Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 419/QĐ-TTg quy hoạch chiến khu ATK Thái Nguyên Tuyên Quang Bắc Kạn 2020 2016

Số hiệu: 419/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 17/03/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 419/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG CHIẾN KHU CÁCH MẠNG ATK LIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN - TUYÊN QUANG - BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn đến năm 2030 với những nội dung sau:

1. Phạm vi quy mô ranh giới:

Phạm vi vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn có quy mô diện tích Khoảng: 5.692,0 km2, bao gồm các huyện: Định Hóa, Đại Từ và Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên; các huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang của tỉnh Tuyên Quang; huyện Chợ Đồn của tỉnh Bắc Kạn.

2. Tính chất vùng:

- Là vùng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử và di tích cách mạng gn với việc giáo dục các truyn thng đu tranh, yêu nước của dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp;

- Là vùng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp và hoạt động du lịch gắn với việc phát triển các khu dân cư theo hướng bền vững hướng tới một trung tâm du lịch sinh thái - văn hóa - lịch sử cấp quốc gia;

- Có vị trí quan trọng về an ninh - quốc phòng.

3. Các dự báo phát triển vùng:

a) Dự báo về dân số

Năm 2020 quy mô dân số toàn vùng Khoảng 1.063.700 người, dân số đô thị Khoảng 250.000 người, tỷ lệ đô thị hóa Khoảng 23,7%;

Năm 2030 quy mô dân số toàn vùng Khoảng 1.200.000 người, dân số đô thị Khoảng 420.000 người, tỷ lệ đô thị hóa Khoảng 34,5%.

b) Dự báo đất xây dựng đô thị

Đến năm 2020 Khoảng 3.415,0 ha. Đến năm 2030 Khoảng 5.332,0 ha.

c) Dự báo về du lịch

Đến năm 2020 đạt 3 triệu lượt khách, đến năm 2030 đạt Khoảng 4,5 triệu lượt khách, trong đó: Khách du lịch nội địa đạt Khoảng 4 triệu lượt khách. Đến năm 2020 dự kiến phát triển Khoảng 8.200 buồng phòng, ứng với 600 cơ sở lưu trú, đến năm 2030 là 12.300 buồng phòng ứng với 780 cơ sở lưu trú. Định hướng phân bcơ sở lưu trú như sau:

- Tiểu vùng trọng tâm ATK: Khoảng 120 cơ sở lưu trú.

- Tiểu vùng phía Bắc: Khoảng 150 cơ sở lưu trú.

- Tiểu vùng phía Nam: Khoảng 200 cơ sở lưu trú.

- Tiểu vùng thành phố Tuyên Quang: Khoảng 310 cơ sở lưu trú.

4. Định hướng phát triển không gian vùng:

a) Phân vùng phát triển

Vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn được phân ra thành 04 tiểu vùng như sau:

- Tiểu vùng trọng tâm ATK: Bao gồm phần lớn huyện Định Hóa, Huyện Sơn Dương, một phần huyện Chợ Đồn, huyện Đại Từ. Tổng diện tích Khoảng 138.080 ha, dân số đến năm 2030 Khoảng 230.000 người. Bảo tồn tôn tạo các giá trị di tích lịch sử cách mạng, lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống. Tập trung phát triển du lịch và dịch vụ, khai thác du lịch về nguồn, nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh,... Phát triển nông nghiệp chất lượng cao, kinh tế rừng, các cụm tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống.

- Tiểu vùng phía Bắc: Bao gồm phần lớn huyện Chợ Đồn và huyện Chiêm Hóa. Tổng diện tích Khoảng 203.680 ha, dân số đến năm 2030 Khoảng 160.000 người. Đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với trọng tâm phát triển cây công nghiệp (mía, nguyên liệu giấy), cây ăn quả. Kiểm soát công nghiệp khai khoáng, phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, phân bón.... Hình thành các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với làng bản và Điểm thng cảnh tại Chiêm Hóa, Chợ Đn.

- Tiểu vùng phía Nam: Bao gồm phần lớn huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Phú Lương và Đại Từ. Diện tích Khoảng 215.527,0 ha, dân số đến năm 2030 Khoảng 593.400 người. Phát triển tập trung vào bảo tồn, tôn tạo khu căn cứ cách mạng, đầu tư xây dựng khu du lịch, lịch sử văn hóa khu vực phía Nam huyện Đại Từ, Phú Lương. Tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp nhẹ, thực phẩm, logistic, công nghiệp chế biến chè xuất khẩu, Phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, hình thành mô hình nông trường chè hợp tác xã nông nghiệp, kết hợp du lịch đồng quê.

