Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 29/1999/QĐ-BXD Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Nguyễn Mạnh Kiểm
Ngày ban hành: 22/10/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 29/1999/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG SỐ 29/1999/QĐ-BXD NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 1999 BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH XÂY DỰNG

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Chỉ thị 36-CT/TW ngày 26/6/1998 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xét đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế bảo vệ môi trường ngành Xây dựng".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Các Ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, các đơn vị thuộc ngành Xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Mạnh Kiểm

(Đã ký)

 

 

QUY CHẾ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH XÂY DỰNG
(Kèm theo Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/ 10/ 1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đối tượng và phạm vi áp dụng:

1. Quy chế này được áp dụng đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường ngay từ khâu: lập và xét duyệt dự án quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư và khu công nghiệp; Chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng; Tổ chức thi công, nghiệm thu và đưa dự án vào khai thác sử dụng; Quản lý Đô thị và quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu và thiết bị xây dựng; Các hoạt động về đánh giá tác động Môi trường bao gồm cả tổ chức kiểm tra kiểm soát, thanh tra giám sát môi trường trong các khâu có liên quan.

2. Các cơ quan Nhà nước, mọi tổ chức và cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài có liên quan đến công tác tư vấn và đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh cơ khí, vật liệu xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện quy chế này. Các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước theo vùng, lãnh thổ về môi trường; các Hội chuyên ngành, tổ chức quần chúng và nhân dân có quyền giám sát và hỗ trợ mọi mặt để bảo vệ môi trường ngành xây dựng.

Điều 2: Trong quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Môi trường ngành xây dựng quy định trong Quy chế này được hiểu là tổng thể của môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo có thể bị tác động bởi các hoạt động của các dự án xây dựng đô thị, điểm dân cư và khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu, thiết bị xây dựng.

2. Môi trường đô thị điểm dân cư và khu công nghiệp: bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, yếu tố vật chất và phi vật chất có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của thiên nhiên và con người trong đô thị, điểm dân cư và trong các khu công nghiệp.

3. Bảo vệ môi trường ngành xây dựng là thông qua công tác đồng bộ trên các mặt luật pháp, hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm tạo điều kiện tổ chức tốt môi trường ở và môi trường lao động; giảm thiểu các tác động xấu ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên và xã hội.

4. Cơ sở hạ tầng đô thị, khu công nghiệp:

a. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Tập hợp các công trình, thiết bị kỹ thuật phục vụ các hoạt động sản xuất và đời sống ở đô thị như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng (điện, gaz), chiếu sáng công cộng, hệ thống cung cấp nước và thoát nước, quản lý chất thải rắn bảo đảm môi trường sống ở đô thị. Phần lớn công trình, thiết bị của cơ sở hạ tầng được đặt ngầm dưới nền đất đô thị và thực hiện ở giai đoạn đầu của kế hoạch xây dựng đô thị, khu công nghiệp.

b. Cơ sở hạ tầng xã hội: Tập hợp các công trình phục vụ xã hội tại đô thị và các điểm dân cư cho các nhu cầu phục vụ giáo dục (nhà trẻ, trường học) phục vụ y tế (bệnh viện, trạm xá, nhà an dưỡng), phục vụ văn hoá (nhà văn hoá, rạp hát, rạp chiếu phim, thư viện), phục vụ thương nghiệp (cửa hàng, chợ, siêu thị), phục phụ nghỉ ngơi, giải trí (công viên, vườn thú), tôn giáo, tín ngưỡng (nhà thờ, đền, chùa) và các di sản văn hoá khác.

5. Khu công nghiệp: cụm từ viết tắt của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

6. ĐTM: viết tắt của cụm đánh giá tác động môi trường.

7. Khu nhà ở không chính thức: là các khu ở tạm như nhà ổ chuột, xóm liều....

Điều 3: Quản lý môi trường trong ngành xây dựng.

Các dự án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng (theo phân cấp và quy định trong Thông tư số 490/1998/TT của Bộ KHCN&MT hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM) phải thực hiện ĐTM nghĩa là phải xem xét các khía cạnh môi trường, tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành. Trong qua trình thi công và vận hành khai thác sử dụng công trình phải tránh hoặc giảm thiểu các tác động có hại đến sức khoả cộng đồng và vệ sinh môi trường; Phải tuân thủ các quy định trong giấy cấp phép về môi trường; Chịu sự kiểm tra và thanh tra về môi trường của cơ quan quản lý môi trường theo định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết.

