ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3962/QĐ-UBND
|
Hải Dương, ngày
19 tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức CQĐP số 77/2015/QH13 ngày
19-6-2015;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày
18-6-2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17-6-2009;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày
25-5-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XIII) về Phân loại đô thị; Nghị
quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25-5-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25-8-2014
của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển
đô thị và các quy định hiện hành;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày
14-01-2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07-4-2009 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển
hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số
1659/QĐ-TTg ngày 07-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát
triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 08-6-2009 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ
2009 đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 31-01-2013
của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó
với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013-2020”;
Căn cứ Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25-01-2014 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06-5-2016 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 3155/QĐ-UBND ngày
15-11-2011 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh
Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ các quy hoạch tổng thể phát triển các
ngành, lĩnh vực của tỉnh Hải Dương đã được phê duyệt;
Căn cứ Quyết định số 2963/QĐ-UBND ngày
25-11-2014 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự
toán kinh phí lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 28-10-2015 của
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ 16 nhiệm kỳ 2015-2020;
Căn cứ Thông báo số 554-TB/TU ngày 22-5-2017 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải
Dương đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030;
Căn cứ Công văn số 47/BXD-PTĐT ngày 11-10-2017 của
Bộ Xây dựng góp ý về Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2020
và định hướng phát triển đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương tại
Tờ trình số 185/TTr-SXD ngày 01 tháng 12 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương đến
năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
A. HỒ SƠ
- Tên gọi: Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải
Dương đến năm 2020 định hướng phát triển đến năm 2030.
- Cơ quan chủ trì lập Chương trình: Sở Xây dựng Hải
Dương.
- Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quy hoạch đô thị và nông
thôn thuộc Sở Xây dựng Hải Dương.
- Hồ sơ gồm: Thuyết minh tổng hợp, 05 bản vẽ và các
văn bản, phụ lục liên quan kèm theo.
B. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
I. Sự cần thiết, mục tiêu, phạm
vi nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu:
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương giai đoạn
đến năm 2020 định hướng phát triển đến năm 2030 được nghiên cứu trên phạm vi
toàn tỉnh Hải Dương, gồm 10 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, tổng diện tích tự
nhiên 1.656,0km2.
2. Lý do, sự cần thiết lập Chương trình:
Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội; Để đảm bảo phát triển đô
thị hợp lý bền vững cần có định hướng, kế hoạch phát triển hệ thống đô thị phù
hợp với chương trình phát triển chung của hệ thống đô thị trong vùng và cả nước
phù hợp theo định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam
đến 2025 và tầm nhìn đến 2050 đã được phê duyệt.
Xây dựng chương trình phát triển đô thị cho toàn tỉnh
Hải Dương để định ra mục tiêu, lộ trình, nội dung và từng bước đi cụ thể cho cả
hệ thống đô thị, cho từng đô thị, là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch đầu
tư xây dựng từng năm và 5 năm, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả;
Đồng thời Chương trình phát triển đô thị làm cơ sở cho việc đề nghị nâng cấp,
phân loại đô thị; định hướng huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển đô thị
trên địa bàn tỉnh.
Việc lập và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển
đô thị tổng thể tỉnh Hải Dương giai đoạn đến năm 2020, định hướng phát triển đến
năm 2030 là rất cần thiết, nhằm kiểm soát phát triển hệ thống đô thị tỉnh Hải
Dương, đảm bảo tương xứng với vị thế và vai trò của tỉnh Hải Dương trong vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội, phù hợp
với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam.
3. Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị:
3.1. Quan điểm:
Phát triển đô thị tỉnh Hải Dương phù hợp với lộ
trình phát triển đô thị toàn quốc giai đoạn đến năm 2020 theo Quyết định
1659/QĐ-TTg ngày 07-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện cụ thể hóa Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày
28-10-2015 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020;
Phấn đấu sớm đưa Hải Dương thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, có nền tảng
kinh tế - xã hội hiện đại hóa, kết cấu hạ tầng đồng bộ.
Phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu
lao động, phân bố dân cư hợp lý giữa các khu vực đô thị và nông thôn; Đảm bảo sử
dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và
hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát chất lượng môi trường, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn,
cải tạo và xây dựng mới; Xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt, tăng cường sức
cạnh tranh đô thị trong khu vực và quốc tế.
3.2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát:
Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị tỉnh
Hải Dương phát triển bền vững, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ,
hiện đại; có sắc thái kiến trúc đô thị riêng và môi trường, chất lượng sống tốt;
có vị thế và tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia,
khu vực và quốc tế, đưa Hải Dương thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2020, đến
năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn đến năm 2020: Xây dựng hệ thống đô thị
toàn tỉnh giai đoạn đến năm 2020 có 20 đô thị (gồm 01 đô thị loại I, 01 đô thị
III, 03 đô thị loại IV, 15 đô thị loại V), tỷ lệ đô thị hóa đạt từ 33÷35%.
- Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 có 58 đô thị
(gồm 01 đô thị loại I, 01 đô thị loại II, 01 đô thị III, 10 đô thị loại IV, 45
đô thị loại V), tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%.
