THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1580/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH ĐỒNG
THÁP ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ
Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch
xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa
khẩu tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Khu kinh tế) với những nội
dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi quy hoạch:
Phạm vi lập quy hoạch bao gồm 15 xã,
phường: Các phường An Lộc, An Thịnh, An Lạc, các xã Tân Hội, Bình Thạnh thuộc
thị xã Hồng Ngự; các xã Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Hậu A, Thường
Thới Hậu B, Thường Lạc, Thường Thới Tiền thuộc huyện Hồng Ngự; các xã Bình Phú,
Tân Hộ Cơ, Thông Bình và thị trấn Sa Rài thuộc huyện Tân Hồng.
Ranh giới địa lý được xác định như
sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Prây Veng -
Campuchia.
- Phía Nam giáp các xã thuộc huyện Hồng
Ngự và Tân Hồng.
- Phía Đông giáp huyện Tân Hưng, tỉnh
Long An.
- Phía Tây giáp huyện Phú Châu, tỉnh
An Giang, ngăn cách qua sông Tiền.
2. Tính chất:
- Là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch
- đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với các cửa khẩu quốc tế.
- Là trung tâm giao lưu phát triển
kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mekong, trước hết trong quan hệ với
Campuchia.
- Là khu vực đô thị biên giới có ảnh
hưởng và lan tỏa thúc đẩy sự phát triển vùng phía Bắc tỉnh Đồng Tháp.
- Có ý nghĩa quan trọng về an ninh,
quốc phòng.
3. Dự báo quy mô dân số, đất
đai:
a) Dân số:
- Đến năm 2020 quy mô dân số khoảng
190.000 - 200.000 người; trong đó, dân số đô thị khoảng 100.000 - 110.000 người.
- Đến năm 2030 quy mô dân số khoảng
240.000 - 250.000 người; trong đó, dân số đô thị khoảng 170.000 - 180.000 người.
b) Đất đai:
- Đến năm 2020: Nhu cầu sử dụng đất
xây dựng đô thị đạt khoảng 1.500 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 1.100 ha; đất khu phi thuế quan khoảng 250 ha.
- Đến năm 2030: Nhu cầu sử dụng đất
xây dựng đô thị đạt khoảng 2.400 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 1.800 ha; đất
khu phi thuế quan khoảng 510 ha.
4. Định hướng phát triển không
gian:
a) Cấu trúc phát triển không gian:
Cấu trúc không gian Khu kinh tế cửa
khẩu tỉnh Đồng Tháp được hình thành theo mô hình đô thị trung tâm Hồng Ngự và
hai hành lang đô thị (hành lang Dinh Bà - Sa Rài và hành lang Thường Phước -
Thương Thới) gắn với hai cửa khẩu quốc tế dựa trên các tuyến
quốc lộ N1, 30, 30B và tỉnh lộ 841.
Cấu trúc lưu thông Khu kinh tế cửa khẩu
tỉnh Đồng Tháp bao gồm các trục giao thông đường bộ: Quốc lộ N1, 30, 30B; tỉnh lộ 841, 842, 843 và các trục giao thông thủy: Sông Tiền,
sông Sở Hạ và các tuyến kinh dọc.
Các vùng phát triển bao gồm:
- Các khu vực cửa khẩu, gồm các khu
quản lý kiểm soát cửa khẩu tại hai cửa khẩu quốc tế và năm cửa khẩu phụ; các
khu phi thuế quan tại hai cửa khẩu quốc tế là các công trình thương mại dịch vụ
và công nghiệp.
- Các đô thị bao gồm một phần thị xã Hồng Ngự, thị trấn Sa Rài, thị trấn Thường Thới, đô thị cửa khẩu
Dinh Bà, đô thị cửa khẩu Thường Phước.
- Các khu vực dân cư nông thôn bao gồm
các tứ, trung tâm xã, các cụm tuyến dân cư nông thôn.
- Các vùng nông nghiệp, cảnh quan,
không gian mở bao gồm các vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản,
không gian du lịch sinh thái, không gian cây xanh cảnh quan và mạng lưới sông rạch.
b) Định hướng phát triển không gian
đô thị:
- Thị xã Hồng Ngự:
+ Tính chất: Là đô thị loại 3, đô thị
trung tâm kinh tế, khoa học kĩ thuật và văn hóa phía Bắc và hành lang kinh tế
biên giới tỉnh Đồng Tháp; là đô thị trung tâm về công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương mại, giao thương của Khu kinh tế; có vị trí an ninh - quốc
phòng.
