Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1512/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Trần Anh Tuấn
Ngày ban hành: 20/07/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1512/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 20 tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH KIỂM DỊCH Y TẾ TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ NAM GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Điều lệ Y tế Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2005;

Căn cứ Hiệp định Kiểm dịch y tế biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày 21/12/2001;

Căn cứ Hiệp định Thương mại Biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày 27/6/2015;

Căn cứ Luật số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội khóa XII về Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

Căn cứ Luật số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội khóa XIII về Luật Hải quan;

Căn cứ Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

Căn cứ Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

Căn cứ Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới;

Căn cứ Nghị quyết số 183/NQ-CP ngày 22/12/2020 của Chính phủ về việc nâng cấp cửa khẩu chính Nam Giang, tỉnh Quảng Nam thành cửa khẩu quốc tế;

Căn cứ Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập;

Căn cứ Thông tư số 51/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định giá cụ thể đối với dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập sử dụng ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 17/2021/TT-BYT ngày 09/112021 của Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 161/TTr-SYT ngày 13/7/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định kiểm dịch y tế tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang”.

Điều 2. Sở Y tế, các Sở, Ban, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức triển khai thực hiện” Quy định kiểm dịch y tế tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang” theo đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3282/QĐ-UBND ngày 09/11/2021 của UBND tỉnh./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công Thương, Công an, Tài chính, GTVT;
- Tổng cục Hải quan;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành, đơn vị liên quan;
- UBND huyện Nam Giang;
- Báo Quảng Nam, Đài PTTH Quảng Nam;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam;
- CPVP;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Tuấn

QUY ĐỊNH

KIỂM DỊCH Y TẾ TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ NAM GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1512/QĐ-UBND ngày 20/7/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT

Hiện nay, tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm trên Thế giới và Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng về số lượng với tính chất nguy hiểm cao và diễn biến ngày càng phức tạp. Việc giao thương giữa các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua cửa khẩu quốc tế ngày càng gia tăng, cùng với xu hướng hội nhập, quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại là những điều kiện để bệnh truyền nhiễm dễ dàng lan truyền giữa các nước.

Kiểm dịch y tế biên giới trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm và hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua các hoạt động giao thương tại cửa khẩu quốc tế thuộc các vùng biên giới; việc xuất nhập cảnh trái phép đã và luôn là vấn đề nhức nhối, nếu không được kiểm soát đúng quy trình thì việc dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam thông qua con đường biên giới là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Cửa khẩu quốc tế Nam Giang là cửa khẩu quốc tế giữa huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) và huyện Đắc Chưng (tỉnh Xê Kông) của hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Do đó, việc xây dựng quy định kiểm dịch y tế đối với người, hàng hóa, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và các đối tượng cần phải kiểm dịch y tế khác tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang là rất cần thiết nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm từ nước ngoài vào Việt Nam, đảm bảo an ninh y tế quốc gia, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Điều lệ Y tế quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới năm 2005;

2. Hiệp định Kiểm dịch y tế biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày 21/12/2001;

3. Hiệp định Thương mại Biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày 27/6/2015;

4. Luật số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội khóa XII về Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

5. Luật số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội khóa XIII về Luật Hải quan;

6. Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;

7. Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

8. Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

9. Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi và bổ sung một số điều Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

10. Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới;

11. Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

12. Nghị quyết số 183/NQ-CP ngày 22/12/2020 của Chính phủ về nâng cấp cửa khẩu chính Nam Giang, tỉnh Quảng Nam thành cửa khẩu quốc tế;

13. Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền;

14. Thông tư số 01/2011/TT-BNG ngày 20/6/2011 của Bộ Ngoại giao quy định thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam;

15. Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập;

16. Thông tư số 51/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế quy định giá cụ thể đối với dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập sử dụng ngân sách nhà nước;

17. Thông tư số 17/2021/TT-BYT ngày 09/11/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu.

Phần II

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Ban hành quy định về thu thập thông tin, khai báo y tế, kiểm tra y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam và thi thể, hài cốt (bao gồm cả tro cốt), mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang; giám sát, kiểm soát bệnh truyền nhiễm; tổ chức kiểm dịch y tế biên giới và trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm dịch y tế tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch y tế là các sản phẩm hữu hình có khả năng mang tác nhân gây bệnh, mang trung gian truyền bệnh truyền nhiễm được nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang kể cả bưu phẩm, bưu kiện, hàng tiêu dùng trên phương tiện vận tải.

