Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 936/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 18/07/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 936/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ

1. Vùng Tây Nguyên có  vị trí chiến lược  quan trọng trong phát triển kinh phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; có hành lang tự nhiên với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ; các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đông - Tây và gần các cảng biển nước sâu vùng duyên hải Trung Bộ.

2. Tây Nguyên có tiềm năng, lợi thế to lớn về đất đai, khoáng sản, tài nguyên khí hậu đặc thù (ôn đới, á nhiệt đới) và hệ động, thực vật đa dạng, phong phú để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá quy mô lớn, tập trung; hệ thống danh lam, thắng cảnh thuận lợi để phát triển du lịch; có điều kiện thuận lợi để phát triển điện năng và ngành công nghiệp nhôm - Alumin quy mô lớn của đất nước.

3. Tây Nguyên có đặc trưng, sắc thái văn hoá của nhiều dân tộc, nhiều địa phương trong cả nước hội tụ; nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng phong phú và kho tàng văn học dân gian đặc sắc; một trong những nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị lịch sử, thẩm mỹ của cả nước.

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực.

2. Khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng Tây Nguyên; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nhất là trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, tăng cường hợp tác giữa các địa phương trong Vùng với cả nước nhằm huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội của Vùng so với cả nước.

3. Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu nhằm xây dựng nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với từng bước thực hiện đô thị hóa và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng trên địa bàn.

4. Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên phải phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, bảo đảm phát triển cân đối, hài hoà giữa các khu vực gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và ổn định xã hội; quan tâm phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.

5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển ổn định và bền vững trên cơ sở tổ chức không gian các hoạt động kinh tế, xã hội phù hợp; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đạt mức trung bình so với cả nước, tạo chuyển biến căn bản về phát triển toàn diện kinh tế - xã hội; từng bước đưa Tây Nguyên trở thành vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm quốc phòng an ninh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về phát triển kinh tế:

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 7,9%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,7%/năm. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng và vào năm 2020 đạt khoảng 46 triệu đồng;

- Tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế vào năm 2015 là 43,6%, 29,2% và 27,2%; đến năm 2020 cơ cấu kinh tế tương ứng là 34,7%, 35% và 30,3%;

- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2015 bình quân 17%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 15,5%/năm.

b) Về phát triển xã hội:

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 1,5%/năm  khoảng 1,4%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Phấn đấu đến năm 2015 quy mô dân số khoảng 5,8 triệu người, đến năm 2020 khoảng 6,4 triệu người;

- Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm xuống dưới 21%, đến năm 2020 dưới 16%. Số huyện, thị được công nhận phổ cập giáo dục bậc trung học đạt 55 - 60% vào năm 2020;

- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho 14-15 vạn lao động. Đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 3%. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40 - 45%, năm 2020 khoảng 50 - 55%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2,5 - 3,5%/năm;

- Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung tại các đô thị từ loại III trở lên đạt 90%; các đô thị loại IV đạt 70%; các đô thị loại V đạt 50%. Đến năm 2020 tỷ lệ dân cư được cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung đối với các đô thị loại IV trở lên đạt 90%; các đô thị loại V đạt 70% được cấp nước; chất lượng nước đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Đến năm 2015 đảm bảo 80% và trên 90% vào năm 2020 dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.

c) Về bảo vệ môi trường:

- Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên khoảng 57% vào năm 2015 và khoảng trên 59% vào năm 2020;

- Đến năm 2015 trên 80% chất thải rắn tại các đô thị; 40 - 50% lượng nước thải sinh hoạt tại các đô thị từ loại III trở lên được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường và tương ứng tỷ lệ này đạt trên 90% và 60% vào năm 2020;

- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường.

d) Về an ninh, quốc phòng: Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường đoàn kết các dân tộc, củng cố quốc phòng an ninh; xây dựng các tỉnh trong Vùng thành các khu vực phòng thủ vững chắc.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Các ngành kinh tế:

- Chuyển đổi toàn diện cơ cấu nông nghiệp để đến năm 2020 vùng Tây Nguyên cơ bản có nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tập trung, có sức cạnh tranh cao, hiệu quả và bền vững gắn với công nghiệp chế biến; đồng thời ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông lâm nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; xây dựng thương hiệu một số sản phẩm có lợi thế so sánh của Vùng như cà phê, cao su, ca cao, tiêu,... ổn định diện tích cây cà phê, tiếp tục nghiên cứu phát triển một số cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, các loại rau, hoa, cây ăn quả có thế mạnh về điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, hệ sinh thái,...); khuyến khích chuyển diện tích lúa năng suất thấp, nước tưới không ổn định sang các loại cây trồng cạn có hiệu quả cao hơn. Chú trọng phát triển chăn nuôi, trong đó tập trung chăn nuôi đại gia súc (bò thịt, bò sữa, trâu, dê...). Tăng cường bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Phát huy có hiệu quả tiềm năng mặt nước, nhất là mặt nước các hồ chứa lớn (hồ thủy điện, thủy lợi,...) để phát triển thủy sản;

- Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương vùng Tây Nguyên, phát triển mạnh công nghiệp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, hướng vào chế biến các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu. Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, trong đó tập trung vào khai thác bô xít và chế biến alumin xác định thành một trong những ngành công nghiệp lớn của cả nước. Phát triển ngành cơ khí chế tạo tập trung phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, chế biến lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn;

- Đẩy nhanh phát triển các ngành dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Phát triển thương mại, từng bước hiện đại hoá kết cấu hạ tầng đảm bảo hàng hóa lưu thông thuận lợi; chú trọng xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị tại các thành phố, thị xã, khu đô thị, các khu kinh tế cửa khẩu. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số; tập trung phát triển du lịch sinh thái rừng núi, thác hồ. Phát huy có hiệu quả tài nguyên khí hậu đặc thù để hình thành và phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Măng Đen (Kon Tum). Đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, các dịch vụ vận tải, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

2. Lĩnh vực văn hoá, xã hội:

- Cải thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các trường tiểu học. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Trung học phổ thông. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề theo các phương thức đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực theo quy hoạch chung của cả nước. Xây dựng chiến lược đào tạo các ngành, nghề phù hợp với yêu cầu phát triển và nhu cầu của thị trường; đẩy mạnh đào tạo nghề tại khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động;

- Từng bước hiện đại hoá và hoàn chỉnh hệ thống y tế cơ sở để nâng cao khả năng tiếp cận của người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số đối với các dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng. Mở rộng quy mô các bệnh viện đa khoa và phát triển các bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh, đồng thời với việc tăng số giường bệnh cần cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc ít người. Phát triển mạng lưới y tế dự phòng để chủ động phòng chống dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn Tây Nguyên;

Xây dựng đồng bộ các thiết chế văn hóa đến cơ sở; bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu gắn với phát triển du lịch. Củng cố, nâng cấp các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật; hiện đại hoá các công trình thể dục thể thao như sân vận động, khu liên hợp thể thao, trung tâm thể dục thể thao theo quy hoạch chung của cả nước; cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao tại cơ sở đồng bộ, từng bước hiện đại.

