Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1581/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 09/10/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1581/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính sau:

1. Phạm vi lập quy hoạch:

Phạm vi lập quy hoạch Vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Diện tích tự nhiên khoảng 40.604,7km2, đường biên giới với Campuchia khoảng 330 km, đường bờ biển dài trên 700 km và khoảng 360.000 km2 vùng biển thuộc chủ quyền.

Phạm vi nghiên cứu bao gồm cả Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu vực liên quan đến không gian phát triển kinh tế xã hội của vùng trong tầm nhìn hướng tới 2050.

2. Mục tiêu phát triển:

- Phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của Vùng theo mô hình đa cực tập trung kết hợp các hành lang kinh tế đô thị, với thành phố Cần Thơ là đô thị hạt nhân và trung tâm của vùng;

- Phát triển cấu trúc không gian toàn Vùng với hành lang kinh tế sông Tiền, sông Hậu, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, cụm các đô thị trung tâm và các đô thị nhỏ được phân bố đều dựa trên các vùng nông nghiệp, công nghiệp và du lịch;

- Phát triển các đô thị mới có tính chất, chức năng dịch vụ phát triển công nghiệp, du lịch, thương mại gắn với đặc thù từng vùng;

- Xây dựng hệ thống đô thị trên toàn Vùng, liên kết, hỗ trợ giữa các vùng đô thị trung tâm và các trục hành lang kinh tế đô thị;

- Phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tập trung chuyên môn hóa; hình thành các trục hành lang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tạo động lực cho các tỉnh trong Vùng phát triển nhanh và bền vững;

- Phát triển các vùng du lịch, các trung tâm du lịch tầm quốc tế, quốc gia gắn với đặc trưng văn hóa, đô thị và cảnh quan tự nhiên;

- Phát triển cân bằng, hài hòa giữa đô thị và nông thôn;

- Hình thành hệ thống hạ tầng xã hội đa dạng và linh hoạt trên cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật gắn kết hệ thống dân cư, đô thị trên toàn vùng, kiểm soát môi trường chặt chẽ, có các đầu mối xử lý chất thải, nghĩa trang, nguồn nước sạch, năng lượng, kết hợp kiểm soát lũ tại vùng với các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng thay đổi bất thường của thiên nhiên đối với các đô thị ven biển, ven sông.

- Hình thành các chương trình, dự án chiến lược có sức lan tỏa và thúc đẩy sự phát triển vùng;

- Xây dựng khung thể chế bao gồm mô hình quản lý và kiểm soát phát triển không gian, kiến trúc cảnh quan vùng có hiệu quả.

3. Tầm nhìn đến 2050:

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2050 sẽ là vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu; là vùng kinh tế phát triển năng động, bền vững, có môi trường đầu tư thuận lợi; có điều kiện và chất lượng sống đô thị và nông thôn cao; là trung tâm văn hóa – lịch sử và du lịch, dịch vụ ẩm thực lớn với các vùng nông – lâm và sinh thái đặc thù; có cảnh quan và môi trường tốt.

4. Các dự báo phát triển vùng:

a) Về dân số:

- Dự kiến dân số trong vùng đến năm 2020 khoảng 20 – 21 triệu người; trong đó dân số đô thị khoảng 7,0 – 7,5 triệu người, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 33 – 35%.

- Dự kiến dân số trong vùng đến năm 2050 với khoảng 30 – 32 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 25 – 27 triệu người, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40 – 50%.

b) Về đất xây dựng đô thị và công nghiệp:

- Dự kiến quy mô đất đai xây dựng đô thị: khoảng 100.000 – 110.000 ha vào năm 2020, khoảng 320.000 – 350.000 ha vào năm 2050.

- Dự kiến quy mô đất đai công nghiệp tập trung khoảng 20.000 – 30.000 ha vào năm 2020, khoảng 40.000 – 50.000 ha vào năm 2050.

5. Mô hình phát triển vùng:

Mô hình phát triển Vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hình thức đa cực – tập trung kết hợp với các hành lang kinh tế.

6. Định hướng phát triển không gian:

a) Cấu trúc không gian vùng gắn bó chặt chẽ với Vùng thành phố Hồ Chí Minh, biển Đông, biển Tây và biên giới Cămpuchia thông qua các trục quốc lộ, tuyến cao tốc nối vùng trung tâm và các trung tâm tiểu vùng, gồm:

- Cấu trúc không gian vùng đô thị và công nghiệp:

+ Vùng đô thị trung tâm với thành phố Cần Thơ là đô thị hạt nhân, kết nối với các thành phố: Cao Lãnh, Long Xuyên, Vĩnh Long và thị xã Sa Đéc.

+ Vùng đô thị Đông Bắc với thành phố Mỹ Tho là đô thị hạt nhân, kết nối với các thị xã: Gò Công, Tân An, Trà Vinh, thành phố Bến Tre và đô thị Tân Thạnh.

+ Vùng đô thị Tây Nam với thành phố Cà Mau là đô thị hạt nhân kết nối với thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, thị xã Bạc Liêu, thành phố Sóc Trăng, thị xã Vị Thanh.

Kết nối theo các trục hành lang kinh tế đô thị:

+ Trục hành lang kinh tế đô thị theo đường thủy: sông Tiền, sông Hậu và tuyến giao thông thủy chính từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, Cà Mau, từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cao Lãnh, Rạch Giá và Hà Tiên.

+ Trục hành lang kinh tế đô thị theo đường bộ: quốc lộ 1A, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Cà Mau, quốc lộ 50, tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, tuyến N1 ven biên giới với Campuchia; tuyến đường Đông Tây là các tuyến quốc lộ dọc sông Tiền, sông Hậu (quốc lộ 62, quốc lộ 30, quốc lộ 54, quốc lộ 91, quốc lộ 61 …).

- Cấu trúc không gian vùng cảnh quan: gồm hệ thống sông Tiền, sông Hậu, vùng cảnh quan ngập mặn ven biển Tây và biển Đông; vùng sinh thái Đồng Tháp Mười, vùng rừng tự nhiên và biển đảo Phú Quốc, rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ...

b) Định hướng tổ chức phát triển không gian vùng:

- Phân vùng chức năng

+ Vùng phát triển đô thị:

. Vùng đô thị trung tâm gồm đô thị hạt nhân thành phố Cần Thơ và các đô thị vệ tinh độc lập (thành phố Long Xuyên, Cao Lãnh và Vĩnh Long). Các đô thị này kết hợp với nhau thành một vùng đô thị trung tâm của Vùng đồng bằng sông Cửu Long là đầu mối giao thông có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội phát triển.

. Vùng phụ cận xác định trong phạm vi bán kính 30 – 50 km từ vùng đô thị trung tâm gồm Ô Môn, Cái Răng, Bình Minh thuộc thành phố Cần Thơ; An Châu, Phú Hội thuộc thành phố Long Xuyên; An Hữu, Cái Tàu Hạ thuộc tỉnh Vĩnh Long; Mỹ Thọ và Thanh Bình thuộc tỉnh Đồng Tháp, các đô thị này trở thành đô thị vệ tinh trong chùm đô thị thành phố Cần Thơ.

. Vùng đối trọng: phía Tây Nam gồm 4 tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang với các đô thị tỉnh lỵ Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Vị Thanh có khoảng cách trung bình 30 – 50 km từ đô thị trung tâm. Phía Đông Bắc gồm 4 tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre và Đồng Tháp với các đô thị tỉnh lỵ có khoảng cách trung bình 30 – 50 km từ đô thị trung tâm là thành phố Mỹ Tho, thị xã Tân An, thị xã Gò Công, thành phố Bến Tre và đô thị Tân Thạnh, là cửa ngõ quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh.

+ Các trục hành lang kinh tế đô thị

. Trục hành lang kinh tế đô thị: sông Tiền sông Hậu (trục hành lang kinh tế Đông - Tây) và quốc lộ 91 (tuyến Nam sông Hậu) với cực Tây là khu vực cửa khẩu tỉnh An Giang và Đồng Tháp, cực Đông là vùng đô thị - cảng ven biển (cảng vùng) và hệ thống cảng Sóc Trăng (cảng Trần Đề - Đại Ngãi). Đây là trục kết nối với các nước ASEAN và quốc tế.

. Trục hành lang kinh tế đô thị quốc lộ 1A – đường Hồ Chí Minh (hướng Bắc Nam): với thành phố Cần Thơ là trung tâm vùng, cực Bắc là thành phố Mỹ Tho giao thoa vùng thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long và cực Nam là thành phố Cà Mau, kết nối cực tăng trưởng mới với Trung tâm phát triển năng lượng khí – điện – đạm tại Cà Mau và nhiệt điện Kiên Lương tại Kiên Giang.

. Các trục hành lang kinh tế đô thị khác kết nối các đô thị còn lại trong các hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ cho nông thôn, gồm: hành lang Đông Nam từ Gò Đen (Long An) tới Mỹ Tho (Tiền Giang) tiếp giáp và là cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là khu vực ngoại vi trực tiếp của thành phố Hồ Chí Minh; hành lang Tây Nam là cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long hướng về biển Tây; hành lang ven biển, hành lang biên giới …

Phân bố mạng lưới đô thị theo tính chất và chức năng

. Chức năng đô thị tổng hợp và trung tâm Vùng: thành phố Cần Thơ.

. Chức năng đô thị tỉnh lỵ: thị xã Tân An, thành phố Mỹ Tho, thành phố Bến Tre, thành phố Cao Lãnh, thành phố Vĩnh Long, thị xã Trà Vinh, thành phố Long Xuyên, thành phố Sóc Trăng, thị xã Bạc Liêu, thị xã Vị Thanh, thành phố Cà Mau và thành phố Rạch Giá.

. Chức năng đô thị chuyên ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng của tỉnh là các thị xã: Gò Công (Tiền Giang), Bến Lức, Đức Hòa (Long An), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Kiên Lương và Hà Tiên (Kiên Giang), Gành Hào (Bạc Liêu), Năm Căn (Cà Mau).

. Các đô thị chuyên ngành lớn: đô thị đào tạo Cần Thơ, Vĩnh Long, đô thị du lịch Rạch Giá, đô thị dịch vụ - công nghiệp Tân An, Cà Mau, đô thị dịch vụ - du lịch Hà Tiên, đô thị đánh bắt hải sản như Sông Đốc, Năm Căn, Châu Đốc, Tri Tôn có quy mô và hình thái phát triển theo chức năng phân vùng.

. Các đô thị trung tâm huyện lỵ: có 198 thị trấn huyện lỵ gắn với hoạt động hành chính và dịch vụ nông – ngư nghiệp của các vùng huyện.

. Đô thị đảo Phú Quốc (Kiên Giang): phát triển kinh tế, thương mại – du lịch, dịch vụ.