Chương 2

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ, ĐIỂM DÂN CƯ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 4: Đánh giá tác động môi trường trong các dự án quy hoạch xây dựng

1. Đối với dự án quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng phê duyệt hoặc thoả thuận để các địa phương phê duyệt hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đều phải lập báo cáo ĐTM riêng (theo mẫu hiện hành) kèm theo văn bản của cơ quan lập quy hoạch, đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoặc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng thẩm định theo sự phân cấp.

2. Khi lập, thẩm định và xét duyệt dự án quy hoạch xây dựng cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại Điều 5 của quy chế này:

Điều 5: Bảo vệ môi trường trong quản lý xây dựng đô thị, điểm dân cư, khu công nghiệp:

1. Quản lý môi trường đất, hệ sinh thái, điều kiện tự nhiên:

a. Phải thực hiện đúng các quy định theo loại đô thị về tiêu chí sử dụng đất bao gồm: mật độ dân số, tỷ lệ đất cho nhà ở, đất công nghiệp, đường, vườn hoa cây xanh, mặt nước hồ điều hoà: phải tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản có liên quan từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý đô thị, điểm dân cư và khu công nghiệp.

b. Tài nguyên sinh vật trong các hệ sinh thái trên cạn (môi trường đất) và dưới nước) trong quá trình quy hoạch và xây dựng cần được bảo vệ tối đa như núi, cánh rừng, sông ngòi, hồ ao, các loài động vật quý hiếm.

c. Không được trưng dụng các hồ ao, các nguồn nước tự nhiên trong các đô thị làm nơi chứa và xử lý nước thải, nơi đổ rác thải làm nhiễm bẩn và ô nhiễm môi trường (trừ trường hợp bất khả kháng, phải được xử lý ở mức tối đa và phải do cơ quan có thẩm quyền của đô thị đó quyết định).

d. Bảo vệ chất lượng đất không bị quá trình ô nhiễm làm biến đổi môi trường sống, gây ra các loại dịch bệnh cho con người và động, thực vật sống trên đó. Chất lượng đất trong đô thị, điểm dân cư, khu công nghiệp cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn Nhà nước về môi trường.

2. Quản lý môi trường nước:

Trong quá trình thực hiện dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng phải đảm bảo các cam kết của Chủ dự án và Bản cấp phép về môi trường (nếu có) được quy định trong báo cáo ĐTM với các nội dung cơ bản sau:

a. San nền và thoát nước mưa: Hạn chế tối đa tình trạng ngập úng theo từng địa hình, tuỳ thuộc khả năng đầu tư cho phép của từng thời kỳ. Các hố thu phải có lưới chắn rác và trong hố thu phải có đáy thu cặn lắng. Tổ chức và biên chế người cào nhặt rác, nạo vét ga thăm và đổ vào nơi quy định.

b. Xử lý nước thải: Nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải sản xuất phải xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Bùn sau công đoạn xử lý nước thải và trong các bể xí tự hoại cần được hút theo quy trình thiết kế và chuyên chở ra nơi quy định.

c. Các nhà máy nước: phải có giấy phép khai thác nước theo "Luật tài nguyên nước" về nước mặt và "Thông tư liên tịch số 11/1997/TTLT-NN-CN ngày 08/11/97 của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn và Bộ Công nghiệp" về quản lý khai thác nước ngầm. Nước phải được xử lý đạt chất lượng nước tiêu dùng trước khi ra khỏi nhà máy. Đối với nước thải từ nhà máy nước xả ra (xả nước thải của bể lắng, bể lọc, bể chứa) phải xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

d. Tuân thủ những vấn đề có liên quan đến cấp, thoát nước và môi trường nước trong xây dựng đô thị, điểm dân cư, khu công nghiệp được nêu ở Điều 4.15, Điều 5.15, Điều 5.17, Điều 5.20, Điều 6.12, Điều 6.13 trong Quy chuẩn xây dựng - chất lượng nước trong đô thị, điểm dân cư, khu công nghiệp và các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam (TCVN) về môi trường có liên quan.