3. Về khoa học và công nghệ:

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch vào các ngành kinh tế; nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các viện, cơ sở nghiên cứu khoa học trên địa bàn.

4. Về bảo vệ tài nguyên và môi trường:

- Thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản về tài nguyên, khoáng sản để có kế hoạch sử dụng tài nguyên hợp lý; khai thác có hiệu quả, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai, rừng và khoáng sản;

- Khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái; chủ động dự báo, cảnh báo, khắc phục hậu quả thiên tai và biến đổi khí hậu.

5. Phát triển kết cấu hạ tầng:

Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng làm động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung phát triển mạng lưới giao thông, cấp điện, thủy lợi, hạ tầng các đô thị, khu công nghiệp. Cụ thể:

- Phát triển mạng lưới giao thông theo hướng hình thành 3 tuyến trục dọc (đường Trường Sơn Đông và quốc lộ 20; đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; đường hành lang biên giới tỉnh Kon Tum - quốc lộ 14C - đường hành lang biên giới tỉnh Đắk Nông) và 4 tuyến trục ngang (quốc lộ 24 - quốc lộ 14 - quốc lộ 40; quốc lộ 19; quốc lộ 26; quốc lộ 28 - quốc lộ 14 - đường tỉnh 686 - quốc lộ 14C). Nâng cấp và xây dựng các đường tỉnh và đường huyện theo quy hoạch. Chú trọng phát triển mạng lưới giao thông nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới;

- Từng bước hiện đại hoá các cảng hàng không Liên Khương, Pleiku; nghiên cứu, quy hoạch sân bay cho hoạt động bay trực thăng và máy bay cánh bằng loại nhỏ đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp;

- Nghiên cứu, lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp theo từng giai đoạn để phát triển các tuyến đường sắt phục vụ nhu cầu giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản từ tỉnh Đắk Nông đến tỉnh Bình Thuận; tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt; trục chính mạng đường sắt Tây Nguyên (Đà Nẵng - Kon Tum - Buôn Ma Thuột - Chơn Thành - Thành phố Hồ Chí Minh) và tuyến đường sắt Tuy Hoà - Buôn Ma Thuột;

- Tập trung hoàn thành và đưa vào sử dụng các nhà máy điện Đồng Nai 4, Đắk R'Tih, Thượng Kon Tum; xây dựng theo quy hoạch các nhà máy thủy điện Đồng Nai 2, Đồng Nai 5, các đường dây 500 KV và 220 KV kết nối hệ thống mạng lưới điện Tây Nguyên, Quốc gia với các nhà máy thủy điện được xây dựng trên địa bàn và một số nhà máy thủy điện tại Lào, Campuchia. Cải tạo, xây dựng các lưới trung thế, hạ thế, các trạm biến áp trung gian cấp huyện. Cải tạo lưới điện bảo đảm an toàn và mỹ quan tại các đô thị, thị trấn. Chú trọng đầu tư trạm biến áp và lưới điện tại các khu kinh tế cửa khẩu, khu, cụm công nghiệp, khu du lịch. Lắp đặt hệ thống đèn đường đảm bảo ánh sáng đô thị. Phấn đấu đạt mục tiêu điện khí hoá nông thôn trên toàn vùng Tây Nguyên;

- Đầu tư xây dựng kiên cố hóa, tiến tới hiện đại hóa, đảm bảo vận hành chủ động, nâng cao hiệu quả các hệ thống thủy lợi hiện có. Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và lớn đa mục tiêu, trong đó mục tiêu quan trọng trữ nước mùa mưa để chống hạn mùa khô. Ưu tiên các công trình tưới nước đối với cây công nghiệp và cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục đầu tư đồng bộ công trình đầu mối đến các kênh mương, kiên cố hóa kênh mương, các công trình hồ giữ nước đảm bảo đủ nước tưới cho mùa khô. Phát triển công trình vừa và nhỏ cấp nước và phát điện phục vụ phát triển sản xuất, ổn định đời sống, nhất là cho đồng bào dân tộc ở vùng sâu, ven biên giới để ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. Xây dựng và củng cố một số tuyến đê, kè các sông, suối trọng yếu để bảo vệ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

6. Về quốc phòng, an ninh:

- Phát triển các khu kinh tế quốc phòng vùng Tây Nguyên, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa bàn chiến lược, biên giới. Trên cơ sở bố trí lại dân cư theo quy hoạch sản xuất và mục tiêu quốc phòng an ninh, hình thành các cụm buôn, xã biên giới, tạo nên vành đai biên giới làm nền tảng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ tổ quốc;

- Ưu tiên xây dựng các khu kinh tế quốc phòng gắn với làng thanh niên lập nghiệp, chương trình sắp xếp, ổn định dân cư sát khu vực biên giới, khôi phục và thành lập các bản làng mới theo quy hoạch nông thôn mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình quân, dân y kết hợp hướng tới vùng sâu, vùng xa, góp phần giải quyết có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bộ đội;

- Tiếp tục xây dựng, nâng cấp các đường tuần tra biên giới theo quy hoạch nhằm bảo đảm cơ động cho các lực lượng và các loại phương tiện quân sự trên tuyến biên giới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc biên giới;

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống chính quyền các cấp với phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng thế trận an ninh vững chắc từ cơ sở, ngăn chặn di cư trái phép, đẩy lùi tệ nạn xã hội. Xây dựng, đào tạo, cung cấp trang thiết bị cho lực lượng công an chính quy, hiện đại, đảm bảo phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động xâm nhập trái phép, lôi kéo phá hoại, tổ chức bạo loạn gây mất ổn định chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội vùng Tây Nguyên.

V. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Về phát triển kinh tế các tiểu vùng:

- Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên gồm 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum: Phát triển công nghiệp thuỷ điện; hình thành các khu du lịch sinh thái, các khu du lịch gắn với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Ổn định và nâng cao chất lượng, sản lượng các loại cây công nghiệp; thúc đẩy phát triển giao lưu thương mại hành lang biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia;

- Tiểu vùng Trung Tây Nguyên gồm tỉnh Đắk Lắk: Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt là sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê;

- Tiểu vùng Nam Tây Nguyên gồm 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng: Phát triển ngành dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và nông nghiệp công nghệ cao.

2. Về phát triển không gian đô thị:

Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hoá toàn vùng Tây Nguyên đạt khoảng 31,5% và khoảng 36,2% vào năm 2020. Trong đó:

- Xây dựng, phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên; trung tâm dịch vụ, công nghiệp, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế; là đô thị hạt nhân trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia;

- Thành phố Đà Lạt là đô thị có điều kiện tự nhiên (khí hậu), các giá trị văn hoá, lịch sử đặc thù; một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng lớn của cả nước và quốc tế; trung tâm đào tạo đa ngành, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của cả nước;

- Xây dựng thành phố Pleiku là một trong những đô thị hạt nhân trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia;

- Tiếp tục đầu tư phát triển thành phố Kon Tum và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y để trở thành các động lực quan trọng của khu vực Bắc Tây Nguyên;

- Thành lập, phát triển các đô thị mới gắn với phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế cửa khẩu và các đơn vị hành chính mới;

- Hình thành các thị tứ, các điểm dân cư tập trung; từng bước xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng (chợ, bưu điện, cửa hàng thương mại,...) tại các khu vực có điều kiện thuận lợi cho phát triển, giao lưu kinh tế, làm cơ sở cho việc hình thành các đô thị.

3. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm; dân số và kế hoạch hoá gia đình; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở?... tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ở những khu vực khó khăn phát triển sản xuất? tăng thu nhập và nâng cao đời sống. Thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo trong Vùng.

VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước:

Huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế; chú trọng các nguồn vốn từ dân cư, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tiếp tục tạo lập môi trường thuận lợi và xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi đặc thù phát triển một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế để vùng Tây Nguyên thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển nhanh và bền vững.

2. Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020.

- Nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển hạ tầng khu vực nông thôn, các địa bàn khó khăn; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ giảm nghèo, y tế, giáo dục vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, cấp đất sản xuất cho hộ tái định cư, thuế tài nguyên; có chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư ở các vùng thưa dân, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

- Khuyến khích phát triển công nghiệp sơ chế nông, lâm sản phẩm ở vùng sâu, vùng xa, sử dụng lao động là người dân tộc tại chỗ; đầu tư công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu (cao su, cà phê, đậu đỗ,...); hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn; phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch, cao sản, chất lượng cao, nhất là sản phẩm xuất khẩu;

- Thực hiệt tốt tín dụng ưu đãi để trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến; chính sách tận dụng đất để trồng, bảo vệ, phòng chống cháy rừng; chính sách hưởng lợi từ nghề trồng, bảo vệ rừng; khuyến khích bảo đảm cho người làm nghề rừng có thu nhập từ rừng, gắn bó với rừng.

3. Phát triển nguồn nhân lực:

- Mở rộng đối tượng cử tuyển và có chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong việc học tập, tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm. Chú trọng đào tạo lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Hỗ trợ đào tạo nghề, hướng nghiệp, ngoại ngữ bồi dưỡng văn hoá để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và tham gia xuất khẩu lao động;

- Xây dựng, ban hành các chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở; tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ thôn bản, xã, huyện về kiến thức quản lý kinh tế, xã hội, xây dựng và quản lý chương trình, dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch;

- Nghiên cứu ban hành chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật từ nơi khác về công tác lâu dài ở Tây Nguyên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo điều kiện về đất ở, nhà ở (đất sản xuất nếu người nhà đi theo làm nghề nông, lâm nghiệp), chế độ tuyển dụng vào biên chế nhà nước; chính sách khuyến khích trí thức trẻ về công tác ở các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

4. Cải cách hành chính:

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan, các cấp, các ngành; tăng cường kỷ luật hành chính, chống tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí; đảm bảo thực hiện quyền dân chủ của nhân dân;

- Thực hiện tốt chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt; thực hiện tốt chế độ trợ cấp ban đầu đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển; có chế độ tiền lương, phụ cấp và chính sách bổ nhiệm, bố trí công tác sau khi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ sở.

5. Hợp tác, liên kết phát triển:

- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương trong vùng trong các lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; phối hợp, hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; phối hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ và phát triển rừng;

- Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các địa phương vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Các lĩnh vực ưu tiên hợp tác gồm: thu hút đầu tư; chế biến, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực như cà phê, cao su, điều, hoa quả, đồ gỗ. Hợp tác xây dựng các trục giao thông kết nối Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, nhất là đến các cảng biển, các đầu mối giao thông; các tuyến du lịch biển đảo của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ với du lịch sinh thái rừng, núi, du lịch văn hóa của Tây Nguyên; hợp tác xây dựng các nhà máy thủy điện, sử dụng nước, nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông lâm sản;

- Đẩy mạnh hợp tác giữa Tây Nguyên và các địa phương của nước bạn Lào và Campuchia trong khuôn khổ hợp tác xây dựng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS); hợp tác phát triển các hành lang Đông - Tây và hợp tác song phương; hợp tác giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên và các địa phương của Lào và Campuchia.

VII. TỒ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện Quy hoạch; tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo Quy hoạch.

Điều 2. Các địa phương trong vùng Tây Nguyên chủ động rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến năm 2020, bảo đảm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này; tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn.

Điều 3. Trách nhiệm của các Bộ, ngành:

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong vùng Tây Nguyên có trách nhiệm:

- Tổ chức công bố Quy hoạch và các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút, huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào Vùng; theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch của các Bộ, ngành và các địa phương trong Vùng;

- Rà soát các cơ chế, chính sách hiện có đối với Vùng; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp (nếu cần thiết), đặc biệt là cơ chế phối hợp, chính sách liên kết, điều phối giữa các địa phương trong Vùng và với các vùng khác; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ trong việc điều hoà vốn đầu tư phát triển các dự án trong Vùng, nhất là các dự án đầu tư hạ tầng, tránh đầu tư giàn trải, chồng chéo, trùng lắp giữa các địa phương trong Vùng;

2. Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong Vùng rà soát, điều chỉnh cơ chế tài chính ưu đãi đối với các địa phương trong Vùng, các chương trình, dự án trọng điểm có quy mô, tính chất vùng;

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về đầu tư đối với Vùng.

