|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
06/2007/QĐ-BTS
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Thuỷ sản
|
|
Người ký:
|
Lương Lê Phương
|
Ngày ban hành:
|
11/07/2007
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ THUỶ SẢN ****** |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** |
Số: 06/2007/QÐ-BTS |
Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG BIỆN PHÁP CẤP BÁCH KIỂM SOÁT DƯ LƯỢNG HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH CẤM TRONG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU VÀO NHẬT BẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số 43/2003/NÐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản; Căn cứ Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 27/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thuỷ sản (NAFIQAVED) và Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ.
QUYẾT ĐỊNH :
Ðiều 1. Triển khai các biện pháp cấp bách nhằm kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh trong thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản như sau :
1. Chỉ những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm của Bộ Thuỷ sản mới được phép xuất khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản. Những doanh nghiệp này phải thực hiện kiểm tra chứng nhận nhà nước về dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm đối với 100% lô hàng giáp xác, nhuyễn thể chân đầu và sản phẩm phối chế từ các loại nguyên liệu thuỷ sản nêu trên (sau đây gọi tắt là lô hàng giáp xác, nhuyễn thể chân đầu) trước khi xuất khẩu vào Nhật Bản.
2. Sau thời điểm Quyết định này có hiệu lực, doanh nghiệp thuộc các trường hợp dưới đây sẽ không được phép xuất khẩu lô hàng giáp xác, nhuyễn thể chân đầu vào Nhật Bản :
a) Doanh nghiệp đã có trên 02 lô hàng bị cảnh bảo kháng sinh cấm, có thêm lô hàng bị Nhật Bản cảnh báo nhiễm kháng sinh cấm;
b) Doanh nghiệp đã có từ 01 đến 02 lô hàng bị cảnh báo kháng sinh cấm, có thêm 02 lô hàng bị Nhật Bản cảnh báo nhiễm kháng sinh cấm.
c) Doanh nghiệp trước đây chưa bị cảnh báo, có thêm 03 lô hàng bị Nhật Bản cảnh báo nhiễm kháng sinh cấm.
Doanh nghiệp chỉ được phép xuất khẩu trở lại lô hàng giáp xác, nhuyễn thể chân đầu vào Nhật Bản sau khi có báo cáo xác định đúng nguyên nhân, thiết lập biện pháp khắc phục có hiệu quả và được Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thuỷ sản kiểm tra công nhận.
3. Thực hiện miễn kiểm tra chứng nhận bắt buộc theo Khoản 1 điều này đối với những doanh nghiệp có liên tiếp 10 lô hàng giáp xác và nhuyễn thể chân đầu không bị cảnh báo hoá chất, kháng sinh cấm bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Nhật Bản kể từ ngày 01/01/2007. Doanh nghiệp sẽ bị kiểm tra 100% lô hàng theo Khoản 1 điều này nếu sau đó có lô hàng giáp xác và nhuyễn thể chân đầu bị phát hiện dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm tại Nhật Bản.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất lô hàng từ nguyên liệu nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra dư lượng hoá chất, kháng sinh cấp đối với 100% lô hàng thuỷ sản nhập khẩu làm nguyên liệu cho chế biến, đồng thời phải ghi rõ nguồn gốc xuất xử của nguyên liệu trong lô hàng thành phẩm khi xuất khẩu và lưu trữ đầy đủ thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc khi có yêu cầu.
Ðiều 2. Cục Quản lý Chất lượng, An toàn Vệ sinh và Thú y Thuỷ sản có trách nhiệm :
1.Tổ chức hướng dẫn cho các doanh nghiệp, các Trung tâm Chất lượng, An toàn Vệ sinh và Thú y Thuỷ sản vùng triển khai thực hiện Quyết định này.
2. Ðịnh kỳ cập nhật và thông báo tới Tổng cục Hải quan danh sách doanh nghiệp được phép xuất khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản.
3. Tăng cường năng lực hoạt động của phòng kiểm nghiệm các Trung tâm Chất lượng, An toàn Vệ sinh và Thú y thuỷ sản vùng và tích cực hỗ trợ các phòng kiểm nghiệm được NAFIQAVED uỷ quyền phân tích các chỉ tiêu dư lượng hoá chất, kháng sinh phục vụ cho chứng nhận nhà nước nhằm đảm bảo thời gian và độ chính xác trong kiểm tra, thông báo kết quả và cấp giấy chứng nhận cho các lô hàng.
4. Thường xuyên cập nhật báo cáo với Bộ và công bố những nhóm hàng thuỷ sản và các loại hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng phải kiểm tra theo Khoản 1 điều 1.