3. Quản lý môi trường không khí:

Tuân thủ những điều có liên quan đến môi trường khí trong xây dựng đô thị, điểm dân cư, khu công nghiệp được nêu ở Điều 4.18 trong Quy chuẩn xây dựng và khoản 2 Điều 71 trong Nghị định số 36/CP ngày 29-5-1995 của Chính phủ được cụ thể hoá trong Thông tư số 02/TT-MTg ngày 2-1-1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Chất lượng không khí trong đô thị, điểm dân cư khu công nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn TCVN về môi trường.

4. Chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông, công trường trong đô thị:

a. Xây dựng các giải cây xanh, tường chắn những nơi gây ồn thường xuyên, thiết kế vật liệu cách âm chống ồn theo tiêu chuẩn; tuyền truyền giáo dục nhân dân trong việc tuân thủ các quy định về gây ồn.

b. Tuân thủ những quy định có liên quan về tiếng ồn tính trong đô thị, điểm dân cư, khu công nghiệp được nêu ở Điều 4.16 trong Quy chuẩn xây dựng và các TCVN về môi trường.

5. Cây xanh và mặt nước đô thị:

Cây xanh và mặt nước để bảo vệ môi trường trong đô thị, điểm dân cư, cần tuân thủ các Điều 5.16, 6.14, 7.16 trong Quy chuẩn xây dựng - 1996.

6. Môi trường giao thông:

Tuân thủ những quy định có liên quan đến hệ thống giao thông trong đô thị, điểm dân cư, khu công nghiệp được nêu ở Điều 4.7, 5.13, 6.10, 7.11 trong Quy chuẩn xây dựng và các TCVN về môi trường.

a. Những vấn đề có liên quan đến khí thải về môi trường không khí được nêu trong các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam ở Điều 4.18 về xả khí thải trong quy chuẩn xây dựng - 1996.b.

b. Những vấn đề có liên quan đến độ ồn về môi trường không khí được nêu trong các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam ở Điều 4.16 về mức ồn tối đa trong Quy chuẩn xây dựng - 1996.

c. Tuân thủ khoản 2 Điều 71 trong Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ được cụ thể hoá trong Thông tư số 02/TT-MTg ngày 2-1-1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

7. Bảo vệ môi trường trong các công trình văn hoá - lịch sử:

Vấn đề môi trường các di tích văn hoá, lịch sử trong khu dân cư, khu đô thị và khu công nghiệp ngoài những điều liên quan đến Qui chuẩn xây dựng - 1996 còn cần tuân theo Pháp lệnh về bảo vệ và sử dụng di tích văn hoá, lịch sử và danh lam thắng cảnh, Nghị định số 288/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 31/12/1985 và Thông tư số 206/VHTT của Bộ Văn hoá thông tin ngày 22/7/1996.

8. Môi trường tại những nơi ở không chính thức trong đô thị:

"Nhà tạm" ở các đô thị, thuộc dạng những khu nhà ở lấn chiếm đất công của người có thu nhập thấp (ven sông, hồ, kênh, mương), sống lênh đênh trên mặt nước (dân vạn đò, vạn chài) hoặc cạnh các bãi rác trong đô thị. Những khu nhà ở không chính thức thường là nhà tạm thiếu các hệ thống hạ tầng kỹ thuật tối thiểu (đường, điện, cấp nước, thoát nước). Đây là nơi có mức độ ô nhiễm môi trường cao nhất, đồng thời cũng là nơi tập trung và lan truyền các mầm mống dịch bệnh nhiều nhất trong các đô thị, vì vậy cần tuân thủ những quy định có liên quan đến khu nhà ở tại các đô thị, điểm dân cư, khu công nghiệp được nêu ở Điều 5.7, 5.9, 6.6, 6.9 trong qui chuẩn xây dựng.

9. Chất thải rắn và chất thải nguy hại:

Trong đô thị cần quy hoạch và quy định bãi chôn lấp phế thải hợp vệ sinh hoặc các trạm xử lý chất thải rắn theo quy định nhằm thực hiện Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp và các văn bản sau đây:

a) Thông tư liên Bộ số 1590/1997/TTLB-KHCNMT-XD của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về quản lý chất thải rắn đô thị.

b) Quy chế quản lý chất thải nguy hại được ban hành kèm theo Quyết định số: 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Quy chế Quản lý chất thải Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-YT ngày 27/8/1999 của Bộ tế.

