ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4309/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA, RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CHỊU LỰC
NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG CŨ, NGUY HIỂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ
Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
ngày 12/5/2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày
15/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn
chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm tại đô thị;
Căn cứ Quyết định số 488/QĐ-BXD ngày
25/5/2016 của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt tạm thời quy trình đánh giá an toàn kết cấu nhà ở và công trình công cộng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại văn bản số 5767/SXD-QLN ngày 11/7/2016 về
việc đề nghị ban hành Kế
hoạch kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công trình
công cộng cũ, nguy hiểm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công
trình công cộng cũ, nguy hiểm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân Thành phố, Giám đốc các sở ban ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các quận, huyện, thị xã; các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp
và các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn Thành phố và các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy; để b/cáo
- Thường trực HĐND Thành phố; để b/cáo
- Chủ tịch UBND Thành phố; để b/cáo
- Các Phó Chủ tịch
UBND TP;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Trung ương;
- Văn phòng Thành ủy;
- Văn phòng HĐND, ĐĐBQHHN;
- Cổng Giao tiếp điện tử TP;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- VPUB: CVP, PCVP UBND TP; TKBT, TH, các Phòng CV;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Hùng
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA, RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CHỊU LỰC NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
CŨ, NGUY HIỂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4309/QĐ-UBND
ngày 05/8/2016 của UBND thành phố Hà Nội)
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày
15/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, rà
soát, đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm tại đô thị (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 05/CT-TTg; Quyết định số 488/QĐ-BXD ngày 25/5/2016 của Bộ Xây dựng về
việc phê duyệt tạm thời quy trình đánh
giá an toàn kết cấu nhà ở và công trình công cộng; văn bản
số 1706/UBND-XDGT của
UBND Thành phố ngày 21/3/2016 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị
số 05/CT-TTg.
Để nghiêm túc thực hiện có hiệu quả Chỉ
thị của Thủ tướng
Chính phủ, căn cứ tình hình thực tế
công tác quản lý, thực trạng chất lượng quỹ nhà ở, công trình công cộng, nhà làm việc và
cơ sở kinh doanh, UBND thành phố Hà Nội
triển khai kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn chịu lực các công
trình cũ, nguy hiểm trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Mục đích
a. Nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng quỹ nhà trên địa bàn Thành phố
bằng việc chủ động phát hiện sớm công trình có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng; áp dụng các biện pháp an toàn kịp thời, đảm bảo không xảy ra sự cố công trình.
b. Nâng cao nhận
thức và vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu, đơn vị quản lý sử dụng công trình
trong việc quản lý sử dụng, khai thác công trình
thuộc sở hữu của mình hoặc được nhà nước giao quyền quản
lý, sử dụng để chủ động thực hiện
công tác sửa chữa, bảo trì công trình đảm bảo chất lượng và giữ gìn cảnh quan
chung cho đô thị.
2. Yêu cầu
a. Tổ chức phổ biến, quán triệt sâu sắc
nội dung Chỉ thị 05/CT-TTg nhằm nâng
cao hơn nữa nhận thức về vai trò và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan đối với công tác này.
b. Rà soát, sửa
đổi bổ sung, xây dựng ban hành các văn bản
pháp luật liên quan để hoàn thiện hệ thống pháp lý làm cơ sở triển
khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chỉ thị 05/CT-TTg.
c. Đảm bảo các
điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực để triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 15/02/2016 của Thủ tướng Chính
phủ.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Nội dung công tác kiểm tra, rà
soát, đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ trên địa bàn Thành phố.
a. Tổ chức kiểm tra hiện trạng, thống
kê đánh giá về mức độ an toàn chịu lực đối với các công trình trên địa bàn bao
gồm: nhà chung cư xây dựng trước năm 1994 (trừ các chung cư tái định cư do
Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội quản lý); nhà biệt thự;
trụ sở làm việc, công trình có tuổi thọ trên
60 năm và các công trình khác có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn trên địa bàn
Thành phố.
b. Công tác kiểm tra đánh giá mức độ
an toàn chịu lực công trình bằng phương pháp đo đạc, đánh giá trực quan của người
quản lý sử dụng công trình.
c. Lập danh mục báo cáo sơ bộ tình trạng
hư hỏng đối với các công trình được xác định là nguy hiểm, mất an toàn cho người
sử dụng.
d. Kiểm tra xác
minh đối chiếu và tổng hợp, đánh giá, phân loại.
2. Đối tượng thực hiện việc kiểm tra
hiện trạng về mức độ an toàn chịu lực của công trình.
