Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 483/QĐ-UBND 2018 Xây dựng mô hình phòng khám Bác sĩ gia đình Đắk Nông

Số hiệu: 483/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Tôn Thị Ngọc Hạnh
Ngày ban hành: 06/04/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 483/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 06 tháng 4 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 09/01/2013 của Bộ Y tế, về việc phê duyệt Đề án bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020;

Căn cứ Quyết định số 1568/QĐ-BYT ngày 27/4/2016 của Bộ Y tế, phê duyệt Kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám Bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 47/TTr-SYT ngày 28/3/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020.

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tôn Thị Ngọc Hạnh

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH PHÕNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số:483/QĐ-UBND ngày 6 tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh Đắk Nông)

A. Phần thứ nhất

BỐI CẢNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

Đắk Nông là tỉnh thuộc Nam Tây Nguyên, có 07 huyện, 01 thị xã và 71 xã, phường, thị trấn; 789 thôn, buôn, bon, tổ dân phố; diện tích tự nhiên 651.561ha với 130 km đường biên giới; dân số trên 670.000 người, cộng đồng dân cư gồm 40 dân tộc cùng sinh sống; đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 33% dân số (trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 11,7%); dân số vùng nông thôn chiếm trên 81,5%, mật độ dân số trung bình khoảng 90,3 người/km2.

Nhận thức người dân về công tác y tế còn nhiều hạn chế và không đồng đều. Đặc biệt đối với người dân sống ở những vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, dân di cư tự do; đời sống kinh tế người dân còn rất nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở, rộng, khó tiếp cận với công tác y tế.

II. THÔNG TIN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH ĐẮK NÔNG

1. Hệ thống y tế công lập

Đến cuối năm 2017, mạng lưới khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh gồm có 08 bệnh viện công lập với quy mô 1.100 giường bệnh, trong đó tuyến tỉnh có 01 Bệnh viện đa khoa với 300 giường bệnh, tuyến huyện có 07 Bệnh viện đa khoa với 800 giường bệnh và 71 Trạm Y tế xã với 1.560 giường bệnh. Đến ngày 31/12/2016, số giường bệnh công lập đạt 17,81 giường bệnh/vạn dân (không tính giường bệnh của Trạm Y tế xã). Với hệ thống cơ sở y tế khá hoàn chỉnh có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn khá. Các cơ sở điều trị đã tập trung đầu tư trang thiết bị và triển khai các dịch vụ cận lâm sàng kỹ thuật cao như: chụp cắt lớp, nội soi chẩn đoán, siêu âm tim màu, sinh hóa máu, nước tiểu… Các phẫu thuật cơ bản được triển khai khá tốt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Một số bệnh viện huyện đảm bảo cơ bản nhiệm vụ theo phân tuyến điều trị, thực hiện tốt cấp cứu, khám chữa bệnh, từng bước phát triển kỹ thuật nâng cao chất lượng, các Trạm Y tế xã cũng đã làm tốt chức năng khám phân loại và điều trị bệnh thông thường. Số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, đạt tỷ lệ 47,8% (34/71 xã, phường).

2. Hệ thống y tế ngoài công lập

Đắk Nông hiện chưa có bệnh viện tư nhân, các loại hình cơ sở khám chữa bệnh tư nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh khoảng 205 cơ sở cung cấp dịch vụ khá đa dạng, bước đầu khẳng định những đóng góp hữu ích đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh, đáp ứng được nhu cầu tiếp cận các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương.

3. Hoạt động khám chữa bệnh

Năm 2017, tổng số bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện là 578.255 lượt, đạt 106% so với kế hoạch năm, tăng 93.224 lượt so với cùng kỳ năm 2016; tổng số khám BHYT là 469.987 lượt, tăng 84.911 lượt so với cùng kỳ năm 2016; tổng số lượt điều trị nội trú là 69.176 lượt, đạt 115% kế hoạch năm, giảm 1.946 lượt so với cùng kỳ 2016; công suất sử dụng giường bệnh đạt 84,8%, năm 2017 tổng số giường kế hoạch toàn tỉnh là 1.110 giường bệnh, tăng 255 giường bệnh so với năm 2016 (855GB); số ngày điều trị trung bình/01 bệnh nhân 4,96 ngày;

4. Nguồn nhân lực y tế

Toàn tỉnh có 2.098 cán bộ công chức viên chức và người lao động, trong đó bác sĩ chuyên khoa II 02, thạc sĩ 20, chuyên khoa I 67, bác sĩ đa khoa 419, dược sĩ đại học 19, đại học khác 376.

4.1. Tuyến tỉnh: Có 595 cán bộ, công chức viên chức và người lao động; trong đó có 138 bác sĩ (02 CK II, 14 ThS, 40 CK I), 12 dược sĩ đại học và 83 đại học khác.

4.2. Tuyến huyện, thị xã: Hiện có 934 cán bộ, công chức, viên chức và lao động; trong đó có 189 bác sĩ (có 06 thạc sĩ, 27 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 00 bác sĩ chuyên khoa cấp II), 07 dược sĩ đại học và 97 cán bộ đại học thuộc chuyên ngành khác. Tỷ lệ cán bộ đại học và trên đại học chiếm 293 chiếm 31,3%.

4.3. Tuyến xã, phường, thị trấn: Có 569 viên chức và lao động hợp đồng; trong đó có 78 bác sĩ/71 xã, phường, thị trấn, 81 y sĩ đa khoa, 56 y sĩ y học cổ truyền, 96 y sĩ sản nhi, hộ sinh, điều dưỡng, 71 dược sĩ trung học và 70 dân số viên. Tỷ lệ cán bộ đại học chiếm 13,8%.

