UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3023/2006/QĐ-UBND
|
Thanh Hoá, ngày 24 tháng 10 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH THANH
HOÁ ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày
05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại và phân cấp quản lý đô thị;
Căn cứ Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày
23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng qui hoạch tổng thể hệ
thống đô thị Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội tỉnh
Thanh Hoá đến 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 879/QĐ-TTg
ngày 01/02/2002;
Căn cứ Quyết định số
112/2002/QĐ-TTg ngày 03/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Định hướng
phát triển kiến trúc Việt Nam đến 2020;
Căn cứ Quyết định số 253/2005/QĐ-TTg ngày
12/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội
và bảo đảm quốc phòng, an ninh miền Tây tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 102/2006/QĐ-TTg ngày
15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ, về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động
của KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI;
Căn cứ Quyết định số 630/2001/QĐ-UB ngày
19/3/2001 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hoá
tại Tờ trình số: 1610 / SXD-QH ngày 04 tháng 10 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đề án rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh
Hoá đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu.
- Qui hoạch tổng thể hệ thống đô thị nhằm xác định được tỷ
lệ đô thị hoá, qui mô dân số đô thị, quy mô đất đai xây dựng đô thị, phân bổ đô
thị, phân loại, phân cấp quản lí đô thị và các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật để xây
dựng đô thị như: Giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, cây xanh, đất đai, vệ
sinh môi trường.v.v... Đồng thời là cơ sở để chỉ đạo quá trình lập qui hoạch,
hoạch định chính sách phát triển đô thị và quản lý đô thị;
- Khai thác mọi tiềm năng , lợi thế của tỉnh, khẩn trương
tranh thủ và thu hút các nguồn đầu tư để nhanh chóng phát triển hệ thống đô thị
tỉnh Thanh Hoá gắn với hệ thống đô thị cả nước, có cơ sở kinh tế xã hội và kỹ
thuật vững chắc, môi trường đô thị trong sạch, phân bổ và phát triển hợp lý trên
các vùng miền của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu: Phấn đấu đến năm 2020 đưa Thanh Hoá
cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp;
-
Đến năm 2010 nâng tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh lên 20- 25% tạo đà cho các năm sau
phát triển cao hơn;
-
Đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 36% trở lên, phấn đấu để đạt tỷ lệ đô
thị hoá bằng bình quân của cả nước vào 2025.
2. Quan điểm phát triển đô thị.
-
Coi việc xây dựng và phát triển đô thị là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH), làm thay đổi nhanh chóng cơ
cấu kinh tế của tỉnh theo hướng: Công nghiệp xây dựng-Thương mại Dịch vụ - Nông
nghiệp;
-
Phát triển đô thị phải phù hợp với phân bổ lực lượng sản xuất, phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước, phù hợp với chiến lược phát
triển đô thị toàn quốc, nhưng phải tính đến yếu tố phát triển đột biến với tốc độ
nhanh khi thời cơ đến để có biện pháp giải quyết kịp thời; Đồng thời phát triển
đô thị cần có trọng tâm, trọng điểm;
-
Phát triển và phân bố hợp lý các đô thị trên địa bàn, trước mắt tập trung cho 5
cụm đô thị động lực để tạo đà phát triển chung: Thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn,
Liên đô thị Bỉm Sơn - Thạch Thành, Lam Sơn - Sao Vàng, Khu kinh Nghi Sơn, đô thị
trung tâm vùng miền núi phía Tây của tỉnh tại Ngọc Lặc; Ngoài ra các đô thị
trung tâm của các khu vực thuộc miền núi như Bãi Trành, Đồng Tâm, Thạch Quảng cũng
sẽ được quan tâm đầu tư phát triển;
-
Phát triển đô thị phải gắn liền với quá trình đô thị hoá Nông thôn và xây dựng
Nông thôn mới, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng cao (theo Quyết định số
253/2005/QĐ-TTg ngày 12/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát
triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh miền Tây tỉnh Thanh Hoá đến
năm 2010 và Quyết định số 424/2006/QĐ-UBND ngày 17/02/2006 của UBND tỉnh Thanh
Hoá phê duyệt đề án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng Công nghiệp
hoá - Hiện đại hoá);
-
Xây dựng phát triển đô thị phải có quan điểm toàn diện, đồng bộ, bền vững, đảm
bảo an ninh quốc phòng, an toàn xã hội, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, giữ
gìn cân bằng sinh thái, tạo môi trường sống tốt hơn;
- Kết hợp chặt chẽ quá trình cải tạo với xây dựng mới đô
thị, kế thừa có chọn lọc các giá trị lịch sử , bản sắc văn hoá các dân tộc và
những nét đặc trưng của Thanh Hoá, của các vùng, miền trong tỉnh;
-
Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các tiến bộ khoa học kĩ thuật và thành tựu
khoa học - công nghệ vào việc cải tạo và xây dựng đô thị theo hướng hiện đại hoá
nhưng phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa;
-
Xác lập cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của thời kì đổi mới nhằm thu hút
mọi nguồn lực tham gia xây dựng, phát triển, quản lý đô thị theo đúng qui hoạch
và pháp luật.