Điều 6: Bảo vệ môi trường các khu công nghiệp.

1. Các khu công nghiệp phải có Quy chế thống nhất quản lý môi trường khu công nghiệp, bao gồm các cơ sở hạ tầng về sử dụng đất, đường, điện, nước cấp, nước thải, cây xanh, mặt nước: Quản lý các tác động đến các yếu tố tự nhiên, xã hội như các tác động của khói, bụi, tiếng ồn, khí thải, nước thải, chất thải rắn, tất cả các tác động này phải được giảm thiểu dưới giới hạn tiêu chuẩn cho phép.

2. Quản lý và bảo vệ môi trường các khu công nghiệp phải thực hiện theo Quy chế quản lý môi trường khu công nghiệp.

Chương 3

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Điều 7: Bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư xây dựng:

Đối với từng dự án xây dựng phải được xác định ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư cho đến giai đoạn xây dựng và nghiệm thu, đưa dự án vào sử dụng. Trong khâu thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện các quy định về ĐTM (Thông tư số 490/1998/TT của Bộ KHCN&MT hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM, Thông tư số 1420/MTg ngày 26/11/1994 hướng dẫn ĐTM đối với các cơ sở đang hoạt động) và cần đưa vào dự án nguồn kinh phí để xây dựng các công trình kỹ thuật xử lý những vấn đề có liên quan đến môi trường.

Điều 8: Bảo vệ môi trường trong các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa...

Các dự án phải đảm bảo phù hợp với môi trường cảnh quan khu vực và tiếp nối thích hợp với hạ tầng hiện có, phải đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ với các công trình lân cận như hệ thống giao thông, xử lý nước thải, khí thải, thu gom xử lý rác thải khu vực. Các nguồn chất thải (khí thải, nước thải, rác thải) phát sinh trong quá trình vận hành công trình xây dựng phải được xử lý cục bộ hoặc được truyền tải kín tới hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải của đô thị và khu công nghiệp.

Điều 9: Về tiện nghi, an toàn sức khoẻ cho người sử dụng:

Phải tuân thủ Qui chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn có liên quan về chiếu sáng tự nhiên, thông hơi thoáng gió, lối đi lối thoát, phòng chống cháy nổ, chống động đất và nhiệt độ trong phòng đối với các công trình có sử dụng điều hoà nhiệt độ. Vật liệu sử dụng bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ những người sống và làm việc trong công trình đó.

Điều 10: Tiết kiệm năng lượng:

Cần nâng cao hiệu suất trong việc sử dụng năng lượng, nhiên liệu và bảo đảm vệ sinh môi trường xây dựng theo Qui chuẩn xây dựng cụ thể là:

1. Tận dụng điều kiện chiếu sáng tự nhiên.

2. Sử dụng các trang thiết bị trong công trình có hiệu suất năng lượng cao.

3. Vỏ bao che cách nhiệt tốt để giảm tối đa hiện tượng truyền nhiệt.

4. Các công trình công cộng, tthương mại, chung cư nên sử dụng hệ thống làm mát trung tâm và khi sử dụng thiết bị có dung môi làm lạnh phải tuân thủ Công ước về bảo vệ tầng ozon mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký và phê chuẩn ngày 26 tháng 4 năm 1994.

Chương 4

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG

Điều 11: Công trường xây dựng

Các công trình xây dựng phải đảm bảo các Qui định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình chuyên chở vật liệu xây dựng, quá trình thi công và hoàn thiện công trình.

Các công trường xây dựng phải có tổng hợp tình hình môi trường định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu, theo bản phê duyệt báo cáo ĐTM trong qua trình thi công công trình cho đến khi hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

Điều 12: Công nghệ và trang thiết bị trên công trường.

Khi thi công móng cọc cho các công trình trong đô thị phải xem xét lựa chọn thiết bị thi công thích hợp để tránh rung động, khói, bụi, tiếng ồn và ảnh hưởng tới các công trình khác.

Điều 13: Xử lý nước bề mặt và nước thải trong quá trình thi công.