+ Quy mô dân số: Dự báo đến năm 2020,
dân số thị xã Hồng Ngự (phần nằm trong Khu kinh tế) khoảng 80.000 người, trong
đó dân số đô thị là 58.000 người; đến năm 2030, dân số thị
xã Hồng Ngự (phần nằm trong Khu kinh tế) khoảng 115.000 người, trong đó dân số
đô thị là 90.000 người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị: Dự kiến
đến năm 2020, đất xây dựng đô thị khoảng 640 ha; đến năm 2030 khoảng 1035 ha.
- Định hướng phát triển không gian:
+ Định hướng phát triển không gian của
thị xã Hồng Ngự dựa trên cấu trúc lưu thông vùng là sông Tiền và quốc lộ N1, 30. Hướng phát triển chính: Phía Bắc tiếp cận quốc lộ N1 và phía Nam dọc theo sông Tiền và giới hạn tuyến
tránh quốc lộ 30 về phía Đông.
+ Các trung tâm cấp vùng như dịch vụ
thương mại, thể dục thể thao bố trí ở phía Bắc, tiếp cận quốc lộ N1.
+ Trung tâm hành chính, dịch vụ công
cộng thị xã Hồng Ngự bên bờ sông Tiền và hai bên bờ kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng,
gắn với khu vực đô thị hiện hữu.
+ Vùng du lịch sông nước được tổ chức
về phía Bắc thị xã Hồng Ngự, giữa sông Sở Thượng và sông Sở Hạ.
- Thị trấn Sa Rài:
+ Tính chất: Là đô thị trung tâm huyện
Tân Hồng, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, kĩ thuật huyện Tân Hồng; đầu mối
giao thông đường bộ của hành lang kinh tế biên giới tỉnh Đồng Tháp.
+ Quy mô dân số:
Dự báo đến năm 2020, dân số thị trấn khoảng 16.000 người; đến năm 2030 là 25.000 người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị: Dự kiến
đến năm 2020, đất xây dựng đô thị khoảng 240 ha; đến 2030 khoảng 380 ha.
+ Định hướng phát triển không gian:
. Hướng phát triển trên cơ sở khai
thác các quốc lộ N1, 30;
. Cụm tiểu thủ công nghiệp bố trí về
phía Tây của thị trấn, tiếp cận quốc lộ N1 (hiện nay là quốc
lộ 30).
- Thị trấn Thường Thới:
+ Tính chất: Là đô thị trung tâm huyện
lỵ huyện Hồng Ngự, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, kĩ thuật huyện Hồng
Ngự; là đầu mối giao thông thủy bộ của hành lang kinh tế biên giới.
+ Quy mô dân số: Dự báo đến năm 2020,
dự báo dân số khoảng là 12.000 người; đến 2030 là 25.000
người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị: Dự kiến
đến 2020, đất xây dựng đô thị khoảng 230 ha; đến 2030 khoảng 360 ha.
+ Định hướng phát triển không gian:
. Hướng phát triển trên cơ sở khai
thác trục quốc lộ N1 và tỉnh lộ 841;
. Khai thác sông Tiền về mặt cảnh
quan và giao thông thủy cho thị trấn;
. Khu tiểu thủ công nghiệp được bố
trí về phía Đông Bắc của thị trấn, tiếp cận quốc lộ N1.
- Đô thị cửa khẩu Dinh Bà:
+ Tính chất: Là Khu kinh tế cửa khẩu
quốc tế đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia; là đầu mối giao thông đường bộ,
trung tâm giao thương về kinh tế văn hóa; là trung tâm thương mại, công nghiệp.
Có vị trí an ninh - quốc phòng.
+ Quy mô dân số: Dự báo đến năm 2020,
dân số đô thị cửa khẩu khoảng 12.000 người; đến năm 2030,
là 25.000 người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị: Dự kiến
đến năm 2020, đất xây dựng đô thị khoảng 400 ha, trong đó
khu kiểm soát cửa khẩu và khu phi thuế quan chiếm 168 ha. Đến năm 2030, dự kiến
đất xây dựng đô thị khoảng 748 ha, trong đó khu kiểm soát cửa khẩu và khu phi
thuế quan chiếm 362 ha.
+ Định hướng phát triển không gian:
. Hình thành trên cơ sở phát triển
không gian đô thị từ cửa khẩu quốc tế Dinh Bà đến trung tâm xã Tân Hội Cơ;
. Khu quản lý cửa khẩu nằm tiếp giáp
với biên giới về phía Tây Bắc của đô thị và phía Tây quốc lộ 30;
. Khu phi thuế quan nằm cạnh cửa khẩu
quốc tế và biên giới về phía Đông Bắc quốc lộ 30;
. Trung tâm hành chính, dịch vụ của
đô thị cửa khẩu có vị trí phía Nam.
