Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định quản lý bảo vệ an ninh trật tự tại cửa khẩu cảng

Số hiệu: 77/2017/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 03/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Sẽ áp dụng thủ tục biên phòng điện tử tại cửa khẩu cảng

Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 77/2017/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.

Theo đó, thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử sẽ áp dụng đối với một số đối tượng sau:

+ Tàu thuyền Việt Nam nhập cảnh, xuất cảnh.

+ Tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảnh.

+ Thuyền viên nước ngoài đi trên tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảnh.

+ Tàu thuyền được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hoặc có văn bản cho phép đến cảng.

+ Tàu cá Việt Nam, thuyền viên Việt Nam trong trường hợp Bộ đội Biên phòng và các cơ quan quản lý chuyên ngành đáp ứng được cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và yêu cầu quản lý nghiệp vụ chuyên ngành.

Việc thực hiện thủ tục biên phòng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, trường hợp Cổng thông tin một cửa quốc gia gặp sự cố thì thực hiện theo:

-  Cách thức điện tử thông qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển; hoặc

-  Cách thức thủ công.

Xem nội dung cụ thể tại Nghị định 77/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/8/2017).

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ TẠI CỬA KHẨU CẢNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng ngày 28 tháng 3 năm 1997;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định:

a) Thủ tục biên phòng; kiểm tra, giám sát biên phòng; cấp thị thực, Giấy phép đi bờ của thuyền viên, Giấy phép xuống tàu và Giấy phép do Bộ đội Biên phòng cấp tại cửa khẩu cảng;

b) Quản lý hoạt động liên quan đến an ninh, trật tự của người Việt Nam, người nước ngoài, tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài (sau đây viết chung là tàu thuyền nước ngoài) và các loại phương tiện khác của Việt Nam, nước ngoài tại cửa khẩu cảng;

c) Trách nhiệm của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có cửa khẩu cảng, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng; lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cảng trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.

2. Cảng quân sự phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

3. Trường hợp cảng quân sự phục vụ mục đích thương mại thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, tàu thuyền và các loại phương tiện khác của Việt Nam, nước ngoài ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng.

2. Nghị định này không áp dụng đối với tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tàu thuyền và các phương tiện khác của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại cửa khẩu cảng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cửa khẩu cảng bao gồm cửa khẩu cảng biển và cửa khẩu cảng thủy nội địa:

a) Cửa khẩu cảng biển là phạm vi cảng biển, bến cảng, cầu cảng; cảng dầu khí ngoài khơi do Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở theo thẩm quyền được pháp luật quy định cho tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện hoạt động khác.

Cửa khẩu cảng biển bao gồm cả cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, cảng cá nằm trong vùng nước cảng biển.

b) Cửa khẩu cảng thủy nội địa là phạm vi cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải công bố mở theo thẩm quyền được pháp luật quy định cho tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảng để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện hoạt động khác.

Cửa khẩu cảng thủy nội địa bao gồm cả bến thủy nội địa có vùng nước trước cầu cảng thuộc vùng nước cửa khẩu cảng thủy nội địa.

2. Tàu thuyền nhập cảnh là tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài từ vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam vào vùng biển Việt Nam qua biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam, trừ trường hợp đi qua không gây hại quy định tại Điều 23 Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012.

3. Tàu thuyền xuất cảnh là tàu thuyền Việt Nam rời khỏi vùng biển Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài rời khỏi biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam, trừ trường hợp đi qua không gây hại quy định tại Điều 23 Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012.

4. Tàu thuyền quá cảnh là tàu thuyền nước ngoài đi qua, lưu lại khu vực biên giới biển Việt Nam để đi nước thứ ba, trừ trường hợp đi qua không gây hại quy định tại Điều 23 Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012; tàu thuyền đi theo tuyến quá cảnh quy định tại Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy.

5. Tàu thuyền chuyển cảng là tàu thuyền nước ngoài, tàu thuyền Việt Nam có thuyền viên nước ngoài, hành khách nước ngoài đi trên tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh tại một cửa khẩu cảng của Việt Nam và sau đó di chuyển đến một cửa khẩu cảng khác của Việt Nam.

6. Biên phòng cửa khẩu cảng là các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng và đồn Biên phòng cửa khẩu cảng.

7. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng bao gồm Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải quan cửa khẩu cảng, Cảng vụ hàng hải tại cửa khẩu cảng biển, Cảng vụ đường thủy nội địa tại cửa khẩu cảng thủy nội địa, Kiểm dịch y tế quốc tế, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật.

8. Thủ tục biên phòng tại cửa khẩu cảng là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ, yêu cầu, điều kiện người làm thủ tục và Biên phòng cửa khẩu cảng phải thực hiện để giải quyết cho người, tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh; người, tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng tại cửa khẩu cảng.

Thủ tục biên phòng tại cửa khẩu cảng bao gồm thủ tục nhập cảnh, thủ tục xuất cảnh, thủ tục quá cảnh, thủ tục chuyển cảng đi và thủ tục chuyển cảng đến.

9. Thủ tục biên phòng thực hiện theo cách thức điện tử là việc người làm thủ tục và Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện thủ tục biên phòng thông qua các bản khai điện tử.

10. Thủ tục biên phòng thực hiện theo cách thức thủ công là việc người làm thủ tục và Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện thủ tục biên phòng thông qua các bản khai giấy.

11. Kiểm tra, giám sát biên phòng tại cửa khẩu cảng là việc Bộ đội Biên phòng tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để xem xét, đánh giá, xác định tính hợp lệ, hợp pháp của các loại giấy tờ và hoạt động của người, phương tiện ra, vào cửa khẩu cảng để duy trì pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật tại cửa khẩu cảng.

12. Giấy phép quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định này là loại giấy tờ do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp, cho phép người Việt Nam, người nước ngoài được xuống tàu thuyền nước ngoài, người nước ngoài được xuống tàu thuyền Việt Nam neo đậu tại cảng thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, thăm quan; người Việt Nam, người nước ngoài điều khiển phương tiện cập mạn tàu thuyền nước ngoài; thuyền viên nước ngoài được nghỉ qua đêm trên bờ hoặc xuống các tàu thuyền khác đang neo đậu tại cảng.

13. Người trốn trên tàu là người bí mật ẩn nấp ở trong tàu thuyền hoặc hàng hóa được xếp xuống tàu mà không được phép của chủ tàu, thuyền trưởng hoặc bất kỳ người có trách nhiệm nào khác và bị phát hiện trên tàu trước khi tàu thuyền đó rời cảng, trên đường hành trình hoặc trong hàng hóa trong khi dỡ hàng ở cảng đến.

Chương II

THỦ TỤC BIÊN PHÒNG; KIỂM TRA, GIÁM SÁT BIÊN PHÒNG; CẤP THỊ THỰC VÀ CÁC LOẠI GIẤY PHÉP DO BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG CẤP TẠI CỬA KHẨU CẢNG

Mục 1. THỦ TỤC BIÊN PHÒNG

Tiểu mục 1. ÁP DỤNG THỦ TỤC BIÊN PHÒNG ĐỐI VỚI TÀU THUYỀN NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG

Điều 4. Tàu thuyền nhập cảnh

Tàu thuyền nhập cảnh, thuyền viên, hành khách đi trên tàu thuyền nhập cảnh khi vào khu vực biên giới biển Việt Nam phải làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu cảng đầu tiên nơi tàu thuyền đến.

Điều 5. Tàu thuyền xuất cảnh

1. Tàu thuyền nước ngoài xuất cảnh, thuyền viên, hành khách đi trên tàu thuyền nước ngoài xuất cảnh, trước khi rời khỏi biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam, phải làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu cảng cuối cùng nơi tàu thuyền đi.

2. Tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, thuyền viên, hành khách đi trên tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, trước khi rời khỏi vùng biển Việt Nam, phải làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu cảng cuối cùng nơi tàu thuyền đi.

Điều 6. Tàu thuyền quá cảnh

1. Tàu thuyền quá cảnh phải làm thủ tục quá cảnh khi vào khu vực biên giới biển Việt Nam.

2. Trong thời gian quá cảnh, trên đường hành trình quá cảnh, thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm quản lý thuyền viên, hành khách, hàng hóa trên tàu thuyền, giữ nguyên trạng thái niêm phong và hồ sơ biên phòng; không được để người xuống tàu thuyền, rời tàu thuyền, phương tiện cập mạn tàu thuyền và thực hiện các hoạt động khác khi chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép, trừ cán bộ, nhân viên, phương tiện của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, hoa tiêu, người làm thủ tục thực hiện nhiệm vụ và nhân viên y tế xuống tàu cấp cứu cho thuyền viên, hành khách.

Điều 7. Tàu thuyền chuyển cảng

Tàu thuyền chuyển cảng phải làm các thủ tục sau:

1. Thủ tục chuyển cảng đi trước khi rời một cửa khẩu cảng để di chuyển đến một cửa khẩu cảng khác của Việt Nam.

2. Thủ tục chuyển cảng đến khi đến một cửa khẩu cảng từ một cửa khẩu cảng khác của Việt Nam.

Tiểu mục 2. THỜI ĐIỂM HOÀN THÀNH THỦ TỤC BIÊN PHÒNG; TRÁCH NHIỆM TRONG THỰC HIỆN THỦ TỤC BIÊN PHÒNG

Điều 8. Thời điểm hoàn thành thủ tục biên phòng

1. Đối với tàu thuyền

a) Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử là thời điểm người làm thủ tục nhận được xác nhận hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử đối tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng;

b) Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công là thời điểm Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện kiểm chứng xong vào bản khai chung đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; niêm phong hồ sơ chuyển cảng đối với tàu thuyền chuyển cảng đi; tiếp nhận, kiểm tra xong hồ sơ chuyển cảng đối với tàu thuyền chuyển cảng đến.

2. Đối với thuyền viên, hành khách

a) Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng đối với thuyền viên nước ngoài đi trên tàu thuyền thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử là thời điểm người làm thủ tục nhận được xác nhận hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử đối tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng;

b) Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng đối với thuyền viên nước ngoài đi trên tàu thuyền thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công là thời điểm Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện kiểm chứng xong vào danh sách thuyền viên;

c) Thời điểm hoàn thành thủ tục biên phòng đối với thuyền viên Việt Nam và hành khách là thời điểm Biên phòng cửa khẩu cảng kiểm chứng xong vào hộ chiếu của thuyền viên, hành khách.

Điều 9. Trách nhiệm trong thực hiện thủ tục biên phòng

1. Trách nhiệm của Biên phòng cửa khẩu cảng

a) Thực hiện thủ tục biên phòng 24/24 giờ hằng ngày;

b) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và kiểm chứng theo quy định các loại giấy tờ do người làm thủ tục nộp và xuất trình;

c) Sau khi hoàn thành thủ tục biên phòng, Biên phòng cửa khẩu cảng phải trả lại giấy tờ do người làm thủ tục xuất trình, trừ trường hợp có quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm đối với giấy tờ đó theo quy định của pháp luật để đảm bảo việc xử lý vi phạm hoặc tạm giữ giấy tờ cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền;

d) Tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền được pháp luật quy định các đề nghị của người làm thủ tục.

2. Trách nhiệm của người làm thủ tục

a) Khai, nộp và xuất trình các loại giấy tờ theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;

b) Thực hiện các quyết định và yêu cầu của Biên phòng cửa khẩu cảng theo quy định của pháp luật khi làm thủ tục biên phòng;

c) Trước, trong hoặc sau khi làm thủ tục biên phòng, nếu phát hiện người trốn trên tàu thuyền, thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết theo từng trường hợp và điều kiện cụ thể tiến hành lập hồ sơ, bảo vệ tài liệu, vật chứng, quản lý, giám sát chặt chẽ người trốn trên tàu thuyền, đồng thời thông báo ngay cho Biên phòng cửa khẩu cảng để phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền.

Tiểu mục 3. THỰC HIỆN THỦ TỤC BIÊN PHÒNG THEO CÁCH THỨC ĐIỆN TỬ

Điều 10. Thực hiện thủ tục biên phòng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia

1. Thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định của pháp luật về cơ chế một cửa quốc gia.

2. Trường hợp Cổng thông tin một cửa quốc gia có sự cố, người làm thủ tục được thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử thông qua Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển do Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc theo cách thức thủ công quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định này.

Điều 11. Đối tượng áp dụng thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử

1. Tàu thuyền Việt Nam nhập cảnh, xuất cảnh.

2. Tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng.

3. Tàu thuyền được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hoặc có văn bản cho phép đến cảng, bao gồm:

a) Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu thuyền vận chuyển chất phóng xạ;

b) Tàu thuyền nước ngoài đến cảng thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể thao, nghề cá, cứu hộ cứu nạn, trục vớt tài sản chìm đắm, lai dắt hỗ trợ, xây dựng, khảo sát và sửa chữa công trình biển;

c) Tàu thuyền nước ngoài đến vùng biển Việt Nam thực hiện các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên và hoạt động về môi trường.