1. Phải có hệ thống thoát nước công trường bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận, không gây sụt lở đất các khu vực xung quanh, không gây lầy lội làm ảnh hưởng đến phía ngoài công trình và giao thông đô thị bằng cách xử lý riêng trong công trường hoặc có hố thu gom và chuyên chở ra nơi quy định.

2. Các dung dịch khoan hoặc bùn đất phải thu gom và lắng đọng để nạo vét hoặc thu hồi.

Điều 14: Thu gom phế thải các công trình thi công.

1. Có biện pháp quản lý, thu gom phế thải xây dựng, chỗ vệ sinh tạm thời cho công nhân xây dựng.

2. Cấm đổ phế thải xây dựng tự do từ trên cao xuống mặt đất hoặc sàn dưới.

3. Phải có kế hoạch thu gom, vận chuyển chất thải xây dựng đến nơi quy định.

4. Ở những nơi quá chật hẹp phải xin phép nơi đổ phế thải tạm thời.

Điều 15: An toàn vệ sinh trong thi công và bảo vệ công trình xây dựng.

1. Các công trường xây dựng phải thực hiện những quy định về vệ sinh và an toàn lao động theo TCVN 5308-91, an toàn điện TCVN 4086-95, và Qui chuẩn xây dựng - 1996.

2. Công trường phải được che chắn chống bụi và vật rơi từ trên cao, chống ồn và rung động quá mức TCVN TCVN 3985-85, phòng chống cháy TCVN 3254 - 89, an toàn nổ TCVN 3255 - 86 trong qua trình thi công.

3. Xe vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng rời, phế thải xây dựng dễ gây bụi và làm bẩn môi trường phải được bọc kín, tránh rơi vãi; tránh mang bùn, bẩn trong công trường ra đường phố và hệ thống đường giao thông công cộng.

4. Công trình kỹ thuật hạ tầng tại công trường: Bảo vệ cây xanh trong và xung quanh công trường, việc chặt hạ cây xanh phải được phép cơ quan quản lý cây xanh; Việc chiếu sáng bên ngoài phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, đối với các nhà cao tầng phải có đèn báo hiệu an toàn ban đêm; Các công trình vệ sinh tạm thời phải được xử lý triệt để và không gây ảnh hưởng đến môi trường lâu dài sau khi hoàn thành công trình.

5. Phải có biện pháp cụ thể để bảo vệ cảnh quan, giá trị thẩm mỹ, không gian kiến trúc và các yêu cầu khác của khu vực xung quanh trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Chương 5

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 16: Các cơ sở sản xuất xi măng

1. Phải xử lý từ khâu nhập nguyên, nhiên vật liệu (đất sét, đá vôi, than, dầu...) đến khâu thành phẩm (bụi xi măng) trong các nhà xưởng theo tiêu chuẩn môi trường lao động.

2. Đối với bụi và khí thải có nguồn gốc từ đốt nhiên liệu khi nung luyện clinker và trong khâu nghiền phải qua xử lý lọc bụi, cần phải tính toán đầy đủ chiều cao của ống khói với địa hình cho phép theo tiêu chuẩn môi trường.

3. Đối với công nghệ xi măng lò quay sản xuất theo phương pháp ướt là loại công nghệ lạc hậu, tổn hao năng lượng lớn, ô nhiễm môi trường trầm trọng cần ưu tiên đầu tư chuyển sang công nghệ khô (hoặc phải cải tạo môi trường theo hướng đầu tư hiện đại nhất).

Cần phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo các TCVN có liên quan đối với công nghệ xi năng lò đứng và lò quay.

4. Đối với công nghệ xi măng lò đứng, phải tiến hành cải tiến kỹ thuật đầu tư chiều sâu hoàn thiện dây chuyền, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường: cần sớm loại bỏ những cơ sở xi măng lò đứng không đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm và gây ô nhiễm môi trường.

Điều 17: Các cơ sở sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng:

1. Các cơ sở sản xuất gạch xây:

a. Lò nung sấy tuynen ô nhiễm khí thải vẫn còn lớn, cần trang bị hệ thống hấp phụ SO2 hoặc ống khói đủ chiều cao nhằm lan toả khí thải theo hướng pha loãng.

b. Đối với loại lò gạch sản xuất theo kiểu thủ công lãng phí nguyên liệu, nhiên liệu và gay ô nhiễm môi trường, cần hạn chế ô nhiễm môi trường tiến đến thay thế dần loại sản xuất gạch thủ công bằng loại lò nung sấy tuynen.

