Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 172/1999/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 07/12/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 172/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 1999

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 172/1999/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 12 NĂM 1999 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông ngày 02 tháng 12 năm 1994;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ công trình giao thông đường bộ và việc xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng các quy định của Nghị định này bao gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng, kể cả đường do các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng, tự hoàn vốn trên lãnh thổ Việt Nam để phục vụ giao thông công cộng.

Điều 3. Công trình giao thông đường bộ được bảo vệ bao gồm:

1. Nền đường, mặt đường, vỉa hè, hệ thống thoát nước;

2. Các loại cầu, cống, kè, tường chắn, hầm, công trình ngầm, đường ngầm, đường tràn, đường cứu nạn;

3. Bến phà, bến cầu phao, các bến dự phòng, các công trình và thiết bị hai đầu bến, nơi cất dấu các phương tiện vượt sông và các thiết bị phụ trợ;

4. Các công trình chống va, công trình chỉnh trị dòng nước;

5. Đảo hướng dẫn giao thông, dải phân cách, hệ thống cọc tiêu biển báo, tường hộ lan, tường phòng vệ, mốc chỉ giới, mốc đo đạc, cột cây số, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu điều khiển giao thông và các công trình phụ trợ an toàn giao thông;

6. Bến xe, bãi đỗ xe (bao gồm cả các công trình phụ trợ), nhà chờ xe dọc đường;

7. Trạm cân xe, các thiết bị đếm xe trên đường, trạm thu phí cầu đường, trạm điều khiển giao thông, chốt phân luồng.

Điều 4. Hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ bao gồm phần trên mặt đất, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần nước liền kề công trình giao thông đường bộ có tác dụng đề phòng và ngăn ngừa các tác động làm ảnh hưởng đến sự bền vững của công trình, bảo đảm an toàn cho các hoạt động giao thông vận tải đường bộ, bảo đảm cảnh quan, vệ sinh môi trường.

Chương 2:

GIỚI HẠN HÀNH LANG BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 5. Giới hạn hành lang bảo vệ đối với đường được quy định như sau:

1. Đối với đường ngoài khu vực đô thị, căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, tính từ mép chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào hoặc từ mép ngoài rãnh dọc hoặc rãnh đỉnh của đường trở ra hai bên là:

20m (hai mươi mét) đối với đường cao tốc và đường cấp 1, cấp 2;

15m (mười lăm mét) đối với đường cấp 3;

10m (mười mét) đối với đường cấp 4, cấp 5;

- Đối với đường liên thôn, liên xã, do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định nhưng hành lang mỗi bên không nhỏ hơn bề rộng một thân5 đường.

2. Đối với đường trong khu vực đô thị thuộc thành phố, thị xã, thị trấn, giới hạn hành lang bảo vệ bằng bề rộng vỉa hè hoặc chỉ giới xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

3. Đối với đường bộ song song với sông ngòi, kênh rạch, vùng nước có khai thác vận tải thuỷ mà hành lang chồng lấn, giới hạn hành lang bảo vệ đường bộ tính từ mép bờ cao trở về phía đường bộ.

4. Đối với đường bộ song song liền kề với đường sắt mà hành lang bảo vệ chồng lấn, ranh giới hành lang bảo vệ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

Điều 6. Giới hạn hành lang bảo vệ đối với cầu, cống được quy định như sau:

1. Đối với cầu ngoài khu vực đô thị:

a) Theo chiều dọc cầu, từ đuôi mố cầu ra mỗi bên là:

50m (năm mươi mét) đối với cầu có chiều dài từ 60m trở lên;

30m (ba mươi mét) đối với cầu có chiều dài dưới 60m.

Trong trường hợp cầu có đường dốc lên, xuống lớn hơn quy định trên đây thì giới hạn hành lang bảo vệ được tính từ đuôi mố cầu ra đến hết chân dốc.

b) Theo chiều ngang cầu, từ phạm vi tiếp giáp với cầu, kể từ điểm ngoài cùng của kết cấu cầu trở ra mỗi phía là:

150m (một trăm năm mươi mét) đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300m;

100m (một trăm mét) đối với cầu có chiều dài từ 60m đến 300m;

50m (năm mươi mét) đối với cầu có chiều dài từ 20m đến dưới 60m;

20m (hai mươi mét) đối với cầu có chiều dài dưới 20m.

2. Đối với cầu trong khu vực đô thị:

a) Theo chiều dọc cầu, quy định như điểm a khoản 1 Điều này.

b) Theo chiều ngang cầu:

Từ mép lan can ngoài cùng của cầu trở ra mỗi bên 7m (bảy mét) đối với cầu chạy trên cạn, kể cả cầu lớn có phần chạy trên phần đất chỉ ngập khi có nước lũ;

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và có giới hạn theo chiều dọc cầu là khoảng cách 2 mép bờ cao của sông đối với cầu chạy trên phần có nước thường xuyên.

3. Đối với cống, giới hạn hành lang bảo vệ theo chiều dọc cống về hai phía bằng bề rộng hành lang bảo vệ đối với đường.

Điều 7. Giới hạn hành lang bảo vệ đối với bến phà, cầu phao được quy định như sau:

1. Theo chiều dọc bến phà, cầu phao, bằng chiều dài đường xuống bến.

2. Theo chiều ngang bến phà, cầu phao: từ tim bến trở ra mỗi phía là 150m (một trăm năm mươi mét).

Điều 8. Giới hạn hành lang bảo vệ đối với kè, tường chắn, công trình chỉnh trị dòng nước được quy định như sau:

1. Đối với kè chống xói bảo vệ nền đường:

a) Từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 50m (năm mươi mét);

b) Từ chân kè trở ra sông 20m (hai mươi mét).

2. Đối với kè chỉnh trị dòng nước:

a) Từ chân kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 100m (một trăm mét);

b) Từ gốc kè trở vào bờ 50m (năm mươi mét);

c) Từ chân đầu kè trở ra sông 20m (hai mươi mét).

Điều 9. Phạm vi bảo vệ bến xe, bãi đỗ xe, nhà chờ xe, trạm cân xe, trạm điều khiển giao thông, trạm thu phí cầu đường là phạm vi vùng đất, vùng nước của công trình đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định trong giấy phép sử dụng.