4. Thuyền viên nước ngoài đi trên tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng.

5. Tàu thuyền, thuyền viên áp dụng thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công quy định tại các khoản 1, 4 Điều 12 Nghị định này được thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử khi Bộ đội Biên phòng và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đáp ứng được cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và yêu cầu quản lý nghiệp vụ chuyên ngành.

Tiểu mục 4. THỰC HIỆN THỦ TỤC BIÊN PHÒNG THEO CÁCH THỨC THỦ CÔNG

Điều 12. Đối tượng áp dụng thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công

1. Tàu cá Việt Nam.

2. Tàu thuyền nước ngoài vì lý do khẩn cấp xin vào tránh trú bão, cấp cứu thuyền viên, hành khách hoặc bị tai nạn.

3. Tàu thuyền không thực hiện được thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử do Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển có sự cố.

4. Thuyền viên Việt Nam.

5. Hành khách Việt Nam và nước ngoài.

Điều 13. Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh

1. Địa điểm thực hiện

a) Tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa;

b) Tại tàu theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải;

c) Ngoài các trường hợp thực hiện thủ tục tại tàu theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải, Biên phòng cửa khẩu cảng thông báo, thống nhất với Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa thực hiện thủ tục biên phòng tại tàu trong các trường hợp sau:

Có người trốn trên tàu;

Tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;

Có căn cứ xác định việc khai báo không đầy đủ, không chính xác về thuyền viên, hành khách;

Có căn cứ xác định thuyền viên, hành khách sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế giả mạo để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

2. Thời hạn thực hiện và thành phần hồ sơ: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải.

3. Thuyền viên nước ngoài được sử dụng sổ thuyền viên để xuất trình khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh trong các trường hợp sau:

a) Không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

b) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hết giá trị sử dụng.

4. Khi làm thủ tục xuất cảnh cho tàu thuyền, người làm thủ tục phải nộp lại cho Biên phòng cửa khẩu cảng Giấy phép đi bờ của thuyền viên (nếu có), trừ thuyền viên đi trên tàu thuyền quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

Điều 14. Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền chuyển cảng

1. Địa điểm thực hiện: Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

2. Đối với tàu thuyền chuyển cảng đi

a) Thành phần hồ sơ, thời hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải;

b) Khi làm thủ tục chuyển cảng đi cho tàu thuyền, người làm thủ tục phải nộp lại cho Biên phòng cửa khẩu cảng Giấy phép đi bờ của thuyền viên (nếu có), trừ thuyền viên đi trên tàu thuyền quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

3. Đối với tàu thuyền chuyển cảng đến

a) Chậm nhất 02 giờ, sau khi tàu thuyền đến, neo đậu an toàn tại cầu cảng; chậm nhất 04 giờ, sau khi tàu thuyền đến, neo đậu an toàn tại các vị trí khác trong vùng nước cảng, người làm thủ tục nộp hồ sơ chuyển cảng của Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu thuyền đi cho Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu thuyền đến;

b) Chậm nhất 30 phút, Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu thuyền đến phải hoàn thành kiểm tra hồ sơ chuyển cảng, cho phép tàu thuyền chuyển cảng đến thực hiện bốc dỡ hàng hóa và các hoạt động khác theo chương trình, kế hoạch.

Điều 15. Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền, thuyền viên, hành khách đi trên tàu chở khách du lịch quốc tế

1. Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 13 Nghị định này, chậm nhất 12 giờ, trước khi tàu đến cảng, doanh nghiệp lữ hành quốc tế đón khách phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng các loại giấy tờ sau:

a) 01 bản chính Chương trình du lịch của hành khách;

b) 01 bản sao Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (lần đầu tiên đón khách tại cảng);

c) 01 bản chính Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, trừ những hành khách mang hộ chiếu đã có thị thực Việt Nam và những hành khách mang hộ chiếu thuộc diện miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam (nếu có hành khách đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu cảng).

Trường hợp vì lý do khách quan không đủ thời gian để nộp bản chính, theo văn bản đề nghị của doanh nghiệp lữ hành quốc tế, Biên phòng cửa khẩu cảng cho phép doanh nghiệp lữ hành quốc tế nộp bản fax hoặc bản sao để làm thủ tục cho hành khách; trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nộp bản fax hoặc bản sao, doanh nghiệp lữ hành phải nộp bản chính Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cho Biên phòng cửa khẩu cảng.

Trường hợp hành khách được doanh nghiệp lữ hành quốc tế làm thủ tục đề nghị cấp thị thực tại một cửa khẩu cảng, nhưng do hành trình của tàu đến cửa khẩu cảng khác, Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu đến tiếp nhận Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an và thực hiện cấp thị thực cho khách theo quy định, không yêu cầu phải làm thủ tục xin duyệt lại nhân sự.

2. Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện cấp thị thực cho hành khách tại tàu theo quy định của pháp luật về nhập xuất cảnh.

3. Đối với tàu khách quốc tế được cấp giấy phép chở khách du lịch nội địa giữa các cửa khẩu cảng của Việt Nam

a) Trước khi tàu đón khách:

Người làm thủ tục phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng 01 bản sao giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tàu đón khách du lịch nội địa giữa các cảng của Việt Nam.

Doanh nghiệp lữ hành phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng 01 bản chính Chương trình du lịch của khách du lịch nội địa và 01 bản chính Danh sách hành khách.

b) Khách du lịch nội địa xuống tàu phải xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng:

Hành khách là người nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Hành khách là người Việt Nam phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Điều 16. Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền và người đi trên tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền

1. Địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

2. Người đi trên tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền không có hộ chiếu thuyền viên hoặc sổ thuyền viên và không được định biên thuyền bộ theo quy định của pháp luật về hàng hải phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp khi nhập cảnh, trừ trường hợp thuộc diện được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam.

3. Người đi trên tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, du thuyền có hộ chiếu thuyền viên hoặc sổ thuyền viên và được định biên thuyền bộ theo quy định của pháp luật về hàng hải, thủ tục biên phòng và hoạt động đi bờ thực hiện theo quy định đối với thuyền viên.

Điều 17. Thủ tục biên phòng đối với tàu cá Việt Nam, thuyền viên, hành khách đi trên tàu cá Việt Nam đi khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam

1. Tàu cá Việt Nam đi khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam phải làm thủ tục xuất cảnh trước khi rời vùng biển Việt Nam và làm thủ tục nhập cảnh khi về đến khu vực biên giới biển Việt Nam.

2. Địa điểm thực hiện: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

3. Thành phần hồ sơ

a) Các loại giấy tờ người làm thủ tục phải nộp:

Khi làm thủ tục xuất cảnh: 02 bản chính Bản khai chung, Danh sách thuyền viên, Danh sách hành khách (nếu có), Bản khai vũ khí và vật liệu nổ (nếu có), Bản khai người trốn trên tàu (nếu có).

Khi làm thủ tục nhập cảnh: 01 bản chính các loại giấy tờ trên.

Mẫu biểu các loại giấy tờ phải nộp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải.

b) Các loại giấy người làm thủ tục phải xuất trình:

Khi làm thủ tục xuất cảnh: Bản chính Giấy phép cho tàu cá đi khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam do Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp; hộ chiếu phổ thông và sổ thuyền viên tàu cá của thuyền viên; hộ chiếu của hành khách (nếu có).

Khi làm thủ tục nhập cảnh: Hộ chiếu phổ thông và sổ thuyền viên tàu cá của thuyền viên; hộ chiếu của hành khách (nếu có).

c) Biên phòng cửa khẩu cảng trả lại cho người làm thủ tục 01 bản chính các loại giấy tờ do người làm thủ tục nộp đã được kiểm chứng xuất cảnh.

4. Thời hạn thực hiện:

a) Chậm nhất 12 giờ, trước khi tàu dự kiến xuất cảnh, sau khi tàu nhập cảnh, người làm thủ tục phải nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng các loại giấy tờ quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều này;

b) Chậm nhất 01 giờ, từ khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ người làm thủ tục nộp và xuất trình, Biên phòng cửa khẩu cảng phải hoàn thành thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh cho tàu thuyền, thuyền viên, hành khách (nếu có).

Mục 2. KIỂM TRA, GIÁM SÁT BIÊN PHÒNG

Điều 18. Đối tượng kiểm tra, giám sát biên phòng

1. Tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh; tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng; tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa trong phạm vi cửa khẩu cảng; các phương tiện khác của Việt Nam và nước ngoài ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng.

2. Tàu thuyền nước ngoài vào neo đậu, sửa chữa tại các cơ sở đóng mới, cải hoán hoặc sửa chữa tàu biển ngoài phạm vi cửa khẩu cảng.

3. Người Việt Nam và người nước ngoài ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng.

4. Các loại giấy tờ của người, phương tiện ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng, gồm:

a) Bản khai điện tử, bản khai giấy do người làm thủ tục khai báo, nộp khi làm thủ tục biên phòng, đăng ký đến, rời cửa khẩu cảng cho tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa;

b) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài; hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam;

c) Chứng chỉ, thẻ hành nghề tương ứng với mục đích hoạt động của người Việt Nam và người nước ngoài tại cửa khẩu cảng;

d) Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho tàu thuyền và các phương tiện khác vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng thuộc lĩnh vực phải được cấp phép theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Nội dung kiểm tra, giám sát biên phòng

1. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các loại giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định này.

2. Kiểm tra thuyền viên, hành khách thực tế trên tàu thuyền.

3. Giám sát hoạt động của người, tàu thuyền và các loại phương tiện khác của Việt Nam, nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 18 Nghị định này.

Điều 20. Biện pháp kiểm tra, giám sát biên phòng

1. Kiểm tra, đối chiếu thông tin khai báo trong các bản khai điện tử, bản khai giấy do người làm thủ tục nộp với các loại giấy tờ do người làm thủ tục xuất trình.

2. Kiểm tra, đối chiếu giữa các loại giấy tờ quy định điểm b khoản 4 Điều 18 Nghị định này với nhân dạng của người mang các loại giấy tờ đó.

3. Kiểm tra, đối chiếu giữa nội dung ghi trong các loại giấy tờ quy định tại các điểm c, d khoản 4 Điều 18 Nghị định này với hoạt động của người, phương tiện được cấp các loại giấy tờ đó.

4. Kiểm tra, giám sát trực tiếp tại tàu thuyền trong các trường hợp:

a) Tàu chở khách du lịch quốc tế;

b) Tàu thuyền, người đi trên tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, an ninh;

Trường hợp tàu thuyền, người đi trên tàu thuyền có hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hải quan, hàng hải và phòng, chống dịch bệnh, Biên phòng cửa khẩu cảng có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát trực tiếp tại tàu thuyền khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng;

c) Có người trốn trên tàu thuyền;

d) Có căn cứ xác định thông tin khai báo về tàu thuyền, thuyền viên, hành khách không đầy đủ, không chính xác;

đ) Xét thấy cần thiết theo văn bản đề nghị của chủ tàu hoặc thuyền trưởng;

e) Đồn trưởng đồn Biên phòng cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Biên phòng cửa khẩu cảng quyết định việc thực hiện kiểm tra, giám sát trực tiếp tại tàu thuyền và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

5. Giám sát theo khu vực tại cầu cảng, vùng nước cảng.

6. Giám sát trực tiếp tại cổng cảng, trạm kiểm soát.

7. Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật.

8. Tuần tra, kiểm soát cơ động.

9. Các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

Mục 3. CẤP THỊ THỰC VÀ CÁC LOẠI GIẤY PHÉP

Điều 21. Các loại giấy phép do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp

1. Thị thực Việt Nam.

2. Giấy phép xuống tàu:

a) Giấy phép xuống tàu thời hạn 12 tháng, thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy phép xuống tàu thời hạn 03 tháng, thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Giấy phép, thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Giấy phép đi bờ của thuyền viên, thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 22. Cấp thị thực

1. Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện cấp thị thực theo quy định tại Điều 18 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014.

2. Trường hợp vì lý do khách quan không đủ thời gian để nộp bản chính Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, theo văn bản đề nghị của người làm thủ tục, Biên phòng cửa khẩu cảng cho phép người làm thủ tục nộp bản fax hoặc bản sao để làm thủ tục cấp thị thực và trong thời hạn 03 ngày từ khi nộp bản fax hoặc bản sao, người làm thủ tục phải nộp bản chính cho Biên phòng cửa khẩu cảng.

3. Ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ giấy tờ do người đề nghị cấp thị thực nộp và xuất trình, Biên phòng cửa khẩu cảng kiểm tra, đối chiếu và thực hiện cấp thị thực theo quy định tại trụ sở Biên phòng cửa khẩu cảng hoặc tại tàu đối với tàu chở khách du lịch quốc tế.