2. Kiểm dịch viên y tế là người thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế thuộc tổ chức Kiểm dịch y tế quốc tế bao gồm: công chức, viên chức, nhân viên y tế và được gọi chung là Kiểm dịch viên y tế.

3. Mẫu vi sinh y học là các mẫu máu, huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, phân, dịch tiết cơ thể người và các mẫu khác từ người có chứa chất lây nhiễm, các chủng vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho người.

4. Người khai báo y tế là người, chủ của hàng hóa, phương tiện vận tải, thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục kiểm dịch y tế; người khác được chủ của hàng hóa, phương tiện vận tải, thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục kiểm dịch y tế tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang.

Phần III

QUY ĐỊNH CỤ THỂ KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI, HÀNG HÓA, THI THỂ, HÀI CỐT, MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

Mục 1. KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI

Điều 3. Khai báo y tế

Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang phải thực hiện khai báo y tế theo quy định.

1. Khai báo y tế được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Có quyết định công bố hoặc thông báo dịch bệnh truyền nhiễm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Căn cứ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, các bệnh mới nổi, các bệnh bùng phát hoặc cảnh báo nguy cơ xâm nhập dịch bệnh của cơ quan y tế có thẩm quyền từ các quốc gia, quốc tế.

2. Chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế đối với một trong các trường hợp sau:

a) Có quyết định công bố hoặc thông báo hết dịch bệnh truyền nhiễm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Căn cứ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, hoặc thông báo hết cảnh báo dịch bệnh của cơ quan y tế có thẩm quyền từ các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế.

3. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm:

a) Thông báo việc khai báo y tế và chấm dứt áp dụng khai báo y tế cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu;

b) Niêm yết công khai văn bản khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế tại cửa khẩu.

4. Thực hiện khai báo y tế:

a) Đối với người phải khai báo y tế: nhận tờ khai y tế ngay khu vực dành cho khai báo y tế tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang hoặc cửa khẩu Đắc Tà Oọc (tỉnh Xê Kông, Lào) hoặc lấy mẫu tờ khai y tế điện tử được cơ quan có thẩm quyền cung cấp; thực hiện việc khai báo y tế theo các nội dung trong tờ khai y tế khi đến cửa khẩu quốc tế Nam Giang làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh hoặc trước đó nhưng không sớm hơn 07 ngày kể từ thời điểm nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; nộp tờ khai y tế bằng giấy hoặc bằng phương thức điện tử cho kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu; tờ khai y tế chỉ có giá trị cho một lần nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và được tổ chức kiểm dịch y tế biên giới lưu trữ trong thời gian 03 tháng kể từ thời điểm nhận tờ khai y tế;

b) Ngôn ngữ trong khai báo y tế: được sử dụng dưới dạng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Lào, tùy theo tình hình dịch bệnh trên thế giới có thể sử dụng thêm các ngôn ngữ khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

c) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm in, quản lý, hướng dẫn và phát hành miễn phí tờ khai y tế, tổ chức khai báo y tế theo hình thức điện tử.

Điều 4. Thu thập và xử lý thông tin trước khi người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh

1. Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ các nguồn sau:

a) Cổng thông tin điện tử quốc gia, cửa khẩu;

b) Cơ quan quản lý cửa khẩu;

c) Cơ quan y tế tại cửa khẩu;

d) Hãng vận tải, chủ phương tiện vận tải, người trực tiếp điều khiển phương tiện vận tải; công ty du lịch, lữ hành; hướng dẫn viên du lịch;

đ) Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và các nguồn thông tin khác.

2. Thông tin cần thu thập:

a) Thông tin chung về tình trạng sức khỏe của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;

b) Thông tin từ tờ khai y tế của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh (quy định tại Mẫu số 01, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP);

c) Thông tin về tiêm chủng, áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi, đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

d) Thông tin về phương tiện vận tải chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

đ) Thông tin về hàng hóa có khả năng phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm;

e) Các thông tin khác có liên quan đến sức khỏe của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (nếu có).

3. Xử lý thông tin trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định đối với người thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người phải khai báo y tế theo quy định;

b) Người có biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe hoặc tăng thân nhiệt trong quá trình giám sát;

c) Người đi cùng, tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần (ngồi sát bên cùng hàng ghế hoặc trước, sau một hàng ghế trên cùng chuyến xe) với người có biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe hoặc tăng thân nhiệt trong quá trình giám sát.

Điều 5. Kiểm tra giấy tờ đối với người

1. Đối tượng kiểm tra:

a) Người thuộc các trường hợp phải khai báo y tế theo quy định;

b) Người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

2. Loại giấy tờ kiểm tra:

a) Tờ khai y tế trong trường hợp phải khai báo y tế;

b) Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (nếu có) khi có yêu cầu của Bộ Y tế hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đi hoặc đến.

3. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Trường hợp người thuộc các trường hợp phải khai báo y tế theo quy định, qua kiểm tra không có nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch viên y tế tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định;

b) Trường hợp người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A còn hiệu lực thì kiểm dịch viên y tế kết thúc quy trình kiểm dịch, trường hợp không có hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hết hiệu lực thì kiểm dịch viên y tế tiến hành xử lý y tế theo quy định.

Điều 6. Kiểm tra thực tế đối với người

1. Đối tượng kiểm tra:

Người bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định.

2. Nội dung kiểm tra:

Căn cứ tình hình thực tế của người bị kiểm tra, kiểm dịch viên y tế thực hiện một trong các hoạt động sau:

a) Phỏng vấn, khai thác tiền sử;

b) Khám lâm sàng;

c) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;

d) Lấy mẫu xét nghiệm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, các bệnh mới nổi, các bệnh bùng phát khi có thông báo của Bộ Y tế.

3. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Sau khi kiểm tra thực tế nếu người bị kiểm tra có dấu hiệu mang mầm bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế;

b) Trường hợp người bị kiểm tra không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch y tế. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh tại cửa khẩu kiểm tra việc xác nhận của kiểm dịch viên y tế trong tờ khai y tế khi có thông báo việc áp dụng khai báo y tế của Bộ Y tế. Trường hợp người thuộc đối tượng phải khai báo y tế theo quy định, mà không có xác nhận của kiểm dịch viên y tế, lực lượng kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập cảnh yêu cầu người đó phải hoàn thành xong việc khai báo y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam.

4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế đối với một người không quá 02 giờ (không bao gồm thời gian chờ kết quả xét nghiệm).

Điều 7. Xử lý y tế đối với người

1. Đối tượng xử lý y tế:

a) Có dấu hiệu mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Đối tượng không có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;

c) Đối tượng có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đã hết hiệu lực đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;

d) Người tiếp xúc với người nhập cảnh thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này.

2. Đối với đối tượng thuộc điểm a khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:

a) Áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh;

b) Chuyển đến khu vực cách ly y tế tại cửa khẩu. Việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;

c) Khám và điều trị ban đầu;

d) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, khử khuẩn;

đ) Chuyển về cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm để dự phòng và điều trị theo quy định.

3. Đối tượng quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế áp dụng một hoặc nhiều biện pháp quy định tại điểm a, d khoản 2 Điều này. Sau khi hoàn thành, tổ chức kiểm dịch y tế cấp ngay giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (Mẫu số 02, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP). Chỉ áp dụng biện pháp tiêm chủng đối với bệnh có vắc xin và đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng.

4. Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế lập danh sách đầy đủ các thông tin về họ tên, điện thoại, địa chỉ liên lạc để báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định, đồng thời áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:

a) Áp dụng các biện pháp dự phòng;

b) Tuyên truyền, tư vấn phòng chống dịch bệnh;

c) Lập phương án theo dõi người tiếp xúc.

5. Sau khi hoàn thành nội dung quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch và thông báo cho cơ quan phụ trách cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho người bị xử lý y tế.

6. Đối với người chưa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nhưng có yêu cầu cấp mới, cấp lại Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thì người đó phải làm đơn (theo Mẫu số 15, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP) và chứng minh việc sử dụng vắc xin, biện pháp dự phòng đã áp dụng trước đó còn hiệu lực với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.

Mục 2. KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI

Điều 8. Khai báo y tế với phương tiện vận tải

Tất cả phương tiện vận tải khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang phải thực hiện khai báo y tế cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi phương tiện vận tải được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;

Thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế đối với phương tiện vận tải theo quy định (theo Mẫu số 04, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP) và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế phương tiện vận tải đường bộ (theo Mẫu số 09, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP) trước khi phương tiện qua cửa khẩu.

1. Thu thập thông tin trước khi phương tiện vận tải qua biên giới

Kiểm dịch viên y tế cần thu thập các thông tin:

a) Số hiệu hoặc biển số của phương tiện vận tải;

b) Lộ trình của phương tiện vận tải trước khi nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh;

c) Thông tin sức khỏe của người đi trên phương tiện vận tải thực hiện theo quy định;

d) Các thông tin cần thiết khác.

