ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 670/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 15 tháng 02 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH BỐ TRÍ DÂN CƯ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số
172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến
lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1776/QĐ-TTg
ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình bố
trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự
do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020”;
Căn cứ Công văn số 1610/BNN-KTHT
ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng
dẫn thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số
14/2010/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định quy trình thực hiện chương trình bố trí dân cư theo Quyết định
số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Công văn số 62/BNN-KTHT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn rà soát, bổ
sung quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Thông báo kết luận số
661-TB/TU ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về Đề án quy hoạch,
bố trí dân cư phòng, tránh thiên tai trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 -
2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Thông báo số 05/TB-VP ngày
07 tháng 01 năm 2014 của Văn phòng Ủy ban nhân dân
thành phố về nội dung kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Hoàng
Quân tại buổi họp về Đề án quy hoạch bố trí dân cư phòng, tránh thiên tai trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 94/TTr-SNN-PTNT ngày 16 tháng 01 năm 2014
về đề nghị phê duyệt Đề án Quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015
và định hướng đến năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt Đề án “Quy hoạch bố trí dân cư
phòng tránh thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015
và định hướng đến năm 2020” (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Căn cứ nội dung đề án Quy hoạch bố trí dân cư
phòng tránh thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015
và định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt, các Sở, ngành, các đơn vị có liên
quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn có trách nhiệm tổ
chức triển khai thực hiện đề án trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở
Lao động-Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài
chính, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Giám đốc Sở Xây dựng; Cục Thuế Thành phố; Thủ
trưởng các Sở, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn có hộ di dời chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ NN và PTNT;
- TT/TU; TT/HĐND.TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Cục Thống kê Thành phố;
- VPUB: các PVP, các Phòng CV;
- Lưu: VT, (CNN/Tr)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thanh Liêm
|
ĐỀ ÁN
QUY HOẠCH BỐ TRÍ DÂN CƯ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Phần 1.
NHU CẦU SỐ HỘ CẦN
DI DỜI, BỐ TRÍ DÂN CƯ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Thực trạng tình hình sạt
lở trên địa bàn Thành phố:
- Toàn thành phố có 62 vị trí có nguy
cơ sạt lở, chia ra:
+ Đặc biệt nguy hiểm: 29 vị trí; gồm Quận 2 (3 vị trí), Quận 8 (1 vị trí), quận Bình Thanh
(7 vị trí), quận Thủ Đức (2 vị trí), huyện Nhà Bè (12 vị trí), huyện Bình Chánh
(4 vị trí).
+ Nguy hiểm: 18 vị trí;
gồm Quận 2 (2 vị trí), quận Bình Thạnh (1 vị trí), quận Thủ Đức (5 vị trí), huyện
Nhà Bè (6 vị trí), huyện Cần Giờ (4 vị
trí).
+ Bình thường: 15 vị trí;
gồm Quận 9 (1 vị trí), Quận 12 (2 vị trí), huyện Củ Chi (3 vị trí), huyện Nhà
Bè (1 vị trí), huyện Cần Giờ (8 vị trí).
- Theo Báo cáo mới nhất của Khu Quản
lý đường thủy nội địa (công văn số 402/KQLĐTNĐ-KH ngày 04 tháng 4 năm 2012),
trong 62 vị trí sạt lở, có 38 vị trí đã được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận
chủ trương đầu tư xây dựng bờ kè chống sạt lở:
+ Khu Quản lý đường thủy nội địa làm
chủ đầu tư: 19 vị trí, với tổng chiều dài 11,907 km.
+ Các quận huyện và đơn vị khác làm
chủ đầu tư: 19 vị trí, với tổng chiều dài 15,96 km.
Còn lại 24 vị trí chưa có chủ trương
đầu tư xây dựng bờ kè chống sạt lở, trong đó:
+ Có 7 vị trí đặc biệt nguy hiểm cần
cấp bách đầu tư xây dựng kè phòng chống sạt lở trong năm 2012.
+ 17 vị trí nguy hiểm còn lại đề xuất
đầu tư xây dựng kè giai đoạn 2013-2016.
2. Nhu cầu số hộ cần di dời,
bố trí dân cư phòng tránh thiên tai tại 24 vị trí chưa có chủ trương đầu tư xây
dựng bờ kè chống sạt lở giai đoạn 2014-2016:
Trên địa bàn thành phố có 6 quận huyện,
22 xã phường với 1.294 hộ, 5.075 nhân khẩu cần thực hiện di dời bố trí dân cư
phòng tránh thiên tai (phụ lục 1.a, 1.b),
trong đó:
- Di dời các hộ tại
7 khu vực đặc biệt nguy hiểm: 462 hộ, gồm quận 2
(71 hộ), quận Bình Thạnh (51 hộ), huyện Nhà Bè (232 hộ), huyện Bình Chánh (108
hộ).
- Di dời các hộ tại
17 khu vực nguy hiểm: 832 hộ gồm quận Thủ Đức (44
hộ) và huyện Cần Giờ (788 hộ, tính luôn 400 hộ phòng tránh
bão).
Tổng số 1.294 hộ cần di dời bố trí
dân cư phòng tránh thiên tai, trong đó:
+ Di dời phòng tránh bão (xã đảo Thạnh
An, huyện Cần Giờ): 400 hộ, 1.566 nhân khẩu.
+ Di dời sạt lở đất ven sông, kênh rạch:
894 hộ, 3.509 nhân khẩu, chia ra:
* Quận 2 (3 phường: Bình
Trưng Tây, An Phú, Thạnh Mỹ Lợi): 71 hộ, 262 nhân khẩu.
