Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1626/QĐ-TTg 2023 Quy hoạch thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng 2021 2030

Số hiệu: 1626/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 15/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1626/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22/7/2022 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 334/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị của Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 29/TTr-BXD ngày 30 tháng 5 năm 2023, các văn bản: số 126/BC-BXD ngày 22 tháng 6 năm 2023, số 3319/BXD-VLXD ngày 27 tháng 7 năm 2023, số 4496/BXD-VLXD ngày 06 tháng 10 năm 2023, số 4886/BXD-VLXD ngày 27 tháng 10 năm 2023, số 5271/BXD-VLXD ngày 17 tháng 11 năm 2023, số 5704/BXD-VLXD ngày 11 tháng 12 năm 2023 và Báo cáo thẩm định số 18/BC-HĐTĐ ngày 04 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung như sau:

1. Quan điểm

a) Việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải phù hợp chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia.

b) Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản bảo đảm phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và dự trữ tài nguyên khoáng sản phục vụ nhu cầu phát triển ngành vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài; bảo đảm an ninh, quốc phòng, hiệu quả kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường, di tích lịch sử, văn hóa, hài hòa giữa lợi ích quốc gia, địa phương và doanh nghiệp; ưu tiên và khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản có quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng khoáng sản hợp lý, hiệu quả và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

c) Khuyến khích thăm dò, thăm dò xuống sâu các khu vực khoáng sản theo tọa độ, diện tích được quy hoạch để đánh giá đầy đủ tài nguyên, trữ lượng và thu hồi tối đa khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên. Đầu tư có trọng điểm vào các khu vực tập trung nhiều khoáng sản để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo ra động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

d) Khai thác khoáng sản phải bảo đảm thu hồi tối đa khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm; bảo đảm nguyên liệu cho các dự án chế biến trong nước; cân đối hài hòa giữa xuất khẩu, nhập khẩu; chỉ xuất khẩu khoáng sản đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy định.

đ) Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin, chuyển đổi số để thực hiện mục tiêu khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, phát triển bền vững, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

- Phát triển bền vững hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, tương xứng với tiềm năng khoáng sản, đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng cho nền kinh tế, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, cảnh quan. Hình thành ngành khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng tập trung, đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, phù hợp với xu thế của thế giới.

- Giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu đến năm 2030, ngành công nghiệp khai thác - chế biến các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng trở thành ngành công nghiệp hiện đại, áp dụng triệt để các giải pháp công nghệ thông tin, công nghệ định vị vào quản lý và sản xuất; hạn chế các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới thiết bị khai thác, chế biến tiên tiến, hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và lợi thế cạnh tranh; đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản làm xi măng và đá hoa trở thành ngành công nghiệp chủ đạo, phát triển bền vững tương xứng với quy mô khoáng sản.

- Giai đoạn tầm nhìn đến năm 2050: Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng thành ngành kinh tế mạnh, đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước; áp dụng triệt để công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản tiên tiến, hiện đại theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh tương đương với các nước tiên tiến khu vực Châu Á, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050; chấm dứt các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên phát triển vật liệu xanh, vật liệu mới thân thiện với môi trường; khuyến khích hình thành và phát triển một số doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu thăm dò:

Thăm dò đánh giá chất lượng, trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong quy hoạch bao gồm thăm dò mới, thăm dò nâng cấp trữ lượng trong phạm vi các dự án đang khai thác nhằm bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng của nền kinh tế cho giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục hoàn thành việc thăm dò, phê duyệt trữ lượng đối với các giấy phép thăm dò đã cấp.

- Mục tiêu khai thác:

+ Duy trì các giấy phép khai thác đã được cấp bảo đảm tính ổn định cho các dự án chế biến, sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã đầu tư xây dựng.

+ Cấp giấy phép cho các dự án khai thác khoáng sản tại các khu vực đã được thăm dò phù hợp với quy hoạch, bảo đảm đủ trữ lượng, chất lượng khoáng sản, đáp ứng tối đa nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng đang hoạt động, đang và sẽ đầu tư xây dựng. Việc khai thác khoáng sản phải thu hồi tối đa khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm, bảo đảm hiệu quả, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và an ninh quốc phòng. Công suất khai thác các khu vực khoáng sản trong quy hoạch là con số tối đa cho phép (chưa bao gồm khoáng sản đi kèm), được xác định trên cơ sở kết quả phê duyệt trữ lượng của cơ quan có thẩm quyền và dự án đầu tư khai thác khoáng sản đã được phê duyệt theo quy định, phù hợp với cung - cầu thị trường theo từng giai đoạn và từng vùng, khu vực quy hoạch.

- Mục tiêu chế biến và sử dụng:

+ Duy trì và phát triển các dự án chế biến, sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng; tăng cường đầu tư cải tiến công nghệ - thiết bị, áp dụng quản trị công nghệ để tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

+ Đầu tư mới các dự án chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải bảo đảm được nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Mục tiêu thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.

3. Quy hoạch thăm dò, khai thác theo các nhóm khoáng sản

a) Nhóm khoáng sản làm xi măng:

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 36 khu vực khoáng sản đá vôi, 46 khu vực khoáng sản sét và 31 khu vực các loại khoáng sản làm phụ gia; tiếp tục hoàn thành việc thăm dò, phê duyệt trữ lượng đối với 14 đề án thăm dò khoáng sản đá vôi, 19 đề án thăm dò khoáng sản sét, 09 đề án thăm dò các loại khoáng sản làm phụ gia đã được cấp giấy phép thăm dò; tiếp tục thăm dò bổ sung theo chiều sâu, nâng cấp trữ lượng đối với các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác. Tổng trữ lượng thăm dò các khu vực quy hoạch dự kiến đạt được với khoáng sản đá vôi khoảng 3.658.100 nghìn tấn, với khoáng sản sét khoảng 962.600 nghìn tấn và với các loại khoáng sản làm phụ gia khoảng 499.300 nghìn tấn.

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép khai thác tại 38 khu vực khoáng sản đá vôi, 52 khu vực khoáng sản sét và 34 khu vực các loại khoáng sản làm phụ gia; tiếp tục cấp giấy phép khai thác cho các dự án được thăm dò bổ sung; thực hiện 115 dự án khai thác đá vôi với trữ lượng khai thác khoảng 1.758.700 nghìn tấn, 107 dự án khai thác sét với trữ lượng khai thác khoảng 348.300 nghìn tấn và 49 dự án khai thác các loại khoáng sản làm phụ gia với trữ lượng khai thác khoảng 187.900 nghìn tấn.

- Giai đoạn năm 2031 - 2050:

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 45 khu vực khoáng sản đá vôi, 29 khu vực khoáng sản sét và 12 khu vực các loại khoáng sản làm phụ gia; tiếp tục thăm dò bổ sung theo chiều sâu, nâng cấp trữ lượng đối với các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác. Tổng trữ lượng thăm dò các khu vực quy hoạch dự kiến đạt được với khoáng sản đá vôi khoảng 3.771.900 nghìn tấn, với khoáng sản sét khoảng 415.500 nghìn tấn và với các loại khoáng sản làm phụ gia khoảng 161.900 nghìn tấn.