Điều 10.

1. Giới hạn hành lang bảo vệ hầm đường bộ là vùng đất, đá, khoảng không có khoảng cách từ điểm ngoài cùng của các bộ phận cấu tạo của hầm trở ra là 100m (một trăm mét).

2. Giới hạn hành lang bảo vệ hầm đường bộ trong đô thị được quy định cụ thể trong từng dự án do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 11. Giới hạn hành lang bảo vệ phía trên không được quy định như sau:

1. Đối với đường là 4,5m (bốn mét năm mươi) từ tim mặt đường trở lên theo phương thẳng đứng.

2. Đối với cầu là chiều cao của bộ phận cấu tạo cao nhất của cầu, nhưng không thấp hơn 4,8m (bốn mét tám mươi) tính từ mặt sàn cầu trở lên theo phương thẳng đứng.

3. Chiều cao đường dây điện trên công trình giao thông đường bộ hoặc gắn trực tiếp trên kết cấu của cầu phải đảm bảo an toàn cho hoạt động giao thông vận tải và an toàn lưới điện tùy theo điện áp của đường dây điện.

Điều 12. Giới hạn hành lang bảo vệ phía dưới mặt đất của công trình giao thông đường bộ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của từng công trình.

Điều 13. Đối với công trình giao thông đường bộ trong khu vực đô thị, giới hạn hành lang bảo vệ công trình phải tuân theo quy định của Nghị định này và Nghị định của Chính phủ số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994.

Điều 14. Trong trường hợp giới hạn hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ phải quy định khác với quy định của Nghị định này để phù hợp với tình hình thực tế của việc cải tạo, mở rộng, nâng cấp hoặc xây dựng mới thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 15.

1. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi hoạt động trên hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng phải có trách nhiệm bảo vệ công trình giao thông đường bộ.

2. Tổ chức, cá nhân trong nước; ổ chức, cá nhân nước ngoài được phép đầu tư xây dựng, khai thác công trình giao thông đường bộ phải chịu trách nhiệm tổ chức bảo vệ trong thời gian đầu tư, xây dựng, khai thác theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì phối hợp với cơ quan địa chính và ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện), ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) có đường đi qua tiến hành việc đo đạc, cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ, làm cơ sở để quản lý và sử dụng đất hành lang bảo vệ đường bộ.

Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ cơ sở tổ chức bảo vệ hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ.

Điều 17. Cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính (sau đây gọi chung là Sở Giao thông vận tải) có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ trực thuộc thực hiện các công việc sau đây:

1. Bố trí đầy đủ các tín hiệu, báo hiệu và các công trình phụ trợ an toàn giao thông đường bộ;

2. Quản lý, duy tu, sửa chữa, bảo đảm trạng thái an toàn kỹ thuật của công trình giao thông đường bộ; thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện hư hỏng công trình, mất mát thiết bị giao thông đường bộ, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ và an toàn giao thông vận tải đường bộ;

3. Xử lý hoặc khắc phục kịp thời khi công trình giao thông bị hư hỏng, thiết bị bị mất mát;

4. Xử lý hoặc báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ; đình chỉ ngay hoạt động gây tổn hại đến an toàn công trình giao thông đường bộ hoặc an toàn giao thông vận tải trên đường bộ.

Điều 18. Lực lượng Cảnh sát nhân dân, lực lượng Kiểm soát quân sự và các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm bảo vệ công trình giao thông đường bộ và phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ, đơn vị quản lý đường bộ trong việc bảo vệ công trình giao thông đường bộ.

Điều 19.

1. Mọi tổ chức, cá nhân khi phát hiện công trình giao thông đường bộ có sự cố hoặc có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông đường bộ phải báo ngay cho đơn vị quản lý đường bộ, cơ quan công an hoặc ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất.

2. Đơn vị quản lý đường bộ, cơ quan công an hoặc ủy ban nhân dân địa phương nhận được tin báo phải cử người có trách nhiệm đến ngay nơi xảy ra sự cố hoặc công trình bị vi phạm để có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên và thông báo cho cơ quan quản lý đường bộ.

Điều 20. Trong trường hợp đặc biệt, việc xây dựng công trình có sử dụng và khai thác khoảng không, vùng đất, vùng nước trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ thì phải được cơ quan quản lý đường bộ sau đây đồng ý bằng văn bản ngay từ khi lập dự án. Cụ thể như sau:

1. Bộ Giao thông vận tải đối với công trình thuộc dự án nhóm A;

2. Cục Đường bộ Việt Nam đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C liên quan đến quốc lộ và công trình xây dựng mới, sửa chữa, nhưng chưa đến mức lập dự án liên quan đến quốc lộ thuộc phạm vi quản lý;

3. Sở Giao thông vận tải đối với công trình liên quan đến đường địa phương và công trình xây dựng mới, sửa chữa, nhưng chưa đến mức lập dự án liên quan đến quốc lộ thuộc phạm vi quản lý;

4. Việc thi công công trình nêu tại các khoản 1, 2, 3 Điều này chỉ được tiến hành khi có giấy phép thi công của Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Điều 21. Các công trình xây dựng có sử dụng và khai thác khoảng không, vùng đất, vùng nước ngoài phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ nhưng ảnh hưởng đến an toàn công trình giao thông đường bộ hoặc an toàn cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ sau đây tham gia ý kiến bằng văn bản ngay từ khi lập dự án:

1. Bộ Giao thông vận tải đối với công trình thuộc dự án nhóm A;

2. Cục Đường bộ Việt Nam đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C có ảnh hưởng đến quốc lộ;

3. Sở Giao thông vận tải đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C ảnh hưởng đến đường địa phương.

Điều 22. Một số công trình được phép sử dụng hành lang bảo vệ đường bộ hoặc ngoài hành lang, nhưng ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ phải tuân theo quy định sau đây:

1. Các cột điện, điện tín, điện thoại ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị hoặc khu đông dân cư phải cách mép nền đường một khoảng cách ít nhất bằng chiều cao của cột;

