Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 05/2007/TT-BXD hướng dẫn lập quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Số hiệu: 05/2007/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Đinh Tiến Dũng
Ngày ban hành: 25/07/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
********

Số: 05/2007/TT-BXD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2007

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ  XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng.

Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

2. Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước.

3. Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường.

4. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

5. Thông tư này quy định việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là vốn ODA), vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của Nhà nước. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư quyết định việc vận dụng những quy định của Thông tư này.

Đối với dự án sử dụng vốn ODA, nếu Điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có những quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình khác với quy định của Thông tư này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó.

II. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN VÀ DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1. Nội dung tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình

Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công.

Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.

1.1.1. Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

1.1.2. Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí liên quan.

1.1.3. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất,... ; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư.

1.1.4. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

- Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc;

- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;

- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;

- Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;

- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;

- Chi phí tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác.

Trong trường hợp chủ đầu tư chưa đủ căn cứ để xác định chi phí quản lý dự án (chưa thể xác định được tổng mức đầu tư của dự án) nhưng cần triển khai các công việc chuẩn bị dự án thì chủ đầu tư lập dự toán chi phí cho công việc này để trình người quyết định đầu tư phê duyệt làm cơ sở dự trù kế hoạch vốn và triển khai thực hiện công việc. Các chi phí trên sẽ được tính trong chi phí quản lý dự án của tổng mức đầu tư.

1.1.5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:

- Chi phí khảo sát xây dựng;

- Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc;

- Chi phí thiết kế xây dựng công trình;

- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình;

- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng thầu xây dựng;

- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị;

- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;

- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng,...

- Chi phí tư vấn quản lý dự án;

- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;

- Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

- Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời gian thực hiện trên 3 năm;

- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.

1.1.6. Chi phí khác là các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên, bao gồm:

- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư;

- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;

- Chi phí bảo hiểm công trình;

- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;

- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;

- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;

- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

- Các khoản phí và lệ phí theo quy định;

- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được;

- Một số chi phí khác.

Một số chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc chưa tính được ngay thì được tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư.

1.1.7. Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

Đối với các dự án có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

Đối với các dự án có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố:

- Dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng 5% tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

- Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình theo từng khu vực xây dựng.

Chỉ số giá xây dựng dùng để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính bình quân của không ít hơn 3 năm gần nhất và phải kể đến khả năng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế. Thời gian để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá là thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.

1.2. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư được xác định theo các phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và hướng dẫn tại Phụ lục số 1 của Thông tư này.

2. DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1. Nội dung dự toán xây dựng công trình

Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được lập cho từng công trình, hạng mục công trình xây dựng.

Dự toán công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của công trình.

Dự toán công trình được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Thông tư này.

2.2. Phương pháp xác định dự toán công trình

2.2.1. Chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng trong dự toán công trình được lập cho công trình, hạng mục công trình, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công hoặc bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình. Chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán. Đối với các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công hoặc các công trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí xây dựng có thể được xác định bằng suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình hoặc bằng định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) (sau đây gọi là định mức tỷ lệ).

Dự toán chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Thông tư này.

Trường hợp chi phí xây dựng được tính cho từng bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình thì chi phí xây dựng trong dự toán công trình, hạng mục công trình là tổng cộng chi phí của từng bộ phận, phần việc, công tác nêu trên.

Dự toán chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

2.2.1.1. Chi phí trực tiếp:

Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác.

a. Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí trực tiếp được xác định bằng một trong các phương pháp sau đây:

- Theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp.

- Theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết.

- Kết hợp các phương pháp trên.

a.1. Xác định chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp.

a.1.1. Xác định khối lượng:

Khối lượng công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình và được tổng hợp từ một nhóm các công tác xây lắp để tạo thành một đơn vị kết cấu hoặc bộ phận của công trình.

a.1.2. Xác định đơn giá xây dựng tổng hợp:

Đơn giá xây dựng tổng hợp được lập phải tương ứng với danh mục và nội dung của khối lượng công tác xây dựng nêu ở mục a.1.1 nêu trên. Đơn giá xây dựng tổng hợp được lập trên cơ sở đơn giá xây dựng chi tiết. Đơn giá xây dựng tổng hợp có thể chỉ bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công hoặc tổng hợp đầy đủ cả chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước. Phương pháp lập đơn giá tổng hợp theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 của Thông tư này.

Đơn giá xây dựng chi tiết dùng để xác định đơn giá xây dựng tổng hợp được xác định như mục a.2.2 dưới đây.

a.2. Xác định chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết

a.2.1. Xác định khối lượng:

Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình phù hợp với danh mục và nội dung công tác xây dựng trong đơn giá xây dựng chi tiết.

a.2.2. Xác định đơn giá xây dựng chi tiết:

Đơn giá xây dựng chi tiết được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 của Thông tư này, bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công được xác định trên cơ sở định mức hao phí cần thiết và giá vật liệu, giá nhân công, giá máy thi công tương ứng. Đơn giá xây dựng chi tiết có thể chỉ bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công hoặc tổng hợp đầy đủ cả chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước.

- Giá vật liệu: là giá vật liệu đến hiện trường xây dựng, được xác định phù hợp với công trình và gắn với vị trí nơi xây dựng công trình. Giá vật liệu phải hợp lý và phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình, xác định trên cơ sở báo giá của các nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có cùng tiêu chuẩn về chất lượng hoặc giá do địa phương công bố và phải đảm bảo tính cạnh tranh. Trong trường hợp vật liệu chưa có trên thị trường hoặc các nhà thầu tự sản xuất vật liệu xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư thì giá vật liệu được lấy theo mức giá hợp lý với điều kiện đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về chủng loại, chất lượng, số lượng, tiến độ cung ứng,... và đảm bảo tính cạnh tranh.

Khi lập đơn giá xây dựng công trình phải thực hiện kiểm tra về sự phù hợp giữa giá và chủng loại vật liệu sử dụng vào công trình theo thiết kế.

- Giá nhân công: được tính đúng, tính đủ tiền lương, các khoản lương phụ và phụ cấp lương (kể cả các khoản hỗ trợ lương) trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố để đảm bảo tiền lương của người lao động có tính đến mặt bằng giá của thị trường lao động phổ biến của từng khu vực theo từng loại thợ và điều kiện lao động cụ thể của công trình, khả năng nguồn vốn và khả năng chi trả của chủ đầu tư.

- Giá máy thi công (kể cả giá thuê máy): được tính toán theo hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công của Bộ Xây dựng để áp dụng cho công trình hoặc từ bảng giá ca máy và thiết bị thi công do địa phương công bố.

b. Chi phí trực tiếp khác: là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu,... không xác định được khối lượng từ thiết kế.

Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1,5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công. Riêng các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thuỷ điện, hầm lò thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm) được tính bằng 6,5% tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công.

Trường hợp nếu chi phí trực tiếp khác tính theo tỷ lệ quy định không phù hợp thì căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét điều chỉnh mức tỷ lệ cho phù hợp.

2.2.1.2. Chi phí chung:

Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình.

Đối với các hạng mục công trình tương ứng với từng loại công trình thì mỗi hạng mục công trình đó được coi như một công trình độc lập và được áp dụng định mức tỷ lệ chi phí chung theo loại hình công trình phù hợp.

2.2.1.3. Thu nhập chịu thuế tính trước:

Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung theo quy định đối với từng loại công trình.

Định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước theo hướng dẫn tại Bảng 2.4 Phụ lục số 2 của Thông tư này.

2.2.1.4. Thuế giá trị gia tăng:

Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng áp dụng theo quy định hiện hành.

2.2.1.5. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công:

Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công trình đi theo tuyến ngoài đô thị và vùng dân cư như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng 1% đối với các công trình còn lại.

Đối với các trường hợp đặc biệt khác (ví dụ như công trình có quy mô lớn, phức tạp, các công trình ngoài hải đảo,...) nếu khoản mục chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công tính theo tỷ lệ trên không phù hợp thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện thực tế, lập dự toán xác định chi phí này cho phù hợp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Đối với trường hợp đấu thầu thì khoản mục chi phí này phải tính trong giá gói thầu, giá dự thầu và được thanh toán theo giá hợp đồng đã được ký kết.

Nhà thầu thi công xây dựng công trình có thể dùng khoản chi phí này để xây dựng mới, thuê nhà tại hiện trường hoặc thuê xe đưa đón cán bộ công nhân,... tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của công trình.

2.2.2. Chi phí thiết bị

Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh.

Chi phí mua sắm thiết bị bao gồm: giá mua (gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo), chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.

Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo một trong hai cách dưới đây:

- Đối với những thiết bị đã xác định được giá có thể tính theo số lượng, chủng loại từng loại thiết bị hoặc toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng.

- Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã thực hiện.

Đối với các thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã thực hiện.

Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định bằng lập dự toán tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng công trình.

Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối với dự toán chi phí xây dựng.

Trường hợp thiết bị được lựa chọn thông qua đấu thầu thì chi phí thiết bị bao gồm giá trúng thầu và các khoản chi phí theo các nội dung nêu trên được ghi trong hợp đồng.

Chi phí thiết bị của công trình được lập theo hướng dẫn tại Bảng 2.5 Phụ lục số 2 của Thông tư này.

2.2.3. Chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án trong dự toán công trình bao gồm các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án được quy định tại mục 1.1.4 phần II của Thông tư này.

Chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở tham khảo định mức tỷ lệ do Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng cách lập dự toán.

2.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong dự toán công trình bao gồm các chi phí quy định tại mục 1.1.5 phần II của Thông tư này. Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí lập báo cáo đầu tư, chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật không tính  trong chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình của dự toán công trình.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở tham khảo định mức tỷ lệ do Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng cách lập dự toán.

2.2.5. Chi phí khác

Chi phí khác trong dự toán công trình bao gồm các chi phí quy định tại mục 1.1.6 phần II của Thông tư này, được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) hoặc bằng cách lập dự toán. Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được) và các khoản phí và lệ phí không tính trong chi phí khác của dự toán công trình.

Đối với một số công trình xây dựng chuyên ngành có các yếu tố chi phí đặc thù, công trình sử dụng vốn ODA, ngoài các chi phí quy định tại các mục 2.2.3, 2.2.4 và 2.2.5 nêu trên nếu còn có các chi phí khác có liên quan thì được bổ sung các chi phí này. Chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Trường hợp các công trình của dự án phải thuê tư vấn nước ngoài thực hiện thì chi phí tư vấn được lập dự toán theo quy định hiện hành phù hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn cho công trình hoặc giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết để ghi vào dự toán.

Một số chi phí khác nếu chưa có quy định hoặc chưa tính được ngay thì được tạm tính đưa vào dự toán công trình để dự trù kinh phí.

2.6. Chi phí dự phòng

Chi phí dự phòng là khoản chi phí để dự trù cho khối lượng công việc phát sinh và các yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

Đối với các công trình có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

Đối với các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố:

- Dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng 5% tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

- Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xây dựng của từng loại công trình xây dựng theo khu vực và thời gian xây dựng.

Thời gian để tính trượt giá là thời gian xây dựng công trình theo tiến độ xây dựng công trình được phê duyệt.

Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý chi phí dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng dự toán của các công trình thuộc dự án và một số khoản mục chi phí thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác chưa tính trong dự toán công trình của dự án.

III. QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. QUẢN LÝ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1. Quản lý tổng mức đầu tư

1.1.1. Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình hay lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với trường hợp không phải lập dự án, chủ đầu tư phải xác định tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính Phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là Nghị định 99/2007/NĐ-CP). Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

1.1.2. Tổng mức đầu tư được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.

Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, kể cả thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư (bao gồm cả sử dụng chi phí dự phòng) thì chủ đầu tư tự điều chỉnh, sau đó phải báo cáo người quyết định đầu tư về kết quả điều chỉnh; Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư cho phép trước khi thực hiện việc điều chỉnh.

Đối với công trình sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước thì chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt phải được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 6 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.

1.1.3. Chi phí quản lý dự án do chủ đầu tư xác định để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án. Đối với những dự án quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu t­ư dư­ới một tỷ đồng, nếu chủ đầu t­ư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng các đơn vị chuyên môn của mình để quản lý thì chủ đầu t­ư sử dụng nguồn kinh phí quản lý dự án để chi cho các hoạt động quản lý dự án, chi làm thêm giờ cho các cán bộ kiêm nhiệm quản lý dự án theo quy định hiện hành.

Đối với các dự án áp dụng hình thức tổng thầu thiết kế, cung cấp vật t­ư, thiết bị và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC), tổng thầu đ­ược h­ưởng một phần chi phí quản lý dự án tư­ơng ứng khối l­ượng công việc quản lý dự án do tổng thầu thực hiện. Chi phí quản lý dự án của tổng thầu do hai bên thoả thuận và đư­ợc quy định trong hợp đồng.

Trư­ờng hợp Ban quản lý dự án có đủ năng lực để thực hiện một số công việc t­ư vấn đầu tư xây dựng thì Ban quản lý dự án đư­ợc h­ưởng chi phí thực hiện các công việc t­ư vấn đầu tư xây dựng.

Khi thuê tư­ vấn quản lý dự án thì chi phí thuê t­ư vấn xác định bằng dự toán trên cơ sở nội dung, khối l­ượng công việc quản lý do chủ đầu t­ư thuê và các chế độ chính sách theo quy định. Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

1.2. Quản lý dự toán công trình

1.2.1. Dự toán công trình trước khi phê duyệt phải được thẩm tra. Dự toán công trình, hạng mục công trình phải được tính đủ các yếu tố chi phí theo quy định. Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra dự toán công trình bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.