Phân loại đô thị theo vùng bị ngập lũ

Mức ngập lũ sâu trên 3m: có thị xã Châu Đốc và 8 thị trấn huyện lỵ nằm trong vùng ngập sâu; mức ngập lũ vừa từ 2 - 3m: có 1 thành phố Long Xuyên và 6 thị trấn huyện lỵ; mức ngập lũ từ 1 - 2 m: có 2 thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc và 15 thị trấn huyện lỵ; mức ngập lũ nông – dưới 1m: có 4 thành phố là: Cần Thơ, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bến Tre và Rạch Giá; có thị xã Tân An và 23 điểm đô thị trong đó có 17 thị trấn huyện lỵ.

- Vùng phát triển công nghiệp

+ Vùng công nghiệp trung tâm tại đồng bằng sông Cửu Long bố trí các ngành công nghiệp – chế xuất, kỹ thuật cao, công nghiệp sạch và công nghiệp phụ trợ.

+ Vùng công nghiệp phía Đông Bắc tại tỉnh Long An, Tiền Giang giáp với thành phố Hồ Chí Minh bố trí công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng; đóng sửa tàu thuyền.

+ Vùng công nghiệp phía Tây Nam tại các tỉnh, Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vị Thanh, Cà Mau và Kiên Giang bố trí các ngành công nghiệp khí – điện – đạm, chế biến thủy sản, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, điện tử … và công nghiệp phụ trợ.

- Vùng sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng

+ Các vùng du lịch quốc gia, quốc tế: hình thành 4 vùng du lịch chính: cụm du lịch thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận, cụm du lịch Mỹ Tho và vùng phụ cận, cụm du lịch Bảy Núi – Rạch Giá – Kiên Lương – Phú Quốc và vùng phụ cận, cụm du lịch Năm Căn – Đất Mũi và vùng phụ cận.

Không gian du lịch Vùng kết hợp xây dựng phát triển các vành đai sinh thái bảo vệ, về cơ bản tổ chức du lịch theo tiểu vùng địa lý và các tuyến nối liên vùng.

+ Tiểu vùng Đồng Tháp Mười, tiểu vùng giữa sông Tiền sông Hậu, tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên, tiểu vùng Tây sông Hậu, tiểu vùng Cà Mau, tiểu vùng ven biển Tây.

+ Vùng du lịch Phú Quốc - Hà Tiên – Kiên Lương, phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái với các sân chim Hiệp Thành (Bạc Liêu), Tân Dân (Cà Mau), Ba Tri (Bến Tre), Tràm Chim (Đồng Tháp), du lịch tín ngưỡng với các đền chùa nổi tiếng (Dinh Bà và các chùa phân bố tại các tỉnh, tập trung nhất tại Trà Vinh và Sóc Trăng).

+ Các tuyến du lịch nội vùng: từ thành phố Hồ Chí Minh đi Tiền Giang, Đồng Tháp Mười, Cần Thơ, Cà Mau.

+ Các tuyến du lịch quốc tế - quốc gia: thành phố Hồ Chí Minh – thành phố Cần Thơ thông qua cảng biển, cảng hàng không kết nối với các vùng trên thế giới. Thành phố Cần Thơ thông qua trục đường Nam Xuyên Á tạo nên tuyến du lịch với Campuchia – Thái Lan thuộc Tiểu vùng sông MêKông. Thành phố Cần Thơ kết nối với các vùng du lịch Cà Mau, Bạc Liêu, Hà Tiên, Phú Quốc. Tuyến du lịch caravan bằng đường thủy dọc sông MêKông (cả sông Tiền, sông Hậu) đến biển hồ Campuchia (dài 250km); các di sản văn hóa lịch sử: lụa Tân Châu (vùng biên giới), Cù Lao ông Hổ, các vườn cây trái nổi tiếng, nhà nổi nuôi cá bè, trại rắn Đồng Tâm, các chùa Khơmer Nam Bộ ở Trà Vinh …

- Vùng nông nghiệp, vùng bảo tồn thiên nhiên:

+ Vùng nông nghiệp được bảo vệ và phát triển với công nghệ sinh học tiên tiến: chủ yếu thuộc các tỉnh: Long An, Tiền Giang và An Giang.

+ Vùng bảo tồn thiên nhiên gồm: khu rừng U Minh Thượng, U Minh Hạ, vùng sinh thái Đồng Tháp Mười … vùng du lịch biển là Phú Quốc, Hà Tiên, Hòn Chông và các điểm khác trên bờ biển Đông của các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng …

- Không gian xây dựng đô thị:

. Vùng trung tâm bán kính 30 km: không gian xây dựng đô thị tập trung cao tại vùng trung tâm hạt nhân trên các trục không gian – hành lang chính là sông tiền, sông Hậu, quốc lộ 1A. Bao gồm các thành phố Cần Thơ, Long Xuyên, Cao Lãnh và Vĩnh Long, gắn kết chặt chẽ với không gian vùng thành phố Hồ Chí Minh.

. Không gian xây dựng đô thị Tây Nam từ quốc lộ 91 đến Cà Mau: tập trung cao ở trung tâm các đô thị, mở rộng các không gian linh hoạt xung quanh các đô thị trong vùng là: thành phố Rạch Giá, thành phố Cà Mau, thị xã Bạc Liêu, thị xã Vị Thanh. Đây là vùng đô thị đối trọng phía Tây Nam – hệ thống đô thị vệ tinh cho vùng đô thị trung tâm với hạt nhân là thành phố Cần Thơ, gắn kết với nhau thông qua kết nối đường quốc lộ 1A (thành phố Cần Thơ) đến Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, quốc lộ 91 qua thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc đến các cửa khẩu quốc tế của tỉnh An Giang sang Campuchia; dọc quốc lộ 61 giao thông từ quốc lộ 1A qua Vị Thanh đến Gò Quao, thành phố Rạch Giá và nối với đường Hồ Chí Minh với tỉnh Cà Mau.

. Không gian xây dựng đô thị vùng phụ cận bán kính từ 30 – 50 km: là vùng các đô thị gắn kết với các đô thị trung tâm với các khu vực xung quanh là các phần hỗ trợ phát triển các đô thị trung tâm và các trục hành lang kinh tế đô thị của vùng. Không gian xây dựng phi tập trung gắn với vùng sinh thái cảnh quan, vùng nông nghiệp, lâm nghiệp.

. Không gian xây dựng vùng các đô thị đối trọng: tập trung cao ở các đô thị hạt nhân vùng và các khu công nghiệp tập trung.

- Không gian công nghiệp – thương mại dịch vụ:

. Không gian công nghiệp phần lớn tập trung tại các tỉnh tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi cầu Rạch Miễu, cầu Cần Thơ, cầu Hàm Luông hoàn thành (sau năm 2010), các tuyến N1, N2 và các tuyến cao tốc Hồ Chí Minh – Cần Thơ, Cần Thơ – Phnompênh, Cần Thơ – Cà Mau sẽ được xây dựng hoàn chỉnh, mở rộng thêm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

. Không gian công nghiệp – thương mại dịch vụ các vùng đối trọng gắn với các đô thị hạt nhân tiểu vùng như công nghiệp chế biến thủy sản, hải sản nông sản và thực phẩm tại các thị xã, thành phố tỉnh lỵ, như: Cà Mau, Rạch Giá, Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Vĩnh Long … công nghiệp xay xát gạo bố trí tại các thành phố tỉnh lỵ của các tỉnh như: An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tiền Giang … các không gian này phát triển linh hoạt, nhưng có sự kiểm soát.

- Không gian cảnh quan môi trường

. Hệ thống sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và các sông rạch khác hình thành vành đai xanh cảnh quan là những công viên rừng dọc các sông, kết hợp vành đai cây xanh cách ly giữa đô thị và công nghiệp, cây xanh cách ly đường cao tốc, là không gian cảnh quan chính của vùng. Kết hợp cùng không gian các con sông lớn giải quyết vi khí hậu theo khung thiên nhiên đưa sâu vào trong các đô thị.

. Khu rừng Quốc gia U Minh Thượng, U Minh Hạ, vùng biển Tây, biển Đông, chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp – Cần Thơ), chợ Ngã Năm (Sóc Trăng), chợ Thới Bình (Cà Mau). Vùng sinh thái Đồng Tháp Mười, Tràm Chim (Đồng Tháp). Kết hợp hệ thống sông trong vùng và không gian lâm nghiệp, không gian nông nghiệp, tạo nên không gian mở cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái trong toàn vùng.

c) Định hướng phát triển hạ tầng xã hội vùng

- Phân bố hệ thống đào tạo vùng

Tập trung các cơ sở đào tạo trong vùng tại các thành phố: Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau và thị xã Bạc Liêu với thành phố Cần Thơ làm trung tâm phát triển; hình thành các vệ tinh và trung tâm đào tạo tại các thành phố: Cao Lãnh, Long Xuyên và Rạch Giá, tập trung các ngành mũi nhọn có tính đặc thù phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Phân bố hệ thống y tế vùng

. Nâng cao công suất và chất lượng bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ để đảm nhận chuyên môn kỹ thuật cao nhất cho vùng. Củng cố và tăng cường đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật cho các khoa ngoại chấn thương tại các bệnh viện đa khoa các tỉnh: Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Cà Mau. Xây dựng bệnh viện chấn thương chỉnh hình ở Tiền Giang.

. Đầu tư phát triển Trung tâm y tế dự phòng Cần Thơ để đảm nhiệm chức năng của cả Vùng Đồng bằng sông Cửu Long kết hợp thành lập các trung tâm kiểm dịch biên giới tại tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. Nâng cấp các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố bảo đảm đủ trình độ, năng lực giải quyết các vấn đề y tế dự phòng của tỉnh.

- Phân bố hệ thống nhà ở

. Vùng đô thị trung tâm dọc sông Tiền, sông Hậu: phát triển nhà ở thương mại tập trung mật độ cao.

. Vùng đô thị đối trọng Tây Nam – Đông Bắc: phát triển theo các đô thị mở rộng và trung tâm đô thị gắn với các khu công nghiệp vùng nông nghiệp và vùng sinh thái.

. Các vùng đô thị gắn với các khu công nghiệp tập trung: phát triển tập trung cao ở các đô thị trong vùng và phát triển mở rộng tại các vùng xung quanh, theo cơ chế chính sách linh hoạt, đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp gắn liền với mở rộng đất đai

- Phân bố hệ thống dịch vụ thương mại:

Hình thành trung tâm thương mại, dịch vụ lớn tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau và tại các khu kinh tế cửa khẩu và khu vực cửa khẩu chính và quốc tế với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, sản phẩm đông lạnh thủy sản, các loại trái cây ăn quả nhiệt đới, các mặt hàng dệt may, giày dép, điện tử …

7. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng:

a) Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng

- Quy hoạch thủy lợi – tiêu thoát lũ:

+ Vùng tả sông Tiền: gồm 3 tiểu vùng, Bắc và Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp có nhiệm vụ chính kiểm soát lũ, tiêu chua, đẩy mặn; tiểu vùng giữa 2 sông Vàm Cỏ có nhiệm vụ kiểm soát xâm nhập mặn, phối hợp với toàn vùng trong thoát lũ và cải tạo môi trường. Hướng thoát lũ chủ yếu ra sông Tiền và sông Vàm Cỏ.