2. Lò vôi, lò đúc kim loại, lò gạch, lò thủy tinh, lò gốm phải cách chân nền đường ít nhất 25m (hai mươi lăm mét);

3. Các kho chứa chất nổ, chất độc, chất dễ cháy và những mỏ khai thác bằng mìn, ngoài phạm vi hành lang bảo vệ đường bộ còn phải có một khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật hiện hành;

4. Nơi họp chợ phải cách chân đường hoặc mép đường ít nhất 100m (một trăm mét) và phải tuân theo quy hoạch;

5. Các trạm xăng dầu chỉ được sử dụng tạm thời hành lang bảo vệ đường bộ làm đường dẫn và sân chờ; không được xây dựng kiến trúc nào khác;

6. Việc sử dụng hành lang bảo vệ đường bộ liên quan tới công trình an ninh, quốc phòng liền kề phải thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Điều 23. Việc sử dụng công trình trong phạm vi bảo vệ đường bộ phải theo đúng văn bản thỏa thuận và giấy phép thi công của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

Trước khi thi công và sau khi thi công xong phải báo cho đơn vị trực tiếp quản lý công trình giao thông đường bộ biết để kiểm tra.

Điều 24.

1. Trong hành lang bảo vệ đường bộ dọc hai bên đường ngoài đô thị được phép trồng cây hoa màu, cây lương thực, cây ăn quả, cây lấy gỗ, nhưng phải tuân theo các quy định sau đây:

a) Đối với đường đắp, phải trồng cách mép chân đường ít nhất 01m (một mét) đối với cây hoa màu, cây lương thực và ít nhất 02m (hai mét) đối với cây ăn quả, cây lấy gỗ;

b) Đối với đường đào, phải trồng cách mép đỉnh mái đường hoặc mép ngoài rãnh đỉnh ít nhất 06m (sáu mét);

c) Chỉ trồng các cây lấy gỗ có rễ cọc ăn sâu. Không được để cành cây lấn ra quá phạm vi tĩnh không quy định của đường.

2. Trong hành lang bảo vệ đường bộ dọc hai bên đường không được trồng các loại cây tại ngã ba, ngã tư, nơi giao cắt với đường sắt và ở những vị trí làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người điều khiển phương tiện.

Điều 25. Các công trình văn hóa, lịch sử được xếp hạng bảo tồn, kể cả những khu rừng nguyên sinh trong phạm vi hành lang bảo vệ đường bộ được giữ nguyên và bảo vệ theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 26.

1. Ngoài các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông, đối với công trình giao thông đường bộ còn nghiêm cấm các hành vi sau đây:

a) Thả rông, chăn dắt súc vật ở mặt đường, mái đường và buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường, vào các cọc tiêu, biển báo hoặc các công trình phụ trợ an toàn giao thông khác;

b) Đào mương ở dưới gầm cầu, lợi dụng thân đường làm mương, làm ao; phá hoặc đốt rừng sát dọc hai bên đường bộ;

c) Khai thác trái phép cát, đá, sỏi hoặc các hành vi khác làm ảnh hưởng đến an toàn công trình giao thông đường bộ;

d) Tự ý xây dựng, đào phá, bắn súng, nổ mìn, đốt lửa, neo buộc tàu thuyền hoặc bất kỳ việc gì ảnh hưởng đến an toàn của cầu.

2. Nghiêm cấm các hành vi ngăn cấm đường hoặc làm cản trở giao thông, nếu không có giấy phép của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

Trong trường hợp do yêu cầu an ninh, chính trị, trật tự xã hội, quốc phòng thì cơ quan công an có thẩm quyền được phép tạm thời đình chỉ hoặc hạn chế giao thông để làm nhiệm vụ nhưng phải báo ngay cho cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền biết để phối hợp công tác, tránh ách tắc giao thông.

Điều 27.

1. Việc xây dựng công trình thủy lợi có liên quan đến công trình đường bộ phải được sự thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này. Việc xây dựng công trình đường bộ có liên quan đến công trình thủy lợi phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý công trình thủy lợi.

2. Trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan phòng chống lụt bão, chống hạn, chống úng có thể sử dụng công trình giao thông đường bộ, nhưng không được làm ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình và khi hoàn thành nhiệm vụ, có trách nhiệm khôi phục trạng thái ban đầu của công trình giao thông đường bộ.

3. Trường hợp các cơ quan quản lý công trình đường bộ và cơ quan quản lý công trình thủy lợi đều có kế hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp công trình, thì việc xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công trình phải kết hợp với nhau.

4. Việc xây dựng công trình mới làm ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình có trước hoặc làm trở ngại đến tác dụng của công trình đó thì cơ quan chủ quản công trình xây dựng mới phải có biện pháp xử lý bằng kỹ thuật theo sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản công trình cũ bị ảnh hưởng và chịu phí tổn để sửa chữa, khôi phục. Nếu đồng thời muốn cải tạo, mở rộng nâng cấp công trình có trước, thì cơ quan chủ quản công trình cũ phải đầu tư phần tăng thêm.

5. Việc quản lý, sử dụng những đoạn đê vừa là đường giao thông, vừa là đê phải tuân theo pháp luật về bảo vệ đê điều và pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ trên nguyên tắc ưu tiên hàng đầu cho việc đảm bảo an toàn đê điều.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 28. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

1. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó;

2. Chỉ đạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường bộ trong phạm vi cả nước;

3. Tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường bộ do Trung ương quản lý; hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường bộ của địa phương;

4. Tổ chức, chỉ đạo và giám sát hoạt động của lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ trong phạm vi cả nước;

5. Phối hợp với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ;

6. Phối hợp với Bộ Tài chính cân đối kinh phí thực hiện kế hoạch giải tỏa hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ đối với đường do Trung ương quản lý;

7. Xây dựng kế hoạch, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hư hại công trình giao thông đường bộ do thiên tai, địch họa;

8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến bảo vệ công trình giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ để Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;

2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường bộ thuộc Cục;

3. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ do Cục trực tiếp quản lý;

4. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động các trạm đếm, phân loại xe; các trạm kiểm tra tải trọng, kích thước xe quá khổ, quá tải;

5. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ;

6. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoài phạm vi bảo vệ công trình đường bộ, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình giao thông đường bộ;

7. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hư hỏng công trình giao thông đường bộ do thiên tai, địch họa gây ra trên quốc lộ;

8. Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ;

9. Xây dựng kế hoạch giải tỏa phạm vi hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ;

10. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến bảo vệ công trình giao thông đường bộ thuộc trách nhiệm của Cục theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

1. Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ công trình giao thông đường bộ phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Bộ Giao thông vận tải và điều kiện cụ thể của địa phương;

2. Tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ các hệ thống đường bộ địa phương;

3. Tổ chức chỉ đạo và kiểm tra Sở Giao thông vận tải trong các lĩnh vực sau đây:

a) Hoạt động của lực lượng Thanh tra giao thông của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải;

b) Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ của địa phương. Yêu cầu, kiến nghị về việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động ngoài phạm vi bảo vệ, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình giao thông đường bộ của địa phương.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong các lĩnh vực sau đây:

a) Bảo vệ các công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh;

b) Quản lý, sử dụng đất đai trong và ngoài phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai, quy định về quản lý xây dựng hai bên đường bộ và pháp luật về bảo vệ công trình giao thông, an toàn giao thông vận tải đường bộ;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ trong việc giải tỏa phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ bị vi phạm;

5. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để khôi phục giao thông kịp thời khi bị thiên tai, địch họa;

6. Tổ chức và chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương;

7. Cân đối kinh phí hàng năm để thực hiện việc giải tỏa phạm vi hành lang bảo vệ đường địa phương;

8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ công trình giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn, kiểm tra ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ;

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ;

3. Tổ chức, chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình giao thông đường bộ trên địa bàn huyện;

4. Tổ chức thực hiện việc giải tỏa phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ trên địa bàn huyện;

5. Tổ chức quản lý việc sử dụng đất đai trong và ngoài phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai, quy định về quản lý xây dựng hai bên đường bộ và pháp luật về bảo vệ công trình giao thông, an toàn giao thông vận tải đường bộ trong địa bàn huyện;

6. Cấp, thu hồi giấy phép thi công công trình giao thông đường bộ được phân cấp quản lý;

7. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để khôi phục giao thông kịp thời khi bị thiên tai, địch họa;

8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ công trình giao thông đường bộ trong địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Bộ Công an có trách nhiệm:

1. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ công trình giao thông đường bộ;

2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng lập phương án bảo vệ các công trình giao thông đường bộ đặc biệt quan trọng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện;

3. Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ.

Điều 33. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc quy hoạch và xây dựng các đô thị, các điểm dân cư, các công trình khác nằm dọc hai bên đường bộ.

Điều 34. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình thủy lợi có liên quan đến công trình giao thông đường bộ; chỉ đạo, hướng dẫn việc trồng cây trong hành lang bảo vệ đường bộ.

Điều 35. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

1. Bảo đảm kinh phí quản lý, duy tu, sữa chữa, bảo vệ công trình giao thông đường bộ được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước trên cơ sở kế hoạch ngân sách hàng năm được Chính phủ phê duyệt;

Chủ các công trình đường bộ được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn khác phải tự bảo đảm kinh phí để quản lý, duy tu, sửa chữa và bảo vệ công trình đó;

2. Kiểm tra việc sử dụng ngân sách Nhà nước chi cho việc quản lý, duy tu, sửa chữa, bảo vệ công trình giao thông đường bộ, đảm bảo đúng mục đích;

3. Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải cân đối kinh phí thực hiện kế hoạch giải tỏa hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ.

Điều 36. Tổng cục Địa chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc khảo sát, đo đạc, phân loại đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ đường bộ để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo công trình có ảnh hưởng đến an toàn các công trình giao thông đường bộ phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 38. Tổ chức, cá nhân có một trong những thành tích sau đây được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước:

1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường bộ;

2. Có đóng góp công sức, của cải vào việc bảo vệ công trình giao thông đường bộ;

3. Phát hiện, tố giác hành vi xâm phạm, phá hoại công trình giao thông.

Điều 39. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ công trình giao thông đường bộ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995, quy định sửa đổi tại Nghị định số 78/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ và quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

Trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 40.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 20.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chăn dắt súc vật ở mái đường, buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc các cọc tiêu, biển báo, các công trình phụ trợ an toàn giao thông đường bộ;

b) Tự ý leo trèo lên mố, trụ và dầm cầu.

2. Phạt tiền 50.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đường giao thông để bày bán hàng hóa gây cản trở cho việc khai thác, sử dụng công trình giao thông đường bộ.

3. Phạt tiền 300.000 đồng đối với người điều khiển xe ôtô không tuân theo báo hiệu giao thông, sự chỉ dẫn của nhân viên hướng dẫn giao thông, Thanh tra giao thông khi qua đường, qua cầu, qua phà, qua các đoạn đường nguy hiểm.

4. Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với hành vi đốt lửa, neo đậu tàu thuyền trong hành lang bảo vệ hoặc các hành vi khác làm ảnh hưởng đến an toàn của cầu.

5. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ để xây dựng nhà ở, lều quán hoặc các công trình khác;

b) Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà ở, lều quán hoặc cố tình trì hoãn việc di chuyển gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo mở rộng và bảo vệ công trình giao thông đường bộ khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

c) Tự ý ngăn cấm đường giao thông hoặc làm cản trở giao thông;

d) Chiếm dụng đường giao thông để làm nơi buôn bán vật liệu xây dựng, rửa xe.

6. Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với hành vi đào mương dưới gầm cầu, lợi dụng thân đường làm mương, làm ao.

7. Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, đào phá, nổ mìn, khai thác cát, đá, sỏi hoặc các hành vi khác làm ảnh hưởng đến an toàn công trình giao thông đường bộ.

Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định tại Điều này còn phải tháo dỡ công trình, nhà ở, lều quán đã lấn chiếm, di chuyển ngay công trình, nhà ở, lều quán trong thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quy định; khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm gây ra; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

Điều 41. Uỷ ban nhân dân các cấp, lực lượng cảnh sát nhân dân và Thanh tra giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995, quy định sửa đổi tại Nghị định số 78/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ và quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

Điều 42. Việc xử lý đối với các công trình nằm trong hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ đã có trước ngày ban hành Nghị định này được quy định như sau:

1. Giải tỏa ngay các công trình gây nguy hại đến sự ổn định của công trình giao thông đường bộ như gây lún, sụt, lở, nứt, đổ vỡ hoặc gây mất an toàn cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ;

2. Giải tỏa dần những công trình xét thấy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của công trình giao thông đường bộ và an toàn hoạt động giao thông vận tải đường bộ, với điều kiện chủ công trình phải cam kết với ủy ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý đường bộ về việc giữ nguyên hiện trạng, không cơi nới, không phát triển thêm; dỡ bỏ công trình khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 43. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.

Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép giới hạn hành lang bảo vệ nhỏ hơn đối với một số dự án nâng cấp, cải tạo đường bộ.

Điều 44. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 45. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 172/1999/ND-CP

Hanoi, December 7, 1999

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON PROTECTION OF TRAFFIC WORKS WITH REGARD TO LAND ROAD TRAFFIC WORKS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 2, 1994 Ordinance on Protection of Traffic Works;
Pursuant to the July 6, 1995 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Communications and Transport,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Decree prescribes the scope of protecting land road traffic works, the responsibilities of organizations and individuals in the protection of land road traffic works and the administrative sanctions against acts of violating the regulations on the protection of land road traffic works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The to be - protected land road traffic works shall cover:

1. Road beds, road surfaces, pavements and sewage systems;

2. Assorted bridges, sluices, embankments, shield walls, road undergrounds, underground constructions, tunnels, spillways, emergency exits;

3. Ferry landings, pontoon bridge wharves, reserve wharves, constructions and equipment at both ends thereof, places to hide river-crossing means and support equipment;

4. Anti-collision works, water current- regulating works;

5. Traffic direction islands, median strips, signal and signboard systems, corridor walls, protection walls, boundary markers, measurement markers, milestones, lighting lamps, traffic lamps and traffic safety support works;

6. Car terminals, parking lots (including support constructions), roadside car stations;

7. Car-weighing stations, car-counting equipment, toll booths, traffic control stations, lane-deviating checkpoints.

Article 4.- The corridor for protection of land road traffic works shall cover sections on land surface, in the air, underground and water sections adjacent to the land road traffic works, which are used to ward off and prevent impacts affecting the durability of the works, to ensure safety for road traffic activities, beautiful views and environmental hygiene.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



LAND ROAD TRAFFIC WORK PROTECTION CORRIDOR LIMITS

Article 5.- The road protection corridor limits are stipulated as follows:

1. For the roads outsides the urban areas, depending on their technical grades as planned, the distance from the edge of the foot of the embanked road taluses or the edge of the top of the dug road taluses or from the outer edge of the horizontal ditches or the edge of the top ditches of the roads to their both sides shall be:

- 20m (twenty meters) for express ways and roads of grades 1 and 2;

- 15m (fifteen meters) for roads of grade 3;

- 10m (ten meters) for roads of grades 4 and 5;

- For the inter-village and inter-commune roads, such corridor shall be stipulated by the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities (hereafter referred collectively to as the provincial Peoples Committees) but must not be smaller than the width of a road side.

2. For urban roads of cities, provincial towns, district towns, the protection corridor limit shall be equal to the width of the pavements or the construction boundary under the approved planning.

3. For land roads running in parallel with rivers, canals or water areas with waterway transport activities, of which the corridors are overlapping, the land road protection corridors shall be calculated from the upper edges of the banks of such rivers, canals and water areas to the roads.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- The protection corridor limits for bridges and sluices are stipulated as follows:

1. For bridges outside urban areas:

a) According to the length of the bridges, the distance from bridge abutment to each side of the bridge shall be:

- 50 m (fifty meters) for bridges with the length of 60m or over;

- 30 m (thirty meters) for bridges with the length of under 60m.

Where a bridge has in and out- slopes longer than the above-prescribed distance, the protection corridor limit shall be calculated from the end of the bridge abutment to the ends of the slopes.

b) According to the width of the bridge, the distance from the outermost point of the bridge structure to each side of the bridge shall be:

- 150m (one hundred fifty meters) for bridges with the length of over 300m;

- 100 m (one hundred meters) for bridges with the length of from 60 m to 300m;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- 20 m (twenty meters) for bridges with the length of under 20m.

2. For bridges in urban areas:

a) According to the length of the bridges, as prescribed in Point a, clause 1, this Article.

b) According to the width of the bridges:

- From the edge of the outermost parapets outward, it shall be 7m (seven meters) for land bridges, including big bridges with sections suspending over the land areas only submerged when floods appear;

- As prescribed at Point b, Clause 1, this Article, and the limit according to the horizontal direction of the bridge shall be the distance between two upper edges of the river banks for bridges suspending over sections constantly submerged under water.

3. For sluices, the protection corridor limit according to the length of the sluice to both sides shall be equal to the width of the road protection corridor.

Article 7.- The protection corridor limits for ferry and pontoon bridge wharves are stipulated as follows:

1. According to the length of the ferry or pontoon bridge wharf, it is equal to the length of the slope leading to the wharf.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- The protection corridor limits for embankments, shield walls, water current- regulating works are stipulated as follows:

1. For anti-erosion embankments to protect road beds:

a) It is 50 m (fifty meters) from both ends of the embankment to the upper reach and the lower reach respectively;

b) It is 20m (twenty meters) from the foot of the embankment toward the river.

2. For water current-regulating embankments:

a) It is 100m (one hundred meters) respectively to the upper reach and the lower reach from the embankment foot;

b) It is 50m (fifty meters) from the embankment foot to the bank;

c) It is 20m (twenty meters) from the embankment foot out to the river;

Article 9.- The protection scopes of car terminals, parking lots, roadside car-stations, car-weighing stations, traffic control stations or toll booths shall be the land and/or water areas covered by such works, which have been prescribed by competent State bodies in the use permits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The protection corridor limit for the road undergrounds shall be the land, rock and aerial area of 100 m (one hundred meters) from the outermost points of underground structures outwards.