4. Đối tượng, thủ tục cấp thị thực điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về cấp thị thực điện tử.

Điều 23. Cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên

1. Đối tượng được cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên

Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài đã hoàn thành thủ tục nhập cảnh, thủ tục chuyển cảng đến, có nhu cầu đi bờ trong thời gian tàu thuyền neo đậu tại cửa khẩu cảng.

2. Giá trị sử dụng của Giấy phép đi bờ của thuyền viên

a) Chỉ có giá trị sử dụng trong một chuyến tàu;

b) Đối với thuyền viên nước ngoài trên tàu thuyền chuyên tuyến và tàu thuyền hoạt động tại vùng biển ngoài vùng nước cửa khẩu cảng, theo đề nghị của thuyền trưởng, Biên phòng cửa khẩu cảng cho phép thuyền viên được sử dụng Giấy phép đi bờ của thuyền viên trong nhiều chuyến, tàu với thời hạn không quá 01 tháng, kể từ ngày cấp;

c) Người làm thủ tục có trách nhiệm thu hồi Giấy phép đi bờ của thuyền viên hết giá trị sử dụng để nộp lại cho Biên phòng cửa khẩu cảng.

3. Thủ tục cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên

a) Người làm thủ tục đăng ký đề nghị đi bờ cho thuyền viên tại mục ghi chú trong Bản khai chung.

Trường hợp chưa đăng ký tại Bản khai chung, nếu thuyền viên có nhu cầu đi bờ, thuyền trưởng phải có văn bản đề nghị gửi Biên phòng cửa khẩu cảng;

b) Ngay sau khi tiếp nhận đề nghị cho phép thuyền viên đi bờ, Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên tại trụ sở Biên phòng cửa khẩu cảng;

c) Lệ phí cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Điều 24. Cấp Giấy phép xuống tàu

1. Đối tượng được cấp Giấy phép xuống tàu

a) Giấy phép xuống tàu thời hạn 12 tháng:

Cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài thuộc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thường xuyên xuống tàu thuyền nước ngoài làm việc không quá 12 tháng, trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng;

b) Giấy phép xuống tàu thời hạn 03 tháng:

Cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài thuộc các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu thường xuyên xuống tàu thuyền nước ngoài, người nước ngoài xuống tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài làm việc không quá 03 tháng, trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng.

2. Giá trị sử dụng của Giấy phép xuống tàu

a) Giấy phép xuống tàu do một đơn vị Biên phòng cửa khẩu cảng cấp chỉ có giá trị sử dụng tại cửa khẩu cảng do đơn vị Biên phòng cửa khẩu cảng đó quản lý;

b) Khi hoạt động tại cửa khẩu cảng, người được cấp giấy phép có hành vi vi phạm pháp luật bị thu hồi Giấy phép xuống tàu.

3. Thủ tục cấp Giấy phép xuống tàu

a) Người đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu hoặc đại diện cơ quan, doanh nghiệp chủ quản nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng các loại giấy tờ sau:

Giấy tờ phải nộp: Giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu của cơ quan, doanh nghiệp chủ quản; 01 danh sách trích ngang của người đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu, thực hiện theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; riêng người đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu thời hạn 12 tháng phải nộp 01 ảnh màu cỡ 02 cm x 03 cm.

Giấy tờ phải xuất trình đối với người nước ngoài: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

b) Ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ quy định tại điểm a khoản này, Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện cấp Giấy phép xuống tàu;

c) Lệ phí cấp Giấy phép xuống tàu theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

4. Người được cấp Giấy phép xuống tàu phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam và quy định ghi trong Giấy phép xuống tàu.

5. Biên phòng cửa khẩu cảng từ chối cấp Giấy phép xuống tàu và phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do đối với các trường hợp:

a) Vì lý do quốc phòng, an ninh;

b) Người đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu thuộc diện chưa cho xuất cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam; sử dụng giấy tờ tùy thân giả mạo hoặc hết giá trị;

c) Cần thiết để bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phòng, chống dịch bệnh.

Điều 25. Cấp Giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài xuống tàu thuyền nước ngoài, người nước ngoài xuống tàu thuyền Việt Nam neo đậu tại cảng; người điều khiển phương tiện Việt Nam, phương tiện nước ngoài cập mạn tàu thuyền nước ngoài; thuyền viên nước ngoài nghỉ qua đêm trên bờ hoặc xuống các tàu thuyền khác đang neo đậu tại cảng

1. Đối tượng được cấp Giấy phép

a) Người Việt Nam, người nước ngoài xuống tàu thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng để thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, thăm quan;

b) Người nước ngoài xuống tàu thuyền Việt Nam neo đậu tại cảng để thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, thăm quan;

c) Người điều khiển phương tiện Việt Nam, nước ngoài cập mạn tàu thuyền nước ngoài;

d) Thuyền viên nước ngoài đề nghị nghỉ qua đêm trên bờ hoặc xuống các tàu thuyền khác đang neo đậu tại cảng.

2. Giá trị sử dụng của Giấy phép

a) Giấy phép cấp cho các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này có giá trị sử dụng trong một chuyến tàu thời hạn không quá 10 ngày;

b) Giấy phép cấp cho các đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này có giá trị sử dụng trong một chuyến tàu theo thời hạn ghi trong Giấy phép;

c) Người mang Giấy phép chỉ được xuống tàu thuyền nước ngoài được ghi trong Giấy phép; xuất trình Giấy phép kèm theo giấy tờ tùy thân có số giấy tờ được ghi trong Giấy phép cho lực lượng giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng;

d) Đối với cán bộ, công nhân viên các cơ quan, doanh nghiệp, đại lý tàu biển làm việc, giao dịch với tàu thuyền hoạt động ngoài khơi, công nhân ở khu vực giàn khoan, theo đề nghị của cơ quan, doanh nghiệp chủ quản, Biên phòng cửa khẩu cảng cho phép người mang Giấy phép được xuống tất cả các tàu thuyền nước ngoài neo đậu, hoạt động tại khu vực đó.

3. Thủ tục cấp Giấy phép:

a) Người đề nghị cấp Giấy phép hoặc đại diện cơ quan, doanh nghiệp chủ quản nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng các loại giấy tờ sau:

Giấy tờ phải nộp: Giấy giới thiệu hoặc công văn của cơ quan, doanh nghiệp chủ quản, giấy mời hoặc đơn đề nghị của thuyền trưởng.

Trường hợp cơ quan doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép cho từ 02 người trở lên: 01 danh sách trích ngang của người đề nghị cấp Giấy phép nội dung gồm: Họ tên; quốc tịch; nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh; chức vụ; số của Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Giấy tờ phải xuất trình:

Đối với người nước ngoài quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Đối với người Việt Nam quy định tại các điểm a, c khoản 1 Điều này: Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;

b) Ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ quy định tại điểm a khoản này, Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện cấp Giấy phép;

c) Lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

4. Người được cấp Giấy phép xuống tàu phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam và quy định ghi trong Giấy phép.

5. Biên phòng cửa khẩu cảng từ chối cấp Giấy phép và phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do đối với các trường hợp sau:

a) Vì lý do quốc phòng, an ninh;

b) Người đề nghị cấp Giấy phép thuộc diện chưa cho xuất cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam; sử dụng giấy tờ tùy thân giả mạo hoặc hết giá trị sử dụng;

c) Cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống dịch bệnh.

Chương III

HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN TẠI CỬA KHẨU CẢNG

Mục 1. HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM, NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI CỬA KHẨU CẢNG

Điều 26. Người Việt Nam, người nước ngoài hoạt động tại cửa khẩu cảng

1. Người Việt Nam xuống tàu thuyền nước ngoài, trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thực hiện nhiệm vụ, nhân viên y tế xuống tàu thuyền nước ngoài để cấp cứu cho thuyền viên, hành khách; người nước ngoài xuống tàu thuyền nước ngoài, tàu thuyền Việt Nam để làm việc, thực hiện các hoạt động trong thời gian tàu thuyền neo đậu tại cửa khẩu cảng phải có giấy phép do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp theo quy định tại các Điều 24, 25 Nghị định này và phải chấp hành sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng.

2. Người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cửa khẩu cảng

a) Phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ giá trị đi lại quốc tế;

b) Phải chấp hành sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng và các lực lượng chức năng liên quan;

c) Chậm nhất 12 giờ, trước khi người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cảng, cơ quan, doanh nghiệp đón tiếp phải thông báo bằng văn bản cho Biên phòng cửa khẩu cảng về họ tên, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức người nước ngoài làm việc; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc làm việc, nội dung công việc, nơi làm việc tại cửa khẩu cảng.

3. Người Việt Nam, người nước ngoài không được phép xuống, rời tàu thuyền trước và trong khi tàu thuyền làm thủ tục nhập cảnh, chuyển cảng đến, trong và sau khi tàu thuyền làm thủ tục xuất cảnh, chuyển cảng đi, trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, hoa tiêu, người làm thủ tục đang thực hiện nhiệm vụ, nhân viên y tế xuống tàu khám, chữa bệnh cho thuyền viên, hành khách.

4. Đối với tàu thuyền thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển, ngay sau khi tàu thuyền neo đậu an toàn tại cảng, người Việt Nam, người nước ngoài có liên quan được phép xuống, rời tàu thuyền để thực hiện các hoạt động phục vụ bốc dỡ hàng hóa và các hoạt động theo chương trình, kế hoạch cho đến khi tàu thuyền rời cảng.

5. Thuyền viên, hành khách không đủ điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam, không được phép rời tàu thuyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 Nghị định này.

Thuyền trưởng có trách nhiệm quản lý những thuyền viên, hành khách này tại tàu cho đến khi tàu thuyền rời khỏi vùng biển Việt Nam.

Điều 27. Thuyền viên, hành khách trên tàu thuyền chưa làm thủ tục nhập cảnh, chuyển cảng đến phải đưa đi cấp cứu tại các cơ sở y tế của Việt Nam

1. Trước khi tàu thuyền đến cảng, người làm thủ tục phải thông báo cho Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu thuyền đến về số lượng, tình trạng sức khỏe của thuyền viên, hành khách phải đi cấp cứu; thời gian tàu thuyền đến cảng, vị trí neo đậu tại cảng.

2. Sau khi đưa thuyền viên, hành khách đi cấp cứu, người làm thủ tục phải đến Biên phòng cửa khẩu cảng khai báo đầy đủ thông tin về thuyền viên, hành khách để làm thủ tục nhập cảnh, chuyển cảng đến cho thuyền viên, hành khách theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Trường hợp thuyền viên, hành khách ra viện không trở lại tàu thuyền, có nhu cầu xuất cảnh qua cửa khẩu khác, trước khi tàu thuyền rời cảng, thuyền trưởng phải có văn bản đề nghị cho thuyền viên, hành khách xuất cảnh qua cửa khẩu khác và xuất trình giấy ra viện hoặc giấy chuyển viện của thuyền viên, hành khách cho Biên phòng cửa khẩu cảng để làm thủ tục xuất cảnh qua cửa khẩu khác cho thuyền viên, hành khách theo quy định.

4. Trường hợp thuyền viên nước ngoài phải đưa đi cấp cứu tại các cơ sở y tế ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu thuyền neo đậu, sau khi đưa thuyền viên đi cấp cứu, người làm thủ tục phải đến Biên phòng cửa khẩu cảng để làm thủ tục đề nghị cấp thị thực cho thuyền viên không thuộc diện được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam,

Điều 28. Thuyền viên, hành khách nước ngoài không đủ điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam phải đi cấp cứu tại các cơ sở y tế của Việt Nam

1. Sau khi đưa thuyền viên, hành khách đi cấp cứu, thuyền trưởng phải có văn bản gồm các nội dung sau đây gửi Biên phòng cửa khẩu cảng:

a) Khai báo đầy đủ thông tin, tình trạng sức khỏe của thuyền viên, hành khách;

b) Cam kết chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến chữa bệnh cho thuyền viên, hành khách, giám sát của các cơ quan chức năng Việt Nam và chi phí cho hoạt động rời khỏi lãnh thổ Việt Nam của thuyền viên, hành khách sau khi ra viện.

2. Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận văn bản của thuyền trưởng, lập hồ sơ vụ việc, không làm thủ tục nhập cảnh đối với thuyền viên, hành khách; thông báo cho các cơ quan chức năng liên quan; cử cán bộ thực hiện giám sát trong thời gian thuyền viên, hành khách chữa bệnh.

3. Trong thời gian chữa bệnh, thuyền viên, hành khách không được tự ý rời khỏi cơ sở y tế nơi chữa bệnh và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng.

