Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1140/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam Người ký: Mai Tiến Dũng
Ngày ban hành: 02/10/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1140/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 02 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ QUY HOẠCH, HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI, KHU NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

Căn cứ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam và các Tiêu chuẩn ngành về thiết kế, quy hoạch thiết kế các công trình xây dựng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thiết kế quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, Ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Phủ Lý; Chủ đầu tư các Khu đô thị mới, Khu nhà ở và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Mai Tiến Dũng

 

QUY ĐỊNH

VỀ THIẾT KẾ QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI, KHU NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1140/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định các yêu cầu về thiết kế quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đối với các khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

2. Khi thiết kế quy hoạch xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị mới, khu nhà ở, bao gồm (san nền, hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc, chiếu sáng công cộng, cây xanh) phải tuân thủ quy định trong quy định này và các quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Quy định này không áp dụng đối với công tác sửa chữa, nâng cấp các khu đô thị cũ, khu nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia các hoạt động liên quan đến việc thiết kế thẩm định, thẩm tra thiết kế quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đối với các khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Điều 3. Yêu cầu đối với thiết kế quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, khu nhà ở

1. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị mới, khu nhà ở phải được quy hoạch xây dựng đồng bộ, phù hợp quy mô, chức năng, đảm bảo vận hành, kết nối liên thông với hạ tầng kỹ thuật ngoài khu đô thị.

2. Khống chế cao độ mặt bằng, chỉ giới xây dựng phải tuân thủ quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được phê duyệt; phải sử dụng hệ tọa độ và cao độ Quốc gia VN2000 do Sở Xây dựng cung cấp, vị trí, trị số các điểm mốc không cho phép sử dụng hệ tọa độ và cao độ giả định để thiết kế quy hoạch và thiết kế chi tiết xây dựng khu đô thị mới, khu nhà ở.

3. Hệ thống cọc, mốc định vị phải được nghiệm thu, giao nhận tại thực địa để quản lý, sử dụng và lưu giữ trong hồ sơ hoàn thành công trình.

4. Khi thiết kế công trình phải xét đến phân kỳ đầu tư, phương án phân kỳ trên cơ sở phương án tương lai trên nguyên tắc không giảm thấp cấp kỹ thuật, tận dụng tối đa những công trình đã làm ở giai đoạn trước, thuận lợi quản lý chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ và phương án có lợi hơn về kinh tế - kỹ thuật.

Chương II

THIẾT KẾ QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬTKHU ĐÔ THỊ, KHU NHÀ Ở

Điều 4. Thiết kế quy hoạch đường giao thông

1. Đối với các khu đô thị mới có các loại đường cấp đô thị (đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực) đi qua thì thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt.

2. Đối với khu đô thị mới chưa có các loại đường cấp đô thị đi qua thì xác định quy mô tối thiểu của các loại đường cấp đô thị và đường trong khu đô thị mới theo bảng dưới đây:

Cấp đường

Loại đường

Bề rộng 1 làn xe (m)

Bề rộng tối thiểu của đường (m)

Bề rộng hè đường tối thiểu (m)

KC mặt đường

Cấp đô thị

Đường trục chính đô thị

3,75

42

6

A1

Đường chính đô thị

3,75

36

6

A1

Đường liên khu vực

3,75

30

6

A1

Cấp khu vực

Đường chính khu vực

3,5

27

5

A1

Đường khu vực

3,5

24

5

A1

Cấp nội bộ

Đường phân khu vực

3,5

17

5

A1

Đường nhóm nhà ở

3,5

13

2

A1

3. Số làn xe hai hướng tối thiểu: 04 làn đối với đường cấp đô thị, 02 làn đối với các cấp đường còn lại.

Điều 5. Thiết kế quy hoạch hệ thống cấp nước

1. Xác định được tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước cho đô thị bảo đảm độ tin cậy của từng giai đoạn.

2. Xác định nguồn nước, lựa chọn nguồn nước đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh nguồn nước cấp cho sinh hoạt, lưu lượng nước cấp cho các nhu cầu dùng nước của khu đô thị; lựa chọn điểm đấu nối.