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép khai thác tại 44 khu vực khoáng sản đá vôi, 39 khu vực khoáng sản sét và 12 khu vực các loại khoáng sản làm phụ gia; tiếp tục cấp giấy phép khai thác cho các dự án được thăm dò bổ sung; thực hiện 154 dự án khai thác đá vôi với trữ lượng khai thác khoảng 4.837.400 nghìn tấn, 135 dự án khai thác sét với trữ lượng khai thác khoảng 1.079.200 nghìn tấn và 59 dự án khai thác các loại khoáng sản làm phụ gia với trữ lượng khai thác khoảng 478.500 nghìn tấn.

b) Nhóm khoáng sản làm đá ốp lát, mỹ nghệ:

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 93 khu vực khoáng sản làm đá ốp lát, mỹ nghệ và 23 khu vực khoáng sản thạch anh, quarzit; tiếp tục hoàn thành việc thăm dò, phê duyệt trữ lượng đối với 83 đề án thăm dò khoáng sản làm đá ốp lát, mỹ nghệ và 09 đề án thăm dò khoáng sản thạch anh, quarzit đã được cấp giấy phép; tiếp tục thăm dò, nâng cấp trữ lượng đối với các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác. Tổng trữ lượng thăm dò các khu vực quy hoạch dự kiến đạt được với khoáng sản làm đá ốp lát, mỹ nghệ khoảng 407.000 nghìn m3 và với khoáng sản thạch anh, quarzit khoảng 96.500 nghìn tấn.

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép khai thác tại 163 khu vực khoáng sản làm đá ốp lát, mỹ nghệ, 32 khu vực khoáng sản thạch anh, quarzit; thực hiện 260 dự án khai thác đá ốp lát, mỹ nghệ với trữ lượng khai thác khoảng 64.100 nghìn m3 và 32 dự án khai thác thạch anh, quarzit với trữ lượng khai thác khoảng 10.800 nghìn tấn.

- Giai đoạn năm 2031 - 2050:

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 64 khu vực khoáng sản làm đá ốp lát, mỹ nghệ và 05 khu vực khoáng sản thạch anh, quarzit; tiếp tục thăm dò nâng cấp trữ lượng đối với các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác. Tổng trữ lượng thăm dò các khu vực quy hoạch dự kiến đạt được với khoáng sản làm đá ốp lát, mỹ nghệ khoảng 607.500 nghìn m3 và với khoáng sản thạch anh, quarzit khoảng 1.400 nghìn tấn.

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép khai thác tại 66 khu vực khoáng sản làm đá ốp lát, mỹ nghệ và 05 khu vực khoáng sản thạch anh, quarzit; thực hiện 322 dự án khai thác đá ốp lát, mỹ nghệ với trữ lượng khai thác khoảng 395.700 nghìn m3 và 37 dự án khai thác thạch anh, quarzit với trữ lượng khai thác khoảng 62.900 nghìn tấn.

c) Nhóm khoáng sản làm gốm sứ, vật liệu chịu lửa

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 52 khu vực khoáng sản cao lanh, felspat và 02 khu vực khoáng sản đất sét chịu lửa; tiếp tục hoàn thành việc thăm dò, phê duyệt trữ lượng đối với 19 đề án thăm dò khoáng sản cao lanh, felspat, 04 đề án thăm dò khoáng sản đất sét trắng đã được cấp giấy phép; tiếp tục thăm dò nâng cấp trữ lượng đối với các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác. Thăm dò mới đối với các khu vực khoáng sản cao lanh, felspat, đất sét trắng, đất sét chịu lửa khi có các kết quả điều cơ bản địa chất về khoáng sản mới được bổ sung, cập nhật vào quy hoạch. Tổng trữ lượng thăm dò các khu vực quy hoạch dự kiến đạt được với khoáng sản cao lanh, felspat khoảng 214.300 nghìn tấn, với khoáng sản đất sét chịu lửa khoảng 15.200 nghìn tấn và với khoáng sản đất sét trắng khoảng 8.200 nghìn tấn.

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép khai thác tại 67 khu vực khoáng sản cao lanh, felspat, 04 khu vực khoáng sản đất sét trắng, 02 khu vực khoáng sản đất sét chịu lửa; thực hiện 104 dự án khai thác cao lanh, felspat với trữ lượng khai thác khoảng 135.300 nghìn tấn, 05 dự án khai thác đất sét trắng với trữ lượng khai thác khoảng 2.900 nghìn tấn và 03 dự án khai thác đất sét chịu lửa với trữ lượng khai thác khoảng 5.800 nghìn tấn. Cấp giấy phép khai thác mới đối với các khu vực khoáng sản cao lanh, felspat, đất sét trắng và đất sét chịu lửa sau khi có các kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng mới bổ sung.

- Giai đoạn năm 2031 - 2050:

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 01 khu vực khoáng sản cao lanh, felspat; tiếp tục thăm dò nâng cấp trữ lượng đối với các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác. Tổng trữ lượng thăm dò các khu vực quy hoạch dự kiến đạt được với khoáng sản cao lanh, felspat khoảng 1.600 nghìn tấn.

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép khai thác tại 03 khu vực khoáng sản cao lanh, felspat; thực hiện 103 dự án khai thác cao lanh, felspat với trữ lượng khai thác khoảng 236.900 nghìn tấn, 04 dự án khai thác đất sét trắng với trữ lượng khai thác khoảng 3.600 nghìn tấn và 02 dự án khai thác đất sét chịu lửa với trữ lượng khai thác khoảng 11.900 nghìn tấn.

d) Nhóm khoáng sản chính làm kính xây dựng

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 15 khu vực khoáng sản cát trắng; tiếp tục hoàn thành việc thăm dò, phê duyệt trữ lượng đối với 12 đề án thăm dò khoáng sản cát trắng đã được cấp giấy phép; tiếp tục thăm dò nâng cấp trữ lượng đối với các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác. Tổng trữ lượng thăm dò các khu vực quy hoạch dự kiến đạt được với khoáng sản cát trắng khoảng 305.500 nghìn tấn.

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép khai thác tại 26 khu vực khoáng sản cát trắng; thực hiện 40 dự án khai thác cát trắng với trữ lượng khai thác khoảng 57.700 nghìn tấn.

- Giai đoạn năm 2031 - 2050:

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 03 khu vực khoáng sản cát trắng; tiếp tục thăm dò nâng cấp trữ lượng đối với các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác. Tổng trữ lượng thăm dò các khu vực quy hoạch dự kiến đạt được với khoáng sản cát trắng khoảng 4.300 nghìn tấn.

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép khai thác tại 04 khu vực khoáng sản cát trắng; thực hiện 40 dự án khai thác cát trắng với trữ lượng khai thác khoảng 207.200 nghìn tấn.

đ) Nhóm khoáng sản làm vôi công nghiệp.

- Giai đoạn đến năm 2030:

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 03 khu vực khoáng sản dolomit và 38 khu vực khoáng sản đá vôi; tiếp tục hoàn thành việc thăm dò, phê duyệt trữ lượng đối với 05 đề án thăm dò khoáng sản dolomit và 06 đề án thăm dò khoáng sản đá vôi đã được cấp giấy phép; tiếp tục thăm dò nâng cấp trữ lượng đối với các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác. Tổng trữ lượng thăm dò các khu vực quy hoạch dự kiến đạt được với khoáng sản dolomit khoảng 206.900 nghìn tấn và với khoáng sản đá vôi khoảng 792.400 nghìn tấn.

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép khai thác tại 08 khu vực khoáng sản dolomit và 43 khu vực khoáng sản đá vôi; thực hiện 12 dự án khai thác dolomit với trữ lượng khai thác khoảng 30.600 nghìn tấn và 48 dự án khai thác đá vôi với trữ lượng khai thác khoảng 171.900 nghìn tấn.

- Giai đoạn năm 2031 - 2050:

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 18 khu vực khoáng sản đá vôi; tiếp tục thăm dò nâng cấp trữ lượng đối với các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác. Tổng trữ lượng thăm dò các khu vực quy hoạch dự kiến đạt được với khoáng sản đá vôi khoảng 867.100 nghìn tấn.

+ Dự kiến cấp mới các giấy phép khai thác tại 19 khu vực khoáng sản đá vôi; thực hiện 10 dự án khai thác dolomit với trữ lượng khai thác khoảng 116.200 nghìn tấn 66 dự án khai thác đá vôi với trữ lượng khai thác khoảng 803.900 nghìn tấn.