3. Chức năng của các đô thị.
Hệ
thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 bao gồm các Thành phố, thị xã, thị trấn,
với chức năng của các đô thị được xác định như sau:
-
Thành phố Thanh Hoá là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật
của tỉnh; Các đô thị Nghi Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, Bỉm Sơn - Thạch Thành, Đô
thi trùng tâm vùng miền núi phía Tây Thanh Hóa tại Ngọc Lặc là những trung tâm
kinh tế của tỉnh, cùng với thành phố Thanh Hoá tạo thành các đô thị động lực phát
triển kinh tế toàn tỉnh;
-
Các đô thị khác có chức năng kinh tế, văn hoá, du lịch ...v.v;
- Các đô thị huyện lỵ là trung tâm chính trị - kinh tế văn
hoá của cả huyện.
-
Các Trung tâm cụm xã, khu công nghiệp làng nghề là trung tâm kinh tế, văn hoá và
dịch vụ của xã hoặc cụm xã nhằm đẩy mạnh quá trình đô thị hoá nông thôn và xây
dựng nông thôn mới, sẽ phát triển thành các đô thị mới trong tương lai.
4. Mức tăng trưởng dân số đô thị và tỷ
lệ đô thị hoá.
- Hiện trạng: Dân số toàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2005 là
: 3.673.225 người ; Trong đó dân số đô thị là 359.720 người , tỷ lệ đô thị hoá đạt
9,8%;
-
Qui hoạch: Dân số toàn tỉnh đến năm 2010 dự báo là : 3.806.000 người, tỷ lệ đô
thị hoá chiếm 20-25%, dân số đô thị khoảng 920.000 người; Đến năm 2020 dân số
toàn tỉnh dự báo là 4,082.000 người, tỷ lệ đô thị hoá 36% trở lên, dân số đô thị
khoảng 1.800.000 người, tiến tới bằng mức trung bình của cả nước.
5. Nhu cầu sử dụng đất và định hướng
chọn đất phát triển đô thị.
+
Đất xây dựng đô thị đến năm 2020 lấy theo các tiêu chuẩn sau đây:
-
Thành phố Thanh Hoá: 115 m2/người
-
Thị xã Sầm Sơn: 110 m2/người
-
Thị xã Bỉm Sơn: 110 m2/người
-
Các thị trấn: 100 m2/người.
-
Khu CN (đô thị mới): 180 m2/người, Khi quy hoạch các khu công nghiệp
lấy theo qui định chi tiết trong Qui chuẩn xây dựng.
+
Dự báo quỹ đất xây dựng đô thị:
Tổng
quĩ đất đô thị năm 2005 là 14.012 ha.
Dự
báo quĩ đất xây dựng đô thị đến năm 2010 là 21.500 ha tăng 7.492 ha so với năm
2005; Đến năm 2020 là 46.000 ha tăng so với năm 2010 là 24.500 ha.
+
Định hướng chọn đất phát triển đô thị: Chủ yếu phát triển theo chiều sâu trên cơ
sở sử dụng tối đa số đất hiện có chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả trong đô
thị, từng bước mở rộng đô thị ra vùng ven đô và tuỳ theo điều kiện để có thể phát
triển các đô thị mơí ở những nơi thích hợp, từng bước đô thị hoá nông thôn.
+
Cơ cấu sử dụng đất đô thị: Thực hiện theo quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây
dựng Việt Nam; Đặc biệt lưu ý khi quy hoạch phải giành đủ đất xây dựng giao thông,
công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng theo hướng hiện đại.