Điều 6. Thiết kế quy hoạch hệ thống thoát nước mưa

1. Hệ thống thoát nước mưa phải đảm bảo thoát nước mưa trên toàn lưu vực hồ chứa ra các hồ, sông; mạng lưới đường ống và các công trình trên hệ thống cần được tính toán cho phù hợp.

2. Đường có chiều rộng ≥ 40m, phải bố trí hệ thống thoát nước mưa hai bên đường.

3. Hệ thống thoát nước mưa, nước bẩn đi chung hoặc đi riêng sau đó dẫn vào hệ thống cống chung phải phù hợp với quy mô đô thị, yêu cầu vệ sinh, điều kiện tự nhiên...

Điều 7. Thiết kế quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

1. Các khu đô thị xây dựng mới, khu nhà ở phải xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng, xác định điểm đấu nối vào mạng đường ống thu gom chung và vị trí trạm xử lý.

2. Nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh trong nhà ở, nhà công cộng phải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách trước khi xả vào cống nước thải đô thị. Nếu xả vào cống nước mưa, phải xử lý riêng đạt yêu cầu môi trường.

3. Cấp điện phù hợp nhu cầu sử dụng, điện chiếu sáng công trình công cộng phải đảm bảo các yêu cầu về độ tán sáng, mầu sắc, đường dây cấp điện phải ngầm hóa các đường dây đi nổi phải đảm bảo mỹ quan đô thị.

4. Thông tin liên lạc theo mật độ quy hoạch dân cư, hệ thống đường dây đi ngầm, các đoạn đi nổi phù hợp quy hoạch chung.

5. Cây xanh đảm bảo các yêu cầu về tán, chiều cao, không sử dụng các loại cây có hoa, có lá độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư.

Chương III

THIẾT KẾ KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ, KHU NHÀ Ở

Điều 8. San lấp mặt bằng

1. Vật liệu san lấp bằng cát, hệ số đầm chặt K≥85; trừ những địa bàn gần núi đất, núi đá thuộc địa bàn huyện Thanh Liêm, Kim Bảng hoặc nơi đường vận chuyển cát khó khăn, cho phép sử dụng vật liệu sẵn có như đất đồi, đất lẫn đá, cấp phối đồi, hệ số đầm chặt K≥ 85.

2. Cao độ thiết kế san lấp mặt bằng phải thấp hơn cao độ thiết kế quy hoạch tối thiểu 30 cm.

3. Khối lượng đất đào (đất hữu cơ, đất đào móng các hạng mục công trình theo thiết kế) phải được tính toán để sử dụng cho các hạng mục có tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. Trường hợp đất đào không tận dụng hết để đắp trong phạm vi công trình thì trong thiết kế tổ chức xây dựng công trình phải xác định vị trí bãi thải (nếu bãi thải ở ngoài phạm vi công trình thì phải có thỏa thuận với chính quyền địa phương).

Điều 9. Đường giao thông

1. Kết cấu áo đường:

Kết cấu áo đường gồm có tầng mặt ở trên chịu tác dụng trực tiếp của xe; tầng móng ở dưới có tác dụng phân tải trọng xe xuống nền đường.

1.1. Chọn loại tầng mặt cho kết cấu mặt đường cấp cao A1 gồm 2 loại:

1.1.1. Mặt đường bê tông xi măng không cốt thép (kết cấu áo đường cứng) - Thời hạn phục vụ thiết kế yêu cầu ≥ 20 năm.

a) Chiều dày bê tông phải xác định theo tính toán, nhưng không được nhỏ hơn các trị số sau: Tối thiểu dày 18 cm khi tải trọng trục xe thiết kế, trục đơn 9.5T; Tối thiểu dày 22 cm khi tải trọng trục xe thiết kế, trục đơn 10,0T; Tối thiểu dày 24 cm khi tải trọng trục xe thiết kế, trục đơn 12,0T.

b) Cường độ bê tông chịu uốn giới hạn không nhỏ hơn 40 Kg/cm2 (cường độ chịu nén giới hạn không nhỏ hơn 300 kg/cm2).

c) Bố trí các khe dọc phải căn cứ vào chiều rộng phần xe chạy, chiều rộng một làn xe, chiều rộng lề và chiều rộng một vệt máy rải BTXM có thể rải được; vị trí khe dọc không được dưới vệt bánh xe; khoảng cách giữa các khe dọc không được vượt quá 4,5m.