2. Các cơ sở sản xuất tấm lợp, má phanh ô tô:

a. Các cơ sở sản xuất này gây ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải và bụi amiăng, xi măng. Phải có biện pháp kỹ thuật để xử lý nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn lao động, hạn chế và loại trừ các chất ô nhiễm trước khi xả ra nguồn tiếp nhận và phải được đưa đến vị trí theo quy hoạch được duyệt.

b. Việc sử dụng nguyên liệu và sản xuất sản phẩm có chứa amiăng cần thực hiện đúng các quy định hiện hành.

3. Cơ sở sản xuất thuỷ tinh, kính tấm xây dựng:

Ô nhiễm bụi, dầu mỡ, khí SO2, HF và các khí độc hại khác cũng phải được loại trừ trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

4. Các cơ sở sản xuất thiết bị sứ vệ sinh và gạch lát:

Các cơ sở sản xuất này gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là bụi, khí thải và nước thải; Ở phân xưởng sản xuất và tráng men có hàm lượng cặn lơ lửng rất cao; Phải có các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi và lắng cặn nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Điều 18: Các cơ sở sản xuất sản phẩm cơ khí xây dựng:

Ô nhiễm chủ yếu là xỉ than, bã đất đèn, phoi sắt thép, SiO2, NaCO3, cắt làm khuôn, khí thải, dầu mỡ và các kim loại nặng trong nước thải (đặc biệt là phân xưởng mạ). Phải có biện pháp thu khí, bụi, thu dầu mỡ; trung hoà và xử lý nước thải đạt chất lượng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Điều 19: Các cơ sở khai thác cát, đá, sỏi làm cốt liệu bê tông, khai thác gia công đá ốp lát:

1. Phải bảo vệ cảnh quan, giảm thiểu sự thay đổi bề mặt đất đai, thay đổi dòng chảy các sông suối.

2. Bụi đá và nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

3. Phải có biện pháp kiểm soát và xử lý bụi đá từ nguồn phát sinh để bảo đảm môi trường lao động và môi trường chung: trong nhà phải thu hút và lọc bụi, ngoài công trường phải phun ẩm nhằm giảm lượng bụi phát tán.

Điều 20: Khuyến khích các cơ sở sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng đạt chất lượng môi trường.

Các cơ sở sản xuất phải xác định các yếu tố chủ yếu của hệ thống quản lý môi trường của mình để xây dựng nội quy quản lý cơ sở, cụ thể gồm:

1. Phổ biến nhằm quán triệt những quy định về quản lý môi trường từ thủ trưởng đơn vị đến tất cả mọi thành viên trong đơn vị.

2. Xác định các sản phẩm của cơ sở sản xuất cần đạt tiêu chuẩn môi trường.

3. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cụ thể để bảo vệ môi trường.

4. Cần quy định cụ thể về công nghệ, kinh phí và lực lượng thực hiện hoạt động quản lý môi trường, có quy chế cụ thể để lực lượng này hoạt động.

5. Đào tạo và có các phương pháp nâng cao nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm theo yêu cầu bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên.

6. Tổ chức thông tin, tuyên truyền trong nội bộ và bên ngoài về vấn đề bảo vệ môi trường. Các thông tin phải được lưu giữ để có thể kiểm tra xử lý kịp thời.

7. Định kỳ kiểm tra mạng lưới tổ chức bảo vệ môi trường của cơ sở.

8. Cấp quản lý phải kiểm tra hệ thống kỹ thuật bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục, thường xuyên có hiệu quả.

9. Phấn đấu bảo đảm cơ sở sản xuất được cấp chứng chỉ theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9.000 và các tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14.000.