- Tiểu vùng thành phố Tuyên Quang: Bao gồm địa giới hành chính của thành phố Tuyên Quang và vùng phụ cận. Diện tích Khoảng 11.921,0 ha, dân số đến năm 2030 Khoảng 225.800 người. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là mạng lưới giao thông liên kết tốt với các khu vực trong và ngoài Vùng. Phát triển mạnh công nghiệp - đô thị - dịch vụ, hình thành trung tâm thương mại, dịch vụ, đào tạo, y tế cấp Vùng. Hình thành và phát triển các khu du lịch lịch sử văn hóa, sinh thái, du lịch tâm linh tại thành phố Tuyên Quang.

b) Định hướng phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn

- Định hướng phát triển hệ thống đô thị.

Thành phố Tuyên Quang là trung tâm thương mại dịch vụ du lịch, lưu trú cấp Vùng. Các thị trấn: Chợ Chu, Đu, Hùng Sơn, Vĩnh Lộc, Sơn Dương là trung tâm đô thị cấp khu vực trong vùng ATK với chức năng hỗ trợ về dịch vụ du lịch, đầu mối về quảng bá, đào tạo, sản xuất nông lâm nghiệp phục vụ cho phát triển du lịch và bảo tồn. Thị trấn Chợ Chu là đô thị du lịch.

Các đô thị còn lại trong vùng là trung tâm dịch vụ theo các cụm được gắn kết cùng các cụm Điểm di tích nhằm hỗ trợ về hạ tầng và dịch vụ.

Đến năm 2020 vùng ATK có 18 đô thị trên cơ sở nâng cấp, mrộng 10 đô thị hiện có và hình thành mới 08 đô thị. Trong đó có 01 đô thị loại III (thành phố Tuyên Quang), 03 đô thị loại IV (Hùng Sơn, Đu, Chợ Chu) và 14 đô thị loại V (Trung Hội, Giang Tiên, Quân Chu, Cù Vân thuộc tỉnh Thái Nguyên; Vĩnh Lộc, Tân Bình, Yên Sơn, Mỹ Bằng, Sơn Dương, Sơn Nam, Tân Trào, Lạc Hng, Trung Sơn thuộc tỉnh Tuyên Quang và Bằng Lũng thuộc tỉnh Bắc Kạn).

Đến năm 2030 vùng ATK có 25 đô thị trên cơ sở nâng cấp, mở rộng 18 đô thị tính đến năm 2020 và hình thành mới so với năm 2020 là 07 đô thị. Trong đó có 01 đô thị loại II (Thành phố Tuyên Quang), 05 đô thị loại IV (Hùng Sơn, Đu, Chợ Chu, Sơn Dương, Vĩnh Lộc) và 19 đô thị loại V (Trung Hội, Giang Tiên, Quân Chu, Cù Vân, Yên Lãng thuộc tỉnh Thái Nguyên; Tân Bình, Yên Sơn, Mỹ Bng, Sơn Nam, Tân Trào, Lạc Hồng, Hòa Phú, Phúc Sơn, Ngọc Hội, Xuân Văn, Trung Sơn thuộc tỉnh Tuyên Quang và Bằng Lũng, Bản Thi, Nghĩa Tá thuộc tỉnh Bắc Kạn).

- Định hướng phát triển dân cư nông thôn

Phát triển mô hình tổ chức dân cư nông thôn gắn với phát triển kinh tế vườn rừng, dân cư với phát triển kinh tế vườn đồi, dân cư gắn với khu, cụm di tích,... Trong đó ưu tiên đầu tư phát triển dân cư trong vùng trọng Điểm ATK, đồng bào dân tộc và trung tâm cụm xã.

Tại trung tâm cụm xã hình thành các Điểm dân cư tập trung và các công trình công cộng có bán kính phục vụ đảm bảo tiêu chuẩn.

c) Định hướng phát triển không gian vùng, khu vực di tích

- Định hướng bảo vệ, bảo tồn di tích.

Bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng trong Vùng phù hợp với từng cấp độ như sau:

+ Đối với khu vực bảo vệ di tích gốc (là không gian khu vực 1 và khu vực 2 bảo vệ di tích): Các hoạt động bảo tồn, khai thác phát huy giá trị di tích tuân thủ theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

+ Đi với vùng bảo vệ cảnh quan: Bao gồm toàn bộ không gian vật thể có ảnh hưởng trực tiếp đến khung cảnh của di tích gốc như: Đồi núi, sông suối, ruộng vườn, rừng, các khu vực cảnh quan trên đường vào di tích theo các hướng nhìn khu dân cư liền kề khu di tích, các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng, vùng sản xuất nông lâm nghiệp cận kề. Các hoạt động bảo tồn gồm: Bảo vệ địa hình, địa mạo tự nhiên và hệ sinh thái xung quanh di tích; giữ gìn cấu trúc làng xóm, kiến trúc truyền thống kết hợp khai thác du lịch; phát triển nông, lâm nghiệp và nghề truyền thống; phát triển dịch vụ, du lịch, văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di tích và nâng cao đời sống, kinh tế xã hội khu vực dân cư trong Vùng.