3. Bộ Giao thông vận tải:

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, hoàn thiện các quy hoạch đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để phát triển hạ tầng giao thông;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương trong Vùng xây dựng lộ trình, kế hoạch trung và dài hạn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; đề xuất các giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương trong Vùng rà soát, hoàn thiện quy hoạch ổn định dân cư, vùng sản xuất nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, hạ tầng dịch vụ sản xuất nông nghiệp; tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông lâm nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra hàng hoá có giá trị và giá trị gia tăng cao, nhất là các sản phẩm chủ lực trên địa bàn như: Cà phê, cao su, tiêu, rau và hoa xứ lạnh,...

5. Bộ Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là các sản phẩm nông nghiệp; xây dựng mạng lưới chợ đầu mối, các trung tâm thương mại quy mô Vùng, phát triển kinh tế cửa khẩu.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các địa phương trong Vùng nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất và đời sống của nhân dân; chỉ đạo các địa phương liên quan thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tại các dự án khai thác, chế biến khoáng sản; bảo vệ vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các địa phương trong Vùng nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để hiện đại hóa cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giảng viên và chương trình đào tạo để phát triển thành các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật giúp cho các nước bạn Lào và Campuchia;

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng lộ trình và giải pháp đầu tư các trung tâm dạy nghề trên địa bàn.

8. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành địa phương liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các trung tâm văn hóa, trung tâm thể thao và các thiết chế văn hoá quy mô cấp Vùng; xây dựng các khu du lịch quy mô Vùng, cơ chế phối hợp giữa các địa phương về phát triển du lịch, xây dựng tuyến du lịch "Con đường xanh Tây Nguyên".

9. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên: Chỉ đạo kiểm tra đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương vùng Tây Nguyên triển khai, thực hiện Quy hoạch; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch.

10. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc triển khai và giám sát thực hiện Quy hoạch; giám sát thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có quy mô, tính chất vùng theo thứ tự ưu tiên thuộc lĩnh vực quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Vùng.

- Lập mới, điều chỉnh, trình duyệt các quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Vùng phù hợp với những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điệu 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/vùng Tây Nguyên; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Ban Chỉ đạo Tây Nguyên;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP; Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5b)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ THỜI KỲ 2012 - 2020 VÙNG TÂY NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

TÊN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN

I

KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1

Nâng cấp đường Hồ Chí Minh (đoạn trùng quốc lộ 14 qua Tây Nguyên); xây dựng, nâng cấp đường Trường Sơn Đông và quốc lộ 20; trục dọc đường hành lang biên giới (các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông), quốc lộ 14C; đường ngang các quốc lộ 14C, 19, 24, 26, 28, 40 và TL 686; nâng cấp, mở rộng các quốc lộ 25, 27, 55; xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Pleiku; nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt Đắk Nông - Bình Thuận và Tháp Chàm - Đà Lạt

2

Các công trình thuỷ lợi Hppf chứa nước Krông Thượng, Krông H’Năng; các dự án la Mơ, Ia Thul.

3

Các dự án hạ tầng internet băng rộng; phát triển mạng viễn thông đến tất cả các xã và xây dựng trung tâm sản xuất chương trình truyền hình tại các tỉnh trong Vùng.

4

Chương trình cấp thoát nước đô thị và nông thôn; Chương trình xử lý chất thải rắn cho các đô thị, khu công nghiệp; hạ tầng các đô thị dự kiến nâng cấp, thành lập mới.

II

CÔNG NGHIỆP

1

Xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.

2

Xây dựng các nhà máy thuỷ điện Thượng Kon Tum, Đồng Nai 2, Đồng Nai 5; xây dựng đường dây 500 KV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông.

III

NÔNG LÂM, THUỶ SẢN

1

Dự án trồng mới cao su tại các tỉnh; các dự án trồng, chế biến trà và hoa xuất khẩu, trồng và chế biến Atisô tại tỉnh Lâm Đồng; phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành cây đặc sản quốc gia tại tỉnh Kon Tum.

2

Dự án chăn nuôi đại gia súc theo hướng trang trại và nuôi cá lòng hồ thuỷ điện, thuỷ lợi tại các tỉnh.

3

Dự án trồng rừng nguyên liệu giấy tại các tỉnh; Chương trình chuyển hoá rừng nghèo sang trồng rừng kinh tế gắn với quản lý, bảo vệ để nâng cao tỷ lệ che phủ rừng tại các tỉnh.

IV

DỊCH VỤ

1

Xây dựng, mở rộng hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại các tỉnh; nâng cấp, xây dựng hệ thống chợ, trung tâm hội chợ, triển lãm tại các tỉnh.

2

Hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum).

3

Các khu du lịch Đan Kia- Đà Lạt, hồ Tuyền Lâm, hồ Đại Ninh, hồ Prem (Lâm Đồng); Khu du lịch sinh thái-Buôn Đôn (ĐắkLắk), Măng Đen (Kon Tum), Đắk N’Tao (Đắk Nông); Lâm viên Biển Hồ (Gia Lai)

V

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

1

Xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai và trung tâm quan trắc môi trường tại các tỉnh.

2

Chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Đà Lạt.

3

Mở rộng Viện Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk; nghiên cứu đầu tư xây dựng Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.

VI

LĨNH VỰC XÃ HỘI

1

Xây dựng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, mở rộng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và Trung tâm huyết học, truyền máu khu vực Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk; Trung tâm chẩn đoán y khoa kỹ thuật cao và Trung tâm y học hạt nhân và xạ trị khu vực Tây Nguyên tại tỉnh Lâm Đồng; nâng cấp Bệnh viện khu vực Đức Cơ theo hướng trở thành bệnh viện quốc tế.

2

Dự án mở rộng Đại học Tây Nguyên, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia phân viện Tây Nguyên, Trường Đại học Giao thông vận tải Tây Nguyên, Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc chất lượng cao khu vực Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk; nâng cấp Trường Đại học Văn hoá - Nghệ thuật Đắk Lắk; nâng cấp Đại học Đà Lạt và Trường cao đẳng nghề Đà Lạt tại tỉnh Lâm Đồng.

3

Dự án Trung tâm Hội nghị Tây Nguyên, Bảo tàng các dân tộc Tây Nguyên, Khu Liên hợp thể dục thể thao Tây Nguyên, Trường Năng khiếu Thể dục thể thao Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk.

Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các công trình, dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư; tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng giai đoạn.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 936/QD-TTg

Hanoi, July 18, 2012

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF THE CENTRAL HIGHLANDS TILL 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the  Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 7, 2006 of the Government on the formulation, approval and management of socio-economic development master plans, and Decree No. 04/2008/ND-CP dated January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP;

At the proposal of the Ministry of Planning and Investment,

DECIDES:

Article 1. Approving the master plan on socio-economic development of the Central Highlands till 2020, with the following principal contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Central Highlands has a crucial strategic position for national socio-economic development, national defense and security; a natural corridor bordering on southern Laos and northeastern Cambodia, a transport system connected to coastal central and southeastern provinces; and international border gates on the East-West corridor and is close to deepwater seaports in the central coastal region.

The Central Highlands has great potential and advantages on land, minerals, particular climate (moderate and subtropical), rich and diverse fauna and flora for developing a large-scale and concentrated commodity producing agriculture; landscapes and scenic places favorable for tourism development; and favorable conditions for developing power and large scale aluminum industries of the country.

3. The Central Highlands is characterized by cultural traits of different ethnic minority groups and localities nationwide; is the home of various material and immaterial cultural heritages together with rich folklore and community activities and an original folklore treasure; and is keeping the country's many material and immaterial cultural heritages of historical and aesthetic values.

II. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. The master plan on socio-economic development of the Central Highlands to 2020 must conform to the national socio-economic development strategy and ensure consistency and conformity with master plans of sectors and areas.

2. To effectively tap and promote the potential and strengths of the Central Highlands; to boost international integration, particularly in the Vietnam-Laos-Cambodia development triangle, to increase cooperation between localities in the region and others nationwide in order to mobilize and properly use all resources for fast and sustainable development and incrementally narrow the socio-economic development gap between the region and the country.

3. To renovate the growth model and restructure the economy toward reasonable extensive and intensive development in order to build a highly competitive economy which economically and effectively uses natural resources. To associate socio-economic development with gradual urbanization and modernization of infrastructure networks in the region.

4. Socio-economic development of the Central Highlands must consist with the distribution and development level of production forces, ensuring balanced and harmonious development among areas associated with social progress and equity in each development step; to generate more employment for laborers; to eradicate hunger, reduce poverty, care for people's health and stabilize the society; to pay attention to human resource development; to preserve and promote traditional cultural values of ethnic minority groups.

5. To closely combine economic development with building and consolidation of a strong grassroots political system; to increase solidarity among ethnic minority groups, to maintain political stability and social order and safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. General objectives:

To stably and sustainable develop the region on the basis of spatial organization of appropriate socio­economic activities; to build an infrastructure system to the average level as compared with the national level, creating a basic change in comprehensive socio-economic development; to step by step turn the Central Highlands into a driving economic development region of the whole country; to continuously improve people's material and spiritual lives, protect the eco-environment and assure national defense and security.

2. Targets

a/ Economic development:

- To strive for an average annual growth of gross domestic product (GDP) of 7.9% during 2011 -2015 and 8.7% during 2016-2020. To reach an average GDP per capita of VND 24 million by 2015 and around VND 46 million by 2020;

- The proportions of agriculture, industries and services in the economic structure shall be 43.6%, 29.2% and 27.2% respectively by 2015 and 34.7%, 35% and 30.3% by 2020;

- The annual export growth rate shall average at 17% during 2011-2015 and around 15.5% during 2016-2020.

b/ Social development:

- To reduce the average natural population growth to around 1.5%/year during 2011-2015 and around 1.4%/year during 2016-2020. To keep the region's population at around 5.8 million by 2015 and around 6.4 million by 2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To annually create 140,000-150,000 jobs on average. To reduce the rate of unemployment among people of working age in urban areas to below 3%. To strive to increase the rate of trained labor to 40-45% by 2015 and around 50-55% by 2020. To annually reduce the number of poor households by 2.5-3.5% on average;

To strive that by 2015, 90% of inhabitants in urban centers of grade III or higher shall get clean water from concentrated water supply systems and the rates shall be respectively 70% and 50% for grade-IV and grade-V urban centers. By 2020, the rates shall be respectively 90% for urban centers of grade IV or higher and 70% for grade-V urban centers. The water quality shall reach prescribed standards.

To assure that 80% and over 90% of rural inhabitants shall have access to hygienic water by 2015 and 2020 respectively.

c/ Environmental protection:

- To raise the forest coverage to around 57% by 2015 and around over 59% by 2020;

- By 2015, to collect and treat up to prescribed standards over 80% of solid waste in urban centers and 40-50% of daily-life wastewater in urban centers of grade III or higher before they are discharged into the environment. The rates shall surpass 90% and 60% respectively by 2020;

- To reasonably use natural resources and protect bio-diversity; to increase education and raise public awareness about environmental protection.

d/ National defense and security: To firmly maintain political security and social order and safety, to increase solidarity among ethnic minority groups, to consolidate national defense and security; to build provinces in the region into firm defense zones.

IV. SECTORAL DEVELOPMENT ORIENTATIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To comprehensively restructure agriculture so that by 2020, the Central Highlands shall basically have a large-scale and concentrated commodity agriculture which is highly competitive, effective, sustainable and associated with the processing industry; to concurrently apply hi-tech and biotechnology to agricultural and forestry production to raise the yield and quality of products; to build brands for regional products with comparative advantages such as coffee, rubber, coca, pepper, etc. To stabilize the area under coffee, to further study and develop a number of industrial crops of high economic value, and vegetables, flowers and fruits of natural advantages (land, climate, ecosystem, etc.); to encourage the plantation of more effective upland crops on current low-yield rice areas with unstable irrigation. To attach special importance to animal husbandry, concentrating on cattle raising (beef and dairy cows, buffaloes, goats, etc.). To strictly protect national parks and natural reserves. To effectively tap water surface potential, particularly water surface of big reservoirs (hydro-power and irrigation reservoirs, etc.) for fishery development;

- To tap the potential and advantages of each locality of the Central Highlands, to strongly develop industry in order to achieve the growth targets and quickly restructure the economy. To prioritize the development of agricultural and forest product processing, targeting the processing of products with material advantages. To develop the mineral exploitation and processing industry, concentrating on bauxite exploitation and alumina processing as a major industry of the country. To develop manufacture engineering to serve farm produce and foodstuff processing, forest product processing, mineral exploitation and processing and cottage industries in the region;

- To quickly develop services that meet the needs of production and people. To develop trade, step by step modernize infrastructure facilities ensuring smooth flow of goods; to attach special importance to building commercial centers and supermarkets in cities, towns, urban centers and border-gate economic zones. To diversify tourist products on the basis of tapping potential and advantages in natural resources, history, traditional culture of ethnic minority groups; to focus on development of eco-tourism in areas accommodating forests, mountains, waterfalls and lakes. To effectively tap particular climate resources to form and develop luxury tourist resorts in Da Lat city (Lam Dong) and Mang Den (Kon Turn). To boost border-gate-based economic development, and transport, tele-communications, finance, banking, insurance, technology transfer and other services serving production and people's daily life.