1.2.2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thẩm tra thì thuê các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức, cá nhân thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra của mình. Chi phí thẩm tra dự toán công trình do chủ đầu tư quyết định.

1.2.3. Chủ đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra làm cơ sở xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.

 1.2.4. Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.

Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán điều chỉnh.

2. QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG, GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

2.1. Quản lý định mức xây dựng

2.1.1. Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức tỷ lệ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.

2.1.2. Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tư và các định mức xây dựng: Định mức dự toán xây dựng công trình (Phần xây dựng, Phần khảo sát, Phần lắp đặt), Định mức dự toán sửa chữa trong xây dựng công trình, Định mức vật tư trong xây dựng, Định mức chi phí quản lý dự án, Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các định mức xây dựng khác.

2.1.3. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào phương pháp xây dựng định mức theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 của Thông tư này tổ chức xây dựng, công bố định mức cho các công tác xây dựng đặc thù của Bộ, địa phương chưa có trong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố.  

2.1.4. Đối với các định mức xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

2.1.5. Đối với các định mức xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã được công bố quy định trong mục 2.1.2 và 2.1.3 nêu trên thì chủ đầu tư căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức quy định tại Phụ lục số 3 của Thông tư này để tổ chức xây dựng các định mức đó hoặc vận dụng các định mức xây dựng tương tự đã sử dụng ở công trình khác để quyết định áp dụng.

Trường hợp sử dụng các định mức xây dựng mới chưa có nêu trên làm cơ sở lập đơn giá để thanh toán đối với các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước áp dụng hình thức chỉ định thầu thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định. Riêng công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.

2.1.6. Chủ đầu tư tự tổ chức hoặc thuê các tổ chức có năng lực, kinh nghiệm để hướng dẫn lập, điều chỉnh định mức xây dựng như nội dung trong mục 2.1.4 và 2.1.5 nêu trên. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác của các định mức do mình xây dựng.

2.1.7. Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng được công bố hoặc điều chỉnh để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng xây dựng công trình.

2.1.8. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ hàng năm gửi những định mức xây dựng đã công bố trong năm về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.

2.2. Quản lý giá xây dựng công trình

2.2.1. Chủ đầu tư căn cứ tính chất, điều kiện đặc thù của công trình, hệ thống định mức như nội dung tại mục 2.1 phần III nêu trên và phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 của Thông tư này để xây dựng và quyết định áp dụng đơn giá của công trình làm cơ sở xác định dự toán, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

2.2.2. Đối với các dự án sử dụng vốn ODA có yêu cầu sử dụng lao động nước ngoài, vật tư, vật liệu nhập khẩu, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu cầu đặc thù khác thì đơn giá xây dựng được lập bổ sung các chi phí này theo điều kiện thực tế và đặc thù công trình.

2.2.3. Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn chuyên môn có năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc lập đơn giá xây dựng công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật trong việc đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các đơn giá xây dựng công trình do mình lập.

2.2.4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng căn cứ vào hướng dẫn của Thông tư này và tình hình cụ thể của địa phương để công bố hệ thống đơn giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, giá vật liệu,... để tham khảo trong quá trình xác định giá xây dựng công trình.

2.3. Quản lý chỉ số giá xây dựng

2.3.1. Chỉ số giá xây dựng gồm: chỉ số giá tính cho một nhóm hoặc một loại công trình xây dựng; chỉ số giá theo cơ cấu chi phí; chỉ số giá theo yếu tố vật liệu, nhân công, máy thi công. Chỉ số giá xây dựng là một trong các căn cứ để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu và giá thanh toán theo hợp đồng xây dựng.

2.3.2. Bộ Xây dựng công bố phương pháp xây dựng chỉ số giá xây dựng và định kỳ công bố chỉ số giá xây dựng để chủ đầu tư tham khảo áp dụng. Chủ đầu tư, nhà thầu cũng có thể tham khảo áp dụng chỉ số giá xây dựng do các tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm công bố.

2.3.3. Chủ đầu tư căn cứ xu hướng biến động giá và đặc thù công trình để quyết định chỉ số giá xây dựng cho phù hợp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Việc chuyển tiếp quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.

2. Hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng; định mức do các Bộ chuyên ngành; đơn giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, giá vật liệu xây dựng của các địa phương đã ban hành trước ngày Nghị định 99/2007/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì được chuyển thành công bố để các chủ đầu tư tham khảo, quyết định việc áp dụng hoặc vận dụng làm cơ sở xác định giá xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

3. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP , hướng dẫn của Thông tư này và các văn bản khác có liên quan để tổ chức hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do mình quản lý.

Việc áp dụng suất vốn đầu tư, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng của các công trình sử dụng vốn ngân sách địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và quy định áp dụng.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư và những quy định trước đây trái với Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Xây dựng để tổng hợp và nghiên cứu giải quyết.

Nơi nhận :
- Văn phòng Quốc hội;
 - Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban
  của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Văn phòng Chính phủ;
 - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
  cơ quan thuộc Chính phủ;
 
Cục kiểm văn bản Bộ Tư pháp;
- HĐ ND, UBND các tỉnh,
  thành phố trực thuộc TW;
- Sở Xây dựng các tỉnh,
  thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu VP, Vụ Pháp chế,
  Vụ KTTC, Viện KTXD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đinh Tiến Dũng

PHỤ LỤC SỐ 1

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng)

Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

I. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THEO THIẾT KẾ CƠ SỞ CỦA DỰ ÁN

Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau:

V = GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK + GDP      (1.1)

Trong đó:

+ V: Tổng mức đầu tư của  dự án đầu tư xây dựng công trình.

+ GXD: Chi phí xây dựng của dự án.

+ GTB: Chi phí thiết bị của dự án.

+ GGPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư.

+ GQLDA: Chi phí quản lýý dự án.

+ GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.

+ GK: Chi phí khác của dự án.

+ GDP: Chi phí dự phòng.

1.1.  Xác định chi phí xây dựng của dự án

Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được tính theo công thức sau:

GXD = GXDCT1 + GXDCT2 + ... + GXDCTn                     (1.2)

Trong đó:  n là số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.

Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được tính như sau:

                                          m                     

GXDCT = ( ∑ QXDj x Zj + GQXDK ) x (1+TGTGT-XD)         (1.3)

                                         j=1                  

Trong đó:

+ m: Số công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phân kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.

+ j: Số thứ tự công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (j =1÷m).

+ QXDj: Khối lượng công tác xây dựng chủ yếu thứ j/ bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.

+ Zj: Đơn giá công tác xây dựng chủ yếu thứ j/ đơn giá theo bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình. Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ, hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước), hoặc đơn giá đầy đủ theo bộ phận kết cấu của công trình. Trường hợp Zj là đơn giá xây dựng không đầy đủ thì chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình được tổng hợp theo Bảng 2.2 Phụ lục số 2 của Thông tư này.

+ GQXDK: Chi phí xây dựng các công tác khác còn lại/ bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu/ tổng chi phí xây dựng các bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình.

Tuỳ theo từng loại công trình xây dựng mà ước tính tỷ lệ (%) của chi phí xây dựng các công tác khác còn lại/ bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình.

+ TGTGT-XD: Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng.

1.2.  Xác định chi phí thiết bị của dự án

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và nguồn thông tin, số liệu có được có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định chi phí thiết bị  của dự án.

a. Trường hợp dự án có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về dây chuyền công nghệ, số lượng, chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng các công trình thì chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án.

Chi phí thiết bị của công trình được xác định theo phương pháp lập dự toán hướng dẫn tại mục 2 Phụ lục số 2 của Thông tư này.

b. Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị, dây chuyền công nghệ (bao gồm các chi phí nêu tại mục 1.1.2 phần II của Thông tư này) của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (GTB) của dự án có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ này.

c. Trường hợp dự án chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được xác định theo chỉ tiêu suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, và được xác định theo công thức (1.10) tại phần II của Phụ lục này.

1.3.  Xác định chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng và tái định cư

 Chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư (GGPMB) được xác định theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các qui định hiện hành của Nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.

1.4. Xác định chi phí quản lýý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác của dự án

Các chi phí như chi phí quản lýý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) và chi phí khác (GK) được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tính theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (xem mục 3, 4, 5 Phụ lục số 2 của Thông tư này). Hoặc tổng các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) có thể được ước tính từ 10¸15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án. 

Vốn lưu động ban đầu (VLD) (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và lãi vay trong thời gian thực hiện dự án (LVay) (đối với dự án có sử dụng vốn vay) thì tùy theo điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án để xác định.

1.5. Xác định chi phí dự phòng của dự án

Đối với dự án có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, và chi phí khác.

Chi phí dự phòng được tính theo công thức:

GDP = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK) x 10%         (1.4)

Đối với các dự án có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: yếu tố khối lượng công việc phát sinh và yếu tố trượt giá, theo công thức:

GDP   =  GDP1 + GDP2         (1.5)

Trong đó:

+ GDP1: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh:

GDP1 = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK ) x 5%        (1.6)

+ GDP2: Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá:

GDP2  = (V - Lvay) x (IXDbq )          (1.7)

Trong đó:

- V’: Tổng mức đầu tư chưa có dự phòng.

- IXDbq: Chỉ số giá xây dựng bình quân

 Chỉ số giá xây dựng bình quân được lấy bằng chỉ số giá xây dựng công trình của nhóm công trình có chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức đầu tư. Chỉ số giá xây dựng công trình của nhóm công trình này được tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình của không ít hơn 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán. 

: Mức dự báo biến động giá khác so với chỉ số giá xây dựng bình quân đã tính.

Trường hợp đối với công trình thiết kế một bước thì tổng mức đầu tư xây dựng công trình được xác định theo phương pháp tính dự toán xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Thông tư này và bổ sung các chi phí khác có liên quan chưa tính trong dự toán.

II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THEO DIỆN TÍCH HOẶC CÔNG SUẤT SỬ DỤNG CỦA CÔNG TRÌNH VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP, SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Trường hợp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng (SXD) và suất chi phí thiết bị (STB) hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng cho từng công trình thuộc dự án và tổng mức đầu tư của dự án được xác định theo công thức (1.1) tại phần I nêu trên.

Việc xác định tổng mức đầu tư được thực hiện như sau:

2.1. Xác định chi phí xây dựng của dự án

Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức (1.2). Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình (GXDCT) được xác định như sau:

GXDCT = SXD  x N + GCT-SXD                    (1.9)

Trong đó:

+ SXD: Suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ/ hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình  thuộc dự án.

+ GCT-SXD: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình  thuộc dự án.

+ N: Diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình, hạng mục công trình  thuộc dự án.

2.2. Xác định chi phí thiết bị của dự án

Chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (GTBCT) được xác định theo công thức sau:

GTBCT = STB  x N + GCT-STB                  (1.10)

Trong đó:

+ STB:  Suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ hoặc tính cho một đơn vị diện tích của công trình thuộc dự án.

+ CPCT-STB: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị của công trình  thuộc dự án.     

2.3. Các chi phí gồm chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lýý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định như hướng dẫn tại mục 1.3, 1.4, 1.5 phần I của Phụ lục này.

III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THEO SỐ LIỆU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT TƯƠNG TỰ ĐÃ THỰC HIỆN

Các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự là những công trình xây dựng có cùng loại, cấp công trình, qui mô, công suất của dây chuyền thiết bị, công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau.

Tuỳ theo tính chất, đặc thù của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật tương tự đã thực hiện và mức độ nguồn thông tin, số liệu của công trình  có thể sử dụng một trong các cách sau đây để xác định  tổng mức đầu tư cuả dự án.

a. Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện  thì tổng mức đầu tư được xác định theo công thức:

                                     n                                        n            

V = ∑ GCTTTi x Ht x HKV ± ∑ GCT-CTTTi           (1.11)

                                    i=1                                      i=1                   

Trong đó:

+ GCTTTi: Chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i của dự án (i=1÷n).

+ Ht: Hệ số qui đổi về thời điểm lập dự án.

+ Hkv: Hệ số qui đổi về địa điểm xây dựng dự án.

+ GCT-CTTTi: Những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i.

b. Trường hợp với nguồn số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện chỉ có thể xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của các công trình  và qui đổi các chi phí này về thời điểm lập dự án.

Trên cơ sở chi phí xây dựng và thiết bị của dự án đã xác định được, các chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lýý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định tương tự như hướng dẫn tại mục 1.3, 1.4, 1.5 phần I của Phụ lục này.

IV. PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP ĐỂ XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Đối với các dự án có nhiều công trình, tuỳ theo điều kiện cụ thể của dự án và nguồn số liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư  xây dựng công trình.


PHỤ LỤC SỐ 2

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng)

Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng (GXD); chi phí thiết bị (GTB); chi phí quản lý dự án (GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV); chi phí khác (GK) và chi phí dự phòng (GDP).

Công thức xác định dự toán công trình:

GXDCT    = GXD + GTB  + GQLDA + GTV + GK + GDP            (2.1)

Dự toán công trình được tổng hợp theo Bảng 2.1 của Phụ lục này.

1. Chi phí xây dựng (GXD)

1.1. Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được xác định như Bảng 2.2 của Phụ lục này.

1.2. Trường hợp chi phí xây dựng lập cho bộ phận, phần việc, công tác thì chi phí xây dựng trong dự toán công trình, hạng mục công trình được tính theo công thức sau:

                                               n             

GXD = S  gi           (2.2)

                                              i=1

   Trong đó:

+ gi: chi phí xây dựng sau thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của công trình, hạng mục công trình (i=1÷n).