* Quận Bình Thạnh (3 phường:
Phường 25, 27, 28): 51 hộ, 134 nhân khẩu.
* Quận Thủ Đức (3 phường Hiệp
Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông): 44 hộ, 172 nhân khẩu.
* Huyện Cần Giờ (6 xã, thị trấn): 388 hộ, 1.586 nhân khẩu.
* Huyện Nhà Bè (4 xã: Phước Lộc, Phước Kiến, Nhơn Đức, Hiệp
Phước): 232 hộ, 975 nhân khẩu.
* Huyện Bình Chánh (2 xã Tân Nhựt và Bình Hưng): 108 hộ, 380 nhân khẩu.
Phần 2.
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH
HƯỚNG, MỤC TIÊU QUY HOẠCH
1. Quan điểm:
- Bố trí dân cư phòng tránh thiên tai
phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố và từng quận-huyện
gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã. Tùy theo tình hình thực tế
tại mỗi địa phương có thể bố trí các điểm dân cư mới hoặc xen ghép, tránh không
gây biến động lớn trong đời sống nhân dân.
- Quy hoạch các điểm tái định cư nông
thôn mới phải dựa trên tiêu chí xây dựng nông thôn mới và quy chuẩn quy hoạch
xây dựng hiện hành.
- Xây dựng các khu dân cư tập trung
phù hợp giữa khu dân cư hiện hữu và khu dân cư xây dựng mới, đồng bộ về cơ sở hạ
tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.
- Bố trí ổn định dân cư thực hiện chủ
yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ưu tiên phương án di dời, bố trí dân cư
tại địa bàn nội bộ xã, đảm bảo cự ly di chuyển ngắn, không xáo trộn về đời sống
và sản xuất, người dân được tái định cư có thể sản xuất trên
đất cũ với ngành nghề đã làm trước đó. Đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi
trường.
2. Định hướng:
- Xã hội hóa công tác di dân, nhà nước
tạo môi trường khuyến khích và huy động mọi nguồn lực di dời, bố trí ổn định dân cư phòng tránh thiên tai.
- Quy hoạch di dời, bố trí dân cư
phòng tránh thiên tai phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã
hội của Thành phố, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới,
tận dụng mọi nguồn nhân lực để khai thác hợp lý các tài nguyên, phát triển công nghiệp-tiểu
thủ công nghiệp, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững.
- Quy hoạch di dời bố trí dân cư phải
gắn liền với chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ổn
định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ dân sau khi tái định
cư.
- Hình thành các khu dân cư theo
chương trình xây dựng nông thôn mới, phù hợp truyền thống văn hóa, củng cố an ninh quốc phòng.
3. Mục tiêu:
3.1. Mục tiêu tổng quát:
- Từ nay đến năm 2016: Ưu tiên tiến
hành, di dời, bố trí dân cư phòng tránh thiên tai tại các khu vực nguy hiểm và
đặc biệt nguy hiểm, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh; không
còn trường hợp lấn chiếm ven sông, ven biển sạt lở cần phải di dời khẩn cấp.
- Tầm nhìn đến năm 2020: gắn kết với
chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, từng bước ổn định
đời sống các hộ dân sau tái định cư, tiến tới hình thành
các điểm dân cư mới có đầy đủ cơ sở hạ
tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần bảo vệ môi trường,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Di dời bố trí khẩn cấp cho 1.294 hộ
dân đang sinh sống trong khu vực nguy hiểm hoặc đặc biệt nguy hiểm vào các điểm
dân cư hiện hữu hay khu tái định cư tập trung trên địa bàn 06 quận, huyện, bao
gồm: Quận 2, Bình Thạnh, Thủ Đức, huyện Nhà Bè, Bình Chánh
và Cần Giờ.
- Nâng cao chất lượng đời sống người
dân sau di dời tái định cư:
+ Tỷ lệ hộ dùng nước sạch: 100%.
+ Tỷ lệ hộ dùng điện: 100%
+ Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường: 100%, phấn đấu đến 2015-2020: 100% trường mẫu
giáo, tiểu học, trung học đạt chuẩn quốc gia.
+ Giai đoạn 2015-2020: 100% trạm y tế
xã, phường nâng cấp đạt chuẩn quốc gia.
4. Phân kỳ giai đoạn thực
hiện mục tiêu bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2020:
4.1. Giai đoạn thực hiện mục
tiêu ưu tiên (2014 - 2016): hoàn thành việc di dời bố
trí dân cư phòng tránh thiên tai cho 1.294 hộ đang sinh sống tại khu vực nguy
hiểm hoặc đặc biệt nguy hiểm (phụ lục 2), cụ thể như sau:
- Năm 2014: tập trung thực hiện hoàn
thành 647 hộ (50%), ưu tiên thực hiện trước đối với 462 hộ thuộc khu vực đặc biệt
nguy hiểm;
- Năm 2015: thực hiện hoàn thành tiếp
theo 388 hộ (30%);
- Năm 2016: thực hiện hoàn thành tiếp
theo 259 hộ (20%) và tổng kết thực hiện đề án.
4.2. Giai đoạn ổn định dân
cư và ứng phó với thiên tai (2017 - 2020):
- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng như
đê, kè, đường giao thông và một số công trình phúc lợi xã hội để ổn định cuộc sống
người dân.