2. The protection corridor limit for urban road undergrounds shall be specified in each project approved by competent State bodies.

Article 11.- The overhead protection corridor limits are stipulated as follows:

1. For roads, it is 4.5m (four and a half meters) from the heart of the road up according to the vertical direction.

2. For bridges, it is the height of the highest structure of the bridge, but not lower than 4.8m (four point eight meters) from the bridge surface up according to the vertical direction.

3. The height of the power transmission lines above the land road traffic works or directly attached onto the bridge structure must ensure safety for communication and transport activities and the safety of the power grids, depending on the voltages of the transmission lines.

Article 12.- The protection corridor limits for the underneath of land road traffic works shall be specified by the competent State bodies in compatibility with the technical requirements of each work.

Article 13.- For land road traffic works in urban areas, the protection corridor limits must comply with this Decree and Decree No. 91/CP of August 17, 1994 of the Government.

Article 14.- Where the protection corridor limit for a land road traffic work must be stipulated differently from the prescriptions of this Decree in order to ensure its compatibility with the actual situation of renovation, expansion, upgrading or new construction, the Minister of Communications and Transport shall report such to the Prime Minister before making a decision thereon.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



LAND ROAD TRAFFIC WORK PROTECTION RESPONSIBILITIES

Article 15.-

1. Domestic and foreign organizations and individuals, when operating on the systems of national highways, provincial roads, district roads, commune roads, urban roads and special-use roads have the responsibility to protect the land road traffic works.

2. Domestic and foreign organizations and individuals, that are permitted to invest in the construction and/or exploitation of land road traffic works shall have to organize the protection thereof during the construction and/or exploitation investment as prescribed by law.

Article 16.- The land road managing agencies shall assume the prime responsibility and coordinate with the land administration offices and the Peoples Committees of urban and rural districts, provincial capitals and towns of provinces (hereafter referred collectively to as the district-level Peoples Committees), the Peoples Committees of communes, wards and district towns (hereafter referred collectively to as the commune-level Peoples Committees), where roads run through, in conducting the measurement and planting markers of the land road traffic work protection corridor limits which serve as basis for the management and use of the road protection corridor land.

The district-level Peoples Committees shall direct the commune-level Peoples Committees to take initiative in coordinating with the grassroots land road managing units to organize the protection of the land road traffic work protection corridors.

Article 17.- The Vietnam Land Road Administration under the Ministry of Communications and Transport, the provincial/municipal Communications and Transport Services and Communications and Public Works Services (hereafter referred collectively to as the provincial/municipal Communications and Transport Services) shall have to guide and direct their road management units to perform the following tasks:

1. Arranging adequate signals, signs and road traffic safety support works;

2. Managing, maintaining, repairing road traffic works and ensuring the state of technical safety thereof; carrying out regular inspection in order to detect in time damaged works, loss of road traffic equipment, acts of violation of legislation on protection of road traffic works and road communications and transport safety;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Handling or reporting to the competent State bodies for handling acts of violation of legislation on protection of road traffic works; immediately stopping activities which cause harms to the safety of land road traffic works or the safety of road communications and transport.

Article 18.- The Peoples Police forces, the Military Police forces and law bodies in the localities shall, within their respective functions and tasks, have to protect the road traffic works and coordinate with the land road traffic inspection forces and the road managing units in protecting the road traffic works.

Article 19.-

1. All organizations and individuals, when detecting any incidents happening to road traffic works or any acts of violating the regulations on the protection of road traffic works, shall have to immediately report them to the road managing units, police offices or the nearest local Peoples Committees.

2. Road managing units, police offices or local Peoples Committees, upon receiving the reports, shall have to immediately send responsible people to the places where the incidents occur or the works are infringed upon for timely handling measures, and at the same time to report such to their superior managing units and notify the road managing agencies thereof.

Article 20.- In special cases where the construction of a work requires the use and exploitation of the aerial space, land area and/or water area within the road traffic work protection limit, there must be the written consent right at the time of project elaboration from the following road managing agencies:

1. The Ministry of Communications and Transport, for construction works of Group A projects;

2. The Vietnam Land Road Administration, for construction works of Group B and C projects, which are related to national highways and new constructions, repairs but not to the extent of elaboration of projects related to national highways under its management;

3. The provincial/municipal Communications and Transport Services, for construction works related to local roads and new constructions, repairs, but not to the extent of elaboration of projects related to national highways under their respective management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Construction works which use and exploit the aerial space, land areas and/or water areas outside the limits for protection of road traffic works but affect the safety of the road traffic works or the safety of road communications and transport activities must be consented in writing right at the time of project elaboration by the following road managing agencies:

1. The Ministry of Communications and Transport, for construction works of Group A projects;

2. The Vietnam Land Road Administration, for construction works under Group B and C projects which affect national highways;

3. The provincial/municipal Communications and Transport Services, for construction works of Group B and C projects, which affect local roads.

Article 22.- A number of construction works which are allowed to use the road protection corridors or are located outside the corridors but affect the road traffic safety shall have to comply with the following regulations:

1. Electric, telegraph and telephone posts outside the inner cities, towns or densely populated areas must be away from the edges of road beds for a distance at least equal to the height of the post;

2. Lime kilns, foundries, brick kilns, glass kilns, pottery kilns must be at least 25m (twenty five meters) away from the foot of the road bed;

3. Explosives, poisons and inflammables depots and mines exploited with mines must be located outside road protection corridors and kept at a safe distance according to current law provisions;

4. Market places must be at least 100m (one hundred meters) away from the road foot or edge and comply with the planning;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The use of road protection corridors related to adjacent security or defense works must be agreed upon by the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense.

Article 23.- The use of works within the road protection limits must be in strict accordance with the written consents and construction permits of the competent road managing agencies.

The commencement and completion of the construction must be reported to the unit directly managing the road traffic works for inspection.