1.3. Đối với các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công hoặc các công trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí xây dựng có thể được xác định bằng suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình hoặc bằng định mức tỷ lệ.

2. Chi phí thiết bị (GTB)

Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định theo công thức sau:

GTB = GMS + GĐT  + G       (2.3)

Trong đó:

+ GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ.

+ GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ.

+ G: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh.

2.1. Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ được tính theo công thức sau:

                                           n

GSTB  = S [QiMi x (1 + TiGTGT-TB)]                  (2.4)

                                                  i=1

Trong đó:

+ Qi: trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1÷n).

+ Mi: giá tính cho một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1÷n), được xác định theo công thức:

M = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T         (2.5)

Trong đó:

- Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi  cung ứng thiết bị tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo.

- Cvc: chi phí vận chuyển một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến công trình.

- Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu.

- Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường.

- T: thuế và phí bảo hiểm thiết bị (nhóm thiết bị).

+ TiGTGT-TB : mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với loại thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1÷n).

Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của của công trình có thiết bị tương tự đã thực hiện.

Đối với các loại thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phí cho loại thiết bị này thực hiện theo nguyên tắc, phương pháp tại mục 2.2.2 phần II của Thông tư này và bao gồm các nội dung như đã nói ở trên.

2.2. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được tính bằng cách lập dự toán tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.

2.3. Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối với chi phí xây dựng hướng dẫn tại mục 2.2.1 phần II của Thông tư này.

Chi phí thiết bị được tổng hợp theo Bảng 2.5 của Phụ lục này.

3. Chi phí quản lý dự án (GQLDA)

Chi phí quản lý dự án được tính theo công thức sau:

GQLDA  =  T x (GXDtt + GTBtt)            (2.6)

Trong đó :

+ T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án.

+ GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế.

+ GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế.

4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo công thức sau:

                                n                                         m

GTV  å Ci x (1 + TiGTGT-TV) + å Dj x (1 + TjGTGT-TV)         (2.7)

                               i=1                                      j=1

Trong đó:

+ Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1÷n).

            + Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán (j=1÷m).

+ TiGTGT-TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ.

+ TjGTGT-TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán.

5. Chi phí khác (GK)

Chi phí khác được tính theo công thức sau:

                                 n                                       m

Gå Ci x (1 + TiGTGT-K) + å Dj x (1 + TjGTGT-K)         (2.8)

                                i=1                                    j=1

Trong đó :

+ Ci: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1÷n).

            + Dj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (i=1÷n).

+ TiGTGT-K: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ.

+ TjGTGT-K: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán.

6. Chi phí dự phòng (GDP)

Đối với các công trình có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được tính theo công thức:

GDP  = 10% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK)              (2.9)

Đối với các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

Chi phí dự phòng đối với công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm được tính theo công thức sau:

GDP = GDP1 + GDP2        (2.10)

Trong đó:

+ GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính theo công thức:

GDP  = 5% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK)                (2.11)

+ GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xây dựng của từng loại công trình xây dựng, khu vực và độ dài thời gian xây dựng.

Bảng 2.1. TỔNG HỢP DỰ  TOÁN CÔNG TRÌNH

Ngày ......... tháng........... năm ..........

Tên công trình:

Đơn vị tính: đồng

STT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

CHI PHÍ

TRƯỚC THUẾ

THUẾ GTGT

CHI PHÍ

SAU THUẾ

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

1

Chi phí xây dựng

XD­

2

Chi phí thiết bị

GTB

3

Chi phí quản lý dự án

GQLDA

4

Chi tư vấn đầu tư xây dựng

GTV

4.1

Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc

4.2

Chi phí thiết kế xây dựng công trình

…..

…………………………………….

5

Chi phí khác

GK

5.1

Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ

5.2

Chi phí bảo hiểm công trình

…..

……………………………………

6

Chi phí dự phòng (GDP1  + GDP2)

GDP

6.1

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh

GDP1

6.2

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá

GDP2

TỔNG CỘNG ( 1+ 2 + 3 + 4 + 5+ 6)

GXDCT

      Người tính                              Người kiểm tra                              Cơ quan lập

Bảng 2.2. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ  XÂY DỰNG

STT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

KÝ HIỆU

I

CHI PHÍ TRỰC TIẾP

1

Chi phí vật liệu

                n

S Qj x Djvl

              j=1

VL

2

Chi phí nhân công

     n 

S Qj  x Djnc x (1 + Knc)

    j=1

NC

3

Chi phí máy thi công

    n

S Qj  x Djm x (1 + Kmtc)

   j=1

M

4

Chi phí trực tiếp khác

(VL+NC+M) x tỷ lệ

TT

Chi phí trực tiếp

VL+NC+M+TT

T

II

CHI PHÍ CHUNG

T x tỷ lệ

C

III

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

(T+C) x tỷ lệ

TL

Chi phí xây dựng trước thuế

(T+C+TL)

G

IV

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

G  x TGTGT-XD

GTGT

Chi phí xây dựng sau thuế

G + GTGT

GXD

V

CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐỂ Ở VÀ ĐIỀU HÀNH THI CÔNG

G x tỷ lệ x (1+ TGTGT-XD)

GXDNT

TỔNG CỘNG

GXD  + GXDNT

GXD

Trong đó:

+ Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp:

- Qj là khối lượng một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình (j=1¸n).

- Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng tổng hợp một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình.

+ Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết:

- Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j (j=1¸n).

- Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công tác xây dựng thứ j.

Chi phí vật liệu (Djvl), chi phí nhân công (Djnc), chi phí máy thi công (Djm) trong đơn giá chi tiết và đơn giá tổng hợp được tính toán và tổng hợp theo Bảng 2.3 của Phụ lục này. Tổng hợp đơn giá xây dựng công trình (gồm đơn giá xây dựng chi tiết và đơn giá xây dựng tổng hợp) là một phần trong hồ sơ dự toán công trình.

+ Knc, Kmtc : hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có).

+ Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được quy định tại Bảng 2.4 của Phụ lục này.

+ G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế.

+ TGTGT-XD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng.

+ GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác sau thuế.

+ GXDNT : chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

+ GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác sau thuế và chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

Bảng 2.3. TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Tên công trình: ...

I. PHẦN ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT

Stt. (Tên công tác xây dựng)

Đơn vị tính : ...

MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ

MÃ HIỆU VL, NC, M

THÀNH PHẦN                           HAO PHÍ

ĐƠN VỊ TÍNH

KHỐI LƯỢNG

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

DG.1

Chi phí VL

Vl.1

Vl.2

...

Cộng

VL

Chi phí NC (theo cấp bậc thợ bình quân)

công

NC

Chi phí MTC

M.1

ca

M.2

ca

...

Cộng

M

II. PHẦN ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP

Stt. (Tên nhóm danh mục công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình)

Đơn vị tính : ...

MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ

THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

ĐƠN VỊ TÍNH

KHỐI LƯỢNG

THÀNH PHẦN CHI PHÍ

TỔNG CỘNG

VẬT LIỆU

NHÂN CÔNG

MÁY

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

[8]

DG.1

DG.2

DG.3

...

Cộng

VL

NC

M

S

Ghi chú :

- Mã hiệu đơn giá và mã hiệu vật liệu, nhân công, máy thi công có thể bằng chữ hoặc bằng số.

- Trường hợp đơn giá được tổng hợp đầy đủ thì bao gồm cả chi phí trực tiếp khác, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.

Bảng 2.4. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG, THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

Đơn vị tính: %

TT

LOẠI CÔNG TRÌNH

CHI PHÍ CHUNG

THU NHẬP                         CHỊU THUẾ      TÍNH TRƯỚC

TRÊN  CHI PHÍ TRỰC TIẾP

TRÊN CHI PHÍ NHÂN CÔNG

1

Công trình dân dụng

6,0

5,5

Riêng công trình tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hoá

10,0

2

Công trình công nghiệp

5,5

6,0

Riêng công trình xây dựng đường hầm, hầm lò

7,0

3

Công trình giao thông

5,3

6,0

Riêng công tác duy tu sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hệ thống báo hiệu hàng hải và đường thuỷ nội địa

66,0

4

Công trình thuỷ lợi

5,5

5,5

Riêng đào, đắp đất công trình thuỷ lợi bằng thủ công

51,0

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

4,5

5,5

6

Công tắc lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác xây lắp đường dây, công tác thí nghiệm hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, công tác thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng

65,0

6,0

Ghi chú:

- Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trằm (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán chi phí xây dựng.

- Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 do chủ đầu tư quyết định tuỳ điều kiện cụ thể của công trình.

Bảng 2.5. TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ

Ngày ........ tháng ......... năm ............

Tên công trình:

Đơn vị tính: đồng

STT

TÊN THIẾT BỊ HAY NHÓM THIẾT BỊ

CHI PHÍ        TRƯỚC THUẾ

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

CHI PHÍ               SAU THUẾ

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

1

Chi phí mua sắm thiết bị

1.1

…..

1.2

…..

2

Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ

3

Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh

TỔNG CỘNG

GTB

       Người tính                             Người kiểm tra                             Cơ quan lập

PHỤ LỤC SỐ 3

PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng)

I. PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG MỚI CỦA CÔNG TRÌNH

Định mức xây dựng mới của công trình được xây dựng theo trình tự sau:

Bước 1. Lập danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới của công trình chưa có trong danh mục định mức xây dựng được công bố

Mỗi danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới phải thể hiện rõ đơn vị tính khối lượng và yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công của công trình.

Bước 2. Xác định thành phần công việc

Thành phần công việc phải nêu rõ các bước công việc thực hiện của từng công đoạn theo thiết kế tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành, phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc của công trình

Bước 3. Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công

A.  Các phương pháp tính toán:

Tính toán định mức hao phí của các công tác xây dựng mới thực hiện theo một trong ba phương pháp sau:

Phương pháp 1: Tính toán theo các thông số kỹ thuật trong dây chuyền công nghệ.

- Hao phí vật liệu: xác định theo thiết kế và điều kiện, biện pháp thi công  công trình hoặc định mức sử dụng vật tư được công bố.

- Hao phí nhân công: xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công nghệ phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công của công trình hoặc tính toán theo định mức lao động được công bố.

- Hao phí máy thi công: xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy trong dây chuyền hoặc định mức năng suất máy xây dựng được công bố và có tính đến hiệu suất do sự phối hợp của các máy thi công trong dây chuyền.

Phương pháp 2: Tính toán theo số liệu thống kê - phân tích.

Phân tích, tính toán xác định các mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công từ các số liệu tổng hợp, thống kê như sau:

- Từ số lượng hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công thực hiện một khối lượng công tác theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ của công trình đã và đang thực hiện.

- Từ hao phí vật tư, sử dụng lao động, năng suất máy thi công đã được tính toán từ các công trình tương tự.

- Từ số liệu công bố theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ.

Phương pháp 3: Tính toán theo khảo sát thực tế.

Tính toán xác định các mức hao phí từ tài liệu thiết kế, số liệu khảo sát thực tế của công trình (theo thời gian, địa điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ...) và tham khảo định mức sử dụng vật tư, lao động, năng suất máy được công bố.

- Hao phí vật liệu: tính toán theo số liệu khảo sát thực tế và đối chiếu với thiết kế, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật.

- Hao phí nhân công: tính theo số lượng nhân công từng khâu trong dây  chuyền sản xuất và tổng số lượng nhân công trong cả dây chuyền, tham khảo các quy định về sử dụng lao động.

- Hao phí máy thi công: tính toán theo số liệu khảo sát về năng suất của từng loại máy và hiệu suất phối hợp giữa các máy thi công trong cùng một dây chuyền, tham khảo các quy định về năng suất kỹ thuật của máy.

B. Nội dung tính toán các thành phần hao phí

B.1. Tính toán định mức hao phí về vật liệu

Định mức hao phí vật liệu cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng kể cả hao hụt vật liệu được phép trong quá trình thi công, gồm:

- Vật liệu chủ yếu (chính): như cát, đá, xi măng, gạch ngói, sắt thép,.... trong công tác bê tông, xây, cốt thép, sản xuất kết cấu,... là những loại vật liệu có giá trị cao và chiếm tỷ trọng lớn trong một đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì qui định mức bằng hiện vật và tính theo đơn vị đo lường thông thường.

- Vật liệu khác (phụ): như xà phòng, dầu nhờn, giẻ lau,... là những loại vật liệu có giá trị nhỏ, khó định lượng chiếm tỷ trọng ít trong một đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì qui định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí của các loại vật liệu chính.

Định mức hao phí vật liệu được xác định trên cơ sở định mức vật liệu được công bố hoặc tính toán theo một trong ba phương pháp nêu trên.

B.1.1. Tính toán hao phí vật liệu chủ yếu

Công thức tổng quát xác định định mức hao phí vật liệu (VL) trong định mức xây dựng là:

VL = (QVx Khh  + QVLC x KLC) x KVcd x K      (3.1)

Trong đó:

+ QV: Số lượng vật liệu sử dụng cho từng thành phần công việc trong định mức (trừ vật liệu luân chuyển), được tính toán theo một trong ba phương pháp trên.

Đối với vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì số lượng vật liệu được xác định từ tiêu chuẩn thiết kế,... ví dụ bê tông tính theo mác vữa thì trong đó đá dăm, cát, xi măng, nước tính từ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN), hoặc tiêu chuẩn của công trình,...

Đối với vật liệu phục vụ thi công theo thiết kế biện pháp tổ chức thi công được xác định theo kỹ thuật thi công và số lần luân chuyển theo định mức vật tư  được công bố hoặc tính toán đối với trường hợp chưa có trong định mức vật tư.

+ QVLC: Số lượng vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo, cầu công tác...) sử dụng cho từng thành phần công việc trong định mức được tính toán theo một trong ba phương pháp trên.

