THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 152/2008/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 11 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU
XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm
2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu
xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
a) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và
sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng là cơ sở pháp lý cho các ngành chức
năng của Nhà nước quản lý cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác các mỏ khoáng
sản nhằm sử dụng một cách có hiệu quả, đúng mục đích và phát triển bền vững
ngành công nghiệp vật liệu xây dựng; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu
tư, các doanh nghiệp trong việc xin cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác và chế
biến các mỏ khoáng sản trong từng giai đọan từ nay đến năm 2020 và làm cơ sở để
định hướng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng sau năm 2020;
b) Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên khoáng
sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; xác định nhu cầu trữ lượng
khoáng sản cần thăm dò, khai thác, chế biến từ nay đến năm 2020 và khả năng đáp
ứng từ nguồn tài nguyên khoáng sản; xác định danh mục, tiến độ thăm dò, khai
thác và chế biến các mỏ trong từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 cũng như
các mỏ, các khu vực làm dự trữ tài nguyên quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 và các
năm sau.
2. Quan điểm
a) Quan điểm về thăm
dò khoáng sản
- Quy hoạch thăm dò
khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải đi trước một bước để làm căn cứ pháp lý
cho công tác quản lý việc cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác các mỏ khoáng
sản nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác nguyên liệu cho ngành công nghiệp vật liệu
xây dựng trong cả nước trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và các năm sau. Thăm
dò các mỏ cần thực hiện trước 5 - 10 năm trước khi triển khai thực hiện khai
thác mỏ;
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguyên liệu
cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng hiện có và dự kiến sẽ được đầu tư
trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và năm 2020; phù hợp với Quy hoạch phát
triển kinh tế, xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ; phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 đang
được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- ưu tiên thăm dò những mỏ, những diện tích
phân bố khoáng sản trong vùng phát triển sản xuất vật liệu xây dựng hoặc các
vùng lân cận; những vùng có điều kiện khai thác thuận lợi, đảm bảo tính chắc
chắn và hiệu quả, không tác động đến môi trường;
- Công tác thăm dò đối với từng mỏ khoáng sản
làm vật liệu xây dựng cần mở rộng ra khu ngoại vi hoặc lân cận của mỏ, thăm dò
phần tài nguyên dưới lòng đất để đánh giá trữ lượng toàn bộ thân quặng, kéo dài
đời mỏ, không để lãng phí nguồn tài nguyên.
b) Quan điểm về sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên
- Các mỏ khoáng sản
có chất lượng cao cần ưu tiên dành cho sản xuất vật liệu xây dựng có giá trị
cao, không khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường để nâng cao
hiệu quả sử dụng tài nguyên. Các loại khoáng sản giàu tiềm năng tài nguyên có
thể xuất khẩu như sau: cát trắng sau khi đã được chế biến, làm giàu; đôlômit;
đá khối làm đá ốp lát sau khi áp dụng các công nghệ khai thác tiên tiến để nâng
cao chất lượng sản phẩm. Không xuất khẩu các khoáng sản có chất lượng tốt song
trữ lượng nhỏ để làm dự trữ nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng lâu dài
như đất sét chịu lửa, đất sét trắng, fenspat;
- Những mỏ bao gồm 2 hoặc nhiều loại khoáng
sản cần có phương án khai thác tổng hợp nhằm tận dụng tài nguyên;
- Xây dựng phương án
khai thác hợp lý và hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi
trường, cảnh quan thiên nhiên và thu hồi toàn bộ khoáng sản.
c) Quan điểm về phát
huy mọi nguồn lực để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây
dựng
- Huy động nguồn vốn
và phát huy năng lực của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia thăm
dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo Luật Khoáng sản
quy định;
- Phát huy năng lực
khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực và tính chủ động của các tổ chức có chức năng
để đẩy mạnh việc khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật
liệu xây dựng;
- Hợp tác với các tổ
chức quốc tế tạo bước chuyển biến về công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực khai
thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
d) Quan điểm về bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững
- Phát triển công
nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng
phải phù hợp với quy định bảo vệ các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, di
chỉ khảo cổ, các công trình văn hoá có giá trị và khu du lịch, bảo vệ môi
trường sinh thái;
-
Áp dụng các quy trình công nghệ thăm dò, công nghệ khai thác, chế biến khoáng
sản tiên tiến nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường và
cảnh quan thiên nhiên; thực hiện việc hoàn trả lại mặt bằng sau khi khai thác
khoáng sản và phục hồi môi trường hoặc cải tạo các khu vực đã hoàn thành việc
khai thác, sử dụng đất hợp lý để phục vụ các mục đích dân sinh;
- Quy hoạch thăm dò,
khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng là quy hoạch định hướng,
quy hoạch mở, do vậy trong quá trình thực hiện luôn cần có sự bổ sung, điều
chỉnh kịp thời và cập nhật, bổ sung, hoàn thiện qua từng giai đoạn.
