khai hải quan ủy quyền đưa hàng hóa vào vị trí tập kết để kiểm
tra, báo cáo lãnh đạo Chi cục xử lý theo thẩm quyền quy định.
b3) Nhập kết quả kiểm tra vào
máy tính để theo dõi quản lý.
c) Công tác thống kê: ngày cuối
của tuần, tháng công chức hải quan có trách nhiệm tổng hợp số lượng hàng hóa
chuyển cửa khẩu, hàng hóa chuyển cảng, hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan/
chờ kết quả kiểm tra chất lượng/chờ kết quả giám định đưa ra khỏi khu vực kho
hàng để theo dõi.
5. Tại xưởng sửa chữa tàu
bay:
1. Trước khi tàu bay thực hiện
các chuyến bay quốc tế đưa vào, đưa ra xưởng để sửa chữa, công chức hải quan có
trách nhiệm tiếp nhận khai báo hải quan từ Đơn vị trực tiếp quản lý tàu bay đưa
vào xưởng sửa chữa.
2. Công chức hải quan có trách
nhiệm giám sát tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế khi đưa vào, đưa ra khu
vực xưởng sửa chữa.
Phần 3.
TRÌNH TỰ BỔ SUNG, SỬA CHỮA,
ĐIỀU CHỈNH BẢN LƯỢC KHAI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
I.
TRÌNH TỰ BỔ SUNG BẢN LƯỢC KHAI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU:
1. Hồ sơ gồm:
- Công văn đề nghị bổ sung nội
dung bản lược khai hàng hóa nhập khẩu (cargo manifest) của Đại diện hãng Hàng
không hoặc người đại diện hợp pháp;
- Vận tải đơn (AWB);
- Bản lược khai hàng hóa nhập khẩu
bổ sung;
- Biên bản chứng nhận của Hải
quan giám sát hàng nhập khẩu nhập kho.
2. Công chức hải quan thực
hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ tại điểm 1 nêu
trên;
- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với
hồ sơ nhập cảnh của chuyến tàu bay nhập cảnh.
- Ký tên, đóng dấu công chức,
đóng dấu mẫu số 1 lên bản lược khai hàng hóa nhập khẩu bổ sung.
II. TRÌNH TỰ
SỬA CHỮA, ĐIỀU CHỈNH BẢN LƯỢC KHAI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
1. Việc sửa chữa, điều chỉnh
nội dung bản lược khai hàng hóa nhập khẩu thường gồm các nội dung sau:
- Tên hàng hóa;
- Số lượng, trọng lượng hàng
hóa;
- Số vận tải đơn (AWB);
- Cảng đích (DEST –
Destination).
2. Hồ sơ sửa chữa, điều chỉnh
bản lược khai hàng hóa nhập khẩu gồm:
- Công văn đề nghị điều chỉnh nội
dung bản lược khai hàng hóa nhập khẩu của Đại diện hãng Hàng không hoặc người đại
diện hợp pháp;
- Yêu cầu sửa chữa, điều chỉnh vận
tải đơn (AWB) của người gửi hàng ở nước ngoài;
- Bản chính vận tải đơn (AWB)
chưa điều chỉnh;
- Bản chính vận tải đơn (AWB) điều
chỉnh mới (trong trường hợp có sự thay đổi trên AWB);
- Điện xác nhận của Đại diện
hãng Hàng không từ nước ngoài về nội dung điều chỉnh (01 bản dịch tiếng Việt;
01 bản sao tiếng Anh);
- Bản lược khai hàng hóa nhập khẩu
đã điều chỉnh;
3. Công chức hải quan thực
hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ tại điểm 2 nêu
trên; nếu hồ sơ hợp lệ, nội dung thống nhất thì công chức đề xuất chấp thuận
hay không chấp thuận việc điều chỉnh bản lược khai hàng hóa;
- Trình Lãnh đạo Chi cục duyệt chấp
thuận hay không chấp thuận việc điều chỉnh bản lược khai hàng hóa.
- Ký tên, đóng dấu công chức,
đóng dấu mẫu số 1 lên bản lược khai hàng hóa nhập khẩu đã điều chỉnh;
Phần 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I.
NHIỆM VỤ CỦA LÃNH ĐẠO CHI CỤC HẢI QUAN SÂN BAY TRONG QUY TRÌNH
1. Phân công, hướng dẫn, kiểm
tra công chức hải quan thừa hành nhiệm vụ thực hiện đúng quy trình thủ tục hải
quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và giám sát hải
quan tại cảng hàng không, sân bay quốc tế. Bố trí công chức có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao, theo hướng chuyên sâu, không gây
phiền hà sách nhiễu; chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật việc tổ
chức thực hiện quy trình thủ tục hải quan tại đơn vị.
2. Trực tiếp xử lý các việc thuộc
thẩm quyền của lãnh đạo Chi cục trong quy trình.
II. NHIỆM VỤ
CỦA CÔNG CHỨC HẢI QUAN TRONG QUY TRÌNH
1. Chấp hành sự phân công, chỉ đạo,
kiểm tra của lãnh đạo phụ trách.
2. Chịu trách nhiệm trước cấp
trên và trước pháp luật việc thực hiện các công việc được phân công trong quy
trình và các quy định có liên quan.
3. Thực hiện đúng và đầy đủ các
quy định được làm và không được làm đối với cán bộ, công chức hải quan.
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Hoàng Việt Cường
|
MẪU 1 - PCHS
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: ……………./ PC-CQBHVB
Tel …………… Fax …………..
Email: ………………………….
|
|
PHIẾU CHUYỂN
Hồ sơ tàu bay chuyển cảng
- Tên tàu bay ……………………………………..,
quốc tịch ........................................................
- Tư sân bay ……………………… đến sân
bay …………. Ngày ……… để .................................
- Nay tàu bay chuyển cảng đến
sân bay …………………………………. để .................................
- Hàng hóa chuyên chở trên tàu
bay (số lượng, trọng lượng):
...................................................
* Hàng nhập dỡ tại sân bay đến:
............................................................................................
* Hàng xuất đi từ sân bay:
.....................................................................................................
* Ngoài ra, tàu bay có vận chuyển
hàng:
.................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Tình hình khác (nếu có):
......................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Giấy tờ kèm theo:
+ Lược khai hàng hóa
………………………………………… bản;
+ Các giấy tờ khác:
..............................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày
lập Phiếu chuyển: ………………..
CHI CỤC HQ CKSB NƠI TÀU BAY ĐI
(công chức ký tên, đóng dấu công chức)
|
Ngày
tiếp nhận Phiếu chuyển: ………………..
CHI CỤC HQ CKSB NƠI TÀU BAY ĐẾN
(công chức ký tên, đóng dấu công chức)
|