- Đô thị cửa khẩu Thường Phước:
+ Tính chất: Là Khu kinh tế cửa khẩu
quốc tế đường thủy, bộ giữa Việt Nam và Campuchia; là đầu mối giao thương đường
bộ, đường thủy; là trung tâm giao thương về kinh tế văn hóa, thương mại, dịch vụ
du lịch, công nghiệp. Có vị trí an ninh - quốc phòng.
+ Quy mô dân số: Dự báo đến 2020, dân
số đô thị cửa khẩu khoảng 10.000 người; đến 2030, là
15.000 người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị: Dự kiến, đến năm 2020, đất xây dựng đô thị khoảng 240 ha, trong đó
đất khu kiểm soát cửa khẩu và khu phi thuế quan chiếm 94 ha. Đến năm 2030, dự kiến đất xây dựng đô thị khoảng 380 ha, trong đó đất khu
kiểm soát cửa khẩu và khu phi thuế quan chiếm 166 ha.
+ Định hướng phát triển không gian:
. Hình thành trên cơ sở phát triển
không gian đô thị từ cửa khẩu quốc tế Thường Phước đến kênh Tứ Thường, dọc theo
tỉnh lộ 841;
. Khu quản lý cửa
khẩu và khu thương mại phi thuế quan nằm về phía Bắc của đô thị, dọc theo sông
Tiền;
. Khu công nghiệp phi thuế quan nằm về
phía Đông tỉnh lộ 841;
. Khu dịch vụ hậu cần cảng sông gắn với
sông Tiền và có sự nối kết với khu công nghiệp;
. Trung tâm hành chính, dịch vụ của
đô thị cửa khẩu có vị trí phía Nam.
c) Định hướng phát triển không gian
khu kiểm soát cửa khẩu, khu phi thuế quan và cụm công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp:
- Khu kiểm soát cửa khẩu quốc tế:
Tổ chức tại cửa khẩu quốc tế đường bộ
Dinh Bà và tại cửa khẩu quốc tế đường thủy, bộ Thường Phước. Cửa khẩu Dinh Bà
có quy mô 12 ha và cửa khẩu Thường Phước có quy mô 6 ha.
- Khu phi thuế quan (khu thương mại -
công nghiệp):
Khu phi thuế quan tại cửa khẩu quốc tế
Dinh Bà, đến năm 2020 có diện tích khoảng 160 ha; đến năm 2030 có diện tích khoảng
350 ha.
Khu phi thuế quan tại cửa khẩu quốc tế
Thường Phước, đến năm 2020 có diện tích khoảng 90 ha; đến năm 2030 có diện tích
khoảng 160 ha.
- Cụm công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp:
Tại hai đô thị cửa khẩu Dinh Bà và đô
thị cửa khẩu Thường Phước có 03 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với tổng
diện tích 60 ha.
Tại thị trấn Sa Rài và thị trấn Thường
Thới, mỗi thị trấn có 01 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (quy mô 35 ha -
45 ha) sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ phụ phẩm nông nghiệp và các mặt
hàng khác.
- Các cửa khẩu quốc gia và cửa khẩu
phụ:
Bên cạnh 02 cửa khẩu quốc tế, Khu
kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp có 02 cửa khẩu quốc gia là Sở Thượng, Thông Bình và 03 cửa khẩu phụ gồm: Mộc Rá, Á Đôn, Bình Phú.
Quy mô phát triển không gian (gồm khu
quản lý kiểm soát cửa khẩu, khu thương mại dịch vụ, khu dân cư) tại các cửa khẩu
trên như sau:
+ Cửa khẩu Thông Bình: 140 ha.
+ Cửa khẩu Sở Thượng: 125 ha.
+ Cửa khẩu Bình Phú: 100 ha.
+ Cửa khẩu Mộc Rá: 50 ha.
+ Cửa khẩu Á Đôn: 50 ha.
d) Định hướng phát triển khu dân cư
nông thôn:
Các khu dân cư nông thôn bao gồm các
thị tứ, trung tâm xã, các cụm tuyến dân cư nông thôn được phân bố trong vùng sản
xuất nông nghiệp theo các tuyến giao thông đường bộ và đường thủy.
đ) Định hướng phân bố các trung tâm
đô thị và chuyên ngành:
- Trung tâm đô thị:
Gồm các trung tâm hành chính và dịch
vụ công cộng của thị xã Hồng Ngự, thị trấn Sà Rài, thị trấn Thường Thới, đô thị
cửa khẩu Dinh Bà và đô thị cửa khẩu Thường Phước.
- Trung tâm thương mại dịch vụ cấp
vùng:
Trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng
có quy mô 28 ha đặt tại phía Bắc thị xã Hồng Ngự, trên quốc lộ N1; là trung tâm chuyên ngành có chức năng dịch vụ
thương mại, tài chính, ngân hàng, hội chợ, hội nghị, giao lưu tiếp thị; là nơi
tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại v.v. Khu vực này bố trí các công
trình có chức năng thương mại - dịch vụ kết hợp với nhà ở chung cư, nhà ở liền
kề.