3. Nội
dung Quy hoạch
a) Tài nguyên khoáng
sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam
Các loại khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất
vật liệu xây dựng được quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đến
năm 2020 trong phạm vi dự án, bao gồm: cao lanh, đất sét trắng, fenspat, sét
chịu lửa, cát trắng, đôlômit, sét bentonit, đá ốp lát. Tổng hợp số mỏ và tài
nguyên các mỏ khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng trên cả nước
đã được thăm dò, khảo sát như sau:
Loại khoáng sản
|
Tổng số mỏ
|
Trong đó số mỏ
|
Trữ lượng mỏ đã
khảo sát (triệu tấn)
|
Chưa khảo sát
|
Đã khảo sát
|
Tổng cộng
|
B + C1+
C2
|
Tài nguyên cấp P
|
1. Cao lanh
|
347
|
118
|
229
|
849,973
|
192,541
|
657,432
|
2. Đất sét trắng
|
27
|
3
|
24
|
38,283
|
23,469
|
14,814
|
3. Fenspat
|
71
|
26
|
45
|
83,86
|
46,9
|
36,96
|
4. Đất sét chịu lửa
|
9
|
1
|
8
|
15,064
|
13,668
|
1,396
|
5. Cát trắng
|
60
|
7
|
53
|
1.403,012
|
60,926
|
1.342,086
|
6. Đôlômít
|
80
|
37
|
43
|
2.800,306
|
124,224
|
2.676,082
|
7. Bentônít
|
9
|
4
|
5
|
26,35
|
3,66
|
22,69
|
8. Đá ốp lát[1]
|
324
|
127
|
197
|
37.590,233
|
300,458
|
37.289,775
|
Tổng hợp về số mỏ và tài nguyên các mỏ khoáng
sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng theo 8 vùng kinh tế xem Phụ lục
I.
b) Nhu cầu khối lượng
các loại khoáng sản cần thăm dò, khai thác để đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất
vật liệu xây dựng từ nay đến năm 2020 như sau:
- Nhu cầu khối lượng khoáng sản cần thăm dò:
+ Cao lanh: giai đoạn
đến năm 2010: 9,4 triệu tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 3,2 triệu tấn; giai đoạn
2016 - 2020: 11,2 triệu tấn; tổng cộng: 23,7 triệu tấn;
+ Đất sét trắng: giai
đoạn đến năm 2010: 10 triệu tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 6 triệu tấn; giai đoạn
2016 - 2020: 16,7 triệu tấn; tổng cộng: 32,7 triệu tấn;
+ Fenspat: giai đoạn
đến năm 2010: 40 triệu tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 15 triệu tấn; giai đoạn 2016
- 2020: 29 triệu tấn; tổng cộng: 84 triệu tấn;
+ Đất sét chịu lửa:
giai đoạn đến năm 2010: 111.000 tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 283.000 tấn; giai
đoạn 2016 - 2020: 221.000 tấn; tổng cộng: 615.000 tấn;
+ Cát trắng: giai đoạn
đến năm 2010: 8,4 triệu tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 7,4 triệu tấn; giai đoạn
2016 - 2020: 3,7 triệu tấn; tổng cộng: 19,5 triệu tấn;
+ Đôlômit: giai đoạn
đến năm 2010: 2,3 triệu tấn. giai đoạn 2011 - 2015: 2 triệu tấn; giai đoạn 2016
- 2020: 1 triệu tấn; tổng cộng: 5,3 triệu tấn.
+ Đá khối: giai đoạn
đến năm 2010: 15 triệu m3; giai đoạn 2011 - 2015: 14 triệu m3;
giai đoạn 2016 - 2020: 22 triệu m3; tổng cộng: 51 triệu tấn.
