ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
70/2012/QĐ-UBND
|
Ninh Thuận, ngày 06 tháng 12 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN CẤP PHÉP CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày
17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09
tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28
tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai
thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm
2020;
Căn cứ Quyết
định số 45/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2012/NQ-HĐND ngày 19
tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc điều chỉnh quy
hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận giai đoạn đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ văn bản số 110/HĐND-TH ngày 20 tháng
11 năm 2012 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đưa các mỏ đá xây dựng
tại núi Một, xã Lợi Hải ra khỏi quy hoạch thăm dò, khai thác;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ
trình số 2215/TTr-SXD ngày 27 tháng 11 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy
ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
với những nội dung chính như sau:
1. Quan điểm: hoạt động
thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải
đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, hạn
chế và đi đến chấm dứt các hoạt động khai thác ảnh hưởng đến môi trường, cảnh
quan, hoạt động dân cư và các công trình thủy lợi.
2. Mục tiêu:
- Xác định đúng nhu cầu vật liệu xây dựng thông
thường theo định hướng phát triển mới của tỉnh; rà soát tình hình thăm dò và
khai thác để đưa ra định hướng thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật
liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020, làm cơ sở pháp lý cho các ngành chức năng của Nhà nước quản lý cấp
phép thăm dò, cấp phép khai thác mỏ khoáng sản nhằm sử dụng một cách có hiệu quả,
đúng mục đích và phát triển bền vững ngành công nghiệp vật liệu xây dựng tỉnh
nhà; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực hoạt
động khai thác khoáng sản trong từng giai đoạn từ nay đến năm 2015, định hướng
đến năm 2020;
- Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên khoáng sản
làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng thông thường; xác định nhu cầu trữ lượng
khoáng sản cần thăm dò, khai thác từ nay đến năm 2020 và khả năng đáp ứng từ
nguồn tài nguyên khoáng sản; rà soát các khu vực không phù hợp với định hướng
phát triển mới để đưa ra khỏi quy hoạch, xác định các khu vực mới cần bổ sung,
đánh giá lại trữ lượng và thực trạng hoạt động các mỏ để đưa ra danh mục, tiến
độ thăm dò, khai thác các mỏ trong từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
3. Nội dung định
hướng quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường;
a) Tiềm năng khoáng sản làm vật liệu
xây dựng thông thường:
- Đá xây dựng: trữ lượng
449.429.000m3; tổng
diện tích 927,20ha; trong đó:
+ Huyện Bác Ái: trữ lượng
47.302.000m3; tổng diện tích 71,00ha.
+ Huyện Ninh Sơn: trữ lượng
60.930.000m3; tổng diện tích 128,60ha.
+ Huyện Thuận Bắc: trữ lượng 191.002.000m3; tổng diện tích 382,80ha.
+ Huyện Ninh Hải: trữ lượng 5.171.000m3; tổng diện tích 17,00ha.
+ Huyện Thuận Nam: trữ lượng 145.024.000m3; tổng
diện tích 327,80ha.
- Sét gạch ngói: trữ lượng 14.495.000m3; tổng diện tích 833,10ha;
trong đó:
+ Huyện Bác Ái: trữ lượng
2.994.000m3; tổng diện tích 203,20ha.
+ Huyện Ninh Sơn: trữ lượng
1.598.000m3; tổng diện tích 105,60ha.
+ Huyện Thuận Bắc: trữ lượng 980.000m3; tổng diện tích 89,00ha.
+ Huyện Ninh Phước: trữ lượng 7.177.000m3; tổng diện tích 348,00ha.
+ Huyện Thuận Nam: trữ lượng 1.746.000m3; tổng diện tích 87,30ha.
- Cát xây dựng: trữ lượng 11.441.000m3; tổng diện
tích 950,20ha; trong đó:
+ Huyện Bác Ái: trữ lượng
175.000m3; tổng diện tích 19,00ha.
+ Huyện Ninh Sơn: trữ lượng
3.681.000m3; tổng diện tích 368,30ha.
+ Huyện Thuận Bắc: trữ lượng 738.000m3; tổng diện tích 73,00ha.
+ Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: trữ lượng
4.451.000m3; tổng diện tích: 262,10ha.
+ Huyện Ninh Phước: trữ lượng 126.000m3; tổng diện tích 10,70ha.
+ Huyện Thuận Nam: trữ lượng 2.270.000m3; tổng diện tích 217,10ha.
- Đá chẻ xây
dựng: trữ lượng 24.823.000m3; tổng diện tích 785,50ha;
trong đó:
+ Huyện Bác Ái: trữ lượng 1.290.000m3; tổng diện tích 43,00ha.
+ Huyện Ninh Sơn: trữ lượng
4.583.000m3; tổng diện tích 161,60ha.