2. Cultural and social affairs:

- To improve physical foundations and equipment for primary schools. To raise the quality and effectiveness of upper secondary school education. To expand the scale and improve the training quality of universities, colleges and vocational schools with appropriate training modes to meet human resource demands under national planning. To elaborate strategies to train in disciplines and occupations meeting development and market requirements; to boost vocational training in rural and ethnic minority areas; to associate vocational training with employment and labor export;

- To step by step modernize and complete the grassroots health system to increase people's access to quality basic health services, especially for ethnic minority people. To expand general hospitals and develop provincial-level specialized hospitals together with more patient beds and improved health service quality, prioritizing areas of ethnic minority people with small population. To develop the preventive health network to proactively prevent and control epidemics, meeting increasing demands for public health protection, care and improvement in the Central Highlands;

- To synchronously build grassroots cultural institutions; to preserve and embellish typical historical and cultural relics associated with tourism development. To consolidate and upgrade culture and arts colleges; to modernize physical training and sports facilities such as stadiums, sports complexes and physical training and sports centers under national planning; to build synchronous and incrementally modernize physical and technical foundations for physical training and sports.

3. Science and technology:

To increasingly apply hi-tech and clean technology to industries; to raise the effectiveness of scientific and technological activities; to improve physical and technical foundations and create favorable conditions for developing and raising the operational effectiveness of local scientific research institutes and establishments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To properly conduct basic surveys on natural resources and minerals to plan reasonable use of natural resources; to effectively exploit and closely manage natural resources, especially land, forests and minerals;

- To remedy environmental degradation and improve environmental quality; to protect bio­ diversity and the eco-environment; to proactively forecast, warn and remedy the consequences of natural disasters and climate change.

5. Infrastructure development:

On the basis of approved master plans, to step by step build a system of infrastructure facilities as a driving force for socio-economic development. To concentrate on transport, power supply, irrigation, and infrastructure networks in urban centers and industrial parks, specifically:

- To develop a transport network by forming 3 parallel routes (East Truong Son road and highway 20; Ho Chi Minh road running through the Central Highlands; border corridor in Kon Turn province- highway 14C- border corridor in Dak Nong province) and 4 transversal routes (highway 24-highway 14-highway 40; highway 19; highway 26, highway 28-highway 14-provincial road 686-highway 14C). To upgrade and build provincial and district roads under planning. To attach special importance to developing rural transport networks in deep-lying, remote and border areas;

- To step by step modernize Lien Khuong and Pleiku airports; to study and plan airports for flights of helicopters and small airplanes to meet the needs of people and enterprises;

- To study and select appropriate forms of investment in each period to develop railway services from Dak Nong to Binh Thuan provinces catering the needs of transport, industrial production and mining; the Cham Tower-Da Lat railway; the arterial route of the Central Highlands railway network (Da Nang-Kon Tum-Buon Ma Thuot-Chon Thanh-Ho Chi Minh City) and Tuy Hoa-Buon Ma Thuot railway;

- To focus on completing and operating Dong Nai power plant 4 and Dak R'Tih and Thuong Kon Turn power plants; to build under planning Dong Nai hydro-power plants 4 and 5,500-KV and 220-KV transmission lines connecting the Central Highlands and national power grids with hydro-power plants built in the region and a number of hydro-power plants in Laos and Cambodia. To improve and build medium- and low-voltage grids and district-level intermediary transformer stations. To improve power grids in urban centers and towns ensuring safety and good view. To attach special importance to building transformer stations and power grids in border-gate economic zones, industrial parks and clusters and tourist sites. To install public lighting systems in urban areas. To strive to materialize rural electrification in the whole Central Highlands;

- To build, solidify and incrementally modernize irrigation systems, ensuring their active and effective operation. To build medium- and large-sized multi-purpose irrigation works mainly for storing water in the rainy season and controlling drought in the dry season. To prioritize works irrigating industrial crops and other crops of high economic value. To further invest synchronously in key works leading to canals, canal solidification and reservoirs to ensure sufficient water supply in the dry season. To develop medium- and small-sized water supply and power generation works to serve production development and stabilize people's life, especially for ethnic minority people in deep-lying and border areas, for social stabilization and security and defense. To build and consolidate a number of essential dykes and river and stream embankments to protect production and people's daily life.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To develop national defense-economic zones in the Central Highlands, contributing to improving and step by step raising people's material and spiritual lives and ensuring defense and security in strategic and border areas. To redistribute population under production planning and national defense and security objectives so as to build border village and commune clusters, forming a border beltway as the foundation for building an all-people national defense posture for national protection;

- To prioritize the building of defense-economic zones attached to villages set up by young people and the program on population redistribution and stabilization in border areas, to restore and set up new villages under new countryside planning. To continue the program on combination of civil and army healthcare, targeting deep-lying and remote areas, making contributions to the effective prevention and control of epidemics and protection and care for the health of people and soldiers;

- To further build and upgrade border patrol roads under planning in order to ensure mobile operation of forces and army vehicles along the border and meet defense and security requirements; and concurrently make contributions to socio-economic development and improvement of the material and spiritual lives of ethnic minority people in border areas;

- To consolidate and complete the system of local administrations at all levels and launch a movement for all people to protect national security; to build a firm security disposition at the grassroots level, to prevent unlawful migration and ward off social evils. To build up, train and equip regular modern police forces capable of detecting and effectively fighting illegal entry, dragging, sabotage and violent disturbances causing political instability to maintain social order and safety in the Central Highlands.