Article 24.-

1. In the road protection corridors along the suburban roads, subsidiary food crops, food crops, fruit trees and/or timber trees may be planted, but the following regulations must be complied with:

a) For embanked roads, they must be planted at least 1m (one meter) for subsidiary food crops and food crops and 2m (two meters) for fruit trees and timber trees, from the road foot;

b) For dug roads, they must be planted at least 6m (six meters) from the top edge of the road talus or the outer edge of the top ditch;

c) Only timber trees with deep main roots are planted. Not to let the trees branch out beyond the prescribed aerial scope of the road.

2. Trees of all kinds must not be planted in the road protection corridors along the roads at road forks, crossroads, intersections with railways and at positions affecting the visibility of the means operators.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 26.-

1. Besides prohibited acts prescribed in Article 20 of the Ordinance on Protection of Traffic Works, the following acts against land road traffic works are also prohibited:

a) Letting unbridled or tending and walking animals on roads, road taluses and tying animals to trees lines along the roads, to marker post, sign boards or other traffic safety support works;

b) Digging ditches under bridges, using road sides to build canals, ponds; destroying or burning forests close to road sides;

c) Illegally exploiting sand, rock, gravel or other acts which affect the safety of road traffic works;

d) Carrying out without permission construction, diggings, gun shooting, mine explosion, burning, anchoring or mooring vessels or any acts, which affect the safety of bridges.

2. To strictly prohibit all acts of blocking roads or obstructing traffic, if there are no permits of the competent road managing agencies.

In cases where it is due to security, political, social order or defense requirements, the competent police offices may temporarily halt or restrict traffic for the performance of tasks, but have to immediately report such to the competent road managing agencies for coordination in avoiding traffic jam.

Article 27.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In case of emergency, the agencies in charge of flood, storm, drought and water-logging prevention and combat may use road traffic works, but not affecting the durability of the works, and, upon the fulfillment of the tasks, shall have to restore the initial state of the road traffic works.

3. Where the road work managing agencies and the irrigation works managing agencies have plans to build, renovate or upgrade their works, the construction, renovation and upgrading of works must be combined together.

4. For the construction of new works, which affect the durability of previously-built works or restrict the utility thereof, the agencies managing such new works shall have to apply technical measures to handle them as agreed upon by the agencies managing the previously-built works which were damaged, and to cover the cost of repair and restoration. If the agencies managing the old works also wish to make the renovation, expansion and upgrading thereof, they shall have to invest therein.

5. The management and use of dyke sections as traffic roads and dykes too shall have to comply with the legislation on dyke protection and the legislation on road traffic work protection on the principle of giving first priority to ensuring dyke safety.

Chapter IV

STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES REGARDING THE PROTECTION OF LAND ROAD TRAFFIC WORKS

Article 28.- The Ministry of Communications and Transport has the responsibility to :

1. Submit to the Government for promulgation or promulgate according to its jurisdiction legal documents on the protection of land road traffic works; guide and inspect the implementation of such documents;

2. Direct and organize the training and fostering of personnel in charge of management and protection of land road traffic works nationwide;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Organize, direct and supervise the activities of the Road Traffic Inspection Forces throughout the country;

5. Coordinate with the provincial Peoples Committees and concerned branches in the propagation and dissemination of legislation on the protection of land road traffic works;

6. Coordinate with the Ministry of Finance in balancing funds for implementation of plans on clearance of road traffic protection corridors regarding roads managed by the central government;

7. Work out plans for and inspect the implementation of the prevention and overcoming of damage caused to road traffic works by natural disasters or enemy sabotage;

8. Settle disputes, complaints and denunciations related to the protection of land road traffic works according to law.

Article 29.- The Vietnam Land Road Administration under the Ministry of Communications and Transport has the responsibility to:

1. Elaborate legal documents on the protection of road traffic works so that the Ministry of Communications and Transport submits them to the Government for promulgation or promulgate according to competence;

2. Organize the training and fostering of its personnel in charge of management and protection of road traffic works;

3. Direct and inspect the activities of the road traffic inspection forces under its direct management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Guide, direct and inspect the granting and withdrawing construction permits, suspend activities in the road traffic works protection limits which cause unsafety to traffic as well as to road works;

6. Propose the competent State bodies to grant permits for activities outside the road works protection limits or to withdraw the permits for activities outside the road works protection limits but affecting the quality and safety of the road traffic works;

7. Direct and organize the prevention, combat and overcoming of damage caused to road traffic works by natural calamities or enemy sabotage;

8. Coordinate with local administration and concerned branches in propagation and dissemination of legislation on protection of road traffic works;

9. Draw up plans for clearance of road traffic work protection corridors for the national highway system;

10. Settle disputes, complaints and denunciations related to the protection of road traffic works, which fall under the Departments responsibility as prescribed by law.

Article 30.- The provincial Peoples Committees have the responsibility to:

1. Promulgate documents guiding the implementation of the regulations on the protection of road traffic works, which are in line with the legal documents of the State and the Ministry of Communications and Transport and suitable to the concrete conditions of their localities;

2. Organize apparatuses for management and protection of their local road systems;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Activities of the provincial traffic inspection forces under the guidance of the Ministry of Communications and Transport;

b) The granting and withdrawal of construction permits, the suspension of activities in the traffic work protection limits, which cause unsafety to traffic as well as to the local road works. Request, propose the granting of permits for activities outside the protection limits or the withdrawal of permits for activities outside the protection limits but affecting the quality and safety of the local road traffic works.