II. Đánh giá thực trạng đô thị
tỉnh Hải Dương
1. Hiện trạng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật
tỉnh Hải Dương:
Các nội dung về hiện trạng kinh tế - xã hội, dân số,
giáo dục, y tế, hạ tầng kỹ thuật... trên địa bàn toàn tỉnh được tổng hợp, đánh
giá chung, thể hiện được những điểm mạnh, điểm yếu, những xu thế phát triển của
tỉnh Hải Dương.
(Nội dung trong Thuyết minh tổng hợp kèm theo).
2. Thực trạng phát triển đô thị:
Toàn tỉnh Hải Dương hiện có 13 đô thị gồm: 01 đô thị
loại II (thành phố Hải Dương), 01 đô thị loại III (thị xã Chí Linh), 01 đô thị
loại IV (thị trấn Kinh Môn mở rộng) và 10 đô thị loại V (gồm các thị trấn: Ninh
Giang, Thanh Miện, Tử Kỳ, Gia Lộc, Kẻ Sặt, Nam Sách, Lai Cách, Cẩm Giàng, Thanh
Hà, Phú Thái).
Qua rà soát, đánh giá thực trạng từng đô thị hiện hữu,
đối chiếu với các tiêu chí theo quy định tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về
phân loại đô thị, kết quả tổng hợp theo số điểm đạt được của từng đô thị (theo
định hướng phát triển) cụ thể như sau (Theo quy định tiêu chuẩn đánh giá đô thị
có mức điểm tối đa: 100 điểm, tối thiểu phải đạt được 75/100 điểm):
- Thành phố Hải Dương: Đạt 85,2/100 điểm (theo tiêu
chí đô thị loại I).
- Thị xã Chí Linh: Đạt 82,22/100 điểm (theo tiêu
chí đô thị loại III).
- Thị trấn Kinh Môn mở rộng (gồm 3 thị trấn Kinh
Môn, Phú Thứ, Minh Tân), huyện Kinh Môn: Đạt 91,74/100 điểm (theo tiêu chí đô
thị loại IV).
- Thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang: Đạt 78,51/100
điểm (theo tiêu chí đô thị loại IV).
- Thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng: Đạt 67,64/100
điểm (theo tiêu chí đô thị loại IV).
- Thị trấn Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng: Đạt 60,6/100
điểm (theo tiêu chí đô thị loại IV).
- Thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc: Đạt 73,15/100 điểm
(theo tiêu chí đô thị loại IV).
- Thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ: Đạt 56,04/100 điểm (theo
tiêu chí đô thị loại IV).
- Thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành: Đạt 67,72/100
điểm (theo tiêu chí đô thị loại IV).
- Thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách: Đạt 59,65/100
điểm (theo tiêu chí đô thị loại IV).
- Thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang: Đạt 70,34/100
điểm (theo tiêu chí đô thị loại IV)
- Thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà: Đạt 67,68/100
điểm (theo tiêu chí đô thị loại IV).
- Thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện: Đạt
73,05/100 điểm (theo tiêu chí đô thị loại IV).
Ngoài ra theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hải
Dương đã được phê duyệt, định hướng còn 13 xã dự kiến nâng cấp lên đô thị loại
V trong giai đoạn đến năm 2030, gồm các xã: Thái Học (huyện Bình Giang), Tân
Trường (huyện Cẩm Giàng), Nghĩa An, Văn Hội (huyện Ninh Giang), Thanh Quang
(huyện Nam Sách), Đoàn Tùng (huyện Thanh Miện), Hưng Đạo, Nguyên Giáp, Kỳ Sơn,
Dân Chủ (huyện Tứ Kỳ), Đoàn Thượng (huyện Gia Lộc), Cộng Hòa (huyện Kim Thành),
Thanh Cường (huyện Thanh Hà).
III. Các chỉ tiêu phát triển đô
thị theo giai đoạn
1. Giai đoạn đến năm 2020:
a) Về hệ thống đô thị:
- Hệ thống đô thị toàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020
gồm 20 đô thị (gồm 01 đô thị loại I, 01 đô thị III, 03 đô thị loại IV, 15 đô thị
loại V), tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 33%.
b) Về chất lượng đô thị:
- Diện tích sàn nhà ở bình quân toàn tỉnh phấn đấu
đạt khoảng 24,0m2/người, tỷ lệ nhà bán kiên cố đạt khoảng 75%.
- Tỷ lệ đất giao thông đô thị loại I, loại II đạt
trên 23% đất xây dựng đô thị; loại III, IV, V đạt 20% trở lên. Tỷ lệ vận tải
hành khách công cộng đô thị loại I, II, III đạt trên 15%; loại IV, V đạt khoảng
5% trở lên.
- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch tại các đô
thị loại I đến loại IV đạt 90%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 100 lít/người/ngày đêm;
đô thị loại V đạt 80%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 90 lít/người/ngày đêm. Tỷ lệ thất
thoát nước dưới 20%.
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 70% diện
tích lưu vực; tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải đạt 60% trở lên; 100% các cơ sở sản
xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm; các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 85%.
- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô
thị đạt 80%; chất thải rắn, khu công nghiệp chất thải rắn y tế nguy hại được
thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.