Số liệu tổng hợp và danh mục chi tiết quy hoạch thăm dò, khai thác các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV và Phụ lục V kèm theo Quyết định này.

4. Quy hoạch chế biến và sử dụng

a) Tăng cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng phế thải của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác làm nguyên liệu, nhiên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, giảm sử dụng tài nguyên khoáng sản tự nhiên, giảm ô nhiễm môi trường.

b) Khoáng sản làm vật liệu xây dựng được khai thác cung cấp nguyên liệu cho các dự án chế biến và sử dụng theo cân đối của nhu cầu thị trường. Sử dụng khoáng sản trước hết phải ưu tiên cho nhu cầu trong nước, bảo đảm cân đối hài hòa giữa xuất khẩu và nhập khẩu; chỉ xuất khẩu khoáng sản đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy định.

c) Đầu tư các dự án sản xuất xi măng phải dự kiến nguồn nguyên liệu chính (đá vôi và sét) nằm trong quy hoạch bảo đảm đủ trữ lượng và chất lượng.

d) Đầu tư các dự án sản xuất vôi công nghiệp phải dự kiến nguồn nguyên liệu chính (đá vôi, đolomit) nằm trong quy hoạch bảo đảm đủ trữ lượng và chất lượng.

Số liệu quy hoạch chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng được tổng hợp tại Phụ lục VI kèm theo Quyết định này.

5. Định hướng quy hoạch hạ tầng

a) Đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, cảng biển tổng hợp phục vụ phát triển các dự án khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

b) Tiếp tục nâng cấp, đầu tư mới các tuyến đường giao thông, điện lưới quốc gia cho các vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp tập trung phục vụ cho phát triển các dự án khoáng sản và phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực.

c) Các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản phải xây dựng phương án vận tải nguyên vật liệu, hàng hóa bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường và phù hợp với điều kiện hạ tầng khu vực triển khai dự án; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hệ thống vận tải chuyên dùng như: Băng tải, đường sắt, cảng bốc dỡ riêng,... cho dự án.

6. Định hướng phát triển khoa học và công nghệ

a) Đẩy mạnh việc chuyển đổi công nghệ, thiết bị trong công tác thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo hướng hiện đại, tiên tiến, tận thu tối đa nguồn khoáng sản, sử dụng tài nguyên theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp khai thác công nghệ cao trong khai thác đá nhằm hạn chế việc ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

b) Khuyến khích việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong công nghệ sản xuất, sử dụng rác thải, phế thải làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế khoáng sản tự nhiên.

7. Định hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

a) Tăng cường phổ biến rộng rãi các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Nhà đầu tư thực hiện thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải đầu tư, quản lý, xử lý môi trường trong quá trình triển khai hoạt động và vận chuyển khoáng sản.

b) Thực hiện giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở khai thác khoáng sản, chế biến nguyên liệu, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng theo đúng quy định; áp dụng các phương pháp giám sát hiện đại, tự động, kết nối trực tuyến với cơ quan chức năng quản lý môi trường.

c) Khuyến khích đầu tư xử lý chất thải của các ngành công nghiệp thành nguyên liệu, phụ gia cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng thay thế nguyên liệu là khoáng sản không tái tạo.

d) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và an toàn lao động của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản nguyên liệu và sản xuất vật liệu xây dựng.

8. Nguồn kinh phí thực hiện

a) Kinh phí cho việc xây dựng, quản lý quy hoạch và thực hiện các các dự án thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản theo quy hoạch từ các nguồn sau:

- Nguồn ngân sách nhà nước cho các công tác lập, công bố và quản lý quy hoạch, phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở dữ liệu và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật liên quan.

- Nguồn vốn đầu tư xã hội cho các dự án thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đối với các khu vực khoáng sản và các nhóm khoáng sản theo quy hoạch được duyệt.

b) Kinh phí từng nhiệm vụ, dự án cụ thể được xây dựng trong quá trình triển khai quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật.

9. Giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp về pháp luật, chính sách

- Tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách và các quy định pháp luật về khoáng sản, quy hoạch, đầu tư, đất đai, môi trường, thuế, phí, lâm nghiệp,... để bảo đảm thống nhất, đồng bộ, thuận lợi cho quá trình thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản.

- Tăng cường phối hợp giữa Bộ Xây dựng với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản, quản lý hoạt động khoáng sản và cung cấp thông tin về tình hình khai thác, chế biến khoáng sản sau cấp phép.

- Cấu trúc lại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, tổn thất tài nguyên cao và gây ô nhiễm môi trường, khai thác không gắn kết với địa chỉ sử dụng để hình thành các doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, khai thác, chế biến tập trung với công nghệ tiên tiến, hiện đại bảo đảm an toàn lao động và thân thiện môi trường.

- Ban hành các cơ chế khuyến khích đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế khoáng sản tự nhiên từ rác thải, phế thải. Thiết lập cơ chế quản lý kiểm soát chặt chẽ đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường.

- Ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích sử dụng khoáng sản đi kèm chất lượng thấp, sản phẩm thải, chất thải từ khai thác, chế biến khoáng sản để sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường và san lấp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn.

b) Giải pháp tài chính, đầu tư

- Tài chính: Rà soát, điều chỉnh kịp thời các loại thuế, phí, lệ phí hợp lý theo nguyên tắc khuyến khích phát triển ngành, bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế và tính thống nhất của hệ thống chính sách, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.

- Đầu tư: Phát huy nội lực, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đủ năng lực đóng vai trò chủ lực tham gia thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản chiến lược, có trữ lượng lớn.

c) Giải pháp khoa học, công nghệ

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nhằm thu hồi tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm và khoáng sản có chất lượng thấp.

- Đầu tư đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị tiên tiến, hiện đại trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

- Xây dựng cơ chế chính sách cho phát triển các nền tảng số, xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu số, xây dựng bản đồ số hóa phục vụ công tác nghiên cứu, hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

- Thường xuyên cập nhật, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo hướng đáp ứng các tiêu chí kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp.

d) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về khoáng sản, công khai quy hoạch khoáng sản.

- Nâng cao nhận thức vai trò, pháp luật về khoáng sản; tăng cường sự giám sát của cộng đồng đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn; công khai, minh bạch các khoản thu và sử dụng nguồn thu từ các doanh nghiệp khoáng sản.

- Đa dạng hóa phương thức truyền thông, ứng dụng các lợi thế của công nghệ số, mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với các hoạt động khoáng sản; kịp thời cung cấp thông tin bảo đảm tính khách quan, trung thực, ngăn chặn các hoạt động kích động, lôi kéo, xuyên tạc của các tổ chức phản động nhằm chống phá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

đ) Giải pháp về đào tạo

- Chú trọng đầu tư đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị và phương pháp đào tạo, đào tạo lại tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu chuyên ngành, các phòng thí nghiệm; nâng cao năng lực, chất lượng nghiên cứu khoa học bằng nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa.

- Tăng cường hợp tác giữa các trường, cơ sở nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm trong nước với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu quốc tế để đào tạo các chuyên gia, công nhân lành nghề và cung cấp các trang thiết bị đào tạo, nghiên cứu, phòng thí nghiệm chất lượng cao.

e) Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh hợp tác khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quản trị tài nguyên khoáng sản, quan trắc, dự báo, quản trị môi trường, điều khiển tự động nhằm nâng cao hiệu quả, giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và bảo đảm môi trường.

- Tăng cường hợp tác đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng có quy mô lớn và yêu cầu công nghệ cao.

g) Giải pháp về huy động vốn

Vốn đầu tư cho các dự án thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản ngoài một phần vốn của ngân sách nhà nước, chủ yếu do doanh nghiệp tự bảo đảm bằng nguồn vốn tự có, vốn vay thương mại trên thị trường tài chính, vốn huy động từ các nguồn khác, cụ thể:

- Ngân sách nhà nước

+ Bảo đảm kinh phí cho: Lập quy hoạch, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, công bố quy hoạch, xây dựng và quản lý dữ liệu về quy hoạch theo quy định hiện hành.

+ Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ tiên tiến trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản nhằm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản không tái tạo phù hợp với Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Huy động các nguồn vốn khác: Nguồn kinh phí cho việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng từ các nguồn tài chính hợp pháp của các tổ chức, cá nhân và các quỹ đầu tư trong nước, nước ngoài theo quy định pháp luật.

h) Giải pháp về nguồn nhân lực

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân lực phù hợp với yêu cầu ngành nghề và tiến độ phát triển của các dự án khai thác, chế biến các loại khoáng sản, nhất là nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao tiếp cận được công nghệ mới.

- Chú trọng tuyển dụng, đào tạo lao động tại chỗ, đặc biệt là các địa bàn miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Có chính sách thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao; chú trọng việc chăm lo đời sống, vật chất và tinh thần cho người lao động.

- Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý về lĩnh vực khoáng sản và quy hoạch khoáng sản, cần tuyển dụng, bố trí những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong thực tiễn, bổ trợ và cập nhật kiến thức pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan. Đặc biệt cần tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý khoáng sản ở địa phương.

i) Giải pháp quản lý đối với các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng giao thoa với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023

Các khu vực khoáng sản sử dụng đa mục đích (bao gồm: Đá hoa, thạch anh, quarzit) giao thoa giữa hai quy hoạch trên được tính toán cân đối cung - cầu nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng và được tổng hợp tại quy hoạch này làm căn cứ để quản lý, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật của khoáng sản và tiêu chí lợi ích cho đất nước chịu trách nhiệm xác định lĩnh vực sử dụng chính của khoáng sản và quyết định cơ quan quản lý quy hoạch tại các khu vực khoáng sản giao thoa sau khi đã có kết quả thăm dò, phê duyệt trữ lượng.

Danh mục các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng giao thoa với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 được tổng hợp tại Phụ lục VII kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Xây dựng

a) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch, bảo đảm tính thống nhất với nội dung của Quyết định này.

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan thực hiện việc công bố quy hoạch, lập kế hoạch thực hiện quy hoạch theo quy định; tổ chức thực hiện quy hoạch; thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quy hoạch theo thẩm quyền.

c) Quản lý, lưu trữ số liệu, tài liệu, sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch, bảo đảm thống nhất với nội dung của quyết định này. Cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu về quy hoạch các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng vào hệ thống thông tin cơ sở quốc gia về quy hoạch trên môi trường mạng. Cung cấp thông tin về quy hoạch cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định.

d) Định kỳ báo cáo về hoạt động quy hoạch, đánh giá thực hiện quy hoạch, tiến hành rà soát quy hoạch để đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

đ) Tiếp nhận thông tin, số liệu về các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng từ kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện và các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng bảo đảm yêu cầu về tài nguyên/trữ lượng, chất lượng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất trong quá trình quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cập nhật, bổ sung hoặc điều chỉnh quy hoạch theo quy định.

e) Phối hợp với các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư các dự án khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng tuân thủ theo quy hoạch và quy định pháp luật có liên quan.

g) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích, thúc đẩy việc sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường; ưu tiên các dự án sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng tái chế từ chất thải công nghiệp, xây dựng và từ các ngành, lĩnh vực khác nhằm đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn.

h) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương liên quan đánh giá về khả năng sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng, san lấp; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật các loại vật liệu xây dựng sử dụng cát biển; đồng thời nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đối với khoáng sản cát biển để bổ sung vào quy hoạch này theo quy định.

i) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có khoáng sản) xác định cụ thể về địa danh, diện tích, tọa độ, tài nguyên/ trữ lượng, công suất khai thác, thời kỳ quy hoạch,... đối với các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng có vướng mắc trong quy hoạch để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi cấp giấy phép hoạt động khoáng sản; đồng thời cập nhật các thông tin trên vào cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trong quá trình cấp phép hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy hoạch, bảo đảm dự án khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng sử dụng công nghệ tiên tiến, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng; lấy ý kiến Bộ Xây dựng trong quá trình thẩm định và cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng để bảo đảm cân đối cung - cầu và nâng cao hiệu quả đầu tư các đề án/dự án thăm dò, khai thác khoáng sản; lấy ý kiến Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương trong quá trình thẩm định và cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các khu vực khoáng sản giao thoa (đá hoa, thạch anh, quarzit, cát trắng đi kèm với titan) trong các quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương trong việc kiểm tra, thanh tra các dự án khai thác, chế biến các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng; xử lý theo quy định đối với các dự án không tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về khoáng sản.

c) Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đặc biệt với các loại khoáng sản làm phụ gia xi măng, cao lanh, felspat, đất sét trắng, đất sét chịu lửa,... và kịp thời cung cấp các thông tin về kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản làm vật liệu xây dựng cho Bộ Xây dựng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cập nhật, bổ sung hoặc điều chỉnh quy hoạch.

d) Phối hợp với Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia trong quá trình thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản bảo đảm báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản phải bao gồm tất cả các khoáng sản có ích đã xác định được trữ lượng, tài nguyên trong khu vực thăm dò làm cơ sở để lập dự án khai thác; thu hồi tối đa các loại khoáng sản dùng cho nhiều mục đích sử dụng nhằm tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.

đ) Rà soát, bổ sung các điểm/khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng có tiềm năng về khoáng sản (có tên trong quy hoạch thời kỳ trước) nhưng chưa đủ điều kiện đưa vào quy hoạch thời kỳ này (chưa có tọa độ khép góc, chưa có số liệu điều tra, đánh giá về tài nguyên khoáng sản,...) vào quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

e) Khẩn trương hoàn thành công tác điều tra, đánh giá khoáng sản cát biển (khu vực biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng); đồng thời nghiên cứu bổ sung điều tra, đánh giá tổng thể về tiềm năng khoáng sản cát biển làm vật liệu xây dựng trong quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để khoanh định và công bố các khu vực khoáng sản cát biển có tiềm năng làm cơ sở cho việc bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định.

g) Nghiên cứu nội dung quy định quản lý nhà nước về quy hoạch và cấp phép thăm dò, khai thác đối với khoáng sản cát biển để bổ sung vào dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản trong quá trình xây dựng Luật Khoáng sản sửa đổi.

h) Phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý quy hoạch khoáng sản, hoạt động khoáng sản; chia sẻ thông tin về hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp sau cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

i) Cung cấp cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia chuẩn hóa để tạo dữ liệu khung cho hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.

3. Bộ Công Thương

Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình quản lý quy hoạch và cấp giấy phép hoạt động khoáng sản đối với các khu vực khoáng sản giao thoa (đá hoa, thạch anh, quarzit, cát trắng đi kèm titan) trong các quy hoạch đã phê duyệt.

4. Các bộ, ngành liên quan

Các bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng triển khai các nhiệm vụ trong quá trình thực hiện quy hoạch bảo đảm kịp thời, chất lượng và hiệu quả.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc tổ chức triển khai thực hiện, quản lý quy hoạch và quá trình cấp giấy phép hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy hoạch tỉnh tại địa phương. Không quy hoạch các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc quy hoạch tỉnh, quy hoạch các dự án phát triển kinh tế - xã hội và khoanh vùng khu vực cấm/tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, rừng tự nhiên chồng lấn lên các khu vực/mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã quy hoạch thăm dò - khai thác giai đoạn 2021 - 2030 khi chưa có ý kiến của cơ quan quản lý quy hoạch.

b) Kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn; ngăn chặn hiệu quả việc khai thác, xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng trái phép; xử lý triệt để các cơ sở khai thác, chế biến các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng không bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật an toàn, gây ô nhiễm môi trường.

c) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện quy hoạch các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng và quản lý hoạt động khoáng sản của địa phương theo quy định. Kịp thời báo cáo Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường khi phát hiện các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng mới hoặc các khoáng sản làm vật liệu xây dựng đi kèm với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đáp ứng yêu cầu về trữ lượng, chất lượng làm xi măng, vôi công nghiệp, đá ốp lát, gốm sứ, vật liệu chịu lửa và kính xây dựng trong quá trình quản lý hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung hoặc điều chỉnh quy hoạch.

d) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về khoáng sản khi triển khai quy hoạch trên địa bàn.