- Xây dựng các phương án sản xuất nhằm
ổn định, phát triển sản xuất, nâng cao cuộc sống người dân, nhất là với các hộ
thuộc các xã đặc biệt khó khăn.
Phần 3.
QUY HOẠCH DI DỜI
BỐ TRÍ DÂN CƯ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI
1. Các chỉ tiêu quy hoạch sử
dụng đất:
Theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD, ngày
10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn quy hoạch nông thôn:
STT
|
Loại
đất
|
QCXD
(m2/người)
|
Đề
án quy hoạch
|
Chỉ
tiêu m2/người
|
Tỷ
lệ (%)
|
Đề xuất hạn mức
giao đất ở cho một hộ di dời tái định cư từ 50-150 m2, bình quân
100m2, tùy theo tình hình thực tế ở địa phương
|
1
|
Đất ở (các lô đất gia đình)
|
≥ 25
|
100
|
67,6
|
2
|
Đất xây dựng công trình dịch vụ c.cộng
|
≥ 5
|
20
|
13,5
|
3
|
Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật
|
≥ 5
|
20
|
13,5
|
4
|
Đất cây xanh công cộng
|
≥ 2
|
8
|
5,4
|
5
|
Tổng cộng
|
≥ 37
|
148
|
100,0
|
|
Đất phục vụ sản xuất
|
Theo
thực tế
|
Theo
thực tế
|
2. Địa điểm, quy mô diện
tích tái định cư:
Theo tình hình thực
tế tại địa phương được xác định hình thức tái định cư tập trung hay xen cài
trong các khu dân cư hiện hữu. Cụ thể như sau:
STT
|
Đơn
vị
|
Hình
thức bố trí tái định cư đến năm 2016
|
|
|
Tổng
số hộ dân
|
Trong
đó
|
Vị trí
|
Đất
ở (ha)
|
Xen
ghép
|
Tập
trung
|
1
|
Quận 2
|
71
|
71
|
|
Khu vực thuộc phường và các Chung
cư Quận 2
|
0,71
|
2
|
Quận Bình Thạnh
|
51
|
51
|
|
Khu vực thuộc phường và các Chung
cư Quận Bình Thạnh
|
0,51
|
3
|
Quận Thủ Đức
|
44
|
44
|
|
|
0,44
|
4
|
Huyện Cần Giờ
|
788
|
|
788
|
|
7,88
|
|
- Xã Bình Khánh
|
|
|
388
|
Các khu vực dân cư thuộc xã: Cọ Dầu,
Kho Đồng, Bình Trưng
|
3,88
|
|
- Xã An Thới Đông
|
|
|
Các khu vực thuộc xã: Mốc Keo, Mút
Bột, Rạch Lá, An Nghĩa
|
|
- Xã Lý Nhơn
|
|
|
Các khu vực thuộc xã: Vàm Sát, Tân
Điền
|
|
- Xã Tam Thôn Hiệp
|
|
|
Các khu vực thuộc xã: An Lộc, Trần
Hưng Đạo
|
|
- Xã Long Hòa
|
|
|
Ấp Hòa Hiệp thuộc xã
|
|
- TT Cần Thạnh
|
|
|
Khu Giồng Ao,
Tắc Xuất
|
|
- Xã Thạnh An
|
|
|
400
|
Thị trấn Cần
Thạnh
|
4,0
|
5
|
Huyện Nhà Bè
|
232
|
|
232
|
Nội huyện và nội xã
|
2,32
|
6
|
H.Bình Chánh
|
108
|
108
|
|
Khu vực dân cư thuộc xã
|
1,08
|
Toàn thành phố
|
1.294
|
274
|
1.020
|
|
12,94
|
Quỹ đất tái định cư đề xuất:
- Tổng nhu cầu diện tích sử dụng đất
tái định cư khoảng 20 ha, trong đó dành cho đất ở là 12,94
ha với 5.075 nhân khẩu, còn lại là đất dành cho công viên cây xanh và cơ sở hạ
tầng khác.
- Đất công còn dự trữ hoặc thu hồi từ
diện tích chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả của các tổ chức, các nông trường
hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được các cấp thẩm
quyền phê duyệt hoặc mua lại đất nông nghiệp tại vùng sản xuất
năng suất thấp, không hiệu quả theo nguyên tắc thỏa thuận bồi thường và chuyển đổi chức năng sử dụng đất.
- Các điểm tái định cư tập trung được
bố trí san lấp mặt bằng, đảm bảo cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật nhằm
mang lại cuộc sống tốt hơn cho nhân dân.
3. Hình thức di dời bố trí
dân cư phòng tránh thiên tai:
3.1. Bố trí theo hình thức
tập trung:
Tổng cộng: 1.020 hộ, 4.127 nhân khẩu,
gồm:
+ Huyện Cần Giờ: 788 hộ, 3.152 nhân khẩu, trong đó:
. Tái định cư hộ sạt lở: 388 hộ,
1.586 nhân khẩu
. Tái định cư hộ phòng tránh bão: 400
hộ, 1.566 nhân khẩu
+ Huyện Nhà Bè: 232 hộ sạt lở, 975 nhân khẩu
3.2. Bố trí theo hình thức
xen ghép:
Tổng cộng: 274 hộ, 948 nhân khẩu, gồm:
+ Quận 2: 71 hộ sạt lở, 262 nhân khẩu
+ Quận Bình Thạnh: 51 hộ sạt lở, 134
nhân khẩu
+ Quận Thủ Đức: 44 hộ sạt lở, 172
nhân khẩu
+ Huyện Bình Chánh: 108 hộ sạt lở,
380 nhân khẩu.