- Nhu cầu khối lượng khoáng sản cần mở rộng
khai thác, chế biến:
+ Cao lanh: giai đoạn
đến năm 2010: 104 nghìn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 35 nghìn tấn; giai đoạn
2016 - 2020: 124 nghìn tấn; tổng cộng: 263 nghìn tấn;
+ Đất sét trắng: giai
đoạn đến năm 2010: 200 ngàn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 120 nghìn tấn; giai
đoạn 2016 - 2020: 330 nghìn tấn; tổng cộng: 650 nghìn tấn;
+ Fenspat: giai đoạn
đến năm 2010: 792 nghìn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 297 nghìn tấn; giai đoạn
2016 - 2020: 577 nghìn tấn; tổng cộng: 1.666 nghìn tấn;
+ Đất sét chịu lửa:
giai đoạn đến năm 2010: 3.060 tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 7.859 nghìn tấn; giai
đoạn 2016 - 2020: 6.138 nghìn tấn; tổng cộng: 17.057 nghìn tấn;
+ Cát trắng: giai đoạn
đến năm 2010: 233 nghìn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 205 nghìn tấn; giai đoạn
2016 - 2020: 102 nghìn tấn; tổng cộng: 540 nghìn tấn;
+ Đôlômit: giai đoạn
đến năm 2010: 64 nghìn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 56 nghìn tấn. giai đoạn 2016
- 2020: 28 nghìn tấn; tổng cộng: 148 nghìn tấn;
+
Đá khối: giai đoạn đến năm 2010:100 nghìn m3; giai đoạn 2011 - 2015:
90 nghìn m3; giai đoạn 2016 - 2020: 145 nghìn m3; tổng
cộng: 335 nghìn m3.
c) Quy hoạch thăm dò,
khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2020.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 quy hoạch
thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tổng trữ lượng khoáng sản làm nguyên
liệu sản xuất vật liệu xây dựng như sau:
Loại khoáng sản
|
Quy hoạch thăm dò
(triệu tấn)
|
Quy hoạch khai thác
(triệu tấn)
|
Đến 2010
|
2011 - 2015
|
2016 - 2016
|
Tổng cộng
|
Đến 2010
|
2011 - 2015
|
2016 - 2016
|
Tổng cộng
|
1. Cao lanh
|
18
|
4
|
-
|
22
|
9
|
10
|
2
|
21
|
2. Đất sét trắng
|
7,9
|
9,1
|
10
|
27
|
4,335
|
6
|
16,7
|
27
|
3. Fenspat
|
48
|
4
|
2,9
|
54,9
|
26,6
|
14
|
19,4
|
60
|
4. Cát trắng
|
25
|
31
|
11
|
67
|
9
|
18
|
7,2
|
34,2
|
5. Đôlômít
|
10
|
-
|
-
|
10
|
3
|
3
|
-
|
6
|
6. Đá ốp lát
|
36 (triệu m3)
|
30 (triệu m3)
|
29,5 (triệu m3)
|
95,5 (triệu m3)
|
15
|
14
|
22
|
51
|
Chi tiết về quy hoạch thăm dò trữ
lượng khoáng sản làm nguyên liệu cho công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2020
xem Phụ lục II; quy hoạch khai thác các mỏ khoáng sản cho các cơ sở khai thác,
chế biến xem Phụ lục III.
d) Quy hoạch
các mỏ khoáng sản dự trữ cho công nghiệp vật liệu xây dựng
Danh mục và trữ lượng các mỏ khoáng
sản dự trữ cho công nghiệp vật liệu xây dựng xem Phụ lục IV. Trong trường hợp
các mỏ khoáng sản đã được quy hoạch dự trữ cho công nghiệp vật liệu xây dựng
nhưng nếu được sử dụng vào mục đích khác có hiệu quả cao hơn sẽ được dành sử
dụng cho mục đích khác.
