ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6035/KH-UBND
|
Quảng Nam, ngày
07 tháng 9 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 819/QĐ-TTG NGÀY 07/7/2023
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HẠ TẦNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
THỜI KỲ 2021 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Thực hiện Quyết định số
819/QĐ-TTg ngày 07/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hạ
tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050; UBND tỉnh
Quảng Nam ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Triển khai thực hiện
hiệu quả Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn
đến năm 2050.
2. Huy động các nguồn lực,
đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy; ưu
tiên nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ, lực lượng dân phòng.
3. Quy hoạch hạ tầng
phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch tổng thể Quốc gia và quy hoạch của
tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
4. Đẩy mạnh ứng dụng
khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ số, tự động hóa, dữ liệu lớn, trí tuệ
nhân tạo và các công nghệ hiện đại khác trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ
thống hạ tầng phòng cháy và chữa cháy.
II. MỤC TIÊU
1. Đến năm 2030
Phát triển hạ tầng phòng cháy
và chữa cháy của tỉnh đồng bộ, hiện đại, phù hợp với quy hoạch và điều kiện
phát triển của tỉnh, kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của quốc gia; kiềm chế
sự gia tăng về cháy, nổ, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người và tài sản, bảo vệ
môi trường, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, với một
số nội dung cụ thể như sau:
- Xây dựng mạng lưới trụ sở,
doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy, chữa cháy; trong đó, ưu tiên bố trí
trụ sở, doanh trại các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
bố trí địa điểm đất, đầu tư xây dựng trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ
phòng cháy, chữa cháy tiến tới thành lập mới 05 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
khu vực thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh và 17 Đội Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện. Đảm bảo các điều kiện
làm việc và hoạt động của các đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, chuyên ngành, dân
phòng phù hợp với quy hoạch, phát triển của tỉnh.
- Phát triển đồng bộ hệ thống cấp
nước phòng cháy, chữa cháy tại các đô thị, khu công nghiệp bảo đảm yêu cầu về
lưu lượng, áp lực cần thiết theo quy định; phát triển mạng lưới hệ thống cấp nước
phục vụ sản xuất công, nông, lâm nghiệp, đời sống sinh hoạt; khai thác triệt để
và sử dụng hiệu quả các nguồn nước phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy. Phấn
đấu đến năm 2030 hầu hết các khu dân cư đều được xây dựng bể nước và bến, bãi lấy
nước phục vụ công tác chữa cháy.
- Phát triển đồng bộ các loại
hình giao thông đáp ứng yêu cầu phòng cháy và chữa cháy; từng bước mở rộng,
nâng cấp các tuyến đường, phố, ngõ trong các khu dân cư để xe chữa cháy có thể
hoạt động khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố.
- Đảm bảo thông tin liên lạc phục
vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hiện đại hóa hạ tầng
thông tin, hệ thống trung tâm thông tin chỉ huy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ; kết nối đồng bộ với trung tâm thông tin chỉ huy, điều hành về giao
thông, an ninh, trật tự của Công an tỉnh; xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu
về phòng cháy, chữa cháy; hoàn thành chuyển đổi số và cung cấp dịch vụ công mức
độ cao nhất trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
2. Đến năm 2050
- Xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới
trụ sở, doanh trại Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa
bàn toàn tỉnh; đảm bảo bán kính bảo vệ của các Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
- Đảm bảo hệ thống cấp nước chữa
cháy, các loại hình giao thông và hệ thống thông tin chỉ huy điều hành chữa
cháy, cứu nạn, cứu hộ được kết nối đồng bộ với hệ thống kỹ thuật quốc gia góp
phần bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội.
III. NỘI
DUNG TRỌNG TÂM
1. Phát
triển mạng lưới, trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Xây dựng trụ sở, doanh trại,
công trình của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Bố trí địa điểm đất, đầu tư
xây dựng trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy, chữa cháy tiến tới
thành lập mới 05 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực thuộc Phòng Cảnh sát
PCCC và CNCH Công an tỉnh và 17 Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ thuộc Công an cấp huyện.