Phần 4.
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Giải pháp về đất đai:
- Mức giao đất ở từ 50-150m2/hộ, (bình
quân 100m2/hộ) tùy theo tình hình thực tế từng địa phương và do Ủy
ban nhân dân quận, huyện quyết định.
- Tận dụng ao hồ, đất trũng để bố trí tái định cư
nhằm đảm bảo ít xáo trộn sản xuất các hộ tái định cư.
- Miễn thu tiền sử dụng đất các hộ dân di dời theo
đề án.
* Đối với hộ dân phòng tránh bão từ xa Thạnh An, Cần
Giờ: tổ chức di dời về đất liền tại Thị trấn Cần Thạnh; Nhà nước có chính sách
hỗ trợ cấp đất, tạo điều kiện xây dựng nhà ở ổn định cuộc sống người dân, cụ thể:
- Cấp đất xây dựng nhà ở theo quy hoạch.
- Xây dựng hạ tầng trong cụm dân cư mới, nhà ở cho hộ
tái định cư.
- Hỗ trợ tiền di dời đến nơi ở mới, nhằm ổn định cuộc
sống trong giai đoạn đầu.
* Đối với hộ di dời sạt lở ven sông ven biển và
vùng ngập trũng:
Cân đối giải quyết quỹ nhà, quỹ đất để bố trí tái định
cư cho các hộ di dời. Đối với hình thức di dời bố trí dân cư phòng tránh thiên
tai theo hình thức xen ghép, chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân
dân các quận - huyện về chuẩn bị vị trí tái định cư, thời gian thực hiện, cụ thể:
- Dựa vào quỹ nhà ở và quỹ đất công của
địa phương cùng với sự hỗ trợ của nhà nước để tạo lập quỹ nhà ở cho các hộ di dời.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng theo sự hỗ
trợ của nhà nước.
- Hỗ trợ tiền di dời đến nơi ở mới,
nhằm ổn định cuộc sống trong giai đoạn đầu.
2. Giải pháp xây dựng cơ sở
hạ tầng nơi tái định cư:
- Xây dựng kết cấu hạ tầng đối với
khu định cư tập trung: cần quan tâm chú ý thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng nơi
tái định cư (bồi thường giải phóng mặt bằng, san lấp, đường giao thông nội vùng
và liên vùng, hệ thống điện, nước, và các công trình phúc lợi khác):
+ Bồi thường giải phóng mặt bằng, san
lấp đất ở tại điểm tái định cư;
+ Giao thông nội vùng và liên vùng;
+ Hệ thống điện, nước, hạ tầng kỹ thuật
khác;
+ Xây dựng các công trình phúc lợi xã hội.
- Đối với các xã, phường nhận hộ dân đến ở ghép:
+ Hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ theo Quyết
định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc
biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, rừng đặc dụng giai đoạn
2013-2015 và định hướng đến năm 2020 để thực hiện các nội dung: điều chỉnh đất ở,
đất sản xuất để giao cho các hộ mới đến, xây dựng mới hoặc nâng cấp một số công
trình hạ tầng thiết yếu.
+ Các định mức xây dựng cơ sở hạ tầng
thực hiện theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã được ban hành, theo định mức
thực tế, cơ chế thực hiện đã được Ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan có
thẩm quyền ban hành.
3. Giải pháp về chính sách
hỗ trợ di dời:
- Hỗ trợ di dời: 20 triệu đồng/hộ
(Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên
tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, rừng đặc dụng giai đoạn
2013-2015 và định hướng đến năm 2020).
- Trợ cấp khắc phục thiên tai: 20 triệu đồng/hộ (Công văn số 387/UBND-VX ngày 17 tháng 01 năm 2008 của Ủy
ban nhân dân Thành phố về bổ sung đối tượng và nâng mức trợ cấp, hỗ trợ khắc phục
thiên tai theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP tại huyện Cần Giờ).
4. Chính sách đền bù:
- Thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (nay là Nghị định
số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng
đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái và định cư) và các quy định
khác có liên quan.
- Những hộ được nhận kinh phí đền bù
thuộc các dự án đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt sẽ thực hiện theo nội dung dự án được duyệt.
- Những hộ nhận kinh phí đền bù phải
đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định pháp luật hiện hành và sẽ không được hưởng
chính sách hỗ trợ di dời theo quy định của đề án được phê duyệt.
5. Giải pháp tuyên truyền vận
động:
- Vận động thuyết phục di dời thông
qua chính quyền địa phương và các tổ chức Mặt trận, Hội, đoàn thể. Đồng thời, Mặt
trận, Hội, đoàn thể địa phương tăng cường vai trò giám sát chính quyền trong việc triển khai thực hiện dự án di dời.
- Thông tin báo đài và các tờ rơi tại
địa phương về các chủ trương chính sách của nhà nước khi thực hiện tái định cư;
- Mở các lớp tập huấn tuyên truyền tại
địa phương.
6. Giải pháp đào tạo nghề,
phát triển sản xuất cho hộ tái định cư:
- Đào tạo nghề cho người
dân:
+ Thực hiện theo Kế hoạch số
1352/KH-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân
Thành phố, về triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và các
đề án đào tạo nghề liên quan khác đang được triển khai thực hiện.
+ Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho
lao động: 500 ngàn đồng/lao động và không quá 3.000.000 đồng/lao động/khóa học
nghề.