Các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu
công trình, nhà ở; Cơ quan, tổ chức được nhà nước giao quản
lý sử dụng công trình gồm:
a. Cá nhân là chủ sở hữu công trình
trên địa bàn Thành phố.
b. Sở, ban, ngành thuộc UBND Thành phố
Hà Nội.
c. UBND
cấp quận, phường, thị xã thuộc UBND thành phố Hà Nội.
d. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
trung ương và các đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
e. Các tổ chức, đoàn thể chính trị,
xã hội, nghề nghiệp, chính trị xã hội Thành phố và trung ương đóng trên địa bàn
Thành phố.
3. Các công trình xây dựng thuộc đối
tượng điều tra, khảo sát.
Các công trình xây dựng có dấu hiệu mất
an toàn chịu lực, cụ thể:
a. Chung cư được xây dựng dựng từ trước
năm 1994.
b. Nhà biệt thự, trụ sở làm việc,
công trình công cộng có tuổi thọ trên 60 năm.
c. Các công trình xây dựng khác có dấu
hiệu nguy hiểm, mất an toàn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đối tượng quy định tại khoản
2, mục II có trách nhiệm thực hiện tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá về mức độ an toàn chịu lực đối
với các công trình thuộc quyền sở hữu, sử
dụng và được giao quản lý khai thác theo biểu hướng dẫn kèm theo; tổng hợp, báo cáo Sở Xây dựng làm cơ sở thực
hiện các bước tiếp theo, (có biểu mẫu kèm theo)
2. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị
xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra, rà soát,
đánh giá về mức độ an toàn chịu lực đối với các công trình
do đơn vị mình quản lý và chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, đơn vị tư vấn hướng
dẫn UBND các xã, phường các đơn vị trực thuộc các hộ gia đình cá nhân, các tổ chức kinh tế tư nhân trên địa bàn kiểm tra, rà soát
đánh giá về mức độ
an toàn chịu lực đối với các công trình của đơn vị đang quản
lý; đồng thời thực hiện tổng hợp kết quả báo cáo của
các đơn vị này gửi Sở Xây dựng theo quy định tại khoản 1, mục này.
Trong trường hợp công trình có dấu hiệu
nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ sụp
đổ thì UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm chủ trì, phối
hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng thực hiện ngay biện pháp đảm bảo an toàn, bao gồm hạn chế sử
dụng công trình, ngừng sử dụng công
trình, di chuyển người và tài sản nếu cần thiết để đảm bảo
an toàn.
3. Thủ trưởng
các Sở, Ban, ngành thuộc UBND Thành phố
chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá về mức độ an
toàn chịu lực đối với các công trình
do đơn vị mình quản lý, phối hợp với Sở Xây dựng, Viện
Khoa học công nghệ và Kinh tế hướng dẫn các đơn
vị trực thuộc kiểm tra, rà soát đánh giá
về mức độ an toàn chịu lực đối với các công trình do đơn vị
quản lý, tổng hợp kết quả báo cáo của các đơn vị trực thuộc, gửi Sở Xây dựng theo quy định.
4. Sở Xây dựng
Hà Nội là cơ quan thường trực tham mưu
giúp UBND thành phố tổ chức
triển khai Kế hoạch kiểm tra, rà soát đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm trên
địa bàn Thành phố.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng
hướng dẫn quy trình đánh giá, kiểm định an toàn chịu lực nhà ở
và công trình xây dựng cho các đối tượng thực hiện.
- Phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan Thông tin, Truyền thông các cấp, ngành, Đài báo trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến thông tin đầy đủ đến các cá nhân, tổ chức liên quan về việc thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 15/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 488/QĐ-BXD ngày 25/5/2016 của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt tạm thời quy trình
đánh giá an toàn kết cấu nhà ở và công trình công cộng.
- Theo dõi, đôn đốc các tổ chức, cá
nhân thuộc đối tượng thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 15/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số
488/QĐ-BXD ngày 25/5/2016 của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt tạm
thời quy trình đánh giá an toàn kết cấu nhà ở và công trình công cộng.
- Tổng hợp kết quả do các cơ quan báo
cáo kết quả kiểm tra chất lượng công trình báo cáo UBND Thành phố; Đề xuất phương án xử lý đối với
các công trình thuộc diện nguy hiểm cần phải đưa vào thực hiện bước tổ chức
đánh giá mức độ an toàn chịu lực; Đối với các công trình
có dấu hiệu nguy hiểm cần thực hiện khảo sát, đánh giá sơ bộ, khảo sát, đánh giá chi tiết. Sau khi thực hiện khảo sát đánh giá sơ bộ, khảo sát, đánh giá chi tiết, có
thông báo tới các chủ sở hữu hoặc chủ
quản lý sử dụng công
trình có dấu hiệu nguy hiểm biết để có biện pháp phòng ngừa.