đ) Nghiên cứu, đánh giá để làm rõ hiệu quả triển khai thực hiện đối với trường hợp có sự chồng lấn về ranh giới các khu vực khoáng sản tại quy hoạch này với các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đề xuất giải pháp, phương án hợp lý, lộ trình cụ thể, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước, quy định pháp luật có liên quan và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

e) Rà soát quy hoạch tỉnh để đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh (nếu cần thiết) bảo đảm phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

6. Các tổ chức, cá nhân có liên quan

Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch; tổng hợp báo cáo các thông tin liên quan và đề xuất vướng mắc (nếu có) trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện có các phát sinh, vướng mắc, Bộ Xây dựng tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
--------------

No. 1626/QD-TTg

Hanoi, December 15, 2023

 

DECISION

APPROVAL FOR PLANNING FOR EXPLORATION, EXTRACTION, PROCESSING AND USE OF MINERALS USED AS BUILDING MATERIALS FOR THE PERIOD OF 2021-2030, WITH A VISION TOWARDS 2050

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to some Articles of Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Mineral Law dated November 17, 2010;

Pursuant to the Law on Planning dated November 21, 2017;

Pursuant to the Law on amendments to some Articles concerning planning of 37 Laws dated November 20, 2018;

Pursuant to Resolution No. 10-NQ/TW dated February 10, 2022 of the Politburo on strategic orientation for geology, minerals and mining industry by 2030, with a vision towards 2045;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to Resolution No. 81/2023/QH15 dated January 09, 2023 of the National Assembly on national master plan for 2021 – 2030 with vision scheduled for 2050;

Pursuant to Resolution No. 88/NQ-CP dated July 22, 2022 of the Government on promulgation of action program of the Government for implementation of the Resolution No. 10-NQ/TW dated February 10, 2022 of the Politburo on strategic orientation for geology, minerals and mining industry by 2030, with a vision towards 2045;

Pursuant to Government’s Decree No. 158/2016/ND-CP dated November, 29 2016 on elaboration of the Law on Minerals;

Pursuant to the Government’s Decree No. 37/2019/ND-CP dated May 07, 2019 on elaboration of some Articles of the Law on Planning; Government’s Decree No. 58/2023/ND-CP dated August 12, 2023 on amendments to some Articles of Decree No. 37/2019/ND-CP dated May 07, 2019 on elaboration of some Articles of the Law on Planning;

Pursuant to Decision No. 995/QD-TTg dated August 09, 2018 of the Prime Minister on allocation of tasks to Ministries for organization of formulation of national sector planning for the period of 2021-2030, with a vision towards 2050;

Pursuant to Decision No. 131/QD-TTg dated January 17, 2020 of the Prime Minister on approval for formulation of planning for exploration, extraction, processing and use of minerals used as building materials for the period of 2021-2030, with a vision towards 2050;

Pursuant to Decision No. 334/QD-TTg dated April 01, 2023 of the Prime Minister on approval for the Strategy on geology, minerals and mining industry by 2030, with a vision towards 2045;

At the request of the Ministry of Construction in Report No. 29/TTr-BXD dated May 30, 2023, Document No. 126/BC-BXD dated June 22, 2023, Document No. 3319/BXD-VLXD dated July 27, 2023, Document No. 4496/BXD-VLXD dated October, 06 2023, Document No. 4886/BXD-VLXD dated October 27, 2023, Document No. 5271/BXD-VLXD dated November 17, 2023, Document No. 5704/BXD-VLXD dated December 11, 2023 and Appraisal Report No. 18/BC-HDTD dated April 04, 2023 of a Council for appraisal of planning for exploration, extraction, processing and use of minerals used as building materials for the period of 2021-2030, with a vision towards 2050.

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Viewpoints

a) The exploration, extraction, processing and use of minerals shall be consistent with guidelines of the Communist Party, policies of the State on development of mineral extraction and processing industry, the planning for socio-economic development in Vietnam and the national general planning.

b) The exploration, extraction, processing and use of minerals shall ensure sustainable development and meet domestic demands and mineral reserve requirements, thereby serving the development of building materials in both the near and long term; provide assurance about national defense and security, socio-economic effectiveness, protection of environment and historical and cultural relics, and harmony of interests among the State, local authorities and enterprises; and give priority over and encouragement to economic sectors in Vietnam to invest in large-scale projects on extraction and processing of minerals that apply modern technology, reasonably and effectively use minerals and protect natural landscape.

c) It is encouraged to explore and deeply explore mineral areas according to the planned area and coordinates in order to fully assess natural resources and reserves, and recover minerals to the maximum in association with environmental protection and preservation of natural landscape. Mineral concentration areas shall be invested in a focused manner so as to promote potential and advantages, thereby creating motivation for socio-economic development.

d) The mineral extraction shall ensure maximum recovery of main and accompanying minerals; raw materials used for domestic processing projects; and harmonious balance between export and import. Only processed minerals qualified for export are exported according to regulations.

dd) The modern science and technology, information technology, and digital transformation shall be applied, thereby achieving objectives of effective extraction of mineral resources, sustainable development, and response to climate change.

2. Objectives

a) General objectives

- Sustainably develop exploration, extraction, processing and use of minerals used as building materials in a manner that is consistent with mineral potential, meets the demand for raw materials used to produce building materials for economy to the maximum and minimizes negative impacts on ecological environment and landscape. Establish a concentrated, synchronous and effective industry of extraction and processing of minerals used as building materials with advanced technology and modern equipment in conformity with trends of the world.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2050: Develop the industry of extraction and processing of minerals and production of building materials into a strong economic sector which reaches an advanced and modern level and basically meets domestic demand; thoroughly apply information technology and artificial intelligence, and comprehensively transform technology and equipment of advanced and modern mineral extraction and processing facilities according to the model of circular and green economy equivalent to that of advanced countries in Asia towards net zero emissions by 2050; stop building material production activities that ineffectively use natural resources and causes environmental pollution, and give priority to the development of green materials and new environmentally friendly materials; encourage establishment and development of some large-scale enterprises extracting and processing minerals and producing building materials that operate effectively and have capacity for international competitiveness.

b) Specific objectives

- Exploration objectives:

Carry out exploration for assessment of quality and reserves of minerals used as building materials in the planning, including new exploration and exploration for additional reserves within the scope of projects in which minerals are being extracted to effectively use mineral resources and meet demands for raw materials used to produce building materials of the economy by 2030, with a vision towards 2050 to the maximum. Continue to complete exploration and approval for mineral reserves according to the issued exploration permits.

- Extraction objectives:

+ Maintain extraction permits that have been issued in order to ensure stability of projects on processing and use of minerals used as building materials that have been invested in construction.

+ Issue permits to mineral extraction projects in areas that have been explored according to the planning, thereby ensuring sufficient reserves and quality of minerals and fully providing raw materials for establishments processing and producing building materials that are operating and have been invested in construction. Minerals shall be extracted in such a way to recover main and accompanying minerals to the maximum, ensure efficiency, protect environment landscape and historical and cultural relics and meet national defense and security requirements. The extraction capacity of each mineral area specified in the planning is the maximum permissible value (excluding accompanying minerals) which is determined on the basis of the result of reserve approval of the competent authority and the approved project on investment in extraction of minerals according to regulations in conformity with the market’s supply – demand by each period, region and area under planning.