4. Khi ra viện, thuyền viên, hành khách bị buộc xuất cảnh

a) Trường hợp tàu thuyền chưa xuất cảnh, Biên phòng cửa khẩu cảng phối hợp với người làm thủ tục đưa thuyền viên, hành khách trở lại tàu thuyền để xuất cảnh theo tàu;

b) Trường hợp tàu thuyền đã xuất cảnh, thuyền viên, hành khách bị buộc xuất cảnh qua cửa khẩu khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 29. Thuyền viên nước ngoài đi bờ

1. Trong thời gian tàu thuyền neo đậu tại cửa khẩu cảng, hằng ngày, thuyền viên nước ngoài được phép đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu thuyền neo đậu đến 24 giờ, không phải đề nghị cấp thị thực, nhưng phải có Giấy phép đi bờ của thuyền viên do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.

2. Thuyền viên được phép đi bờ sau khi tàu thuyền đã hoàn thành thủ tục nhập cảnh, chuyển cảng đến và phải trở về tàu trước khi tàu thuyền làm thủ tục xuất cảnh, chuyển cảng đi.

Riêng đối với tàu thuyền thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển, thuyền viên được phép đi bờ ngay sau khi tàu thuyền neo đậu an toàn tại cảng.

Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm trong trường hợp thủ tục xuất cảnh, chuyển cảng đi bị chậm trễ do thuyền viên đi bờ chưa trở về tàu.

3. Thuyền viên đi bờ hoặc xuất cảnh qua các cửa khẩu khác

a) Khi đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu thuyền neo đậu:

Thuyền viên phải mang theo Giấy phép đi bờ của thuyền viên và giấy tờ tùy thân đã khai báo, xuất trình khi làm thủ tục nhập cảnh; chấp hành hướng dẫn và chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng; tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan.

Thuyền viên nghỉ qua đêm trên bờ phải có đơn đề nghị của thuyền trưởng và được Biên phòng cửa khẩu cảng cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 25 Nghị định này;

b) Khi đi bờ ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu thuyền neo đậu hoặc xuất cảnh qua cửa khẩu khác:

Thuyền viên phải có thị thực, trừ trường hợp mang hộ chiếu thuộc diện được miễn thị thực Việt Nam và tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh. Biên phòng cửa khẩu cảng cấp thị thực theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.

Trường hợp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của thuyền viên hết giá trị sử dụng hoặc không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, thuyền viên được sử dụng số thuyền viên để nhập cảnh, xuất cảnh.

4. Thuyền viên đi bờ có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN TẠI CỬA KHẨU CẢNG

Điều 30. Tàu thuyền và các loại phương tiện khác hoạt động tại cửa khẩu cảng

1. Tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh; tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng phải được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và qua đúng cửa khẩu, luồng hàng hải, tuyến quá cảnh, khu vực quá cảnh.

2. Phương tiện Việt Nam và nước ngoài, trừ phương tiện của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, hoa tiêu, phương tiện lai dắt đang thực hiện nhiệm vụ, không được cập mạn tàu thuyền trước và trong khi tàu thuyền đó làm thủ tục nhập cảnh, chuyển cảng đến, trong và sau khi tàu thuyền làm thủ tục xuất cảnh, chuyển cảng đi.

Đối với tàu thuyền thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển, ngay sau khi tàu thuyền neo đậu an toàn tại cảng, phương tiện Việt Nam, nước ngoài có liên quan được phép cập mạn tàu thuyền để thực hiện các hoạt động phục vụ bốc dỡ hàng hóa và các hoạt động khác theo chương trình, kế hoạch cho đến khi tàu thuyền đó rời cảng.

3. Các loại phương tiện khác ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng phải chấp hành các quy định của Nghị định này, các quy định của pháp luật có liên quan; chịu sự kiểm soát, kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng và các lực lượng chức năng.

Điều 31. Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng

1. Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng

a) Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa phải làm thủ tục đến, rời cảng theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải và chịu sự kiểm soát, kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng trong thời gian neo đậu tại cửa khẩu cảng;

b) Phương tiện thủy nội địa phải đăng ký đến, đi và chịu sự kiểm soát, kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng trong thời gian neo đậu tại cửa khẩu cảng.

2. Trong quá trình đi, đến, hoạt động tại cửa khẩu cảng, thuyền trưởng tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa phải cung cấp cho Biên phòng cửa khẩu cảng thông tin về phương tiện, hàng hóa, các thông tin khác có liên quan đến an ninh, trật tự khi có yêu cầu.

3. Địa điểm làm thủ tục, đăng ký đến, đi

Tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa.

4. Thời hạn làm thủ tục, đăng ký đến, đi

a) Đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải;

b) Đối với phương tiện thủy nội địa:

Chậm nhất 02 giờ, sau khi phương tiện thủy nội địa neo đậu an toàn tại cầu cảng; chậm nhất 04 giờ, sau khi phương tiện thủy nội địa neo đậu an toàn tại các vị trí khác trong vùng nước cảng, thuyền trưởng hoặc chủ tàu, người được ủy quyền (sau đây viết chung là người đăng ký) phải đăng ký đến cho phương tiện thủy nội địa đến cảng.

Chậm nhất 01 giờ, trước khi phương tiện thủy nội địa dự kiến rời cửa khẩu cảng, người đăng ký phải đăng ký đi cho phương tiện thủy nội địa rời cảng.

Chậm nhất 30 phút, từ khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ mà người đăng ký nộp và xuất trình theo quy định tại khoản 5 Điều này, Biên phòng cửa khẩu cảng phải hoàn thành đăng ký đến, đi cho phương tiện thủy nội địa và trả lại 01 bản khai các loại giấy tờ có đóng dấu kiểm soát đến, đi mà người đăng ký đã nộp theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.

5. Các loại giấy tờ người làm thủ tục, người đăng ký phải nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng khi làm thủ tục, đăng ký đến, đi cho tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa

a) Giấy tờ phải nộp:

Đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải.

Đối với phương tiện thủy nội địa: 02 bản chính Danh sách thuyền viên, 02 bản chính Danh sách hành khách (nếu có);

b) Giấy tờ phải xuất trình:

Đối với thuyền viên: Sổ thuyền viên hoặc hộ chiếu thuyền viên.

Đối với hành khách (nếu có): Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

6. Khi thực hiện thủ tục, đăng ký, kiểm tra, giám sát đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa, Biên phòng cửa khẩu cảng được kiểm tra:

a) Sổ nhật ký hành trình;

b) Giấy tờ liên quan đến hàng hóa nếu có hàng hóa trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa, bao gồm: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa; hợp đồng mua bán hàng hóa và hóa đơn giá trị gia tăng hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; giấy phép vận chuyển của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đối với các loại hàng hóa vận chuyển có điều kiện;

c) Người làm thủ tục, người đăng ký có trách nhiệm xuất trình các loại giấy tờ quy định tại các điểm a, b khoản này khi Biên phòng cửa khẩu cảng yêu cầu.

7. Đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa làm thủ tục, đăng ký đến, đi bằng cách thức điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định của Cơ chế một cửa quốc gia hoặc Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển, người đăng ký không phải nộp các loại giấy tờ quy định tại điểm a khoản 5 Điều này, chỉ xuất trình các loại giấy tờ quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

8. Trong quá trình đăng ký, kiểm soát, kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định thông tin khai báo về phương tiện, thuyền viên, hành khách, hàng hóa không đầy đủ, không chính xác, Đồn trưởng đồn Biên phòng cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng ra quyết định kiểm tra trực tiếp tại phương tiện và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Mục 3. TỪ CHỐI, TẠM HOÃN, CHƯA CHO NHẬP CẢNH XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH TẠI CỬA KHẨU CẢNG

Điều 32. Từ chối, tạm hoãn nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh đối với tàu thuyền

1. Vì lý do quốc phòng, an ninh, các lý do đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội hoặc vì lý do đảm bảo an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc vì lý do khẩn cấp khác, tàu thuyền nước ngoài có thể bị từ chối hoặc tạm hoãn nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; tàu thuyền Việt Nam có thể bị tạm hoãn xuất cảnh qua cửa khẩu cảng.

2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng quyết định từ chối nhập cảnh, quá cảnh hoặc tạm hoãn nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh phải có văn bản nêu rõ lý do gửi Cảng vụ hàng hải hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa nơi tàu thuyền làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

3. Cảng vụ hàng hải hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa có trách nhiệm gửi văn bản thông báo từ chối nhập cảnh, quá cảnh hoặc tạm hoãn nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng và chủ tàu hoặc thuyền trưởng.

Điều 33. Chưa cho nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh đối với thuyền viên, hành khách qua cửa khẩu cảng

1. Chưa cho nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh đối với thuyền viên, hành khách nước ngoài thực hiện theo quy định tại các Điều 21, 22, 28, 29 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014.

2. Tạm hoãn xuất cảnh đối với thuyền viên, hành khách Việt Nam thực hiện theo quy định tại các Điều 21, 22 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ TẠI CỬA KHẨU CẢNG

Điều 34. Bộ Quốc phòng

1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cửa khẩu cảng biển trong quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.

2. Thực hiện kiểm soát xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật tại các cửa khẩu cảng do Bộ Quốc phòng quản lý.

3. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng

a) Chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân cùng cấp, các ngành hữu quan, chính quyền địa phương, doanh nghiệp cảng trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng;

b) Bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ và tiến hành các biện pháp công tác biên phòng để quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng theo quy định của pháp luật và các quy định của Bộ Quốc phòng.

Thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố, phá hoại, các loại tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật tại cửa khẩu cảng theo quy định của pháp luật;

c) Chuyên trách thực hiện thủ tục biên phòng; kiểm tra, giám sát biên phòng; cấp thị thực và các loại giấy phép; đăng ký, kiểm soát, kiểm tra, giám sát đối với người, phương tiện ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng, doanh nghiệp cảng xây dựng, triển khai thực hiện quy chế phối hợp trong đảm bảo an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.

Định kỳ tổ chức giao ban với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, doanh nghiệp cảng và các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương, thông báo tình hình an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.

Hằng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, các lực lượng chức năng, doanh nghiệp cảng sơ, tổng kết tình hình an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng;

đ) Thực hiện công tác đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng theo quy định của pháp luật;

e) Phối hợp với lực lượng Công an cùng cấp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại cửa khẩu cảng.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại cửa khẩu cảng;

g) Tham gia thẩm định những nội dung liên quan đến đảm bảo an ninh, trật tự trong phương án, kế hoạch đảm bảo an ninh cảng biển của doanh nghiệp cảng; tham gia đánh giá, xác nhận kết quả thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh cảng biển của doanh nghiệp cảng; phối hợp với doanh nghiệp cảng trong việc quản lý cán bộ, công nhân viên, người lao động của cảng để bảo đảm an ninh, trật tự tại cảng;

h) Triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát xuất nhập cảnh, cấp các loại giấy phép, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng.

Điều 35. Các bộ, ngành liên quan

Các bộ, ngành liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc phối hợp với Bộ đội Biên phòng trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cửa khẩu cảng

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cửa khẩu cảng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới nơi có cửa khẩu cảng và các lực lượng, cơ quan liên quan ở địa phương phối hợp với Bộ đội Biên phòng trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.

Điều 37. Trách nhiệm phối hợp trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng

1. Tại cửa khẩu cảng, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được bố trí lực lượng, lắp đặt các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật để đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ, nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp cảng.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, doanh nghiệp cảng và lực lượng Công an, chính quyền địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng

a) Thống nhất với Biên phòng cửa khẩu cảng bố trí phòng làm việc có diện tích phù hợp, nguồn cung cấp điện cho Biên phòng cửa khẩu cảng tại cổng ra vào cảng hoặc tại vị trí phù hợp trong cảng để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cảng;

b) Kịp thời thông báo, phối hợp với Biên phòng cửa khẩu cảng khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra tại cảng;

c) Cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cảng khi có yêu cầu của Biên phòng cửa khẩu cảng; phối hợp với Biên phòng cửa khẩu cảng trong việc quản lý cán bộ, công nhân viên, người lao động của cảng và bảo đảm an ninh, trật tự tại cảng;

d) Chấp hành các quy định của Nghị định này, các quy định của pháp luật có liên quan; bảo đảm các điều kiện an ninh, trật tự tại khu vực cầu cảng nơi tàu thuyền neo đậu bốc dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách.

Điều 38. Xây dựng các dự án, công trình tại cửa khẩu cảng

1. Các cơ quan, tổ chức khảo sát, thiết kế, thi công, triển khai thực hiện dự án, công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh hoặc có yếu tố nước ngoài tại cửa khẩu cảng phải thông báo bằng văn bản trước 03 ngày làm việc cho Biên phòng cửa khẩu cảng về danh sách người, phương tiện, thời gian, phạm vi, nội dung hoạt động.

