HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮKLẮK
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
01/2016/NQ-HĐND
|
Đắk Lắk, ngày
30 tháng 8 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH
KIÊN CỐ HOÁ KÊNH MƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015;
Căn cứ Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13
tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài
chính thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng
6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo định hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Xét Tờ trình số 71 /TTr-UBND ngày 04 tháng 8
năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết về Chương
trình kiên cố hoá kênh mương giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
Báo cáo thẩm tra số 31/BC-HDND ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Ban kinh tế - ngân
sách của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Chương trình kiên cố hoá kênh mương giai
đoạn 2016- 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với các nội dung như sau:
1. Mục tiêu
Kiên cố kênh
mương nhằm đảm bảo cho các cấp kênh chuyển đủ lưu lượng và đạt cao
trình mực nước thiết kế; các hệ thống thủy nông hiện có được hoàn chỉnh đồng bộ thông suốt
từ đầu mối đến mặt ruộng, từ đó sẽ nâng cao năng lực tưới, tiết kiệm
nước, tiết kiệm đất xây dựng, tiết kiệm điện, giảm chi phí quản lý khai thác
công trình, đáp ứng được yêu cầu như giảm tổn thất nước, vùng khan hiếm nước, mở rộng vùng cây trồng có
hiệu quả kinh tế cao trước tình hình khô hạn hiện nay để chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng
nông thôn mới.
Nâng cao nhận thức,
năng lực cho các cấp chính quyền và cộng đồng để thực hiện ngày càng tốt hơn
công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng công trình thủy lợi, thường xuyên tu bổ, bảo dưỡng các tuyến kênh
mương đã
được kiên cố hóa, nhằm phát huy hiệu quả, kéo dài tuổi thọ công trình.
1. Nhiệm vụ cụ thể
Căn cứ vào khả
năng nguồn vốn để thực hiện đầu tư cho các công trình ở vùng khan hiếm nước, vùng
địa chất yếu, vùng kinh tế khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể như
sau:
2.1 Tổng chiều dài kênh cần kiên cố: 320,45 km,
Trong đó:
+ Kênh loại I :
16,20 km;
+ Kênh loại II
: 102,14 km;
+ Kênh loại
111 : 202,11 km.
Chi tiết như
sau:
2.2. Hệ thống kênh sẽ được kiên cố hóa thuộc Dự án Phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk (vốn vay ADB): 62,94
km,
Trong đó:
+ Kênh loại I :
16,20 km;
+ Kênh loại II
: 30,74 km.
+ Kênh loại
III : 16,00 km.
2.3. Hệ thống kênh sẽ được kiên cố hóa thuộc các công trình:
257,51 km
Trong đó:
+ Kênh loại II
: 71,40 km; trong đó: Dự kiến vay vốn
ODA
(Ft>300ha) là 37,45 km và vốn ngân sách nhà nước là 33,95 km.
+ Kênh loại
III : 186,11 km; trong đó: Dự kiến vay vốn
ODA
(Ft>300ha) là 89,37 km và vốn ngân sách nhà nước là 96,74 km.
2. Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 684,88 tỷ đồng (Sáu trăm tám mươi tư tỷ, tám trăm
tám mươi triệu đồng)
Gồm các nguồn vốn đầu
tư:
- Ngân sách Trung ương:
|
56,05 tỷ đồng
|
- Ngân sách tỉnh:
+ Vốn sự nghiệp:
+ Vốn đầu tư
|
139,15 tỷ đồng
25,34 tỷ đồng
113,81 tỷ đồng
|
- Ngân sách cấp huyện:
|
34,79 tỷ đồng
|
Vay vốn ODA (Dự
án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên
|
227,21 tỷ đồng
|
Dự kiến vay ODA
(kêu gọi hỗ
trợ đầu tư cho Ft > 300ha):
|
227,68 tỷ đồng
|
4. Các nhóm
giải pháp
4.1. Về tuyên
truyền, vận động
Tăng cường
công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và vận động Nhân dân tích cực tham gia thực hiện việc tiết kiệm nước
bằng cách kiên cố hóa kênh mương thủy lợi, xây dựng mô hình tưới nước tiết
kiệm, quản lý khai thác sử dụng công trình có hiệu quả. Ưu tiên lựa chọn các
danh mục công trình kiên cố hóa trong từng năm để đầu tư xây dựng.
4.2. Về công tác
lập kế hoạch
Việc lập kế hoạch
đầu
tư xây dựng dự án phải phù hợp với quy hoạch thủy lợi, quy hoạch xây dựng nông
thôn mới và các quy hoạch có liên quan để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Xây dựng kế hoạch
đầu tư của từng hệ thống công trình có trọng tâm trong đó xác định kế hoạch cụ thể cho từng
năm và kế hoạch tổng thể trong 05 năm thực hiện chương trình, để đảm
bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
4.3. Các
giải pháp khác
Thực hiện quản
lý, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xuyên suốt quá trình thực hiện đầu
tư xây dựng kiên cố hóa kênh mương, đảm bảo sự giám
sát của cộng đồng và thông báo cho Nhân dân nội
dung đã thực hiện.
Tăng cường tập
huấn
về quản lý chất lượng công trình và quản lý vốn đầu tư cho đội
ngũ cán bộ cấp xã, hợp tác xã.
Xây dựng mô hình tưới tiên
tiến, tiết kiệm nước: Khuyến khích các đơn vị xây dựng phương án đầu tư công-tư
để xây dựng mô hình tưới nước tiên tiến, tiết kiệm trên cơ sở Nhà nước hỗ trợ
50% chi phí đầu tư để từ đó nhân rộng mô hình một cách có hiệu quả.
5. Cơ chế
vốn đầu tư
- Kênh loại I,
loại II: Ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh đầu tư 100%.
- kênh loại III: Ngàn sách tỉnh hỗ trợ 80%, ngân sách cấp huyện tham gia
20% tổng
mức đầu
tư.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh danh mục các
công trình kiên cố hóa kênh mương đầu tư trong cả giai đoạn và theo từng năm để triển khai thực hiện.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực
hiện Nghị quyết này và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp.
Giao Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp giám
sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Đắk Lắk khóa IX, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 30 tháng 8 năm
2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm
2016./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ GD-ĐT; Bộ Tài chính;
- Cục KTVB QPPL - Bộ Tư pháp;
- Ban Công tác đại biểu;
- TT. Tỉnh uỷ;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban của Tỉnh ủy;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Sở GD-ĐT, Sở Tài chính; Sở Tư pháp;
- TT. HĐND các huyện, TX, TP;
- Báo Đắk Lắk, Đài PTTH tỉnh,
Công báo tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, Ct.HĐND.
|
CHỦ TỊCH
Y Biêr Niê
|