- Tỷ lệ chiều dài các tuyến đường chính và khu nhà ở,
ngõ xóm được chiếu sáng tại các đô thị loại I đạt 95%. Từng bước phát triển đồng
bộ hệ thống chiếu sáng đối với đô thị loại III, loại IV, loại V đạt 85% chiều
dài các tuyến đường chính và đạt 80% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm.
- Đất cây xanh đô thị đạt bình quân khoảng 7,0m2/người;
trong đó đất cây xanh công cộng khu vực nội thị khoảng 3÷4 m2/người.
2. Giai đoạn năm 2021 - 2030:
a) Về hệ thống đô thị:
- Hệ thống đô thị toàn tỉnh đến năm 2030 gồm 58 đô
thị (gồm 01 đô thị loại I, 01 đô thị loại II, 01 đô thị III, 10 đô thị loại IV,
45 đô thị loại V), tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%.
b) Về chất lượng đô thị:
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29,0m2/người,
nhà ở kiên cố đạt 85%.
- Tỷ lệ đất giao thông đô thị loại I, loại II đạt
trên 25%; loại III, IV, V đạt 20% đất xây dựng đô thị trở lên. Tỷ lệ vận tải
hành khách công cộng đô thị loại I, II, III đạt trên 20%; loại IV, V đạt khoảng
10% trở lên.
- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch tại các đô
thị loại I đến loại IV đạt 100%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 120 lít/người/ngày
đêm; đô thị loại V đạt 90%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 100 lít/người/ngày đêm. Tỷ
lệ thất thoát nước dưới 15%.
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 80% diện
tích lưu vực; tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải đạt 70% trở lên; 100% các cơ sở sản
xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm;
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 90%.
- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô
thị đạt 90%; chất thải rắn, khu công nghiệp, chất thải rắn y tế nguy hại được
thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.
- Tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính và khu nhà ở,
ngõ xóm tại các đô thị loại I đến loại II đạt 100%; các đô thị loại III, loại
IV, loại V đạt 90% chiều dài các tuyến đường chính và 85% chiều dài đường khu
nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng.
- Đất cây xanh đô thị đạt bình quân khoảng 12,0m2/người;
trong đó đất cây xanh công cộng khu vực nội thị khoảng 5,0m2/người.
IV. Danh mục, lộ trình, kế hoạch
nâng đô thị theo giai đoạn
1. Giai đoạn 2016 - 2020: (Phụ lục 01)
Hệ thống đô thị tỉnh Hải Dương có 20 đô thị, gồm:
- Nâng cấp đô thị:
+ Nâng cấp lên đô thị loại I cho 01 đô thị: Thành
phố Hải Dương.
+ Nâng cấp đô thị loại IV cho 02 đô thị: Thị trấn Kẻ
Sặt, Thị trấn Gia Lộc.
- Thành lập mới đô thị loại V cho 07 đô thị trên cơ
sở nâng cấp các xã nông thôn, gồm: 04 xã có vị trí tiếp giáp 2 thị trấn Kẻ Sặt,
Gia Lộc là Vĩnh Hồng, Hưng Thịnh (huyện Bình Giang), Gia Tân, Phương Hưng (huyện
Gia Lộc) để làm cơ sở mở rộng và nâng cấp 2 đô thị trên; 03 xã có điều kiện
kinh tế xã hội, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật phát triển là Đoàn Tùng (huyện
Thanh Miện), Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ), Thanh Quang (huyện Nam Sách).
- Giữ nguyên cấp đô thị đối với 10 đô thị, gồm:
+ Loại III: Thị xã Chí Linh.
+ Loại IV: Thị trấn Kinh Môn.
+ Loại V: Gồm các thị trấn: Thị trấn Phú Thái, Thị
trấn Cẩm Giàng, Thị trấn Lai Cách, Thị trấn Ninh Giang, Thị trấn Nam Sách, Thị
trấn Thanh Hà, Thị trấn Thanh Miện, Thị trấn Tứ Kỳ.
- Lập đề án thành lập Thành phố Chí Linh, Thị xã
Kinh Môn.
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt: 33,98%.
2. Giai đoạn 2021-2025: (Phụ lục 02).
Hệ thống đô thị tỉnh Hải Dương có 40 đô thị, gồm:
- Nâng cấp đô thị:
+ Nâng cấp lên đô thị loại III cho 01 đô thị: Thị
xã Kinh Môn.
+ Nâng cấp lên đô thị loại IV cho 05 đô thị, gồm:
Thị trấn Lai Cách, Thị trấn Phú Thái, Thị trấn Ninh Giang, Thị trấn Nam Sách,
Thị trấn Thanh Miện.
- Thành lập mới đô thị loại V cho 20 đô thị trên cơ
sở nâng cấp các xã nông thôn có điều kiện kinh tế xã hội, hạ tầng xã hội và hạ
tầng kỹ thuật phát triển, gồm các đô thị: Tân Hồng, Thái Học, Thúc Kháng, Vĩnh
Tuy (huyện Bình Giang); Tân Trường (huyện Cẩm Giàng); Đoàn Thượng, Gia Khánh,
Gia Hòa, Toàn Thắng (huyện Gia Lộc); Cộng Hòa, Kim Anh (huyện Kim Thành); An
Lâm, Quốc Tuấn (huyện Nam Sách); Đồng Tâm, Nghĩa An, Vĩnh Hòa (huyện Ninh
Giang); Hồng Lạc (huyện Thanh Hà); Tứ Cường (huyện Thanh Miện); Kỳ Sơn, Nguyên
Giáp (huyện Tứ Kỳ).