6. Số lượng đô thị.
Sự
tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tăng trưởng số lượng đô thị và phân bố hệ
thống đô thị nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế tương đối đồng đều ở các vùng
khác nhau trong tỉnh, giảm sự tập trung quá cao vào các đô thị lớn, giảm mức chênh
lệch về đời sống vật chất và tinh thần giữa đô thị và nông thôn, từng bước đô
thị hoá nông thôn.
Toàn tỉnh hiện có 33 đô thị bao gồm: 1 Thành
phố, 2 thị xã, 30 thị trấn.
Đến năm 2020 dự báo nâng lên thành 70-75 đô thị tăng
35-40 đô thị so với hiện nay bao gồm: 3 Thành phố, 3 thị xã, 23 thị trấn huyện
lị, 40-45 thị trấn khác.
(Danh sách, chức năng, quy mô đô thị
như Bảng phụ lục kèm theo)
7. Phân loại đô thị.
- Đến năm 2020 toàn tỉnh có 01 đô thị loại I (TP Thanh Hóa),
02 đô thị loại II (Bỉm Sơn, Nghi Sơn); 03 đô thị loại III (Sầm Sơn, Lam Sơn, Ngọc
Lặc); 15 đô thị loại IV (Rừng Thông, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Hà Trung, Diêm Phố, Bút
Sơn, Nông Cống, Vạn Hà, Quán Lào, Tĩnh Gia, Thường Xuân, Vân Du, Thạch Quảng, Bãi
Trành, Đồng Tâm) và 50-55 đô thị loại V; Thành phố là các đô thị loại I, II,
III; Thị xã chủ yếu là các đô thị loại III & IV; Thị trấn là các đô thị loại
IV, V; Các điểm tiền đô thị không tính là đô thị nhưng là yếu tố quan trọng phát
triển thành đô thị và góp phần tích cực đô thị hoá nông thôn.
8. Định hướng phát triển hệ thống không
gian đô thị.
Để
khai thác lợi thế, tiềm năng và nguồn lực phát triển của các địa phương trong tỉnh,
không gian đô thị được tổ chức thành hai dạng.
8.1. Hệ thống đô thị theo vùng lãnh thổ bao gồm.
-
Vùng ven biển: Gồm 19 đô thị thuộc 6 huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn,
Quảng Xương, Tĩnh Gia;
-
Vùng đồng bằng: Gồm 25 đô thị thuộc 10 huyện: Nông Cống, Triệu Sơn, Đông Sơn, Hà
Trung, Vĩnh Lộc, Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn và Thành phố
Thanh Hoá.
-
Vùng núi: Gồm 33 đô thị thuộc 11 huyện miền núi: Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn,
Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Thường Xuân, Như Xuân, Ngọc Lặc,
Như Thanh.
8.2. Hệ thống đô thị theo các tuyến bao gồm:
-
Theo hướng Bắc Nam có 5 tuyến đô thị:
Tuyến
ven biển (QL10): Nga Sơn - Hậu Lộc - Hoằng Hoá;
Tuyến
QL1A: Bỉm Sơn - Hà Trung- T.P Thanh Hoá- Quảng Xương- Tĩnh Gia;
Tuyến
QL45: Vân Du - Kim Tân - Vĩnh Lộc - Yên Dịnh - Thiệu Hoá - Đông Sơn - T.P Thanh
Hoá - Yên Thái - Nông Cống - Như Thanh - Yên Cát;
Tuyến
hành lang biên giới: Trung Sơn (Bản Uôn) - Hiền Kiệt- Sơn Điện - Quan Sơn- Yên
Khương - Bát Mọt;
Tuyến
đường Hồ Chí Minh: Thạch Quảng - Cẩm Thuỷ - Ngọc Lặc - Lam Sơn -Yên Cát - BãiTrành.
Đặc biệt các đô thị xây dựng dọc đường Hồ Chí Minh phải
khai thác được lợi thế của tuyến đường để nhanh chóng phát triển đô thị nhưng
phải đảm bảo chuẩn tắc kỹ thuật và an toàn trong quá trình vận hành của tuyến đường.
-
Theo hướng Đông - Tây có 2 tuyến đô thị:
Tuyến
QL 217: Hà Trung - Vĩnh Lộc - Cẩm thuỷ - Cành Nàng- Đồng Tâm - Quan Sơn - Na Mèo;
Tuyến
QL47 nối QL15A: Sầm Sơn –T.P Thanh Hoá- Thiều- Sao Vàng- Lam Sơn – Ngọc Lặc –
Lang Chánh - Đồng Tâm – Hồi Xuân - Vạn Mai.