4.4. Tuyến thôn, bản: Trên 80% nhân viên y tế thôn, bản có trình độ từ sơ cấp trở lên.

5. Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh Đắk Nông đến năm 2020

- Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh nhằm sắp xếp lại toàn bộ hệ thống, từng bước đầu tư tăng giường bệnh, đầu tư chiều sâu, đa dạng hóa dịch vụ khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ; phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ giường bệnh (không tính Trạm Y tế xã) đạt 18,8 giường bệnh/10.000 dân.

- Đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh, phù hợp với nhu cầu từng vùng và khả năng kinh tế xã hội. Phân tuyến chuyên môn kỹ thuật chặt chẽ. Sử dụng có hiệu quả và khai thác hết công suất các thiết bị y tế trong chẩn đoán và điều trị. Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hoạt động chăm sóc người bệnh toàn diện, phục hồi chức năng và phòng ngừa các di chứng bệnh tật, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

- Ưu tiên phát triển chuyên môn kỹ thuật tại các tuyến bệnh viện, dự kiến đến năm 2020, Bệnh viện đa khoa tỉnh thực hiện được 80% dịch vụ kỹ thuật, Trung tâm Y tế huyện sau khi sát nhập (Trung tâm Y tế huyện) và Trạm Y tế xã/phường/thị trấn thực hiện được từ 60% dịch vụ kỹ thuật trở lên theo phân tuyến.

- Nâng cấp các bệnh viện một cách toàn diện, đặc biệt là về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ. Phát triển chuyên khoa sâu ở tuyến tỉnh và y tế phổ cập ở tuyến cơ sở. Nâng cao năng lực của các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện để đủ khả năng giải quyết cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

- Phấn đấu xây dựng nâng hạng Bệnh viện đa khoa tỉnh và một số Trung tâm Y huyện; ưu tiên phát triển các chuyên khoa tại Bệnh viện đa khoa tỉnh như Tim mạch - Lão khoa; Da liễu…; thành lập Khoa Y học cổ truyền ở tất cả Trung tâm Y huyện.

Tuyến tỉnh: Tăng cường hiệu quả sử dụng và tiếp tục đầu tư, củng cố, nâng cấp đồng bộ về cơ sở vật chất và trang thiết bị ở tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến tỉnh để có đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ của đơn vị chuyên môn, kỹ thuật y tế đầu ngành của tỉnh; dự kiến nâng cấp BVĐK tỉnh từ 300 giường bệnh lên 500 giường bệnh và đưa vào sử dụng trong năm 2019 đồng thời đầu tư các trang thiết bị công nghệ hiện đại như MRI … nhằm phát triển một số kỹ thuật cao, chuyên sâu; quy hoạch đào tạo bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ hợp lý nâng bệnh viện tỉnh trở thành trung tâm kỹ thuật cao nhất của tỉnh.

Tuyến huyện: Sáp nhập Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa huyện và Trung tâm DS-KHHGĐ thành Trung tâm Y tế huyện đa chức năng (dự phòng và điều trị), theo lộ trình năm 2018, tất cả các huyện đều thực hiện sáp nhập. Nâng cấp Trung tâm Y tế huyện Đắk Song lên quy mô 150 giường bệnh và Trung tâm Y tế huyện Đắk RLấp lên quy mô 200 giường bệnh.

6. Thông tin về mạng lưới bác sĩ gia đình tại Đắk Nông

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chưa có bác sĩ gia đình. Năm 2017, đào tạo 10 bác sĩ chuyên khoa cấp I về Y học gia đình đến năm 2018 sẽ tốt nghiệp.

Lực lượng cán bộ y tế được đào tạo về y học gia đình phân bố đều ở các huyện trong tỉnh, đây là cơ sở thuận lợi để Đắk Nông triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình.

III. SỰ CẦN THIẾT

- Bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. Bác sĩ gia đình là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng.

- Mô hình bác sĩ gia đình đã phát triển và nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới từ Thế kỷ XX. Năm 1960, Y học gia đình ra đời ở Mỹ, Anh và một số nước, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng với sự chuyển đổi mô hình bệnh tật trên toàn cầu.

- Vào năm 1998, Dự án phát triển đào tạo bác sĩ gia đình tại Việt Nam với sự tài trợ bởi quỹ CMB (China Medical Board of New York) được Bộ Y tế phê duyệt. Dự án triển khai đào tạo chuyên ngành Y học gia đình tại các trường: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Thái Nguyên. Tháng 3 năm 2000, Bộ Y tế chính thức công nhận chuyên ngành Y học gia đình và cho phép đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I Y học gia đình.