- Giữ nguyên cấp đô thị đối với 14 đô thị, gồm:
+ Loại I: Thành phố Hải Dương.
+ Loại III: Thị xã Chí Linh
+ Loại IV: Thị trấn Kẻ Sặt; Thị trấn Gia Lộc.
+ Loại V: Thị trấn Cẩm Giàng, Thị trấn Thanh Hà, Thị
trấn Tứ Kỳ và 07 đô thị được thành lập trong giai đoạn đến năm 2020.
- Lập đề án thành lập thị xã Kẻ Sặt (huyện Bình
Giang).
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt: 46,13%.
3. Giai đoạn 2026-2030: (Phụ lục 03).
Hệ thống đô thị tỉnh Hải Dương có 58 đô thị, gồm:
- Nâng cấp đô thị:
+ Nâng cấp đô thị loại II cho 01 đô thị: Thị xã Chí
Linh.
+ Nâng cấp đô thị loại IV cho 03 đô thị, gồm: Thị
trấn Cẩm Giàng, Thị trấn Thanh Hà, Thị trấn Tứ Kỳ.
- Thành lập đô thị mới cho 18 đô thị loại V trên cơ
sở nâng cấp các xã nông thôn có điều kiện kinh tế xã hội, hạ tầng xã hội và hạ
tầng kỹ thuật phát triển, gồm các đô thị: Long Xuyên (huyện Bình Giang); Cẩm Điền,
Cẩm Phúc, Lương Điền (huyện Cẩm Giàng); Quang Minh (huyện Gia Lộc); Lai Vu,
Phúc Thành (huyện Kim Thành); Nam Hồng, Nam Trung (huyện Nam Sách); Tân Hương,
Văn Hội (huyện Ninh Giang); Cẩm Chế, Thanh Cường, Thanh Khê (huyện Thanh Hà);
Cao Thắng, Lam Sơn (huyện Thanh Miện); Dân Chủ, Văn Tố (huyện Tứ Kỳ).
- Giữ nguyên cấp đô thị đối với 36 đô thị, gồm:
+ Loại I: Thành phố Hải Dương.
+ Loại III: Thị xã Kinh Môn.
+ Loại IV: Thị trấn Kẻ Sặt, Thị trấn Gia Lộc, Thị
trấn Lai Cách, Thị trấn Phú Thái, Thị trấn Nam Sách, Thị trấn Ninh Giang, Thị
trấn Thanh Miện.
+ Loại V: 27 đô thị mới được thành lập trong giai
đoạn đến năm 2016 đến năm 2025.
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt: 51,84%.
V. Danh mục ưu tiên đầu tư phát
triển hệ thống hạ tầng khung
Trên cơ sở thực trạng các đô thị và lộ trình nâng cấp
các đô thị từ nay đến 2030, định hướng cần tập trung đầu tư vào các chương
trình, lĩnh vực cụ thể sau:
1. Về hạ tầng xã hội:
Triển khai thực hiện, hoàn thành các dự án phát triển
nhà, phát triển đô thị lớn trên địa bàn tỉnh như: Khu đô thị Bắc Cầu Hàn; Khu
đô thị phía Nam thành phố Hải Dương, khu Liên hợp Văn hóa - Thể thao - Giáo dục
- Y tế và Dân cư kết hợp dịch vụ, thương mại phía Nam thành phố Hải Dương; Khu
đô thị sinh thái Thành Công...Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành các công
trình công cộng như Bệnh viện Phụ Sản, Bệnh viện Nhi, trường Đại học Hải Dương,
trường Đại học Thành Đông, Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Hải Dương...
2. Về giao thông:
Ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến
đường kết nối tỉnh Hải Dương với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, vùng Thủ đô Hà Nội, các đô thị động lực của tỉnh, trong đó dự kiến một
số dự án trọng điểm như:
- Phối hợp với Trung ương xây dựng hoàn chỉnh tuyến
cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Nội Bài - Hạ Long, tuyến đường Sắt Lim - Phả
Lại - Hạ Long, đường vành đai I, V. Cải tạo Quốc lộ 5, Quốc lộ 38, Quốc lộ 37.
- Kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng, cải tạo các tuyến
đường tỉnh lộ như đường trục Bắc Nam, trục Đông Tây, đường tỉnh 389, 390, 396,
397, 399. Hoàn thành xây dựng, cải tạo, quản lý và khai thác các bến xe khách,
các bến thủy nội địa... theo quy hoạch được duyệt.
3. Về hạ tầng cấp điện:
Hoàn thành xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương;
Nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường dây, các trạm 220kV, 110kV cấp
điện cho các vùng trong tỉnh theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh. Phối hợp
xây dựng đường dây 500kV nhiệt điện Nam Định 1 - Phố Nối.