+ KVcd: Hệ số chuyển đổi đơn vị tính vật liệu theo tính toán, thực tế hoặc kinh nghiệm thi công sang đơn vị tính vật liệu trong định mức xây dựng.

+ Khh: Định mức tỷ lệ hao hụt vật liệu được phép trong thi công:

Khh = 1 + Ht/c                  (3.2)

Ht/c: Định mức hao hụt vật liệu trong thi công theo các quy định trong định mức vật tư được công bố, theo khảo sát, theo thực tế của các công trình tương tự, hoặc theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ đối với những vật tư chưa có trong định mức.

Định mức hao hụt được qui định cho loại vật liệu rời, vật liệu bán thành phẩm (vữa xây, vữa bê tông) và cấu kiện (cọc, dầm đúc sẵn).

+ KLC: Hệ số luân chuyển của loại vật liệu cần phải luân chuyển quy định trong định mức sử dụng vật tư. Đối với vật liệu không luân chuyển thì KLC=1. Đối với vật liệu luân chuyển thì KLC < 1.

Hệ số luân chuyển của vật liệu luân chuyển được tính theo công thức sau:

Trong đó:

- h : Tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi.

- n : Số lần sử dụng vật liệu luân chuyển (n > 1).

+ K : Hệ số sử dụng thời gian do tiến độ thi công công trình là hệ số phản ánh việc huy động không thường xuyên hoặc tối đa lượng vật liệu để hoàn thành công tác xây dựng theo đúng tiến độ. Hệ số này chỉ ảnh hưởng đến vật liệu luân chuyển, ví dụ như huy động giàn giáo, côp pha, cây chống,...

Khi biện pháp thi công sử dụng một lần hoặc nhiều lần thì bổ sung thêm hệ số này cho phù hợp với điều kiện xây dựng công trình. Hệ số này được tính theo tiến độ, biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ.

B.1.2. Tính toán hao phí vật liệu khác

Đối với các loại vật liệu khác (phụ) được định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí các loại vật liệu chính định lượng trong định mức xây dựng và được xác định theo loại công việc theo số liệu kinh nghiệm của tư vấn hoặc định mức trong công trình tương tự.

B.2. Tính toán định mức hao phí về lao động

Định mức hao phí lao động trong định mức xây dựng được xác định trên định mức lao động (thi công) được công bố hoặc tính toán theo một trong ba phương pháp trên.

- Đơn vị tính của định mức lao động cơ sở là giờ công.

- Đơn vị tính của định mức lao động trong định mức xây dựng là ngày công. Mức hao phí lao động được xác định theo công thức tổng quát:

NC = å (tgđm x Kcđđ x KV) x 1/8        (3.4)

Trong đó:

+ tgđm : Định mức lao động cơ sở: là mức hao phí lao động trực tiếp xây dựng cho một đơn vị tính khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng cụ thể.

+ Kcđđ : Hệ số chuyển đổi định mức xây dựng.

Hệ số này được tính từ định mức thi công chuyển sang xây dựng hoặc lấy theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn.

Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp mà đưa ra các hệ số khác nhau tuỳ theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công cụ thể và thường trong khoảng từ 1,05 ¸1,3.

            + KV: Hệ số chuyển đổi đơn vị tính: là hệ số chuyển đổi đơn vị tính từ thực tế hoặc kinh nghiệm thi công sang định mức dự toán.

+ 1/8: Hệ số chuyển đổi từ định mức giờ công sang định mức ngày công.

B.3. Tính toán định mức hao phí về máy xây dựng

Định mức hao phí về máy thi công trong định mức xây dựng được xác định trên cơ sở năng suất kỹ thuật máy thi công được công bố hoặc tính toán theo một trong ba phương pháp trên.

Đơn vị tính của định mức cơ sở năng suất máy thi công là giờ máy, ca máy,...

B.3.1. Tính toán hao phí máy thi công chủ yếu

Công thức tổng quát xác định định mức hao phí về ca máy, thiết bị xây dựng:

Trong đó :

            + QCM: Định mức năng suất thi công một ca máy xác định theo một trong ba phương pháp trên.

+ Kcđđ:  Hệ số chuyển đổi định mức xây dựng.

Hệ số này được tính từ định mức thi công chuyển sang định mức xây dựng  hoặc lấy theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn nghiệp vụ.

Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp mà phân ra các hệ số khác nhau tuỳ theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công cụ thể và thường trong khoảng từ 1,05 ¸1,3.

          + KV: Hệ số chuyển đổi đơn vị tính: là hệ số chuyển đổi đơn vị tính từ thực tế hoặc kinh nghiệm thi công sang định mức dự toán.

+ Kcs: Hệ số sử dụng năng suất là hệ số phản ánh việc sử dụng hiệu quả năng suất của tổ hợp máy trong dây chuyền liên hợp, hệ số này được tính toán theo năng suất máy thi công của các bước công việc và có sự điều chỉnh phù hợp khi trong dây chuyền dùng loại máy có năng suất nhỏ nhất.

B.3.2. Tính toán hao phí máy và thiết bị xây dựng khác

Đối với các loại máy và thiết bị xây dựng phụ được định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí các loại máy chính định lượng trong định mức xây dựng và được xác định theo loại công việc theo kinh nghiệm của tư vấn hoặc định mức trong công trình tương tự.

Bước 4. Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, lao động, máy thi công

Tập hợp các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các khoản mục hao phí về vật liệu, nhân công và máy thi công.

Mỗi tiết định mức gồm 2 phần:

- Thành phần công việc: qui định rõ, đầy đủ nội dung các bước công việc theo thứ tự từ khâu chuẩn bị ban đầu đến khi kết thúc hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng, bao gồm cả điều kiện và biện pháp thi công cụ thể.

- Bảng định mức các khoản mục hao phí: mô tả rõ tên, chủng loại, qui cách vật liệu chủ yếu trong công tác hoặc kết cấu xây dựng, và các vật liệu phụ khác; loại thợ; cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; tên, loại, công suất của các loại máy, thiết bị thiết bị chủ yếu và một số máy, thiết bị khác trong dây chuyền công nghệ thi công để thực hiện hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng.

Trong bảng định mức, hao phí vật liệu chủ yếu được tính bằng hiện vật, các vật liệu phụ tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí vật liệu chính; hao phí lao động tính bằng ngày công không phân chia theo cấp bậc cụ thể mà theo cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; hao phí máy, thiết bị chủ yếu được tính bằng số ca máy, các loại máy khác (máy phụ) được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí của các loại máy, thiết bị chủ yếu.

Các tiết định mức xây dựng được tập hợp theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng và thực hiện mã hoá thống nhất.

II. ĐIỀU CHỈNH CÁC THÀNH PHẦN HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG KHI VẬN DỤNG CÁC ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG CÔNG BỐ

Khi vận dụng các định mức xây dựng được công bố, nhưng do điều kiện, biện pháp thi công và yêu cầu kỹ thuật của công trình có một số yếu tố thành phần chưa phù hợp với quy định trong định mức xây dựng được công bố thì điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công có liên quan cho phù hợp với công trình.

II.1. Cơ sở điều chỉnh

- Điều kiện, biện pháp thi công của công trình.

- Yêu cầu về kỹ thuật và tiến độ thi công của công trình...

II.2. Phương pháp điều chỉnh

II.2.1. Điều chỉnh hao phí vật liệu

- Đối với hao phí vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì căn cứ qui định, tiêu chuẩn thiết kế của công trình để tính toán hiệu chỉnh.

- Đối với vật liệu biện pháp thi công thì hiệu chỉnh các yếu tố thành phần trong định mức công bố theo  tính toán hao phí từ thiết kế biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức chuyên môn.

II.2.2. Điều chỉnh hao phí nhân công

Tăng, giảm thành phần nhân công trong định mức công bố và tính toán hao phí theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức chuyên môn

II.2.3. Điều chỉnh hao phí máy thi công

- Trường hợp thay đổi do điều kiện thi công (điều kiện địa hình, khó, dễ, tiến độ nhanh chậm của công trình,...) thì tính toán điều chỉnh tăng, giảm trị số định mức theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức chuyên môn.    

- Trường hợp thay đổi do tăng hoặc giảm công suất máy thi công thì điều chỉnh theo nguyên tắc: công suất tăng thì giảm trị số và ngược lại.

PHỤ LỤC SỐ 4

PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng)

Đơn giá xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắp hoặc đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình.     

Đơn giá xây dựng công trình  bao gồm đơn giá xây dựng chi tiết (gọi là đơn giá chi tiết) và đơn giá xây dựng tổng hợp (gọi là đơn giá tổng hợp) của công trình.

I. PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐƠN GIÁ CHI TIẾT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1. Cơ sở lập đơn giá chi tiết xây dựng công trình

Cơ sở lập đơn giá chi tiết:

- Danh mục các công tác xây dựng cần lập đơn giá chi tiết;

- Định mức các thành phần hao phí của các công tác trên;

- Giá vật liệu sử dụng để tính đơn giá là giá vật liệu chưa bao gồm thuế giá trị tăng tại công trình;

- Giá nhân công của công trình;

- Giá ca máy và thiết bị xây dựng của công trình.

1.2. Lập đơn giá chi tiết xây dựng công trình

1.2.1. Xác định chi phí vật liệu

Chi phí vật liệu được xác định theo công thức:

          (4.1)

Trong đó:

+ Di : Lượng vật liệu thứ i (i=1÷n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng quy định trong định mức xây dựng công trình.

+ GVLi : Giá tại công trình của một đơn vị vật liệu thứ i (i=1÷n), được xác định như sau:

- Được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng trên cơ sở giá trị trường do tổ chức có năng lực cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự.

- Đối với những vật liệu không có trên thị trường nơi xây dựng công trình thì giá vật liệu này bằng giá gốc cộng chi phí vận chuyển đến công trình và các chi phí khác có liên quan. 

+ KVL : Hệ số tính chi phí vật liệu khác so với tổng chi phí vật liệu chính quy định trong định mức xây dựng công trình của công tác xây dựng.

1.2.2. Xác định chi phí nhân công

Chi phí nhân công được xác định theo công thức:

                                            

NC = B x gNC x (1+f)         (4.2.a)

                Trong đó:

+ B : Lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc bình quân cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng quy định trong định mức xây dựng công trình.

+ gNC : Mức đơn giá tiền lương ngày công trực tiếp xây dựng bình quân tương ứng với cấp bậc quy định trong định mức xây dựng công trình.

+ f : Tổng các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định được tính vào đơn giá bằng công thức:     

f = f­1 + f2 +f3                 (4.2.b)

            Trong đó:

- f1 : Tổng các khoản phụ cấp lương có tính chất ổn định.

- f2 : Một số khoản lương phụ tính bằng 12% lương cơ bản và một số chi phí có thể khoản trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% lương cơ bản.

- f3 : Hệ số điều chỉnh cho phù hợp với thị trường nhân công khu vực và đặc thù của công trình.

1.2.3. Xác định chi phí máy thi công

        (4.3)

Trong đó:

+ Mi: Lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị chính thứ i (i=1÷n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng quy định trong định mức xây dựng.

+ giMTC: Giá dự toán ca máy của loại máy, thiết bị chính thứ i (i=1÷n) theo bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy.

+ KiMTCp : Hệ số tính chi phí máy khác (nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị chính quy định trong định mức xây dựng công trình của công tác xây dựng.

II. PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐƠN GIÁ TỔNG HỢP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1. Cơ sở lập đơn giá tổng hợp xây dựng công trình

Cở sở lập đơn giá tổng hợp:

- Nhóm danh mục công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận hoặc đơn vị công năng của công trình;

- Đơn giá chi tiết tương ứng với nhóm danh mục công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận hoặc đơn vị công năng của công trình.

2.2. Lập đơn giá tổng hợp xây dựng công trình

2.2.1. Xác định danh mục công tác xây lắp, bộ phận kết cấu cần xây dựng đơn giá tổng hợp, một số chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu, đơn vị tính và nội dung thành phần công việc của nó.

2.2.2. Tính khối lượng xây lắp (q) của từng loại công tác xây lắp cấu thành đơn giá tổng hợp.

2.2.3. Xác định chi phí vật liệu (VL), nhân công (NC), máy thi công (M) tương ứng với khối lượng xây lắp (q) của từng loại công tác xây lắp cấu thành đơn giá tổng hợp theo công thức:

VL = q x vl ;    NC = q x nc ;    M = q x m           (4.6)

2.2.4. Tổng hợp kết quả theo từng khoản mục chi phí trong đơn giá xây dựng tổng hợp theo công thức:

                     (4.7) Trong đó:

- VLi, NCi, Mi : là chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công của công tác xây lắp thứ i (i=1÷n) cấu thành trong đơn giá tổng hợp.

Đơn giá tổng hợp có thể lập thành đơn giá tổng hợp đầy đủ, bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness

 

No. 05/2007/TT-BXD

Hanoi, July 25, 2007

 

CIRCULAR

GUIDING THE FORMULATION AND MANAGEMENT OF WORK CONSTRUCTION INVESTMENT EXPENDITURES

Pursuant to the Government’s Decree No. 36/ 2003/ND-CP of April 4, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Construction Ministry;
Pursuant to the Government’s Decree No. 99/ 2007/ND-CP of June 13, 2007, on management of work construction investment expenditures;
The Construction Ministry concretely guides the formulation and management of work construction investment expenditures as follows:

I. GENERAL PROVISIONS ON FORMULATION AND MANAGEMENT OF WORK CONSTRUCTION INVESTMENT EXPENDITURES

1. Work construction investment expenditures means all necessary expenses for constructing new works or repairing, renovating or expanding construction works.