2. Xử lý thông tin đối với phương tiện vận tải

Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định đối với phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ bao gồm:

a) Phương tiện vận tải đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;

b) Phương tiện vận tải chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;

c) Phương tiện vận tải chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

3. Trường hợp phương tiện không có yếu tố nguy cơ, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát phương tiện vận tải trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh gồm các nội dung sau:

a) Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm xâm nhập lên, xuống phương tiện vận tải;

b) Giám sát trung gian truyền bệnh, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong quá trình bốc dỡ, tiếp nhận hàng hóa.

4. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện phương tiện vận tải có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; thực phẩm, rác thải sinh hoạt không được thu gom, bảo quản, xử lý đúng quy định hoặc các khu vực ăn, ở, kho chứa, nhà vệ sinh không được vệ sinh thường xuyên gây tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào giấy khai báo y tế đối với phương tiện vận tải.

5. Trường hợp phương tiện vận tải không thuộc một trong các trường hợp trên, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch.

6. Thời gian hoàn thành việc giám sát đối với một phương tiện vận tải không quá 01 giờ đối với phương tiện đường bộ.

Điều 9. Kiểm tra giấy tờ đối với phương tiện vận tải

1. Đối tượng kiểm tra:

a) Phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ;

b) Phương tiện vận tải có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung.

2. Loại giấy tờ kiểm tra:

Giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ(nếu có).

3. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Kiểm dịch viên y tế: Thực hiện kiểm tra thực tế theo quy định đối với các phương tiện vận tải thuộc một trong các trường hợp sau: xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; phương tiện vận tải chở người nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; phương tiện vận tải chở hàng hóa nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A; phương tiện vận tải không có giấy chứng nhận miễn hoặc đã xử lý vệ sinh;

b) Trường hợp phương tiện vận tải không thuộc đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay kết quả kiểm dịch y tế vào giấy khai báo y tế, hàng hóa y tế và phương tiện vận tải (đối với đường bộ) và kết thúc quy trình kiểm dịch.

4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ một phương tiện vận tải không quá 20 phút kể từ khi nhận đủ giấy tờ.

Điều 10. Kiểm tra thực tế đối với phương tiện vận tải

1. Đối tượng kiểm tra:

Các phương tiện vận tải quy định tại khoản 2, 4 Điều 8 và điểm a khoản 3 Điều 9 Quy định này.

2. Nội dung kiểm tra:

Kiểm dịch viên y tế yêu cầu đưa phương tiện vận tải vào khu vực cách ly để thực hiện các nội dung sau:

a) Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung trên phương tiện vận tải;

b) Kiểm tra trung gian truyền bệnh truyền nhiễm trên phương tiện vận tải;

c) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;

d) Lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

3. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Sau khi kiểm tra, nếu phương tiện vận tải bị kiểm tra mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, kiểm dịch viên y tế lập biên bản kiểm tra vệ sinh phương tiện vận tải và chuyển sang xử lý y tế;

b) Trường hợp phương tiện vận tải không quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, kiểm dịch viên y tế lập biên bản kiểm tra vệ sinh phương tiện, cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế đối với phương tiện vận tải đường bộ, kết thúc quy trình kiểm dịch.

4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế không quá 01 giờ đối với phương tiện vận tải đường bộ. Trường hợp quá thời gian kiểm tra nhưng chưa hoàn thành công tác chuyên môn, nghiệp vụ kiểm dịch y tế, trước khi hết thời gian quy định 15 phút, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế biết, thời gian gia hạn không quá 01 giờ.

Điều 11. Xử lý y tế đối với phương tiện vận tải

1. Đối tượng xử lý y tế:

Các phương tiện vận tải quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Quy định này.

2. Các biện pháp xử lý y tế:

Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau:

a) Diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh;

b) Thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc thu gom, xử lý chất thải có khả năng mang tác nhân gây bệnh hoặc có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm;

c) Khử trùng.

3. Các biện pháp xử lý y tế đối với người trên phương tiện vận tải thực hiện theo Điều 7 Quy định này.

4. Các biện pháp xử lý y tế đối với hàng hóa trên phương tiện vận tải thực hiện theo Điều 15 Quy định này.

5. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế phương tiện vận tải đường bộ hoặc giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh phương tiện vận tải và kết thúc quy trình kiểm dịch.

6. Thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 30 phút sau khi hoàn thành việc xử lý y tế.

7. Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế theo quy định tại khoản 2 Điều này không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ kể từ thời điểm phát hiện ra phương tiện vận tải thuộc diện phải xử lý y tế. Không quá 24 giờ trong trường hợp phải xử lý y tế bằng hình thức bẫy chuột, đặt mồi, xông hơi diệt chuột. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.