2. Việc xây dựng các dự án, công trình tại cửa khẩu cảng phải đúng quy định pháp luật về xây dựng, không được làm ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình hàng hải, luồng hàng hải, môi trường biển.

3. Khi lập các dự án, công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh hoặc có yếu tố nước ngoài tại cửa khẩu cảng, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sở tại trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Khi triển khai thực hiện các dự án, công trình đã được cấp phép, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an cấp tỉnh, chính quyền địa phương sở tại trước 03 ngày làm việc.

5. Người, phương tiện ra, vào, hoạt động phục vụ xây dựng các dự án, công trình tại cửa khẩu cảng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 8 năm 2017.

2. Bãi bỏ hiệu lực của Nghị định số 50/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng và bãi bỏ Bản khai hàng hóa nguy hiểm trong thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều 6 Quyết định số 10/2016/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển.

3. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục mẫu Giấy phép đi bờ của thuyền viên, Giấy phép xuống tàu, Giấy phép, Danh sách đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu.

Điều 40. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cửa khẩu cảng chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC

CÁC MẪU GIẤY PHÉP ĐI BỜ CỦA THUYỀN VIÊN; GIẤY PHÉP XUỐNG TÀU; GIẤY PHÉP; DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XUỐNG TÀU
(Kèm theo Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ)

Mẫu số 01 Giấy phép xuống tàu thời hạn 12 tháng

Mẫu số 02 Giấy phép xuống tàu thời hạn 03 tháng

Mẫu số 03 Giấy phép

Mẫu số 04 Giấy phép đi bờ của thuyền viên

Mẫu số 05 Danh sách đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu

Mẫu số 01

1. Mẫu

Mặt trước

Mặt sau

BPCK CẢNG…
--------

GIẤY PHÉP XUỐNG TÀU

CHÚ Ý

- Phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam, xuất trình Giấy phép xuống tàu khi qua nơi kiểm soát và chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng tại khu vực tàu neo đậu.

- Giữ gìn bí mật quốc gia.

- Không mua bán, trao đổi hàng hóa với thuyền viên, hành khách nước ngoài.

- Không vận chuyển thư từ, tài liệu, hàng hóa trái phép lên xuống tàu.

- Khi thay đổi công tác hoặc Giấy phép xuống tàu hết hạn phải trả lại giấy phép cho cơ quan cấp.

Số: ……./GPXT

Ngày hết hạn:

HỌ VÀ TÊN:

NĂM SINH:

QUỐC TỊCH:

CƠ QUAN:

Được phép xuống tàu nước ngoài neo đậu tại …………………..

Ảnh
(2 x 3)

Ngày tháng năm
CHỈ HUY ĐƠN VỊ

2. Quy cách

- Kích thước: 6,5 cm x 8,5 cm (± 0,5 mm).

- Loại giấy trắng: ≥ 80%.

- Độ dày của giấy: ≥ 120 g/m2.

- Đóng khung cỡ 4 ½ pt cách đều mép giấy 1 mm.

3. Kiểu chữ

a) Mặt trước:

- “BPCK CẢNG…”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, cỡ 9.

- “GIẤY PHÉP XUỐNG TÀU”: In kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 12.

- “Số: /GPXT”: In kiểu chữ Arial, đứng, cỡ 9.

- “Ngày hết hạn”: In kiểu chữ Arial thường, nghiêng, cỡ 9.

- “HỌ VÀ TÊN”, “NĂM SINH”, “QUỐC TỊCH”, “CƠ QUAN”: In kiểu chữ Arial hoa, đứng, cỡ 8.

- “Được phép xuống tàu nước ngoài neo đậu tại cảng...”: In kiểu chữ Arial thường, đứng, cỡ 9.

- “Ngày tháng năm”: In kiểu chữ Arial thường, đứng, cỡ 9.

- “CHỈ HUY ĐƠN VỊ”: In kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 10.

b) Mặt sau:

- “CHÚ Ý”: In kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 12.

- Nội dung còn lại: In kiểu chữ Arial thường, đứng, cỡ 9.

4. Nội dung và bố cục

Như trình bày tại mẫu trên

Mẫu số 02

1. Mẫu

Mặt trước

Mặt sau

BPCK CẢNG…
--------

GIẤY PHÉP XUỐNG TÀU

CHÚ Ý

- Phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam, xuất trình Giấy phép xuống tàu kèm CMND/hộ chiếu khi qua nơi kiểm soát và chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng tại khu vực tàu neo đậu.

- Giữ gìn bí mật quốc gia.

- Không mua bán, trao đổi hàng hóa với thuyền viên, hành khách nước ngoài.

- Không vận chuyển thư từ, tài liệu, hàng hóa trái phép lên xuống tàu.

- Khi thay đổi công tác hoặc Giấy phép xuống tàu hết hạn phải trả lại giấy phép cho cơ quan cấp.

Số: ……./GPXT

Ngày hết hạn:

HỌ VÀ TÊN:

NĂM SINH:

QUỐC TỊCH:

SỐ CMND/HỘ CHIẾU

CƠ QUAN:

Được phép xuống tàu nước ngoài neo đậu tại: …………………..

Ngày tháng năm
CHỈ HUY ĐƠN VỊ

2. Quy cách

- Kích thước: 6,5 cm x 8,5 cm (± 0,5 mm).

- Loại giấy trắng: ≥ 80%.

- Độ dày của giấy: ≥ 120 g/m2.

- Đóng khung cỡ 4 ½ pt cách đều mép giấy 1 mm.

3. Kiểu chữ

a) Mặt trước:

- “BPCK CẢNG…”: In kiểu chữ Arial hoa, đứng, cỡ 9.

- “GIẤY PHÉP XUỐNG TÀU”: In kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 12.

- “Số: ……./GPXT”: In kiểu chữ Arial, đứng, cỡ 9.

- “Ngày hết hạn”: In kiểu chữ Arial thường, nghiêng, cỡ 9.

- “HỌ VÀ TÊN”, “NĂM SINH”, “QUỐC TỊCH”, “CƠ QUAN”, “SỐ CMND/HỘ CHIẾU”: In kiểu chữ Arial hoa, đứng, cỡ 8.

- “Được phép xuống tàu nước ngoài neo đậu tại...”: In kiểu chữ Arial thường, đứng, cỡ 9.

- “Ngày tháng năm”: In kiểu chữ Arial thường, đứng, cỡ 9.

- “CHỈ HUY ĐƠN VỊ”: In kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 10.

b) Mặt sau:

- “CHÚ Ý”: In kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 12.

- Nội dung còn lại: In kiểu chữ Arial thường, đứng, cỡ 9.

4. Nội dung và bố cục

Như trình bày tại mẫu trên

Mẫu số 03

1. Mẫu

BPCK CẢNG…………….
-------

GIẤY PHÉP-PERMIT

Số: …../GP

Ngày hết hạn/Date of expiry:

Họ và tên/Full name:

Quốc tịch/Nationality:

Số GCM-HC/ID-Passport N°:

Địa chỉ-Tên, ĐK phương tiện:

Address/Ship’s name/Reg. No:

Được phép/ Is Allowed:

Phạm vi/Scope:
____________

Lưu ý: Xuất trình Giấy phép kèm CMND/Hộ chiếu, hồ sơ phương tiện cập mạn và chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng tại khu vực hoạt động

Ngày tháng năm
CHỈ HUY ĐƠN VỊ

2. Quy cách

- Kích thước: 08 cm x 12 cm (± 0,5 mm).

- Loại giấy trắng: ≥ 80%.

- Độ dầy của giấy: ≥ 80 gms.

- Đóng khung cỡ 4 ½ pt cách đều mép giấy 1 mm.

3. Kiểu chữ

- “BPCK CẢNG”: In kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 10.

- “GIẤY PHÉP-PERMIT”: In kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 13.

- “Số: /GP”: in kiểu chữ Arial, cỡ 10.

- “Ngày hết hạn/ Date of expiry”: In kiểu chữ Arial thường, nghiêng, cỡ 10.

- Các mục còn lại: In kiểu chữ Arial thường, cỡ 9.

- Mục lưu ý in kiểu chữ Arial thường, nghiêng, cỡ 8.

- “Ngày tháng năm”: In kiểu chữ Arial thường, cỡ 10.

- “CHỈ HUY ĐƠN VỊ”: In kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 10.

4. Nội dung và bố cục

Như trình bày tại mẫu trên.

Mẫu số 04

1. Mẫu

BPCK CẢNG ……….
---------

GIẤY PHÉP ĐI BỜ CỦA THUYỀN VIÊN
SHOREPASS

Số/N°: / /TV

A00000013

Tên tàu/Ship’s name:

Ngày đến cảng/Date of arrival:

Họ tên/Full name:

Năm sinh/Date of birth: Quốc tịch/Nationality:

Số hộ chiếu/Passport N°:

Phạm vi tỉnh (TP)/Scope Province (City):

Đến/To 24.00 hằng ngày/daily.

_______

Note:

This shorepass should be presented with the passport to the border security office when disembark or embark.

Ngày tháng năm

CHỈ HUY ĐƠN VỊ

2. Quy cách

- Kích thước: 8 cm x 12 cm (± 0,5 mm).

- Loại giấy trắng: ≥ 80%.

- Độ dầy của giấy: ≥ 80 gms.

- Đóng khung cỡ 4 ½ pt cách đều mép giấy 2 mm màu xanh lá cây nhạt, nền in hình quốc huy ở giữa kèm hoa văn bảo vệ sắp xếp theo hướng đồng tâm.

3. Kiểu chữ

- “BPCK CẢNG”: In kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 11 pt.

- “GIẤY PHÉP ĐI BỜ CỦA THUYỀN VIÊN”: In kiểu chữ Arial hoa, đậm, cỡ 14 pt.

- “SHOREPASS”: In kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 10 pt.

- Nội dung các mục in kiểu chữ Arial đứng, thường, cỡ 10 pt.

- Mục lưu ý in kiểu chữ Arial nghiêng thường, cỡ 8 pt.

4. Nội dung và bố cục

Như trình bày tại mẫu trên

Mẫu số 05

TÊN CƠ QUAN
DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /

...(1)..., ngày tháng năm 20...

DANH SÁCH

Đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu

TT

Họ và tên

Quốc tịch

Nơi sinh

Ngày, tháng, năm sinh

Chức vụ

Số giấy tờ tùy thân
..(2)..

Thời hạn hợp đồng lao động

Ghi chú

Loại giấy tờ

Ngày cấp

Ngày hết hạn

1

2

Nơi nhận:
- BPCK cảng ..(3)..;
- Lưu:

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Địa danh;

(2) Số của một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;

(3) Tên đơn vị BPCK cảng nơi đề nghị cấp giấy phép xuống tàu.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness  
---------------

No. 77/2017/ND-CP

Hanoi, July 03, 2017

 

DECREE

ON MANAGEMENT AND PROTECTION OF SECURITY AT PORT CHECKPOINTS

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Vietnam Maritime Code dated November 25, 2015;

Pursuant to the Law on Immigration, transit and residence of foreigners in Vietnam dated June 16, 2014;

Pursuant to the Law on Inland waterway transport dated June 15, 2004 and the Law on amendments to certain articles of the Law on Inland waterway transport dated June 17, 2014;

Pursuant to the Law on the Sea of Vietnam dated June 21, 2012;

Pursuant to the Law on National borders dated June 17, 2003;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the request of the Minister of National Defense;

The Government promulgates a Decree on management and protection of security at port checkpoints.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Decree deals with:

a) Border guard procedures; border guard inspection and supervision; granting visas, shore passes to seamen, disembarkation cards and permits granted by border guard officers at port checkpoints;

b) Management of activities related to security of Vietnamese, foreigners, Vietnamese vessels, vessels having ensigns of foreign countries (hereinafter referred to as "foreign vessels") and other Vietnamese or foreign vehicles at port checkpoints;

c) Responsibilities of ministries and People’s Committees of provinces/central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial People’s Committees”) where port checkpoints are located, state authorities responsible for the management of ports; law enforcement forces, local authorities and port-operating enterprises in the management and protection of security at port checkpoints.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Military ports used for commercial purposes shall be regulated by this Decree and regulations of relevant law.

Article 2. Regulated entities

1. Authorities, organizations, individuals, vessels and other vehicles of Vietnam or foreign countries entering, leaving and operating at port checkpoints.

2. This Decree does not apply to foreign military ships entering the Socialist Republic of Vietnam; vessels and other vehicles of the Vietnamese army and police performing national security duties at port checkpoints.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:

1. “port checkpoint” is either a seaport checkpoint or inland port checkpoint:

a) “seaport checkpoint” means the area of seaport and wharf; offshore oil terminals opened by the Ministry of Transport or the Vietnam Maritime Administration within its competence according to regulations of law on allowing Vietnamese or foreign vessels to enter or leave for material handling, embarkation or disembarkation and other activities.