+ Đối với vùng trọng tâm ATK: Bảo tồn toàn bộ địa thế, thế trận cách mạng và những giá trị trong cách thức tổ chức chiến lược thời kỳ kháng chiến. Các hoạt động bảo tồn gồm: Bảo vệ địa hình, khung cảnh thiên nhiên trên diện rộng; bảo tồn các vùng rừng đặc dụng, phòng hộ, hệ thủy văn, phục hồi rừng; bảo tồn các văn hóa đặc trưng: Lễ hội, hát, thơ ca, chuyện kể... là các giá trị văn hóa, lịch sử đặc trưng của vùng ATK.

- Định hướng phát triển các khu vực trọng Điểm

Bao gồm các xã: Phú Đình, Điềm Mặc, Bảo Linh và thị trấn Chợ Chu thuộc huyện Định Hóa thuộc tỉnh Thái Nguyên; Tân Trào, Kim Quan, Trung Sơn thuộc huyện Sơn Dương; Kim Bình - Kiên Đài thuộc huyện Chiêm Hóa, Mỹ Bằng thuộc huyện Yên Sơn thuộc tỉnh Tuyên Quang; Nghĩa Tá, Lương Bằng, Bình Trung thuộc huyện Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn.

Tại khu vực trọng Điểm:

+ Ưu tiên tập trung vào việc bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng trong các khu vực trọng Điểm.

+ Đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

+ Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với công nghệ mới trong sản xuất để nâng cao hiệu quả lao động và sản phẩm.

+ Ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp tạo thương hiệu phục vụ du lịch như chè, lúa...

d) Định hướng phát triển du lịch, văn hóa

Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng Điểm với các loại hình du lịch chủ yếu: Văn hóa tín ngưỡng, giáo dục truyền thống cách mạng, du lịch nghiên cứu, du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,...

Phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với các loại hình du lịch và tính chất của Vùng, phát huy được tiềm năng lợi thế của Vùng, ưu tiên phát triển các sản phẩm địa phương như làng nghề truyền thống, sản vật địa phương có thương hiệu, lễ hội, thơ ca,...

Bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu gắn với phục vụ giáo dục truyền thống cách mạng và phát triển du lịch. Duy trì và xây dựng không gian công cộng trong thôn bản dành cho hoạt động văn hóa cộng đồng và các lễ hội đặc trưng: Lễ hội Lồng Tng, lễ hội chè, hát then,...

Đẩy mạnh liên kết du lịch vùng ATK với các khu du lịch quốc gia thuộc các tỉnh lân cận như: Đn Hùng - ATK (Trung Sơn, Tân Trào) - Pác Bó; Hồ núi Cốc - ATK (Phú Đình, Chợ Chu) - Hồ Ba Bể; Tam Đảo - ATK (Tân Trào, Kim Bình) - Na Hang; ATK (Chợ Chu, Phú Đình, Tân Trào, Tuyên Quang) - Thác Bà;...

Tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch hiệu quả tại 03 trung tâm dịch vụ du lịch: Tân Trào, Phú Đình và Nghĩa Tá với quy mô từ 50 - 100 ha. Tại đây sẽ xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất phục vụ du lịch như quảng trường, khu trưng bày, giới thiệu, biểu diễn ngoài trời, trong nhà, khu lưu trú, nhà hàng ăn uống, khu vui chơi giải trí chất lượng cao, các trung tâm mua sắm đồ lưu niệm từ sản phẩm của địa phương, đảm bảo đáp ứng các tuyến du lịch.

Tại 03 khu vực cửa ngõ: Trung Sơn, Quán Vuông, Kim Bình bố trí các trung tâm giới thiệu, thông tin; Các dịch vụ hỗ trợ: lưu niệm, ăn uống, dừng chân, bưu điện, lưu trú ngn, bến bãi đ chuyn tiếp, tham quan di tích lin kề. Quy mô mỗi khu vực Khoảng 20 - 40 ha.

đ) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội

- Định hướng phát triển cơ sở dịch vụ - thương mại.

Đến năm 2020, hình thành trung tâm dịch vụ logistics tại xã Yên Ninh thuộc khu thương mại dịch vụ Yên Ninh - Phú Lương, Thái Nguyên. Tại thành phố Tuyên Quang phát triển các trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp phân phối cấp vùng. Xây dựng hoàn thiện mạng lưới chợ cấp huyện, xã.

Đến năm 2030, tại thành phố Tuyên Quang xây dựng siêu thị đạt chuẩn hạng I. Tại các trung tâm huyện lỵ hình thành 1 đến 2 trung tâm thương mại hạng III.

- Định hướng phát triển cơ sở y tế.

Nâng cấp, hoàn thiện các cơ sở y tế tại thành phố Tuyên Quang và các huyện trong Vùng theo quy hoạch được duyệt đảm bảo các tiêu chuẩn cấp hạng bệnh viện.