Mục 3. KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA

Điều 12. Khai báo y tế đối với hàng hóa

Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh phải được khai báo y tế, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện, hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ: người khai báo y tế khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa (Mẫu số 04, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP), giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ (Mẫu số 09, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP) (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.

1. Kiểm dịch viên y tế thu thập các thông tin sau:

a) Thông tin về nơi hàng hóa xuất phát hoặc quá cảnh;

b) Thông tin về chủng loại, số lượng, bảo quản, đóng gói hàng hóa và phương tiện vận chuyển.

2. Xử lý thông tin đối với hàng hóa

Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định đối với các hàng hóa có yếu tố nguy cơ bao gồm:

a) Hàng hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;

b) Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;

c) Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy cơ;

d) Hàng hóa có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.

3. Trường hợp hàng hóa không có yếu tố nguy cơ theo quy định, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát hàng hóa trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh gồm các nội dung sau:

a) Đối chiếu giấy khai báo y tế đối với hàng hóa, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện;

b) Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian gây bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào hàng hóa.

4. Thực hiện giám sát theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu chờ làm thủ tục nhập khẩu trước khi chuyển về kho ngoại quan nằm ngoài cửa khẩu.

5. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; hàng hóa có tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế thu thập thêm thông tin về các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng, cần hỗ trợ, đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào Giấy khai báo y tế đối với hàng hóa.

6. Trường hợp hàng hóa không thuộc một trong các trường hợp trên, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế và kết thúc quy trình kiểm dịch.

7. Thời gian hoàn thành việc giám sát đối với hàng hóa không quá 01 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 03 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.

Điều 13. Kiểm tra giấy tờ đối với hàng hóa

1. Đối tượng kiểm tra:

a) Hàng hóa có yếu tố nguy cơ;

b) Hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung.

2. Loại giấy tờ kiểm tra:

Kiểm dịch viên y tế kiểm tra các loại giấy tờ sau: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ (nếu có).

3. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Thực hiện kiểm tra thực tế theo quy định đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp: xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế;

b) Trường hợp hàng hóa không quy định tại điểm a Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch.

4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ một lô hàng hóa không quá 20 phút.

Điều 14. Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa

1. Đối tượng kiểm tra:

Hàng hóa quy định tại khoản 2, 5 Điều 12, điểm a khoản 3 Điều 13 Quy định này.

2. Nội dung kiểm tra:

Kiểm dịch viên y tế yêu cầu đưa hàng hóa vào khu vực kiểm tra y tế, thực hiện kiểm tra các nội dung sau:

a) Nội dung khai báo với thực tế hàng hóa;

b) Tình trạng vệ sinh chung;

c) Trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;

d) Quy định về dụng cụ, bao gói chứa đựng, thông tin ghi trên nhãn; điều kiện vận chuyển;

đ) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;

e) Lấy mẫu xét nghiệm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Sau khi kiểm tra, nếu hàng hóa bị kiểm tra mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc trung gian truyền bệnh truyền nhiễm nhóm A, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế;

b) Trường hợp hàng hóa không quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra y tế (Mẫu số 9, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP), kết thúc quy trình kiểm dịch.

4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế phải không quá 01 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 03 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.

Điều 15. Xử lý y tế đối với hàng hóa

1. Các biện pháp xử lý y tế:

Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau:

a) Khử trùng, diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;

b) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với hàng hóa không thể diệt được tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm.

2. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế theo quy định, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận xử lý y tế đối với hàng hóa, kết thúc quy trình kiểm dịch.

3. Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế không quá 02 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 06 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 02 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.

4. Trường hợp tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế hàng hóa để cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, người khai báo y tế làm đơn đề nghị (theo Mẫu số 15 Nghị định số 89/2018/NĐ-CP); việc kiểm tra, xử lý y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 13, 14 và 15 Quy định này.

Mục 4. KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI THI THỂ, HÀI CỐT

Điều 16. Khai báo y tế đối với thi thể, hài cốt

Thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên giới phải được khai báo y tế.

Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt (theo Mẫu số 11, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP), bản chụp giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (đối với thi thể, hài cốt), giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam theo quy định của Bộ Ngoại giao và giấy tờ chứng minh tử vong (đối với thi thể, hài cốt) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hoàn thành thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Điều 17. Thu thập và xử lý thông tin

1. Thu thập thông tin

Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt (Mẫu số 11, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP),bản chụp giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (không áp dụng đối với tro cốt), giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam theo quy định của Bộ Ngoại giao và giấy tờ chứng minh tử vong (không áp dụng đối với tro cốt).