4. Direct, guide and inspect the district and commune Peoples Committees in the following domains:

a) The protection of road traffic works in their respective provinces;

b) The management and use of land inside and outside the road traffic work protection limits in compliance with the provisions of the land legislation, the regulations on management of construction along the roads and the legislation on protection of traffic works as well as road transport safety;

c) Their prime responsibility and coordination with road management units in clearance of the road traffic work protection limits infringed upon;

5. Mobilize all forces, supplies and equipment for the prompt restoration of traffic disrupted by national calamities and/or enemy sabotages;

6. Organize and direct the propagation, dissemination and education of the legislation on road traffic work protection within their respective localities;

7. Allocate annual funding for the clearance of local road protection corridors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 31.- The district-level Peoples Committees have the responsibility to:

1. Guide and inspect the commune-level Peoples Committees in the implementation of the law provisions on the protection of road traffic works;

2. Organize the propagation, dissemination and education of the legislation on the protection of road traffic work;

3. Organize and direct the application of measures by the commune-level Peoples Committees to protect the road traffic works on the district territory;

4. Organize the clearance of road traffic work protection limits on the district territory;

5. Organize the management of the use of land inside and outside the road traffic work protection limits in compliance with the provisions of land legislation, the regulations on management of construction along roads and the legislation on the protection of traffic works as well as road communication and transport safety on the district territory;

6. Grant, withdraw permits for construction of road traffic works assigned to their management;

7. Mobilize all forces, supplies and equipment for prompt restoration of traffic disrupted by natural calamities or enemy sabotages;

8. Settle disputes, complaints and denunciations related to the protection of road traffic works on the district territory according to the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Coordinate with the Ministry of Communications and Transport and the provincial Peoples Committees in performing the State management functions regarding the protection of road traffic works;

2. Coordinate with the Ministry of Communications and Transport and the Ministry of Defense in drawing up plans for the protection of road traffic works of special importance, to be submitted to the Prime Minister for approval, and organize the implementation thereof;

3. Direct and guide the police forces to inspect and handle violations of legislation on the protection of road traffic works.

Article 33.- The Ministry of Construction has the responsibility to direct and guide the planning and building of urban areas, population quarters and other constructions along roads.

Article 34.- The Ministry of Agriculture and Rural Development has the responsibility to direct and guide the planning and building of systems of irrigation works related to road traffic works; direct and guide the tree planting in the land road protection corridors.

Article 35.- The Ministry of Finance has the responsibility to:

1. Ensure funds for the management, maintenance, repair and protection of road traffic works invested with State budget capital or originated from the State budget on the basis of the annual budget plans approved by the Government;

Owners of road construction works invested with other sources of capital shall themselves have to ensure funds for the management, maintenance, repair and protection of such works;

2. Inspect the spending of the State budget on the management, maintenance, repair and protection of road traffic works for the right purposes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 36.- The General Land Administration has to assume the prime responsibility and coordinate with the provincial Peoples Committees and the Ministry of Communications and Transport in guiding the survey, measurement and classification of land in the road protection corridors for management and use according to the provisions of law.

Article 37.- The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the provincial Peoples Committees, when drawing up planning on construction or renovation of works, which affect the safety of road traffic works, must obtain the written consent of the Ministry of Communications and Transport.

Chapter V

COMMENDATION AND VIOLATION HANDLING

Article 38.- Organizations and individuals who record the following achievements shall be commended according to the common regulations of the State:

1. Splendidly fulfilling the tasks of managing and protecting land road traffic works;

2. Contributing labor, efforts and/or property to the protection of land road traffic works;

3. Detecting and/or denouncing acts of infringing upon or sabotaging traffic works.

Article 39.- Organizations and individuals that violate the regulations on the protection of land road traffic works shall, depending on the nature, seriousness and consequences of the violations, be disciplined or administratively sanctioned according to the provisions of Decree No. 49/CP of July 26, 1995, the amended provisions of Decree No. 78/1998/ ND-CP of September 26, 1998 of the Government and the provisions in Article 40 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 40.-

1. Warning or a fine of 20,000 VNdong shall be imposed on one of the following acts:

a) Tending and walking animals on road taluses, tying animals to tree lines along roads or marker posts, sign boards, road traffic safety support works;

b) Climbing without permission on bridge abutments, piers or beams.

2. A fine of 50,000 VNdong shall be imposed on acts of occupying traffic roads for display and sale of goods which obstruct the exploitation and use of road traffic works.

3. A fine of 300,000 VNdong for car drivers who fail to abide by traffic signals, guidance of traffic personnel and/or traffic inspectors when travelling on roads, bridges, ferries and/or dangerous road sections.

4. A fine of 1,000,000 VNdong for acts of setting fire, mooring or anchoring ships/boats in the protection corridors or other acts which affect the safety of bridges.

5. A fine of 2, 000,000 VNdong for one of the following acts:

a) Occupying road traffic work protection areas to build dwelling houses, food or drink huts or other works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Blocking traffic roads without permission or obstructing traffic;

d) Occupying and using traffic roads as places for sale and purchase of construction materials, or vehicle washing.

6. A fine of 3,000,000 VNdong for acts of digging ditches under bridges, using road sides to build canals or ponds.

7. A fine of 5,000,000 VNdong for acts of construction, digging, mine explosion, exploitation of sand, rock, cobble stones or other acts, which affect the safety of road traffic work.

In addition to fines, individuals and organizations that violate the provisions of this Article shall also have to dismantle their works, dwelling houses, food or drink huts built on occupied land, remove them within the time limits prescribed by the competent bodies; restore the initial state which has been altered due to the violations; and pay compensation for damage caused by their acts of violation.

Article 41.- The Peoples Committees at all levels, the People Police forces and the land road traffic inspectors are competent to impose administrative sanctions according to the provisions of Decree No. 49/CP of July 26, 1995, the amended provisions of Decree No. 78/1998/ND-CP of September 26, 1998 of the Government and the provisions in Article 40 of this Decree.

Article 42.- The handling of works lying in the road traffic work protection corridors, which had existed before the issuance of this Decree, is stipulated as follows:

1. Immediately clearing all works which cause such harms to the stability of road traffic works as sinkage, slides, cracks, breaks, or cause unsafety to road communications and transport activities.

2. Gradually clearing works which are deemed not yet directly affecting the stability of road traffic works and the safety of road communications and transport activities, provided that the owners of such works must commit with the local Peoples Committees and the road management agencies to keep the status quo, not to further expand; and to dismantle their works when so requested by the competent State bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 43.- This Decree takes effect as from January 1st, 2000.

To annul previous regulations which are contrary to this Decree, except for cases where the Prime Minister allows smaller protection corridor limits regarding some projects on land road upgrading and improvement.

Article 44.- The Minister of Communications and Transport shall have to guide the implementation of this Decree.

Article 45.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 Hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


26.801

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.245.179
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!