Xây dựng mới trung tâm chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng chất lượng cao tại khu vực hồ Bảo Linh huyện Định Hóa với quy mô Khoảng 150 giường.

- Định hướng phát triển cơ sở giáo dục đào tạo.

Đến năm 2030, 100% các huyện, thị xã có trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động hiệu quả, 90% xã phường có trung tâm học tập cộng đồng. Mỗi huyện đều có trung tâm đào tạo nghề. Xây dựng và phát triển đại học Tân Trào thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Xây dựng mới trường Đại học đào tạo chuyên ngành Văn hóa du lịch Tây Bắc tại thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.

- Định hướng phát triển cơ sở thể dục thể thao.

Xây dựng trung tâm thể thao tại thành phố Tuyên Quang phục vụ tỉnh và hỗ trợ thi đấu thể thao ở cấp vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Tại thị trấn huyện lỵ xây dựng trung tâm thể thao có quy mô từ 6 - 7 ha. Tại các xã, xây dựng trung tâm văn hóa kết hợp thể dục thể thao, quy mô từ 1,5-3 ha.

e) Định hướng phát triển các vùng nông, lâm nghiệp

Hạn chế tối đa chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp. Phát triển nông lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường. Phát triển vùng sn xuất nguyên liệu chè, mía và diện tích đất nông nghiệp theo quy mô đã được quy hoạch. Tăng cường cơ sở hạ tng, cơ sở chế biến, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ lâm nông nghiệp. Nâng cao năng sut, chất lượng, phát triển thương hiệu cho các vùng chè và cây trng đặc sản.

Bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng lại diện tích rừng tạp bằng rừng nguyên liệu công nghiệp có giá trị kinh tế cao để tăng độ che phủ của rừng tập trung lên 60%. Hoàn thiện hệ thống rừng đặc dụng, với quy mô đã được quy hoạch. Phát triển hệ thống rừng phòng hộ với quy mô đáp ứng yêu cu phòng hộ đầu nguồn.

g) Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề.

Đến năm 2020, diện tích đất phát triển công nghiệp Khoảng 770 ha gồm: Đất khu công nghiệp Khoảng 260 ha và 16 cụm công nghiệp với quy mô Khoảng 510 ha.

Đến năm 2030, diện tích đất phát triển công nghiệp ưu tiên là 1.686 ha trong đó 2 Khu công nghiệp Khoảng 915 ha (Long Bình An mở rộng, KCN Sơn Nam mở rộng là 320 ha và dự trữ công nghiệp tại huyện Sơn Dương Khoảng 595 ha) và 20 Cụm công nghiệp quy mô Khoảng 771 ha.

Bảo tồn, phát huy giá trị các làng nghề truyền thống; gắn phát triển không gian làng nghề với không gian du lịch Vùng, gắn sản phẩm của làng nghề với các sản phẩm du lịch hoặc cung ứng phục vụ du lịch.

5. Quốc phòng - an ninh:

Quy hoạch và xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, đảm bảo quốc phòng - an ninh của Vùng và Quốc gia.

6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật Vùng:

a) Định hướng phát triển giao thông

- Hoàn thiện tuyến cao tốc Hà Nội - Thái nguyên - Bắc Kạn; xây dựng tuyến cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ.

- Hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đối với các tuyến quốc lộ hiện trạng (quốc lộ 2, quốc lộ 2C, quốc lộ 3, quốc lộ 37, quốc lộ 279).

- Xây dựng mới kết hp nâng cấp một số tuyến đường tỉnh lên quốc lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp III bao gồm quốc lộ 2B, quốc lộ 3C, quốc lộ 3B kéo dài, quốc lộ 37B.

- Đường Hồ Chí Minh: Theo Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh được phê duyệt.

- Quy hoạch hệ thống giao thông đường tỉnh trong vùng đảm bảo liên kết phát triển Vùng và phù hợp với định hướng phát triển giao thông đã được phê duyệt của từng tỉnh.

- Cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên. Sau năm 2030, nghiên cứu xây dựng mới đoạn Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái.

- Dành quỹ đất dự trữ sau 2030 để xây dựng sân bay taxi tại thành phố Tuyên Quang.

- Xây dựng cải tạo tuyến đường thủy nội địa Việt Trì - Tuyên Quang và Tuyên Quang - Na Hang.

- Quy hoạch 07 cảng sông bao gồm: Tuyên Quang, An Hòa, Z2, Gnh Giềng, Gnh Quýt, cảng sông tại vị trí xây dựng thủy điện Yên Sơn.

- Giao thông đô thị: Theo các quy hoạch đô thị được phê duyệt.