- Xây dựng kế hoạch và bố trí vốn
đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công trình phục vụ ứng phó khẩn cấp, huấn luyện,
chỉ huy điều hành, kiểm định phương tiện và nghiên cứu khoa học - công nghệ
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ... đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại
và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
b) Xây dựng trụ sở, công trình
của lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành, cơ sở, dân phòng và tình nguyện.
- Xây dựng, bố trí trụ sở làm
việc cho các đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; bảo đảm điều kiện hoạt động
cho các Đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phù hợp với quy hoạch,
định hướng phát triển của tỉnh.
- Bố trí trụ sở làm việc và bảo
đảm các điều kiện hoạt động cho lực lượng dân phòng phù hợp với điều kiện ở địa
phương.
- Nghiên cứu thí điểm thành lập
và bố trí địa điểm hoạt động cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
tình nguyện tại các khu đô thị, khu dân cư, cụm gia đình hoạt động kinh doanh dịch
vụ...
2. Phát
triển hệ thống cung cấp nước phục vụ phòng cháy và chữa cháy
- Phát triển đồng bộ hệ thống cấp
nước chữa cháy tại các đô thị, khu công nghiệp đảm bảo tổng lưu lượng nước chữa
cháy và phù hợp với định hướng phát triển cấp nước đô thị, khu công nghiệp và
các ngành, lĩnh vực có liên quan; các đường ống, họng, trụ lấy nước chữa cháy đảm
bảo các yêu cầu về lưu lượng, áp lực cần thiết theo quy định và được lắp đặt thống
nhất, đồng bộ trên toàn bộ hệ thống cấp nước đô thị, khu công nghiệp và các địa
bàn trọng điểm được quy hoạch.
- Khai thác triệt để và sử dụng
hiệu quả các nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy; hoàn thành xây dựng các điểm
lấy nước (bến, bãi, hố ga) thuận tiện cho xe, máy bơm chữa cháy lấy nước tại
các ao, hồ, sông, suối, kênh... làm nguồn nước chữa cháy.
- Xây dựng các bể nước chữa
cháy cho từng khu vực tại các khu dân cư có đường hẹp, không thể lắp đặt họng,
trụ nước chữa cháy hoặc không có hệ thống cấp nước tập trung và nguồn nước tự
nhiên; phấn đấu đến năm 2030 hầu hết các khu dân cư đều được xây dựng bể nước
chữa cháy và bến, bãi lấy nước phục vụ công tác chữa cháy.
3. Phát
triển hệ thống giao thông phục vụ phòng cháy và chữa cháy
- Phát triển đồng bộ hệ thống
giao thông đường bộ đảm bảo phục vụ chữa cháy. Đến năm 2030, bảo đảm các tuyến
đường giao thông trung tâm cấp huyện đáp ứng yêu cầu phục vụ phòng cháy, chữa
cháy (bảo đảm chiều cao, chiều rộng thông thủy, tải trọng của đường, cầu, cống,
bãi đỗ và bãi quay đầu cho xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy hoạt
động theo đúng quy định của QCVN 06:2022/BXD).
- Từng bước mở rộng, nâng cấp
các tuyến đường, phố, ngõ trong các khu dân cư cũ để xe chữa cháy có thể hoạt động;
giải quyết dứt điểm tình trạng các đường, phố, ngõ vào khu dân cư bị chắn bởi
đường dây viễn thông, điện lực, các loại cọc, cổng, rào, barie, mái che, mái vẩy
làm cản trở khả năng di chuyển của xe chữa cháy và các loại xe chuyên dụng phục
vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
- Khai thác sử dụng hiệu quả mạng
lưới giao thông đường thủy nội địa, đường biển, mạng lưới đường sắt phục vụ
công tác phòng cháy và chữa cháy.
4. Phát
triển hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng cháy và chữa cháy
- Đảm bảo hệ thống thông tin đồng
bộ, thống nhất, có khả năng kết nối, chia sẻ, tích hợp với hệ thống thông tin
chỉ huy ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ trung ương đến địa
phương, hệ thống cơ sở dữ liệu nghiệp vụ của ngành Công an; hoàn thành chuyển đổi
số và cung cấp dịch vụ công mức độ cao nhất trong lĩnh vực phòng cháy và chữa
cháy.