- Processing and use objectives:

+ Maintain and develop projects on processing and use of minerals used as building materials; promote investment in improvement of technology and equipment and application of technology management to save resources and energy, increase labor productivity, create products with high added value and reduce environmental pollution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Details about objectives of exploration, extraction, processing and use of minerals used as building materials are provided in Appendix I enclosed with this Decision.

3. Planning for exploration and extraction of groups of minerals

a) Minerals used to make cement:

- By 2030:

+ It is expected to issue new exploration permits to 36 limestone areas, 46 clay areas and 31 additive mineral areas; continue to complete exploration and approval for reserves with regard to 14 projects on exploration of limestone, 19 projects on exploration of clay and 09 projects on exploration of additive minerals whose permits have been issued; continue to carry on in-depth surveys and make exploration for additional reserves with regard to mines whose extraction permits have been issued. Total mineral reserves which have been explored in the planned areas will reach about 3.658.100 thousand tonnes of limestone, about 962.600 thousand tonnes of clay and about 499.300 thousand tonnes of additive minerals.

+ It is expected to issue new exploration permits to 38 limestone areas, 52 clay areas and 34 additive mineral areas; continue to issue extraction permits to projects in which minerals are additionally explored; carry out 115 projects on extraction of limestone with a reserve of about 1.758.700 thousand tonnes, 107 projects on extraction of clay with a reserve of about 348.300 thousand tonnes and 49 projects on extraction of additive minerals with a reserve of about 187.900 thousand tonnes.

- From 2031 to 2050:

+ It is expected to issue new exploration permits to 45 limestone areas, 20 clay areas and 12 additive mineral areas; continue to carry on in-depth surveys and make exploration for additional reserves with regard to mines whose extraction permits have been issued. Total mineral reserves which have been explored in the planned areas will reach about 3.771.900 thousand tonnes of limestone, about 415.500 thousand tonnes of clay and about 161.900 thousand tonnes of additive minerals.

+ It is expected to issue new exploration permits to 44 limestone areas, 39 clay areas and 12 additive mineral areas; continue to issue extraction permits to projects in which minerals are additionally explored; carry out 154 projects on extraction of limestone with a reserve of about 4.837.400 thousand tonnes, 135 projects on extraction of clay with a reserve of about 1.079.200 thousand tonnes and 59 projects on extraction of additive minerals with a reserve of about 478.500 thousand tonnes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2030:

+ It is expected to issue new exploration permits to 93 areas of minerals used to produce stone facing slabs, fine art stone and 23 areas of quartz and quartzite; continue to complete exploration and approval for reserves with regard to 83 projects on exploration of minerals used to produce stone facing slabs, fine art stone and 09 projects on exploration of quartz and quartzite whose permits have been issued; continue to make exploration for additional reserves with regard to mines whose extraction permits have been issued. Total mineral reserves which have been explored in the planned areas will reach about 407.000 thousand m3 of minerals used to produce stone facing slabs, fine art stone, and 96.500 thousand tonnes of quartz and quartzite.

+ It is expected to issue new exploration permits to 163 areas of minerals used to produce stone facing slabs, fine art stone and 32 areas of quartz and quartzite; carry out 260 projects on extraction of minerals used to produce stone facing slabs, fine art stone with a reserve of about 64.100 thousand m3 and 32 projects on extraction of quartz and quartzite with a reserve of about 10.800 thousand tonnes

- From 2031 to 2050:

+ It is expected to issue new exploration permits to 64 areas of minerals used to produce stone facing slabs, fine art stone and 05 areas of quartz and quartzite; continue to make exploration for additional reserves with regard to mines whose extraction permits have been issued. Total mineral reserves which have been explored in the planned areas will reach about 607.500 thousand m3 of minerals used to produce stone facing slabs, fine art stone, and 1.400 thousand tonnes of quartz and quartzite.

+ It is expected to issue new exploration permits to 66 areas of minerals used to produce stone facing slabs, fine art stone and 05 areas of quartz and quartzite; carry out 322 projects on extraction of minerals used to produce stone facing slabs, fine art stone with a reserve of about 395.700 thousand m3 and 37 projects on extraction of quartz and quartzite with a reserve of about 62.900 thousand tonnes.

c) Minerals used to produce ceramic ware and refractory

- By 2030:

+ It is expected to issue new exploration permits to 52 kaolinite and feldspar areas and 02 refractory clay areas; continue to complete exploration and approval for reserves with regard to 19 projects on exploration of kaolinite and feldspar and 04 projects on exploration of white clay whose permits have been issued; continue to make exploration for additional reserves with regard to mines whose extraction permits have been issued. Make new exploration of areas of kaolinite, feldspar, white clay and refractory clay when there are basic geological results of new minerals added and updated to the planning. Total mineral reserves which have been explored in the planned areas will reach about 214.300 thousand tonnes of kaolinite and feldspar, about 15.200 thousand tonnes of refractory clay and about 8.200 thousand tonnes of white clay.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- From 2031 to 2050:

+ It is expected to issue new exploration permits to 01 kaolinite and feldspar area; continue to make exploration for additional reserves with regard to mines whose extraction permits have been issued. Total mineral reserves which have been explored in the planned areas will reach about 1.600 thousand tonnes of kaolinite and feldspar.

+ It is expected to issue new exploration permits to 03 kaolinite and feldspar areas; carry out 103 projects on extraction of kaolinite and feldspar with a reserve of about 236.900 thousand tonnes, 04 projects on extraction of white clay with a reserve of about 3.600 thousand tonnes and 02 projects on extraction of refractory clay with a reserve of about 11.900 thousand tonnes.

d) Minerals used to produce glass in building

- By 2030:

+ It is expected to issue new exploration permits to 15 white sand areas; continue to complete exploration and approval for reserves with regard to 12 projects on exploration of white sand whose permits have been issued; continue to make exploration for additional reserves with regard to mines whose extraction permits have been issued. Total mineral reserves which have been explored in the planned areas will reach about 305.500 thousand tonnes of white sand.

+ It is expected to issue new exploration permits to 26 white sand areas; carry out 40 projects on extraction of white sand with a reserve of about 57.700 thousand tonnes.

- From 2031 to 2050:

+ It is expected to issue new exploration permits to 03 white sand areas; continue to make exploration for additional reserves with regard to mines whose extraction permits have been issued. Total mineral reserves which have been explored in the planned areas will reach about 4.300 thousand tonnes of white sand.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Minerals used to produce industrial lime.

- By 2030:

+ It is expected to issue new exploration permits to 03 dolomite areas and 38 limestone areas; continue to complete exploration and approval for reserves with regard to 05 projects on exploration of dolomite and 06 projects on exploration of limestone whose permits have been issued; continue to make exploration for additional reserves with regard to mines whose extraction permits have been issued. Total mineral reserves which have been explored in the planned areas will reach about 206.900 thousand tonnes of dolomite, and 792.400 thousand tonnes of limestone.

+ It is expected to issue new exploration permits to 08 dolomite areas and 43 limestone areas; carry out 12 projects on extraction of dolomite with a reserve of about 30.600 thousand tonnes and 48 projects on extraction of limestone with a reserve of about 171.900 thousand tonnes.

- From 2031 to 2050:

+ It is expected to issue new exploration permits to 18 limestone areas; continue to make exploration for additional reserves with regard to mines whose extraction permits have been issued. Total mineral reserves which have been explored in the planned areas will reach about 867.100 thousand tonnes of limestone.

+ It is expected to issue new exploration permits to 19 limestone areas; carry out 10 projects on extraction of dolomite with a reserve of about 116.200 thousand tonnes and 66 projects on extraction of limestone with a reserve of about 803.900 thousand tonnes.

The data and detailed list of projects on exploration, extraction, processing and use of minerals used as building materials are provided in Appendix II, Appendix III, Appendix IV and Appendix V enclosed with this Decision.