- Trung tâm thể dục thể thao cấp
vùng:
Trung tâm thể dục thể thao chuyên
ngành, quy mô 48 ha, đặt tại phía Đông thị xã Hồng Ngự, cạnh
quốc lộ 30; liên kết với không gian cây xanh của thị xã Hồng Ngự, bảo đảm phục
vụ các hoạt động tập luyện và thi đấu thể dục thể thao cho Khu kinh tế và các
huyện lân cận.
- Trung tâm giáo dục - đào tạo cấp
vùng:
Trung tâm giáo dục - đào tạo, quy mô
32 ha, bố trí tại phía Đông thị xã Hồng Ngự, cạnh quốc lộ 30, bao gồm trường
cao đẳng, trường dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Trung tâm y tế cấp vùng
Trung tâm y tế có quy mô 20 ha được bố
trí tại trung tâm và phía Bắc thị xã Hồng Ngự.
e) Định hướng vùng sản xuất nông nghiệp
và phát triển nông thôn:
- Vùng phát triển nông nghiệp, quy mô
khoảng 23.883 ha: Nằm ngoài khu vực phát triển đô thị và khu phi thuế quan.
Phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, rau màu, cây ăn quả,
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; phát triển vùng trồng các loại nông sản có thế
mạnh phục vụ xuất khẩu.
- Vùng phát triển nông thôn: Dựa trên
các khu vực dân cư nông thôn (quy mô khoảng 1.150 ha), bao gồm các thị tứ,
trung tâm xã, các cụm tuyến dân cư nông thôn phân bố theo các tuyến giao thông
đường bộ và đường thủy. Xây dựng và phát triển theo Chương trình xây dựng Nông
thôn mới của Tỉnh.
5. Quy hoạch sử dụng
đất:
(đơn vị:
ha)
STT
|
Loại
đất
|
Diện
tích (2020)
|
Diện
tích (2030)
|
|
Tổng diện tích đất
|
31.936
|
31.936
|
I
|
Khu kiểm soát cửa khẩu
|
12
|
18
|
II
|
Khu phi thuế quan
|
250
|
510
|
III
|
Đất xây dựng đô thị
|
1.476
|
2.357
|
1
|
Đất dân dụng
|
1.083
|
1.774
|
2
|
Đất ngoài dân dụng
|
393
|
584
|
IV
|
Đất khác
|
30.198
|
29.051
|
1
|
Đất KTKT (bãi rác + nghĩa trang)
|
0
|
35
|
2
|
Đất ở nông thôn
|
800
|
1.150
|
3
|
Đất sản xuất nông nghiệp
|
24.208
|
22.433
|
4
|
Đất nông nghiệp (vùng cho phép ngập)
|
1.450
|
1.450
|
5
|
Đất an ninh - quốc phòng
|
45
|
45
|
6
|
Đất tiểu thủ công nghiệp
|
10
|
13
|
7
|
Hồ điều hòa kết hợp cây xanh
|
500
|
500
|
8
|
Đất giao thông
|
360
|
600
|
9
|
Mặt nước tự nhiên (sông, rạch)
|
2.825
|
2.825
|
6. Định hướng tổ chức không gian
kiến trúc, cảnh quan:
- Các vùng kiểm soát kiến trúc cảnh
quan đô thị bao gồm vùng kiểm soát thị xã Hồng Ngự, vùng kiểm soát đô thị Sa
Rài, đô thị Thường Thới, đô thị cửa khẩu Thường Phước, đô thị cửa khẩu Dinh Bà.
- Các trục không gian chủ đạo của Khu
kinh tế bao gồm các trục chính đi qua các đô thị như quốc lộ N1, 30, tỉnh lộ 841, 843.
- Các công trình điểm nhấn bao gồm
khu quản lý kiểm soát cửa khẩu và Quốc môn tại hai cửa khẩu quốc tế Thường Phước
và Dinh Bà; các công trình trung tâm chuyên ngành cấp vùng và trung tâm dịch vụ công cộng được bố trí gắn với các trục chính đô thị và tại
các cửa ngõ đô thị.
- Khu vực thị xã Hồng Ngự có mật độ
xây dựng cao nhất; khu phi thuế quan tại hai cửa khẩu quốc tế Thường Phước và
Dinh Bà có mật độ xây dựng trung bình; các đô thị Sa Rài và Thường Thới có mật
độ xây dựng thấp.
- Các khu vực có mật độ xây dựng cao
(không quá 80%) là các khu vực trung tâm cải tạo chỉnh trang.