A seaport checkpoint is either an inland water port, inland water wharf or fishing port located in waters of the seaport.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

An inland port checkpoint includes every inland wharf whose waters are located within the waters of the inland port checkpoint.

2. “inbound vessel” means a Vietnamese or foreign vessel that enters Vietnam’s territorial waters through the maritime boundary of Vietnam, except for the innocent passage specified in Article 23 of the Law on the Sea of Vietnam dated June 21, 2012.

3. “outbound vessel” means a Vietnamese that leaves territorial waters of Vietnam or a foreign vessel that leaves through the maritime boundary of Vietnam, except for the innocent passage specified in Article 23 of the Law on the Sea of Vietnam dated June 21, 2012.

4. “vessel in transit” means a foreign vessel that going through the maritime boundary of Vietnam on the way to a third country, except for the passage not violating regulations specified in Article 23 of the Law on the Sea of Vietnam dated June 21, 2012;

5. “port-transfer vessel” means a foreign vessel or a Vietnamese vessel having foreign seamen and foreign passengers that have completed entry procedures on a port checkpoint of Vietnam and then leaving for another.

6. "port border guards" are affiliated to headquarters of provincial border guard, including port border guard headquarters and port border guard stations.

7. “state authorities responsible for port management” include port border guards, customs, provincial Maritime Administration Authorities at checkpoints, provincial Inland Waterway Port Authorities, international health quarantine centers, animal quarantine centers and plant quarantine centers.

8. “border guard procedures at port checkpoints” means procedures for how to make applications, requirements for applicants and port border guard that they have to satisfy to handle issues for Vietnamese people and vessels entering or leaving; or foreign people and vessels transiting or transferring port checkpoints.

Border guard procedures include immigration procedures, transit procedures, procedures for departing from and entering port checkpoints.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. “manual border guard procedures” means physical applications are declared by applicants and processed by port border guards.

11. “border guard inspection and supervision” means port border guard officers taking professional measures to check, assess and identify validity of documents and people and vehicles entering and leaving port checkpoints for national security purposes.

12. “permits” specified in Point a Clause 1 Article 1 herein are types of documents granted by port border guards to allow Vietnamese and foreigners to disembark from foreign vessels, foreigners to disembark from Vietnamese vessels anchored to ports for carrying out activities related to mass media, research and visits; Vietnamese or foreigners to control vehicles anchored to foreign vessels; foreign seamen to stay overnight onshore or move to other vessels anchored to ports.

13. “stowaway” is a person who hides in a vessel or cargo loaded onto a vessel without any permission granted by a shipowner, a shipmaster or any other responsible person and detected in the vessel before it leaves the port, during the voyage or in the cargo while unloading at the arrival port.

Chapter II

BORDER GUARD PROCEDURES; BORDER GUARD INSPECTION AND SUPERVISION; GRANTING VISAS AND PERMITS GRANTED BY BORDER GUARD OFFICERS AT PORT CHECKPOINTS

Section 1. BORDER GUARD PROCEDURES

Subsection 1. APPLICATION OF BORDER GUARD PROCEDURES TOWARDS INBOUND AND OUTBOUND VESSELS, VESSELS IN TRANSIT AND PORT-TRANSFER VESSELS

Article 4. Inbound vessels

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Outbound vessels

1. Outbound foreign vessels, seamen and passengers thereon before leaving the maritime boundary of Vietnam shall follow exit procedures at the final port checkpoint where the vessels depart.

2. Outbound Vietnamese vessels, seamen and passengers thereon before leaving the territorial waters of Vietnam shall follow exit procedures at the final checkpoint where the vessels depart.

Article 6. Vessels in transit

1. Vessels in transit shall follow transit procedures when entering the maritime boundary of Vietnam.

2. During the transit period, on the way of transit, the shipmaster shall be responsible for the management of seamen, passengers and cargo on the vessel and maintaining the sealing status and the border guard records; shall not let people disembark, leave vessels or anchored to vehicles and carry out other activities without permission granted by competent Vietnamese authorities, except for officials, employees and means of State authorities specialized in ports, pilots, applicants carrying out procedures for performing their tasks and medical officers disembarking from the vessel to provide first aids for seamen and passengers.

Article 7. Port-transfer vessels

Procedures for a port-transfer vessel shall include:

1. Procedures for departing from a Vietnamese port checkpoint for another.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Subsection 2. TIME FOR COMPLETING BORDER GUARD PROCEDURES; RESPONSIBILITIES IN FOLLOWING BORDER GUARD PROCEDURES

Article 8. Time for completing border guard procedures

1. In case of vessels

a) The completion of electronic border guard procedures shall be determined from the day on which applicants receive the confirmation of successful electronic border guard procedures in case of inbound/outbound vessels, vessels in transit or port-transfer vessels;

b) The completion of manual border guard procedures shall be determined from the day on which port border guard officers verify a common declaration form in case of inbound, outbound or vessels in transit; seal documents on the vessel departing from a Vietnamese port checkpoint for another; receive and conduct inspections of documents of the vessel arriving at a Vietnamese port checkpoint from another.

2. In case of seamen and passengers

a) The completion of electronic border guard procedures towards foreign seamen shall be determined from the day on which they receive the confirmation of successful electronic border guard procedures in case of inbound/outbound vessels, vessels in transit or port-transfer vessels;

b) The completion of manual border guard procedures towards foreign seamen shall be determined from the day on which port border guard officers finish verifying such procedures for the list of seamen;

c) The completion of border guard procedures towards Vietnamese seamen and passengers shall be determined from the day on which port border guard officers finish verifying such procedures for passport of seamen and passengers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Responsibilities of port border guards

a) Carry out border guard procedures around the clock;

b) Receive, conduct inspections of the validity and verify documents submitted by the applicant;

c) Return the application to the applicant after completing border guard procedures, except for a decision on suspension of exhibits or equipment used for committing violations against such application to ensure actions against violations or suspend the application until the violator complies with the handling imposed by a competent authority;

d) Receive and process the request made by the applicant within their competence.

2. Responsibilities of each applicant

a) Declare and submit documents prescribed herein and other regulations of relevant law;

b) Carry out decisions and requests made by port border guards during the process of border guard procedures;

c) If a stowaway is found in the vessel before, during or after border guard procedures are processed, the shipmaster shall impose necessary preventative measures in case of particular requirements to make the application, protect documents and exhibits, manage, control strictly stowaways, and promptly request port border guards to cooperate with competent authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Border guard procedures processed through the national single-window system

1. Electronic border guard procedures shall be processed through the national single-window system according to regulations of law on the national single-window system.

2. If the national single-window system is not operational, the applicant shall carry out electronic border guard procedures through the website of seaport border guard procedures prescribed by the Prime Minister or manual procedures specified in Articles 12, 13, 14, 15, 16 and 17 herein.

Article 11. Entities eligible to follow electronic border guard procedures

1. Inbound or outbound Vietnamese vessels.

2. Inbound/outbound foreign vessels, foreign vessels in transit or port-transfer foreign vessels.

3. Vessels having licenses or permits granted by a Vietnamese licensing authority to arrive at the port, including:

a) Foreign vessels having engine running by nuclear power or vessels transporting radioactive substances;

b) Foreign vessels arriving at the port to carry out activities related to scientific research, culture, sports, fishery, rescue, finding sunk assets, pilot, construction, surveying and repair of sea works;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Foreign seamen travelling on inbound/outbound foreign vessels, foreign vessels in transit or port-transfer foreign vessels.

5. Vessels and seamen carrying out manual border guard procedures specified in Clause 1 and Clause 4 Article 12 herein and carrying out electronic border guard procedures when border guard officers and relevant state authorities satisfy the information technology infrastructure and requirements for professional management.

Section 4. MANUAL BORDER GUARD PROCEDURES

Article 12. Entities eligible to follow manual border guard procedures

2. Foreign vessels finding shelters, rescuing injured seamen or passengers due to storms.

3. Vessels failing to carry out electronic border guard procedures due to errors of the website of the national single-window system or the website of seaport border guard procedures.

4. Vietnamese seamen.

5. Vietnamese and foreign passengers.

Article 13. Manual border guard procedures followed by inbound, outbound and vessels in transit

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) At a head office or representative office of the provincial Maritime Administration Authority or Inland Waterway Port Authority;

b) On a vessel according to regulations of law on the management of maritime activities;

c) Apart from cases of carrying out procedures on the vessel according to regulations of law on the management of maritime activities, port border guards shall report the following cases to the provincial Maritime Administration Authority or Inland Waterway Port Authority:

There is a stowaway;

The vessel commits violations against regulations of law on security and orders;

There is proof of wrong declaration of seamen or passengers;

There is proof of seamen or passengers using passports or fake international travel documents to immigrate or transit.

2. Time limit for carrying out border guard procedures and necessary documents are prescribed by regulations of law on the management of maritime activities.

3. Each foreign seaman shall present a seaman’s book to carry out enter, exit or transit procedures if:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The passport or international travel document expires.

4. While carrying out exit procedures for the vessel, the applicant shall submit the shore pass (if any) to the port border guard, except for the seaman traveling on the vessel specified in Point b Clause 2 Article 23 herein.

Article 14. Manual border guard procedures followed by port-transfer vessels

1. Location: See provisions in Clause 1 Article 13 herein.

2. When a vessel departs from a Vietnamese port checkpoint for another

a) Time limit for carrying out border guard procedures and relevant application shall be submitted according to regulations of law on the management of maritime activities.

b) While carrying out procedures for departing from a Vietnamese port checkpoint for another, the applicant shall submit the shore pass (if any) to the border guard, except for the seaman traveling on the vessel specified in Point b Clause 2 Article 23 herein.

3. When a vessel arrives at a Vietnamese port checkpoint from another

a) The applicant shall submit the application for port transfer to the border guard at the departure port to the border guard at the arrival port within 2 hours after the vessel arrives or is securely anchored at the wharf; within 4 hours after the vessel arrives or is securely anchored at another position in the waters of the port.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 15. Manual border guard procedures followed by vessels, seamen and passengers travelling on international cruise ships

1. Apart from the compliance with provisions of Article 13 herein, within 12 hours before the vessel arrives at the port, an international travel company of passengers shall submit the following documents to the port border guard:

a) An original of the tourist schedule for passengers;

b) A copy of the international tour operator license (for the first time welcoming passengers at the port);

c) An original of the written response to the application for the visa at the international checkpoint granted by the provincial Immigration Department of the Ministry of Public Security (hereinafter referred to as “written response”), except for passengers holding Vietnamese visas and those whose Vietnamese visas are exempted (if passengers submitting applications for visas granted at the port checkpoint).

If there is insufficient time for submitting the original at the request of the international travel company, the port border guard shall allow the company to submit the original by fax or its copy to complete procedures for passengers; within 3 days from the day on which the faxed copy or original's copy, the company shall submit the original of the written response granted to the port border guard.

If the company submits applications for visas granted to passengers at a port checkpoint but the vessel arrives at another, the port border guard at the arrival checkpoint shall receive the written response and grant visas to passengers and procedures for re-approve the personnel are not required.

2. The port border guard shall grant visas to passengers travelling on the vessel according to regulations of law on immigration.

3. In case of a foreign cruise ship having a license to carry domestic tourists among port checkpoints of Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The applicant shall submit the port border guard a copy of the license granted by a competent authority of Vietnam to allow the cruise ship to carry domestic tourists among ports of Vietnam.

The travel company shall submit an original of the tourist schedule for domestic tourists and an original of the list of passengers to the port border guard.

b) The domestic tourist shall give the following documents to the port border guard when disembarking the vessel:

An identification card, passport or document equivalent to the passport if the tourist is a Vietnamese.

Article 16. Manual border guard procedures followed by sailboats, sport boats, yachts and people thereon

1. Required location, applications and time limit for following procedures shall be subject to the provision of Article 13 herein.

2. A person travelling on sailboats, sport boats or yachts having no seaman’s passport or seaman’s book and not properly manned according to regulations of law on maritime shall have a passport or international travel document; a visa granted by a competent state authority when entering Vietnam, unless such person is entitled to exemption from the visa for entry into Vietnam.

3. The person travelling on sailboats, sport boats or yachts having seaman’s passport or seaman’s book and properly manned according to regulations of law on maritime, border guard procedures and shore pass activities shall apply to seamen.

Article 17. Border guard procedures followed by fishing vessels, seamen and passengers thereon when exploiting aquatic products in territorial waters beyond that of Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Location: See provisions in Point a Clause 1 Article 13 herein.

3. Required applications:

a) Documents that the applicant shall submit:

Exit: 2 originals of each of the general declaration, list of seamen, list of passengers (if any), declaration on weapons and explosives (if any) and declaration on stowaways (if any).

Entry: 1 original of each of the above-mentioned documents.