+ Vùng giữa sông Tiền và sông Hậu: gồm 4 tiểu vùng, Bắc kênh Vĩnh An; Bắc sông Măng Thít; Nam sông Măng Thít và Bến Tre. Tiểu vùng Bắc kênh Vĩnh An và Bắc sông Măng Thít chủ yếu là kiểm soát lũ cho ổn định dân cư và phát triển nông nghiệp. Tiểu vùng Nam sông Măng Thít và tiểu vùng Bến Tre chủ yếu là kiểm soát mặn, cấp ngọt tiêu úng phục vụ ổn định dân cư và phát triển nông nghiệp. Nguồn nước cấp chính là sông Tiền và sông Hậu. Hướng thoát chủ yếu là sông Hậu và một phần ra sông Tiền.

+ Vùng bán đảo Cà Mau: gồm 6 tiểu vùng là Tây sông Hậu, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Nam Cà Mau và ven biển Bạc Liêu – Vĩnh Châu. Nguồn nước cấp chính là từ sông Hậu qua các kênh trục và từ nước mưa. Hướng tiêu chính của vùng là các hệ thống sông Cái Lớn, Cái Bé, Ông Đốc, Gành Hào, Mỹ Thanh … và trực tiếp ra biển. Tiểu vùng Tây sông Hậu có nhiệm vụ kiểm soát lũ (từ Tứ giác Long Xuyên sang), tiêu úng và kiểm soát mặn ở vùng tiếp giáp sông Cái Lớn – Cái Bé, các tiểu vùng khác chủ yếu là ngăn mặn, giữ ngọt để bảo vệ sản xuất, ổn định dân cư.

+ Vùng Tứ giác Long Xuyên: nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát lũ, tăng khả năng cấp nước ngọt từ sông Hậu, tiêu úng, tiêu chua và kiểm soát mặn ven biển phục vụ ổn định dân cư, phát triển nông nghiệp, thủy sản.

- Các giải pháp cơ bản chuẩn bị kỹ thuật:

+ Vùng chịu ngập sâu, đầu nguồn lũ cần hạn chế xây dựng, đặc biệt là các công trình làm ảnh hưởng tới dòng chảy của lũ. Khu vực đô thị, dân cư ven sông cần có biện pháp phòng chống sạt lở (xây kè, chỉnh dòng, khoảng cách an toàn bảo vệ bờ sông …).

+ Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi chính của vùng, hệ thống thủy lợi nội đồng, các khu dân cư nông thôn, kết hợp đường giao thông nông thôn và đê bao chống ngập lũ.

+ Hoàn thiện hệ thống đê biển, theo dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang) có tính đến tác động biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

+ Bảo vệ và khôi phục hệ thống rừng phòng hộ ven biển, hạn chế và kiểm soát xây dựng tại các khu vực này.

- Quy hoạch chiều cao:

+ Cao độ (cốt) xây dựng của các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp được xác định trên cơ sở mực nước cao nhất (ứng với tần suất 1% - hệ cao độ quốc gia) theo quy phạm hiện hành.

+ Nền đất xây dựng sử dụng một hoặc kết hợp các giải pháp như: san đắp toàn bộ diện tích xây dựng (khu vực xây dựng mới), đắp đê bao vượt lũ (khu vực xây dựng cải tạo, mật độ xây dựng cao), giải pháp kết hợp bao đê tới cao độ vượt lũ – tôn nền đất một cao trình nhất định.

+ Đối với khu dân cư sống phân tán cần sử dụng giải pháp tôn nền … kết hợp vườn ao, chăn nuôi.

- Phòng chống ảnh hưởng thiên tai:

+ Nạo vét luồng lạch, khai thác cát sông một cách khoa học, kết hợp điều tiết dòng chảy xem xét ảnh hưởng đối với vấn đề sạt lở kè, bờ …

+ Nghiên cứu, cảnh báo và đề xuất giải pháp phòng chống thiên tai (như kè bờ sông, di dời dân cư, trồng cây bảo vệ bờ …) tại những khu vực có nguy cơ sạt lở cao dọc các tuyến sông, kênh, rạch.

+ Phân luồng đối với các tuyến vận tải lớn và tuyến tàu cao tốc; chú trọng các tuyến đã được cảnh báo về sạt lở.

- Định hướng thoát nước mưa đô thị:

+ Giai đoạn tới năm 2015: cải tạo hệ thống thoát nước chung khu vực hiện hữu, xây dựng hệ thống thoát nước riêng và độc lập cho các khu đô thị mới. Hoàn thành các dự án thoát nước và cải thiện môi trường đô thị đã có nguồn vốn PDA. Đối với các đô thị chưa được bố trí nguồn vốn xây dựng hoàn chỉnh, cần cải tạo tăng cường năng lực thoát nước hệ thống hiện hữu, chống ngập úng và nâng cao điều kiện sống cho người dân trong đô thị.

+ Giai đoạn 2015 – 2020: xây dựng hệ thống thoát nước riêng (nước mưa chảy riêng, nước thải chảy riêng). Nước mưa được thiết kế theo hệ thống riêng thoát ra sông, kênh, rạch và không phải xử lý. Đối với khu vực đô thị hiện hữu, cải tạo hệ thống thoát nước chung đã có với giải pháp cống bao có hố tách dòng để thu gom nước thải dẫn tới trạm xử lý nước thải tập trung của đô thị.

+ Đối với đô thị khu vực nền đất thấp, ảnh hưởng thủy triều (vùng bán đảo Cà Mau) khi lập quy hoạch xây dựng cần dự phòng quỹ đất xây dựng hồ điều hòa (10 – 15% đất xây dựng đô thị)

b) Giao thông:

- Đường bộ:

+ Hệ thống trục dọc quốc gia:

. Nâng cấp quốc lộ 1A đoạn thành phố Hồ Chí Minh tới Cần Thơ quy mô 4 làn xe; nâng cấp trục ven biển quốc lộ 50 và quốc lộ 60 (sau năm 2020 tuyến này sẽ là đường cao tốc).

. Xây dựng tiếp và xây dựng mới: trục N1 dọc biên giới nối quốc lộ 14C từ Tây Ninh tới Hà Tiên; đường Hồ Chí Minh: tiếp nối quốc lộ 14 từ ranh giới Long An – Đất Mũi (Cà Mau). Dự kiến sau 2020 đoạn từ phía Bắc tới thành phố Cà Mau sẽ là đường cao tốc; xây dựng đường cao tốc phía Đông: từ thành phố Hồ Chí Minh đi thành phố Cần Thơ – Cà Mau (theo đường Quản Lộ - Phụng Hiệp); đường cao tốc liên vùng phía Nam nối đồng bằng sông Cửu Long với miền Đông Nam Bộ, điểm đầu tại Long An.

+ Trục dọc nội vùng: nâng cấp quốc lộ 61 (Vị Thanh – Cần Thơ), đoạn quốc lộ 80 từ cầu Mỹ Thuận tới đường N2 quy mô cao tốc.

- Hệ thống trục ngang (từ biên giới về phía biển Đông):

. Nâng cấp tuyến ven biển phía Nam từ cửa khẩu Hà Tiên đến Cà Mau; xây dựng tiếp đường Nam sông Hậu tới Bạc Liêu; cải tạo mở rộng quốc lộ 62 từ Tân An đi cửa khẩu Bình Hiệp; nâng cấp đoạn quốc lộ 30 từ quốc lộ 1A tới đường N2 (Cao Lãnh) quy mô là cao tốc; cải tạo mở rộng quốc lộ 30 từ N2 đi cửa khẩu Dinh Bà; duy tu bảo dưỡng quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi Châu Đốc; xây dựng cao tốc Cần Thơ – Châu Đốc – Phnompênh; xây dựng cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu; cải tạo mở rộng, nắn tuyến quốc lộ 53 qua Vĩnh Long, Trà Vinh, quốc lộ 54 qua Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp đi Khu kinh tế Định An và cảng nước sâu Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (kết hợp làm đê bao); cải tạo mở rộng quốc lộ 57 đi qua tỉnh Bến Tre;

. Nâng cấp một số đường tỉnh lên quốc lộ như tỉnh lộ 886 nối Tiền Giang – Long An, tỉnh lộ 865, tỉnh lộ 846 nối Long An – Đồng Tháp, tỉnh lộ 941 nối An Giang – Kiên Giang, đường dọc kênh Nguyễn Văn Tiếp, đường dọc kênh Tháp 10 số 2, tỉnh lộ 956 An Giang; đường giữa 2 sông Vàm Cỏ (đường kinh BoBo). Xây dựng mới: 2 đường dọc kênh Chợ Gạo mới; xây dựng đường Bạc Liêu – Búng Tàu; xây dựng đường nối An Giang – Bạc Liêu trên cơ sở tỉnh lộ 943 kéo dài; mở quốc lộ 30B từ cửa khẩu Dinh Bà nằm giữa Đồng Tháp – Long An nối Tiền Giang. Xây dựng đường bao ven biển, tuần tra dọc biên giới kết hợp giao thông, phục vụ kinh tế và an ninh quốc phòng.

+ Hệ thống đường trên đảo Phú Quốc: cải tạo và xây mới 3 tuyến đường trục: Dương Đông - Cửa Cạn, Suối Cái - Gành Dầu, Bãi Thơm - Gành Dầu.

+ Giao thông nông thôn: phát triển đường giao thông nông thôn cho xe cơ giới tới tất cả trung tâm các xã và liên kết với mạng giao thông huyện tỉnh bảo đảm thông suốt, đường rộng 2 làn xe có tính tới lưu lượng xe 2 bánh; không kết nối đường giao thông nội thị trực tiếp với quốc lộ.

+ Giao thông đô thị:

. Xây dựng mạng lưới đường đô thị theo quy hoạch đô thị được duyệt. Phát triển giao thông công cộng trong đô thị, các tuyến giao thông công cộng nội vùng trong từng tỉnh, các tuyến xe buýt từ trung tâm tỉnh tới các huyện, khu công nghiệp, cảng, sân bay, ga đường sắt, nông lâm trường, đi các cửa khẩu.

. Các tuyến giao thông công cộng liên vùng: từ Cần Thơ và trung tâm các tỉnh đi vùng thành phố Hồ Chí Minh. Chú trọng phát triển dịch vụ tiếp vận và phân phối hàng hóa hành khách đảm bảo kết nối liên thông giữa các loại phương tiện.

. Xây dựng các bến xe tại các đô thị trung tâm tỉnh, huyện và xã. Bến xe khách phải bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn và liên kết với chợ, bến tàu, sân bay. Bến xe hàng hóa cũ vị trí gần các kho hàng hóa, khu công nghiệp, đường bộ, đường sắt, cảng đường thủy, sân bay.