1.1.2. Mặt đường bê tông nhựa (kết cấu áo đường mềm) - Thời hạn phục vụ thiết kế yêu cầu ≥ 10 năm.

a) Mặt đường gồm bê tông nhựa hạt mịn hoặc hạt trung làm lớp mặt trên; lớp bê tông nhựa hạt trung hoặc hạt thô làm lớp mặt dưới.

b) Tổng chiều dày tối thiểu các lớp tầng mặt bê tông nhựa đối với đường phố chính đô thị là 12 cm; đường phố khu vực là 7 cm. Trong đó: Lớp mặt trên chiều dày tối thiểu 5cm bê tông nhựa hạt mịn hoặc 7cm bê tông nhựa hạt trung; Lớp mặt dưới chiều dày tối thiểu 7 cm bê tông nhựa hạt trung hoặc hạt thô.

c) Lớp nhựa thấm bám: Tưới nhựa dính bám lớp trên tối thiểu 0,5 Kg/m2; Tưới nhựa thấm bám lớp dưới tối thiểu 1,0 kg/m2.

1.2. Chọn vật liệu tầng móng cho kết cấu áo đường cấp cao A1:

1.2.1. Đối với mặt đường bê tông xi măng không cốt thép thuộc hệ thống đường phố chính, đại lộ sử dụng vật liệu đá dăm cấp phối gia cố 3-5% xi măng dày tối thiểu 15 cm.

1.2.2. Đối với kết cấu mặt đường bê tông nhựa sử dụng cấp phối đá dăm loại 1 làm lớp móng trên; cấp phối đá dăm loại II hoặc cấp phối thiên nhiên làm lớp móng dưới. Trong đó: Chiều dày lớp móng trên, cấp phối đá dăm loại 1: 15÷24cm; Chiều dày lớp móng dưới cấp phối đá dăm loại 2 hoặc cấp phối thiên nhiên 15÷30cm.

Nên chọn chiều dày lớp móng trên và lớp móng dưới để thuận tiện cho việc phân lớp trong thi công. Chiều dày của mỗi lớp sau khi lu lèn không lớn hơn 18 cm đối với móng dưới, 15 cm đối với móng trên và chiều dày tối thiểu của mỗi lớp không nhỏ hơn 3 lần cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu.

1.2.3. Chiều rộng tầng móng: Đối với đường mặt bê tông xi măng, bề rộng tầng móng rộng hơn mặt mỗi bên từ 30-50cm; Đối với đường bê tông nhựa, bề rộng lớp móng trên rộng hơn bề rộng tầng mặt mỗi bên 20 cm, bề rộng lớp móng dưới phải lớn hơn bề rộng lớp móng trên mỗi bên 15 cm.

1.2.4. Trên mặt lớp móng trên bằng đá dăm cấp phối gia cố xi măng phải láng nhựa một lớp dày tối thiểu 10 mm hoặc dùng màng chống thấm. Trên mặt lớp móng trên bằng cấp phối đá dăm phải có lớp ngăn cách bằng giấy dầu hoặc vải địa kỹ thuật.

2. Lớp đáy móng (lớp áo đường):

2.1. Đối với mặt đường cấp cao A1, lớp đáy móng cấu tạo bằng đất hoặc vật liệu thích hợp khác được chấp thuận (cấp phối tự nhiên, cát, đất gia cố xi măng tỷ lệ thấp...).

2.2. Lớp đáy móng có chiều dày tối thiểu 30 cm tiếp giáp bên dưới móng đường phải đạt các yêu cầu về độ đầm chặt K≥ 98 và chỉ số CBR của nền đường trong phạm vi xác định.

2.3. Chiều rộng lớp đáy móng nên rộng hơn chiều rộng tầng móng mỗi bên 15cm.

3. Nền đường:

3.1 Bề rộng nền đường bao gồm tất cả các bộ phận trên mặt cắt ngang trong phạm vi chỉ giới đường đỏ.

3.2. Đắp nền đường:

3.2.1. Đắp nền đường bằng cát hoặc đất lẫn đá, đá lẫn đất, cấp phối đồi (không được phép sử dụng vật liệu phong hóa để đắp) đầm chặt K≥ 95; khi đắp bằng cát phải có biện pháp đắp bao đỉnh nền để hạn chế nước xâm nhập; khi sử dụng vật liệu bằng đá, bằng đất lẫn đá thì kích cỡ hạt lớn nhất đắp ở đáy áo đường cho phép là 10 cm và không được vượt quá 2/3 chiều dày lớp đắp.