Các
đô thị nằm ngoài các tuyến trên chủ yếu là đô thị nhỏ, gọi là đô thị điểm hoặc đô
thị độc lập.
9. Định hướng phát triển kiến trúc đô
thị.
Kiến
trúc đô thị phải kết hợp hài hoà giữa kiến trúc qui hoạch, kiến trúc công trình
và kiến trúc cảnh quan , phải tạo lập mỗi đô thị một không gian kiến trúc riêng
biệt phù hợp với tính chất, chức năng, nhiệm vụ, vị trí địa lý của mỗi đô thị.
Với ý nghĩa đó kiến trúc đô thị ở Thanh Hoá phân thành một
số dạng sau:
-
Kiến trúc ở Thành phố Thanh Hoá - Đô thị trung tâm và là bộ mặt của cả tỉnh;
- Kiến trúc ở thị xã du lịch và nghỉ mát Sầm Sơn, Bến En;
-
Kiến trúc ở các đô thị công nghiệp lớn: Nghi Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, Bỉm Sơn,
Vân Du;
-
Kiến trúc ở các đô thị vùng biển và đồng bằng;
-
Kiến trúc ở các đô thị vùng núi.
Mỗi đồ án qui hoạch, mỗi công trình kiến trúc kiên cố trước
khi xây dựng phải được xét duyệt nghiêm ngặt nhằm tạo ra cho mỗi đô thị một cảnh
quan mới, môi trường tốt đẹp hơn và trường tồn. Quan tâm phát triển kiến trúc đô
thị hiện đại, văn minh tương ứng với tầm vóc đất nước trong thời kì đẩy mạnh
CNH - HĐH nhưng phải biết thừa kế, bảo vệ, tôn tạo và giữ gìn các di sản lịch sử,
văn hoá, các công trình kiến trúc có giá trị, đồng thời phát triển nền văn hoá
kiến trúc đô thị mới hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc.
10. Định hướng phát triển hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đô thị.
10.1. Về giao thông đối ngoại.
Thực
hiện theo qui hoạch của ngành giao thông vận tải đã được Bộ giao thông Vận tải
và UBND tỉnh phê duyệt:
-
Khẩn trương nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống đường quốc lộ 1A, 45,47, 10,
15, 217, đường Hồ Chí Minh, các tuyến tỉnh lộ…; Nâng cấp chất lượng mặt đường,
cầu cống, đảm bảo giao thông thông suốt trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho
giao lưu kinh tế, rút ngắn khoảng cách giữa các đô thị , tăng khả năng vận tải đường
sông, đường biển, nâng công suất cảng Lễ Môn, Cảng Hơí. Xây dựng mới cảng biển
nước sâu Nghi Sơn;
-
Xây dựng các tuyến đường mới nối với quốc lộ và đến các vùng sâu, vùng xa, vùng
cao, các tuyến biên giới;
-
Nâng cấp đường sắt thống nhất Bắc - Nam và các ga;
- Nghiên cứu xây dựng sân bay dân dụng trên địa bàn tỉnh.
10.2. Giao thông đô thị (bao gồm đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ, sân bay…
Được
xây dựng theo mạng lưới của qui hoạch, đủ bề rộng cần thiết , dành đất để mở rộng
sau này. Đưa diện tích đất giao thông trong đô thị từ 10% hiện nay lên 25 ¸
30% với chỉ tiêu 16 ¸20m2/người.
10.3. Cấp nước sinh hoạt.
Ưu
tiên qui hoạch xây dựng bảo vệ nguồn nước trước mắt và lâu dài để có nguồn nước
khai thác sử dụng. Đảm bảo đến năm 2015 trở đi 100% dân số đô thị được sử dụng
nước sạch với tiêu chuẩn từ 100 ¸150l/người-ngày đêm.
Tiến
hành điều tra khảo sát thăm dò các nguồn nước cấp cho đô thị để có phương án,
quản lý bảo vệ và khai thác cho phù hợp.
Nguồn
nước cấp cho đô thị chủ yếu là nước ngầm. Những đô thị không có nguồn nước ngầm
thì sớm khẳng định nguồn nước mặt như: Sông, suối, hồ , đập chứa nước v.v... cấp
cho đô thị để có phương án quản lý ngay.