Work construction investment expenditures arc manifested through the criteria of total investment capital at the stage of formulation of a work construction investment project, work construction cost estimate at the stage of execution of a work construction investment project, and value of investment capital payment and settlement upon the completion of construction and commissioning of the work.

2. Work construction investment expenditures are formulated for each specific work as appropriate to the current stage of work construction investment, engineering steps and the State’s regulations.

3. The formulation and management of work construction investment expenditures must ensure investment objectives and efficiency as well as feasibility of work construction investment projects and be based on correct, adequate and reasonable calculations suitable to the actual conditions and objective requirements of the market mechanism.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. This Circular provides for the formulation and management of work construction investment expenditures applicable to projects funded with state capital, including state budget capital, official development assistance (ODA), state development investment credit capital, the State-guaranteed credit capital and other investment capital of the Slate. For projects funded with capital of other sources, investors shall decide on the application of the provisions of this Circular.

For ODA projects, if a treaty signed by a competent agency or organization of the Socialist Republic of Vietnam contains provisions on management of work construction investment expenditures different from those of this Circular, the provisions of that treaty prevail.

II. TOTAL INVESTMENT CAPITAL AMOUNTS OF PROJECTS AND WORK CONSTRUCTION COST ESTIMATES

1. Total investment capital amounts of investment projects on construction of works

1.1. Contents of total investment capital amounts of investment projects on construction of works

Total investment capital amount of a work construction investment project (below referred to as total investment capital amount) means all estimated work construction investment expenses stated in the investment decision and serving as a basis for the investor to plan and manage capital in the course of making work construction investment.

Total investment capital amount shall be calculated and determined at the stage of formulation of a work construction investment project according to the project’s contents and basic design. For a project for which only the econo-technical report is required, the total investment capital amount shall be determined according to the construction drawing design.

Total investment capital amount comprises: construction expenses, equipment expenses: ground clearance compensation and resettlement expenses; project management expenses; construction investment consultancy expenses; other expenses and contingency expenses.

1.1.1. Construction expenses include: expenses for building of works and work items; expenses for destruction and dismantlement of old architectural objects; expenses for construction ground leveling and fill-up; expenses for building of makeshift and auxiliary structures in service of construction, and makeshift houses in construction sites for accommodation and construction management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1.3. Expenses for ground clearance compensation and resettlement include: expenses for compensation for houses, architectural objects and crops on land...; expenses for resettlement related to compensation for ground clearance for projects; expenses for organization of ground clearance compensation; land use expenses during the time of construction, and expenses for investment in technical infrastructure.

1.1.4. Project management expenses are those for performance of project management tasks from the stage of project preparation and execution to the completion, takeover test, handover and commissioning of works, including;

- Expenses for elaboration of investment reports, formulation of in vestment projects or econo-technical reports;

- Expenses for performing ground clearance compensation and settlement work under the responsibility of investors;

- Expenses for organization of architectural design contests:

- Expenses for appraisal of investment projects, econo-technical reports and total investment capital amounts; expenses for verification of technical designs, construction drawing designs and work construction cost estimates;

- Expenses for selection of contractors in construction activities;

- Expenses for management of quality, quantity, progress and work construction costs;

- Expenses for assurance of safety and environmental sanitation of works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expenses for inspection of material quality and expertise of work quality at the request of investors;

- Expenses for inspection and certification of quality standard conformity of works;

- Expenses for contract performance test, payment and settlement; work construction investment capital payment and settlement;

- Expenses for takeover test and handover of works;

- Expenses for construction commencement and inauguration ceremonies, and publicity work;

- Expenses for performance of other management activities.

When investors lack grounds for determining project management expenses (they are unable to determine total investment capital amounts of projects t but need to make project preparations, they shall make and submit estimates of expenses for this activity to investment deciders for approval, serving as a basis for working out capital plans and organizing the performance of this activity. These expenses will be included in project management expenditures in total investment capital amounts.

1.1.5. Construction investment consultancy expenses include:

- Expenses for construction survey;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expenses for architectural design contests;

- Expenses for verification of technical designs, construction design drawings and work construction cost estimates;

- Expenses for compilation of dossiers of request, dossiers of invitation to prequalification, dossiers of invitation to bids, and expenses for analysis and assessment of dossiers of proposal, dossiers of prequalification participation and bidding dossiers for selecting consultancy contractors, construction contractors, material and equipment provision contractors and construction general contractors;

- Expenses for supervision of construction survey, construction, equipment installment;

- Expenses for elaboration of environmental impact assessment reports;

- Expenses for formulation of work construction norms and unit prices;

- Expenses for management of construction investment costs: total investment capital amounts, construction cost estimates and norms, work construction unit prices, contracts...

- Expenses for project management consultancy;

- Expenses for quality inspection of materials and quality expertise of works at the request of investors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expenses for conversion of work construction investment capital for projects with an execution duration of more than 3 years;

- Expenses for performing other consultancy activities.

1.1.6. Other expenses are necessary expenses not included in above construction expenses, equipment expenses, ground clearance compensation and resettlement expenses, project management expenses and construction investment consultancy expenses, including:

- Expenses for verification of total investment capital amounts;

- Expenses for sweeping of bombs, mines and explosive materials;

- Expenses for work insurance;

- Expenses for transportation of construction equipment and workers to construction sites;

- Expenses for international quality registry and observation of deformation of works;

- Expenses for assurance of traffic safety in the course of work construction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Fees and charges as prescribed;

- Expenses for scientific and technological research related to projects; initial working capital amounts for investment projects on construction of works for business purposes, loan interests during the time of construction; expenses for load and non-load trial operation under the technological process before the handover, less the value of recovered products;

- Other expenses.

Some other project expenses, which are not subject to any regulations or cannot be promptly calculated may be estimated for inclusion in total investment capital amounts.

1.1.7. Contingency expenses include those for work volumes which, upon the project formulation, are unforeseeable and those for inflation during the time of project execution.

For projects with an execution duration of up to 2 years, contingency expenses are equal to 10% of the total of construction expenses, ground clearance compensation and resettlement expenses, project management expenses, construction investment consultancy expenses and other expenses.

For projects with an execution duration of more than 2 years, contingency expenses shall be determined based on the following two factors:

- Contingency expenses for the factor of arising work volume, which are equal to 5% of the total of construction expenses, ground clearance compensation and resettlement expenses, project management expenses, construction investment consultancy expenses and other expenses.

- Contingency expenses for the factor of inflation shall be calculated on the basis of the execution duration of projects and the construction price index for each type of work in each construction site.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. Method of determining total investment capital amounts

Total investment capital amounts are determined by the methods defined in Clause 1, Article 5 of the Government’s Decree No. 99/2007/ND-CP of June 13, 2007, on management of work construction investment expenditures, and the guidance in Appendix 1 to this Circular.

2. Cost estimates for construction of works

2.1. Contents of cost estimates for construction of works

Cost estimates for construction of works (below referred to as cost estimates of works) shall be determined for every construction work or work item.

The cost estimate of a work covers construction expenses, equipment expenses, project management expenses, construction investment consultancy expenses, other expenses and contingency expenses of the work.

Cost estimates of works shall be formulated under the guidance in Appendix 2 to this Circular.

2.2. Method of formulating cost estimates of works

2.2.1. Construction expenses:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Estimates of expenses for construction of works and work items shall be formulated under the guidance in Appendix 2 to this Circular.

If construction expenses are calculated for each part to-be-performed job or task of a work or work item, the construction expense in the cost estimate of the work or work item is the total of expenses for each part or to-be-performed job or task.

Estimates of construction expenses cover direct expenses, general expenses, pre-determined taxable income, value-added tax and expenses for make-shift houses in construction sites for accommodation and construction management.

2.2.1.1. Direct expenses:

Direct expenses include expenses for materials (including materials provided by investors), expenses for labor, expenses for use of construction machines and other direct charges.

a/ Expenses for materials, labor and construction machines in direct expenses shall be determined by any of the following methods:

- On the basis of volume and consolidated construction unit price.

- On the basis of volume and consolidated construction unit price.

- Combination of the above two methods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. 1.1. Determination of volume:

The volume of construction activities is determined based on the technical design drawing or the working drawing design or to-be-performed jobs of a work or work item and sum up from a group of construction and installation activities in order to form a structural unit or part of the work.

a. 1.2. Determination of consolidated construction unit price;

The consolidated construction unit price shall be formulated corresponding to the list and contents of volumes of construction activities specified at Item a. 1.1 above. The consolidated construction unit price-is formulated on the basis of detailed construction unit prices. The consolidated construction unit price may comprise only material expenses, labor expenses and construction machine expenses or include also all other direct expenses, general expenses and pre-determined taxable income. The method of formulating consolidated unit prices comply with the guidance in Appendix 4 to this Circular.

Detailed construction unit prices used for determining consolidated construction unit prices are determined according to Item a.2.2 below.

a.2. Determination of material, labor and construction machine expenses on the basis of volume and detailed construction unit price

a.2.1. Determination of volume:

The volume of construction activities is determined based on the technical design drawing or the working drawing design or to-be-performed jobs of a work or work item according to the list and contents of construction activities in the detailed construction unit price.

a.2.2. Determination of detailed construction unit price:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Material prices are prices of materials transported to construction sites, which are determined appropriate to works and their construction locations. Material prices must be reasonable and accordant with market prices in localities where works are constructed; determined on the basis of price quotations of producers, price information of suppliers or prices already applied to other works subject to the same quality standards or prices announced by localities; and be competitive. If materials are not available on the market or are produced by contractors themselves at the request of investors, material prices must be reasonably set on the condition that they satisfy category, quality, quantity and supply schedule requirements, and are competitive.

Upon formulation of work construction unit prices, it is necessary to cheek the compatibility between prices and categories of materials used in construction of works according to their designs.

- Labor prices must be accurately and adequately inclusive of wages and wage-based allowances (including wage supports) on the basis of the minimum wage level announced by a competent state agency in order to ensure that laborers’ wages are based on common market labor prices in each locality for each category of laborers, specific working conditions of works, and investors’ capital source and financial capability to pay wages.

- Construction machine prices (including machine rent rates) shall be calculated under the Construction Ministry’s guidance on the method of determining construction machine and equipment shift prices applicable to construction works or on the basis of construction machine and equipment price tables announced by localities.

b/ Other direct expenses are expenses for necessary jobs in direct service of work construction, the volumes of which cannot be determined at the designing stage, such as movement of the labor force within construction sites and assurance of labor safety, protection of working environment and surrounding environment, water pumping, mud dredging, tests of materials, etc.

Other direct expenses are equal to 1.5% of total material, labor and construction machine expenses. Particularly for construction activities in road tunnels, hydropower tunnels or mining pits, other direct expenses (including also expenses for operation and regular repair of water supply and drainage, ventilation and electricity supply systems for in-tunnel construction) are equal to 6.5% of total material, labor and construction machine expenses.

If other direct expenses calculated in the prescribed percentage arc unreasonable, that percentage shall be considered and adjusted to suit practical conditions.

2.2.1.2. General expenses:

General expenses include enterprise management expenses, expenses for production management in construction sites, expenses for workers, expenses for construction in construction sites and some other expenses. General expenses shall be calculated in a percentage (%) of direct expenses or labor expenses in cost estimates as prescribed for each type of work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.1.3. Pre-determined taxable income:

Pre-determined taxable income shall be calculated in a percentage (%) of direct expenses and general expenses prescribed for each type of work.

Norms of general expenses and pre-determined taxable income count with the guidance in Table 2.4, Appendix 2 of this Circular.

2.2.1.4. Value-added tax:

Value-added tax on construction activities complies with current regulations.

2.2.1.5. Expenses for make-shift houses in construction sites for accommodation and construction management:

Expenses for building make-shift houses in construction sites for accommodation and construction management are equal to 2% of the total of direct expenses, general expenses and pre-determined taxable income for works arranged in lines outside urban centers and residential areas, such as power transmission lines, post and communication lines, roads, canals and ditches, pipelines, other works constructed in lines, or equal to 1% of the total of direct expenses, general expenses and pre-determined taxable income for other works.

For other special cases (for example, big and complicated works, works on islands, etc.), if expenses for make-shift houses in construction sites for accommodation and construction management calculated in the above percentage are unreasonable, investors shall base themselves on practical conditions to make appropriate estimates of these expenses and bear responsibility for their decisions.

In case of bidding, these expenses must be included in bid package prices and bids, and paid according to prices of signed contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.2. Equipment expenses

Equipment expenses in cost estimates of works include expenses for procurement of technological equipment (including non-standard technological equipment that need to be manufactured or processed); training and technology transfer expenses; equipment installation, test and adjustment expenses.

Equipment procurement expenses comprise purchase prices (inclusive of designing and manufacture supervision expenses), expenses for transportation of equipment from ports or purchasing places to works, expenses for storage in warehouses or storing yards or keeping of containers in Vietnamese ports (for imported equipment), expenses for equipment preservation or maintenance in warehouses in construction sites, taxes and insurance premiums for equipment of works.

Equipment procurement expenses shall be determined by cither of the following methods:

- For equipment the prices of which can be determined, these expenses may be calculated based on the quantity and category of each type of equipment or the whole technological chain and the price per ton, per unit or per complete equipment chain.

- For equipment the prices of which cannot be determined yet. these expenses may be temporarily calculated according to price quotations of suppliers, manufacturers or market prices of similar equipment at the time of calculation or executed works having similar equipment.