- Thiết lập hệ thống Trung tâm
thông tin chỉ huy điều hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh gắn
với triển khai Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền
tin báo sự cố trên cơ sở hạ tầng truyền dẫn cáp quang và mạng thông tin liên lạc
vệ tinh Bộ Công an.
- Xây dựng hệ thống quản lý cơ
sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, tai nạn.
- Thiết lập hệ thống thông tin
liên lạc phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng
phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành, cơ sở, dân phòng và tình nguyện theo quy định
của pháp luật.
III. PHÂN
CÔNG THỰC HIỆN
1. Công
an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Văn
phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức đẩy mạnh công tác tuyên
truyền nội dung Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 được tích hợp trong Quy hoạch tỉnh bằng nhiều hình thức
khác nhau, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong các tổ chức chính trị, các
doanh nghiệp và Nhân dân khi triển khai thực hiện.
- Phối hợp với các Sở, Ban,
ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, tích hợp nội dung Quy hoạch
hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào
Quy hoạch tỉnh; định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá, rà soát tình hình thực hiện,
kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp theo quy định
của pháp luật về quy hoạch.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính và các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu đề xuất nguồn
kinh phí để đầu tư phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021-
2030, tầm nhìn đến năm 2050; cân đối, bố trí nguồn lực theo quy định của pháp
luật về đầu tư công, về ngân sách Nhà nước để thực hiện quy hoạch.
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện việc đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy hoạch; cụ thể hóa Quy hoạch thành các kế hoạch
5 năm, hàng năm, tham mưu đề xuất các giải pháp cần thiết để triển khai quy hoạch
đồng bộ, khả thi và hiệu quả.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát công tác quản lý, thực hiện đầu tư để bảo đảm thực hiện đúng theo quy
định của pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
- Ưu tiên đầu tư, đảm bảo ngân
sách cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
- Thường xuyên nắm chắc tình trạng
giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, tham mưu đề xuất UBND tỉnh đầu tư xây
dựng trụ nước chữa cháy, bến bãi lấy nước cho xe chữa cháy và các tuyến đường
giao thông phục vụ chữa cháy. Đồng thời, chủ động đề nghị UBND cấp huyện và
ngành có liên quan trong việc xây mới, bảo dưỡng hệ thống trụ nước chữa cháy, bến
bãi lấy nước cho xe chữa cháy; cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao
thông xuống cấp, không đảm bảo chiều rộng; phá dỡ các bục, bệ, barie, mái
che,mái vẩy cho xe chữa cháy hoạt động...
- Nghiên cứu đẩy mạnh chuyển đổi
số trong công tác phòng cháy và chữa cháy; ứng dụng khoa học hiện đại, công nghệ
số, tự động hóa, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác trong xây
dựng quản lý, khai thác hệ thống hạ tầng phòng cháy và chữa cháy.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị, địa phương rà soát tích hợp nội dung định hướng phát triển hạ tầng phòng
cháy và chữa cháy vào quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050.
- Chủ trì, phối hợp với sở Tài
chính, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan để tham mưu, cân đối nguồn
vốn đầu tư công đảm bảo cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật liên quan.
3. Sở
Tài chính
- Phối hợp với Công an tỉnh và
các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh huy động nguồn đóng góp tự nguyện, tài
trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, nguồn thu
khác và cân đối ngân sách địa phương để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa
đầu tư phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thông qua các tổ chức chính
trị - xã hội, Hiệp hội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Việt Nam và các tổ
chức xã hội khác.
4. Sở
Xây dựng
- Phối hợp với các đơn vị, địa
phương tham mưu UBND tỉnh tập trung các nguồn lực để xây dựng và phát triển đồng
bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Nghiên cứu xây dựng các quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy
đối với các loại hình, công trình đặc thù hiện chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật quốc gia.
5. Sở
Giao thông vận tải
- Chủ trì phối hợp với các cơ
quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh phương hướng phát triển đồng bộ hệ thống
giao thông đường bộ đảm bảo phục vụ chữa cháy. Đến năm 2030 bảo đảm các tuyến
đường giao thông đến trung tâm cấp huyện đáp ứng yêu cầu phục vụ phòng cháy, chữa
cháy (bảo đảm tĩnh không, tải trọng của đường, cầu, cống, bãi đỗ và bãi quay đầu
cho xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy hoạt động) thuận lợi và an
toàn.