10.4. Thoát nước đô thị.
- Phần lớn đô thị trong tỉnh thoát nước tự chảy theo địa
hình tự nhiên;
- Những đô thị lớn, đô thị công nghiệp phải phân thành 2
loại: Thoát nước mưa riêng, nước bẩn sinh hoạt và nước công nghiệp theo hệ thống
cống riêng;
-
Tất cả nước bẩn đều phải qua trạm xử lí đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép thì mới
được thải ra hệ thống tiêu nước;
-
Nước bẩn công nghiệp có thể xử lí cục bộ từng nhà máy, từng khu vực công nghiệp
riêng, khi đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép thì mới chảy vào hệ thống thoát
chung;
- Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp theo số liệu cụ thể từng
nhà máy:
Đối
với khu công nghiệp 45m3/ha đất công nghiệp.
Đối
với nước bẩn sinh hoạt lấy bằng tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt.
10.5. Cấp điện.
Nguồn điện cấp cho đô thị chủ yếu lấy từ mạng lưới điện
Quốc gia, phát triển thêm nhiệt điện ở Nghi Sơn, thuỷ điện cửa Đạt (92 MW), thuỷ
điện Bản Uôn Quan Hoá (280 MW), thuỷ điện Sông Lò (92 MW) và các nguồn điện khác.
-
Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt đô thị đến năm 2020 như sau:
Đô
thị loại I, II & III là : 600 KW Phụ tải/1000 người.
Đô
thị loại IV là: 400 KW Phụ tải/1000 người.
Đô
thị loại V là: 300 KW Phụ tải/1000 người.
Điện
phục vụ sản xuất theo yêu cầu của từng đô thị.
10.6. Thông tin liên lạc.
Nhanh chóng mở rộng mạng thông tin và hiện đại hoá tông
tin, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Chỉ tiêu đến
năm 2010 là 25 máy/100 dân, đến năm 2020 là 50 máy /100 dân.
Đối với các đô thị (Thành phố, thị xã, thị trấn, khu công
nghiệp): hệ thống cáp thông tin chủ yếu đi ngầm theo qui hoạch.
10.7. Bảo vệ môi trường, cảnh quan
thiên nhiên, cân bằng sinh thái đô thị.
-
Xây dựng và phát triển đô thị nhưng không được làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh
quan thiên nhiên và còn phải có trách nhiệm tôn tạo ngày càng tốt hơn để phục vụ
đời sống của con người;
-
Xử lý triệt để nước thải và chất thải rắn, phân rác của đô thị, thu gom và sử lý
100% chất thải đô thị;
-
Từng đô thị phải có phương án sử lý môi trường cụ thể với công nghệ thích hợp.
Một số cụm đô thị có thể nghiên cứu phương án xử lí chung không phân biệt địa
giới hành chính;
-
Trồng cây xanh, bảo vệ rừng tự nhiên, bảo vệ vườn quốc gia, bảo vệ nguồn nước,
mặt nước trong vùng và trong từng đô thị, đảm bảo đô thị xanh - sạch - đẹp.
11.1. Chương trình phát triển kinh tế đô thị.
Các
ngành trong tỉnh và chính quyền đô thị phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để tìm
biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế của từng đô thị.
Hướng phát triển chính của kinh tế thuộc 5 cụm đô thị động
lực là tập trung đầu tư xây dựng công nghiệp có qui mô lớn, kĩ nghệ cao, có tác
động mạnh đến phát triển kinh tế của tỉnh và cả nước. Chú trọng sản xuất hàng
xuất khẩu, phát triển mạnh dịch vụ - du lịch và thương mại.
Đối với các đô thị khác chủ yếu phát triển công nghiệp chế
biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, phát triển công nghiệp nhẹ, TTCN từ nguồn
vật liệu của địa phương để sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Phát triển dịch
vụ - thương mại - du lịch, chú trọng đến nông thôn và tạo điều kiện cho nông
nghiệp nông thôn phát triển.
11.2. Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đô thị một cách đồng bộ.
-
Khẩn trương cải tạo nâng cấp các hệ thống giao thông trong tỉnh để tạo ra mối
quan hệ giao lưu giữa các đô thị thuận lợi, rút ngắn khoảng cách giữa các đô thị
bao gồm cả đường bộ, đường thuỷ và đường biển;
-
Cải tạo nâng cấp các tuyến đường nội thị, xây dựng các tuyến đường mới theo qui
hoạch để tạo sự phát triển cho đô thị;
-
Năm 2000 tất cả các đô thị trong tỉnh đều đã có điện lưới quốc gia. Phấn đấu các
đô thị mới khi đề nghị được công nhận xếp loại đều có điện lưới quốc gia;
-
Hiện đại hoá nhanh chóng mạng thông tin liên lạc từ các đô thị đến các nơi
trong nước và quốc tế, tăng bình quân máy điện thoại theo đầu người đến 2020 bình
quân 50 máy/100 dân đô thị.