2. Xử lý thông tin

- Không cho phép vận chuyển qua biên giới thi thể, hài cốt do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi chưa được xử lý y tế;

- Kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát tình trạng vệ sinh, điều kiện vận chuyển đối với thi thể, hài cốt.

Điều 18. Kiểm tra giấy tờ đối với thi thể, hài cốt

1. Đối tượng kiểm tra:

Tất cả các thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên giới tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang.

2. Loại giấy tờ kiểm tra:

Kiểm dịch viên y tế kiểm tra các loại giấy tờ sau:

a) Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt (bao gồm cả tro cốt);

b) Giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát;

c) Giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam;

d) Giấy tờ chứng minh tử vong (đối với thi thể, hài cốt).

3. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Trường hợp thi thể, hài cốt có đủ các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, bảo đảm điều kiện về vệ sinh, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt (theo Mẫu số 12, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP), kết thúc quy trình kiểm dịch;

b) Trường hợp thi thể, hài cốt không có giấy xác nhận đã qua xử lý y tế thì áp dụng biện pháp xử lý y tế theo quy định;

c) Trường hợp thi thể, hài cốt không có một trong các loại giấy tờ quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế đề nghị người khai báo y tế bổ sung.

4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 15 phút kể từ khi nộp đủ các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 19. Kiểm tra thực tế đối với thi thể, hài cốt

1. Đối tượng kiểm tra:

Tất cả các thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên giới tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang.

2. Nội dung kiểm tra:

Kiểm dịch viên y tế thực hiện các nội dung sau:

a) Đối chiếu nội dung khai báo y tế với thực tế bảo quản thi thể, hài cốt;

b) Kiểm tra tình trạng vệ sinh, điều kiện vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi thể, hài cốt (theo Mẫu số 12, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP); kết thúc quy trình kiểm dịch đối với trường hợp có đủ các loại giấy tờ và bảo đảm điều kiện về vệ sinh, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng);

b) Trường hợp thi thể, hài cốt không bảo đảm điều kiện về vệ sinh, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì áp dụng biện pháp xử lý y tế đối với thi thể, hài cốt theo quy định;

c) Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 01 giờ kể từ khi nộp đủ giấy tờ.

Điều 20. Xử lý y tế đối với thi thể, hài cốt

1. Đối tượng xử lý y tế:

Thi thể, hài cốt được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 18, điểm b khoản 3 Điều 19 Quy định này.

2. Các biện pháp xử lý y tế:

Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế:

a) Thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị có liên quan xử lý y tế theo quy định của pháp luật về mai táng, hỏa táng;

b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại điểm a khoản này.

3. Thời gian hoàn thành việc xử lý y tế đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 03 giờ kể từ khi tổ chức kiểm dịch y tế biên giới yêu cầu xử lý y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.

Mục 5. KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

Điều 21. Khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người

Mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới phải được khai báo y tế.

1. Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (theo Mẫu số 13, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hoàn thành thủ tục vận chuyển qua biên giới.

2. Đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người, người khai báo y tế nộp giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hoàn thành thủ tục vận chuyển qua biên giới.

Điều 22. Thu thập và xử lý thông tin

1. Thu thập thông tin:

Kiểm dịch viên y tế thu thập giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người; giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm theo quy định của Bộ Y tế (đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người).

2. Xử lý thông tin:

a) Không cho phép nhập khẩu đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người chưa có giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm;

b) Kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát điều kiện bảo quản vận chuyển đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người.

Điều 23. Kiểm tra giấy tờ đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người

1. Đối tượng kiểm tra:

Tất cả mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang.

2. Loại giấy tờ kiểm tra:

Kiểm dịch viên y tế kiểm tra các loại giấy tờ sau:

a) Giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người;

b) Giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm (đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người).

3. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Trường hợp mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người có đủ các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này; bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển thì kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế (theo Mẫu số 14, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP), kết thúc quy trình kiểm dịch;

b) Trường hợp mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người không có giấy tờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế đề nghị người khai báo y tế bổ sung.

4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ đối với một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người không quá 15 phút kể từ khi nộp đủ các loại giấy tờ.

Điều 24. Kiểm tra thực tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người

1. Đối tượng kiểm tra:

Tất cả mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang.

2. Nội dung kiểm tra:

Kiểm dịch viên y tế thực hiện các nội dung sau:

a) Đối chiếu nội dung khai báo y tế đối với sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người với thực tế tình trạng vệ sinh;

b) Đối chiếu nội dung khai báo y tế mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người với tình trạng vệ sinh, điều kiện bảo quản, vận chuyển theo quy định của Bộ Y tế.