- Hoạt động bác sĩ gia đình đã bước đầu được tổ chức tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ với các mô hình khác nhau: Trung tâm bác sĩ gia đình, phòng khám bác sĩ gia đình là cơ sở thực hành của các trường đại học chuyên ngành y, phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân, Trạm Y tế có hoạt động bác sĩ gia đình….Các trung tâm, phòng khám bác sĩ gia đình đã tổ chức khám chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ y tế tại đơn vị hoặc tại nhà theo yêu cầu của người bệnh, thực hiện quản lý theo dõi sức khoẻ cho cả hộ gia đình theo nguyên tắc bác sĩ gia đình. Tại nhiều phòng khám bác sĩ gia đình, người bệnh được tiếp đón ân cần, tư vấn chu đáo, hướng dẫn chuyển tuyến phù hợp, được theo dõi toàn diện cập nhật liên tục diễn biến sức khỏe, bệnh tật, phần lớn người bệnh đến phòng khám bác sĩ gia đình được giải quyết mà không phải đến bệnh viện nên đã góp phần giảm quá tải bệnh viện. Các Trạm Y tế tại Khánh Hòa có bác sĩ gia đình hoạt động, đã xây dựng và thực hiện quy chế chuyển tuyến có kết nối giữa tuyến huyện và tuyến xã, có phản hồi thông tin bệnh nhân, góp phần đảm bảo theo dõi và điều trị liên tục, toàn diện, phối hợp trong chẩn đoán và điều trị,…

- Năm 2003, thực hiện Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, mạng lưới y tế tư nhân đã chính thức hình thành, đóng góp một phần quan trọng trong việc chăm sóc ban đầu tại cộng đồng, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người dân thuận lợi, dễ dàng ngay tại cộng đồng, góp phần chia sẻ nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh với hệ thống khám bệnh, chữa bệnh công lập. Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết phòng khám tư nhân chưa được tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, việc khám bệnh, chữa bệnh của các phòng khám tư nhân mới chỉ đáp ứng tức thời nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân mà chưa có theo dõi điều trị bệnh một cách toàn diện, liên tục, chưa tham gia vào hệ thống chuyển tuyến người bệnh, vì vậy hiệu quả chưa cao và chưa góp đóng góp nhiều vào việc giảm tải bệnh viện. Nếu các phòng khám tư nhân tham gia hoạt động theo nguyên tắc phòng khám bác sĩ gia đình thì hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân sẽ cao hơn và sẽ góp phần giảm quá tải bệnh viện tốt hơn.

- Hoạt động bác sĩ gia đình ở nước ta hiện nay là mô hình mới, chưa được quan tâm đầu tư tương xứng, chưa có chức danh bác sĩ gia đình ở các cơ sở y tế, hoạt động còn tản mạn, nhiều hạn chế, bất cập, chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý và hiệu quả chưa cao.

- Hiện nay, mô hình bệnh tật ở nước ta là mô hình bệnh tật kép, các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao, trong khi nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh dẫn đến nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng tăng; việc sàng lọc, theo dõi, quản lý, điều trị bệnh mãn tính tại cộng đồng là hết sức cần thiết, đòi hỏi việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở ngày càng trở nên cấp bách.

- Xuất phát từ thực tiễn bước đầu tiếp cận mô hình bác sĩ gia đình ở nước ta nói chung và tại tỉnh Đắk Nông nói riêng cho thấy nếu phát triển mô hình bác sĩ gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.

IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

Mô hình phòng khám bác sĩ gia đình khi được hình thành và phát triển sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, giúp người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục và phòng bệnh chủ động, tích cực. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, phòng khám bác sĩ gia đình có thể giúp sàng lọc giải quyết được phần lớn các bệnh lý thông thường, không cần chuyển tuyến, góp phần giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện.

Hoạt động bác sĩ gia đình sẽ giảm bớt gánh nặng thời gian và công việc cho các bác sĩ chuyên khoa liên quan và tiết kiệm được kinh phí nằm viện cho bệnh nhân, kinh phí bảo hiểm y tế, mang lại hiệu quả kinh tế cho người bệnh, gia đình và xã hội; tăng sự hợp tác phối hợp điều trị giữa người bệnh và nhân viên y tế, giảm đi những vấn đề bức xúc của xã hội.

V. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 23/11/2009;

Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 14/11/2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm Y tế số 46/2014/QH13 của của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 13/6/2014;

Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Thông tư số 16/2014-TT-BYT ngày 22/5/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình;

Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020;

Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 09/01/2013 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020;

Quyết định số 1568/QĐ-BYT ngày 27/4/2016 của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020;

Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 1/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;

Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 01/10/2015 của Tỉnh ủy Đắk Nông Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020;

Nghị quyết số 22/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2016-2020 tỉnh Đắk Nông;

Quyết định số 595/QĐ-UBND ngày 22/4/2014 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Đắk Nông đến năm 2020;

Quyết định 1392/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, ban hành Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Đắk Nông đến năm 2020.

B. Phần thứ hai

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

1. Quan điểm

Y học gia đình là một chuyên ngành y khoa chăm sóc sức khỏe liên tục và toàn diện cho cá nhân và gia đình, là chuyên khoa tổng hợp sinh học, lâm sàng và khoa học hành vi. Phạm vi hoạt động bao gồm mọi lứa tuổi, giới, tất cả các cơ quan, hệ thống và bệnh tật, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bác sĩ gia đình.

Bác sĩ gia đình là bác sĩ chuyên khoa y học gia đình, được đào tạo để hành nghề tại tuyến khám, chữa bệnh ban đầu, khám, chữa bệnh ngoại trú, có nhiệm vụ chăm sóc đầu tiên và liên tục cho người bệnh cũng như người khỏe theo nguyên tắc đặc thù.

Vị trí bác sĩ gia đình là hoạt động tuyến khám, chữa bệnh ban đầu, khám chữa bệnh ngoại trú.

