ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 475/QĐ-UBND
|
Đà Lạt, ngày 04 tháng 3 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT DỰ ÁN RÀ SOÁT QUY
HOẠCH THỦY LỢI ĐẾN NĂM 2020 TỈNH LÂM ÐỒNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ÐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HÐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính
phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Văn bản số 1489/BNN-TL ngày 02/6/2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự án rà soát quy
hoạch thủy lợi tỉnh Lâm Đồng;
Xét Tờ trình số 23/TTr-SNN ngày 11/02/2010 của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đề nghị phê duyệt dự
án rà soát quy hoạch thủy lợi tỉnh Lâm Đồng,
QUYẾT ÐỊNH:
Ðiều 1. Phê duyệt dự án rà soát quy hoạch thủy lợi tỉnh Lâm Ðồng đến
năm 2020 với những nội dung chính như sau:
1. Phạm vi quy hoạch: toàn bộ các huyện, thị xã Bảo
Lộc và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
2. Mục tiêu quy hoạch :
a) Mục tiêu chung :
- Quy hoạch đầu tư phát triển thủy lợi toàn tỉnh trên cơ sở
khai thác, sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước.
- Nghiên cứu các giải pháp cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp, kết hợp khai thác nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ và
các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống ô nhiễm nguồn nước nhằm
từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người dân trong vùng dự án.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Quy hoạch thủy lợi đảm bảo cấp nước tưới phục vụ sản xuất
nông nghiệp đến năm 2015 đạt 93.173 ha với tỷ lệ 42,4% diện tích cần tưới;
đến năm 2020 đạt 154.453 ha với tỷ lệ 70,2% diện tích cần tưới;
- Khai thác các lợi ích tổng hợp đa mục tiêu của công trình
thủy lợi như nuôi trồng thủy sản, phục vụ du lịch, điều tiết lũ và bảo vệ môi
trường.
- Nâng tỷ lệ dân nông thôn toàn tỉnh có nước sinh hoạt hợp
vệ sinh đến năm 2015 đạt 85% và đến năm 2020 đạt 100%.
3. Nội dung quy hoạch:
a) Quy hoạch tưới, tôn tạo cảnh quan đến năm 2020:
- Phân vùng phát triển thủy lợi:
+ Vùng I: gồm thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương có diện
tích tự nhiên 170.292 ha, diện tích đất trồng trọt 23.583 ha với diện tích cần
tưới 21.763 ha.
+ Vùng II: gồm huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và Đam
Rông có diện tích tự nhiên 331.259 ha, diện tích đất trồng trọt 104.576 ha với
diện tích cần tưới 97.116 ha, trong đó đất cây hàng năm 45.866 ha (lúa 10.750
ha).
+ Vùng III: gồm thị xã Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và Di Linh có
tổng diện tích tự nhiên 331.064 ha, diện tích đất trồng trọt 119.632 ha với
diện tích cần tưới 110.022 ha.
+ Vùng IV: gồm huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên có tổng
diện tích tự nhiên 144.605 ha, diện tích đất trồng trọt 34.922 ha với diện tích
cần tưới 19.802 ha.
- Quy hoạch công trình thủy lợi đến năm 2020: tổng số
555 công trình, được phân loại như sau:
+ Theo tình trạng công trình: chuyển tiếp 40 công trình,
nâng cấp sửa chữa và nạo vét 78 công trình, xây dựng mới 437 công trình.
+ Theo loại công trình dự kiến xây dựng: 446 hồ chứa nước, 79
đập cống dâng và 30 kênh và trạm bơm.
+ Theo nhiệm vụ công trình: 544 công trình phục vụ tưới
(trong đó có 17 công trình kết hợp du lịch và 81 công trình kết hợp cấp
nước), 11 công trình du lịch và cảnh quan.
(Chi tiết theo Phụ lục I đính kèm quyết định này)
b) Quy hoạch phòng tránh, hạn chế thiệt hại do lũ
đến năm 2020:
- Giải pháp phi công trình: khôi phục, phát triển bảo vệ
rừng đầu nguồn; tổ chức tốt công tác dự báo, cảnh báo trước và trong mùa mưa lũ
và điều tiết vận hành xả lũ hồ chứa lớn trên các dòng chính; bố trí các cụm sơ
tán, đảm bảo giao thông đi lại khi có lũ lớn; bố trí cơ cấu cây trồng, thời vụ
hợp lý để tránh lũ; giáo dục trong cộng đồng dân cư về tình hình thiên tai lũ
lụt và các biện pháp phòng chống lũ, giảm nhẹ thiên tai.
- Giải pháp công trình vùng hạ lưu hồ Đơn Dương:
+ Xây dựng hồ chứa thượng lưu hồ Đơn Dương để cắt giảm lũ và
kết hợp phát điện, cấp nước.
+ Xây dựng các hồ chứa vừa và nhỏ được bố trí trong quy
hoạch tưới trên các sông suối nhỏ hạ lưu hồ Đơn Dương.
+ Xây dựng 3 cầu trên sông Đa Nhim thuộc khu vực Đơn Dương,
đảm bảo giao thông mùa lũ.
+ Xây dựng tuyến đê bao cấp V thuộc xã Lạc Xuân để bảo vệ
cho 1.000 ha.
+ Chỉnh trị nắn dòng nạo vét, mở rộng dòng chính sông Đa
Nhim đoạn từ cầu Đran đến đầu thác Trôm Lốc.
- Giải pháp công trình vùng ven sông Đồng Nai thuộc huyện
Cát Tiên và Đạ Tẻh
+ Tôn cao đường quốc lộ 721, đường liên xã Đồng Nai - Tiên
Hoàng và Quảng Ngãi - Tiên Hoàng đảm bảo giao thông liền mạch trong mùa lũ.