+ Công trình cầu phà vượt sông:

Cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ trục quốc lộ 1A; cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống, cầu Hàm Luông (đường Hồ Chí Minh); cầu Đại Ngãi và cầu Cổ Chiên (quốc lộ 60) nối vùng Nam Măng Thít với Bán đảo Cà Mau (nâng cấp phà hiện hữu); cầu Hồng ngự và cầu Tân Châu tuyến N1 (giai đoạn 1 dùng phà); cầu Mỹ Lợi trên quốc lộ 50 nối thành phố Hồ Chí Minh với đồng bằng sông Cửu Long trên sông Vàm Cỏ Lớn.

- Giao thông đường thủy:

+ Luồng đường biển: nạo vét các luồng: luồng sông Hậu qua cửa Định An, luồng sông Tiền qua cửa Tiểu và Hàm Luông, luồng sông Cửa Lớn qua Cửa Bồ Đề, luồng vào cảng Hòn Chông, Bình Trị; luồng tàu biển qua kênh Quan Chánh Bố.

+ Luồng đường sông:

. Cấp I: Cửa Tiểu – Campuchia, cửa Định An – Tân Châu.

. Cấp III: thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau (qua kênh Xà No), thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò), thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau (tuyến ven biển), thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lương (kênh Tháp Mười), thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Hóa (sông Vàm Cỏ Tây), kênh Phước Xuyên – kênh 28, Rạch Giá – Cà Mau, Vũng Tàu – Thị Vải – đồng bằng sông Cửu Long.

. Cấp IV: Mộc Hóa – Hà Tiên. Mở tuyến ven biển đi các cảng lớn vùng thành phố Hồ Chí Minh để phá thế độc đạo của Kênh Chợ Gạo. Kéo dài tuyến tàu cao tốc ven biển Bắc Nam tới các cảng dọc biển Đông và Tây vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đầu tư mở rộng kênh Chợ Gạo có kè 2 bên để chống xói lở, sau này sẽ đào tuyến kênh Chợ Gạo mới cách kênh Chợ Gạo cũ 3 km về phía Đông. Nâng cấp kênh Nguyễn Văn Tiếp, đào kênh dọc biên giới nối tiếp kênh Vĩnh Tế, kênh Sở Hạ nhằm phát triển giao thông và an ninh quốc phòng.

- Hệ thống cảng biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm 6):

. Cụm cảng đầu mối trung tâm tại Cần Thơ: bao gồm các khu cảng Hoàng Diệu, Trà Nóc, Ô Môn, Bình Thủy và Cái Cui.

. Các cảng tổng hợp và chuyên dùng tại các địa phương trong khu vực:

+ Hệ thống sông Hậu: Trà Cú – Trà Vinh; Đại Ngãi – Sóc Trăng; Bình Minh – Vĩnh Long; Năm Cái Cui – Hậu Giang cho tàu 1 ÷ 2 vạn DWT; Mỹ Thới – An Giang; Lấp Vò – Đồng Tháp cho tàu 5 ngàn ÷ 1 vạn DWT. Luồng tàu ra vào chính qua kênh Quan Chánh Bố - Sông Hậu.

+ Hệ thống sông Tiền: Cao Lãnh, Sa Đéc – Đồng Tháp; Mỹ Tho – Tiền Giang; Vĩnh Thái – Vĩnh Long. Luồng tàu ra vào chính qua cửa Tiểu.

+ Trên sông Cái Lớn là Năm Căn – Cà Mau cho tàu 3 ÷ 5 ngàn DWT, luồng vào qua cửa Bồ Đề.

+ Ven biển Tây là Hòn Chông, Kiên Lương – Kiên Giang, cho tàu tổng hợp 3 – 5 ngàn DWT, tàu hàng chuyên dùng 5 ngàn ÷ 1 vạn DWT; Bãi Nò – Hà Tiên, cửa sông Ông Đốc – Cà Mau cho tàu hàng 1 ÷ 3 ngàn DWT.

+ Cảng cho tàu biển lớn ở khu vực ngoài cửa sông Hậu:

Tiếp tục nghiên cứu khả năng xây dựng một cảng cho tàu biển trọng tải lớn (vượt ngoài khả năng nâng cấp cải tạo lòng cửa sông) để làm hàng xuất nhập khẩu trực tiếp cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long hạn chế tiếp chuyển qua các cảng thuộc nhóm 5, vị trí dự kiến ở ngoài khơi vùng biển Sóc Trăng để thuận tiện cho việc rút hàng của các địa phương vùng bán đảo Cà Mau.

- Hệ thống cảng biển khu vực biển đảo Tây Nam (Nhóm 7):

+ Đảo Phú Quốc: xây dựng cảng hàng hóa và hành khách An Thới, Vịnh Đầm cho tàu 2 ÷ 3 ngàn DWT; cảng hành khách Dương Đông, Mũi Đất Đỏ cho tàu khách du lịch quốc tế 9 vạn GRT. Xây dựng các bến đậu tàu du lịch, thuyền buồm tại các vị trí có tổ chức du lịch, tham quan và khu dân cư.

+ Quần đảo Nam Du: xây dựng cảng đầu mối cho tàu có trọng tải lớn nhập than phục vụ các nhà máy nhiệt điện.

- Hệ thống cảng sông:

+ Các cảng đầu mối khu vực gồm: cụm cảng Cao Lãnh, Long Xuyên, Vĩnh Long và Cà Mau.

+ Cảng hàng hóa: Tân An (xây dựng mới), Long Đức, Giao Long, An Phước, Long Hưng, Ngã Nam, Cái Côn, Vị Thanh (xây dựng mới), Tân Châu (xây dựng mới), Bình Long, Tắc Cậu, Hộ Phòng (xây dựng mới), Bạc Liêu, Ông Đốc (xây dựng mới).

+ Cảng hành khách: Mỹ Tho, Cao Lãnh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Hà Tiên, Sóc Trăng, Cà Mau, Năm Căn, Ông Đốc.

- Giao thông đường sắt: xây dựng mới tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho. Trong tương lai xây dựng tuyến: Mỹ Tho – Cần Thơ – Cà Mau; Cần Thơ – Châu Đốc và tuyến Châu Đốc – Phnompênh.

- Giao thông hàng không:

+ Nâng cấp Cảng hàng không Cần Thơ thành sân bay quốc tế của vùng. Xây dựng cảng hàng không Phú Quốc tại Dương Tơ thành sân bay quốc tế.

+ Cảng hàng không Cà Mau, Rạch Giá là sân bay nội địa.

+ Các sân bay quân sự hiện hữu cần giữ lại (khi có điều kiện khôi phục thành sân bay phục vụ cứu hộ, quốc phòng): Kiên Lương, Trà Vinh, Năm Căn, Sóc Trăng, Long Xuyên, Châu Đốc, Cao Lãnh … Xây dựng sân bay Long Toàn tại duyên hải Trà Vinh phục vụ khu vực duyên hải và cảng Lớn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Quy hoạch hệ thống vận tải và hậu cần đa phương tiện (logistics): tại các tỉnh: Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Trà Vinh xây dựng trung tâm dịch vụ tiếp vận và phân phối hàng hóa, hành khách bảo đảm kết nối liên thông các loại phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không (hậu cần đa phương tiện).

c) Định hướng cấp nước:

- Nguồn nước:

+ Nguồn cấp nước chính là nước mặt trên sông Hậu và sông Tiền, từ khu vực phía thượng nguồn các sông cách biển trên 50 km.

+ Nguồn nước ngầm hạn chế tối đa khai thác tập trung quy mô lớn, chỉ sử dụng khi không có các nguồn khác.

- Dự báo nhu cầu dùng nước:

+ Khu vực đô thị: tiêu chuẩn cấp nước 120 lít/người/ngày đêm. Tỷ lệ cấp nước sạch đạt 100% đến năm 2020.

+ Khu vực nông thôn: tiêu chuẩn cấp nước 80-100 lít/người/ngày đêm. Tỷ lệ cấp nước sạch đạt 100% đến năm 2020.

+ Khu công nghiệp: đạt tiêu chuẩn cấp nước 40m3/ngày/ha với 80% quy mô khu công nghiệp.

+ Tổng nhu cầu dùng nước sinh hoạt dự kiến đến năm 2020 là 2,5 – 3 triệu m3/ngày. Nhu cầu cấp nước công nghiệp khoảng 600.000 – 1 triệu m3/ngày.

- Giải pháp cấp nước:

Giai đoạn đến năm 2015:

+ Đối với các dự án xây dựng nhà máy nước, trạm cấp nước đang thực hiện, tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh để phục vụ nhu cầu phát triển.

+ Tập trung nguồn vốn hoàn chỉnh và nâng cấp mạng lưới cấp nước. Tăng hiệu quả hệ thống cấp nước hiện có, giảm tối đa thất thoát nước.

Giai đoạn từ 2015 – 2020 (xây dựng công trình cấp nước vùng):

+ Xây dựng nhà máy nước mặt sông Hậu (nhà máy nước sông Hậu I); khu vực Tân Thành – Cần Thơ có công suất đợt đầu Q1 = 500.000 m3/ngày, khi có nhu cầu sẽ nâng công suất lên Q2 = 1.000.000 m3/ngày. Phục vụ cho khu vực vùng hành lang Tây sông Hậu, hành lang ven Biển Đông.

+ Xây dựng nhà máy nước mặt sông Hậu (nhà máy nước sông Hậu II), khu vực Long Xuyên – An Giang có công suất đợt đầu Q1 = 1.000.000 m3/ngày, khi có nhu cầu nâng công suất lên Q2 = 2.000.000 m3/ngày phục vụ cho khu vực vùng Bán đảo Cà Mau, hành lang biển Tây (Kiên Giang, An Giang). Tăng công suất trạm bơm 1 phục vụ cho nhà máy nước sông Hậu I khi nước mặn xâm nhập vượt qua cầu Cần Thơ.

+ Xây dựng nhà máy nước mặt sông Hậu (nhà máy nước sông Hậu III) khu vực Châu Đốc – An Giang có công suất đợt đầu Q1 = 200.000 m3/ngày và khi có nhu cầu nâng công suất lên Q2 = 500.000 m3/ngày phục vụ cho khu vực cùng Tây Bắc hành lang Tây sông Hậu, hành lang biên giới.