- Giao thông nông thôn: Ưu tiên xây dựng đường ô tô đến tất cả các trung tâm xã. Đảm bảo 100% đường huyện, đường xã đi lại quanh năm. Tối thiểu 50% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường giao thông nông thôn loại A. Ưu tiên xây dựng trước đối với các tuyến đường trục xã, đường thôn xóm vào các Điểm di tích riêng lẻ nằm rải rác. Tối thiu 45% các đường trục chính nội đồng được cứng hóa.

- Quy hoạch mỗi trung tâm huyện tối thiểu một bến xe đối ngoại đạt tiêu chuẩn cấp 6.

- Quy hoạch 05 trạm dừng nghỉ dọc theo tuyến chính đường Hồ Chí Minh gồm: Bình Ca, Sơn Dương, trạm Mỹ Bằng, Tứ Quận, Chợ Mới.

- Phát triển phương tiện giao thông công cộng (xe buýt).

b) Định hướng chuẩn bị kỹ thuật

- Chọn đất xây dựng: Tận dụng tối đa quỹ đất chưa sử dụng, loại đất kém hiệu quả về phát triển nông lâm nghiệp để phát triển đô thị. Hạn chế xây dựng trong các khu vực có nguy cơ về tai biến thiên nhiên, vùng xả lũ, vùng chân đập thủy điện, vùng ven các khu vực khai thác khoáng sản... Đảm bảo nền xây dựng không bị ảnh hưởng của lũ lụt và tai biến thiên nhiên.

- Định hướng thoát nước mưa: Xây dựng đồng bộ, hoàn thiện hệ thống thoát nước cho các đô thị loại II và IV, tiến tới toàn bộ các đô thị và Điểm dân cư tập trung đều được xây dựng hệ thống thoát nước mưa vào giai đoạn 2020. Đến năm 2030 các đô thị trong vùng đạt 8100% cống theo đường giao thông.

- Biện pháp phòng chống thiên tai, tai biến địa chất khác: Xây dựng các công trình kè phòng chống sạt lở, xây dựng các công trình hồ thủy lợi, thủy điện, tăng cường vai trò Điều tiết nước mặt, cắt lũ, tưới tiêu và cung cấp điện. Tăng cường công tác quản lý và trồng rừng; xây dựng các trạm quan trắc để dự báo, cảnh báo thiên tai. Từng bước thực hiện các dự án di dời dân cư thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai đến nơi an toàn.

c) Định hướng cấp nước

- Tổng nhu cầu toàn vùng ATK đến năm 2020: 115.240 m3/ngày đêm, đến năm 2030: 217.650 m3/ngày đêm; trong đó giai đoạn đến năm 2020: Khu vực đô thị: 44.600 m3/ngày đêm, khu vực nông thôn: 55.900 m3/ngày đêm, khu công nghiệp: 14.740 m3/ngày đêm; giai đoạn đến năm 2030: khu vực đô thị: 94.500 m3/ ngày đêm, khu vực nông thôn: 86.000 m3/ngày đêm, khu công nghiệp 37.150 m3/ngày đêm.

- Nguồn nước: Khai thác nguồn nước dưới đất với quy mô vừa và nhỏ để đảm bảo lượng nước ngầm không bị suy thoái về chất lượng, trữ lượng và không ảnh hưởng lún sụt đến nền đất đô thị. Sử dụng và bảo vệ hiệu quả chất lượng nguồn nước mặt các sông (sông Gâm, sông Lô, sông Phó Đáy, sông Công,...) và hồ lớn (hồ Núi Cốc) phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt và nông nghiệp tuân thủ Luật Tài nguyên nước.

- Giải pháp cấp nước:

+ Cấp nước đô thị: Mở rộng, nâng cấp các nhà máy nước hiện có (nhà máy nước: Tuyên Quang, Vĩnh Lộc, Đại Từ, Chợ Chu...), xây dựng các nhà máy nước tại các thị trấn xây dựng mới và thị trấn chưa có nhà máy nước tập trung. Đối với đô thị khó khăn về nguồn nước có thể cấp nước liên đô thị trên cơ sở Điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép.

+ Cấp nước nông thôn: Thực hiện lồng ghép Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các chương trình khác và các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế để hỗ trợ nước sinh hoạt cho các hộ dân nghèo nông thôn, xã ATK, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối với các thị tứ, trung tâm xã của các huyện là khai thác nước ngầm kết hợp nước mặt. Xây dựng các hồ chứa nước nhỏ trữ nước cho mùa khô. Đối với các hộ dân cư sống rải rác, không tập trung: Khai thác nước tự chảy, khe suối, giếng khoan, bể lọc cục bộ để cung cấp nước cho sinh hoạt.