For non-standard technological equipment that need to be manufactured or processed, these expenses shall be determined on the basis of the quantity of equipment to be manufactured or processed and the manufacturing or processing price per ton (or per unit of calculation) suitable to the nature and type of equipment under manufacture or processing contracts already signed or according to product processing prices advised by manufacturers selected by investors or manufacturing or processing prices of similar equipment of constructed works.

Training and technology transfer expenses shall be estimated, depending on specific requirements of each work.

Equipment installation, test and adjustment expenses shall be estimated like construction expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Equipment expenses of works shall be formulated under the guidance in Table 2.5 in Appendix 2 to this Circular.

2.2.3. Project management expenses

Project management expenses in cost estimates of works include necessary expenses for investors to organize project management as specified in Item 1.1.4, Part II of this Circular.

Project management expenses may be determined according to the percentage norms announced by the Construction Ministry or estimated.

2.2.4. Construction investment consultancy expenses

Construction investment consultancy expenses in cost estimates of works include expenses specified in Item 1.1.5, Part II of this Circular. For a project involving many works, expenses for elaboration of the investment report, formulation of the project or elaboration of the econo-technical report are not included in work construction investment consultancy expenses in cost estimates of the works.

Construction investment consultancy expenses shall be determined according to the percentage norms announced by the Construction Ministry or estimated.

2.2.5. Other expenses

Other expenses in cost estimates of works include expenses specified in Item 1.1.6, Part II of this Circular and are determined in a percentage norm (%) or estimated. For a project involving many works, expenses for verification of total investment capital amount: expenses for scientific and technological research related to the project; initial working capital, for investment projects on construction of works for business purpose; loan interests for the construction duration; expenses for non-load and load trial operation according to the technological process before handover (exclusive of the value of recovered products) and charges and fees, are not counted as other expenses of cost estimates of works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If works of a project require hiring of foreign consultants, consultancy expenses shall be estimated according to current regulations and requirements for use of consultants for works or the value of the signed consultancy contract before being included in cost estimates.

Some other expenses, which are not yet governed by any regulations or cannot be immediately calculated, may be temporarily calculated and included in cost estimates of works for the purpose of projecting operating funds.

2.6. Contingency expenses

Contingency expenses are those projected for arising work volumes and for offsetting inflation during the time of work construction.

For works with a construction duration of up to 2 years, contingency expenses are equal to 10% of the total of construction expenses, equipment expenses, project management expenses, construction investment consultancy expenses and other expenses.

For works with a construction duration of more than 2 years, contingency expenses shall be determined based on the following two factors:

- Contingency expenses for the factor of arising work volume, which are equal to 5% of the total of construction expenses, equipment expenses, project management expenses, construction investment consultancy expenses and other expenses.

- Contingency expenses for the factor of inflation, which shall be calculated on the basis of the construction price index for each type of work in each region and construction duration.

The duration used for calculating contingency expenses for the inflation factor is the duration of construction of works according to approved work construction schedules.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. MANAGEMENT OF WORK CONSTRUCTION INVESTMENT EXPENDITURES

1. Management of total investment capital amounts and cost estimates for work construction

1.1. Management of total investment capital amounts

1.1.1. When formulating work construction investment projects or elaborating econo-technical reports for cases in which projects are not required to be formulated, investors shall determine total investment capital amounts in order to compute construction investment efficiency. The competence to evaluate and approve total investment capital amounts is defined in Article 6 of the Government’s Decree No. 99/2007/ND-CP of June 13, 2007, on management of work construction investment expenditures (referred to as Decree No. 99/2007/ND-CP for short). Approved total investment capital amounts are maximum expenditures investors may use to invest in work construction and serve as a basis for investors to work out capital plans and manage capital in the course of work construction investment.

1.1.2. Total investment capital amounts may be adjusted in the cases specified in Clause 1; Article 7 of Decree No. 99/2007/ND-CP.

For projects funded with state budget capital, if adjusted total investment capital amounts are not higher than approved total investment capital amounts, even when expenses in total investment capital amounts are restructured to include also contingency expenses, investors shall themselves adjust these expenses and report on adjustment results to investment deciders. Investors shall take responsibility for their decisions. If to be-adjusted total investment capital amounts are higher than approved total investment capital amounts investors shall report such to investment deciders for the latter’s permission before effecting the adjustment.

For works funded with the State-guaranteed credit capital, state development investment credit capital and investment capital of other sources of the State, investors shall themselves decide on adjustment of total investment capital amounts and take responsibility for their decisions.

Differences between adjusted total investment capital amounts and approved ones must be evaluated according to the provisions of Article 6 of Decree No. 99/2007/ND-CP.

1.1.3. Project management expenses shall be determined by investors for performance of project management jobs. For small and simple projects each capitalized at less than VND 1 billion, if investors do not set up project management units but use their professional units in managing the projects, they shall use the project management funding source to finance project management activities and give overtime pays to part-time project management staff according to current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If project management units are capable of performing some construction investment consultancy jobs, they may enjoy expenses for performance of these jobs.

When project management consultants are hired, hiring expenses shall be estimated on the basis of contents and volumes of management jobs to be performed by hired consultants and policies and entitlements under regulations. The hire of foreign consultants must comply with the Government’s regulations.

1.2. Management of cost estimates of works

1.2.1. Before being approved, cost estimates of works must be verified. Cost estimates of works and work items must include all expenses as specified. Investors shall organize the verification of cost estimates of works under Clause 1, Article 10 of Decree No. 99/2007/ND-CP.

1.2.2. Investors that are incapable of verification may hire capable and experienced organizations or individuals to verify cost estimates of works. Organizations or individuals that verify cost estimates of works shall take responsibility before law and investors for verification results. Expenses for verification of cost estimates of works arc decided by investors.

1.2.3. Investors shall approve and take responsibility before law for the approval of cost estimates of works after they are verified, and use these cost estimates as a basis for determining bid package prices and construction costs or for negotiating contracts with and making payments to contractors in case of contractor appointment.

1.2.4. Cost estimates of works are adjusted in the cases specified in Clause 1, Article 11 of Decree No. 99/2007/ND-CP.

Investors shall organize the verification and approval of adjusted cost estimates.

2. Management of construction norms, work construction prices and construction price indices

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.1. Construction norms consist of econo-technical norms and percentage norms defined in Article 12 of Decree No. 99/2007/ND-CP.

2.1.2. The Construction Ministry shall announce investment capital ratios and construction norms, including the norm of work construction cost estimate (construction section, survey section and installation section), the norm of cost estimate for repair in work construction, the norm of materials in construction, the norm of project management expenses, the norm of construction investment consultancy expenses, and other construction norms.

2.1.3. Ministries and provincial-level People’s Committees shall base themselves on the method of formulating norms guided in Appendix 3 to this Circular to organize the formulation and promulgation of norms for their own particular construction activities, which are not yet included in the system of construction norms promulgated by the Construction Ministry.

2.1.4. For construction norms in the promulgated system of construction norms, which, however, are not compatible with construction measures and conditions or technical requirements of works, investors shall adjust or supplement them as appropriate.

2.1.5. For construction norms not yet included in the promulgated system of construction norms specified in Items 2.1.2 and 2.1.3 above, investors shall base themselves on technical requirements, construction conditions and the method of formulating norms specified in Appendix 3 to this Circular to organize the formulation of those norms or apply similar construction norms already used in other works.

In case of use of new construction norms not yet included in the promulgated system of construction norms as a basis for formulating unit prices for payment for bid packages funded with the state budget and applying the mode of contractor appointment, investors shall report such use to investment deciders for consideration and decision. Particularly for construction works under projects in which investment has been decided by the Prime Minister, ministers of line management ministries or presidents of provincial-level People’s Committees shall consider and decide on the use of such construction norms.

2.1.6. Investors shall themselves organize or hire capable and experienced organizations to guide the formulation or adjustment of construction norms according to Items 2.1.4 and 2.1.5 above. Consultancy organizations shall take responsibility for the reasonability and accuracy of norms they formulate.

2.1.7. Investors shall decide on the application of promulgated or adjusted construction norms to the formulation and management of work construction investment expenditures.

2.1.8. Every year, ministries and provincial-level People’s Committees shall send construction norms already promulgated in the year to the Construction Ministry for monitoring and management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.1. Investors shall base themselves on the nature and particular conditions of works, the norm system specified in Item 2.1, Part III above and the method of formulating work construction unit prices under the guidance in Appendix 4 to this Circular to formulate and decide on the use of unit prices of works for making cost estimates and managing work construction investment expenditures.

2.2.2. For ODA projects that need to employ foreign laborers and use imported materials and construction equipment and meet other particular requirements, expenses for such laborers, materials and equipment must be additionally included in construction unit prices in accordance with practical conditions and particular characteristics of works.

2.2.3. Work construction investors may hire capable and experienced professional consultancy organizations or individuals to perform all or some of jobs related to the formulation of work construction unit prices. Consultancy organizations or individuals shall take responsibility before law and investors for the reasonability and accuracy of work construction unit prices they formulate.

2.2.4. Provincial-level People’s Committees shall direct provincial-level Construction Services in basing themselves on the guidance of this Circular and practical conditions of their localities to promulgate systems of construction unit prices, construction machine and equipment working shift prices, building material prices, etc.. for reference in the process of determining work construction prices.

2.3. Management of construction price indices

2.3.1. Construction price indices include: price index for a group or a type of construction works; price index according to the expenditure structure; price index according to elements of materials, labor and construction machines. Construction price indices constitute a basis for determining total investment capital amounts of work construction investment projects, work construction cost estimates, bid package prices and payment prices under construction contracts.

2.3.2. The Construction Ministry shall promulgate the method of formulating construction price indices and periodically announce construction price indices for investors’ reference and application. Investors and contractors may also refer to and apply construction price indices announced by capable and experienced consultancy organizations.

2.2.3. Investors shall base themselves on the trend of price increase or decrease and particular characteristics of works to decide on appropriate construction price indices.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Construction Ministry shall promulgate the system of construction norms. Norms promulgated by ministries; construction unit prices, construction machine and equipment working shift prices and building material prices promulgated by localities before the effective date of Decree No. 99/2007/ND-CP shall be announced for investors’ reference or application as a basis for determining work construction prices and managing work construction investment expenditures.

3. Ministries and provincial-level People’s Committees shall base themselves on the provisions of Decree No. 99/2007/ND-CP on management of work construction investment expenditures, the guidance in this Circular and other relevant legal documents to organize and guide the formulation and management of investment expenditures for construction of works under their management.

Provincial-level People’s Committees shall guide the application of investment capital ratios, construction norms, work construction unit prices and construction price indices of works funded with local budget capital.

4. This Circular takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO” and replaces the Construction Ministry’s Circular No. 04/2005/TT-BXD of April 1, 2005. guiding the formulation and management of expenses for construction of works under investment projects, and previous stipulations contrary to this Circular.

Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Construction Ministry for sum-up, study and settlement.

 

FOR THE CONSTRUCTION MINISTER
 VICE MINISTER





Dinh Tien Dung

 

APPENDIX 1

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Total investment capital amounts of work construction investment projects are calculated and determined at the stage of formulation of work construction investment projects or elaboration of econo-technical reports. Total investment capital amounts shall be determined by one of the following methods:

1. Method of determination according to basic designs of projects

The total investment capital amount of a work construction investment project is calculated according to the following formula:

V = GXD + GGPMB + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1)

In which:

+ V: Total investment capital amount of the work construction investment project.

+ GXD: Construction expenses of the project.

+ GTB: Equipment expenses of the project.

+ GGPMB: Ground clearance compensation and resettlement expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ GTV: Construction investment consultancy expenses.

+ GK: Other expenses of the project.

+ GDP: Contingency expenses.

1.1. Determination of construction expenditure of projects

The construction expenditure of a project (GXD) is the total of construction expenses of works and work items under the project and calculated according to the following formula:

GXD + GXDCT1 + GXDCT2 + ... + GXDCTn       (1.2)

In which: n is the number of works and work items under the project.

Construction expenses of a work or work item under the project arc calculated as follows:

      (1.3)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ m: Number of principal construction jobs/main structural parts of the work or work item under the project.

+ j: Ordinal number of principal construction job/main structural part of the work or work item under the project (j = 1÷ m).

+ QXDj: Volume of principal construction job No. j/main structural part No. j of the work or work item under the project.

+ Zj: Unit price of principal construction job No. j/unit price of main structural part No. j of the work. The unit price may be a complete detailed construction unit price or complete consolidated construction unit price (consisting of direct expenses, general expenses and pre-determined taxable income), or a complete unit price of each structural part of the work. If Zj is an incomplete construction unit price, expenses for construction of the work or work item are summed up according to Table 2.2 in Appendix 2 to this Circular.

+ GQXDK: Construction expenses for other remaining jobs/other remaining structural parts of the work or work item, which are approximated in a percentage (%) of the total construction expenses of principal construction jobs/total construction expenses of main structural parts of the work or work item.

The percentage (%) of construction expenses of other remaining jobs/other remaining structural parts of the work or work item shall be approximated depending on each type of construction work.

+ TGTGT-XD: Value-added tax rate prescribed for construction activities.

1.2. Determination of equipment expenditure of projects

Depending on specific conditions of a project and available information and data, one of the following methods may be used to determine equipment expenses of the project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Equipment expenses of works are determined by the method of estimation guided in Section 2, Appendix 2 to this Circular.

b/ If the project has information on offer prices of complete equipment and technological chain (inclusive of expenses specified in Item 1.1.2, Part II of this Circular) from equipment manufacturers or suppliers, equipment expenditure (GTB) of the project may be quoted prices or offer prices of such complete equipment.

c/ If the project has only general information or data on the capacity and technical specifications of technological chain and equipment, equipment expenditure may be determined according to the equipment expense ratio for a unit of production or service capacity of works, and the formula (1.10) in Part II of this Appendix.