3. Xử lý kết quả kiểm tra

a) Kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (theo Mẫu số 14, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP), kết thúc quy trình kiểm dịch y tế khi có đủ các loại giấy tờ theo quy định; đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người phải bảo đảm điều kiện về vệ sinh, bảo quản, vận chuyển theo quy định của Bộ Y tế;

b) Trường hợp mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người không bảo đảm điều kiện vệ sinh hoặc điều kiện về bảo quản, vận chuyển thì kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế theo quy định.

4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế đối với một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học hoặc một mô, một bộ phận cơ thể người không quá 01 giờ kể từ khi nộp đủ giấy tờ.

Điều 25. Xử lý y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người

1. Đối tượng xử lý y tế:

Các mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 24 Quy định này.

2. Các biện pháp xử lý y tế:

Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế:

a) Yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo quản, vận chuyển theo quy định;

b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại điểm a khoản này.

3. Thời gian hoàn thành việc xử lý y tế đối với một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học hoặc một mô, một bộ phận cơ thể người không quá 01 giờ kể từ khi tổ chức kiểm dịch y tế biên giới yêu cầu xử lý y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.

Phần IV

ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM DỊCH Y TẾ TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ NAM GIANG

Điều 26. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới)

1. Chủ tịch UBND tỉnh quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới) trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang gồm:

a) Địa điểm, trụ sở, phòng làm việc để thực hiện hoạt động hành chính và chuyên môn, kỹ thuật về kiểm dịch y tế;

b) Phòng khám sàng lọc, xử lý y tế các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm;

c) Phòng, khu vực cách ly y tế đối với người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người đi cùng hoặc tiếp xúc gần. Trường hợp đối tượng phải cách ly y tế vượt quá khả năng tiếp nhận của phòng cách ly y tế hiện có thì phải bố trí khu vực cách ly tạm thời;

d) Vị trí đặt các trang thiết bị kiểm tra, giám sát, truyền thông phải phù hợp với vị trí của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới trong dây chuyền giám sát, kiểm tra đối tượng phải kiểm dịch y tế tại cửa khẩu;

đ) Khu vực cách ly để kiểm tra, xử lý phương tiện vận tải, hàng hóa;

e) Các trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc thiết yếu.

3. Sở Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (tổ chức kiểm dịch y tế biên giới); tiêu chuẩn đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu theo quy định.

4. Vị trí của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới trong dây chuyền giám sát, kiểm tra đối tượng phải kiểm dịch y tế tại cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

Điều 27. Kinh phí cho hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang

1. Nguồn kinh phí cho các hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật: thu phí dịch vụ kiểm dịch y tế, tiêm chủng, áp dụng biện pháp dự phòng và cấp chứng nhận tiêm chủng quốc tế thực hiện theo Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập.

2. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho:

a) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu theo quy định;

b) Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, kiểm tra, thanh tra hoạt động kiểm dịch y tế biên giới; đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 28. Trách nhiệm của Sở Y tế

1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành rà soát, cập nhật, sửa đổi hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kiểm dịch y tế đáp ứng yêu cầu phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa, thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người nhập cảnh, nhập khẩu, xuất cảnh, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang;

2. Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và phối hợp với các Sở, Ban, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết kịp thời;

3. Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (tổ chức kiểm dịch y tế biên giới):

a) Đảm bảo nhân lực, trang thiết bị, phương tiện để bảo đảm thực hiện công tác kiểm dịch y tế tại khu vực cửa khẩu theo quy định;

b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tại cửa khẩu xây dựng hướng dẫn cụ thể công tác kiểm dịch y tế phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại cửa khẩu để thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn;

c) Hỗ trợ các đơn vị liên quan hướng dẫn việc sử dụng các trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cho các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân liên quan tại khu vực cửa khẩu để bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiệu quả;

d) Thực hiện phun khử khuẩn, phun hóa chất xử lý môi trường diệt các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu theo quy định.

4. Chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Nam Giang:

a) Phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ trên địa bàn để khoanh vùng và xử lý kịp thời, cách ly, điều trị, điều tra, truy vết, giám sát, lấy mẫu, gửi mẫu xét nghiệm; phun khử khuẩn, xử lý môi trường theo hướng dẫn;

b) Chỉ đạo tuyến và hỗ trợ tuyến dưới về mặt chuyên môn, nhân lực khi cần thiết, kiểm tra giám sát công tác phòng, chống dịch của các Trạm Y tế xã;

c) Chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện vận chuyển khi có sự điều động.