- Đến năm 2015 tất cả các đô thị đều có nước sạch, 100% dân
số đô thị được dùng nước sạch;
-
Đảm bảo môi trường đô thị trong lành, không bị ô nhiễm.
11.3. Xây dựng chương trình Phát triển
nhà ở và công trình hạ tầng xã hội.
Khẩn trương xây dựng
chương trình Phát triển nhà ở và công trình hạ tầng xã hội cho từng đô thị
trong tỉnh và xác lập cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp.
11.4. Cải tạo, chỉnh
trang, nâng cấp, mở rộng các đô thị hiện có.
Các
đô thị hiện có cần triển khai những mặt công tác sau:
-
Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, xác định tiềm năng, lợi thế, động lực
phát triển;
- Lập quy hoạch xây dựng cho 15-20 năm tới, xác định dự án
ưu tiên đầu tư;
- Xác lập cơ chế chính sách, giải pháp tổ chức triển khai
thực hiện, kế hoạch đầu tư xây dựng dài hạn, 5 năm và hàng năm;
- Phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý, có qui chế quản
lý, giám sát từng đô thị.
11.5. Thành lập các đô thị mới trên cơ sở đổi
tên và chức năng của các xã.
Hiện nay trong tỉnh có những xã hoạt động kinh tế, sản xuất
phi nông nghiệp là chính, theo qui định của Nghị định 72/2001/NĐ-CP về Phân loại
và cấp quản lí đô thị thì dân số phi nông nghiệp chính là thành phần dân đô thị.
Như vậy các xã: Nga Liên (Nga Sơn), Ngư Lộc (Hậu Lộc), Quãng Tiến (Sầm Sơn),
Nghi Sơn, Hải Bình, Hải Thanh, Hải Ninh (Tĩnh Gia), Đông Hương, Quãng Hưng (T.P
Thanh Hoá)… v. v. đã có điều kiện cơ bản thuận lợi để phát triển thành đô thị;
Cần tiến hành lập quy hoạch xây dựng, tích cực đầu tư phát triển để trở thành đô
thị, khi đủ tiêu chí sẽ lập hồ sơ công nhận đô thị.
11.6. Xây dựng chương trình quản lý đô thị
bao gồm.
-
Nghiên cứu lập quy hoạch chung, qui hoạch chi tiết tất cả các đô thị trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ quản lý và chỉ đạo xây dựng;
-
Xử lý các tồn đọng và vi phạm, lập lại trật tự kỷ cương trong xây dựng và quản
lý đô thị;
- Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của chính quyền đô thị và
các ngành trong việc xây dựng, quản lý đô thị, xây dựng cơ chế chính sách phát
triển đô thị;
- Đẩy mạnh công tác quản lí đô thị, tích cực chuẩn bị điều
kiện về qui hoạch phát triển đô thị mới như lập qui hoạch xây dựng, lập hồ sơ
thủ tục nâng cấp và chuyển loại đô thị để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phấn
đấu trong giai đoạn 2005-2010 toàn tỉnh công nhận thêm 15 đô thị mới (loại V) và
giai đoạn 2010 – 2020 có thêm 15-20 đô thị mới, đồng thời chuyển lên loại I được
01 đô thị, lên loại II được 02 đô thị, lên loại III được 03 đô thị. Đến 2020 số
đô thị loại IV,V toàn tỉnh có từ 60- 65 đô thị;
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đô thị có trình độ chuyên
môn phù hợp để thực thi nhiệm vụ.
12. Các giải pháp thực
hiện.
12.1. Tổ chức lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các
đô thị.
Giao
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên
& Môi trường, Viện Quy hoạch xây dựng lập chương trình, kế hoạch cụ thể cho
công tác lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng các đô thị theo quy
hoạch tổng thể hệ thống đô thị đến năm 2020 trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ
để các ngành, các huyện triển khai thực hiện bảo đảm không để các đô thị đã được
ghi trong quyết định của UBND tỉnh chưa được lập quy hoạch xây dựng trước khi
triển khai đầu tư xây dựng.