+ Xây dựng nhà máy nước mặt Sông Tiền khu vực Cái Bè – Tiền Giang có công suất đợt đầu Q1 = 200.000 m3/ngày (hiện có dự án công suất q = 170.000 m3/ngày) và Q2 = 800.000 – 1 triệu m3/ngày phục vụ cho khu vực phía Bắc sông Tiền, hành lang ven biển Đông và một phần Tây Nam vùng thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 500.000 m3/ngày).

d) Định hướng cấp điện:

- Nguồn điện:

+ Hiện có các nhà máy điện: Trà Nóc (193,5 MW), Khí – Điện – Đạm Cà Mau (công suất tổ máy 1 và 2 là 1.500 MW). Dự kiến sẽ xây dựng các nhà máy điện: nhà máy nhiệt điện Ô Môn, công suất 1.200 MW, nằm ở huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ: nhà máy nhiệt điện than Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang), công suất 4.400MW; nhà máy nhiệt điện than Hậu Giang, công suất 5.200 MW; nhà máy nhiệt điện than Trà Vinh (huyện Duyên Hải), công suất 4.400 MW; nhà máy nhiệt điện than Sóc Trăng, công suất 4.400 MW ở huyện Long Phú – Sóc Trăng; nhà máy nhiệt điện than Long An, công suất 1.200 MW ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

+ Tổng công suất của các nhà máy điện hiện có và dự kiến là 22.500 MW, đủ khả năng cung ứng điện cho Vùng.

- Đường dây truyền tải điện: xây dựng mới và nâng cấp lưới điện cao thế 500 KV, 220 KV, 110 KV;

- Sử dụng các nguồn năng lượng khác: nghiên cứu, xây dựng các trạm phong điện tại Phú Quốc và các đảo ở Kiên Giang, Cà Mau; nghiên cứu, phát triển năng lượng mặt trời, gió, biogas và các dạng năng lượng khác, ở vùng sâu, ven biển, hải đảo …

đ) Định hướng thoát nước thải, thu gom, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:

- Thoát nước thải:

+ Hệ thống thoát nước phải được xây dựng đồng bộ cho từng lưu vực, bao gồm hệ thống thoát nước thải và nhà máy xử lý. Nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra sông, rạch.

+ Các nhà máy sản xuất công nghiệp, các cơ sở dịch vụ có nguồn nước thải độc hại phải có trạm xử lý nước thải cục bộ trước khi xả vào hệ thống cống chung của đô thị.

+ Các làng nghề, cụm dân cư tập trung phải được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải dạng tập trung hoặc phân tán.

+ Tái sử dụng nước thải từ 20 – 30% cho nhu cầu nước tưới cây, rửa đường và các nhu cầu khác tại các đô thị, khu công nghiệp.

- Định hướng quy hoạch thu gom xử lý chất thải rắn (CTR):

+ Ngăn ngừa, giảm thiểu CTR ngay từ nguồn phát sinh, thu hồi tái chế, tái sử dụng các nguyên vật liệu hữu ích.

+ Phân loại rác tại hộ gia đình trong các đô thị. Thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

+ Khu vực bãi chôn lấp rác, khu liên hợp xử lý rác cần xây dựng trạm xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra sông rạch.

+ Tổ chức thu gom và xử lý nước thải rắn trong các đô thị - khu công nghiệp đạt 90% giai đoạn tới năm 2015 và 100% giai đoạn 2020.

+ Xây dựng khu xử lý rác chức năng vùng tỉnh quy mô 40 – 50 ha, khoảng cách tới đô thị là 30 – 40 km. Vùng huyện, quy mô 10 – 20 ha cự ly vận chuyển khoảng 10 km, cho các thị trấn, thị tứ.

+ Sử dụng công nghệ xử lý tổng hợp (chôn lấp hợp vệ sinh + tái chế + chế biến + đốt) và thu gom, xử lý nước rỉ rác. Bố trí ô chôn lấp chất thải rắn độc hại, có khu vực riêng theo Quy định quản lý chất thải nguy hại.

- Định hướng quy hoạch nghĩa trang: xây dựng nghĩa trang nhân dân, công viên nghĩa trang, … cự ly phục vụ 40 – 50 km, quy mô 100 – 200 ha. Cấp huyện, liên huyện bố trí nghĩa trang kết hợp hỏa táng và địa táng, quy mô 30 – 50 ha, thuận tiện giao thông thủy bộ.

e) Định hướng chiến lược bảo vệ môi trường:

- Quản lý chiến lược:

+ Khai thác, sử dụng đất và các nguồn lực tự nhiên: hợp lý, đúng chất và quy mô, tuân thủ chặt chẽ tiêu chí, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong các quy hoạch chuyên ngành và chiến lược bảo vệ môi trường (công nghiệp; nông, lâm nghiệp; nuôi trồng thủy hải sản, …).

+ Khoanh vùng và đưa vào quy hoạch sử dụng đất lâu dài và tái tạo các khu vực rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển, rừng quốc gia, các khu vực sinh thái đặc thù, danh lam thắng cảnh … (U Minh, Chàm Chin, biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên, Đồng Tháp Mười …).

+ Khoanh vùng các lưu vực quản lý chất thải ảnh hưởng tới nguồn nước sông Tiền, sông Hậu. Lập bản đồ đánh giá trữ lượng nước ngầm dưới đất, quản lý phối hợp toàn vùng, phương pháp khai thác sử dụng …

+ Quản lý các tác nhân gây ô nhiễm chất thải lỏng (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp và nông nghiệp); chất thải rắn (thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt, y tế và phế thải sản xuất ,…); nguồn phát sinh tiếng ồn và ô nhiễm không khí (sản xuất, giao thông, xây dựng …); xây dựng nghĩa trang.

+ Kiểm soát và cảnh báo các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

- Chú trọng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường trong cộng đồng để mọi người dân nhận thức đầy đủ và tự nguyện tham gia bảo vệ môi trường.

- Các giải pháp cụ thể:

+ Gắn kết, lồng ghép phát triển kinh tế, quy hoạch xây dựng, các quy hoạch ngành và quy hoạch môi trường, thực hiện quản lý chất thải tổng hợp, xây dựng các đầu mối xử lý chất thải vùng tỉnh, các đô thị, vùng sản xuất.

+ Xây dựng hệ thống điểm quan trắc toàn vùng tại những khu vực nhạy cảm, các lưu vực sông (sông Tiền, sông Hậu, Đồng Tháp Mười, hệ thống kênh, rạch chính, khu vực sinh thái, nuôi trồng thủy sản … ) gắn kết mạng lưới quốc gia. Định kỳ quan trắc phân tích đánh giá kết quả tổng hợp, lập bản đồ môi trường toàn vùng. Quản lý, giám sát, cảnh báo và xây dựng chương trình bảo vệ môi trường.

+ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quản lý môi trường các dự án và đặc biệt với khu vực nhạy cảm nhằm giảm thiểu hoặc không xây dựng các dự án ảnh hưởng tới vùng sinh thái đặc thù, vùng bảo tồn thiên thiên (rừng phòng hộ ven biển, hải đảo, rừng ngập mặn, vùng bảo vệ nguồn nước …).

8. Chương trình và dự án ưu tiên đầu tư:

a) Các chương trình kết cấu hạ tầng tạo điều kiện phát triển toàn vùng.

- Phát triển các tuyến giao thông quốc gia trục dọc đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (N2), cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Cà Mau, quốc lộ 50 – quốc lộ 60, tuyến biên giới N1. Xây dựng các cặp công trình cầu vượt sông Tiền, sông Hậu trên tuyến.

- Phát triển (nâng cấp, xây dựng tiếp) các tuyến ngang quốc lộ 62, quốc lộ 30, quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 57 và các tuyến dọc sông Hậu quốc lộ 91, cao tốc Cần Thơ – An Giang – Phnompênh, Bạc Liêu – Kiên Giang.

- Phát triển các tuyến đường cao tốc liên kết vùng.

- Phát triển hệ thống đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ.

- Phát triển các tuyến đường tỉnh, đường đô thị liên kết với khung giao thông vùng.

- Phát triển giao thông công cộng nội tỉnh và liên tỉnh.

- Nâng cấp hệ thống giao thông thủy nội vùng, liên vùng, các tuyến ven biển.

- Nâng cấp hệ thống cảng biển, cảng sông.

- Phát triển hoàn thành hệ thống sân bay.

- Phát triển cung cấp năng lượng diện rộng và các trung tâm cấp vùng.

- Phát triển hệ thống cấp nước và nhà máy nước cấp vùng.

b) Các chương trình nâng cao chất lượng sống bảo vệ môi trường

- Phát triển không gian đô thị vùng trung tâm với thành phố Cần Thơ là đô thị hạt nhân trung tâm vùng.

- Phát triển không gian đô thị các vùng đô thị Đông Bắc và Tây Nam.

- Phát triển các công trình dịch vụ công cộng cấp quốc tế, quốc gia và vùng.

- Các chương trình tổng thể nâng cấp đô thị.

- Các chương trình kiểm soát bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ nguồn nước.

- Các chương trình phát triển các vùng du lịch, các tuyến du lịch cảnh quan, sinh thái trong nước và quốc tế.

- Chương trình phát triển nhà ở cho vùng ngập lũ, người thu nhập thấp và các khu công nghiệp tập trung.

Điều 2.

- Giao Bộ Xây dựng tổ chức công bố Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 và tổ chức việc thực hiện quy hoạch đô thị theo các quy định của pháp luật hiện hành.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng tiến hành rà soát, điều chỉnh hoặc triển khai quy hoạch đô thị theo các nội dung của Quy hoạch xây dựng Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tỉnh Ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, NC, ĐP;
 - Lưu: Văn thư, KTN (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 1581/QD-TTg

Hanoi, October 09, 2009

 

DECISION

APPROVAL FOR CONSTRUCTION PLANNING FOR MEKONG DELTA BY 2020 AND ORIENTATION TOWARDS 2050

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Construction dated November 26, 2003;

Pursuant to the Government's Decree No. 08/2005/NĐ-CP dated January 24, 2005 on construction planning;

At the request of the Minister of Construction,

DECIDES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Scope:

The construction planning for Mekong Delta covers the administrative areas of Can Tho city and 12 provinces: Long An, Tien Giang, Ben Tre, Dong Thap, Vinh Long, Tra Vinh, Hau Giang, An Giang, Soc Trang, Kien Giang, Bac Lieu and Ca Mau

Natural area: 40,604.7 km2; length of borderline with Cambodia: 330 km; length of coastline: >700 km; territorial sea: 360,000 km2.

The planning also cover Southern Key Economic Region and the areas related to the socio-economic development space of this region in the orientation towards 2050.

2. Development targets:

- Develop the roles and potential of this region under the concentrated multipolar model combined with urban economic corridors; Can Tho city is the epicenter of the region;

- Develop of the spatial structure of the whole region with economic corridor of Tien river, Hau river, Highway 1A, Ho Chi Minh trail, a cluster of urban centers and small urban areas evenly distributed based on agricultural areas, industrial areas, and tourism areas;

- Develop new urban areas dedicated to development of industry, tourism, and trade associated with distinctive traits of each region;

- Develop a system of urban areas in the whole region; connect the central urban area and urban economic corridors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Development tourism areas and tourism centers of international/national standards associated with distinctive traits of culture, urban areas, and natural sceneries;

- Maintain balance and harmony in development of urban areas and rural areas;

- Create a diverse and flexible social infrastructure system based on technical infrastructure and associated with the system of population and urban areas in the whole region; tightly control the environment; establish waste treatment centers, cemeteries, clean water sources, energy sources; combine flood control with minimization of impacts of unusual changes of the nature on the urban areas along the coast and rivers.