+ Cấp nước cho khu vực di tích ATK: Đối với các khu di tích quốc gia và quốc gia đặc biệt: Sẽ được cấp nước từ trạm cấp nước tập trung của các xã sử dụng nguồn nước ngầm, nước tự chảy để cấp nước. Đối với các Điểm di tích cấp Tỉnh: Được cấp nước từ trạm cấp nước tập trung của thị trấn, ngoài ra các cụm di tích nhỏ lẻ nằm xa khu trung tâm các thị trấn sẽ được cấp nước từ các xã hoặc cấp nước cục bộ từ các giếng khơi, giếng khoan, nước tự chảy.

d) Định hướng cấp điện

- Tổng nhu cầu cấp điện toàn Vùng đến năm 2020 Khoảng 190 MW, đến năm 2030 Khoảng 402.4 MW (trong đó: Vùng lõi di tích có nhu cầu 33,7 MW; công nghiệp Khoảng 216 MW; còn lại là phụ tải các đô thị và dân cư nông thôn).

- Nguồn điện: Nguồn điện được cấp từ các nhà máy điện hiện có hoặc đang triển khai xây dựng trong vùng gồm: Thủy điện Chiêm Hóa, thủy điện Yên Sơn, nhiệt điện An Khánh, thủy điện Hùng Lợi; đẩy nhanh phát triển mô hình nguồn điện phân tán sử dụng năng lượng mới và tái tạo. Ngoài ra vùng nghiên cứu còn nhận điện từ các nhà máy điện lớn xung quanh như thủy điện Na Hang, Thác Bà và nguồn điện khác.

- Lưới điện:

+ Trạm nguồn 500, 220, 110 KV: Hiện trong toàn vùng mới có 1 trạm 220 KV Thái Nguyên, trên cơ sở dự báo của tổng sơ đồ 7 và các dự báo của quy hoạch 3 tỉnh cần xây dựng các trạm sau: Trạm 500 KV Thái Nguyên, trạm 220 KV Đại Từ, trạm 220 KV Tuyên Quang. Ngoài ra cần nâng cấp các trạm 110 KV hiện có và xây mới thêm 4 trạm 110 KV.

+ Xây dựng các tuyến đường dây 500 KV, 220 KV liên kết vùng mới như sau: Đường dây 500 KV mua điện từ Trung Quốc về trạm 500 KV Thái Nguyên, đường dây 200 KV Tuyên Quang - Yên Bái, đường dây 220 KV Hà Giang - Bắc Kạn, đường dây 220 KV Thái Nguyên - Đại Từ.

+ Lưới điện 110 KV và thấp hơn được xây dựng sát trung tâm phụ tải đô thị và đảm bảo bán kính cấp điện phủ kín đến vùng nông thôn ngoại thị.

đ) Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

- Thoát nước thải: Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt toàn vùng đến năm 2020 Khoảng 71.400 m3/ngày đêm; đến năm 2030 Khoảng 108.700 m3/ngày đêm. Tổng khối lượng nước thải công nghiệp toàn vùng đến năm 2020 Khoảng 12.300 m3/ngày đêm; đến năm 2030 Khoảng 31.700 m3/ngày đêm.

Các đô thị đang sử dụng hệ thống thoát nước chung: Phát triển hệ thống thoát nước hỗn hợp trên cơ sở mạng lưới thoát nước chung đã có và xây dựng bổ sung các tuyến cống bao thu gom nước thải về trạm xử lý nước thải tập trung.

Các đô thị mới, khu vực phát triển mới: Sử dụng hệ thống thoát nước riêng. Kiến nghị sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn cho các thị trấn, thị tứ có đủ Điều kiện đầu tư.

Các Điểm dân cư nông thôn, trung tâm cụm xã, cụm dân cư tập trung sử dụng hệ thống thoát nước chung. Nước thải từ các khu vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó thoát ra hệ thống thoát nước chung. Tận dụng hệ thống các ao, hồ sẵn có để làm sạch tự nhiên nước thải.

Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải xây dựng hệ thống thoát nước riêng và có trạm xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường.

- Thu gom, xử lý chất thải rắn:

Tổng nhu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2020 là Khoảng 616 tấn/ngày; đến năm 2030 là 958 tấn/ngày. Tổng nhu cầu xử lý chất thải rắn công nghiệp đến năm 2020 là Khoảng 156 tấn/ngày đến năm 2030 là 318 tấn/ngày.

Tại thành phố Tuyên Quang xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung cấp vùng với công nghệ tái chế, phù hợp với tính chất của chất thải rắn và Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương; quy mô khu xử lý Khoảng 20 - 50 ha.

Các thị trấn, thị xã sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh quy mô từ 5,0 - 10 ha. Các thị tứ bố trí bãi chôn lấp quy mô Khoảng 1,0 - 5,0 ha và các trạm trung chuyển chất thải rắn có thể kết hợp sử dụng khu chôn lấp chất thải rắn. Khuyến khích sử dụng chung bãi chôn lấp chất thải rắn đảm bảo các chỉ tiêu môi trường.