Bác sĩ gia đình cung ứng chăm sóc nhiều mặt, lồng ghép, liên tục và toàn diện cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, duy trì mối quan hệ tin cậy và lâu dài với người bệnh trên cơ sở cung ứng chăm sóc có chất lượng, toàn diện và liên tục. Tham vấn vận động lối sống lành mạnh, loại bỏ các hành vi nguy cơ đối với bệnh tật, từ đó nâng cao năng lực của cá nhân và nhóm trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của họ. Tạo lòng tin ở nhân dân, đáp ứng được nhu cầu về sức khỏe cộng đồng, tư vấn, thiết kế các hoạt động cộng đồng.

2. Nguyên tắc hoạt động

Cung cấp dịch vụ chăm sóc liên tục, toàn diện, phối hợp, dựa vào cộng đồng và gia đình, chăm sóc theo hướng dự phòng dựa trên bằng chứng, dễ tiếp cận.

3. Phạm vi kế hoạch và đối tượng hoạt động

3.1. Phạm vi kế hoạch

- Năm 2018: Thực hiện tại 19 xã, phường, thị trấn;

- Giai đoạn 2019 - 2020: Thực hiện tại 31 xã, phường, thị.

3.2. Đối tượng hoạt động

Các Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng thí điểm và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trong hệ thống y tế tỉnh nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm quá tải bệnh viện.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về phát triển mô hình phòng khám

Phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình theo lộ trình để đảm bảo đến năm 2020: có 70% Trạm Y tế xã (khoảng 50 Trạm Y tế) hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình.

2.2. Về phát triển nhân lực bác sĩ gia đình

- 10 bác sĩ đa khoa thuộc Trung tâm Y tế các huyện/thị xã tham gia khóa đào tạo chuyên khoa I về Y học gia đình.

- 114 bác sĩ đa khoa tham gia các khóa học bồi dưỡng, định hướng chuyên khoa về Y học gia đình.

- 577 cán bộ Trạm Y tế tham gia các khóa học bồi dưỡng, định hướng về Y học gia đình.

- Dự kiến 145 Y sĩ đa khoa được đào tạo chuyên tu lên bác sĩ gia đình.

III. MÔ HÌNH VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÕNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH

1. Mô hình

1.1. Tại Trạm Y tế: Thực hiện theo mô hình Trạm Y tế xã, hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình, qua đó đổi mới phương thức hoạt động của Trạm Y tế hiện nay, thực hiện củng cố và phát triển hệ thống Y tế cơ sở của tỉnh.

1.2. Tại Trung tâm Y tế huyện, thị xã (Trung tâm Y tế đa chức năng): Thành lập phòng khám bác sĩ gia đình.

1.3. Tại cơ sở y tế tư nhân: Thành lập phòng khám bác sĩ gia đình.

2. Nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế của mô hình phòng khám bác sĩ gia đình

2.1. Trạm Y tế tuyến xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình

a) Nhân lực

- Bảo đảm đủ nhân lực theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

- Có bác sĩ đa khoa được đào tạo tối thiểu 3 tháng về Y học gia đình.

b) Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế

Đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020.

2.2. Phòng khám bác sĩ gia đình (bao gồm Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân và Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc Trung tâm Y tế tuyến huyện)

a) Nhân lực

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình.

- Người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe phải được đào tạo về Y học gia đình.

Riêng đối với Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc Bệnh viện đa khoa tuyến huyện (bệnh viện nhà nước), các bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện có thể luân chuyển tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám bác sĩ gia đình.

b) Cơ sở vật chất và trang thiết bị

- Xây dựng và thiết kế: Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình. Phải có nơi đón tiếp người bệnh, có buồng khám bệnh, tư vấn sức khỏe diện tích ít nhất là 10m2. Ngoài ra, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám còn phải đáp ứng thêm các điều kiện phù hợp với hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký.

- Có thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh.

- Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đăng ký.

3. Chức năng, nhiệm vụ

3.1. Trạm Y tế tuyến xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình

a) Thực hiện nhiệm vụ của Trạm Y tế xã theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn nhưng phải theo nguyên lý toàn diện và liên tục;

b) Thực hiện quản lý sức khỏe cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng theo nguyên lý Y học gia đình;

c) Thực hiện chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định chuyển tuyến Y học gia đình. Tùy theo tình hình bệnh tật của người bệnh, bác sĩ gia đình có thể chuyển tuyến đến Bệnh viện tỉnh hoặc Bệnh viện Trung ương mà vẫn được coi là đúng tuyến;

d) Thực hiện tư vấn sức khỏe, sàng lọc, tầm soát phát hiện bệnh sớm;

e) Tham gia các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời;

f) Được thực hiện các dịch vụ kỹ thuật tại gia đình người bệnh, bao gồm: khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh thông thường; thực hiện một số thủ thuật: thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu để xét nghiệm, khí dung, tiêm, truyền dịch;

g) Tham gia nghiên cứu khoa học và đào tạo về Y học gia đình và các vấn đề liên quan; là cơ sở đào tạo thực hành chuyên ngành Y học gia đình.

3.2. Nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình

Phòng khám bác sĩ gia đình được thực hiện các nhiệm vụ sau nhưng phải bảo đảm nguyên lý toàn diện và liên tục:

a) Tham gia phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu;

b) Khám bệnh, chữa bệnh

- Sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh thường gặp.

- Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh, tật và khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám và tại nhà người bệnh; có hồ sơ theo dõi sức khỏe toàn diện liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của Bộ Y tế.

- Tham gia quản lý bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi.