- Establish strategic programs/projects that are pervasive and able to motivate development of the region;

- Establish a regime framework with a model for effective management and control of spatial and architectural development of the region.

3. Orientation towards 2050:

By 2050, Mekong Delta will become: a major source of agriculture products in the global production network; an economic region that is active, developing sustainably, and convenient for investment which has high living standards in both urban areas and rural areas; a cultural – historical – tourist centers with distinctive agriculture areas, forests, and ecologies with nice sceneries and environment.

4. Development forecast:

a) Population:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2050, the population of this region is expected to reach 30 – 32 million people, including 25 – 27 million in urban areas; the urbanization rate is expected to reach 40 – 50%.

b) Land area for construction of urban and industrial areas:

- Anticipated land area for construction of urban areas: 100,000 – 110,000 hectares by 2020, 320,000 – 350,000 hectares by 2050

- Anticipated land area for construction on concentrated industrial area: 20,000 – 30,000 hectares by 2020, 40,000 – 50,000 hectares by 2050

5. Region development model:

The development model of Mekong Delta is multipolar combined with economic corridors.

6. Spatial development orientation:

a) The spatial structure of the region is tightly associated with Ho Chi Minh City, the East Sea, the West Sea, and borderline with Cambodia through highways and freeways that connect central areas and sub-regional centers, including:

- Spatial structure of urban areas and industrial areas:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ North East urban area with My Tho city as the epicenter and connected with Go Cong town, Tan An town, Tra Vinh town, Ben Tre city, and Tan Thanh urban area.

+ South West urban area with Ca Mau as the epicenter and connected with Rach Gia city, Ha Tien town, Bac Lieu town, Soc Trang city, and Vi Thanh town.

Connection along urban economic corridors:

+ Waterway economic corridor: Tien river, Hau river, and primary waterway routes from Ho Chi Minh City to Can Tho, Ca Mau, Cao Lanh, Rach Gia, and Ha Tien.

+ Road economic corridor: Highway 1A, Ho Chi Minh City – Can Tho Freeway; Highway 50, Ho Chi Minh trail Stage 2, N1 route along the borderline with Cambodia; East – West routes along Tien river and Hau river (Highway 62, Highway 30, Highway 54, Highway 91, Highway 61, etc.).

- Landscape structure: the system of Tien river and Hau river, coastal mangrove area along West Sea and East Sea; Dong Thap Muoi ecology, Phu Quoc islands and natural forests, U Minh Thuong and U Minh Ha forests, etc.

b) Orientation for spatial development of the region:

- Division of region by function:

+ Areas dedicated to urban development:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



. Adjacent areas within the radius of 30 – 50 km from the central urban area includes O Mon, Cai Rang, Binh Minh of Can Tho city, An Chau, Phu Hoi of Long Xuyen city; Anh Huu, Cai Tau Ha of Vinh Long province; My Tho and Thanh Binh of Dong Thap province; these urban areas are satellites of Can Tho city.

. Counterpart region: in the South West: Kien Giang, Ca Mau, Bac Lieu, and Hau Giang with provincial urban areas including Rach Gia, Ca Mau, Bac Lieu, and Vi Thanh, the average distance of which from the central urban area is 30 – 50 km. In the North East: Tien Giang, Long An, Ben Tre, and Dong Thap with provincial urban areas including My Tho city, Tan An town, Go Cong town, Ben Tre city, and Tan Thanh urban area, the average distance of which from the central urban area is 30 – 50 km; these are important gateway between Mekong Delta and Ho Chi Minh City.

+ Urban economic corridors:

. Urban economic corridor: Tien river and Hau river (East – West economic corridor) and Highway 91 (Southern Hau River segment) with the West lead being border checkpoints of An Giang province and Dong Thap province, the East lead being coastal urban areas – ports of Soc Trang (Tran De – Dai Ngai ports). This is the corridor that connects Vietnam with ASEAN countries and other countries.

. Urban economic corridor of Highway 1A – Ho Chi Minh trail (North – South): Can Tho city is the epicenter; the North lead is My Tho city which connects Ho Chi Minh City and Mekong Delta; the South pole is Ca Mau city which connects Gas - Electricity - Fertilizer Complex in Ca Mau and Kien Luong Thermal Power Plant in Kien Giang.

. Other urban economic corridor that connect the other urban areas serving agricultural production and provision of services of rural areas, including: the South East corridor is from Go Den (Long An) to My Tho (Tien Giang) which are adjacent to Ho Chi Minh City; South West corridor is the gateway of Mekong Delta and West Sea; coastal corridor, borderline corridor, etc.

Distribution of urban areas by characteristics and functions

. Multi-purpose urban area and epicenter of the region: Can Tho city.

. Provincial urban areas: Tan An town, My Tho city, Ben Tre city, Cao Lanh city, Vinh Long city, Tra Vinh town, Long Xuyen city, Soc Trang city, Bac Lieu city, Vi Thanh town, Ca Mau city, and Rach Gia city.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



. Major specialized urban areas: Can Tho (education and training), Rach Gia (tourism), Tan An and Ca Mau (services – industry), Ha Tien (services – tourism), Song Document, Nam Can, Chau Doc, Tri Ton (fishing) have their own functions and development models.

. Central urban areas of districts: 198 district towns associated with administrative activities and agricultural – aquaculture services of districts.

. Urban area on Phu Quoc island (Kien Giang): dedicated to development of trade – tourism, services.

Classification of urban areas by flood zones

Flood level over 3m: Chau Doc town and 8 district towns in the high flood zone; flood level from 2 to 3 m: Long Xuyen city and 6 district towns; flood level from 1 to 2 m: Cao Lanh city, Sa Dec city, and 15 district towns; flood level below 1m: Can Tho city, My Tho city, Vinh Long city, Ben Tre city, Rach Gia city, Tan An town, and 23 urban areas, including 17 district towns.

- Areas dedicated to industrial development

+ Central industrial area of Mekong Delta for development of industry - export processing, high-technology, clean industry, and ancillary industry.

+ North East industry area in Long An province and Tien Giang province, which are adjacent to Ho Chi Minh City, for development of agriculture, forestry, aquaculture, mechanical engineering serving agricultural production, manufacture of consumables; ship building.

+ South West industry area in Tra Vinh, An Giang, Soc Trang, Bac Lieu, Vi Thanh, Ca Mau, and Kien Giang for development of gas – electricity – fertilizer, fish processing, building materials, mechanical engineering, electronics, etc. and ancillary industries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ National and international tourism areas: Can Tho city and adjacent area, My Tho and adjacent area, Bay Nui – Rach Gia – Kien Luong – Phu Quoc and adjacent areas, Nam Can – Dat Mui and adjacent areas.

Tourism areas are developed together with protective ecological belts; tourism is organized by subregion and connecting routes.

+ Dong Thap Muoi subregion, Tien river and Hau river subregion, Long Xuyen Quadtrangle subregion, West Hau river subregion, Ca Mau subregion, West Sea coast subregion.

+ Phu Quoc – Ha Tien – Kien Luong tourism areas: development of sea- and island-related tourism and ecological tourism with bird’s gardens in Hiep Thanh (Bac Lieu), Tan Dan (Ca Mau), Ba Tri (Ben Tre), Tram Chim (Dong Thap), and religious tourism with famous temples and pagodas (Dinh Ba and pagodas are scattered among provinces, especially Tra Vinh and Soc Trang).

+ Inter-regional tourism routes: From Ho Chi Minh City to Tien Giang, Dong Thap Muoi, Can Tho, Ca Mau.

+ International – national tourism routes: Ho Chi Minh city – Can Tho city through sea ports, airports to connect with other regions in the world. Can Tho city and Trans-Asia Route form a tourism route with Cambodia – Thailand in Mekong Subregion. Can Tho city is to be connected with tourism areas of Ca Mau, Bac Lieu, Ha Tien, Phu Quoc. Caravan tourism routes by boat along Mekong river (including Tien river and Hau river) to Cambodia’s Tonlé Sap (250 km in length); cultural – historical remains: Tan Chau silk (bordering area), Ong Ho’s isle, plantations, floating fish farms, Dong Tam snake farms, Southern Khmer pagoda in Tra Vinh, etc.

- Agriculture areas, nature conservation areas:

+ Agriculture areas are protected and developed with advanced biotechnologies, primarily in Long An, Tien Giang, and An Giang.

+ Nature conservation areas include: U Minh Thuong forest, U Minh Ha forest, Dong Thap Muoi ecology zone, etc.; marine tourism areas include Phu Quoc, Ha Tien, Hon Chong, and other locations along the coast of East Sea of Tien Giang, Ben Tre, Tra Vinh, Soc Trang, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



. Central area with a radius of 30 km: highly-concentrated urban areas along Tien river, Hau river, Highway 1A Including: Can Tho city, Long Xuyen city, Cao Lanh city, and Vinh Long city which are tightly connected to Ho Chi Minh City.

. South West urban construction zone from Highway 91 to Ca Mau: concentrated at the center of urban areas, expanded around the urban areas, including: Rach Gia city, Ca Mau city, Bac Lieu town, Vi Thanh town. This is the counterpart urban area in the South West – the system of satellite urban areas for the central urban area with Can Tho city as the epicenter, connected to Soc Trang, Bac Lieu, Ca Mau by Highway 1A (Can Tho city); to Long Xuyen city, Chau Doc town, border checkpoints of An Giang province by Highway 91; along Highway 61 from Highway 1A through Vi Thanh to Go Quao, Rach Gia city, and connect Ho Chi Minh trail with Ca Mau province.

. Urban construction zone in adjacent areas with a radius of 30 – 50km: an urban area that connects central urban areas with surrounding areas which support the development of central urban areas and urban economic corridors in the region. Non-construction zone associated with ecological areas, agriculture and forestry areas.

. Urban construction zone in counterpart urban areas: concentrated in central urban areas of the region and industrial parks.

- Industrial – trade zones:

. Industrial zones are primarily located in the provinces adjacent to Ho Chi Minh City. After the completion of Rach Mieu bridge, Can Tho Bridge, and Ham Luong bridge (after 2010), routes N1, N2, and freeways Ho Chi Minh City – Can Tho, Can Tho – Phnom Penh, Can Tho - Ca Mau will be completed; industrial parks and industrial complexes will be expanded.

. Industrial – trade zones in counterpart areas associated with sub-regional urban areas such as processing of fish, farm produce, and food in provincial cities and towns such as  Ca Mau, Rach Gia, Can Tho, My Tho, Long Xuyen, Vinh Long, etc.; rice threshing industry in provincial cities of An Giang, Can Tho, Soc Trang, Dong Thap, Tien Giang provinces, etc. with flexible but controlled development.