+ Nguồn vốn hỗ trợ: theo đề án đào tạo nghề của thành phố.
- Hỗ trợ vốn phát triển sản
xuất:
+ Tạo điều kiện để các hộ tiếp cận với
các nguồn vốn vay từ các Quỹ như quỹ hỗ trợ Phát triển sản
xuất, quỹ hỗ trợ Xuất khẩu lao động, quỹ xóa đói giảm
nghèo, quỹ hỗ trợ nông dân, quỹ CCM.
+ Theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND
ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về
Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn
thành phố giai đoạn 2013 - 2015.
7. Các giải pháp giảm nhẹ
thiên tai:
7.1. Giải pháp phi công trình:
- Công tác cảnh báo, dự báo: tăng cường
các trang thiết bị hiện đại cho Trung tâm khí tượng thủy văn ở thành phố, tăng
cường các trạm quan trắc trên các sông;
- Tăng cường công tác truyền thông đại
chúng;
- Xây dựng các điểm cứu hộ;
- Xây dựng và ban hành quy chế chống
tái định cư các vị trí đã thực hiện hoàn thành di dời bố
trí dân cư, nêu cao trách nhiệm của địa phương.
- Đề nghị Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì làm việc với các tỉnh có hồ chứa, đập thủy điện để thống nhất đưa ra lộ trình
xả lũ nhằm hạn chế gây ngập úng vùng hạ nguồn Thành phố.
- Tăng cường hệ thống cây xanh chống bão
tại các vùng ven biển.
7.2. Giải pháp công trình:
- Xây dựng các công trình đê, kè chống
sạt lở ven sông đảm bảo cao trình chống ngập có tính đến
tình hình nước biển dâng; thường xuyên kiểm tra, gia cố,
nhất là khi có dự báo bão, triều cường; xây dựng hồ điều
tiết hoặc các trạm bơm cục bộ.
- Chú ý nghiên cứu khả năng tiêu
thoát nước, vận hành của cống đập Soài Rạp, Nhà Bè.
8. Giải pháp về vốn đầu tư
và nội dung chi đầu tư:
* Nguồn vốn đầu tư (theo hướng dẫn tại Công văn số 98/KTHT-QHDC ngày 04 tháng 4 năm 2012
của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn):
Thực hiện theo Điểm b, Khoản 2 Điều
29 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Điểm b, Khoản 4, Điều 1
Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai giai đoạn 2006-2010
và định hướng đến năm 2015; Khoản 4, phần II Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23
tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP. Trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương vượt thu
Ngân sách, nên nguồn vốn đầu tư thực hiện đảm bảo mục tiêu của đề án, sẽ được bố
trí từ ngân sách thành phố, bao gồm:
- Ngân sách địa phương;
- Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia như: xóa đói giảm nghèo, nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn,...;
- Vốn lồng ghép từ các chương trình,
dự án khác trên địa bàn;
- Vốn huy động hợp pháp khác và vốn tự
có của dân.
* Nội dung chi đầu tư: Căn cứ theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân
cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng
đến năm 2020.
- Vốn đầu tư từ ngân sách Thành phố -
nguồn vốn đầu tư phát triển: chi hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại địa
bàn bố trí dân cư, bao gồm: bồi thường, giải phóng mặt bằng; san lấp tại điểm
tái định cư; khai hoang đất sản xuất; giao thông; thủy lợi; nhà trẻ, mẫu giáo,
trường, lớp học bậc tiểu học và trung học cơ sở; trạm y tế; hệ thống nước sinh
hoạt, và một số công trình thiết yếu khác theo yêu cầu thực tế.
- Vốn đầu tư từ ngân sách thành phố -
nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: chi chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ di dời là
40 triệu đồng/hộ, bao gồm:
+ Hỗ trợ chi phí di dời
|
: 20 triệu đồng/hộ;
|
+ Chi trợ cấp khắc phục thiên tai
|
: 20 triệu đồng/hộ.
|
* Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư
cho Di dời bố trí dân cư phòng tránh thiên tai giai đoạn 2014-2016:
Định mức cho 01 hộ di dời phòng tránh
thiên tai đến năm 2016:
- Di dân theo hình thức tập trung (huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè):
+ Mức đầu tư cơ sở hạ tầng:
|
Huyện Cần Giờ:
80 triệu đồng/hộ
|
|
Huyện Nhà Bè: 75 triệu đồng/hộ
|
+ Mức hỗ trợ di dời và trợ cấp khắc
phục thiên tai: 40 triệu đồng/hộ
Cộng chung:
|
Huyện Cần Giờ: 120 triệu đồng/hộ
|
|
Huyện Nhà Bè: 115 triệu đồng/hộ
|
- Di dân theo hình thức xen
ghép (Quận 2, Bình Thạnh, Thủ Đức,
huyện Bình Chánh):
+ Mức hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng: 50
triệu đồng/hộ
+ Mức hỗ trợ di dời và trợ cấp khắc
phục thiên tai: 40 triệu đồng/hộ
Cộng chung: 90 triệu đồng/hộ
* Tổng nhu cầu đầu tư cho
thực hiện di dời bố trí dân cư phòng tránh thiên tai giai đoạn 2014 - 2016 là
145,90 tỷ đồng (phụ lục 3), trong đó:
ĐVT:
tỷ đồng
STT
|
Nội
dung
|
Năm
|
Tổng
vốn
|
Tỷ
lệ (%)
|
2014
|
2015
|
2016
|
1
|
Vốn đầu tư phát triển (nguồn ngân sách thành phố)
|
43,7
|
29,72
|
20,72
|
94,14
|
64,5
|
2
|
Vốn sự nghiệp
kinh tế (nguồn ngân sách thành phố)
|
25,88
|
15,52
|
10,36
|
51,76
|
35,5
|
|
Tổng
cộng
|
69,58
|
45,24
|
31,08
|
145,90
|
100
|
9. Các dự án ưu tiên:
Trong giai đoạn 2014-2016 có 07 dự án
ưu tiên đầu tư. Cụ thể như sau:
9.1. Dự án di dời bố trí dân cư phòng
tránh thiên tai cho 788 hộ dân của huyện Cần Giờ (bao gồm 400 hộ di dời phòng
tránh bão xã Thạnh An).
+ Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Cần
Giờ
+ Ước kinh phí thực hiện: 94,56 tỷ đồng
+ Thời gian thực hiện : 2014-2016
9.2. Dự án di dời 232 hộ dân sống
trong vùng có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn huyện Nhà Bè.
+ Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện
Nhà Bè
+ Ước kinh phí thực hiện: 26,68 tỷ đồng
+ Thời gian thực hiện : 2014
9.3. Dự án di dời 108 hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn huyện Bình Chánh.
+ Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện
Bình Chánh
+ Ước kinh phí thực hiện: 9,72 tỷ đồng
+ Thời gian thực hiện: 2014
9.4. Dự án di dời 51 hộ dân sống trong
vùng có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn quận Bình Thạnh.
+ Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân quận
Bình Thạnh
+ Ước kinh phí thực hiện: 4,59 tỷ đồng
+ Thời gian thực hiện : 2014
9.5. Dự án di dời 44 hộ dân sống
trong vùng có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn quận Thủ Đức.
+ Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân quận Thủ
Đức
+ Ước kinh phí thực hiện: 3,96 tỷ đồng
+ Thời gian thực hiện: 2015
9.6. Dự án di dời 71 hộ dân sống
trong vùng có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn Quận 2.
+ Chủ đầu tư: UBND Quận 2
+ Ước kinh phí thực hiện: 6,39 tỷ đồng
+ Thời gian thực hiện: 2014
9.7. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất,
ổn định dân cư, cải thiện nâng cao chất lượng, môi trường tái định cư cho các hộ
di dời phòng tránh thiên tai trên địa bàn Thành phố.
+ Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT
+ Thời gian thực hiện: 2014-2020
* Ủy ban nhân dân quận, huyện khi xây
dựng các dự án di dời, đề nghị tổ chức lấy ý kiến của Bộ Tư lệnh
Thành phố góp ý, nếu có trùng lắp với các vị trí đặc biệt quan trọng ưu tiên dành riêng cho nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ tổ quốc sẽ thống nhất
điều chỉnh ngay từ ban đầu trước khi thông qua Ủy ban nhân dân Thành phố phê
duyệt.
Phần 5.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân các Quận
2, Thủ Đức, Bình Thạnh, huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh:
- Rà soát, cân đối, bố trí quỹ nhà, đất
để bố trí tái định cư cho các hộ di dời thuộc đề án;
- Lập dự án di dời bố trí dân cư
phòng tránh thiên tai trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt
làm cơ sở để tổ chức thực hiện;
- Tổ chức thực hiện quy hoạch chi tiết
các địa điểm bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn;
- Chỉ đạo xây dựng và triển khai các
chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đào tạo nghề,
cung cấp nước...trên địa bàn;
- Lồng ghép các nguồn vốn của các
chương trình, dự án để thực hiện quy hoạch di dời bố trí dân cư phòng tránh
thiên tai trên địa bàn có hiệu quả;
- Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường
tổ chức thu hồi và quản lý phần diện tích thu hồi của các hộ di dời theo đúng
quy định.
- Không để trường hợp nào trong diện
cần di dời nhưng không được di dời, tăng cường quản lý không để xảy ra trường hợp
lấn chiếm ven sông, ven biển sạt lở cần phải di dời khẩn cấp.
- Phải đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, xã hội
nơi tái định cư (kết nối giao thông thuận lợi, cấp điện, nước sạch, thông tin
liên lạc, trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế xã...), gắn kết
với các công trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tái định cư.
2. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn:
- Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông
vận tải và các Sở ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ
đạo thực hiện hiệu quả đề án; hướng dẫn xây dựng và triển khai các dự án đầu tư
theo nội dung đề án được duyệt;
- Phối hợp Ủy ban nhân dân các quận,
huyện nắm chắc diễn biến thiên tai để tham mưu kế hoạch tổ chức di chuyển ngay
các hộ ở vùng nguy hiểm cao;
- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực
hiện dự án trên địa bàn các quận huyện đảm bảo hiệu quả về
hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ chính sách di dời tái định cư nhằm tạo
điều kiện để người dân sớm ổn định cuộc sống.
3. Sở Công Thương: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm
Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố xây dựng và triển khai đề án khuyến nông, chương trình hỗ trợ xúc tiến
thương mại, tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất bởi người dân tại các khu vực bố
trí dân cư phòng tránh thiên tai.
4. Sở Lao động-Thương binh
và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành và Ủy ban
nhân dân quận, huyện có liên quan thực hiện chính sách đào tạo nghề gắn với giải
quyết việc làm cho các hộ di dời, thực hiện trợ cấp đột xuất cho những người, hộ
gia đình gặp khó khăn, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách theo
quy định.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch bố trí dân cư
hàng năm, 5 năm trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí vốn đầu tư phát triển
hàng năm cho các Quận huyện để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ công tác
di dời bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn Thành phố.