- Thực hiện chuyển tuyến Y học gia đình: Là cơ sở đầu tiên trong hệ thống chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, có trách nhiệm giới thiệu và chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu về chuyên môn; tiếp nhận người bệnh từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác chuyển đến để tiếp tục chăm sóc và điều trị.

Tùy theo tình hình bệnh tật của người bệnh, bác sĩ gia đình có thể chuyển tuyến đến bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện Trung ương mà vẫn được coi là đúng tuyến. Riêng đối với phòng khám bác sĩ gia đình thuộc bệnh viện đa khoa tuyến huyện, việc chuyển tuyến Y học gia đình bao gồm cả việc chuyển người bệnh vào các khoa lâm sàng của bệnh viện mà vẫn được coi là đúng tuyến.

- Được thực hiện các dịch vụ kỹ thuật tại gia đình người bệnh, bao gồm: Khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh thông thường; thực hiện một số thủ thuật: Thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu để xét nghiệm, khí dung, tiêm, truyền dịch.

- Tham gia các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ.

c) Phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe

d) Tư vấn sức khỏe: Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp về khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân và cộng đồng. Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe để góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật.

e) Tham gia nghiên cứu khoa học và đào tạo về Y học gia đình và các vấn đề liên quan; là cơ sở đào tạo thực hành chuyên ngành Y học gia đình.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Xây dựng mô hình phòng khám bác sĩ gia đình

- Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và nghiên cứu, tham khảo các mô hình ở các địa phương đã triển khai thí điểm, đề xuất mô hình ưu thế, khả thi cho Đắk Nông, từ đó mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tích hợp vào Trạm Y tế xã, phường, thị trấn sử dụng cơ sở vật chất hiện có của Trạm Y tế, trang thiết bị sẵn có và các trang thiết bị khác theo nhu cầu và khả năng sử dụng của cán bộ y tế để triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý và chăm sóc toàn diện sức khỏe cho người dân.

- Thành lập Phòng khám bác sĩ gia đình tại Trung tâm Y tế các huyện, Phòng khám đa khoa khu vực sau khi có đủ điều kiện triển khai.

- Đối với các cơ sở y tế tư nhân nếu có nhu cầu triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình thì chủ động đề xuất, Sở Y tế sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở hành nghề y tư nhân mở phòng khám bác sĩ gia đình theo đúng các quy định hiện hành.

2. Công tác quản lý

2.1. Sở Y tế

- Sở Y tế quản lý nhà nước về hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình trên phạm vi toàn tỉnh.

- Cấp mới, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề y học gia đình theo quy định của Bộ y tế và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Thẩm định, cấp phép hoạt động: Giám đốc Sở Y tế tổ chức thẩm định cấp phép hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân theo quy định

2.2. Phân cấp quản lý

- Giám đốc Sở Y tế quản lý toàn diện các phòng khám bác sĩ gia đình

- Phòng Y tế huyện, thị xã tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình theo quy định

- Trung tâm Y tế huyện, thị xã trực tiếp quản lý chuyên môn của phòng khám bác sĩ gia đình.

3. Đào tạo nguồn nhân lực Y học gia đình

- Tổ chức đào tạo nhóm giảng viên tuyến tỉnh là giảng viên của các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện.

- Tổ chức đào tạo ngắn hạn cho đối tượng bác sĩ tại Trạm Y tế xã.

- Tổ chức tập huấn ngắn hạn cho cán bộ y tế xã (y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, dược) và người hành nghề tại các phòng khám bác sĩ gia đình.

- Đào tạo sau đại học chuyên ngành y học gia đình và đào tạo liên tục.

- Liên kết với các Trường Đại học y tuyến Trung ương cùng xây dựng chương trình đào tạo thực hành bác sĩ gia đình theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề.

- Tổ chức đào tạo sử dụng phần mềm quản lý sức khỏe người dân cho các cán bộ Trạm Y tế các xã trên địa bàn tỉnh.

4. Điều chỉnh các chức năng nhiệm vụ của Trạm Y tế xã

Bổ sung chức năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình vào chức năng nhiệm vụ của Trạm Y tế xã.

5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có của các Trạm Y tế xã trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại để triển khai thực hiện mô hình bác sĩ gia đình. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án như: ADB, HPET để đầu tư thêm một số trang thiết bị y tế theo nhu cầu.

6. Thông tin, tuyên truyền

- Tổ chức truyền thông về mô hình, lợi ích và khả năng cung ứng dịch vụ y tế của phòng khám bác sĩ gia đình.

- Giới thiệu mô hình bác sĩ gia đình và Đề án của tỉnh.

- Thực hiện truyền thông thuyết phục người dân sử dụng các dịch vụ y tế do Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình cung cấp.

- Giới thiệu quyền lợi và nghĩa vụ của người dân đến khám tại Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình; giới thiệu quy trình quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, chuyển tuyến và thanh quyết toán, giới thiệu quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia bảo hiểm y tế.

- Giới thiệu địa chỉ các Trạm Y tế xã đã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

7. Ứng dụng công nghệ thông tin

- Trang thiết bị: Sử dụng hệ thống máy tính hiện có, sửa chữa và mua sắm thêm máy tính để đảm bảo các Trạm Y tế triển khai đề án bác sĩ gia đình có đủ máy tính được nối mạng internet để sử dụng.

- Phần mềm: Sử dụng phần mềm phòng khám bác sĩ gia đình của TS. Võ Thành Liêm - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trong đó có điều chỉnh, nâng cấp, tích hợp cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Đắk Nông.