4. Processing and use planning

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Extract minerals used as building materials to supply raw materials to processing and use projects according to the balance of market demand. d) Upon using minerals, give first priority to the satisfaction of domestic demands and the maintenance of harmonious balance between export and import. Only processed minerals qualified for export are exported according to regulations.

c) Upon investment in cement production projects, main materials (limestone and clay) shall be prepared in the planning in order to ensure sufficient reserves and quality.

d) Upon investment in industrial lime production projects, main materials (limestone and dolomite) shall be prepared in the planning in order to ensure sufficient reserves and quality.

Statistics and data on planning for processing and use of minerals used as building materials are consolidated and provided in Appendix VI enclosed with this Decision.

5. Orientation to infrastructure planning

a) Make synchronous investment in traffic and seaport infrastructure in order to serve development of projects on extraction and processing of minerals in conformity with each development stage.

b) Continue to upgrade and invest in new roads and national electricity grids for remote and rural areas and concentrated industrial parks in order to serve the development of mineral projects and socio-economic development of each region and area.

c) Regarding projects on investment in extraction and processing of minerals, formulate plans to transport raw materials and goods in a manner that ensures safety and environmental hygiene and meets conditions for infrastructure of areas where such projects are being implemented; encourage enterprises to invest in specialized transportation systems, including conveyors, railways, separate loading and unloading ports, etc. for these projects.

6. Orientation to development of science and technology

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Stimulate application of advanced technology to production and use of scraps and waste as raw materials and fuel to replace natural minerals.

7. Orientation to environmental protection, natural disaster management and climate change resilience;

a) Strengthen dissemination of legal documents on environment protection. Investors exploring, extracting and processing minerals shall invest in, manage and treat environment during operation and transportation of minerals.

b) Monitor environmental protection at mineral extraction facilities, raw material processing facilities, and building material factories in accordance with regulations; apply modern and automatic monitoring methods that facilitate online connection with environmental management authorities.

c) Encourage investment in treatment and reuse of industrial waste as raw materials and additives for the industry of production of building materials to replace non-renewable mineral raw materials.

d) Strengthen inspection, examination and strict supervision of the implementation of commitments stated in environmental impact assessment reports, and environmental protection and labor safety commitments of establishments extracting and processing minerals and producing building materials.

8. Funding sources

a) Funding for formulation and management of planning and implementation of projects on exploration, extraction, processing and use of mineral under planning is derived from:

- State budget with regard to formulation, announcement and management of planning, development of science and technology, provision of training for human resources, establishment of database and other contents according to regulations of the law on state budget, the law on public investment and relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Funding for each specific task and project shall be prepared during implementation of the planning and submitted to the competent authority for approval according to regulations of law.

9. Implementation solutions

a) Solutions to laws and policies

- Continue to make review to amend and complete mechanisms, policies and regulations of laws on minerals, planning, investment, land, environment, tax, fees, forestry, etc. in order to ensure unity and synchronization, facilitate implementation of the planning after approval, and enable enterprises to participate in investment in projects on extraction and processing of minerals.

- Strengthen the cooperation among the Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Construction and People’ Committees of provinces in issuing permits for mineral-related activities, management of such activities, and provision of information on the extraction and processing of minerals after issuance of these permits.

- Restructure small-scale enterprises which apply outdated technologies and highly cause losses of resources and environmental pollution; carry out extraction separately from the place of mineral use in order to establish large-scale enterprises for concentrated extraction and processing which apply modern and advanced technologies for the purpose of ensuring labor safety and environmental protection.

- Promulgate mechanisms to encourage investment in producing building materials in a manner that saves natural resources and uses modern technology, and raw materials and fuels from waste and scraps instead of natural minerals. Establish a strict management and control mechanism for establishments producing building materials that use a lot of natural resources and cause environmental pollution.

- Issue mechanisms and policies on incentives and encouragement to use accompanying minerals that have low quality, discarded products and wastes from extraction and processing of minerals as materials for construction and land grading, thereby achieving objectives of the development of circular economy.

b) Solutions to finance and investment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Investment: Utilize advantages and encourage domestic enterprises that are capable to play key roles in exploration, extraction and processing of strategic minerals with large reserves.

c) Solutions to science, technology and environment

- Promote scientific research into, exploration, extraction, processing and use of minerals for the purpose of maximum recovery of main minerals, accompanying minerals and minerals that have low quality.

- Invest in technological innovation and use advanced and modern equipment for exploration, extraction and processing of minerals in order to effectively use resources, save energy, ensure labor safety and protect the environment.

- Make policies on development of digital platforms and establishment of digital data infrastructure and digital maps to serve research, exploration, extraction, processing and use of minerals as building materials.

- Regularly update and apply advanced science and technology to exploration, extraction and processing of minerals used as building materials towards satisfaction of criteria for circular economy, green economy, and low carbon/

d) Solutions to dissemination and increase in awareness

- Promote dissemination of guidelines, policies and laws on minerals, and publish mineral planning.

- Increase awareness of role in and law on minerals; strengthen the public's supervision of mineral activities in local areas; publish revenues and use of revenues of mineral enterprises in a transparent manner.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Solutions to training

- Focus on investment in renovation and modernization of training and re-training equipment and methods at specialized research and training institutions and laboratories, and improvement of the capacity and quality of scientific research with support funding from the state budget and private investment.

- Strengthen cooperation between domestic universities, scientific research institutions and laboratories, and international training and research institutions to train experts and skilled workers; provide high-quality training and research equipment and laboratories.

e) Solutions to international cooperation

- Promote scientific and technical cooperation, technology transfer in exploration, extraction, processing and use of minerals, environmental protection, labor safety and application of information technology to management and administration of minerals, monitoring, forecast, management of environment, and automatic control in order to improve efficiency, reduce losses of resources, increase labor productivity and product quality, and protect the environment.

- Enhance cooperation in investment in projects on extraction and processing of minerals used as building materials that have large scale and require high technology.

g) Solutions to capital mobilization

Investment capital for projects on exploration, extraction and processing of minerals is partially provided by the state budget, mainly provided by enterprises with their own capital, commercial loans (mainly) on the financial market, and mobilized from other capital sources. To be specific:

- State budget:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Providing financial support for scientific research, training for human resources and application of mineral exploration, extraction and processing technologies in order to economically and effectively use non-renewable mineral resources in accordance with the National Science and Technology Program for renewal and modernization of mineral extraction and processing technologies approved by the Prime Minister.

- Mobilization of other capital sources: Funding for exploration, extraction, processing and use of minerals used as building materials is derived from legal finances of domestic and foreign organizations, individuals, and investment funds in compliance with regulations of the law.

h) Solutions to development of human resources

- Develop a plan to recruit and train human resources in accordance with industry requirements and development progress of mineral extraction and processing projects, especially skilled technicians who can access new technology.

- Focus on recruitment and training for local workers, especially workers in mountainous areas with extremely difficult and difficult socio-economic conditions.

- Establish attraction and incentive policies applicable to high-quality human resources; provide workers with the care of both physical and spiritual lives.