- Ecological zones:

. The system of Tien river, Hau river, Vam Co Dong river, Vam Co Tay river, other rivers and channels create an ecological belt which consists of forests along the rivers. Together with the tree belts dividing urban areas, industrial areas, and highway trees, they are the main landscape of the region. Major rivers also help improve microclimate of urban areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Orientation of social infrastructural development of the region

- Distribution of training system in the region

Training institutions are concentrated in My Tho city, Vinh Long city, Can Tho city, Ca Mau city, and Bac Lieu town with Can Tho city as the epicenter; satellites and re-training institutions are located in Cao Lanh city, Long Xuyen city, and Rach Gia city where key and distinctive industries serving socio-economic development of the region is concentrated.

- Distribution of healthcare in the region

. Improve the capacity and quality of Can Tho General Hospital to make it the most advanced medical facility of the region. Enhance and increase investment in equipment and technologies for surgery and orthopedics wards of general hospitals of the following provinces: Tien Giang, Dong Thap, Kien Giang and Ca Mau. Build an orthopedic hospital in Tien Giang province.

. Invest in development of the regional Preventive Medicine Center in Can Tho; establish bordering quarantine centers in An Giang, Kien Giang, and Ca Mau provinces. Upgrade provincial Preventive Medicine Centers so that they are capable of resolving preventive medicine issues in the province.

- Distribution of housing system

. Key urban areas along Tien river and Hau river is meant for development of high-density housing.

. Counterpart urban areas in the South West – North East: expand urban areas and urban centers associated with industrial parks, agriculture zones, and ecological zones.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Distribution of trade and services system:

Establish major trade and service centers of Mekong Delta region in Can Tho, Long Xuyen, Rach Gia, Ca Mau, checkpoint economic zones, major checkpoints with key products being rice, frozen fish, tropical fruits, textile and garment, footwear, electronics, etc.

7. Orientation of technical infrastructural development of the region:

a) Technical preparation of construction land

- Planning for irrigation and flood:

+ Left side of Tien river consists of 3 subregions: the North and South of Nguyen Van Tiep channel are meant for control of flood, removal of alum and salt; the subregion between two Vam Co rivers  are meant for control of salinization, flood drainage, and environmental remediation in the whole region.  Flood is primarily discharged into Tien river and Vam Co river.

+ The area between Tien river and Hau river consists of 4 subregions: North of Vinh An channel, North of Mang Thit river, South of Mang Thit river, and Ben Tre. Two subregions North of Vinh An channel and North of Mang Thit river are meant for control of flood. Two South of Mang Thit and Ben Tre are meant for control of salinization, supply of freshwater, and drainage. Main sources of water are Tien river and Hau river. Water is primarily discharged into Hau river and part of Tien river.

+ Ca Mau peninsula consists of 6 subregions including West of Hau river, U Minh Thuong, U Minh Ha, Quan Lo – Phung Hiep, Nam Ca Mau, and the coast of Bac Lieu – Vinh Chau. The main source of water supply is Hau river through its channels and rainwater. Water is primarily discharged into Cai Lon river, Cai Be river, Ong Doc river, Ganh Hao river, My Thanh river, etc. and the sea.  The subregion at the West of Hau river is meant for control of flood (from Long Xuyen Quadrangle), flood drainage, and salinization control in the area adjacent to Cai Lon river, Cai Be river; other subregions are meant for prevention of salinization, retention of freshwater.

+ Long Xuyen Quadrangle is meant for control of flood, increase supply of freshwater from Hau river, flood drainage, removal of alum, and control of coastal salinization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Avoid building in areas where flood level is high and at starting points of flood, especially works that affect the flow of flood.  Take measures to prevent landslide in urban areas and residential areas along rivers (building embankment, adjusting the flow, establishing safety corridor along river banks, etc.)

+ Complete the primary irrigation system of the region, infield irrigation systems, rural residential areas, rural roads, and dykes.

+ Complete the system of coastal dykes according to projects of the Ministry of Agriculture and Rural Development (from Quang Ngai to Kien Giang) with consideration taken of climate change and sea level rise.

+ Protect and restore the system of coastal protective forests; prevent and control construction in these areas.

- Elevation planning:

+ The construction elevations of urban areas, residential areas, and industrial parks are determined according to the highest level of water (corresponding to 1% frequency – national elevation system).

+ Apply or combine the following solutions: level the entire construction area (for a new construction site), build embankments above flood level (for renovated site with high construction density); combination of embankment above flood level and raising ground elevation.

+ In areas where people are scattered, it is necessary to build embankments in combination with gardens, ponds, breeding.

- Prevention of impacts of natural disasters:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Study, propose solutions for natural disaster response (building river embankments, relocation of people, planting protective trees on the banks, etc) in the areas facing high risk of land slide along rivers, channels, canals.

+ Channeling major transport routes and high-speed routes, especially those at risk of land slide.

- Orientation of urban rainwater drainage:

+ By 2015: upgrade the existing shared drainage system, build separate and independent drainage systems for new urban areas. Complete drainage projects and urban environment remediation funded by PDA. Improve the capacity of existing drainage and flood prevention systems in urban areas that are not provided with sufficient capital in order to improve people’s life therein.

+ 2015 - 2020: build separate drainage systems (which separate rainwater from wastewater). Rainwater will be discharged into rivers, channels, canals without treatment. In existing urban areas: Upgrade the existing shared drainage system; separate the flows to collect and take wastewater to the concentrated treatment facility of the urban area.

+ In low urban areas affected by tide (Ca Mau peninsula), it is necessary to provide land for construction of detention basin (10% - 15% of urban construction land).

b) Traffic:

- Road:

+ National vertical routes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



. Works in progress and new works: N1 route along the borderline which connects Highway 14C from Tay Ninh to Ha Tien; Ho Chi Minh trail which connects to Highway 14 from the boundary between Long An and Dat Mui (Ca Mau). It is expected that after 2020, the segment from the North to Ca Mau city will be a freeway; an freeway in the East from Ho Chi Minh City to Can Tho – Ca Mau will be built (along Quan Lo – Phung Hiep); interregional freeway in the South that connect Mekong Delta with the Southeast, starting in Long An.

+ Inner-regional vertical route: Upgrade Highway 61 (Vi Thanh – Can Tho), the segment from My Thuan bridge to Road N2 of Highway 80 into a freeway.

- Horizontal route (from the border to the East Sea):

. Upgrade the coastal route in the South from Ha Tien checkpoint to Ca Mau; keep building the road from South of River Hau to Bac Lieu; expand Highway 62 from Tan An to Binh Hiep checkpoint; Upgrade the segment from Highway 1A to Road N2 (Cao Lanh) of Highway 30 into a freeway; expand Highway 30 from N2 to Dinh Ba checkpoint of; maintain Highway 91 from Can Tho to Chau Doc; build the freeway Can Tho – Chau Doc – Phnom Penh; upgrade freeway Ha Tien – Rach Gia – Bac Lieu; upgrade and adjust Highway 53 crossing Vinh Long and Tra Vinh, Highway 54 through Vinh Long, Tra Vinh, Dong Thap, Dinh An Economic Zone and deep water ports of Mekong Delta (in combination with building embankments); expand Highway 57 crossing Ben Tre province;

. Upgrade some provincial roads into Highways such as provincial road 886 connecting Tien Giang and Long An, provincial road 865, provincial road 846 connecting Long An and Dong Thap; provincial road 941 connecting An Giang and Kien Giang, the road along Nguyen Van Tiep channel, the road along Thap Muoi channel No. 2, road 965 of An Giang province, the road between two Vam Co rivers. New constructions: two roads along Cho Gao Moi channel; Bac Lieu – Bung Tau road; An Giang - Bac Lieu road based on extended provincial road 943; Highway 30B from Dinh Ba checkpoint between Dong Thap – Long An to Tien Giang. Build a coastal road serving traffic and patrol.

+ System of roads on Phu Quoc: upgrade and build 3 new routes: Duong Dong - Cua Can, Suoi Cai - Ganh Dau, Bai Thom - Ganh Dau.

+ Rural traffic: Develop roads for motor rural vehicles that lead to commune centers and connect with the traffic network of the districts and provinces; ensure smooth traffic; every road must have 2 lanes; do not connect internal urban roads directly with highways.

+ Urban traffic:

. Build a network of urban roads according to approved urban planning. Develop public traffic within urban areas in each province, bus routes from province centers to districts, industrial parks, ports, airports, train stations, plantations, and checkpoints.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



. Build bus stations at the key urban areas of provinces, districts, and communes. Bus stations must meet standards and be connected with markets, docks, and airports.  Freight yards are located near warehouses, industrial parks, roads, railroads, ports, and airports.

+ Bridges and ferries:

My Thuan bridge and Can Tho bridge along Highway 1A; Cao Lanh bridge and Vam Cong bridge, Ham Luong bridge (Ho Chi Minh trail); Dai Ngai bridge and Co Chien bridge (Highway 60) connecting Nam Mang Thit and Ca Mau peninsula (upgrade existing ferry stations); Hong Ngu bridge and Tan Chau bridge route N1 (use ferries in stage 1); My Loi bridge over Vam Co Lon river on Highway 50 connecting Ho Chi Minh City and Mekong Delta.

- Waterway traffic:

+ Sea traffic: dredge the following river segments: the segment of Hau river crossing Dinh An estuary, the segment of Tien river crossing Tieu and Ham Luong estuaries, the segment of Cua Lon river crossing Bo De estuary, the channel to Hon Chong port and Binh Tri port; channel for sea-going vessel crossing Quan Chanh Bo channel.

+ River traffic:

. Grade I: Tieu estuary – Cambodia; Dinh An estuary – Tan Chau.

. Grade III: Ho Chi Minh City – Ca Mau (crossing Xa No channel), Ho Chi Minh City – Kien Luong (crossing Lap Vo channel), Ho Chi Minh City – Ca Mau (coastal route), Ho Chi Minh City – Kien Luong (Thap Muoi channel), Ho Chi Minh City – Moc Hoa (Vam Co Tay river), Phuoc Xuyen channel - channel 28, Rach Gia - Ca Mau, Vung Tau - Thi Vai – Mekong Delta.

. Grade IV: Moc Hoa – Ha Tien. Open coastal routes to major ports in Ho Chi Minh City area to relieve the burden on Cho Gao channel. Extend speedboat routes along the North – South coast to the ports along East Sea and West Sea in Mekong Delta.  Invest in expanding Cho Gao channel with embankments to prevent landslide; a new channel will be dug 3 km to the East from the old Cho Gao channel. Upgrade Nguyen Van Tiep channel; dig a channel along the borderline that connects to Vinh Te channel and So Ha channel in order to improve traffic, national defense and security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



. Major ports in Can Tho: Hoang Dieu, Tra Noc, O Mon, Binh Thuy and Cai Cui ports.