- Thuê máy chủ ảo để kết nối, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh và Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

- Xây dựng sổ quản lý sức khỏe cá nhân, xây dựng phần mềm tin học quản lý các thông tin về sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng; kết nối mạng giữa phòng khám bác sĩ gia đình với người bệnh, với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ sở y tế khác trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng Bệnh án điện tử y học gia đình.

- Đảm bảo mật thông tin về sức khỏe của người bệnh.

V. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN 1. Năm 2018

- Hoàn thiện đề án, xây dựng mô hình Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình, các điều kiện để hoạt động.

- Đào tạo nguồn nhân lực: Sở Y tế sẽ tổ chức đào tạo cho các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, nữ hộ sinh và các bộ quản lý của Trạm Y tế xã theo nguyên lý Y học gia đình.

- Triển khai thí điểm mô hình Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình tại 19 Trạm Y tế xã/phường/thị trấn trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp và huyện Cư Jút.

- Ứng dụng phần mềm quản lý sức khỏe người dân của trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, điều chỉnh, cập nhật, nâng cấp cho phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Đắk Nông.

- Triển khai phần mềm quản lý sức khỏe người bệnh trên phạm vi toàn tỉnh để thu thập thông tin, cập nhật hồ sơ sức khỏe của người dân vào phần mềm quản lý thông qua các đợt khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Riêng đối với 19 Trạm Y tế xã/phường/thị trấn được chọn triển khai thí điểm sẽ thực hiện thu thập thông tin toàn bộ người dân trên địa bàn để cập nhật hồ sơ sức khỏe của người dân vào phần mềm quản lý.

- Khảo sát, thu thập thông tin để chuẩn bị thực hiện mô hình Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình tại 20 Trạm Y tế xã/phường/thị trấn.

- Đào tạo nguồn nhân lực:

+ 58 bác sĩ, 36 y sĩ, 46 dược sĩ, 41 nữ hộ sinh và 44 điều dưỡng được tham gia các khóa đào tạo định hướng y học gia đình.

+ Dự kiến 45 Y sĩ được đào tạo chuyên tu lên Bác sĩ đa khoa sau khi tốt nghiệp tiếp tục được đào tạo bác sĩ định hướng y học gia đình.

+ 30 cán bộ là Lãnh đạo Trạm Y tế được đào tạo kỹ năng quản lý.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm cho các cán bộ y tế tại các tuyến.

- Thuê máy chủ ảo để thực hiện kết nối, liên thông dữ liệu quản lý sức khỏe và bệnh tật của người dân từ tỉnh đến huyện, xã và các phòng khám trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư trang thiết bị từ các nguồn của các dự án ADB, HPET…

2. Giai đoạn 2019 - 2020

2.1. Năm 2019

- Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm giai đoạn 2017-2018.

- Triển khai nhân rộng mô hình Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình tại 20 Trạm Y tế tiếp theo.

- Khảo sát, thu thập thông tin tại 11 Trạm Y tế để chuẩn bị thực hiện mô hình Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình tại Trạm Y tế xã/phường/thị trấn mới.

- Thành lập phòng khám bác sĩ gia đình tại Trung tâm Y tế huyện Đắk R’Lấp và Cư Jút.

- Đánh giá điều chỉnh hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho từng người dân cho phù hợp.

- Đào tạo nguồn nhân lực:

+ 36 y sĩ, 27 nữ hộ sinh và 43 điều dưỡng được tham gia các khóa đào tạo định hướng y học gia đình.

+ 41 cán bộ là lãnh đạo Trạm Y tế dược đào tạo kỹ năng quản lý.

+ 41 bác sĩ được đào tạo về siêu âm.

+ Dự kiến 50 Y sĩ được đào tạo chuyên tu lên Bác sĩ đa khoa sau khi tốt nghiệp tiếp tục được đào tạo bác sĩ định hướng y học gia đình.

- Giải quyết các vướng mắc, đề xuất kịp thời việc sửa đổi, bổ sung các quy định mô hình hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình phù hợp với thực tế.

- Duy trì thuê máy chủ ảo để thực hiện kết nối, liên thông dữ liệu quản lý sức khỏe và bệnh tật của người dân từ tỉnh đến huyện, xã và các phòng khám trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thiện được mô hình chuẩn Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

2.2. Năm 2020

- Triển khai nhân rộng mô hình Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình tại 20 Trạm Y tế xã/phường/thị trấn tiếp theo.

- Thành lập phòng khám bác sĩ gia đình tại Trung tâm Y tế huyện Đắk R’Lấp và Cư Jút.

- Đào tạo nhân lực: Dự kiến 50 y sĩ được đào tạo chuyên tu lên bác sĩ đa khoa sau khi tốt nghiệp tiếp tục được đào tạo bác sĩ định hướng y học gia đình.

- Duy trì thuê máy chủ ảo để thực hiện kết nối, liên thông dữ liệu quản lý sức khỏe và bệnh tật của người dân từ tỉnh đến huyện, xã và các phòng khám trên địa bàn tỉnh.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 28.765.750.000 đồng (Hai mươi tám tỷ, bảy trăm sáu mươi lăm triệu, bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn) trong đó:

- Kinh phí cho quản lý điều hành: 3.277.750.000 đ

- Kinh phí đào tạo: 12.288.000.000 đ

- Kinh phí mua sắm trang thiết bị: 13.200.000.000 đ

2. Nguồn kinh phí:

- Nguồn kinh phí hỗ trợ từ dự án HPET: 26.148.750.000 đ.

- Nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ: 2.617.000.000đ được cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm từ 2018 - 2020 của tỉnh theo phân cấp quy định của Luật ngân sách nhà nước.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Hàng năm xây dựng Kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện

- Là đơn vị thường trực chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình.

- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn về hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn đối với các phòng khám bác sĩ gia đình.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các quy định về chi trả bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ y tế thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám bác sĩ gia đình.

- Chủ trì, phối hợp với các các trường Đại học Y dược xây dựng, thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo và chỉ đạo việc tổ chức đào tạo liên tục và đào tạo chính quy về y học gia đình ở các cấp độ khác nhau.

- Tổ chức cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình; thẩm định và cấp phép và thu hồi giấy phép hoạt động các phòng khám bác sĩ gia đình theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật.

- Làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo 6 tháng, hằng năm và báo cáo đột xuất để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án.

2. Bảo hiểm Xã hội tỉnh

- Phối hợp với Sở Y tế và xin ý kiến của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để xây dựng các quy định về quản lý thẻ bảo hiểm y tế, cách thức cung cấp dịch vụ, thuốc thiết yếu và phương pháp chi trả bảo hiểm y tế đối với dịch vụ y tế thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám bác sĩ gia đình.

- Phối hợp Sở Y tế tiến hành giám sát và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án.

3. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng ngân sách; các quy định hiện hành và những nhiệm vụ không thuộc chức năng chuyên môn của các cơ quan có liên quan thực hiện Kế hoạch này để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách nhận hỗ trợ từ các nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn huy động khác liên quan đến mô hình tổ chức và hoạt động y học gia đình.

5. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn nhân lực cho chuyên ngành y học gia đình và các chế độ, chính sách khác liên quan đến mô hình tổ chức và hoạt động y học gia đình.

6. Đài Phát thanh và Truyền hình

Phối hợp triển khai các hoạt động tuyên truyền về hiệu quả của việc triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo chức năng nhiệm vụ được giao.

7. UBND các huyện, thị xã

Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án, có cơ chế, chính sách hỗ trợ các Trạm Y tế xã về đầu tư, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại các Trạm Y tế xã.

8. Các Phòng khám bác sĩ gia đình

- Thực hiện đúng các quy định về mô hình phòng khám bác sĩ gia đình của Kế hoạch và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng, hằng năm và đột xuất với Sở Y tế, Trung tâm Y tế và Phòng y tế tuyến huyện/thị xã về hoạt động của phòng khám./.

 

PHỤ LỤC 01

KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 483/QĐ-UBND, ngày 6 tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh Đắk Nông)

ĐVT: 1.000 VNĐ

STT

Năm thực hiện

Nội dung hoạt động

Kinh phí

Ghi chú

Dự án HPET hỗ trợ

Địa phương

1

2017

Hội nghị triển khai mô hình bác sĩ gia đình

80,250

0

 

Khảo sát, thu thập thông tin để chuẩn bị thực hiện mô hình

15,000

0

 

2

2018

Hội nghị triển khai sổ quản lý sức khỏe

15,000

0

 

Kiểm tra, giám sát, quản lý

100,000

 

 

In phiếu thu thập thông tin

 

310,000

(In 155.000 phiếu x 2000đ/phiếu)

In sổ khám, quản lý bệnh mãn tính không lây

 

80,000

(In 8.000 quyển x 10,000đ/quyển)

Khảo sát, thu thập thông tin để chuẩn bị thực hiện 19 mô hình

30,000

 

 

Tổ chức điều tra, thu thập thông tin và quản lý sức khỏe của người dân tại 19 xã triển khai thí điểm dự kiến 152.000 người và giám sát công tác thu thập thông tin

 

380,000

(01 ngày công được tính 125.000đ x 3.040 ngày công)

Tổ chức nhập dữ liệu quản lý thông tin sức khỏe vào phần mềm

 

152,000

(công nhập được tính 1000đ/phiếu)

Thuê công thiết kế, điều chỉnh phần mềm, đào tạo, tập huấn sử dụng phần mềm cho các cán bộ tại các Trạm Y tế, thuê Máy chủ ảo để kết nối dữ liệu….

 

200,000

 

3

2019

Hội nghị sơ kết đánh giá mô hình giai đoạn 2017-2018 và triển khai giai đoạn 2019-2020

80,250

0

 

Kiểm tra, giám sát, quản lý

100,000

0

 

Khảo sát, thu thập thông tin để chuẩn bị thực hiện 20 mô hình

30,000

0

 

 

2019

In phiếu thu thập thông tin

 

350,000

(In 175.000 phiếu x 2000đ/phiếu)

Tổ chức thu thập thông tin và quản lý sức khỏe của người dân tại 22 xã triển khai thí điểm dự kiến 170.000 người

 

425,000

(01 ngày công được tính 125.000đ x 3.400 ngày công)

Tổ chức nhập dữ liệu quản lý thông tin sức khỏe vào phần mềm

 

170,000

(công nhập được tính 1000đ/phiếu)

Thuê công thiết kế, điều chỉnh phần mềm, đào tạo, tập huấn sử dụng phần mềm cho các cán bộ tại các Trạm Y tế, thuê Máy chủ ảo để kết nối dữ liệu….