3.2.2. Đối với nền đường có điều kiện địa chất ổn định, trước khi đắp nền đường bóc lớp hữu cơ dày trung bình 30cm, vét bùn qua các vị trí ao, mương dày trung bình 50cm.

3.2.3. Đối với nền đường địa chất phức tạp, nền đất yếu cần phải xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật như: Bấc thấm, cọc cát, vải địa kỹ thuật, thay đất nền..., kết hợp gia tải, Yêu cầu tư vấn thiết kế phải căn cứ vào điều kiện địa chất cụ thể để tính toán và đưa ra phương án xử lý nền đường đảm bảo các điều kiện kinh tế, kỹ thuật phù hợp với từng loại đường, cấp đường, yêu cầu tiến độ hoàn thành, phân kỳ khai thác...

4. Thiết kế kết cấu hè đường:

4.1. Cấu tạo vỉa hè:

4.1.1. Vỉa hè gồm hè đường đi bộ và bó vỉa dọc theo đường phố mỗi bên phải có chiều rộng tối thiểu theo quy định và phải đủ điều kiện bố trí đường đi bộ, cây xanh, cột điện, biển báo...

4.1.2. Trên hè - đường đi bộ cần bố trí lối lên xuống, chỗ dừng... dành riêng cho người già, người khuyết tật đi xe lăn, người khiếm thị.

4.2. Kết cấu bó vỉa:

4.2.1. Bó vỉa hè bằng tấm đúc sẵn, kích thước 26x23x100cm có mặt ngoài nghiêng, bố trí ở mép hè tuyến đường để phương tiện có thể lên xuống hè đường được dễ dàng (cao độ đỉnh bó vỉa ở hè đường cao hơn mép ngoài lề đường ít nhất 12,5 cm).

4.2.2. Đối với dải phân cách giữa, đảo giao thông không cho xe vượt qua dùng bó vỉa đúc sẵn, có mặt ngoài gần như thẳng đứng và đủ cao (cao độ đỉnh bó vỉa ở dải phân cách cao hơn mép ngoài lề đường ít nhất 30cm).

4.2.3. Vật liệu bó vỉa đúc sẵn bằng bê tông xi măng có cường độ chịu nén không nhỏ hơn 250kg/cm2, hoặc có thể bằng đá xẻ tùy theo tính chất và loại đô thị.

4.2.4. Có thể kết hợp bó vỉa với rãnh thu nước hai bên đường; đan rãnh dùng tấm đan bê tông đúc sẵn M200, kích thước 50x30x5cm.

4.2.5. Trường hợp dự án triển thành nhiều giai đoạn theo phân kỳ đầu tư, phải bảo vệ kết cấu mặt hè đã thi công và cần thiết phải xây bó gáy hè bằng gạch chỉ đặc vữa xi măng mác 75, dày ≤ 22 cm.

4.3. Kết cấu hè đường:

4.3.1. Mặt hè sử dụng các loại gạch Block tự chèn dày 6,0cm trên lớp đệm cát vàng đầm chặt dày 3÷5cm hoặc có thể sử dụng các loại gạch có hoa văn trang trí, đá xẻ... lát vữa xi măng (không sử dụng các loại gạch bê tông đúc sẵn để lát).

4.3.2. Móng hè đắp bằng cát san nền hoặc đất lẫn đá đầm chặt K ≥ 90. Đối với đường phố chính, móng hè có thể thiết kế 01 lớp bê tông nghèo dày 10 cm bên dưới lớp lát.

Điều 10. Cây xanh

1. Cây xanh trồng trên đường phố phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

1.1. Cây thẳng, dáng cân đối, không sâu bệnh.

1.2. Cây đưa ra trồng trên đường phố: Cây tiểu mộc có chiều cao tối thiểu từ 2m trở lên, đường kính cổ rễ từ 4cm trở lên; đối với cây trung mộc và đại mộc có chiều cao tối thiểu 3m trở lên, đường kính cổ rễ từ 5cm trở lên.