- Các khu vực có mật độ xây dựng
trung bình (không quá 50%) là khu vực xây mới, mở rộng tại các đô thị, gồm các
khu vực dân cư và các trung tâm chuyên ngành.
- Các khu vực mật độ xây dựng thấp
(không quá 30%) gồm các khu vực ven đô thị, các khu dân cư mật độ thấp và các
điểm dân cư nông thôn tập trung.
- Thị xã Hồng Ngự: Tầng cao tối đa là 10 tầng. Các đô thị Sa Rài, Thường Thới, đô thị cửa
khẩu Dinh Bà, Thường Phước: Tầng cao tối đa là 6 tầng.
7. Định hướng phát triển hệ thống
hạ tầng kỹ thuật:
a) Giao thông:
- Giao thông đường bộ:
(*) Giao thông đối ngoại:
+ Tuyến quốc lộ N1 chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia, đoạn qua
khu vực sẽ theo các tỉnh lộ 843, 841 và quốc lộ 30 đi Tân Châu, An Giang.
+ Quốc lộ 30 là tuyến chính nối kết
vùng Cao Lãnh với Khu kinh tế. Đoạn qua thị xã Hồng Ngự sẽ trở thành trục chính
của thị xã Hồng Ngự và xây dựng tuyến quốc lộ 30 mới tránh về phía Đông của Thị
xã. Đoạn đi qua cửa khẩu Dinh Bà theo tuyến hiện hữu nối sang Campuchia.
+ Tuyến quốc lộ 30B triển khai xây dựng
từ quốc lộ 1A (tại vị trí trên địa phận tỉnh Tiền Giang) theo tỉnh lộ 845 đi tới
khu vực cửa khẩu Dinh Bà.
+ Tuyến các tỉnh lộ 841, 842 và 843 là các tuyến giao thông đối ngoại quan trọng tạo động
lực phát triển của vùng, gắn kết khu vực với các tỉnh thành xung quanh và các vị
trí cửa khẩu.
Ngoài ra có một số tuyến đường chính
của Khu kinh tế có tính chất đối ngoại nối với Campuchia qua các cửa khẩu:
+ Tuyến Thường Thới Tiền - Sở Thượng:
Bắt đầu từ nút giao với quốc lộ N1 tới cửa khẩu Sở Thượng,
sau đó gắn kết tỉnh lộ của Campuchia.
+ Tuyến Thường Lạc - Mộc Rá: Kết nối
thị xã Hồng Ngự đi cửa khẩu Mộc Rá, sau đó gắn kết với trục tỉnh lộ của
Campuchia.
+ Tuyến dọc kênh Thống Nhất: Là tuyến
phụ nối kết tỉnh lộ 842, quốc lộ N1 với cửa khẩu Á Đôn.
(*) Giao thông đối nội:
Huyện lộ: Nâng cấp và nhựa hóa các tuyến
đường huyện lộ, làm mới một số tuyến kết nối thị xã Hồng Ngự, thị trấn Sa Rài tới
các cửa khẩu kinh tế, tạo thành mạng lưới đường bộ thông suốt, thuận tiện. Tiêu
chuẩn đường cấp IV, đoạn qua các đô thị đạt cấp III.
(*) Giao thông đô thị:
+ Phát triển mạng lưới giao thông đô
thị hiện đại, nhựa hóa 100%, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, liên
hệ trong và ngoài đô thị.
+ Các tuyến đường của thị xã, thị trấn
hiện hữu chủ yếu sẽ được chỉnh trang, điều chỉnh thành đường nội đô.
+ Hệ thống giao thông hình thành đồng
bộ, đảm bảo đấu nối các khu vực chức năng thành một thể thống nhất. Đề xuất các trục chính trung tâm của thị xã Hồng Ngự và thị trấn Sa Rài
có lộ giới từ 30 m - 44 m; các đường khu vực có lộ giới dự từ 19 m - 20,5 m;
tuyến quốc lộ 30 qua thị xã Hồng Ngự là đường chính đô thị có lộ giới 26 m.
(*) Giao thông nông thôn:
+ Phát triển mạng lưới đường hiện có
phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải, kết nối liên hoàn với hệ thống đường quốc gia, đường tỉnh và đường huyện.
+ Mở rộng, nâng cấp các tuyến đường,
đầu tư các trục đường liên xã, liên thôn, cứng hóa mặt đường và đồng bộ hóa cầu
cống đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Đến năm 2025 có 90% - 100% đường xã, liên xã đạt
cấp kỹ thuật (tiêu chuẩn nền và mặt đường nông thôn loại A, B). Bề rộng mặt cắt
đường nội bộ trong khu dân cư nông thôn phải đảm bảo ³ 4 m.