- Công tác bàn giao mặt bằng cho đơn
vị thi công của các dự án xây dựng bờ kè ven sông là công việc khó khăn và mất
nhiều thời gian nhất, do đó cần có phương án phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư
và Ủy ban nhân dân các quận huyện; ưu tiên tập trung nguồn vốn thực hiện những
công trình xây dựng bờ kè tại những vị trí gây nguy hiểm
cho người dân, những vị trí sạt lở nghiêm trọng, tránh kéo
dài thời gian thực hiện sẽ gây thiệt hại lớn.
6. Sở Tài chính: phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ưu tiên cân đối, trình Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố về đảm bảo
nguồn vốn thực hiện cho các quận-huyện nhằm thực hiện tốt công tác di dời bố
trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn Thành phố.
7. Cục Thuế Thành phố: hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện việc miễn thu tiền
sử dụng đất khi giao đất tái định cư cho các hộ di dời của đề án theo quy định.
8. Sở Giao thông vận tải:
- Phối hợp với thường trực Ban chỉ
huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố và các đơn vị có liên
quan thường xuyên khảo sát, kiểm tra, rà soát các vùng có nguy cơ sạt lở cao để
đề xuất xử lý nhanh; phối hợp với
chính quyền địa phương tuyên truyền cho người dân xung
quanh biết và chủ động phòng tránh;
- Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự
án kè bảo vệ sông, kênh, rạch; đồng thời sắp xếp danh mục các khu sạt lở theo mức
độ sạt lở, cấp độ xung yếu trên địa bàn để lập kế hoạch ưu tiên đầu tư, tránh đầu
tư dàn trải; cần chú ý cao trình của các đê, kè chống sạt lở ven sông khi xây dựng
đề án cụ thể; nếu cần thiết có thể lấy thêm ý kiến phản biện hoặc nghiên cứu của
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố.
- Chủ trì, phối
hợp với các Sở ngành, quận huyện liên quan quản lý chặt chẽ,
kiểm tra việc cấp giấy phép xây dựng các bến, bãi tập kết, kinh doanh vật liệu;
yêu cầu các chủ bến bãi cam kết (định kỳ 6 tháng) thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn bờ sông,
kênh, rạch, tránh gây sạt lở do việc lưu thông và neo đậu các phương tiện vận
chuyển vật liệu.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp Công an Thành phố,
Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các quận huyện kiểm tra, xử lý nghiêm
các trường hợp khai thác cát lòng sông trên địa bàn Thành
phố trái phép, không phép, nhất là các điểm nóng trên sông
Sài Gòn và sông Đồng Nai.
- Ưu tiên thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường đối với các dự án phòng chống sạt lở nhằm tạo điều kiện để
các chủ đầu tư triển khai thực hiện nhanh chóng các công trình, hoàn thành đưa
vào sử dụng kịp thời, phát huy hiệu quả phòng, chống sạt lở, bảo vệ sông, kênh, rạch.
10. Sở Quy hoạch-Kiến trúc: hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận huyện lập quy hoạch di dời, sắp xếp
các khu dân cư, công trình kiến trúc, kho tàng ra ngoài các khu vực có nguy cơ
sạt lở, đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn bờ sông theo quy định.
11. Sở Xây dựng: rà soát số lượng quỹ nhà ở hiện có trên địa bàn thành phố để có kế hoạch
hỗ trợ các quận huyện có nhu cầu về nhà ở cho hộ di dời bố trí dân cư phòng
tránh thiên tai.
12. Ủy ban nhân dân các phường,
xã, thị trấn có hộ di dời:
- Thường xuyên kiểm tra, báo cáo các
khu vực ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở để lập kế hoạch ứng khó kịp thời,
xử lý. Thông báo thường xuyên và liên tục vị trí các bờ sông, kênh, rạch có
nguy cơ sạt lở để người dân biết, chủ động di dời, tích cực tuyên truyền vận động,
hỗ trợ người dân di dời ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
- Tổ chức sơ tán khẩn cấp người, tài
sản ra khỏi khu vực ven sông, kênh, rạch có nguy cơ cao về sạt lở, nhất là các
khu vực đã xảy ra sạt lở nguy hiểm; Kiên quyết vận động di dời người dân đến
nơi tạm cư an toàn.
- Thường xuyên kiểm tra các trường hợp
xây dựng công trình trên hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch; nếu phát hiện
công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép thì kiên quyết
xử phạt, buộc tháo dỡ, khôi phục lại nguyên trạng; tổ chức tháo dỡ nếu không chấp
hành; ngăn ngừa tình trạng lấn chiếm sau khi di dời giải tỏa.
- Theo dõi, kiểm tra đôn đốc các chủ
đầu tư, chủ dự án thực hiện xây dựng công trình phòng chống
sạt lở, bảo vệ bờ sông, kênh, rạch đúng tiến độ./.
PHỤ LỤC 1:
PHỤ LỤC 1.A.