4. Các giải
pháp để thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật
liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020
a) Giải pháp về việc tăng cường và
thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản từ trung ương tới địa phương
- Nhà nước thống nhất quản lý kết quả
thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; đầu tư cho việc quy hoạch,
điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; tạo điều kiện cho tổ chức,
cá nhân tham gia đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hoàn
thiện các văn bản pháp luật, các thủ tục hành chính và phân cấp quản lý, đền bù
khi sử dụng đất nhằm đẩy nhanh việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản;
hoàn thiện các quy định về thuế tài nguyên, các chi phí bảo vệ môi trường, hoàn
thổ; Bộ Xây dựng chỉ đạo, kiểm tra, định kỳ cập nhật tình hình thực hiện quy
hoạch và tiến hành bổ sung điều chỉnh quy hoạch; các địa phương tổ chức quản
lý, giám sát việc thăm dò, khai thác mỏ khoáng sản, phục hồi môi trường, tránh
tình trạng chồng chéo với các quy hoạch khác;
- Không giới hạn việc thăm dò các mỏ
khoáng sản. Trong thời gian tới cần đưa ra các tiêu chí để được cấp phép thăm
dò, cấp phép khai thác nhằm đơn giản và công khai hóa các thủ tục, tiết kiệm
thời gian cho doanh nghiệp. Khi duyệt cấp phép khai thác mỏ khoáng sản, phải
yêu cầu chủ đầu tư sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn hàng hoá có chất lượng
cao để các cơ sở sử dụng không phải chế biến lại;
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
Bộ, ngành và các tỉnh khi cấp phép khai thác một số mỏ và có chế tài đủ mạnh để
kiểm tra, giám sát sau khi đã cấp phép khai thác, các cơ sở phải thực hiện
nghiêm chỉnh việc khai thác tận dụng tài nguyên, phục hồi môi trường và thực hiện
chế độ báo cáo hàng năm với các cơ quan quản lý.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về khoáng sản, đặc biệt đối với những nơi có khoáng sản và hoạt
động khoáng sản.
b) Giải pháp về huy động vốn đầu tư
Nguồn vốn cho thăm dò, khai thác và
chế biến khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng chủ yếu từ vốn tự thu xếp
của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, vốn của các nhà đầu tư, vốn
vay của các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài. Khuyến khích các
doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái
phiếu, cổ phiếu công trình). Công bố rộng rãi danh mục, tài nguyên các mỏ đã
được quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến trên địa bàn các tỉnh để kêu gọi
đầu tư thăm dò và tổ chức khai thác phục vụ công nghiệp vật liệu xây dựng.
c) Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật
liên quan đến công tác thăm dò, khai thác khoáng sản; xây dựng các quy phạm điều
tra, thăm dò, quy chế đấu thầu các khu vực thăm dò, khai thác các mỏ khoáng sản
làm nguyên liệu vật liệu xây dựng;
- Có chính sách khuyến khích đầu tư về
thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến nhằm khai thác triệt để nguồn tài
nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
- Bổ sung bảo hiểm rủi ro cho các tổ
chức, cá nhân hoạt động thăm dò khoáng sản trên cơ sở thành lập quỹ bảo hiểm
rủi ro thăm dò khoáng sản nhằm khuyến khích các chủ đầu tư, đầu tư thăm dò nâng
cao độ tin cậy về trữ lượng, chất lượng mỏ, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra khi
thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;
- Có sự phối hợp giữa các trường đào
tạo chuyên ngành với các tổ chức có chức năng, khảo sát, thăm dò, khai thác,
chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng để có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán
bộ, công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến khoáng
sản.
d) Giải pháp về khoa học công nghệ,
môi trường
- Nghiên cứu phát triển và chế tạo
thiết bị máy móc thăm dò, khai thác phù hợp với những điều kiện trong nước;
- Tổ chức nghiên cứu và xây dựng quy
trình công nghệ thăm dò, khai thác và phục hồi môi trường các mỏ khoáng sản
giai đọan sau khi kết thúc khai thác;
- Áp dụng công nghệ khai thác, chế
biến tiên tiến để nâng cao tối đa hệ số thu hồi khoáng sản và giá trị của sản
phẩm sau chế biến, nâng cao hiệu quả, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm
khoáng sản. Tăng cường chế biến sâu đối với cao lanh, fenspat để tiến tới không
phải nhập khẩu cho sản xuất vật liệu xây dựng; đối với cát trắng, đá khối để có
thể xuất khẩu với giá trị cao;
- Mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt về
công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản và chuyển giao công nghệ khai thác,
chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
- Nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến
khích đầu tư đối với dự án khai thác, chế biến tại chỗ khoáng sản ở vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn; dự án có áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, bảo đảm môi trường, các
sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội cao; dự án chế biến khoáng sản
đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
5. Nhu cầu vốn đầu tư
cho thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Tổng vốn đầu tư cho thăm dò các mỏ
khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 như
sau:
Loại khoáng sản
|
Nhu cầu khối lượng
thăm dò (triệu tấn)
|
Tổng kinh phí thăm
dò (triệu đồng)
|
Đến năm 2010
|
GĐ 2011 -2015
|
GĐ 2016 -2020
|
Tổng cộng
|
Đến năm 2010
|
GĐ 2011 -2020
|
GĐ 2016 -2020
|
Tổng cộng
|
1. Cao lanh
|
18
|
4
|
-
|
22
|
2.592
|
576
|
-
|
3.168
|
2. Đất sét trắng
|
7,9
|
9,1
|
10
|
27
|
1.137
|
1.308
|
1.140
|
3.585
|
3. Fenspat
|
48
|
4
|
2,9
|
54,9
|
6.912
|
576
|
420
|
7.908
|
4. Cát trắng
|
25
|
31
|
11
|
67
|
2.550
|
3.162
|
1.122
|
6.834
|
5. Đôlômit
|
10
|
-
|
-
|
10
|
1.020
|
-
|
-
|
1.020
|
6. Đá khối
|
36 (tr.m3)
|
30 (tr.m3)
|
29,5 (tr.m3)
|
95,5 (tr.m3)
|
5.184
|
4.320
|
4.248
|
13.752
|
TỔNG CỘNG
|
-
|
-
|
-
|
-
|
19.395
|
9.942
|
6.930
|
36.237
|
Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho khai thác,
chế biến các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng từ nay đến năm 2020:
Loại khoáng sản
|
Nhu cầu vốn đầu tư
(tỷ đồng)
|
Đến 2010
|
2011 – 2015
|
2016 - 2020
|
Tổng cộng
|
1. Khai thác, chế biến cao lanh
|
55
|
60
|
10
|
125
|
2. Khai thác, chế biến đất sét trắng
|
90
|
90
|
150
|
330
|
3. Khai thác, chế biến fenspat
|
250
|
140
|
195
|
585
|
4. Khai thác, chế biến cát trắng
|
12,5
|
25
|
10
|
47,5
|
5. Khai thác, chế biến đôlômit
|
5
|
5
|
-
|
10
|
6. Khai thác đá khối
|
56
|
48
|
76
|
180
|
TỔNG CỘNG
|
468,5
|
368
|
441
|
1.277,5
|
Nguồn vốn cho thăm dò, khai thác và
chế biến các mỏ khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng chủ yếu do các chủ
đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng tự thu
xếp.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà
nước về khai thác và sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu cho công nghiệp vật
liệu xây dựng có trách nhiệm:
a) Công bố và tổ chức thực hiện quy
hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo và kiểm tra việc thực
hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt; định kỳ cập nhật tình hình thực hiện và điều
chỉnh quy hoạch, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước và lộ trình hội nhập quốc tế. Đề xuất cơ chế, chính sách để
phát triển ổn định và bền vững ngành khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên
liệu công nghiệp vật liệu xây dựng;
b) Cập nhật, bổ sung và hoàn thiện Quy
hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 để làm cơ sở tổ chức
công tác điều tra cơ bản địa chất, thăm dò khoáng sản kịp thời và trên các diện
tích hợp lý;
c) Ban hành các quy định về tiêu
chuẩn, quy trình, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu vật
liệu xây dựng;
d) Đổi mới công tác quản trị tài
nguyên khoáng sản về hiện trạng nguồn tài nguyên khoáng sản, tình hình thăm dò,
khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, chất lượng, trữ lượng khoáng
sản, tác động môi trường, cập nhật tăng hoặc giảm số tấn trữ lượng và tài
nguyên các cấp, chất lượng quặng và các thông tin về chiến lược, chính sách tài
nguyên quốc gia, chủ trương và đường lối phát triển kinh tế, xã hội của cả nước
và các địa phương có nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng. Phương pháp quản
trị này được thống nhất trên toàn quốc và do Bộ Xây dựng quản lý hệ thống quản
trị tài nguyên.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về điều tra cơ bản, thăm dò, cấp phép thăm dò,
khai thác các mỏ khoáng sản có trách nhiệm:
a) Công bố danh mục các mỏ khoáng sản
làm vật liệu xây dựng đã được điều tra, thăm dò;
b) Đẩy nhanh công tác điều tra cơ bản
địa chất đối với các khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng theo Quy
hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định
hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Phối hợp với chính quyền các địa
phương khoanh định và công bố rộng rãi các diện tích phân bố khoáng sản có thể
khai thác nhằm bảo vệ tài nguyên và tạo điều kiện thuận lợi cho thăm dò, khai
thác khi có nhu cầu;
d) Nghiên cứu trình Thủ tướng Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng
12 năm 2005 theo hướng phân cấp mạnh hơn cho địa phương, nâng cao trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước, tiếp tục cải cách thủ tục, trình tự cấp phép để đưa
ra các giải pháp tối ưu, rút ngắn thủ tục cho doanh nghiệp. Có chế tài thực
hiện với các cơ quan cấp phép, chế tài với các doanh nghiệp, chế tài bảo vệ tài
nguyên là công cụ có hiệu lực mạnh mẽ để quản lý tình hình cấp phép thăm dò,
khai thác;
đ) Phối hợp cùng Bộ Tài chính hoàn
thiện các quy định về thuế tài nguyên, các chi phí bảo vệ môi trường, hoàn trả
lại mặt bằng sau khi khai thác khoáng sản;
e) Thường xuyên cập nhật về số lượng
và trữ lượng các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng đang thăm dò, khai thác;