1.3. Determination of ground clearance compensation and resettlement expenditure

Ground clearance compensation and resettlement expenditure (GGPMB) of a project is determined according to the volume of compensation and resettlement work of the project and the State’s current regulations on compensation and resettlement prices in the locality where works are constructed, which are approved or promulgated by competent authorities.

1.4. Determination of project management expenses, construction investment consultancy expenses and other expenses of projects

Project management expenses (GQLDA), construction investment consultancy expenses (GTV) and other expenses (GK) of a project are determined by the method of estimation or calculated according to percentage norms (%) (see Sections 3, 4 and 5, Appendix 2 of this Circular). Otherwise, the total of these expenses (exclusive of loan interests during the time of project execution and initial working capital) may be approximated at 10÷15% of the total of construction expenditure and equipment expenditure of the project.

Initial working capital (VLD) (for production and business projects) and loan interest during the time of project execution (LVay) (for projects using loan capital) may be determined depending on specific conditions, execution progress and capital distribution plan of each project.

1.5. Determination of contingency expenses of projects

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Contingency expenses are calculated according to the following formula:

GDP = (GXD+GTB+GGPMB+GQLDA+GTV+GK) x 10%                (1.4)

For projects with an execution duration of more than 2 years, contingency expenses are determined based on two factors of arising work volume and inflation and according to the following formula:

GDP = GDP1 + GDP2                                 (1,5)

In which:

+ GDP1: Contingency expenses for arising work volume:

GDP1 = (GXD+ GTB+ GGPMB+ GQLDA + GTV+ GK) x 5%             (1.6)

+ GDP2: Contingency expenses for inflation:

GDP2 = (V’ – LVAY) x (IXDbp ±ΔIXD)                                                (1.7)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- V’: Total investment capital amount exclusive of contingency expenses.

- IXDbp : Average construction price index.

The average construction price index is equal to the work construction price index of the group of works with the highest expense proportion in the total investment capital amount. The work construction price index of this group of works is the average of work construction price indices of 3 or more years preceding the time of calculation.

- ±ΔIXD: Forecast level of price fluctuation against the calculated average construction price index.

For works with one-step designs, total investment capital amounts for their construction are determined by the method of work construction cost estimation under the guidance in Appendix 2 to this Circular and added with other related expenses not yet included in cost estimates.

2. Method of calculation according to areas or use capacity of works and consolidated construction prices and work construction investment capital ratios

In case the total investment capital amount of a project is determined according to areas or use capacity of works, the construction expenditure ratio (SXD)) and equipment expenditure ratio (STB) or consolidated construction prices may be used for calculating the construction investment expenditure for each work under the project, and the total investment capital amount of the project is determined according to formula (1.1) in Part I above.

The determination of the total investment capital amount is carried out as follows:

2.1. Determination of construction expenditure of projects

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



GXDCT = SXD x N + GCT-SXD                               (1.9)

In which:

+ SXD: Construction expenditure ratio for a unit of production or service capacity or consolidated construction unit price for an area unit of a work or work item under the project.

+ GCT-SXD: Expenses not yet included in the construction expenditure ratio or consolidated construction unit price for an area unit of a work or work item under the project.

+ N: Area or use capacity of a work or work item under the project.

2.2. Determination of equipment expenditure of projects

The equipment expenditure of a project (GTB) is the total of equipment expenses of works under the project. Equipment expenses of a work (GTBCT) are determined according to the following formula:

GTBCT = STB x N + GCT-STB                                (1.10)

In which:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ CPCT-STB: Expenses not yet included in the equipment expenditure ratio of a work under the project.

2.3. Ground clearance compensation and resettlement expenses, project management expenses, project management expenses, construction investment consultancy expenses, other expenses and contingency expenses are determined under the guidance in Sections 1.3, 1.4 and 1.5, Part I of this Appendix.

3. Method of determination according to figures of constructed works with similar econo-technical specifications

Constructed works with similar econo-technical specifications are those of the same type and grade, and furnished with equipment and technological chains of the same size and capacity (for production works).

Depending on the nature and particular characteristics of constructed works with similar econo-technical specifications and the availability of information and figures of these works, one of the following methods may be used to determine the total investment capital amount of the project.

a/ If information and figures on construction investment expenditures of constructed works or work items with similar econo-technical specifications are sufficient, the total investment capital amount is determined according to the following formula:

                            (1.11)

In which:

+ GCTTTi: Construction investment expenditure for similar constructed work or work item No. i of the project (i = 1÷n).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Hkv: Coefficient for conversion to the location of project construction.

+ GCT-CTTTi: Expenses not yet included or already included in the construction investment expenditure of similar constructed work or work item No. i.

b/ If only construction expenses and equipment expenses of constructed works or work items with similar econo-technical specifications can be determined based on their available construction investment expenditure figures and these expenses can be converted to those at the time of project formulation.

Based on determined construction and equipment expenses of a project, ground clearance compensation and resettlement expenses, project management expenses, construction investment consultancy expenses, other expenses and contingency expenses shall be determined under the guidance in Items 1.3, 1.4 and 1.5, Part I of this Appendix.

4. Combined method of determination of total investment capital amounts

For a work construction investment project involving many works, depending on specific conditions of the project and available data, the above methods may be combined to determine the total investment capital amount of the project.

APPENDIX 2

METHOD OF DETERMINATION OF COST ESTIMATES OF WORKS
(Attached to the Construction Ministry’s Circular No. 05/2007/TT-BXD of July 25, 2007)

Cost estimates of works are determined on the basis of technical designs or construction drawing designs. The cost estimate of a work comprises construction expenses (GXD); equipment expenses (GTB): project management expenses (GQLDA); construction investment consultancy expenses (GTV); other expenses (GK) and contingency expenses (GDP).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP                        (2.1)

The cost estimate of a work shall be summed up according to Table 2.1 of this Appendix.

1. Construction expenses (GXD)

1.1. Expenses for construction of works, work items, parts, jobs or tasks, including direct expenses, general expenses, pie-determined taxable income, value-added tax and expenses for make-shift houses on construction sites for accommodation and construction management are determined according to Table 2.2 of this Appendix.

1.2. If construction expenses are formulated for parts, jobs or tasks, construction expenses in cost estimates of works or work items are calculated according to the following formula:

                                          (2-2)

In which:

+ gi: after-tax construction expenses of part, job or task No. i of a work or work item (i = 1÷ n).

1.3. For auxiliary works and make-shift works in service of construction or simple and ordinary works, construction expenses may be estimated according to the construction expenditure ratio in the work construction investment capital ratio or to a percentage norm.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Equipment expenses, including expenses for procurement of technological equipment (including also non-standard technological equipment that need to be manufactured or processed); expenses for training and technology transfer; and expenses for equipment installation, test and adjustment, are determined according to the following formula:

GTB = GMS + GDT + GLD                             (2.3.)

In which:

+ GMS: expenses for procurement of technological equipment.

+ GDT: expenses for training and technology transfer.

+ GLD: expenses for equipment installation, test and adjustment.

2.1. Expenses for procurement of technological equipment arc calculated according to the following formula:

                                   (2.4)

In which:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Mi: price per ton or per unit of equipment (equipment assembly) No. i (i = 1÷n), which is determined according to the following formula:

M = Gg + Cvc + Clk + Cbp + T                                (2.5)

In which:

- G.: price of equipment at the place of purchase (place of production; manufacture or supply of equipment in Vietnam) or price upon arrival at a Vietnamese port (for imported equipment), which is inclusive of designing and manufacture supervision expenses.

Cvc: freight per ton or per unit of equipment (equipment assembly) from the place of purchase or a Vietnamese port to the work.

Clk: expenses for warehouse, storing yard or container storage per ton or per unit of equipment (equipment assembly) in a Vietnamese port for imported equipment.

Cbp: expenses for preservation and maintenance per ton or per unit of equipment (equipment assembly) at the construction site.

T: tax on and insurance cost for equipment (equipment assembly).

+ TiGTGT-TB: value-added tax rate applicable to equipment (equipment assembly) No. i (i = 1÷n).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Expenses for non-standard technological equipment that need to be manufactured or processed are determined according to the principle and method defined in Item 2.2.2, Section II of this Circular and comprise the above expenses.

2.2. Expenses for training and technology transfer are calculated by the method of estimation with particular characteristics of each project taken into account.

2.3. Expenses for equipment installation, test and adjustment arc estimated like construction expenses as guided in Item 2.2.1, Part II of this Circular.

Equipment expenses are summed up according to Table 2.5 of this Appendix.

3. Project management expenses (GQLDA)

Project management expenses arc calculated according 10 the following formula

GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt)

In which:

+ T: percentage norm (%) for project management expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ GTBtt: pre-tax equipment expenses.

4. Construction investment consultancy expenses (GTV)

Construction investment consultancy expenses are calculated according to the following formula:

                   (2.7)

In which:

+ CI: construction investment consultancy expense No. i calculated in a percentage (i = 1÷n).

+ Dj: construction investment consultancy expense No. j calculated by the method of estimation (j= 1÷m).

+ . value-added tax rate currently applicable to construction investment consultancy expense item No. i, calculated according to a percentage norm.

+ : value-added tax rate currently applicable to construction investment consultancy expense item No. j, calculated by the method of estimation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Other expenses are calculated according to the following formula:

                              (2.8)

In which:

+ Ci: other expense No. i calculated according to a percentage norm (i = 1÷n).

+ Dj: other expense No. j calculated by the method of estimation (j = 1÷m).

+ TiGTGT-K: value-added tax rate currently applicable to other expense item No. i, calculated according to a percentage norm.

+ TjGTGT-K: value-added tax rate currently applicable to other expense item No. j. calculated by the method of estimation.

6. Contingency expenses (GDP)

For works with an execution duration of up to 2 years, contingency expenses are equal to 10%r of the total of construction expenses, equipment expenses, project management expenses, construction investment consultancy expenses and other expenses and calculated according to the following formula:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For works with an execution duration of more than 2 years, contingency expenses arc determined based on two factors: contingency expenses for arising work volume and contingency expenses for inflation.

Contingency expenses for a work with an execution duration of more than 2 years are calculated according to the following formula:

GDP= GDP1 + GDP2                   (2.10)

In which:

+ GDP1: contingency expenses for arising work volume, which are calculated according to the following formula:

GDP = 5% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK)           (2.11)

+ GDP2: contingency expenses for inflation, which are calculated according to the construction price index of each type of construction work, location and construction duration.

Table 2.2. CONSTRUCTION COST ESTIMATE

Ordinal number

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Method of calculation

Symbol

I

Direct expenses

 

 

1

Material expenses

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2

Labor expenses

NC

3

Construction expenses

M

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(VL + NC + M) x prescribed rate

TT

 

Direct expenses

VL + NC + M + TT

T

11

General expenses

T x prescribed rate

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III

Pre-determined taxable income

(T + C) x prescribed rate

TL

 

Pre-tax construction expenses

(T + C + TL)

G

IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



G x TGTGT-XD

GTGT

 

After-tax construction expenses

G + GTGT

GXD

V

Expenses for building make-shift houses on construction sites for accommodation and construction management

G x prescribed rate x (1 + TGTGT-XD)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Total

GXD + GXDNT

GXD

In which:

+ If material, labor and construction machine expenses are determined according to volume and consolidated construction unit price:

Qj : volume of job group, structural unit or part No. j of a work (j = 1÷n).

Djvl, Djnc, Djm: material, labor and construction machine expenses in the consolidated construction unit price of job group, structural unit or pan No. j of a work.

+ If material, labor and construction machine expenses are determined on the basis of volume and detailed construction unit price:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Djvl, Djnc, Djm: material, labor and construction machine expenses in the detailed construction unit price of construction job No. j.

Material expenses (Djvl), labor expenses (Djnc) and construction machine expenses (Djm) in detailed and consolidated unit prices shall be calculated and summed up according to Table 2.3 of this Appendix. Work construction unit prices (including detailed and consolidated unit prices) constitute a content of the DOSSIER of Work cost estimates.

+ Knc, Kmtc: labor and construction machine adjustment coefficients (if any).

+ Percentage norms of general expenses and pre-determined taxable income specified in Table 2.4 of this Appendix.

+ G: pre-tax expenses for construction of work, work item, part, job or task.

+ TGTGT-XD: value-added rate prescribed for construction activities.

- GXD. after-tax expenses for construction of work, work item, part, job or task.

+ GXDNT: expenses for building of make-shift houses on the construction site for accommodation and construction management.

+ GXD: after-tax expenses for work, work item, part, job or task and expenses for building of make-shift houses on the construction site for accommodation and construction management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



NORMS OF GENERAL EXPENSES AND PRE-DETERMINED TAXABLE INCOME

Unit of calculation: %

Ordinal number

Type of work

General expenses

Pre-determined taxable income

On direct expenses

On labor expenses

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.0

 

5.5

Particularly for works of embellishment and restoration of historical and cultural relics

10.0

 

2

Industrial works

5.5

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.0

Particularly for works of building tunnels and pits

7.0

 

3

Traffic works

5.3

 

6.0

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

66.0

4

Irrigation works

5.5

 

5.5

Particularly for manual excavation and embankment of earth in irrigation works

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5

Technical infrastructure works

4.5

 

5.5

6

Installation of technological equipment in construction works, building and installation of transmission lines, testing and adjustment of electricity in transmission lines and transformer stations, testing of materials, components and construction structures

 

65.0

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Notes:

- Pre-determined taxable income is calculated in a percentage (%) of direct expenses and general expenses in construction cost estimates.

- For construction works in mountainous or border areas or islands, the percentage norm of general expenses may be adjusted with a coefficient of between 1.05 and 1.1 as decided by investors depending on specific conditions of works.