UBND các huyện, thị
xã, thành phố và chính quyền các đô thị có trách nhiệm chủ động tổ chức lập quy
hoạch xây dựng các đô thị thuộc trách nhiệm quản lý của mình để quản lý và đầu
tư xây dựng theo quy hoạch.
12.2. Phân cấp quản lí và ưu tiên đầu tư xây dựng đô thị.
a) Cấp tỉnh: Tập trung đầu tư cho các đô thị động lực phát triển kinh tế
của tỉnh: T.P Thanh Hoá - Sầm Sơn, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Ngọc Lăc (Trung tâm vùng
miền núi), Lam Sơn – Sao Vàng; Các đô thị trung tâm các tiểu vùng kinh tế: Bãi
Trành, Thạch Quãng, Đồng Tâm, Vân Du. Đến năm 2015 thành phố Thanh Hoá sẽ đạt
tiêu chuẩn là T.P loại I; Đến năm 2020 có thể nối T.P Thanh Hoá với Sầm Sơn.
b) Cấp huyện: Các huyện căn cứ nội dung đề án này kết hợp với điều kiện
thực tế phát triển kinh tế ở địa phương chọn một số xã trọng điểm và một số điểm
dân cư có tiềm năng, điều kiện phát triển nhanh thành đô thị mới để xúc tiến việc
lập quy hoạch xây dựng đô thị, lập chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển đô
thị đến 2020; Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư tạo nguồn lực từ địa
phương mình, tích cực huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng đô thị và phát triển
kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo cấp Xã tổ chức lập quy hoạch xây dựng phát triển đô
thị trên địa bàn, không trông chờ cấp trên.
12.3. Xây dựng tiêu chí, cơ chế, chính sách khuyến khích
phát triển đô thị.
Giao Sở Tài chính chủ
trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường
xây dựng các tiêu chí, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng phát triển
đô thị đến năm 2020, trình UBND tỉnh phê duyệt để các ngành, các huyện thực hiện.
12.4. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện
của cấp uỷ, Chính quyền dối với công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lí đất
đai phát triển đô thị.
Cấp uỷ, chính quyền
cấp huyện (thành phố, thị xã), thị trấn (phường) nhất thiết phải xác lập kế hoạch
5 năm, hàng năm về phát triển đô thị và tiến trình đô thị hoá nông thôn trong kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Đồng thời, hàng năm có kế hoạch
triển khai nội dung: Lập quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết xây
dựng các khu chức năng của đô thị, lập và phê duyệt các dự án đầu tư, quản lý sử
dụng đất đai… góp phẩn thúc đẩy phát triển đô thị toàn tỉnh.
12.5. Xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị.
Trong công tác quản
lí đô thị, chính quyền các đô thị cần hết sức quan tâm xây dựng nếp sống văn hoá,
văn minh đô thị theo nội dung cuộc vận động xây dựng “phố văn hoá”, “phường văn
hoá”; Chú trọng việc quản lí xây dựng của các hộ dân, hướng dẫn nhân dân xây dựng
theo quy hoạch, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, bảo đảm vệ sinh môi trường đô
thị ổn định, bền vững.
Điều 2. Căn
cứ Qui hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 đã được phê
duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch Xây dựng Thanh Hoá,
UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tiến hành rà soát lại quy hoạch
chung các đô thị đã lập để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới; Có chương
trình, kế hoạch cụ thể lập quy hoạch chung các đô thị chưa lập quy hoạch để
trình duyệt; Tiến hành lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng hoặc trung tâm
đô thị làm cơ sở quản lí và chỉ đạo triển khai xây dựng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối và ghi vốn hàng năm cho công
tác lập quy hoạch xây dựng đô thị theo quy định, trình UBND tỉnh quyết định;
Giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các ngành, các huyện
tổ chức công bố công khai Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống đô
thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, tuyên truyền rộng rãi để cấp uỷ, chính quyền, đoàn
thể quần chúng, nhân dân các đô thị biết và thực hiện.
Điều 3. Quyết định này
có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số
630/2001/QĐ-UB ngày 19/3/2001 của UBND tỉnh Thanh Hoá.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban
ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như điều 3 QĐ (để thực hiện);
- VP Chính phủ (để BC);
- Các Bộ: Xây dựng, KH&ĐT, Tư pháp (để BC);
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh (để BC);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Lợi
|