+ Huyện Thuận Bắc: trữ lượng 7.145.000m3; tổng diện tích 185,40ha.
+ Huyện Ninh Hải: trữ lượng
3.262.000m3; tổng diện tích 110,00ha.
+ Huyện Ninh Phước: trữ lượng 7.088.000m3; tổng diện tích 236,30ha.
+ Huyện Thuận Nam: trữ lượng 1.455.000m3; tổng diện tích 49,20ha.
- Vật liệu san lấp:
trữ lượng 71.348.000m3; tổng diện
tích 1.317,00ha. Trong đó:
+ Huyện Bác Ái: trữ lượng 14.850.000m3; tổng diện tích 301,00ha.
+ Huyện Ninh Sơn: trữ lượng
23.791.000m3; tổng diện tích 345,20ha.
+ Huyện Thuận Bắc: trữ lượng 9.290.000m3; tổng diện tích 233,70ha.
+ Huyện Ninh Hải: trữ lượng
10.300.000m3; tổng diện tích 169,00ha.
+ Huyện Ninh Phước: trữ lượng 4.461.000m3; tổng diện tích 91,50ha.
+ Huyện Thuận Nam: trữ lượng 8.656.000m3; tổng diện tích 176,60ha;
(số liệu chi tiết theo Phụ lục số
1 đính kèm)
b) Phân định khu vực cấm và tạm cấm
hoạt động khoáng sản.
- Đá xây dựng: trữ lượng 1.047.600.000m3; tổng diện tích 2.210ha.
Trong đó:
+ Huyện Thuận Bắc: trữ lượng 480.200.000m3; tổng diện tích 550ha.
+ Huyện Ninh Sơn: trữ lượng
408.000.000m3; tổng diện tích 1.040ha;
+ Huyện Ninh Phước: trữ lượng 159.400.000m3; tổng diện tích 620ha.
- Sét gạch ngói: trữ lượng 4.000.000m3; tổng diện tích 198ha. Trong đó:
+ Huyện Thuận Bắc: trữ lượng 1.600.000m3; tổng diện tích 70ha.
+ Huyện Ninh Sơn: trữ lượng
700.000m3; tổng diện tích 40ha.
+ Huyện Ninh Phước: trữ lượng 1.600.000m3; tổng diện tích 80ha.
+ Huyện Bác Ái: trữ lượng
100.000m3; tổng diện tích 8ha.
- Cát xây dựng: trữ lượng 50.000m3;
tổng diện tích 4ha. Trong đó:
+ Huyện Ninh Hải: trữ lượng 40.000m3;
tổng diện tích 3ha.
+ Huyện Bác Ái: trữ lượng 10.000m3; tổng diện tích 1ha.
- Vật liệu san lấp: trữ lượng 62.000.000m3; tổng diện tích 979ha. Trong đó:
+ Huyện Thuận Bắc: trữ lượng 5.700.000m3; tổng diện tích 140ha;
+ Huyện Ninh Hải: trữ lượng
1.000.000m3;
tổng diện tích 10ha;
+ Huyện Ninh Sơn: trữ lượng
4.200.000m3; tổng diện tích 70ha;
+ Huyện Ninh Phước: trữ lượng 50.700.000m3; tổng diện tích 750ha.
+ Huyện Bác Ái: trữ lượng 400.000m3; tổng diện tích 9ha;
(số liệu chi tiết theo Phụ lục số
2 đính kèm)
c) Lựa chọn đối tượng và phân kỳ đầu
tư theo thời gian các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
- Đá xây dựng: tổng dự báo nhu cầu
32.248.000m3; chia ra:
Giai đoạn 2012 - 2015: tổng nhu cầu
12.786.000m3. Trong đó:
+ Huyện Bác Ái: 1.000.000m3.
+ Huyện Ninh Sơn: 2.400.000m3.
+ Huyện Thuận Bắc: 3.586.000m3.
+ Huyện Ninh Hải: 300.000m3.
+ Huyện Thuận Nam: 5.500.000m3.
Giai đoạn 2016 - 2020: tổng nhu cầu
19.462.000m3. Trong đó:
+ Huyện Bác Ái: 2.300.000m3.
+ Huyện Ninh Sơn: 3.300.000m3.
+ Huyện Thuận Bắc: 5.362.000m3.
+ Huyện Ninh Hải: 1.000.000m3.
+ Huyện Thuận Nam: 7.500.000m3.
- Sét gạch ngói: tổng dự
báo nhu cầu 3.935.000m3; chia ra:
Giai đoạn 2012 - 2015: tổng
nhu cầu 1.629.000m3. Trong đó:
+ Huyện Bác Ái: 600.000m3.
+ Huyện Ninh Sơn: 566.000m3.