tổ chức thực hiện kiểm kê đối với các mỏ đã thăm dò trữ lượng khoáng sản và đã
được đưa vào khai thác trên phạm vi cả nước;
g) Kiện toàn công tác thanh tra khoáng
sản các cấp; đẩy mạnh công tác hậu kiểm, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý
theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong quản lý cũng như trong hoạt
động thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhằm bảo đảm khai thác, sử dụng
có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, an toàn cảnh quan, môi trường và bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ
Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy chế đấu thầu quyền thăm dò, khai thác,
chế biến mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và chính sách thu hút đầu tư,
chính sách ưu tiên trong công tác quản lý, thăm dò, khai thác, chế biến các mỏ
khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
4. Bộ Tài chính:
a) Bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước để điều tra cơ bản địa chất trên các diện tích vùng khoáng sản làm nguyên
liệu vật liệu xây dựng đã quy hoạch;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Bộ Xây dựng xây dựng, ban hành chính sách đảm bảo quyền lợi của
các địa phương trong khai thác nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng; xây dựng
quy chế và thành lập quỹ bảo hiểm rủi ro họat động khoáng sản.
5. Bộ Công thương:
Nghiên cứu đề xuất các chính sách nhằm
khuyến khích việc đầu tư các thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến
để khai thác triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và thu
được sản phẩm sau chế biến có chất lượng tốt nhất.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ:
Nghiên cứu áp dụng các công nghệ khai
thác, chế biến tiên tiến và phát triển việc chế tạo thiết bị máy móc thăm dò,
khai thác phù hợp với những điều kiện trong nước.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương:
a) Chủ động phối hợp với các Bộ: Tài
nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Xây dựng, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn xác định và khoanh vùng các khu vực cấm, tạm
cấm, hạn chế hoạt động khoáng sản để sớm phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung,
công tác cấp phép hoạt động khoáng sản nói riêng;
b) Tổ chức quản lý, giám sát việc thăm
dò, khai thác, chế biến các mỏ khoáng sản, phục hồi môi trường, tránh tình
trạng quy hoạch chồng chéo với các quy hoạch khác trên địa bàn;
c) Tổ chức quản lý và bảo vệ tài
nguyên khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng trên địa bàn khi mỏ chưa có
chủ; ngăn ngừa tình trạng khai thác trái phép;
d) Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân
dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng
sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền
cấp phép;
đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra các họat động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, phát hiện và xử lý
kịp thời các sai phạm trong công việc này trên địa bàn;
e) Đưa các nội dung quy hoạch trong
từng giai đoạn vào kế hoạch hàng năm, 5 năm và quy hoạch phát triển kinh tế của
địa phương để triển khai thực hiện;
g) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về khoáng sản, đặc biệt đối với những nơi có khoáng sản và hoạt
động khoáng sản.
8. Tổ chức, cá nhân tham gia thăm dò,
khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng:
Các tổ chức, cá nhân tham gia thăm dò,
khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải chấp hành theo đúng
trình tự, quy định xin cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm nguyên liệu
vật liệu xây dựng theo quy định của Luật Khoáng sản, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Khoáng sản, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm
2005 của Chính phủ và Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT về việc ban hành Quy định
về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Chủ đầu tư các dự án khai thác các mỏ
khoáng sản làm vật liệu xây dựng có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường, đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án để
trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Nghị định số
140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Quy định việc bảo vệ môi
trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển. Thường xuyên đầu
tư về khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả trong các khâu thăm dò, khai thác
và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, tránh lãng phí tài nguyên khoáng
sản.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
-
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
-
Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Kiểm toán Nhà nước;
-
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
-
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b). XH
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn
Tấn Dũng
|