V. SOCIO-ECONOMIC SPACE ORGANIZATION

1. Economic development in sub-regions:

- North Central Highlands sub-region comprising Gia Lai and Kon Turn provinces: To develop hydro-power; to form eco-tourist resorts and tourist sites attached to national parks and natural reserves. To stabilize and improve the quality and yield of industrial crops; to boost the development of commercial exchange along the Vietnam-Laos-Cambodia border corridor;

- Middle Central Highlands sub-region comprising Dak Lak province: To focus on developing agricultural and forest product processing, particularly coffee production, processing and export;

- South Central Highlands sub-region comprising Dak Nong and Lam Dong provinces: To develop services and resort tourism; mineral exploitation and processing and hi-tech agriculture.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To strive for an urbanization rate of around 31.5% for the whole Central Highlands by 2015 and around 36.2% by 2020, of which:

- To build and develop Buon Ma Thuot into the central city of the Central Highlands; a service, industrial, scientific and technological, education and training and health center; and a core urban center in the Vietnam-Laos-Cambodia development triangle;

- To make Da Lat, an urban center with particular natural conditions (climate) and cultural and historical values, a national and international center for resort tourism and a national center for multi-discipline training, scientific research and technology transfer:

- To build Pleiku city into one of the core urban centers of the Vietnam-Laos-Cambodia development triangle;

- To further invest in developing Kon Turn city and Bo Y international border-gate economic zone into important driving forces of the North Central Highlands sub-region;

- To form and develop new urban centers associated with the development of concentrated industrial parks, border-gate economic zones and new administrative units;

To form townlets and concentrated residential points; to step by step build networks of infrastructure facilities and public works (markets, post offices, trade centers, etc.) in areas with conditions favorable for economic development and exchange as a basis for forming urban centers.

4. To continue with the proper implementation of support policies and national target programs on poverty reduction and employment; population and family planning; clean water and environmental sanitation in rural areas; housing support policies for poor households, creating favorable conditions for inhabitants of disadvantaged areas to develop production, raise income and improve living conditions. To effectively implement the program on support for fast and sustainable poverty reduction in poor districts of the region

VI. MAJOR IMPLEMENTATION SO LUTION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To mobilize and properly use all resource from different economic sectors, attaching special importance to funding sources from the population, non-state enterprises and foreign direct investment. To create a more favorable environment and formulate incentive mechanisms and policies, especially particular incentives for development of potential and advantageous domains, for the Central Highlands to attract investment resources for fast and sustainable development

2. To elaborate and promulgate mechanism and policies to support socio economic development in the Central Highlands to 2020

- To study appropriate mechanisms and policies for infrastructure development in rural and disadvantaged areas; to properly implement support policies for poverty reduction, health and education in disadvantaged and ethnic minority areas; policies on compensation, ground clearance, resettlement and farmland provision for resettled households, and royalty; to adopt incentive policies to attract enterprises to make investment in sparsely inhabited areas, especially mountainous, deep-lying, remote and ethnic minority areas;

- To encourage the development of preliminary processing of agricultural and forest products in deep-lying and remote areas which employs ethnic minority locals; to invest in hi- tech and advanced techniques for production and processing of export farm produce (rubber, coffee, bean, etc.); to support enterprises, cooperatives and farms in investment in production, processing and business in localities; to develop high-yield and -quality clean agricultural products, especially export products;

- To properly provide preferential credit for forestation and development of input material zones for the processing industry; to implement policies on use of land for forest plantation and protection and forest fire prevention and control and policies on benefit from forest plantation and protection; to encourage and assure that forest growers earn incomes from forests and be committed to forestation

3. To develop human resources

- To expand target groups entitled to selection-based enrolment and adopt priority policies for ethnic minority people in learning, recruitment, promotion and appointment. To attach special importance to training local ethnic minority laborers. To support vocational training and orientation and training in foreign languages and general knowledge in order to supply quality human resources for enterprises based in localities and for labor export;

- To elaborate and promulgate policies to train and build capacity for grassroots leaders; to provide village, commune and district leaders with short- and long-term training in socio­economic management, formulation and management of programs and projects and skills to make and implement plans;

- To study and promulgate policies to attract scientists and technicians from other localities to work permanently in the Central Highlands, especially in deep-lying, remote and ethnic minority areas. To create conditions in terms of residential land, housing (or production land for their relatives who do farm or forestry work); regime on recruitment as state payroll employees; and policies to encourage young intellectuals to work in districts of deep-lying and remote areas and specially disadvantaged areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To boost administrative reform, to raise the quality of cadres and civil servants and clearly define competence of agencies, levels and sectors; to increase administrative discipline, to fight red tape, corruption and waste; to assure people's democratic rights;

- To properly implement the policy to rotate and increase provincial and district officials to hold key leading positions in communes; to properly implement the regime on initial allowance for rotated officials; to adopt wage and allowance regimes and appointment and recruitment policies for rotated officials after finishing their tasks at the grassroots level.

5. To carry out development cooperation and association:

- To further boost cooperation in investment promotion, trade and tourism between localities in the region; to coordinate and cooperate in building input material zones, developing the processing industry and expanding outlet markets; to coordinate in exploiting and using water resources and protecting and developing forests;

- To raise the effectiveness of cooperation between localities in the Central Highlands and the southeastern region and the coastal southern central region. Areas prioritized for cooperation include investment attraction; processing and export-import of and trade promotion for key products such as coffee, rubber, cashew, fruit and wood products. To cooperate in building arterial roads linking the Central Highlands with provinces in the southeastern and coastal southern central regions, especially to seaports, key transport points; sea and island tours in the coastal southern central and southeastern regions with eco-tours to forests and mountains and cultural tours in the Central Highlands; to cooperate in building hydro-power plants using water and materials for agricultural and forest product processing plants;

To boost cooperation between the Central Highlands and localities of Laos and Cambodia within the cooperation framework for building the Vietnam-Laos-Cambodia development triangle; Greater Mekong Subregion (GMS) cooperation; development cooperation on East-West corridors and bilateral cooperation; and cooperation between provinces in the Central Highlands and localities in Laos and Cambodia.

VII. ORGANIZATION OF MASTER PLAN IMPLEMENTATION

To announce and publicize the master plan on socio-economic development of the Central Highlands to 2020; to organize investment promotion activities, to provide public information to attract domestic and overseas investors and economic sectors to participate in the master plan implementation; to increase inspection and examination of development investment under the master plan.