4. Về hạ tầng cấp nước, xử lý nước thải:
- Về cấp nước: Nâng công suất một số Nhà máy nước
theo quy hoạch cấp nước vùng tỉnh được phê duyệt: Nhà máy nước Cẩm Thượng công
suất 38.000 m3/ng.đ, nhà máy nước Oret công suất 80.000m3/ng.đ,
nhà máy nước Việt Hòa công suất 50.000m3/ng.đ, nhà máy nước
Viwaseen6 công suất 50.000m3/ng.đ, Nhà máy nước Nam Tân, Thái Tân
công suất 10.000m3/ng.đ, nhà máy nước Chí Minh công suất 24.000m3/ng.đ,
nhà máy nước Ninh Giang công suất 26.000 m3/ng.đ.
- Về xử lý nước thải: Kêu gọi đầu tư xây dựng các dự
án thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Ưu tiên đầu tư hệ thống tuyến cống thu
gom và các nhà máy xử lý nước thải tại các địa bàn thành phố Hải Dương, thị xã
Chí Linh, huyện Kinh Môn, huyện Gia Lộc, huyện Cẩm Giàng để kết nối thoát nước
từ các khu công nghiệp, khu dân cư và từ các địa phương khác trong tỉnh.
5. Thu gom xử lý chất thải rắn, nghĩa trang:
- Cải tạo, nâng công suất các nhà máy xử lý rác thải
hiện có trên địa bàn như: Nhà máy xử lý rác của Công ty Môi trường xanh; Công
ty môi trường Tình Thương; Công ty môi trường An Sinh; Công ty môi trường ATP
Seraphin; Nhà máy xử lý rác thải Việt Hồng Thanh Hà của Công ty Cổ phần quản lý
công trình đô thị Hải Dương. Đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tại
các huyện, thị theo quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh.
- Quy hoạch xây dựng Khu công viên nghĩa trang tại
Chí Linh quy mô 20,0ha, nghĩa trang thành phố Hải Dương tại xã Thống Nhất quy
mô 26,0ha, ngoài ra chú trọng đầu đầu tư xây dựng, cải tạo mở rộng các khu
nghĩa trang tập trung cấp vùng huyện dành cho dân cư đô thị cho các vùng phát
triển đô thị theo quy hoạch.
6. Nhà ở:
- Thực hiện Chương trình phát triển nhà ở toàn tỉnh;
Các chương trình cải tạo, tái thiết đô thị.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành các khu đô
thị mới, khu dân cư mới đã được chấp thuận đầu tư; phát triển các khu dân cư đô
thị tại các địa phương.
Đảm bảo chỉ tiêu về nhà ở đạt 24,0m2/người
vào năm 2020 và 29,0m2/người vào năm 2030.
7. Về quy hoạch:
- Lập, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch vùng tỉnh Hải
Dương.
- Lập, phê duyệt các Quy hoạch vùng huyện, Quy hoạch
chung, Quy hoạch phân khu xây dựng các đô thị.
- Ban hành và thực hiện tốt Quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị.
VI. Nhu cầu vốn đầu tư, cơ cấu
nguồn vốn và các giải pháp về vốn
1. Nhu cầu vốn đầu tư:
- Nhu cầu vốn đầu tư tổng thể cả chương trình: Khoảng
134.847,28 tỷ đồng.
- Phân theo giai đoạn thực hiện:
+ Giai đoạn đến 2020: Khoảng 55.003,95 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2021-2030: Khoảng 79.843,33 tỷ đồng.
2. Dự kiến cơ cấu nguồn vốn:
- Ngân sách địa phương: Khoảng 11.731,71 nghìn tỷ đồng,
chiếm tỷ lệ 8,7%.
- Ngân sách Trung ương: Khoảng 7.281,75 nghìn tỷ đồng,
chiếm tỷ lệ 5,4%
- Vốn đầu tư của nhân dân và doanh nghiệp: Khoảng
69.176,65 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 51,3%.
- Vốn đầu tư nước ngoài: Khoảng 45.038,99 nghìn tỷ
đồng, chiếm tỷ lệ 33,4%
- Các nguồn vốn khác: Khoảng 1.618.17 nghìn tỷ đồng,
chiếm tỷ lệ 1,2%.
3. Giải pháp chính sách, huy động nguồn vốn:
3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách huy động vốn
đầu tư:
a) Về huy động vốn ngân sách Nhà nước:
- Ưu tiên nguồn vốn ngân sách tỉnh, đồng thời tích
cực với các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ tối đa các nguồn vốn Trung ương hỗ
trợ có mục tiêu, trái phiếu Chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn tín
dụng ưu đãi đầu tư, vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước.
- Có biện pháp phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn
từ khai thác quỹ đất cho phát triển đô thị, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng
đô thị.
b) Về huy động vốn ngoài ngân sách Nhà nước:
- Xác định việc sử dụng ngân sách đầu tư phát triển
đô thị đúng chỗ, hiệu quả, có tác dụng làm hạt nhân kích thích thu hút đầu tư từ
nguồn ngoài ngân sách.
- Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các
thành phần kinh tế đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị theo hình thức BOT, PPP.
- Cải cách gọn nhẹ thủ tục hành chính trong đầu tư
phát triển đô thị, đặc biệt đối với các dự án từ nguồn vốn ngoài ngân sách.
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục
và đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, nhà ở... nhằm huy động
mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các lĩnh vực này.