THỐNG KÊ SỐ HỘ PHẢI DI DỜI CẤP BÁCH
PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2016 CHIA THEO QUẬN HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 670/QĐ-UBND
ngày 15 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
TT
|
Quận-huyện
|
Tổng
số cả giai đoạn
|
Hộ
|
Nhân
khẩu
|
1
|
Quận 2
(3 phường: Bình Trưng Tây, An Phú, Thạnh Mỹ Lợi)
|
71
|
262
|
2
|
Quận Bình Thạnh (3 phường: phường 25, 27 và phường 28)
|
51
|
134
|
3
|
Quận Thủ Đức (3 phường: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông)
|
44
|
172
|
4
|
Huyện Cần Giờ (7 xã, thị trấn)
|
788
(có
400 hộ phòng tránh bão)
|
3.152
|
5
|
Huyện Nhà Bè (4 xã: Phước Lộc, Phước Kiển, Nhơn Đức, Hiệp Phước)
|
232
|
975
|
6
|
Huyện Bình Chánh (2 xã: Tân Nhựt và Bình Hưng)
|
108
|
380
|
TOÀN
THÀNH PHỐ
(6
quận huyện; 22 phường, xã)
|
1.294
|
5.075
|
PHỤ
LỤC 1.B.
THỐNG
KÊ SỐ HỘ DI DỜI PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI CHIA THEO MỨC ĐỘ SẠT LỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 670/QĐ-UBND
ngày 15 tháng 02 năm 2014
của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT
|
Địa bàn Quận, Huyện
|
Tổng
số (hộ)
|
Cấp
độ sạt lở
|
Đặc
biệt nguy hiểm
|
Nguy
hiểm
|
1
|
Quận 2
|
71
|
71
|
-
|
2
|
Quận Bình Thạnh
|
51
|
51
|
-
|
3
|
Quận Thủ Đức
|
44
|
-
|
44
|
4
|
Huyện Nhà Bè
|
232
|
232
|
-
|
5
|
Huyện Bình Chánh
|
108
|
108
|
|
6
|
Huyện Cần Giờ
|
788
|
-
|
788
(có 400 hộ di dời tránh bão)
|
Tổng
cộng
|
1.294
|
462
|
832
|
PHỤ LỤC 2:
KẾ HOẠCH PHÂN BỔ THỰC HIỆN BỐ TRÍ DÂN CƯ
CÁC HỘ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2014-2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT
|
Đơn
vị
|
Phân
bổ thực hiện giai đoạn 2014-2016
|
Tổng
cộng
|
2014
|
2015
|
2016
|
1
|
Quận 2
|
71
|
71
|
-
|
-
|
2
|
Q.Bình Thạnh
|
51
|
51
|
-
|
-
|
3
|
Q.Thủ Đức
|
44
|
-
|
44
|
-
|
4
|
Huyện Cần Giờ
|
788
|
185
|
344
|
259
|
4.1
|
Di dời sạt lở
|
388
|
85
|
144
|
159
|
4.2
|
Di dời phòng tránh bão
|
400
|
100
|
200
|
100
|
5
|
Huyện Nhà Bè
|
232
|
232
|
-
|
-
|
6
|
Huyện Bình Chánh
|
108
|
108
|
-
|
-
|
Cộng:
|
1.294
|
647
|
388
|
259
|
PHỤ LỤC 3:
TỔNG HỢP BỐ TRÍ DÂN CƯ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI GIAI ĐOẠN
2014-2016 CHIA THEO ĐỊA BÀN QUẬN HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT
|
Đơn
vị
|
Tổng
số hộ (hộ)
|
Hình
thức tái định cư
|
Định
mức đầu tư cơ sở hạ tầng (tr.đ/hộ)
|
Định
mức hỗ trợ di dời (tr.đ/hộ)
|
Tổng kinh phí thực
hiện (tỷ đồng)
|
Thời
gian thực hiện
|
Ghi
chú
|
1
|
H.Cần
Giờ
|
788
|
Tập
trung
|
80
|
40
|
94,56
|
2014-
2016
|
Bao
gồm cả 400 hộ phòng tránh bão
|
2
|
H.Nhà
Bè
|
232
|
Tập
trung
|
75
|
40
|
26,68
|
2014
|
|
3
|
H.Bình
Chánh
|
108
|
Xen
ghép
|
50
|
40
|
9,72
|
2014
|
|
4
|
Q.Bình
Thạnh
|
51
|
Xen
ghép
|
50
|
40
|
4,59
|
2014
|
|
5
|
Q.Thủ
Đức
|
44
|
Xen
ghép
|
50
|
40
|
3,96
|
2014
|
|
6
|
Quận
2
|
71
|
Xen
ghép
|
50
|
40
|
6,39
|
2014
|
|
Tổng
cộng
|
1.294
|
-
Tập trung: 1.020 hộ
|
145,90
|
2014-2016
|
-
Xen ghép: 274 hộ
|
* Tổng vốn đầu tư: 145,90 tỷ
đồng, chia ra:
- Vốn đầu tư phát triển: 94,14 tỷ đồng
- Vốn sự nghiệp kinh tế: 51,76 tỷ đồng
* Phân kỳ vốn đầu tư: 145,90 tỷ đồng, chia ra:
- Năm 2014: 69,58 tỷ đồng
+ Vốn đầu tư phát triển: 43,7 tỷ đồng
+ Vốn sự nghiệp kinh tế: 25,88 tỷ đồng
- Năm 2015: 45,24 tỷ đồng
+ Vốn đầu tư phát triển: 29,72 tỷ đồng
+ Vốn sự nghiệp kinh tế: 15,52 tỷ đồng
Năm 2016: 31,08 tỷ đồng
+ Vốn đầu tư phát triển: 20,72 tỷ đồng
+ Vốn sự nghiệp kinh tế: 10,36 tỷ đồng