The specimens of such documents shall be made according to regulations of law on the management of maritime activities.

b) Documents that the applicant shall present:

Exit: 1 original of each of the permit for the fishing vessel to exploit aquatic products in the territorial waters beyond that of Vietnam granted by the Directorate of Fisheries affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development; popular passport and seaman’s book for the fishing vessel of the seaman; and passport of each passenger (if any).

Entry: 1 original of each of the popular passport and seaman’s book for the fishing vessel of the seaman; and passport of each passenger (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Time limit:

a) Within 12 hours before the vessel departs and after it arrives, the applicant shall submit and present the documents specified in Points a and b Clause 3 this Article to the port border guard;

a) Within 1 hour from the time all required documents are received, the port border guard shall complete exit and entry procedures for vessels, seamen and passengers (if any).

Section 2. BORDER GUARD INSPECTION AND SUPERVISION

Article 18. Subjects inspected and supervised by port border guards

1. Vietnamese vessels entering or leaving; foreign vessels entering, leaving, transiting or port-transferring; Vietnamese vessels operating inland within the port checkpoint; other Vietnamese and foreign vehicles entering, leaving or operating in the port checkpoint.

2. Foreign vessels enter the checkpoint to anchor, need repairing at a shipyard, reforming or repairing beyond the port checkpoint.

3. Vietnamese people and foreigners entering, leaving or operating at the port checkpoint.

4. Documents belonging to each person and the vessel that enters, leaves or operates at the port checkpoint, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The passport or international travel document if the person is a foreigner; passport or a document equivalent to the passport, or identification card if the person is a Vietnamese citizen;

c) Practice certificates or cards corresponding to the purposes at the port checkpoint of the Vietnamese and foreigner;

d) The permit that a Vietnamese competent authority grants to the vessel and other vehicles entering or operating at the port checkpoint in the field in which permit granting is required according to regulations of law.

Article 19. Contents of border guard inspection and supervision

1. Conduct inspections of the validity of the documents specified in Clause 4 Article 18 herein.

2. Carry out inspections of actual seamen and passengers on the vessel.

3. Supervise activities of people and operation of the vessel and other Vietnamese or foreign vehicles stipulated in Clauses 1, 2 and 3 Article 18 herein.

Article 20. How to carry out border guard inspection and supervision

1. Check and compare information about the electronic or physical declaration submitted by the applicant to documents presented by him/her.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Check and compare information of the documents specified in Points c and d Clause 4 Article 18 herein to the activities of people and operation of vehicles to which such documents are granted to.

4. Carry out on-board inspection and supervision if:

a) The vessel carries foreign tourists;

b) The vessel or people thereon commit violations against regulations of law on immigration and security;

If the vessel or people thereon commit violations against regulations of law on customs, maritime and epidemic prevention and control, the port border guard shall conduct on-board inspection and supervision at the request of state authorities responsible for port management;

c) There is a stowaway;

d) There is proof of wrong declaration on the vessel, seamen or passengers;

dd) The inspection and supervision of the vessel need to be carried out upon the request of the shipowner or the shipmaster;

e) Leader of the port border guard station and head of port border guard shall make a decision on carrying out on-board inspection and supervision and take responsibility for their decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Supervise directly at the port gate and control station.

7. Supervise by using technical equipment.

8. Carry out foot patrol and control.

9. Take professional actions according to regulations of law.

Section 3. ISSUANCE OF VISAS AND PERMITS

Article 21. Permits granted by port border guards

1. Vietnamese visa.

2. Disembarkation cards:

a) The 12-month disembarkation card shall be made according to the Specimen No. 1 of the Appendix attached hereto;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The permit shall be made according to the Specimen No. 3 of the Appendix attached hereto.

4. The seaman’s shore pass shall be made according to the Specimen No. 4 of the Appendix attached hereto.

Article 22. Issuance of visas

1. The port border guard shall grant visas according to provisions of Article 18 of the Law on Immigration, transit and residence of foreigners in Vietnam dated June 16, 2014.

2. If there is insufficient time for submitting the original of the written response, upon the written request of the applicant, the port border guard shall allow the applicant to submit the faxed copy or the original’s copy to follow procedures for issuance of the visa and within 3 days from the day on which the faxed copy or the original’s copy is submitted, the applicant shall submit the original of the written response to the port border guard.

3. As soon as all required documents on application for the visa submitted and presented by the applicant, the port border guard shall check and compare such documents and consider granting the visa at the port border guard’s headquarters or on board the vessel carrying foreign tourists.

4. Subjects and procedures for electronic visa issuance shall be carried out in accordance with regulations of law on electronic visa issuance.

Article 23. Issuance of shore passes to seamen

1. Entities eligible for the issuance of shore passes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Validity of shore passes

a) The shore pass is valid for only one voyage of the vessel;

b) In case of a foreign seaman going on a vessel with daily voyage and the vessel operating at the territorial waters beyond the waters of the port checkpoint, at the request of the shipmaster, the port border guard shall allow the seaman to use the shore pass for multiple voyages with the maximum duration of 1 month from the day on which the shore pass is issued;

c) The person responsible for carrying out procedures shall revoke expired shore passes to transfer them to the port border guard.

3. Procedures for issuance of shore passes

a) The person responsible for carrying out procedures shall register the shore pass for the seaman in the remarks of the general declaration.

If the seaman's information has not been registered in the general declaration but the seaman wishes to go ashore, the shipmaster shall make a request to the port border guard;

b) As soon as the request to allow the seaman to go ashore is received, the port border guard shall grant the shore pass to the seaman at the port border guard's headquarters;

c) The charge for granting the seaman’s shore pass shall be subject to regulations of law on fees and charges.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Entities that are granted disembarkation cards

a) The 12-month disembarkation card:

Such card shall be granted to a Vietnamese or foreigner working for an authority, organization or enterprise that wishes to disembark from the foreign vessel regularly after work within 12 months, except for officials and employees working for state authorities responsible for port management;

b) The 3-month disembarkation card:

Such card shall be granted to a Vietnamese or foreigner working for an authority, organization or enterprise that wishes to disembark from the foreign vessel regularly, a foreigner wishes to disembark from the Vietnamese or foreign vessel within 3 months, except for officials and employees working for state authorities responsible for port management.

2. Validity of disembarkation cards

a) The disembarkation card granted by a port border guard is only valid to use at the port checkpoint where such port border guard in charge.

b) The person that has been granted the disembarkation card commits violations while working at the port checkpoint shall have his/her card revoked.

3. Procedures for issuance of disembarkation cards

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Documents that are required to submit: A written reference or a written response to request the issuance of the disembarkation card made by the authority or enterprise; a list on personal information of the applicant made according to the specimen No. 5 of the Appendix attached hereto; a color photo with the size of 2 cm x 3 cm for the applicant that wishes to apply for the 12-month disembarkation card.

Documents that are required to present: The passport or international travel document if the applicant is a foreigner;

b) As soon as all the required documents specified in Point a this Clause are received, the port border guard shall consider granting the disembarkation card;

c) The charge for granting the disembarkation card shall be subject to regulations of law on fees and charges.

4. The applicant that has been granted the disembarkation card shall comply with regulations of Vietnam law and regulations of the disembarkation card.

5. If the aforesaid documents are rejected, the port border guard shall make a written notification specifying explanation when:

a) The rejection is made for the purposes of national security;

b) The applicant for the disembarkation card is not allowed to leave or has exit procedures postponed; or uses fake or expired identity documents;

c) The rejection is made for the purposes of social safety and orders; epidemic prevention and control.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Entities eligible for the issuance of disembarkation cards

a) Vietnamese people or foreigners disembarking from foreign vessels anchored at the port to carry out activities for the purposes of mass media, scientific research or visits;

b) Foreigners disembarking the Vietnamese vessels anchored at the port to carry out activities for the purposes of mass media, scientific research or visits;

c) Controllers of Vietnamese or foreign vehicles anchored to foreign vessels;

d) Foreigners wishing to stay overnight onshore or disembark from other vessels anchored at the port.

2. Validity of disembarkation cards

a) The disembarkation card granted to the entity specified in Points a, b and c Clause 1 this Article shall be valid within 10 days for a vessel voyage;

b) The disembarkation card granted to the entity specified in Point d Clause 1 this Article shall be valid for a vessel voyage according to the time limit stated in the disembarkation card;

c) The disembarkation card holder shall be only entitled to disembark from the foreign vessel stated in the disembarkation card; shall present the disembarkation card together with identity documents with the number of documents stated in the disembarkation card to supervisors of the port border guard;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Procedures for issuance of disembarkation cards:

a) The applicant for the disembarkation card or representative of authority or enterprise shall submit and present the following documents to the port border guard:

Documents that are required to submit: A written reference or a written response of the authority or enterprise, an invitation or a written request made by the shipmaster.

In case of the authority or enterprise making a request to issue the disembarkation card for 2 people or over: A list of personal information about the applicant for the disembarkation card, including full name, nationality, place and date of birth, position, number of identification card/passport/international travel document.

Documents that are required to present:

The passport or another international travel document if the applicant is the foreigner specified in Points a, b and c Clause 1 this Article.

The identification card, passport or document equivalent to the passport if the applicant is the Vietnamese specified in Points a and c Clause 1 this Article;

b) As soon as all the required documents specified in Point a this Clause are received, the port border guard shall consider granting the disembarkation card;

c) The charge for granting the disembarkation card shall be subject to regulations of law on fees and charges.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. If the aforesaid documents are rejected, the port border guard shall make a written notification specifying explanation when:

a) The rejection is made for the purposes of national security;

b) The applicant for the disembarkation card is not allowed to leave or has exit procedures postponed; or uses fake or expired identity documents;

c) The rejection is made for the purposes of social safety and orders; epidemic prevention and control.

Chapter III

ACTIVITIES OF PEOPLE AND OPERATION OF VEHICLES AT PORT CHECKPOINTS

Section 1. ACTIVITIES OF VIETNAMESE PEOPLE AND FOREIGNERS AT PORT CHECKPOINTS

Article 26. Vietnamese people and foreigners working at port checkpoints

1. Vietnamese people disembarking from the foreign vessel, except for officials and employees perform their duties at state authorities responsible for port management, medical officers disembarking from the foreign vessel to give first aid to seamen or passengers; foreigners disembarking from the foreign or Vietnamese vessel to work or carry out activities while the vessel is anchored at the port checkpoint shall have their disembarkation cards granted by the port border guard according to provisions of Article 24 and Article 25 herein and comply with the inspection and supervision carried out by the port border guard.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The foreigner working at the port checkpoint shall have the passport or international travel document;

b) The foreigner working at the port checkpoint shall comply with inspection and supervision carried out by the border guard, state authorities responsible for port management and relevant law enforcement forces;

c) Within 12 hours before the foreigner coming to work at the port, the authority or enterprise responsible for welcoming such foreigner shall send a written notification to the port border guard of the full name, nationality, number of passport or international travel document; name and address of the foreigner's workplace; start date and end date of work term, details and place of work of the foreigner at the port checkpoint.

3. Vietnamese people and foreigners are not permitted to leave or disembark from the vessel before and while the vessel is being carried out entry procedures or procedures for entering a Vietnamese port checkpoint from another, while and after the vessel is being carried out exit procedures or procedures for departing from a Vietnamese port checkpoint for another, except for officials and employees working for state authorities responsible for port management, pilots, officers performing their duties on carrying out procedures, medical officers disembarking from the vessel to provide medical treatment and examination for seamen and passengers.

4. For the vessel following electronic border guard procedures, right after the vessel is securely anchored at the port, relevant Vietnamese people or foreigners shall be entitled to leave or disembark from the vessel to carry out material handling and activities on schedule until the vessel leaves the port.

5. Seamen and passengers not eligible to enter Vietnam according to regulations of Vietnam law shall not be allowed to leave the vessel, apart from the violations prescribed in Article 28 herein.

The shipmaster shall manage such seamen and passengers on board until the vessel leaves the territorial waters of Vietnam.

Article 27. On-board seamen and passengers that have not carried out entry procedures or procedures for entering a Vietnamese port checkpoint from another and have been given first aid at health facilities of Vietnam

1. Before the vessel arrives at the port, the applicant shall inform the port border guard at the arrival port of the number and health status of seamen or passengers that need providing first aid; the arrival time of the vessel and the location where the vessel is anchored at the port.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In the cases where seamen or passengers discharge from the health facility without returning to the vessel and wish to leave for another port checkpoint, before the vessel leaves the port, the shipmaster shall make a written request for seamen or passengers to leave for another port checkpoint and present their hospital discharge papers or hospital transfer papers to the port border guard in order to carry out exit procedures for them.

4. In the cases where a foreign seaman has been brought to receive first aid at the health facility outside the province where the vessel is anchored, after bringing such seaman to the health facility, the applicant shall go to see the port border guard in carry out procedures for issuance of the visa to the seaman that is not subject to the exemption from the Vietnamese visas.