+ Xây cầu giao thông vượt lũ trên các tuyến giao thông: Quốc
lộ 721 (nâng cấp 4 cầu), đường liên xã Đồng Nai- Tiên Hòang và Quảng Ngãi- Tiên
Hoàng (nâng cấp 5 cầu).
+ Nạo vét các suối nội đồng: Đạ Sị, Hai Cô, Chuồng Bò và Đạ
Mí.
+ Đắp tuyến nền dân cư ven các trục đường Quốc lộ 721, đường
Quảng Ngãi- Tiên Hoàng.
(Chi tiết theo Phụ lục II đính kèm quyết định này)
c) Quy hoạch cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp đến
năm 2020:
- Công trình cấp nước tập trung:
+ Công trình bơm dẫn nước ngầm: 34 công trình (trong đó hiện
tại có 03 công trình);
+ Hệ thống bơm dẫn nước mặt: 15 hệ thống (trong đó hiện tại
có 03 hệ thống);
+ Hệ thống dẫn nước tự chảy: 66 hệ thống (trong đó hiện tại
có 42 hệ thống);
+ Hệ thống dẫn nước hồ chứa kết hợp tưới: 83 công trình (trong
đó có 01 công trình sửa chữa).
- Công trình cấp nước phân tán:
+ Giếng khoan 2.480 giếng, trong đó đã có 1.292 giếng, xây
dựng mới 1.188 giếng.
+ Giếng đào 143.930 giếng, trong đó đã có 74.190 giếng, sửa
chữa nâng cấp 38.340 giếng, xây dựng mới 31.400 giếng.
+ Bể chứa nước mưa 285 bể xây dựng mới tại khu vực khan hiếm
nước của các xã vùng sâu, vùng cao trong tỉnh.
(Chi tiết theo Phụ lục III đính kèm Quyết định này)
5. Tổng nhu cầu vốn đầu tư:
Hạng mục
|
Tổng nhu cầu vốn (tỷ đồng)
|
Đến 2020
|
Đến 2015
|
a) Công trình tưới và cảnh quan
|
5.584,994
|
2.628,735
|
b) Công trình cấp nước sinh hoạt, công nghiệp
|
915,120
|
365,360
|
c) Công trình phòng, chống lũ
|
565,630
|
378,430
|
Tổng
cộng
|
7.065,744
|
3.372,525
|
a) Phân kỳ đầu tư giai đoạn 2010- 2015:
- Đầu tư công trình tưới, tôn tạo cảnh quan: 266 công trình,
tổng nhu cầu vốn 2.628,735 tỷ đồng, được phân như sau:
+ Theo tình trạng công trình: công trình chuyển tiếp xây
dựng 340,90 tỷ đồng; công trình nâng cấp sửa chữa 245,80 và xây mới 2.042,035
tỷ đồng.
+ Theo nhiệm vụ của công trình dự kiến xây dựng: công trình
tưới và tưới kết hợp cấp nước 2.618,735 tỷ đồng; công trình du lịch 10,0 tỷ
đồng.
- Đầu tư công trình quy hoạch phòng tránh, hạn chế
thiệt hại do lũ: tổng nhu cầu vốn 378,43 tỷ đồng, trong đó:
+ Vùng hạ lưu Đa Nhim: 243,61 tỷ đồng.
+ Vùng Cát Tiên - Đạ Tẻh: 134,82 tỷ đồng.
- Đầu tư công trình cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp:
tổng nhu cầu vốn 365,36 tỷ đồng, trong đó:
+ Công trình cải tạo nâng cấp: 80,39 tỷ đồng.
+ Công trình xây dựng mới: 279,97 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách và vốn vay của các tổ chức quốc tế đầu tư
các công trình có quy mô vừa, có mục đích phục vụ tổng hợp, công trình tại các
xã đặc biệt khó khăn, các công trình liên xã.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức tư nhân,
cộng đồng dân cư tham gia đầu tư các công trình thuỷ lợi quy mô nhỏ, công cụ
thủy lợi nhỏ; huy động nhân dân tham gia xây dựng, nạo vét kênh mương nội đồng
trong hệ thống thuỷ lợi.
(Chi tiết theo các Phụ lục IV, V đính kèm quyết định này)
Ðiều 2.
1. Giao UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt căn
cứ nội dung quy hoạch được phê duyệt, thông báo công khai rộng rãi cho các tổ
chức, cá nhân, các nhà đầu tư được biết để thực hiện. Đồng thời, có biện pháp
quản lý chặt chẽ về đất đai, cây trồng trên diện tích quy hoạch và không được
bố trí xây dựng nhà ở, các công trình kiến trúc của tất cả các thành phần kinh
tế trái với quy hoạch được duyệt.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với
các địa phương quản lý và lập kế hoạch xây dựng công trình hàng năm; hướng dẫn
các địa phương tổ chức thực hiện theo đúng quy định, đồng thời đề xuất điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch nếu trong quá trình thực hiện có nội dung chưa phù
hợp.
3. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào phân kỳ đầu tư và
kế hoạch hàng năm do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất để cân đối
vốn đầu tư từ nguồn ngân sách và nguồn vốn do các tổ chức quốc tế tài trợ; đề
xuất các biện pháp huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế.
Ðiều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Xây dựng, Giao thông
Vận tải, Tài nguyên môi trường, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao và du
lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và thủ trưởng
các ngành, cơ quan, đoàn thể, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ có
trách nhiệm thi hành Quyết định từ ngày ký./-
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Hòa
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO
VĂN BẢN
|