APPENDIX 3

METHOD OF FORMULATING WORK CONSTRUCTION NORMS
(Attached to the Construction Ministry’s Circular No. 05/2007/TT-BXD of July 25, 2007)

I. METHOD OF FORMULATING NEW CONSTRUCTION NORMS OF WORKS

New construction norms of a work are formulated in the following order:

Step 1: Drawing up a list of the work’s new construction jobs or structures which are not on the announced list of construction norms.

The list of new construction jobs or structures must clearly state the unit of volume calculation and requirements of construction techniques, conditions and measures of the work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The composition of construction jobs must clearly state steps to be performed at each stage under the design of the technological chain for construction from commencement to completion, which are suitable to construction conditions and measures and scope of performance of jobs of the work.

Step 3: Calculating and determining consumption of materials, labor and construction machines

A. METHODS OF CALCULATION :

Consumption norms of new construction jobs are calculated by one of the following three methods:

Method 1: Calculation according to technical parameters in the technological chain.

- Material consumption is determined according to the design and work construction conditions and measures or announced material use norms.

- Labor consumption is determined according to the labor use in the technological chain and suitable to work construction conditions and measures, or calculated according to announced labor norms.

- Construction machine consumption is determined according to technical parameters of each machine in the chain or announced construction machine performance norms, taking into account efficiency brought about by the combined use of construction machines in the chain.

Method 2: Calculation according to statistical and analytical figures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- From consumed quantities of materials, labor and construction machines for performance of a construction volume in one or more than one cycle of an ongoing work.

- From the consumption of materials, labor use and construction machine performance already calculated for similar works.

- From figures announced according to experience of experts or professional organizations.

Method 3: Calculation according to field surveys

To calculate and determine consumption levels according to design documents, field survey figures of works (construction time, location and volume in one or more than one cycle), taking into account announced use norms of materials, labor and machine performance.

- Material consumption is calculated according to field survey figures and compared with technical design, regulations and standards.

- Labor consumption is calculated according to the number of laborers at each stage of the production chain and total number of laborers in the whole chain, and regulations on labor use.

- Construction machine consumption is calculated according to survey figures on performance of each machine and efficiency brought about by the combined use of construction machines in the same chain, and regulations on technical performance of machines.

B. CONTENTS OF CALCULATION OF CONSUMPTION ELEMENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Principal (main) materials: sand, stone, cement, brick, roofing tile, iron, steel, etc. in jobs of preparing concrete, laying bricks, framing reinforced concrete or prefabricating structures are high-value materials accounting for large proportions in a volume or structure unit. For these materials, consumption norm levels are prescribed in kind and calculated in common units of measurement.

- Other (auxiliary) materials: soap, lubricants, cleaning cloths, etc., which are of small value and hard to be quantified and account for small proportions in a volume or structure unit. For these materials, consumption norm levels are prescribed in percentages of expenses for main materials.

Material consumption norms are determined on the basis of announced material norms or calculated by one of the aforesaid three methods.

B.1. 1. Calculation of consumption of principal materials

The general formula for determining the material consumption norm (VL) in construction norms is as follows:

VL = (QV x Khh +  x KLC) x  x Ktd                  (3.1)

In which:

+ QV: quantity of materials used for each construction job component in the norm (except for recyclable materials), which is calculated by one of the aforesaid three methods.

The quantities of materials constituting products under designs arc determined according to design standards. For example, quantities of macadam, cement and water consumed to make concrete graded according to mortar grade are calculated according to Vietnam construction standards or standards of construction works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ : quantity of recycled materials (framework, scaffolding, operating bridge, etc.) used for each construction job component in the norm, which is calculated by one of the aforesaid three methods.

+ : coefficient for conversion of the units of calculation for materials according to calculations, construction reality or experience into those in construction norms.

+ Khh: percentage norm of allowable material wastage in construction:

Khh = 1 + Ht/c                     (3.2)

Ht/c: material wastage in construction according to announced material norms, surveys or practical conditions of similar works or experience of experts or professional organizations, for materials not subject to any norms.

Wastage prescribed for loose materials, semi-finished materials (building mortar, concrete mortar) and structural elements (precast piles and beams).

+ KLC: recycling coefficient of materials that need to be recycled prescribed in material use norms. For non-recyclable materials. KLC is 1. For recyclable materials. KLC is smaller than 1.

The recycling coefficient of a recyclable material is calculated according to the following formula:

                  (3.3)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- h: wastage compensation rate from the second time on.

- n: number of times of use of recyclable materials (n>1).

+ Ktd: time use coefficient depending on work construction progress, which reflects irregular or maximal utilization of materials to complete a construction job according to set schedule. This coefficient is applicable only to recyclable materials, for example: utilization of scaffolding, forms, props, etc.

When a construction solution is used only once or for many times, this coefficient may be added to suit work construction conditions. This coefficient is calculated according to construction progress or solution or experience of concerned professional organizations.

B.1.2. Calculation of consumption of other materials

Consumption of other (auxiliary) materials is subject to prescribed percentages of the total expenses for main materials quantified in construction norms and determined for different kinds of construction jobs according to experience of consultants or norms of similar works.

B.2. Calculation of labor consumption norm

Labor consumption norm in construction norms is determined based on the announced (working) labor norm, or calculated by one of the aforesaid three methods.

- The unit of calculation of the basic labor norm is working hour.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



                                        (3.4)

In which:

+ : basic labor norm, which is the consumption level of labor directly used for construction for a unit of calculation of a specific construction job volume or structure.

+ Kcdd: coefficient for conversion of construction norms.

This coefficient is calculated based on construction norms converted from working norms or on experience of experts.

Depending on job groups and single, or mixed type of machine assembly, the value of this coefficient usually varies between 1.05÷1.3 for different construction jobs, technical requirements and specific construction conditions.

+ KVcd: coefficient for conversion of units of calculation from those in construction reality or experience into estimated norms.

+ 1/8: coefficient for conversion of working hour norm into workday norm.

B.3. Calculation of construction machine consumption norm

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The unit of calculation of the basic norm of construction machine performance is machine hour or machine shift.

B.3.1. Calculation of consumption of principal construction machines

The general formula for determining the consumption norm of a construction machine and equipment shift is as follows:

                                    (3.5)

In which:

+ QCM: norm of construction performance of one machine shift determined by one of the aforesaid methods.

+ Kcdd: coefficient for conversion of construction norms.

This coefficient is calculated based on construction norms converted from working norms or on experience of experts.

Depending on job groups and single or mixed type of machine assembly, the value of this coefficient usually varies between 1.05÷1.3 for different construction jobs, technical requirements and specific construction conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Kcs: performance utilization coefficient, which reflects the utilization of performance of a machine assembly in a combined chain. This coefficient is calculated according to the performance of construction machines in each working step and appropriately adjusted when machines of the poorest performance are used in the chain.

B.3.2. Calculation of consumption of other construction machines and equipment

Consumption of auxiliary construction machines and equipment is subject to norms in percentages of the total expenses for main machines quantified in construction norms and determined for different kinds of construction jobs according to experience of consultants or norms of similar works.

Step 4: Formulation of norm items on the basis of summing up material, labor and construction machine consumptions

To gather norm items on the basis of summing up material, labor and construction consumption breakdowns.

A norm item consists of two parts:

Composition of jobs, which clearly and fully specifies working steps in the order from the initial preparation for to the completion of a construction job or structure, including also specific construction conditions and solutions.

- Table of norms of consumption breakdowns, which clearly states names and describes categories and specifications of principal materials used in a construction job or structure, and other auxiliary materials: kinds of workers: average grade of construction workers; names, types and capacity of principal machines and equipment and some other machines and equipment in the construction technological chain for accomplishment or completion of a construction job or structure.

In the table of norms, the consumption of principal materials is calculated in kind while that of auxiliary materials is calculated in percentages of expenses for principal materials. Labor consumption is calculated in workdays regardless of grades of workers but according to the average grade of construction w orkcrs. The consumption of principal machines and equipment is calculated in number of machine shifts while that of other (auxiliary) machines is calculated in percentages of expenses for principal machines and equipment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. ADJUSTMENT OF MATERIAL, LABOR AND CONSTRUCTION MACHINE CONSUMPTION ELEMENTS UPON APPLICATION OF ANNOUNCED CONSTRUCTION NORMS

Upon application of announced construction norms to a work, if some elements remain inappropriate to the provisions of these norms due to construction conditions and solutions and technical requirements of the work, relevant material, labor and construction machine elements should be adjusted to suit the work.

II.1. Grounds for adjustment

- Construction conditions and solutions of works.

- Technical and construction schedule requirements of works.

II.2. Methods of adjustment

11.2.1. Adjustment of material consumption

- For consumption of materials constituting products under designs, designing regulations and standards of works are bases for calculation and adjustment.

- For materials used in construction solutions, elements in announced norms shall be adjusted according to consumption calculations based on designs of construction solutions or experience of experts and professional organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Increase or decrease in the labor element in announced norms and consumption calculations under conditions of construction organization or according to experience of experts and professional organizations.

II.2.3. Adjustment of construction machine consumption

- In case of change due to construction conditions (complex or simple terrains, quick or slow progress of works), calculations for increase or decrease of the norm value shall be made under construction-organizing conditions or according to experience of experts and professional organizations.

- In case of change due to increase or decrease of construction machine capacity, adjustment shall be made on the principle that an increase in capacity leads to a decrease in value and vice versa.

APPENDIX 4

METHOD OF FORMULATION OF WORK CONSTRUCTION UNIT PRICES
(Attached to the Construction Ministry’s Circular No. 05/20077TT-BXD of July 25, 2007)

Work construction unit prices are econo-technical norms, including all direct expenses for materials, labor and construction machines, for completion of a unit of construction or installation job volume or work structure or part.

Work construction unit prices include detailed construction unit prices (below referred to as detailed unit prices) and consolidated construction unit prices (below referred to as consolidated unit prices) of a work.

1. METHOD OF FORMULATING WORK CONSTRUCTION DETAILED UNIT PRICES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bases for formulating detailed unit prices of a work include:

- List of construction jobs for which detailed unit prices need to be formulated;

- Norms of consumption elements of above jobs;

- At-work prices of materials used for calculation of unit prices, which are exclusive of value-added tax;

- Labor price of the work;

- Construction machine and equipment shift price of the work.

1.2. Formulation of work construction detailed unit prices

1.2.1. Determination of material expenses

Material expenses are determined according to the following formula:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In which:

+ Di: material quantity No. i (i = 1÷n) calculated for a unit of construction job volume prescribed in work construction norms.

+ :at-work price of material unit No. i (i=1÷n), which is determined as follows:

- Being compatible with standards, category and quality of materials used for the construction work and based on market prices of materials provided by a capable organization, price quotation of the manufacturer and price information supplied by the supplier or prices already applied to other works with similar standards and quality.

- Being equal to original prices plus freight for transportation to the work site and related expenses, for materials unavailable on the market of the work location.

+ KVL: coefficient for calculation of expenses for other materials compared with total expenditure for principal materials prescribed in work construction norms of construction jobs.

1.2.2. Determination of labor expenses

Labor expenses are determined according to the following formula:

NC = B x gNC x (1+f)                            (4.2.a)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ B: labor consumption calculated based on the number of workdays of an average grade worker for a unit of construction job volume prescribed in work construction norms.

+ gNC: average unit wage per direct construction workday corresponding to the grade of workers prescribed in work construction norms.

- f: total of stable wage allowances and supplemental wages, which is included in the unit price by the following formula:

f = f1 + f2 + f3                              (4.2.b)

In which:

- f1: total of stable wage allowances.

- f2: some supplemental wage amounts equal to 12% of the basic wage and some expenses payable directly to laborers and equal to 4% of the basic wage.

- f3: coefficient for adjusting labor expenses to make them suitable to the local labor market and characteristics of the work.

1.2.3. Determination of construction machine expenses

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In which:

+ Mi. machine shift consumption of principal machine or equipment No. i (i=1÷n) per unit of construction job volume prescribed in work construction norms.

+ : estimated machine shift price of principal machine or equipment No. i (i=1÷n) according to the cable of construction machine and equipment shift prices of the work or machine rent rates.

+ : : coefficient for calculating expenses for other machines (if any) compared with total expenses for principal machines and equipment prescribed in work construction norms of construction jobs.

2. METHOD OF FORMULATING CONSOLIDATED UNIT PRICES FOR WORK CONSTRUCTION

2.1. Bases for formulation of consolidated unit prices for work construction

Bases for formulation of the consolidated unit price of a work:

- List of construction jobs, structural units, sections or functional units of a work:

- Detailed unit prices relevant to the list of construction jobs, structural units, sections or functional units of a work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.1. Drawing up a list of construction and installation jobs, structural units for which a consolidated unit price needs to be formulated, some major technical specifications, unit of calculation, and steps of those jobs.

2.2.2. Calculating the construction and installation volume (q) of each kind of construction and installation job constituting the consolidated unit price.

2.2.3. Determining expenses for materials (VL), labor (NC) and construction machines (M) corresponding to the construction and installation volume (q) of each kind of construction and installation job constituting the consolidated unit price according to the following formulas:

VL = q x vI;                       NC = q x nc;               M = q x m                 (4.6)

2.2.4. Figuring out results for each expense breakdown in the consolidated construction unit price according to the following formulas:

                                        (4.7)

In which:

- VLi, NCi, Mi: material, labor and construction machine expenses of construction and installation job No. i (i=1÷n) included in the consolidated unit price.

A consolidated unit price may be formulated into a complete one consisting of direct expenses, general expenses and pre-determined taxable income.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


43.749

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.128.229
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!