3.2. Giải pháp phân bổ nguồn lực phát triển đô
thị:
- Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (kể
cả nguồn vốn ODA), nguồn tín dụng đầu tư ưu đãi của Trung ương, nguồn vượt thu,
tăng thu từ kinh tế địa phương: Ưu tiên cho đầu tư phát triển trong đầu tư
công, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, các hạ tầng khung trong
các đô thị, các công trình đầu mối trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường
đô thị.
- Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách, ưu tiên cho
phát triển các dịch vụ công trong đô thị như thoát nước, xử lý nước thải, cải
thiện môi trường, chiếu sáng; phát triển các vực mở rộng, tái thiết đô thị, các
khu đô thị có chức năng chuyên biệt.
- Xây dựng cơ chế đặc thù, ưu tiên tập trung nguồn
lực cho các dự án ưu tiên đầu tư và phát triển các đô thị trung tâm vùng kinh tế
động lực làm khâu đột phá, có sức lan tỏa lớn tạo đà phát triển kinh tế - xã hội,
kích thích phát triển đô thị từng vùng.
- Kết hợp, lồng ghép Chương trình phát triển đô thị
với các mục tiêu, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và
các địa phương.
- Đầu tư vào các hạ tầng thiết yếu có tác dụng thu
hút các nguồn lực xã hội vào phát triển đô thị, coi xã hội hóa là giải pháp chủ
yếu để phát triển đô thị.
- Phân vùng, phân kỳ phát triển đô thị hợp lý để có
chính sách phù hợp, hiệu quả nhất đối với phát triển đô thị từng vùng, từng
giai đoạn.
- Phát triển đô thị bền vững, phát huy nguồn nội lực
để vừa tăng trưởng nhanh về kinh tế, vừa đảm bảo sinh thái bền vững, sử dụng tiết
kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
toàn cầu.
VII. Tổ chức thực hiện
Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương
trình:
1. Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương
trình.
- Hướng dẫn các địa phương lập, thẩm định và phê
duyệt Chương trình phát triển đô thị.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ lập Đề án thành lập
Ban quản lý các Khu vực phát triển đô thị, trình cấp thẩm quyền quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ
chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án thuộc Chương
trình, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
- Tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện và tổng kết 10 năm
thực hiện Chương trình, rút kinh nghiệm xây dựng thực hiện Chương trình.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Cân đối ngân sách hàng năm đảm bảo chi phí chung
của các Sở, ngành trong việc thực hiện Chương trình phát triển đô thị và vận động
thu hút nguồn vốn ODA cho các hoạt động thuộc Chương trình, tổ chức xúc tiến đầu
tư phát triển đô thị từ các nguồn vốn hợp pháp trong nước và quốc tế.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng
và hướng dẫn cơ chế ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
xây dựng phát triển đô thị theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
3. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây
dựng bố trí nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ Chương trình phát triển đô thị của các
Sở, ngành.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn rà soát đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại khu vực đô thị
hiện hữu và các khu vực dự kiến phát triển đô thị; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm và hàng năm đảm bảo quỹ đất phát triển đô thị, trình cấp thẩm quyền
quyết định.
- Hướng dẫn các địa phương xác định ranh giới, diện
tích đất trồng lúa, đặc biệt đất trong lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt làm cơ sở
cho định hướng phát triển đô thị.
5. Sở Giao thông vận tải:
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các địa phương
liên quan quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông toàn tỉnh (bao gồm Quốc lộ,
Tỉnh lộ) gắn kết với hệ thống đô thị trung tâm và các trục giao thông chính đô
thị theo quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị được duyệt.
6. Sở Nội vụ:
- Phối hợp với Sở Xây dựng lập Đề án thành lập Ban
quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh Hải Dương; Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, hướng dẫn Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập Đề án điều chỉnh, mở rộng địa giới
hoặc thành lập mới đô thị, trình UBND tỉnh, trình Chính phủ quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các Sở, ngành
có liên quan và các địa phương nghiên cứu đề xuất mô hình chính quyền đô thị.
7. Các Sở, ngành liên quan:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có
trách nhiệm phối hợp nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và chỉ đạo triển
khai thực hiện các chính sách có liên quan đến quản lý phát triển đô thị.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh:
- Chủ động tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng
phát triển các đô thị; rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập Quy hoạch chung xây
dựng đô thị, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong
đô thị thuộc địa phương quản lý.
- Tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị từng
đô thị thuộc địa phương quản lý; chủ động, tích cực huy động mọi nguồn lực nhằm
phát triển đô thị phù hợp với lộ trình phát triển đô thị của địa phương và của
toàn tỉnh Hải Dương.
- Tổ chức lập Đề án công nhận loại đô thị; Đề án mở
rộng địa giới hành chính hoặc thành lập mới đô thị, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
(Các nội dung chi tiết theo hồ sơ Chương trình phát
triển đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 kèm theo).