(*) Giao thông công cộng:
Tổ chức các tuyến
giao thông công cộng bằng xe buýt trên các trục đường chính gắn các điểm đô thị
tới các khu du lịch, cửa khẩu:
+ Tuyến Thường Phước - Thường Thới Tiền
- thị xã Hồng Ngự - thị trấn Sa Rài - Dinh Bà.
+ Tuyến dọc khu cửa khẩu Thường Phước
- Sở Thượng - Mộc Rá - Á Đôn - Bình Phú - Dinh Bà.
+ Tuyến Thường Thới Tiền - Sở Thượng
- Mộc Rá - Thị xã Hồng Ngự - Á Đôn - Sa Rài.
(*) Giao thông
quốc phòng:
Xây dựng và cải tạo đường tuần tra
biên giới (hai làn xe) dọc biên giới Việt Nam - Campuchia.
(*) Công trình
phục vụ giao thông:
Bến xe: Xây dựng
mới 05 bến xe tại khu vực, bao gồm 02 bến xe liên tỉnh tại thị xã Hồng Ngự và thị
trấn Sa Rài, 03 bến xe trung chuyển, bến xe buýt tại cửa khẩu Thường Phước, cửa
khẩu Dinh Bà và khu đô thị Thường Thới Tiền.
Bãi đỗ xe: Xây dựng các bãi đỗ xe
buýt, xe du lịch tại các cửa khẩu phụ như Sở Thượng, Mộc Rá, Á Đôn và tại các
điểm du lịch trên địa bàn.
Nút giao thông: Tổ chức nút giao khác
cốt hoặc đảo tròn tại các điểm giao giữa các quốc lộ với các trục chính đô thị.
- Giao thông đường thủy:
Khai thác tiềm năng các sông Tiền,
sông Sở Thượng, sông Sở Hạ, kênh Hồng Ngự - Long An, sông Thông Bình phục vụ
giao thông thủy. Các tuyến đường thủy quan trọng là kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng,
kênh Tân Thành - Lò Gạch. Kênh Sở Hạ - Cái Cỏ, kênh Sa
Rài, Gò Bói, kênh Thống Nhất, Tân Thạnh...
b) San nền thoát nước mưa:
- San nền:
Thị xã Hồng Ngự, đô thị Thường Thới
Tiền: Cao độ xây dựng H = 5,50 m, các khu vực xây dựng mới, đắp nền toàn bộ diện
tích đất xây dựng có mật độ cao. Khu vực có mật độ thấp đắp nền cục bộ, khu vực
cây xanh tập trung không đắp nền.
Các đô thị cửa khẩu Thường Phước và cửa
khẩu Dinh Bà: Cao độ xây dựng H = 6,00 m - 6,50 m (tùy
theo địa hình). Khu vực phát triển mở rộng đắp nền đối với khu vực xây dựng tập
trung, khu vực cây xanh tập trung sẽ giữ nguyên theo cao độ hiện trạng.
Thị trấn Sa Rài: Phần thị trấn hiện tại,
chủ yếu được xây dựng trong đê bao, có cao độ xây dựng trung bình H = 3,50 m;
phần diện tích phát triển mới, phía ngoài đê bao, cao độ xây dựng H = 5,50 m.
- Thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước mưa bao gồm phần
cải tạo và phần xây dựng mới:
+ Cải tạo hệ thống hiện có: Nạo vét tu
sửa các tuyến đã có tại thị xã Hồng Ngự, đô thị Thường Thới và thị trấn Sa Rài.
+ Xây dựng mới: Hệ thống thoát nước
mưa tách riêng với thoát nước bẩn và kết hợp giữa cống tròn, mương xây, mương hở
và hồ chứa tại các đô thị trong Khu kinh tế.
+ Thị xã Hồng Ngự: Hệ thống thoát nước
mưa tập trung thoát ra sông Sở Thượng, Sở Hạ, rạch Ong Nâu, kênh Trung...
+ Đô thị Thường Thới Tiền: Hệ thống
thoát nước mưa thoát trực tiếp ra rạch Ong Tà, mương T Gốc, mương Miếc, sau đó
chảy ra sông Tiền.
+ Đô thị cửa khẩu Thường Phước: Nước
mưa được thoát vào kênh Thường Phước - Ba Nguyên và sông Tiền.
+ Đô thị cửa khẩu Dinh Bà: Hệ thống
thoát nước mưa được thoát trực tiếp kênh Sa Rài, Gò Bói và sông Sở Hạ.
+ Thị trấn Sa Rài: Nước mưa được
thoát ra kinh Sa Rài, kinh Sâm Sai - Gò Oi và một số kênh rạch khác.
c) Cấp nước:
- Nguồn nước cấp:
Nước mặt: Sông Tiền, sông Sở Thượng cấp
nước cho các đô thị thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự.