Điều 21: An toàn và vệ sinh lao động trong sản xuất vật liệu xây dựng

1. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phải tổ chức định kỳ kiểm tra, đo đạc các yếu tố môi trường lao động theo quy định hoặc theo giấy phép về môi trường. Yếu tố môi trường lao động gồm:

a. Các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt);

b. Các yếu tố vật lý (ánh sáng, tiếng ồn, rung, các bức xạ có hại: bức xạ ion hoá và không ion hoá);

c. Các yếu tố hoá học (hơi, khí, bụi độc, chất hoá học);

d. Các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng, côn trùng;

e. Khi các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép thì phải có biện pháp khắc phục ngay; hoặc nếu thấy có khả năng xảy ra sự cố bất thường gây nguy cơ đến sức khoẻ và tính mạng của ngươì lao động thì phải ngừng ngày hoạt động và báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để kiểm tra, xử lý kịp thời.

2. Cơ sở sản xuất phải đảm bảo những quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho từng cá nhân. Xe vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, vật tư xây dựng ra khỏi công xưởng, xí nghiệp sản xuất vào đường phố phải che kín, tránh rơi vãi.

Chương 6

TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH XÂY DỰNG

Điều 22: Tổ chức thực hiện và phối hợp với các Bộ ngành:

Bộ Xây dựng chỉ đạo công tác quản lý môi trường Ngành Xây dựng và phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các bộ ngành, tỉnh thành phố chỉ đạo thực hiện Luật bảo vệ môi trường và quy chế bảo vệ môi trường trong ngành Xây dựng, đồng thời:

1. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc thực hiện Luật Tài nguyên nước: bảo vệ, khai thác nguồn nước cấp cho ăn uống sinh hoạt, sản xuất ở các khu dân cư đô thị, nông thôn và khu công nghiệp.

2. Phối hợp với Bộ Y tế trong việc tư vấn, xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh chất lượng nước ăn uống sinh hoạt, xử lý nước thải, rác thải bệnh viện và các cơ sở y tế.

3. Phối hợp với Bộ Công nghiệp và Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc xử lý nước thải và thu gom, vận chuyển xử lý rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại ra nơi quy định theo quy hoạch được duyệt.

4. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải về quy hoạch đường vành đai đô thị, đường và các nút giao thông trong đô thị, chống ùn tắc, gây ô nhiễm môi trường.

5. Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành Xây dựng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ sau:

a. Vụ Khoa học Công nghệ của Bộ Xây dựng (Vụ KHCN):

- Là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong công tác quản lý môi trường ngành Xây dựng, trong việc đề xuất chiến lược, chương trình hành động, nghiên cứu khoa học, xây dựng chính sách, tiêu chuẩn, đào tạo, hợp tác quốc tế, điều tra cơ bản, hiện trạng môi trường hàng năm của Ngành.

- Thường trực trong việc thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM cấp Bộ hoặc được phân cấp, uỷ quyền; Đại diện cho Bộ Xây dựng tham gia các Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước hoặc các Hội đồng thẩm định địa phương về ĐTM; Giúp các cơ sở của Bộ trong quá trình lập báo cáo ĐTM và tiếp nhận việc đăng ký các Báo cáo ĐTM theo quy định hiện hành trước khi các cơ sở của Bộ trình duyệt các cơ quan quản lý nhà nước.

- Tổng hợp tình hình báo cáo hiện trạng môi trường Ngành Xây dựng hàng năm, định kỳ 5 năm theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

b. Các Cục Vụ chức năng khác của Bộ trong phạm vi nhiệm vụ của mình phối hợp với Vụ KHCN trong việc quản lý môi trường Ngành Xây dựng.

c. Các đơn vị khác thuộc ngành Xây dựng có trách nhiệm tư vấn, phối hợp với Vụ KHCN trong các hoạt động của mạng lưới quản lý môi trường ngành Xây dựng.

Điều 23: Mạng lưới quản lý môi trường xây dựng.

Mạng lưới quản lý môi trường xây dựng bao gồm các đầu mối có liên quan đến môi trường về quản lý, thanh tra, nghiên cứu, tư vấn, xây dựng, vận hành các dự án, công trình từ cấp Bộ, các Tổng công ty, Công ty trực thuộc đến các địa phương (bao gồm Vụ Khoa học Công nghệ là đơn vị thường trực; Các viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu Khoa học Công nghệ và Môi trường; Các Hội trường chuyên ngành; Trung tâm Y tế. Các phòng ban an toàn lao động và vệ sinh môi trường các tổng Công ty thi công và sản xuất vật liệu xây dựng; Các phòng ban an toàn lao động và vệ sinh môi trường các Sở Xây dựng, Sở Giao thông Công chính).