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch,
Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Giám đốc Sở Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh; Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân liên quan căn cứ
Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thành ủy Thành phố Hải Dương;
- Thị ủy thị xã Chí Linh;
- Huyện ủy các huyện;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Trọng Hải (45b)
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Dương Thái
|
PHỤ LỤC 01
BẢNG TỔNG HỢP HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ LỘ TRÌNH NÂNG LOẠI
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
TT
|
Tên đô thị
|
Loại đô thị
|
|
|
Năm 2016
|
Năm 2020
|
I
|
CÁC ĐÔ THỊ HIỆN HỮU
|
1
|
Thành phố Hải Dương
|
II
|
I
|
2
|
Thị xã Chí Linh
|
III
|
III
|
3
|
Thị trấn Kinh Môn
|
IV
|
IV
|
4
|
Thị trấn Kẻ Sặt
|
V
|
IV
|
5
|
Thị trấn Gia Lộc
|
V
|
IV
|
6
|
Thị trấn Cẩm Giàng
|
V
|
V
|
7
|
Thị trấn Lai Cách
|
V
|
V
|
8
|
Thị trấn Nam Sách
|
V
|
V
|
9
|
Thị trấn Ninh Giang
|
V
|
V
|
10
|
Thị trấn Phú Thái
|
V
|
V
|
11
|
Thị trấn Thanh Miện
|
V
|
V
|
12
|
Thị trấn Thanh Hà
|
V
|
V
|
13
|
Thị trấn Tứ Kỳ
|
V
|
V
|
II
|
CÁC ĐÔ THỊ THÀNH LẬP MỚI
|
|
|
A
|
Huyện Bình Giang
|
|
|
1
|
Hưng Thịnh
|
|
V
|
2
|
Vĩnh Hồng
|
|
V
|
B
|
Huyện Gia Lộc
|
|
|
3
|
Gia Tân
|
|
V
|
4
|
Phương Hưng
|
|
V
|
C
|
Huyện Nam Sách
|
|
|
5
|
Thanh Quang
|
|
V
|
D
|
Huyện Thanh Miện
|
|
|
6
|
Đoàn Tùng
|
|
V
|
E
|
Huyện Tứ Kỳ
|
|
|
7
|
Hưng Đạo
|
|
V
|
|
Tổng số đô thị
|
|
20
|
|
Tỷ lệ đô thị hóa
|
|
33,98%
|
PHỤ LỤC 02
BẢNG TỔNG HỢP HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ LỘ TRÌNH NÂNG LOẠI
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025
TT
|
Tên đô thị
|
Loại đô thị
|
|
|
Năm 2021
|
Năm 2025
|
I
|
CÁC ĐÔ THỊ HIỆN HỮU
|
1
|
Thành phố Hải Dương
|
I
|
I
|
2
|
Thị xã Chí Linh
|
III
|
III
|
3
|
Thị trấn Kinh Môn
|
IV
|
III
|
4
|
Thị trấn Kẻ Sặt
|
IV
|
IV
|
5
|
Thị trấn Gia Lộc
|
IV
|
IV
|
6
|
Thị trấn Lai Cách
|
V
|
IV
|
7
|
Thị trấn Nam Sách
|
V
|
IV
|
8
|
Thị trấn Ninh Giang
|
V
|
IV
|
9
|
Thị trấn Phú Thái
|
V
|
IV
|
10
|
Thị trấn Thanh Miện
|
V
|
IV
|
11
|
Thị trấn Cẩm Giàng
|
V
|
V
|
12
|
Thị trấn Thanh Hà
|
V
|
V
|
13
|
Thị trấn Tứ Kỳ
|
V
|
V
|
14
|
Hưng Thịnh (huyện Bình Giang)
|
V
|
V
|
14
|
Vĩnh Hồng (huyện Bình Giang)
|
V
|
V
|
16
|
Gia Tân (huyện Gia Lộc)
|
V
|
V
|
17
|
Phương Hưng (huyện Gia Lộc)
|
V
|
V
|
18
|
Thanh Quang (huyện Nam Sách)
|
V
|
V
|
19
|
Đoàn Tùng (huyện Thanh Miện)
|
V
|
V
|
20
|
Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ)
|
V
|
V
|
II
|
CÁC ĐÔ THỊ THÀNH LẬP MỚI
|
A
|
Huyện Bình Giang
|
|
|
1
|
Tân Hồng
|
|
|
2
|
Thái Học
|
|
|
3
|
Thúc Kháng
|
|
|
4
|
Vĩnh Tuy
|
|
|
B
|
Huyện Cẩm Giàng
|
|
|
5
|
Tân Trường
|
|
|
C
|
Huyện Gia Lộc
|
|
|
6
|
Gia Khánh
|
|
|
7
|
Gia Hòa
|
|
|
8
|
Toàn Thắng
|
|
|
9
|
Đoàn Thượng
|
|
|
D
|
Huyện Kim Thành
|
|
|
10
|
Cộng Hòa
|