- Quy hoạch nghĩa trang:

Nhu cầu đất nghĩa trang toàn vùng đến năm 2020 là Khoảng 46 ha, đến năm 2030 là 72 ha (không bao gồm diện tích dành cho nhu cầu giải tỏa các nghĩa trang hiện có). Xây dựng nghĩa trang tập trung cho đô thị. Khuyến khích hình thức hỏa táng, nghĩa trang công viên thân thiện với môi trường. Khu vực nông thôn: Có lộ trình không sử dụng các nghĩa trang phân tán có quy mô nhỏ, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Mỗi xã có từ 01 đến 02 nghĩa trang tập trung cấp xã được xác định theo quy hoạch nông thôn mới.

e) Định hướng thông tin liên lạc

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ thông tin liên lạc hiện đại, an toàn có dung lượng đáp ứng đủ, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng; bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc; tiếp tục thúc đẩy phát triển hệ thống viễn thông đến vùng sâu vùng xa.

7. Đánh giá môi trường chiến lược:

Khu vực quy hoạch được chia thành 04 tiểu vùng môi trường chính đảm bảo các hoạt động phát triển phù hợp với chức năng bảo vệ môi trường từng tiu vùng: Tiểu vùng phát triển phía Bắc; tiểu vùng phát triển trọng tâm ATK; tiu vùng phát triển thành phố Tuyên Quang; tiểu vùng phát triển phía Nam.

Kiểm soát khu vực khai thác khoáng sản để không ảnh hưởng tới môi trường, khoanh vùng cần bảo vệ. Đầu tư công nghệ khai thác khoáng sản tiên tiến, hiệu quả, có kế hoạch bảo vệ môi trường và hoàn nguyên sau khai thác.

Từng bước xây dựng, cải tạo hệ thống hạ tng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống thoát nước, theo hướng nâng cao, chủ động phòng tránh và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xây dựng chương trình quản lý tổng hợp các lưu vực sông trong vùng; kiểm soát ô nhiễm môi trường do chất thải từ các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, giao thông vận tải,...; xây dựng hệ thống giám sát chất lượng môi trường vùng, hệ thống cảnh báo sớm tác động của biến đổi khí hậu.

8. Các chương trình dự án ưu tiên đầu tư:

Tiếp tục thực hiện chương trình ổn định và phát triển các xã thuộc Chương trình 135 và xã vùng ATK và vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

Xây dựng 5 chương trình và 24 dự án tập trung các lĩnh vực đầu tư bảo tồn tôn tạo các khu vực có di tích, xây dựng các trung tâm dịch vụ du lịch và đón tiếp tại mỗi tỉnh, đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phát triển tiểu thủ công nghiệp, nông lâm nghiệp theo nguồn vốn ngân sách kết hợp với các nguồn vốn khác, (Phụ lục kèm theo).

9. Cơ chế chính sách phát triển vùng:

Để đảm bảo sự phát triển vùng mang tính bền vững và hiệu quả, hình thành các nhóm cơ chế chính sách liên quan sau:

- Khuyến khích phát triển nông nghiệp, rừng.

- Khuyến khích phát triển du lịch, đặc sản địa phương.

- Khuyến khích tài chính.

- Khuyến khích cơ chế đào tạo, hp tác trong Vùng.

- Khuyến khích đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp.

10. Tổ chức thực hiện:

- Bộ Xây dựng: Chủ trì công tác kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch; phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh trong Vùng định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Quy hoạch.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương lập Điều chỉnh quy hoạch du lịch, quy hoạch bảo tồn phù hợp vi Quy hoạch xây dựng Vùng Chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn được duyệt. Phối hợp với địa phương thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, khai thác tốt các hoạt động du lịch trong Vùng.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khác xây dựng các chính sách ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội trọng Điểm của Vùng.

- Các Bộ, ngành khác theo các chức năng nhiệm vụ xây dựng cơ chế chính sách cho Vùng, Điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, các chiến lược phát triển ngành, triển khai các dự án phù hợp với Quy hoạch xây dựng Vùng Chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn được duyệt.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn: Căn cứ vào Quy hoạch xây dựng Vùng được duyệt, Điều chỉnh các đồ án quy hoạch liên quan thuộc trách nhiệm của từng tỉnh/thành và triển khai thực hiện theo các chương trình dự án đề xuất với Chính phủ các chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển chung của Vùng trong đó tập trung vào các chính sách hỗ trợ kinh tế xã hội dân cư các xã ATK và khu vực trọng tâm của Vùng. Đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương Vùng ATK trong công tác xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật cấp Vùng.