Điều 24: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mạng lưới quản lý Môi trường Xây dựng:

Là tổ chức tư vấn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về các vấn đề quản lý môi trường xây dựng như môi trường trong thiết kế quy hoạch xây dựng, môi trường trong quản lý đô thị và khu công nghiệp; môi trường sản xuất vật liệu xây dựng; môi trường công trường xây dựng; môi trường trong nhà ở và công trình công cộng, công trình sản xuất công nghiệp với một số công việc cụ thể sau:

1. Hướng dẫn các đơn vị trong Ngành thực hiện Luật bảo vệ Môi trường, các chính sách, thông tư, quyết định, chỉ thị của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thuộc trung ương và địa phương trong lĩnh vực Xây dựng. Phối hợp các Bộ, Ngành soạn thảo các văn bản liên tịch về các vấn đề môi trường có liên quan.

2. Xây dựng chiến lược, chính sách và chương trình hành động quản lý môi trường ngành Xây dựng đồng bộ với các Bộ, Ngành phù hợp với chỉ thị 36 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường và Luật bảo vệ môi trường. Đề xuất các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, đào tạo, các vấn đề có liên quan trực tiếp đến môi trường Ngành Xây dựng. Nghiên cứu Hướng dẫn, chỉ dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM.

3. Lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm, năm năm theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Nghiên cứu biểu điều tra thống kê, kiểm soát, báo cáo các vấn đề môi trường ngành Xây dựng. Phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước thanh tra, giám sát các vấn đề môi trường Xây dựng. Viết bài, ảnh, thông tin trong các tạp chí chuyên ngành và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

4. Tư vấn các vấn đề về báo cáo ĐTM các công trình lớn, phức tạp, có ý nghĩa quan trọng và mang tính chất đa ngành.

5. Nghiên cứu, nhập và chuyển giao công nghệ mới về kỹ thuật môi trường.

6. Thảo luận và đóng góp ý kiến (bằng văn bản) các vấn đề mà Bộ trưởng yêu cầu tư vấn.

7. Nghiên cứu, phổ biến và khuyến khích tất cả các cơ sở thuộc Ngành đăng ký và bảo đảm các tiêu chuẩn quản lý Môi trường (ISO 14000).

8. Thanh tra môi trường: Thực hiện theo kế hoạch hàng năm (khoản 2 Điều 21 Quy chế này) hoặc phối hợp với Cục Môi trường hoặc Sở KHCN&MT thanh tra đột xuất khi có yêu cầu.

9. Đề nghị khen thưởng công trình, đơn vị, cá nhân có thành tích trong bảo vệ, quản lý môi trường ngành Xây dựng.

Điều 25: Ban thường trực mạng lưới quản lý môi trường Ngành Xây dựng:

1. Trưởng ban là Thứ trưởng phụ trách Khoa học Công nghệ và Môi trường chỉ đạo các hoạt động của mạng lưới theo tinh thần của Quy chế này.

2. Phó trưởng ban thường trực là Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ có nhiệm vụ đề xuất các hoạt động, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ ghi trong Điều 22 Quy chế này.

3. Các đại diện làm đầu mối cho các đơn vị ghi trong Điều 23 Quy chế này có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động do Ban thường trực yêu cầu.

4. Uỷ viên thư ký Thường trực là chuyên viên Vụ Khoa học Công nghệ.

5. Phương thức hoạt động:

a. Hàng năm, mạng lưới quản lý môi trường Xây dựng họp 2 lần:

Tháng 9: Xây dựng kế hoạch hành động cho năm sau theo định kỳ xây dựng kế hoạch khoa học công nghệ hàng năm của Bộ.

Tháng 3: Tổng hợp báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm và những vấn đề nẩy sinh.

b. Khi có yêu cầu và theo sự chỉ đạo của Bộ sẽ có những sinh hoạt bất thường để cùng xem xét, giải quyết. Ban thường trực có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ nội dung các buổi sinh hoạt này để đạt kết quả cao nhất.

Chương 7

Chương 8

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 về Quy chế bảo vệ môi trường ngành Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.237

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.209.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!