+ Huyện Thuận Bắc: 210.000m3.
+ Huyện Thuận Nam: 253.000m3.
Giai đoạn 2016 - 2020: tổng
nhu cầu 2.306.000m3. Trong đó:
+ Huyện Bác Ái: 600.000m3.
+ Huyện Ninh Sơn: 423.000m3.
+ Huyện Thuận Bắc: 400.000m3.
+ Huyện Ninh Phước: 383.000m3.
+ Huyện Thuận Nam: 500.000m3.
- Đá chẻ: tổng dự báo nhu cầu 980.000m3; chia ra:
Giai đoạn 2012 - 2015: tổng
nhu cầu 398.000m3. Trong đó:
+ Huyện Bác Ái: 20.000m3.
+ Huyện Ninh Sơn: 125.000m3.
+ Huyện Ninh Hải: 64.070m3.
+ Huyện Thuận Bắc: 74.330m3.
+ Huyện Ninh Phước: 20.000m3.
+ Huyện Thuận Nam: 94.600m3.
Giai đoạn 2016 - 2020: tổng
nhu cầu 582.000m3. Trong đó:
+ Huyện Bác Ái: 30.000m3.
+ Huyện Ninh Sơn: 259.904m3.
+ Huyện Ninh Hải: 72.000m3.
+ Huyện Thuận Bắc: 88.206m3.
+ Huyện Ninh Phước: 26.000m3.
+ Huyện Thuận Nam: 105.890m3.
- Cát xây dựng: tổng dự báo
nhu cầu 13.069.000m3; chia ra:
Giai đoạn 2012 - 2015: tổng
nhu cầu 3.559.000m3. Trong đó:
+ Huyện Bác Ái: 72.000m3.
+ Huyện Ninh Sơn: 1.431.500m3.
+ Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: 977.000m3.
+ Huyện Thuận Bắc: 738.000m3.
+ Huyện Ninh Phước: 126.500m3.
+ Huyện Thuận Nam: 214.000m3.
Giai đoạn 2016 - 2020: tổng
nhu cầu 9.510.000m3. Trong đó:
+ Huyện Bác Ái: 1.603.000m3
(sử dụng cát nhân tạo:1.500.000m3).
+ Huyện Ninh Sơn: 2.411.500m3.
+ Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: 1.853.500m3.
+ Huyện Ninh Hải: 1.500.000m3 (cát
nhân tạo).
+ Huyện Ninh Phước: 1.500.000m3 (sử dụng
cát nhân tạo).
+ Huyện Thuận Nam: 642.000m3.
- Vật liệu san lấp: tổng dự
báo nhu cầu 68.878.000m3; chia ra:
Giai đoạn 2012 - 2015: tổng
nhu cầu 26.459.000m3. Trong đó:
+ Huyện Bác Ái: 6.540.000m3.
+ Huyện Ninh Sơn: 6.117.000m3.
+ Huyện Ninh Hải: 4.000.000m3.
+ Huyện Thuận Bắc: 4.750.000m3.
+ Huyện Ninh Phước: 2.247.000m3.
+ Huyện Thuận Nam: 2.805.000m3.
Giai đoạn 2016 - 2020: tổng
nhu cầu 42.419.000m3. Trong đó:
+ Huyện Bác Ái: 8.310.000m3.
+ Huyện Ninh Sơn:
15.202.708m3.
+ Huyện Ninh Hải: 6.300.000m3.
+ Huyện Thuận Bắc: 4.540.960m3.
+ Huyện Ninh Phước: 2.214.012m3 ;
+ Huyện Thuận Nam: 5.851.320m3.
(số liệu chi tiết theo Phụ lục số
3 đính kèm).
4. Những giải pháp
chủ yếu:
a) Các đồ án quy hoạch xây dựng, các quy hoạch
ngành khác có liên quan thuộc phạm vi tỉnh Ninh Thuận khi nghiên cứu lập quy hoạch
phải đảm bảo tuân thủ theo đúng dự án quy hoạch này, không được điều chỉnh tính
chất, nội dung cơ cấu chung của dự án khi chưa có ý kiến của cơ quan có thẩm
quyền;
b) Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
và các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động về quy hoạch
thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc
thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận giai đoạn đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020.
- Tổ chức thực hiện chức năng kiểm tra, giám
sát, quản lý theo dõi việc triển khai dự án quy hoạch này;
c) Các sở,
ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: trên cơ sở nội dung quy hoạch dự
án được duyệt và nhiệm vụ đã được phân cấp có trách nhiệm tổ chức quản lý chặt
chẽ các tài nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường.
Điều 2. Các cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào nội dung đã được phê duyệt, triển
khai thực hiện các công việc theo đúng quy định Nhà nước hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số
309/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và
Công nghệ; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi
hành./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Xuân Hoà
|