5. Khẩn trương xây dựng trình Bộ ban hành quy định về chế độ giảm kiểm tra Nhà nước về điều kiện sản xuất, giảm lấy mẫu kiểm tra lô hàng đối với những doanh nghiệp có truyền thống chất lượng và có đủ khả năng tự thực hiện kiểm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tự kiểm tra chứng nhận lô hàng theo quy định.
Ðiều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 1052/QÐ-BTS ngày 14/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc tăng cường kiểm tra hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản.
Ðiều 4. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Lương Lê Phương |
Quyết định 06/2007/QÐ-BTS áp dụng biện pháp cấp bách kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trong thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ban hành
THE
MINISTRY OF FISHERIES
---------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No.
06/2007/QD-BTS
|
Hanoi,
July 11, 2007
|
DECISION ADOPTING
URGENT MEASURES TO CONTROL RESIDUES OF BANNED ANTIBIOTICS AND CHEMICALS IN
JAPAN-BOUND SEAFOOD EXPORTS THE MINISTER OF FISHERIES Pursuant to the Governments
Decree No. 43/ 2003/ND-CP of May 2, 2003, defining the functions, tasks, powers
and organizational structure of the Ministry of Fisheries;
Pursuant to the Prime Minister's Directive No. 06/2007/CT-TTg of March 27,
2007, on the application of urgent measures to ensure food hygiene and safety;
At the proposal of the director of the National Fisheries Quality Assurance
and Veterinary Directorate and the director of the Science and Technology
Department, DECIDES: Article 1.- To adopt
urgent measures to control antibiotic and chemical residues in seafood exports
to Japan as follows: 1. Only enterprises meeting food
safely requirements of the Ministry of Fisheries may export seafood to Japan.
These enterprises must have 100% of their shipments of crustaceans, mollusks
and products processed from these aquatic materials (below referred to as crustacean
and mollusk shipment) examined for state certification of residues of banned
antibiotics and chemicals before these shipments are exported to Japan. 2. After the time this Decision
takes effect, enterprises falling into the following cases may not export
crustacean and mollusk shipments to Japan: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. b/ Enterprises that have from
one to two shipments waned as containing banned antibiotics have two shipments
warned by Japan as containing banned antibiotics; c/ Enterprises that have not had
any shipments warned as containing antibiotics have three shipment warned by
Japan as containing banned antibiotics. Enterprises may export
crustacean and mollusk shipment to Japan again only after they have made
reports which properly identify the causes, applied effective remedv measures
and had their efforts examined and recognized by the National Fisheries Quality
Assurance and Veterinary Directorate. 3. To exempt enterprises having
10 consecutive crustacean and mollusk shipments which are not warned as
Containing banned antibiotics and chemicals by a competent Japanese state
agencies since January 1, 2007, from compulsory examination for certification
under Clause 1 of this Article . Enterprises will have 100% of their shipment
examined under Clause 1 of this Article if they then have crustacean and
mollusk shipments detected in Japan as containing residues of banned
antibiotics and chemicals. 4. When enterprises use imported
raw materials for export production, 100% of the shipments of imported raw
materials must he examined on residues of banned antibiotics and chemicals; and
the raw materials’ place of origin must be indicated on shipments of processed
products; and full information on the raw materials’ origin must be kept for
supply upon request. Article 2.-The National
Fisheries Quality Assurance and Veteri nary Directorate have the
responsibilities: 1. To guide enterprises and
regional: fisheries quality assurance and veterinary centers to implement this
Decision. 2. To update on a regular basis
and send to the General Department of Customs a list of enterprises qualified
for export to Japan. 3. To raise the capacity of
testing sections of regional fisheries quality assurance and veterinary centers
and actively support testing sections authorized by the National Fisheries
Quality Assurance and Veterinary Directorate to analyze antibiotic and chemical
residues in service of state certification in order to ensure timeliness and
accuracy in the examination and announcement of analysis results and the grant
of certificates to shipments. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5.To promptly elaborate a
mechanism to reduce stale inspection of production conditions and shipment
sampling for examination for enterprises that have a reputation for product
quality and are capable of examining on their own food hygiene and safety
conditions and examining for certification shipments according to regulations. Article 3.- This Decision
takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces
The Fisheries Minister’s Decision No. 1052/QD- BTS of December 14, 2006. on the
increase of examination of seafood exports to Japan. Article 4.- The director
of the Office and heads of units under the Ministry, directors of provincial/
municipal Fisheries Services and Agriculture and Rural Development Services
performing seafood management, the Vietnam Association of seafood Exporters and
Processors, and seafood processing and export enterprise shall implement this
Decision. FOR
THE MINISTER OF FISHERIES
VICE MINISTER
Luong Le Phuong
Quyết định 06/2007/QÐ-BTS áp dụng biện pháp cấp bách kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trong thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ban hành
5.362
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|