Điều 2. Giao Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức công bố Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn đến năm 2030; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch xây dựng vùng theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng phối hợp, rà soát Điều chỉnh hoặc triển khai lập quy hoạch xây dựng theo các nội dung của Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn đến năm 2030 và tổ chức thực hiện đầu tư, xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đu tư, Giao thông vận tải, Công Thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban Dân tộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Ủy ban Dân tộc;
- T
nh ủy, HĐND, UBND các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, KGVX, NC;
- Lưu: VT, KTN (3b). XH

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định s 419/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên chương trình, d án

Địa Điểm

Khi lượng

Đơn v

Nguồn vốn dkiến

I

Chương trình xây dựng phát triển hệ thống thương mại dịch vụ du lịch

1

Mi huyện xây dựng 1 chợ đu mối trung tâm (Khoảng 2 ha/1 chợ)

Trung tâm các huyện

14

Chợ

Ngân sách nhà nước; Doanh nghiệp

2

Xây dựng Trung tâm dịch vụ du lịch Quán Vuông

Xã Trung Hội - Thái Nguyên

1

TTDV

Ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách để phát triển các trung tâm dịch v. Nhà nước hỗ trợ các chính sách ưu tiên về đầu tư (thuê, đất đai...).

3

Xây dựng Trung tâm dch v du lch Phú Đình

Xã Phú Đình - Thái Nguyên

1

TTDV

4

Xây dựng Trung tâm dịch vụ Bảo Linh

Xã Bảo Linh - Thái Nguyên

1

TTDV

5

Xây dựng Trung tâm dịch v du lch Tân Trào

Xã Tân Trào - Tuyên Quang

1

TTDV

6

Xây dựng Trung tâm dịch vụ Trung Sơn

Xã Trung Sơn - Tuyên Quang

1

TTDV

7

Xây dựng Trung tâm dịch vụ du lịch Nghĩa Tá

Bắc Kạn

1

TTDV

II

Chương trình hỗ trợ phát trin tiu thủ công nghiệp trong vùng ATK

1

Hỗ trợ kinh phí xây dựng và phát triển làng nghề

Thái Nguyên - Tuyên Quang và Bắc Kn

25

Làng nghề

Ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp

III

Chương trình hỗ trợ phát triển ngành Nông - Lâm nghiệp

2

Dự án phát triển thí Điểm mô hình kinh tế trang trại

Thái Nguyên - Tuyên Quang và Bắc Kạn

 

 

Ngân sách nhà nước và doanh nghiệp, các hộ dân

2

Dự án thí Điểm sản xuất, chế biến Lúa/Chè chất lượng cao

Thái Nguyên - Tuyên Quang và Bắc Kn

 

 

Ngân sách nhà nước

IV

Chương trình xây dựng các công trình hạ tng xã hội

1

Xây dựng nâng cấp 180 phòng học cấp IV dân dụng

Thái Nguyên - Tuyên Quang và Bắc Kạn

180

phòng

Ngân sách nhà nước

2

Xây dựng thêm 300 giường bệnh hạng 2

Thái Nguyên - Tuyên Quang và Bắc Kạn

300

giường

Ngân sách nhà nước

3

Cải tạo hệ thống trạm y tế cơ sở 185 xã

Thái Nguyên - Tuyên Quang và Bắc Kạn

185

Trạm

Ngân sách nhà nước

4

Xây dựng trung tâm chăm sóc sức khỏe kết hợp du lịch nghỉ dưỡng tại khu vực Hồ Bảo Linh (150 giường)

Bảo Linh - Định Hóa - Thái Nguyên

1

Điều dưỡng + Du lịch

Doanh nghiệp

V

Chương trình phát triển các công trình Hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch và dân sinh trong vùng trọng tâm

1

Xây dựng quốc lộ 2B (đoạn từ Tân Trào - Chiêm Hóa)

Tuyên Quang

 

 

Ngân sách nhà nước, Doanh nghiệp

2

Nâng cấp ĐT254 (Bc Kạn) và ĐT268 (Thái Nguyên) thành quốc lộ 3C

Thái Nguyên

 

 

Ngân sách nhà nước, Doanh nghiệp

3

Cải tạo, nâng cấp ĐT261

Thái Nguyên

 

 

Ngân sách nhà nước

4

Cải tạo, nâng cấp ĐT264

Thái Nguyên

 

 

Ngân sách nhà nước

5

Cải tạo, nâng cấp ĐT264B

Thái Nguyên

 

 

Ngân sách nhà nước

6

Xây dựng và cải tạo đường giao thông vào khu di tích đạt cấp 5-6 miền núi

Thái Nguyên - Tuyên Quang và Bắc Kạn

 

 

Ngân sách nhà nước

7

Xây dựng các bến, bãi đỗ xe tại các khu vực cửa ngõ, trung tâm huyện

Thái Nguyên - Tuyên Quang và Bắc Kn

 

 

Doanh nghiệp

8

Xây dựng trạm cấp nước tập trung cho xã Phú Đình; Điềm Mặc; Kim Bình; Kiên Đài; Tân Trào

Định Hóa - Thái Nguyên và Chiên Hóa - Tuyên Quang

05

trạm

Ngân sách nhà nước, ODA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 419/QĐ-TTg ngày 17/03/2016 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.492

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.206.98
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!