- Regarding officials and public employees in charge of management of minerals and mineral planning, recruit and allocate people with expertise and practical experience; support and update knowledge about laws on minerals and environmental protection and relevant laws. To be specific: it is necessary to strengthen allocation of officials and public employees in charge of mineral management in provinces.

i) Solutions to management of areas of minerals used as building materials which overlap those stated in the planning for exploration, extraction, processing and use of minerals for the period of 2021-2030, with a vision towards 2050 approved by the Prime Minister at Decision No. 866/QD-TTg dated July 18, 2023

In areas of minerals used for multiple purposes (including marble, quartz and quartzite) which overlap between the two above-mentioned plannings, the material supply - demand balance is determined for production of building materials and such areas shall be consolidated in this planning to serve as the basis for management and issuance of permits for activities related to minerals used as building materials. The Ministry of Natural Resources and Environment, according to technical standards of minerals and criteria for benefits to the country, shall be responsible for determining main sectors which use minerals and deciding planning management agencies in mineral areas which overlap after obtaining exploration results and approval for reserves.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Implementation

1. Ministry of Construction

a) Be responsible for the accuracy of data, documents, diagrams, maps and database in the planning dossier, thereby ensuring the consistency with the contents of this Decision.

b) Preside over and cooperate with ministries, central and local authorities and relevant agencies in announcing the planning and formulating a plan to implement the planning according to regulations; organize implementation of the planning; carry out inspection and supervision, resolve complaints and denunciations and handle violations against planning laws within its jurisdiction.

c) Manage and store data, documents, diagrams, maps and database in the planning dossier, thereby ensuring the consistency with the contents of this Decision. Update online information and database on planning for minerals used as building materials on the information system and national database on planning. Provide planning information for agencies, organizations and individuals according to regulations.

d) Periodically report planning activities, assess planning implementation, and review planning in order to request the Prime Minister to adjust planning according to regulations of law on planning, law on minerals and other relevant laws.

dd) Receive information and data on areas of minerals used as building materials from the results of basic geological surveys on minerals conducted by the Ministry of Natural Resources and Environment and areas of minerals used as building materials that meet requirements for resources/reserves and quality proposed by Provincial People's Committees during management of local mineral activities to request the Prime Minister to consider updating, supplementing or adjusting the planning according to regulations.

e) Cooperate with local authorities in investing in projects on extraction, processing and use of minerals used as building materials in compliance with the planning and relevant regulations of law.

g) Cooperate with ministries, central and local authorities in developing specific mechanisms and policies to encourage and promote the use of minerals as building materials in a manner that is economical and effective, and protects the environment; prioritize projects on production and use of building materials recycled from wastes of industry and construction and other industries and fields to promote the circular economy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) Preside over and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and Provincial People's Committees (where minerals are found) in specifically determining locations, areas, coordinates, resources/reserves, mining capacity, planning period,etc. with regard to areas of minerals used as building materials that have problems in planning to request the Prime Minister to make consideration and decision before issuance of permits for mineral activities; at the same time, update the above information on the national planning database.

2. Ministry of Natural Resources and Environment

a) Preside over and cooperate with the Ministry of Construction and relevant provincial People's Committees in issuing permits for activities related to minerals used as construction materials according to planning, ensuring that projects on extraction and processing of minerals used as building materials apply advanced technologies and meet requirements for labor safety, environmental protection and socio-economic efficiency, and sources of raw materials are stable and provided for the industry of building materials for a long term; collect opinions from the Ministry of Construction during appraisal and issuance of permits for exploration and extraction of minerals used as building materials in order to ensure balance between supply and demand and improve investment efficiency in schemes/projects on exploration and extraction of minerals; collect opinions from the Ministry of Construction and the Ministry of Industry and Trade during appraisal and issuance of mineral exploration and extraction permits to mineral areas which overlap (marble, quartz, quartzite and white sand associated with titanium) in mineral plannings that have been approved.

b) Preside over and cooperate with the Ministry of Construction and local authorities in examining and inspecting projects on extraction and processing of minerals used as building materials; handle projects contrary to the law on planning and the law on minerals according to regulations.

c) Promote geological baseline surveys on minerals used as construction materials, especially minerals used as additives for cement, kaolin, feldspar, white clay, refractory clay, etc. and promptly provide information on the results of basic geological surveys on minerals used as construction materials for the Ministry of Construction to request the Prime Minister to consider updating, supplementing or adjusting the planning.

d) Cooperate with the national mineral reserves assessment council in appraisal and approval for mineral reserves in order to ensure that reports on mineral exploration results must contain information about all useful minerals whose reserves have been determined and resources in exploration areas, serving as the basis for establishment of exploitation projects; recover minerals used for multiple purposes to the maximum to save mineral resources and protect environment.

dd) Review and add sites/areas of minerals used as building materials that have mineral potential (stated in the previous period's planning) but are not eligible to be included in the planning of this period (corner coordinates and data on survey and assessment of mineral resources, etc. are unavailable) to the planning for basic geological surveys on minerals in the period 2021 - 2030, with a vision towards 2050.

e) Expedite the completion of survey and assessment of sea sand minerals (coastal areas of ​​Soc Trang province); at the same time, conduct study for additional and overall survey and assessment of the potential for sea sand minerals used as building materials in the planning for basic geological surveys on minerals approved by the Prime Minister in order to delineate and publicize potential areas of sea sand minerals used as construction materials, serving as the basis for addition of the planning for exploration and extraction and issuance of permits for activities related to minerals according to regulations.

g) Study regulations on state management of planning and issuance of permits for exploration and extraction of sea sand minerals in order to add such regulations to the draft Law on Geology and Minerals during development of the Law on Minerals to be amended.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) Provide the standardized national geographic database and topographical map system to create a framework database for the national planning information and database systems;

3. Ministry of Industry and Trade

Cooperate with the Ministry of Construction, the Ministry of Natural Resources and Environment and the Ministry of Planning and Investment in management of planning and issuance of permits for activities related to minerals to mineral areas which overlap (marble, quartz, quartzite and white sand associated with titanium) in plannings that have been approved.

4. Relevant ministries and central authorities

Relevant ministries and central government authorities within their functions and tasks shall be responsible for cooperation with the Ministry of Construction in promptly, well and effectively performing tasks during the implementation of planning.

5. People's Committees of provinces and central-affiliated cities

a) Cooperate with the Ministry of Construction, the Ministry of Natural Resources and Environment and the Ministry of Planning and Investment in implementation and management of planning and issuance of permits for activities related to minerals used as general building materials according to provincial plannings. Do not make planning for minerals used as general building materials under provincial plannings and socio-economic development plans and zone and determine areas prohibited/temporarily prohibited from mineral activities and natural forests overlapping areas/mines of minerals used as building materials that are planned for exploration and extraction for the 2021 - 2030 period without the planning management agency’s permission.

b) Conduct inspection and supervision of activities related to minerals used as building materials within their provinces; effectively prevent illegal extraction and export of minerals used as building materials; thoroughly handle facilities extracting and processing minerals used as building materials that fail to meet technical safety requirements and cause environmental pollution.

c) Send annual reports to the Ministry of Construction and the Ministry of Natural Resources and Environment on the implementation of planning for minerals used as building materials and management of local mineral activities according to regulations. Promptly submit reports to the Ministry of Construction and the Ministry of Natural Resources and Environment when discovering areas of minerals used as new building materials or minerals used as building materials accompanying minerals used as general building materials that meet requirements for reserves and quality for making cement, industrial lime, stone facing slabs, ceramic ware, refractory materials and glass in building during management of local activities related to minerals used as building materials to request the Prime Minister to consider supplementing or adjusting the planning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Carry out study and assessment to clarify implementation effectiveness in case where the boundaries of mineral areas in this planning overlap those in local socio-economic development plannings and projects, thereby proposing solutions, reasonable plans and specific roadmaps that are feasible and consistent with the State's guidelines and policies, and relevant regulations of law and then reporting them to competent authorities for consideration and decision.

e) Review provincial plannings to request competent authorities to make consideration and adjustment (if necessary), thereby ensuring compliance with the planning for exploration, extraction, processing and use of minerals used as construction materials for the 2021 – 2030 period, with a vision towards 2050 according to regulations of the law on planning.

6. Relevant organizations and individuals

Cooperate with competent agencies in organizing the implementation of the planning; synthesize reports on relevant information and propose problems (if any) about exploration, exploitation, processing and use of minerals used as building materials.

Article 3. This Decision comes into force as of its date of signing. Any difficulties arising in the implementation of this Decision should be reported by the Ministry of Transport to the Prime Minister for consideration and decision.

Article 4. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant agencies shall be responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Hong Ha

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1626/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.774

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.219.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!