. Multi-purpose and dedicated ports in the region:

+ Tien river: Tra Cu – Tra Vinh; Dai Ngai – Soc Trang; Binh Minh – Vinh Long; Nam Cai Cui – Hau Giang for ships of 1 ÷ 20,000 DWT; My Thoi – An Giang; Lap Vo – Dong Thap for ships of 5,000 ÷ 10,000 DWT The primary ship channel crosses Quan Chanh Bo channel – Song Hau.

+ Tien river: Cao Lanh, Sa Dec – Dong Thap; My Tho – Tien Giang; Vinh Thai – Vinh Long. Primary ship channel crosses Tieu estuary.

+ On Cai Lon river: Nam Can – Ca Mau for ships of 3 ÷ 5,000 DWT; the ship channel crosses Bo De estuary.

+ Along West Sea: Hon Chong, Kien Luong – Kien Giang, for multi-purpose ships of 3 – 5,000 DWT, cargo ships of 5,000 ÷ 10,000 DWT; Bai No – Ha Tien, Ong Doc estuary – Ca Mau for cargo ships of 1 ÷ 3,000 DWT

+ Ships for large sea-going vessel outside Hau river estuary:

Keep studying the construction of a port for heavy ships (beyond the capacity of the estuary even after expansion) to serve export and import directly for the Mekong Delta, avoid transit through the ports in Group 5. It is planned to be located offshore Soc Trang to be convenient for supply of goods to Ca Mau peninsula.

- System of seaports in South East waters (Group 7):

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Nam Du archipelago: build a major port for large ships importing coals serving thermal power plants.

- River port system:

+ Major ports of the region are located in Cao Lanh, Long Xuyen, Vinh Long, Ca Mau.

+ Cargo ports: Tan An (new), Long Duc, Giao Long, An Phuoc, Long Hung, Nga Nam, Cai Con, Vi Thanh (new), Tan Chau (new), Binh Long, Tac Cau, Ho Phong (new), Bac Lieu, Ong Doc (new).

+ Passenger terminals: My Tho, Cao Lanh, Tra Vinh, Vinh Long, Ben Tre, Long Xuyen, Chau Doc, Rach Gia, Ha Tien, Soc Trang, Ca Mau, Nam Can, Ong Doc.

- Rail transport: build a new Saigon – My Tho railroad. In the future: My Tho – Can Tho – Ca Mau, Can Tho – Chau Doc, and Chau Doc – Phnom Penh.

- Air transport:

+ Upgrade Can Tho airport into an international airport. Upgrade Phu Quoc airport in Duong To into an international airport.

+ Ca Mau and Rach Gia airports are domestic airports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Plan a system of multimodal transport and logistics in the following provinces: Tien Giang, Can Tho, An Giang, Ca Mau, Tra Vinh. Build logistics centers that connect various modals of transport (road, rail, waterway, air).

c) Water supply orientation:

- Water sources:

+ The primary water source is surface water of Hau river and Tien river and from the upstream of the rivers that are over 50 km from the sea.

+ Avoid mass extraction of underground water, unless no other sources are available.

- Forecast about water demand:

+ Urban areas: water supply is expected to reach 120 liters/person/24 hours. Clean water supply ratio is expected to reach 100% by 2020.

+ Rural areas: water supply is expected to reach 80-100 liters/person/24 hours. Clean water supply ratio is expected to reach 100% by 2020.

+ Industrial areas: water supply is expected to reach 40m3/day/hectare for 80% of the industrial area.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Water supply solutions:

By 2015:

Keep executing unfinished water plant and water supply station projects.

+ Focus on investment in completing and upgrading the water supply network. Improve the effectiveness of the existing water supply system, minimize water loss.

2015 – 2020 (building regional water supply works):

+ Build Hau River I water plant in Tan Thanh – Can Tho area; initial capacity Q1 = 500,000 m3/day; boosted capacity Q2 = 1,000,000 m3/day. This water plant is meant to serve the West corridor of Hau river and along the coast of East Sea.

+ Build Hau River II water plant in Long Xuyen – An Giang area; initial capacity Q1 = 1,000,000 m3/day; boosted capacity Q2 = 2,000,000 m3/day to serve Ca Mau peninsula and the coast of West Sea (Kien Giang, An Giang). Increase pumping station 1 to serve Hau River I water plan when saltwater exceeds Can Tho bridge.

+ Build Hau River III water plant in Chau Doc – An Giang area; initial capacity Q1 = 200,000 m3/day; boosted capacity Q2 = 500,000 m3/day to serve the North West, West corridor of Hau river, and the bordering area.

+ Build a surface water plant of Tien river in Cai Be – Tien Giang area; initial capacity Q1 = 200,000 m3/day (currently 170,000 m3/day) and boosted capacity Q2 = 800,000 – 1,000,000 m3/day to serve the area in the North of Tien river, the coast of East Sea, and the South West of Ho Chi Minh City (approximately 500,000 m3/day).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Electricity sources:

+ Existing power plants: Tra Noc (193.5 MW), Ca Mau Gas – Electricity – Fertilizer (total capacity of generating sets 1 and 2 is 1,500 MW). Power plants to be built: O Mon power plan with capacity of 1,200 MW in O Mon district - Can Tho province; Kien Luong thermal power plant with capacity of 4,400 MW in Kien Giang province; Hau Giang thermal power plant with capacity of 5,200 MW; Tra Vinh thermal power plant with capacity of 4,400 MW in Duyen Hai district; Soc Trang thermal power plant within capacity of 4,400 MW in Long Phu district - Soc Trang province; Long An thermal power plant with capacity of 1,200 MW in Can Duoc, Long An province.

+ Total capacity of existing and future thermal power plant is 22,500 MW, which is sufficient to supply the whole region.

- Transmission line: build and upgrade 500 KV, 220 KV, 110 KV high-voltage grid;

- Use of other sources of energy: study, build wind farms in Phu Quoc and islands in Kien Giang, Ca Mau; study, develop solar energy, wind energy, biogas, and other forms of energy, in remote areas, coastal areas, islands, etc.

dd) Orientation of wastewater drainage, collection and management of solid wastes, and cemeteries:

- Wastewater drainage:

+ The wastewater drainage system must be uniformly built in each basin, including drainage system and treatment plants. Wastewater must be properly treated before being discharged into rivers, channels.

+ Industrial factories, service establishments that generate toxic wastewater must have internal treatment stations before discharging wastewater into common urban sewer system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ 20% - 30% of wastewater shall be reused for watering plants, cleaning streets, and other uses in urban areas and industrial areas.

- Orientation of collection and management of solid wastes:

+ Reduce, minimize solid wastes at sources; recycle and reuse useful materials.

+ Encourage garbage classification in rural households. Collect and treat wastes according to environmental safety standards.

+ Leachate treatment stations must be treated landfills and treatment plants before being discharged into rivers, channels.

+ The rate of collection and treatment of solid wastes in urban and industrial areas is expected to reach 90% by 2015 and 100% by 2020.

+ Build waste treatment zone of provinces with of area of 40 – 50 hectares and distance of 30 – 40 km from the urban areas. Build waste treatment zone of districts with of area of 10 – 20 hectares and distance of 10 km from the towns.

+ Use combined treatment technologies (clean burial – recycling + treatment + incineration) and collection, treatment of leachate. Landfills must be located in accordance with regulations on management of hazardous wastes.

- Cemetery planning: people’s cemeteries, cemetery parks, etc. : 100 – 200 hectares in area, 40 – 50 km in range; district and inter-district cemeteries shall combine burial and cremation with an area of 30 – 50 hectares and convenient for both road and waterway transport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Strategy management:

+ Use land and natural resources reasonably and conformably with technical standards and environment protection strategy (industry, agriculture, forestry, aquaculture, etc).

+ Localize, restore protection forests, coastal mangrove forests, national forests, distinctive ecological regions and landscapes (U Minh, Cham Chin, Phu Quoc, Ha Tien, Dong Thap Muoi …) and include them in the long-term land use planning.

+ Localize the areas for management of wastes that affect the water sources of Tien river and Hau river. Make a map for assessing underground water reserve serving regional management and formulation of use plan, etc.

+ Manage liquid pollutants (household wastewater, industrial wastewater, and agriculture wastewater); solid wastes (collection, transport, and treatment of household wastes, medical wastes, and industrial wastes); sources of noise and air pollution (production, traffic, construction, etc); construction of cemeteries.  

+ Control the elements that affect the environment in agricultural production and aquaculture areas.

- Focus on improvement of awareness of environment in the community for the people to voluntary participate in environmental protection.

- Specific solutions:

+ Integrate economic development, construction planning, specialized planning, and environmental planning; manage wastes in general; build waste treatment centers in provinces, urban areas, and production areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Make reports on environmental impact assessment, environment management of projects and especially in sensitive areas to minimize or prevent construction of projects that affect distinctive ecological regions, sanctuaries (coastal protective forests, island forests, mangrove forests, water source protection area, etc.).

8. Favored programs and projects:

a) Infrastructure programs that facilitate regional development

- Development of national routes along Highway 1A, Ho Chi Minh trail (N2), Ho Chi Minh City – Can Tho - Ca Mau freeway, Highway 50 – Highway 60 freeway, borderline route N1; construction of bridges over Tien river and Hau river on these routes.

- Development (upgrade, continued construction) of horizontal routes crossing Highway 62, Highway 30, Highway 53, Highway 57, and the routes along Hau river, Highway 91, Can Tho – An Giang – Phnom Penh freeway, Bac Lieu – Kien Giang freeway.

- Development of inter-regional freeways.

- Development of Ho Chi Minh City – My Tho – Can Tho railroad system.

- Development of provincial and urban routes in connection with the traffic network of the region.

- Development of inner-provincial and inter-provincial public transportation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Upgrade of the system of seaports and river ports.

- Completion of airport system.

- Development of widespread energy supply and regional supply centers.

- Development of water supply systems and regional water plants.

b) Improvement of life quality and environmental protection programs

- Development of urban areas in the center with Can Tho as the epicenter of the whole region.

- Development of urban areas in the North East and South West.

- Development of international, national, regional public service works.

- General urban upgrade programs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Programs for development of tourist attractions, landscapes, domestic and international ecological tours.

- Development of housing in flood areas, for low-earners, and industrial zones.

Article 2.

- The Ministry of Construction shall announce the Construction Planning of Mekong Delta by 2020 with the orientation towards 2050 and organize the implementation of urban planning according to applicable regulations of law.

- The People’s Committees of provinces in the region shall review, revise, or implement their Urban Planning according to the construction planning of Mekong Delta.

Article 3. This Decision comes into force from the day on which it is signed.

The Minister of Construction, Presidents of the People’s Committees of Can Tho, Long An, Tien Giang, Vinh Long, Dong Thap, An Giang, Hau Giang, Tra Vinh, Ben Tre, Soc Trang, Bac Lieu, Ca Mau, Kien Giang, heads of relevant agencies are responsible for the implementation of this Decision.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1581/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.004

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.170.227
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!