Article 2. Provinces in the Central Highlands shall proactively review, adjust, supplement or propose competent authorities to approve adjustments of their local socio­economic development master plans to 2020, assuring conformity with the objectives and tasks approved in Article 1 of this Decision; and supervise and examine the implementation of development investment projects in their localities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Planning and Investment shall preside over and coordinate with ministries, sectors and localities in the Central Highlands in:

- Announcing the master plan and investment promotion activities to attract and raise funds from domestic and overseas economic sectors for investment in the region; monitoring, urging, supervising and examining the master plan implementation by ministries, sectors and localities in the region;

- Reviewing mechanisms and policies currently applicable to the region; studying amendments and supplements and proposing appropriate mechanisms and policies (if necessary), especially the mechanism and policy on association and coordination among localities in the region and with other regions; advising the Prime Minister on regulating development investment funds for projects in the region, particularly infrastructure investment projects, avoiding thinned-out, overlapping and coincident investment in the region;

2. The Ministry of Finance shall:

- Preside over and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the People's Committees of the provinces in the region in, reviewing and adjusting preferential financial mechanisms for provinces in the region and key programs and projects of regional scale and nature;

- Coordinate with the Ministry of Planning and Investment and related ministries, sectors and localities in studying and proposing investment mechanisms and policies for the region.

3. The Ministry of Transport shall:

- Preside over and and coordinate with localities in, reviewing and completing master plans on investment and development of transport infrastructure facilities; study and propose mechanisms to encourage and attract investment from non-state budget funding sources for transport infrastructure development;

- Preside over and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and provinces in the region in, working out a roadmap and medium- and long-term plans for investment in transport infrastructure facilities; propose investment fund raising solutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The Ministry of Industry and Trade shall preside over and coordinate with related ministries, sectors and localities in, studying and proposing policies to promote production and sale of products in the domestic and export markets, especially agricultural products; building a network of wholesale markets and regional trade centers and developing border-gate economy.

6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and coordinate with the provinces in the region in, studying and assessing climate change impacts on people's production and daily life; direct related localities in implementing environmental protection solutions in mineral exploitation and processing projects and protecting national parks, natural reserves and biodiversity.

7. The Ministry of Education and Training shall:

- Preside over and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and provinces in the region in, studying and formulating appropriate mechanisms and policies to modernize physical foundations, develop the contingent of trainers and training programs for development of high-quality human resource training centers meeting human resource needs for socio-economic development of the Central Highlands; and concurrently train scientists and technicians for Laos and Cambodia;

- Coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in working out a roadmap and solutions for investment in vocational training centers in the region.

8. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall preside over and coordinate with related ministries, sectors and localities in, reviewing, adjusting and supplementing regional master plans on cultural centers, sports centers and cultural institutions; building regional tourist sites and working out a mechanism for coordination in tourist development between localities and formation of the "Central Highlands green road" tour.

9. The Central Highlands Steering Committee shall direct, examine and urge ministries, sectors and provinces in the region in implementing the master plan; coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and related ministries, sectors and localities in studying, advising and proposing to the Government and the Prime Minister mechanisms, policies and solutions for the master plan implementation.

10. Within the ambit of their functions, tasks and powers, relevant ministries and sectors shall:

- Coordinate with the Ministry of Planning and Investment in organizing and supervising the master plan implementation; supervise the implementation of key investment programs and projects of regional scale and nature under their management according to the priority order in order to boost the region's socio-economic development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. This Decision takes effect on its signing date.

Article 5. The chairpersons of the People's Committees of the Central Highlands provinces, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.-

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX

LIST OF PROJECTS PRIORITIZED.FOR INVESTMENT STUDY IN THE CENTRAL HIGHLANDS DURING 2012-2020
(Issued together with Decision No. 936/QD-TTg dated July 18, 2012 of the Prime Minister)

No.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I

TECHNICAL INFRASTRUCTURE

1

Upgrading of Ho Chi Minh highway (section of highway 14 through the Central Highlands); building and upgrading of East Truong Son road and highway 20; the  route along the border corridor (Kon Turn and Dak Nong provinces), highway 14C;  roads across highways 14C, 19, 24, 26, 28 and 40 and provincial road 686; upgrading and expansion of highways 25, 27 and 55; construction of Dau Day-Lien Khuong expressway; upgrading and expansion of Pleiku airport; study and construction of Dak Nong-Binh Thuan and Cham Tower-Da Lat railways

2

Krong Thuong and Krong H'Nang reservoirs, Ia Mo and Ia Thul projects

3

Broadband internet infrastructure projects; expansion of the telecommunications network to all communes and construction of television program production centers in provinces in the region

4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II

INDUSTRY

l

Infrastructure construction and attraction of investment into industrial parks

2

Construction of Thuong Kon Turn power plant and Dong Nai power plants 2 and 5; construction of Pleiku-My Phuoc-Cau Bong 500KV transmission line

III

AGRICULTURAL, FOREST AND FISHERY PRODUCTS

l

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

Projects to raise cattle in farms and rear fish in hydro-power and irrigation reservoirs

3

Project to plant forests for pulp in provinces; program to transform impoverished forests into economic forests associated with management and protection to increase forest coverage in provinces

IV

SERVICES

1

Construction and expansion of the system of supermarkets and trade centers in provinces; upgrading and construction of a system of markets and fair and exhibition centers in provinces

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

Tourist sites of Dan Kia-Da Lat, Tuyen Lam lake, Dai Ninh lake and Prem lake (Lam Dong); eco-tourist resorts of Don Village (Dak Lak), Mang Den (Kon Turn), Dak N'Tao (Dak Nong) and Lam Vien Bien Ho (ocean lake park) (Gia Lai)

V

SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT

1

Formation of cadastral dossiers and land management database, and construction of environmental observation centers in provinces

2

Program to develop hi-tech agriculture in Da Lat

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

VI

SOCIAL AFFAIRS

 

1

Construction of a general hospital of the Central Highlands, expansion of the Central Highlands epidemic prevention institute and a center for hematology and blood transfusion of the Central Highlands in Dak Lak province; a center for hi-tech medical diagnosis and a center for nuclear health and radiotherapy of the Central Highlands in Lam Dong province; upgrading of the hospital in Duc Co area into an international hospital

2

Expansion of the Central Highlands University, Central Highlands branch of the National Academy of Politics and Public Administration, Central Highlands Transport university, High-Quality Vocational College for Young Ethnic Minority People of the Central Highlands in Dak Lak province; upgrading of Dak Lak Culture and Arts University; upgrading of Da Lat University and Da Lat Vocational College in Lam Dong province

3

Central Highlands conference center, museum of Central Highlands ethnic minority groups, Central Highlands physical training and sports complex and Central Highlands physical training and sports school for talents in Dak Lak province

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 936/QĐ-TTg ngày 18/07/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.482

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.17.137
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!