- Chủ trì, phối với Công an tỉnh
và các đơn vị, địa phương liên quan, rà soát, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền
ưu tiên triển khai đầu tư, cải tạo một số tuyến đường giao thông trọng điểm nhằm
bảo đảm yêu cầu cho các phương tiện xe chữa cháy, xe chuyên dùng lưu thông thuận
lợi, an toàn.
- Chủ trì, phối hợp với Công an
tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan rà soát, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh
ban hành văn bản hướng dẫn khi quy hoạch, xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp phải
đảm bảo hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi giữa đơn vị phòng cháy chữa
cháy với các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp… Hệ thống
đường giao thông phải đảm bảo yêu cầu về tĩnh không, tải trọng nhằm đảm bảo cho
các phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu hộ hoạt động theo Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về an toàn phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình theo quy định của
pháp luật hiện hành.
6. Sở
Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu
tư và các đơn vị, địa phương thực hiện đồng bộ, chặt chẽ trong quá trình thực
hiện quy hoạch, bảo đảm các quy hoạch phải tuân thủ các định hướng của quy hoạch
hạ tầng phòng cháy và chữa cháy khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất và quản lý
quỹ đất.
- Chủ trì phối hợp với Công an
tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền các nội
dung có liên quan đến quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất dành cho hạ tầng phòng
cháy và chữa cháy (hệ thống cung cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc, trụ
sở, doanh trại, công trình của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành,
cơ sở, dân phòng và tình nguyện) nằm trong quy hoạch tỉnh và không thuộc quy hoạch
sử dụng đất an ninh, quốc phòng.
7. Sở
Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Công an tỉnh đẩy
mạnh công tác tuyên truyền nội dung tích hợp Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa
cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào Quy hoạch tỉnh bằng nhiều
hình thức khác nhau đến các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và Nhân
dân; tuyên truyền nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về quy hoạch, đầu tư, xây
dựng, quản lý, khai thác hạ tầng phòng cháy và chữa cháy.
- Đề xuất UBND tỉnh lồng ghép nội
dung đầu tư hạ tầng phòng cháy chữa cháy vào các đề án, dự án chuyển đổi số,
xây dựng đô thị thông minh của tỉnh; Hướng dẫn cấp huyện xây dựng hệ thống quản
lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các cơ sở
do UBND cấp xã quản lý
8. UBND
các huyện, thị xã, thành phố
- Đầu tư ngân sách địa phương
cho phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021-2030.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu
tư, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh lập quy hoạch
xây dựng mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy, chữa cháy
giai đoạn 2021 2030 cấp huyện; quy hoạch xây dựng trụ sở, công trình của lực lượng
phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành, cơ sở, dân phòng và tình nguyện. Đảm bảo
quy hoạch về phòng cháy, chữa cháy đồng bộ với Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh lập
quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống cấp nước chữa cháy đảm bảo yêu cầu về lưu
lượng, áp lực cần thiết theo quy định của tiêu chuẩn quy chuẩn về phòng cháy và
chữa cháy; khai thác triệt để và sử dụng hiệu quả các nguồn nước phục vụ công
tác chữa cháy; rà soát, xây dựng các bể nước cho từng khu dân cư để phục vụ
công tác chữa cháy.
- Quy hoạch và thực hiện sắp xếp
các đường dây điện sinh hoạt của người dân băng qua các tuyến đường, đặc biệt
là tuyến quốc lộ, ĐT nhằm bảo đảm tĩnh không an toàn cho các loại phương tiện,
như xe chữa cháy hoạt động.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Căn cứ nội dung Kế hoạch
này, yêu cầu Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố
triển khai thực nghiêm túc, có hiệu quả theo tiến độ thời gian cụ thể như sau:
- Hoàn thành việc xây dựng Kế
hoạch để triển khai thực hiện trước ngày 30/9/2023.
- Tổ chức triển khai đầu tư
phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy từ năm 2023 đến năm 2030.