1.3. Cây đưa ra trồng nơi khác có chiều cao từ 2m trở lên, đường kính cổ rễ từ 3cm trở lên.

1.4. Cây mới trồng phải được chống giữ chắc chắn, ngay thẳng.

2. Cây xanh trồng trên đường phố theo quy cách sau:

2.1. Các tuyến đường lớn có vỉa hè rộng trên 5 m chỉ được trồng các loại cây khi trưởng thành có độ cao tối đa khoảng 15m.

2.2. Các tuyến đường hẹp có vỉa hè rộng từ 3-5m chỉ được trồng các loại cây khi trưởng thành có độ cao tối đa khoảng 12m.

2.3. Tuỳ theo chủng loại khoảng cách các cây trồng trên đường phố có thể từ 7m đến 10m.

2.4. Cây trồng phải cách trụ điện 2m, cách miệng hố ga 2m, cách giao lộ 5m, cách đầu giải phân cách. Ví trí trồng bố trí theo đường ranh giới giữa hai nhà.

2.5. Các tuyến đường có lưới điện cao thế chạy dọc trên vỉa hè có diện tích hẹp, có công trình ngầm chỉ được trồng các loại cây cao không quá 4m hoặc trồng hoa, cây cảnh, trồng cây dây leo đẹp.

2.6. Các tuyến đường có chiều dài trên 2km có thể trồng từ 1 đến 3 loại cây khác nhau.

2.7. Các dải phân cách có bề rộng dưới 2m có thể trồng các loại cây cảnh hoặc cây bụi thấp dưới 1,5m.

2.8. Các dải phân cách có bề rộng 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng với chiều cao phân cành từ 5m trở lên. Bề rộng của tán, nhánh cây không rộng hơn bề rộng của dải phân cách.

Điều 11. Hệ thống cấp nước sinh hoạt, cấp nước cứu hoả

1. Mạng đường ống truyền tải chính phải được thiết kế thành mạch vòng, được tính toán thủy lực để đáp ứng lượng nước và áp lực trong đường ống. Vật liệu sử dụng bằng ống nhựa HDPE đường kính D90÷D225mm.

2. Đối với tuyến nhánh, tuyến phân chia đến khu vực các hộ gia đình sử dụng ống nhựa HDPE đường kính D50÷D75mm.

3. Những vị trí tuyến ống chính và các tuyến nhánh cắt ngang qua đường phải sử dụng ống lồng bằng thép để bảo vệ.

4. Cấp nước chữa cháy: Lưu lượng và số lượng cần được tính toán phù hợp với quy mô đô thị. Khoảng cách bố trí các họng cứu hỏa là 150m/họng.

Điều 12. Thiết kế hệ thống thoát nước mưa

1. Đường ống thoát nước có thể thiết kế ở dạng kín, dạng hở hoặc hỗn hợp; tiết diện tròn, hình hộp hoặc hình thang; có thể đi chìm, đi nổi... Nhưng phải phù hợp quy hoạch xây dựng đã phê duyệt.

2. Đối với tuyến chính sử dụng cống tròn BTCT đúc sẵn đường kính từ D800÷D1500, cống hộp bê tông cốt thép có tiết diện tương đương.

3. Đối với tuyến nhánh sử dụng cống tròn BTCT đúc sẵn đường kính từ D400÷D600 hoặc rãnh xây có tiết diện tương đương.

4. Ống cống, rãnh xây ngang đường hoặc cống dọc bố trí trong phạm vi lòng đường chịu tác động trực tiếp của tải trọng trục xe phải tính toán, sử dụng cống chịu lực; còn lại ở các vị trí sử dụng ống cống chịu lực thấp để giảm chi phí xây dựng.

5. Trên hệ thống thoát nước bố trí các ga thu, ga thăm, ga chuyển bậc khoảng cách giữa các giếng 30÷60m một hố. Tiết diện giếng thu nước là hình vuông, hình chữ nhật có kích thước đủ để thu, thoát và cấu tạo đường cống đầu nối.