Nước ngầm: Khai thác nước ngầm cấp
cho các đô thị huyện Tân Hồng.
- Định hướng cấp nước đô thị:
(*) Thị xã Hồng Ngự:
Nhu cầu cấp nước: Q(năm 2020) = 12.000 m3/ngày;
Q(năm 2030) = 18.000 m3/ngày
Nhà máy nước An Lộc (cấp cho toàn thị
xã Hồng Ngự) có công suất Q(năm
2020) = 16.500 m3/ngày;
Q(năm 2030) = 26.000 m3/ngày
(*) Đô thị Thường Thới Tiền:
Nhà máy nước Q(năm 2020) = 3.000 m3/ngày; Q(năm 2030) = 6.000 m3/ngày cấp cho đô thị Thường Thới Tiền, khu dân cư xã Thường
Phước 2 nằm dọc ĐT.841 và cụm công nghiệp 45 ha.
(*) Đô thị cửa khẩu Thường Phước:
Xây dựng nhà máy nước Q(năm
2020) = 3.500 m3/ngày; Q(năm 2030) = 6.500 m3/cấp
cho đô thị cửa khẩu, khu dân Thường Phước 1 và khu công nghiệp trong khu phi
thuế quan.
(*) Thị trấn Sa Rài:
Tăng công suất nhà máy nước hiện hữu
lên Q(năm 2020) = 3.000 m3/ngày; Q(năm 2030) = 4.000 m3/ngày để cấp
thêm cho cụm công nghiệp 35 ha.
(*) Đô thị cửa khẩu Dinh Bà:
Tăng công suất nhà máy nước hiện hữu
lên Q(năm 2020) = 3.000 m3/ngày; Q(năm 2030) = 6.000 m3/ngày.
Tăng công suất nhà máy nước hiện hữu
tại Tân Hội Cơ lên Q(năm 2020) =
3.000 m3/ngày; Q(năm 2030) = 6.000 m3/ngày.
Tổng công suất Q(năm 2020)
= 6.000 m3/ngày, Q(năm
2030) = 12.000 m3/ngày cấp cho 02 khu dân cư và khu công nghiệp
trong khu phi thuế quan.
(*) Các khu dân cư nông thôn:
Xã Thường Thới Hậu A gồm cửa khẩu Sở Thượng
và dân cư dọc sông Sở Thượng: Tăng công suất trạm cấp nước hiện nay từ 100 m3/ngày
lên Q(năm 2030) = 200 m3/ngày.
Xã Thường Thới Hậu B gồm cửa khẩu Mộc
Rá và dân cư dọc sông Sở Thượng: Tăng công suất trạm cấp nước hiện nay từ 100 m3/ngày
lên Q(năm 2030) = 200 m3/ngày.
d) Cấp điện:
- Nguồn cấp điện:
Nguồn cấp điện giai đoạn đầu là trạm
biến thế 110/22 kV - 2x40MVA Hồng Ngự. Để đáp ứng cấp điện với các phụ tải lớn tại một số đô thị phát triển thêm
các trạm biến thế trung gian 110/22 kV.
Xây dựng thêm trạm 110/22 kV - 2x40MVA Sa Rài và trạm 110/22 kV - 2x25MVA Thường Phước. Tổng công suất
các trạm 110 kV trong khu vực quy hoạch là 210MVA.
- Mạng lưới điện:
Một số tuyến chính 22 kV hiện hữu sẽ
được giữ lại, cải tạo nâng công suất truyền tải và chuyển thành cáp ngầm.
Các tuyến 22 kV xây dựng mới là đường
dây nổi, ở khu vực trung tâm các đô thị sử dụng cáp ngầm. Các tuyến trung thế tạo
thành các mạch vòng để tăng độ an toàn trong cung cấp điện.
Các trạm hạ thế 22/0,4 kV là loại trạm hợp bộ hoặc trạm trong nhà.
đ) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
- Định hướng thoát nước thải cho từng
đô thị:
(*) Thị xã Hồng Ngự:
Bố trí 03 trạm xử lý nước thải sinh
hoạt cho toàn thị xã: Tổng công suất khoảng 11.500 m3/ngày
Dân cư ngoại thị: Nước thải được xử
lý bằng bể tự hoại, thải trực tiếp ra cống thoát nước mưa
hoặc kênh rạch.
(*) Đô thị Thường Thới Tiền:
Xây dựng trạm xử lý nước thải công suất
Q(2030) = 3.000 m3/ngày kết hợp thu,
xử lý nước thải của cụm công nghiệp 45 ha.
(*) Đô thị cửa khẩu Thường Phước:
Xây dựng trạm xử lý nước thải công suất
Q(2030) = 4.000 m3/ngày kết hợp thu,
xử lý nước thải khu công nghiệp trong khu phi thuế quan.