- Định kỳ hằng năm (trong
giai đoạn năm 2023 đến năm 2030) các đơn vị, địa phương tổng hợp báo cáo kết
quả triển khai thực hiện gửi về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) trước ngày
15/12 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Bộ Công an.
2. Giao Công an tỉnh chủ
trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc các Sở, Ban, ngành, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện
có hiệu quả Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ Công an (báo cáo);
- Thường trực tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CPVP;
- Lưu: VT, HCTC, NCKS.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Trí Thanh
|
PHỤ LỤC
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT AN NINH ĐẾN NĂM 2030 CỦA CÔNG AN
CÁC ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC PCCC VÀ CNCH
(Kèm theo Kế hoạch số: 6035/KH-UBND ngày 07/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Nam)
Stt
|
Đơn vị trực tiếp sử dụng đất
|
Loại (Phòng, Đội, Hạ tầng nước)
|
Địa chỉ khu đất
|
Huyện, thành phố, thị xã
|
Quy hoạch đến năm 2030
|
Quy hoạch chuyển mục đích
|
Quy hoạch bổ sung đất an ninh (ha)
|
Diện tích năm 2030 (ha)
|
Vị trí hiện đang QL, SD đề nghị điều chỉnh
|
Vị trí quy hoạch mới
|
1
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an thành phố Tam Kỳ
|
Đội
|
Thành phố Tam Kỳ
|
Tam Kỳ
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
2
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công
an thành phố Hội An
|
Đội
|
Thành phố Hội An
|
Hội An
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
3
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an thị xã Điện Bàn
|
Đội
|
Thị xã Điện Bàn
|
Điện Bàn
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
4
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an huyện Núi Thành
|
Đội
|
Thị trấn Núi Thành
|
Núi Thành
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
5
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an huyện Phú Ninh
|
Đội
|
Thị trấn Phú Thịnh
|
Phú Ninh
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
6
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an huyện Thăng Bình
|
Đội
|
Thị trấn Hà Lam
|
Thăng Bình
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
7
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công
an huyện Duy Xuyên
|
Đội
|
Thị trấn Nam Phước
|
Duy Xuyên
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
8
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an huyện Đại Lộc
|
Đội
|
Thị trấn Ái Nghĩa
|
Đại Lộc
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
9
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an huyện Quế Sơn
|
Đội
|
Thị trấn Đông Phú
|
Quế Sơn
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
10
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an huyện Tây Giang
|
Đội
|
Thị trấn A- Tiêng
|
Tây Giang
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
11
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an huyện Đông Giang
|
Đội
|
Thị trấn Prao
|
Đông Giang
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
12
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an huyện Nam Giang
|
Đội
|
Thị trấn Thạnh Mỹ
|
Nam Giang
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
13
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an huyện Phước Sơn
|
Đội
|
Thị trấn Khâm Đức
|
Phước Sơn
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
14
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an huyện Hiệp Đức
|
Đội
|
Thị trấn Tân Bình
|
Hiệp Đức
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
15
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an huyện Tiên Phước
|
Đội
|
Thị trấn Tiên Kỳ
|
Tiên Phước
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
16
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an huyện Bắc Trà My
|
Đội
|
Thị trấn Trà My
|
Bắc Trà My
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
17
|
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH
Công an huyện Nam Trà My
|
Đội
|
Xã Trà Mai
|
Nam Trà My
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
18
|
Đội chữa cháy và CNCH khu vực
Thăng Bình
|
Đội
|
huyện Thăng Bình
|
Thăng Bình
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
19
|
Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ khu vực Điện Nam - Điện Ngọc
|
Đội
|
Thị xã Điện Bàn
|
Điện Bàn
|
|
0,3
|
0,3
|
x
|
x
|
20
|
Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ trên sông Tam Kỳ
|
Đội
|
Thành phố Tam Kỳ
|
Tam Kỳ
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
21
|
Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ trên sông Trường Giang
|
Đội
|
Thị trấn Núi Thành
|
Núi Thành
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|
22
|
Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ trên sông Thu Bồn
|
Đội
|
Thị trấn Ái Nghĩa
|
Đại Lộc
|
|
0,3
|
0,3
|
|
x
|