 

100,000

 

4

2020

Kiểm tra, giám sát, quản lý

100,000

0

 

Khảo sát, thu thập thông tin để chuẩn bị thực hiện 9 mô hình

30,000

 

 

In phiếu thu thập thông tin

 

148,000

(In 74.000 phiếu)

Tổ chức thu thập thông tin và quản lý sức khỏe của người dân tại 9 xã triển khai thí điểm dự kiến 72.000 người và giám sát công tác thu thập thông tin

 

180,000

(01 ngày công được tính 125.000đ x 1.440 ngày công)

Tổ chức nhập dữ liệu quản lý thông tin sức khỏe vào phần mềm

 

72,000

(công nhập được tính 1000đ/phiếu)

Thuê công thiết kế, điều chỉnh phần mềm, đào tạo, tập huấn sử dụng phần mềm cho các cán bộ tại các Trạm Y tế, thuê máy chủ ảo để kết nối dữ liệu….

 

50,000

 

Hội nghị sơ kết đánh giá mô hình giai đoạn 2017-2020

80,250

0

 

Tổng mục II

660,750

2,617,000

 

Tổng mục I+II

3,277,750

 

(Bằng chữ: Ba tỷ, hai trăm bảy mươi bảy triệu, bảy trăm năm mươi ngàn đồng)

 

PHỤ LỤC 02

KINH PHÍ ĐÀO TẠO, MUA TRANG THIẾT BỊ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÕNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 483 /QĐ-UBND, ngày 6 tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh Đắk Nông)

ĐVT: 1.000 VNĐ

STT

Nội dung

Tổng kinh phí

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

Số lượng (người)

Kinh phí

Số lượng (người)

Kinh phí

Số lượng (người)

Kinh phí

Số lượng (người)

Kinh phí

1

Đào tạo giảng viên nguồn (đào tạo liên tục)

2,770,000

90

2,770,000

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Bác sĩ

445,000

26

445,000

 

 

 

 

 

 

Dự án HPET hỗ trợ

1.2

Điều dưỡng

354,000

14

354,000

 

 

 

 

 

 

Dự án HPET hỗ trợ

1.3

Hộ sinh

245,000

14

245,000

 

 

 

 

 

 

Dự án HPET hỗ trợ

1.4

Dược

136,000

14

136,000

 

 

 

 

 

 

Dự án HPET hỗ trợ

1.5

CK 1 YHGĐ

1,590,000

22

1,590,000

 

 

 

 

 

 

Dự án HPET hỗ trợ

2

Đào tạo theo định hướng YHGĐ và làm việc theo nhóm TYT

8,905,000

120

2,670,000

167

4,026,000

106

2,209,000

 

 

 

2.1

Bác sĩ

2,109,000

30

719,000

58

1,390,000

 

 

 

 

Dự án HPET hỗ trợ

2.2

Y sĩ

2,443,000

30

719,000

36

862,000

36

862,000

 

 

Dự án HPET hỗ trợ

2.3

Điều dưỡng

2,670,000

30

685,000

44

1,004,000

43

981,000

 

 

Dự án HPET hỗ trợ

2.4

Hộ sinh

1,329,000

30

407,000

41

556,000

27

366,000

 

 

Dự án HPET hỗ trợ

2.5

Dược

354,000

30

140,000

46

214,000

 

 

 

 

Dự án HPET hỗ trợ

3

Đào tạo kỹ năng quản lý cho lãnh đạo TYT xã

613,000

30

259,000

41

354,000

 

 

 

 

 

3.1

Đào tạo quản lý

613,000

30

259,000

41

354,000

 

 

 

 

Dự án HPET hỗ trợ

4

Mua trang thiết bị

13,200,000

 

2,200,000

 

11,000,000

 

 

 

 

 

4.1

Mua trang thiết bị cho các cơ sở thực hành Lâm sàng (các bệnh viện)

2,200,000

 

2,200,000

 

0

 

-

 

-

Dự án HPET hỗ trợ

4.2

Mua trang thiết bị đầu tư cho các Trạm Y tế xã

11,000,000

 

0

 

11,000,000

 

-

 

-

Dự án HPET hỗ trợ

Tổng số

25,488,000

240

7,899,000

208

15,380,000

106

2,209,000

0

0

 

Bằng chữ: Hai mươi lăm tỷ, bốn trăm tám mươi tám triệu đồng

 

PHỤ LỤC 03

PHÂN BỔ KINH PHÍ TỪNG NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 483/QĐ-UBND, ngày 6 tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh Đắk Nông)

ĐVT: 1.000 VNĐ

Tuyến thực hiện

NĂM THỰC HIỆN

TỔNG CỘNG

2017

2018

2019

2020

Dự án HPET

Địa phương

Dự án HPET

Địa phương

Dự án HPET

Địa phương

Dự án HPET

Địa phương

Dự án HPET

Địa phương

Tỉnh

7,994,250

0

15,525,000

1,122,000

2,419,250

1,045,000

210,250

450,000

26,148,750

2,617,000

Tổng cộng

7,994,250

0

15,525,000

1,122,000

2,419,250

1,045,000

210,250

450,000

26,148,750

2,617,000

Tổng kinh phí thực hiện đề án: 26.148.750.000 + 2.617.000.000 = 28.765.750.000 đồng

Bằng chữ: Hai mươi tám tỷ, bảy trăm sáu mươi lăm triệu, bảy trăm năm mươi ngàn đồng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 483/QĐ-UBND ngày 06/04/2018 về Kế hoạch “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2018-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


706

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.186.120
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!