|
|
11
|
Kim Anh
|
|
|
E
|
Nam Sách
|
|
|
12
|
An Lâm
|
|
|
13
|
Quốc Tuấn
|
|
|
F
|
Ninh Giang
|
|
|
14
|
Đồng Tâm
|
|
|
15
|
Nghĩa An
|
|
|
16
|
Vĩnh Hòa
|
|
|
G
|
Thanh Hà
|
|
|
17
|
Hồng Lạc
|
|
|
H
|
Thanh Miện
|
|
|
18
|
Tứ Cường
|
|
|
K
|
Tứ Kỳ
|
|
|
19
|
Kỳ Sơn
|
|
|
20
|
Nguyên Giáp
|
|
|
|
Tổng số đô thị
|
|
40
|
|
Tỷ lệ đô thị hóa
|
|
46,13%
|
PHỤ LỤC 03
BẢNG TỔNG HỢP HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ LỘ TRÌNH NÂNG LOẠI
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030
TT
|
Tên đô thị
|
Loại đô thị
|
|
|
Năm 2026
|
Năm 2030
|
I
|
CÁC ĐÔ THỊ HIỆN HỮU
|
1
|
Thành phố Hải Dương
|
I
|
I
|
2
|
Thị xã Chí Linh
|
III
|
II
|
3
|
Thị trấn Kinh Môn
|
IV
|
III
|
4
|
Thị trấn Kẻ Sặt
|
IV
|
IV
|
5
|
Thị trấn Gia Lộc
|
IV
|
IV
|
6
|
Thị trấn Lai Cách
|
IV
|
IV
|
7
|
Thị trấn Nam Sách
|
IV
|
IV
|
8
|
Thị trấn Ninh Giang
|
IV
|
IV
|
9
|
Thị trấn Phú Thái
|
IV
|
IV
|
10
|
Thị trấn Thanh Miện
|
IV
|
IV
|
11
|
Thị trấn Cẩm Giàng
|
V
|
IV
|
12
|
Thị trấn Thanh Hà
|
V
|
IV
|
13
|
Thị trấn Tứ Kỳ
|
V
|
IV
|
14
|
Hưng Thịnh (huyện Bình Giang)
|
V
|
V
|
15
|
Tân Hồng (huyện Bình Giang)
|
V
|
V
|
16
|
Thái Học (huyện Bình Giang)
|
V
|
V
|
17
|
Thúc Kháng (huyện Bình Giang)
|
V
|
V
|
18
|
Vĩnh Tuy (huyện Bình Giang)
|
V
|
V
|
19
|
Vĩnh Hồng (huyện Bình Giang)
|
V
|
V
|
20
|
Gia Tân (huyện Gia Lộc)
|
V
|
V
|
21
|
Phương Hưng (huyện Gia Lộc)
|
V
|
V
|
22
|
Gia Khánh (huyện Gia Lộc)
|
V
|
V
|
23
|
Gia Hòa (huyện Gia Lộc)
|
V
|
V
|
24
|
Toàn Thắng (huyện Gia Lộc)
|
V
|
V
|
25
|
Đoàn Thượng (huyện Gia Lộc)
|
V
|
V
|
26
|
Thanh Quang (huyện Nam Sách)
|
V
|
V
|
27
|
An Lâm (huyện Nam Sách)
|
V
|
V
|
28
|
Quốc Tuấn (huyện Nam Sách)
|
V
|
V
|
29
|
Đoàn Tùng (huyện Thanh Miện)
|
V
|
V
|
30
|
Tứ Cường (huyện Nam Sách)
|
V
|
V
|
31
|
Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ)
|
V
|
V
|
32
|
Kỳ Sơn (huyện Tứ Kỳ)
|
V
|
V
|
33
|
Nguyên Giáp (huyện Tứ Kỳ)
|
V
|
V
|
34
|
Tân Trường (huyện Cẩm Giàng)
|
V
|
V
|
35
|
Cộng Hòa (huyện Kim Thành)
|
V
|
V
|
36
|
Kim Anh (huyện Kim Thành)
|
V
|
V
|
37
|
Đồng Tâm (huyện Ninh Giang)
|
V
|
V
|
38
|
Nghĩa An (huyện Ninh Giang)
|
V
|
V
|
39
|
Vĩnh Hòa (huyện Ninh Giang)
|
V
|
V
|
40
|
Hồng Lạc (huyện Thanh Hà)
|
V
|
V
|
II
|
CÁC ĐÔ THỊ THÀNH LẬP MỚI
|
|
|
A.
|
Huyện Bình Giang
|
|
|
1
|
Long Xuyên
|
|
V
|
B
|
Huyện Cẩm Giàng
|
|
|
2
|
Cẩm Điền
|
|
V
|
3
|
Cẩm Phúc
|
|
V
|
4
|
Lương Điền
|
|
V
|
C
|
Huyện Gia Lộc
|
|
|
5
|
Quang Minh
|
|
V
|
D
|
Huyện Kim Thành
|
|
|
6
|
Lai Vu
|
|
V
|
7
|
Phúc Thành
|
|
V
|
E
|
Nam Sách
|
|
|
8
|
Nam Hồng
|
|
V
|
9
|
Nam Trung
|
|
V
|
F
|
Ninh Giang
|
|
|
10
|
Tân Hương
|
|
V
|
11
|
Văn Hội
|
|
V
|
G
|
Thanh Hà
|
|
|
12
|
Cẩm Chế
|
|
V
|
13
|
Thanh Cường
|
|
V
|
14
|
Thanh Khê
|
|
V
|
H
|
Thanh Miện
|
|
|
15
|
Cao Thắng
|
|
V
|
16
|
Lam Sơn
|
|
V
|
K
|
Tứ Kỳ
|
|
|
17
|
Dân Chủ
|
|
V
|
18
|
Văn Tố
|
|
V
|
|
Tổng số đô thị
|
|
58
|
|
Tỷ lệ đô thị hóa
|
|
51,84%
|