6. Hố ga thu, ga thăm, ga chuyển bậc, rãnh xây được xây bằng gạch đặc vữa xi măng mác 75, trát vữa xi măng mác 75, dày 2cm. Đáy móng đổ bê tông mác 100, đá 4x6, trên đậy tấm đan bê tông cốt thép mác 250 hoặc gang đúc bảo đảm chịu lực theo yêu cầu.

Điều 13. Hệ thống thoát nước thải

1. Ở đường phố xây dựng mới, phải đặt cống thoát nước ở dọc theo vỉa hè; các đường phố có lòng đường rộng ≥ 7,0m, phải bố trí cống thu nước thải dọc hai bên đường.

2. Cống thoát nước thải đặt song song với đường ống cấp nước sinh hoạt phải dọc theo vỉa hè phải đảm bảo quy định khoảng cách an toàn vệ sinh cho đường ống cấp nước.

3. Toàn bộ tuyến cống thiết kế bằng ống nhựa PVC hoặc HDPE.

4. Trên hệ thống thoát nước thải bố trí ga thu kết hợp ga thăm, khoảng cách giữa các hố ga từ 20÷40m một hố.

5. Hố ga được xây bằng gạch đặc vữa xi măng mác 75, trát vữa xi măng mác 75, dày 2cm, trên đậy tấm đan bê tông cốt thép mác 250, hoặc gang đúc đảm bảo chịu lực theo yêu cầu.

Điều 14. Hệ thống hào kỹ thuật

Hào kỹ thuật và ống kỹ thuật được bố trí chôn ngầm dưới vỉa hè. Hào kỹ thuật được bố trí ở các vị trí đi ngầm dưới lòng đường, dưới các công trình sử dụng hào BTCT kích thước tối thiểu BXH= 0,8mx0,8m. Hệ thống ống chờ kỹ thuật kết hợp hố ga đặt trên hè, trong giải phân cách sử dụng ống nhựa HDPE hoặc PPR để hạ ngầm các tuyến đường dây kỹ thuật (cấp điện, thông tin liên lạc, điện chiếu sáng...).

Điều 15. Đèn điện chiếu sáng

1. Hệ thống chiếu sáng đường phố là một bộ phận của công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, bao gồm các trạm biến áp, tủ điều khiển, cáp, dây dẫn, cột và đèn.

2. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo là các hệ thống chiếu sáng lắp bóng đèn phóng điện (đèn huỳnh quang, thủy ngân cao áp, halogenua kim loại, natri cao cấp, thấp áp) và bóng đèn nung sáng.

3. Phân cấp đường phố, đường và quảng trường đô thị theo yêu cầu chiếu sáng được quy định như sau:

Loại đường phố, quảng trường

Cấp đường phố đô thị

Chức năng chính của đường phố, quảng trường

Tốc độ tính toán (km/h)

Cấp chiếu sáng

Cấp đô thị

Đường phố chính cấp I

Giao thông liên tục liên hệ giữa các khu nhà ở, khu trung tâm công cộng

100

A

Đường phố chính cấp II

Giao thông có điều kiển liên hệ trong phạm vi đô thị giữa các khu nhà ở

80

A

Cấp khu vực

Đường khu vực

Liên hệ trong giới hạn nhà ở, nối với đường phố chính cấp đô thị

80

B

Đường nội bộ

Đường khu nhà ở

Liên hệ giữa các tiểu khu, nhóm nhà với đường khu vực

60

C

Quảng trường

 

Quảng trường đầu mối các công trình giao thông

 

A

 

Quảng trường trước các công trình công cộng

 

B

4. Khoảng cách tối thiểu từ mép phần xe chạy tới cột công trình chiếu sáng:

Loại đường

Giá trị tối thiểu mong muốn

Giá trị tối thiểu tuyệt đối

Đường phố chính đô thị

1,0

0,75

Đường phố gom

0,75

0,5

Đường phố nội bộ

0,5

0,5

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Xử lý chuyển tiếp

1. Đối với những dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, khu nhà ở đã được UBND tỉnh phê duyệt trước thời điểm quy định này có hiệu lực thì thực hiện theo nội dung đã được phê duyệt.

2. Đối với những dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, khu nhà ở đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, nhưng chưa được phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật thì Nhà đầu tư thực hiện theo quy định này.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các Sở, Ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy định này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1140/QĐ-UBND ngày 02/10/2013 quy định về thiết kế quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.966

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.250.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!