(*) Đô thị Sa Rài:
Xây dựng trạm xử
lý nước thải công suất Q(2030) = 2.700 m3/ngày
kết hợp thu, xử lý nước thải cụm công nghiệp 35 ha.
(*) Đô thị cửa khẩu Dinh Bà:
Xây dựng trạm xử lý nước thải công suất
Q(năm 2030) = 2.000 m3/ngày.
Đối với khu công nghiệp (150 ha năm
2020; 260ha năm 2030): Xây dựng riêng trạm xử lý nước thải Q(năm 2020) = 3.000 m3/ngày và Q(năm
2030) = 6.000 m3/ngày.
Đối với dân cư sống theo cụm, tuyến:
Nước thải phải được xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải
trực tiếp ra cống thoát nước mưa hoặc sông rạch.
- Quản lý chất thải rắn và nghĩa
trang:
(*) Quản lý chất thải rắn:
Tiêu chuẩn rác thải các đô thị: 0,8 -
1,0 kg/người/ngày.
Bãi rác hiện hữu tại xã Bình Thạnh sẽ
được cải tạo nâng cấp lên diện tích 10 ha - 15 ha thành bãi rác của khu vực (gồm
thị xã Hồng Ngự và các huyện lân cận). Xây dựng nhà máy xử lý rác theo công nghệ
tiên tiến; thu gom trên 80% lượng rác khu vực hàng ngày.
(*) Nghĩa trang:
+ Thị xã Hồng Ngự:
Xây dựng mới nghĩa trang tại xã Bình
Thạnh (diện tích 7 ha - 10 ha) và mở rộng nghĩa trang hiện
nay tại phường An Lạc (diện tích 10 ha - 15 ha) để làm công viên nghĩa trang.
+ Huyện Hồng Ngự:
Xây dựng nghĩa trang huyện (3 ha - 5
ha). Vị trí dự kiến ở xã Thường Thới Tiền.
+ Huyện Tân Hồng:
Xây dựng nghĩa trang huyện (3 ha - 5
ha). Vị trí dự kiến ở trên quốc lộ 30
cách Sa Rài khoảng 3 km. Từng bước đầu tư nhà tang lễ, đài hỏa thiêu theo công
nghệ tiên tiến.
8. Các dự án ưu tiên đầu tư:
- Dự án xây dựng khu quản lý kiểm
soát tại cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Dinh Bà.
- Các dự án đầu tư khu phi thuế quan
(công nghiệp - thương mại - dịch vụ) tại cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Dinh
Bà.
- Các dự án đầu tư trung tâm thương mại
dịch vụ, trung tâm đào tạo nghề, trung tâm y tế, trung tâm văn hóa thể thao cấp
vùng tại thị xã Hồng Ngự.
- Các dự án đầu tư khu dân cư, khu tái
định cư, tiểu thủ công nghiệp tại các đô thị trong Khu kinh tế.
- Nâng cấp quốc lộ 30 và tỉnh lộ 841,
xây dựng tuyến tránh qua thị xã Hồng Ngự, hình thành một số
trục chính tại các đô thị, đường chính đô thị cửa khẩu; xây dựng các bến xe
khách và bãi đậu xe phục vụ nhu cầu xuất nhập cảnh.
- Xây dựng các nhà máy cấp nước phù hợp
với kế hoạch phát triển đô thị và với kế hoạch ngành thủy
lợi. Cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước hiện hữu và hình hành mạng lưới cấp nước
cho thị xã, thị trấn, đô thị cửa khẩu, khu quản lý cửa khẩu, khu phi thuế quan.
- Xây dựng các trạm biến áp 220KV, 110KV và các tuyến dây 220KV, 110KV cho các đô thị cửa khẩu, khu quản lý cửa khẩu, khu phi thuế quan.
- Xây dựng nhà máy xử lý nước thải.
- Xây dựng các khu xử lý chất thải rắn,
nghĩa trang.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp triển khai
thực hiện các công việc sau:
1. Ban hành Quy định quản lý theo Quy
hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp được phê duyệt.
2. Phối hợp với Bộ Xây dựng, tổ chức công
bố công khai Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp.
3. Tổ chức rà soát, điều chỉnh, lập
các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, các khu dân cư
nông thôn... phù hợp Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng
Tháp.
4. Xây dựng cơ chế chính sách, nguồn
lực tài chính, nhân lực, thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật để Khu kinh tế trở
thành động lực phát triển của tỉnh Đồng Tháp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Tháp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: XD, CT, GTVT, KH&ĐT, TC, NN&PTNT, QP, NG, TN&MT, VHTT&DL;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đồng Tháp;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT,
các Vụ: TH, KTTH, NC, V.III;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|