Điều 29. Trách nhiệm của cơ quan, Ban, ngành tại cửa khẩu

1. Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh (Ban Quản lý cửa khẩu quốc tế Nam Giang) có trách nhiệm bố trí các địa điểm phục vụ công tác kiểm dịch y tế, phòng làm việc của bộ phận kiểm dịch tại khu vực cửa khẩu quốc tế Nam Giang theo đúng quy định.

2. Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam (Chi cục Hải quan cửa khẩu Nam Giang); cơ quan kiểm dịch động, thực vật có trách nhiệm thực hiện các nội dung liên quan về kiểm dịch y tế biên giới theo đề nghị của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới khi kiểm tra thực tế đối với hàng hóa là động vật, thực vật, thực phẩm và các loại hàng hóa khác bị nghi ngờ hoặc được xác định mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

a) Chỉ đạo Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nam Giang phối hợp với lực lượng kiểm dịch y tế giám sát, kiểm soát dịch bệnh tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang và triển khai hoạt động phòng chống dịch trong đơn vị;

b) Chủ trì thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, làm thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu theo thẩm quyền. Đảm bảo an ninh trật tự khu vực cửa khẩu và khu vực cách ly;

c) Thường xuyên, chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân bảo vệ cán bộ làm nhiệm vụ tại cửa khẩu trực tiếp tiếp xúc với người xuất nhập cảnh và hàng hóa, phương tiện vận tải xuất nhập khẩu có yếu tố nguy cơ.

4. Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nam Giang, Công an, Hải quan chỉ được làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh đối với người và phương tiện vận tải; nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh đối với hàng hóa; vận chuyển qua biên giới đối với thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người sau khi có xác nhận đã hoàn thành việc kiểm dịch y tế của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới theo quy định.

5. UBND huyện Nam Giang có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang.

a) Chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại huyện Đắc Chưng, tỉnh Xê Kông, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, báo cáo UBND tỉnh và phối hợp với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm kịp thời;

b) Xây dựng kế hoạch, quy định chi tiết, phân công cụ thể để tổ chức, quản lý và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn khi đón các hành khách từ cửa khẩu về địa điểm cách ly;

c) Tổ chức khu vực cách ly bệnh nhân theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ đạo của UBND tỉnh.

Điều 30. Trách nhiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (tổ chức kiểm dịch y tế biên giới)

1. Trách nhiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam

a) Đầu mối tổ chức, thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới (theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP);

b) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các nội dung phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong cửa khẩu;

c) Có trách nhiệm phối hợp thực hiện kiểm dịch y tế đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi có yêu cầu của cơ quan kiểm dịch động vật;

d) Phối hợp với cơ quan chức năng về an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giám sát, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong cửa khẩu;

đ) Giám sát việc loại bỏ chất thải, nước thải có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm từ phương tiện vận tải và các chất bị ô nhiễm khác trong cửa khẩu;

e) Chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện thu phí dịch vụ kiểm dịch y tế tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang đảm bảo theo đúng quy định tại Thông tư số 240/2016/TT-BTC, ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập và nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

2. Trách nhiệm của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang

a) Thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo quy định;

b) Mang sắc phục, phù hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch viên y tế theo quy định;

c) Vào những nơi có đối tượng phải kiểm dịch y tế tại cửa khẩu và tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm an ninh, quốc phòng tại cửa khẩu;

d) Xác nhận kết quả kiểm dịch y tế và sử dụng con dấu kiểm dịch y tế theo quy định.

Điều 31. Trách nhiệm của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chủ phương tiện vận tải và chủ hàng

1. Chủ động khai báo về tình trạng sức khỏe bất thường với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới nơi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

2. Thực hiện khai báo đầy đủ, chịu trách nhiệm về nội dung khai báo y tế quy định; không được làm, sử dụng tờ khai y tế giả mạo.

3. Chấp hành việc kiểm tra y tế, xử lý y tế của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu.

4. Chi trả giá dịch vụ kiểm dịch y tế theo quy định hiện hành.

Trên đây là Quy định kiểm dịch y tế tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang; UBND tỉnh đề nghị các Sở, Ban, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan nghiên cứu triển khai thực hiện. Quy định này sẽ được cập nhật và điều chỉnh theo diễn biến của tình hình dịch bệnh và các hướng dẫn của Bộ Y tế./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1512/QĐ-UBND ngày 20/07/2023 về Quy định kiểm dịch y tế tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang do tỉnh Quảng Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.414

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.12.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!