- Lập, trình UBND Thành phố phê duyệt Kế
hoạch tổ chức đánh giá mức độ an toàn
chịu lực đối với các công trình có nguy cơ cần thực hiện
khảo sát, đánh giá sơ bộ; khảo sát,
đánh giá chi tiết.
- Phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu,
đề xuất UBND Thành phố kinh phí phục vụ công tác tư vấn khảo
sát, đánh giá sơ bộ; khảo sát, đánh giá chi tiết
đối với các công trình nguy hiểm thuộc thẩm quyền quản lý
UBND Thành phố.
5. Sở Tài chính căn cứ kế hoạch khảo
sát, đánh giá sơ bộ; khảo sát, đánh giá chi tiết
để đánh giá mức độ an toàn chịu lực đối với các công trình nguy hiểm thuộc quyền
quản lý UBND Thành phố; Nghiên cứu, đề xuất UBND Thành phố bố trí nguồn và mức kinh phí thực hiện đối với nhà chung cư và các công
trình thuộc sở hữu nhà nước hoặc có một phần thuộc sở hữu
nhà nước (trừ các chung cư tái định cư thuộc quyền quản lý
của Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội).
IV. TIẾN ĐỘ THỰC
HIỆN
1. Từ 15/7/2016 đến 15/8/2016: Lập
danh sách, đánh giá bước đầu của người quản lý, sử dụng.
Công tác chuẩn bị, xây dựng kế
hoạch, thành lập tổ công tác, phổ biến kế hoạch đến các tổ chức,
cá nhân liên quan để thực hiện rà soát, đánh giá công trình. Thực hiện tuyên truyền phổ biến Kế hoạch.
Các đối tượng quy định tại khoản 2, mục
II có trách nhiệm thực hiện tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá về mức độ an
toàn chịu lực đối với các công trình thuộc quyền sở hữu, sử dụng và được giao
quản lý khai thác theo biểu hướng dẫn
kèm theo; Tổng hợp, báo cáo Sở Xây dựng làm cơ sở thực hiện
các bước tiếp theo.
2. Từ 16/8/2016 đến 16/12/2016: Khảo
sát, đánh giá sơ bộ (chuyên gia)
Triển khai việc thực hiện Kế hoạch kiểm
tra hiện trạng, thống kê đánh giá về mức độ an toàn chịu lực đối với các công trình trên địa bàn bao gồm nhà
chung cư xây dựng trước năm 1994, nhà biệt thự, trụ sở làm việc, công trình có tuổi thọ trên 60 năm và các công trình khác có dấu hiệu nguy hiểm, mất an
toàn.
Thuê đơn vị tư vấn
có năng lực thực hiện khảo sát sơ bộ bằng phương pháp trực
quan và chuyên gia, đưa ra các đánh giá dựa trên các dấu
hiệu bên ngoài của các kết cấu. Kết luận của bước khảo sát này là công trình có
cần thiết phải khảo sát chi tiết
(giai đoạn 2) hay không và hướng xử lý.
Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá sơ
bộ, đơn vị Tư vấn lập danh sách các công trình nguy hiểm cần khảo sát, đánh giá
chi tiết báo cáo Sở Xây dựng trình UBND Thành phố chấp thuận làm cơ sở để tổ chức thực hiện.
3. Năm 2017: Khảo sát, đánh giá
chi tiết
Khảo sát chi tiết bằng các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng; tính toán và đánh giá mức
độ an toàn của kết cấu nhà và công trình (kiểm định chất lượng công trình). Đề xuất phương án xử lý
tiếp theo (tiếp tục sử dụng, sửa chữa, gia cường, hoặc các
biện pháp can thiệp khác). Bước này chỉ tiến hành đối với các nhà thuộc diện phải khảo sát chi tiết để đánh giá theo kết luận của giai đoạn
1.
Trên cơ sở Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày
15/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 488/QĐ-BXD ngày 25/5/2016 của
Bộ Xây dựng về việc phê duyệt tạm thời quy trình đánh giá an toàn kết cấu nhà ở và công
trình công cộng, Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện. Trong
quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, nếu có khó khăn vướng mắc, các
cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời trao đổi, phản ánh về Sở Xây dựng Hà Nội để
báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo giải quyết.