Article 28. Foreign seamen and passengers that are not eligible to enter Vietnam according to regulations of Vietnam law and have to receive first aid at health facilities of Vietnam

1. After bringing seamen/passengers to the health facility, the shipmaster shall make and send documents with the following details to the port border guard:

a) Declaration on all information and health status of seamen/passengers;

b) Commitment to cover all costs related to medical treatment provided to seamen/passengers, cost of supervision carried out by Vietnamese law enforcement forces and cost of leaving Vietnam after the seamen/passengers discharge from the health facility.

2. The port border guard shall receive documents sent by the shipmaster, make a dossier and shall not carry out entry procedures for seamen/passengers; report to law enforcement forces; appoint officials to carry out supervision while seamen/passengers are being provided with medical treatment.

3. During the medical treatment, seamen/passengers shall not be entitled to leave the health facility and shall create favorable conditions for the port border guard to carry out inspection and supervision.

4. Seamen/passengers enforced to leave after the discharge from the health facility

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) If the vessel has left, seamen/passengers shall be enforced to leave for another port checkpoint according regulations of Vietnam law.

Article 29. Foreign seamen going ashore

1. While the vessel is being anchored at the port checkpoint, everyday, the foreign seaman shall be entitled to go ashore within the province where the vessel is anchored until 12 a.m., shall be exempted from the visa but shall hold the shore pass granted by the port border guard in accordance with provisions of Article 23 herein.

2. The seaman shall be eligible to go ashore after the vessel has been carried out entry procedures or procedures for entering a Vietnamese port checkpoint from another and shall return to the vessel before it is carried out exit procedures or procedures for departing from a Vietnamese port checkpoint for another.

The seaman shall be entitled to go ashore after the vessel is securely anchored at the port if the vessel has been carried out electronic border guard procedures.

The shipmaster shall be responsible for late exit procedures or procedures for departing from a Vietnamese port checkpoint for another because the seaman has gone ashore and has not returned to the vessel.

3. The seaman going ashore or leaving for another checkpoint

a) When going ashore within the province where the vessel is anchored:

The seaman shall hold the shore pass and identity documents that he/she declared and present them while following entry procedures; comply with guidelines and create favorable conditions for inspection and supervision carried out by the port border guard; abide by regulations of relevant Vietnam law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) When going ashore beyond the province where the vessel is anchored or the vessel leaves for another checkpoint:

The seaman shall hold the visa unless he/she is holding the passport subject to exemption from Vietnamese visas and shall comply with regulations of law on immigration. The port border guard shall grant visas according to provisions of Article 22 herein.

If the passport or international travel document of the seaman expires or the seaman has no passport or international travel document, he/she shall utilize the number of seamen to immigrate.

4. The seaman going ashore commits any violation shall be imposed penalties according to regulations of Vietnam law.

Section 2. OPERATION OF VEHICLES AT PORT CHECKPOINTS

Article 30. Vessels and other vehicles operating at port checkpoints

1. Vietnamese vessels entering or leaving; foreign vessels entering, leaving, transiting or port-transferring shall be granted permission by a competent authority of Vietnam and shall pass through the right checkpoints, maritime flows, transit routes and transit areas.

2. Vietnamese and foreign vehicles, apart from vehicles of state authorities responsible for port management and pilots performing their duties, shall not be anchored to vessels before and while such vessels are being carried out entry procedures or procedures for entering one Vietnamese port checkpoint from another, while and after such vessels are carried out exit procedures or procedures for departing from a Vietnamese port checkpoint for another.

For the vessel following electronic border guard procedures, right after the vessel is securely anchored at the port, relevant Vietnamese or foreign vehicles shall be entitled to anchor to another vessel to carry out material handling and activities on schedule until the vessel leaves the port.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 31. Vietnamese vessels operating inland and inland waterway vehicles arriving or leaving port checkpoints

1. Vietnamese vessels operating inland and inland waterway vehicles arriving or leaving the port checkpoint

a) Vietnamese vessels operating inland shall follow entry or exit procedures according to regulations of law on the management of maritime activities and facilitate inspection and supervision carried out by the port border guard while they are being anchored at the port checkpoint;

b) Inland waterway vehicles shall register when they leave and arrive and facilitate inspection and supervision carried out by the port border guard while they are being anchored at the port checkpoint.

2. In the course of leaving, arriving or operating at the port checkpoint, shipmasters of Vietnamese vessels operating inland and inland waterway vehicles shall provide the port border guard with information about vehicles, goods and other information relevant to national security if required.

4. Time limit for carrying out procedures and registration of leaving or arriving of vessels

a) In case of the Vietnamese vessel operating inland: The time limit shall be subject to regulations of law on management of maritime activities;

b) In case of inland waterway vehicles:

Within 2 hours after the inland waterway vehicle is securely anchored at the wharf; within 4 hours after the inland waterway vehicle is securely anchored at another location in the waters of the port, the shipmaster, shipowner or a person authorized (hereinafter referred to as "declarant”) shall apply for registration of inland waterway vehicles arriving at the port.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 30 minutes from the time all required documents submitted or presented by the declarant according to provisions of Clause 5 this Article are received, the port border guard shall complete registration of inland waterway vehicles arriving or leaving the port and shall return a declaration of all documents having stamps affixed that the declarant has submitted according to provision of Point a Clause 5 this Article.

5. Documents submitted and presented by the applicant or declarant to the port border guard while following procedures for leaving or arrival registration for Vietnamese vessels operating inland and inland waterway vehicles

a) Documents required submitting:

In case of the Vietnamese vessel operating inland: documents shall be subject to regulations of law on management of maritime activities.

In case of the inland waterway vehicle: 2 originals of the list of seamen and 2 originals of the list of passengers (if any);

b) Documents required presenting:

For the seaman: The seaman’s book or seaman’s passport.

For the passenger (if any): The passport or international travel document or identification card.

a) The logbook;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The applicant and declarant shall present documents specified in Points a and b this Clause if required by the port border guard.

7. For the Vietnamese vessel operating inland and inland waterway vehicle, procedures and registration of leaving and arrival shall be carried out through the national single-window system according to regulations on the national single-window system or the website of seaport border guard procedures, the declarant shall not submit the document specified in Point a Clause 5 this Article and shall only present the document specified in Point b Clause 5 this Article.

8. In the course of registration, control, inspection and supervision, if the violation committed by the Vietnamese vessel operating inland and inland waterway vehicle is found or there is proof of wrong information about declaration on the vehicle, seamen, passenger or cargoes, the leader of port border guard station or head of port border guard headquarters shall issue a decision on conducting direct inspections of the vehicle and take responsibility for its decision.

Section 3. DENIAL, DELAY AND NOT GRANTING PERMISSION TO ENTER, LEAVE OR TRANSIT AT PORT CHECKPOINTS

Article 32. Denial or delay in entry, leaving or transit of vessels

1. For the purposes of national security, social economics, maritime security, response to environmental pollution or epidemic, due to violations or other emergency reasons, foreign vessels may be denied or delayed entering, leaving or transiting; Vietnamese vessels may be delayed leaving the port checkpoint.

2. State authorities responsible for port management shall make decide whether to deny entering/leaving or delay entering/leaving/transiting and shall make a written explanation and send it to the provincial Maritime Administration Authority or Inland Waterway Port Authority where vessels following entry/leaving/transit procedures and take responsibility for its decision.

3. The provincial Maritime Administration Authority or Inland Waterway Port Authority shall report the denial of entry/transit or delay of entry/leaving/transit to other state authorities responsible for port management and shipowners or shipmasters.

Article 33. Not granting permission to enter, delay of leaving towards seamen or passengers passing through port checkpoints

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Delay of leaving towards Vietnamese seaman and passengers shall comply with provisions of Articles 21 and 22 of the Government’s Decree No. 136/2007/ND-CP dated August 17, 2007 on immigration of Vietnamese citizens.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES FOR THE MANAGEMENT AND PROTECTION OF SECURITY AT PORT CHECKPOINTS

Article 34. The Ministry of National Defense

1. Take charge and cooperate with relevant ministries and each provincial People’s Committees where the port checkpoint is located in managing and protecting security at the port checkpoint.

2. Control the immigration at port checkpoints managed by the Ministry of National Defense.

3. Direct border guard forces.

a) Take charge and cooperate with the police with the same level, relevant authorities, local authorities and port-operating enterprises in managing and protecting security at port checkpoints;

b) Allocate and using forces, equipment, weapons and support tools and carry out border guard activities to manage and protect security at port checkpoints according to regulations of law and the Ministry of National Defense.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Take charge of following border guard procedures; carrying out border guard inspection and supervision; granting visas and permits; registering, controlling and carrying out inspection and supervision of people an vehicles entering, leaving or operating at port checkpoints according to provisions herein and regulations of relevant law;

d) Take charge and cooperate with law enforcement forces and forces and port-operating enterprises in developing and implementing the cooperation mechanism in ensuring security at port checkpoints.

Handle duties periodically to state authorities responsible for port management, port-operating enterprises, law enforcement forces and local authorities to provide information about security at port checkpoints.

Take charge and cooperate with state authorities responsible for port management, law enforcement forces and port-operating enterprises in summarizing security at port checkpoints every year;

dd) Carry out the work of defense and border-guard external relations;

e) Cooperate with the police at the same level in carrying out state management of immigration and transit towards foreigners at port checkpoints.

Take charge and cooperate with law enforcement forces and units in response to violations against regulations of law on immigration and transit at port checkpoints;

g) Assess contents related to the assurance of security in the plan for ensuring security at checkpoints made by port-operating enterprises; assess and confirm results of plans for ensuring security at checkpoints made by port-operating enterprises; cooperate with port-operating enterprises in managing port officials and staff to ensure security at ports;

h) Apply information technology to the control of immigration, granting permits, administrative reforms to create favorable conditions for people and vehicles entering, leaving and operating at port checkpoints.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Relevant ministries within their competence shall direct and instruct affiliated state authorities to cooperate with border guards in managing and protecting security at port checkpoints and taking strict actions against violations.

Article 36. Provincial People’s Committees where port checkpoints are located

Each provincial People’s Committee where the port checkpoint is located within its competence shall direct and provide guidelines for the inferior People's Committee where the port checkpoint is located and relevant forces and authorities at the province to cooperate with the body guard in managing and protecting security at the port checkpoint.

Article 37. Responsibilities for cooperating in managing and protecting security at port checkpoints

1. At port checkpoints, state authorities shall allocate the personnel, install facility and technical means to meet professional requirements provide that the operation of port-operating enterprises is normal.

2. State authorities responsible for port management, port-operating enterprises, police forces and local authorities with their competence shall cooperate with border guards in managing and protecting security at port checkpoints.

3. Responsibilities of port-operating enterprises

a) Ensure consistency with port border guards to arrange offices with proper area and supply power for port border guards at each port gate or at a appropriate position at each port to carrying out inspections, supervision and management and protection of security at the port;

b) Promptly report and cooperate with port border guards if there is any issue related to security at ports arising;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Comply with provisions state herein and regulations of relevant law; satisfy requirements for security at wharves where vessels are anchored to carry out material handling or carry passengers.

Article 38. Development of projects and construction works at port checkpoints

1. Authorities and organizations responsible for carrying out surveys, design, construction or execution of a project or construction work relevant to national security involving foreign elements at the port checkpoint shall make a written notification to the port border guard within 3 working days in advance of the list of people, vehicles, time, scope and details of operation.

3. When developing the project or construction work related to national security or foreign elements at the port checkpoint, the local authority responsible for construction shall obtain written approvals of the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, relevant ministries and provincial People’s Committee before submitting such project or construction work to a competent authority for approval.

4. When carrying out approved project or construction work, the investor shall make a report to the provincial Military Command, border guard headquarters, police and local authority within 3 working days in advance.

5. People and vehicles entering, leaving or operating to serve the development of projects and construction works at port checkpoints shall facilitate inspection and supervision carried out by port border guards.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 39. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Government’s Decree No. 50/2008/ND-CP dated April 21, 2008 on management and protection of security at port checkpoints and the Declaration of dangerous goods while carrying out electronic border guard procedures specified in Points a and b Clause 5 Article 6 of the Decision No. 10/2016/QD-TTg dated March 03, 2016 by the Prime Minister on application of electronic border guard procedures at seaports shall be superseded by this Circular from the date of its entry into force.

3. The specimens of the shore pass of seamen, disembarkation card, permit and the list of request for issuance of the disembarkation card shall be specified in the Appendix attached hereto.

Article 40. Responsibilities for implementation

1. The Ministry of National Defense shall take charge and cooperate with relevant ministries in implementing this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial authorities, heads of governmental authorities and Chairpersons of provincial People’s Committees having port checkpoints shall implement this Decree.

 

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 77/2017/NĐ-CP ngày 03/07/2017 quy định quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


42.258

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.158.193
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!