ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2838/KH-UBND
|
Kon Tum, ngày 29
tháng 8 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN MÔ HÌNH THÔN THÔNG MINH, XÃ NÔNG THÔN MỚI THÔNG
MINH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021 -
2025
Căn cứ Quyết định số 924/QĐ-TTg
ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình chuyển
đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn
2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
06/QĐ-BCĐTW-VPĐP ngày 12 tháng 10 năm 2022 về Ban hành Kế hoạch thực hiện một số
nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới,
hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025.
Căn cứ Kế hoạch số 1047/KH-UBND
ngày 11 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình chuyển
đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa
bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Công văn số
3445/BNN-VPĐP ngày 29 tháng 5 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc hướng dẫn tạm thời về triển khai xây dựng mô hình thí điểm xã nông
thôn mới thông minh, xã thương mại điện tử.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch thực hiện mô hình thôn thông minh, xã nông thôn mới thông minh trong xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025 như sau1:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xây dựng thôn thông minh, xã
nông thôn mới thông minh trong xây dựng nông thôn mới là giải pháp, nhiệm vụ trọng
tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển
đổi số tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025 từng bước hình thành nông thôn mới
thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng nông
thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
- Phát huy vai trò của hệ thống
chính trị, các ngành, các cấp, đặc biệt là vai trò trung tâm của người dân tham
gia thực hiện mô hình thôn, xã thông minh, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu
tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện hiệu quả
chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích người dân nông thôn chủ
động áp dụng chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất
lượng tiếp cận dịch vụ và đời sống của người dân nông thôn.
2. Yêu cầu: Triển khai
thực hiện đúng quan điểm, mục tiêu chương trình chuyển đổi số của Trung ương; Kế
hoạch số 3894/KH-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển
khai thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030 và các quy định về triển khai xây dựng mô hình thí điểm xã nông thôn mới
thông minh trên địa bàn tỉnh được quy định tại Công văn số 2431/UBND-NNTN ngày
28 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum việc quy định mô hình thôn
thông minh, xã nông thôn mới thông minh trong xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn tỉnh Kon Tum để xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để
triển khai thực hiện.
III. MỤC
TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Đẩy mạnh thực hiện phát triển
sáng kiến số cho cộng đồng sử dụng các kết nối, giải pháp, tài nguyên số và các
sáng tạo về nông nghiệp, nông thôn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của
xã dựa trên 3 trụ cột: thiết chế, con người, công nghệ, nhằm đạt được các mục
tiêu phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu chuyển đổi số toàn diện.
- Góp phần đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế
nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về
chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm
2025
- Có 01 xã đạt chuẩn xã nông
thôn mới thông minh theo quy định (xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà).
- Có 07 thôn đạt chuẩn thôn
thông minh theo quy định, gồm: (1) Thôn 7, xã Đoàn kết, thành phố Kon Tum; (2)
Thôn 4, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum; (3) Thôn 2, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà;
(4) Thôn 3, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà; (5) Thôn 4, xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi;
(6) Thôn 3, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy và (7) Thôn 1, xã Ia Dom, huyện Ia
H’Drai). Trong đó:
+ Năm 2023: Có 03 thôn đạt chuẩn
thôn thông minh, gồm: (1) Thôn 2, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà; (2) Thôn 3, xã Đăk
Mar, huyện Đăk Hà; (3) Thôn 3, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy.
+ Năm 2024: Có 03 thôn đạt chuẩn
thôn thông minh, gồm: (1) Thôn 7, xã Đoàn kết, thành phố Kon Tum; (2) Thôn
4, xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi và (3) thôn 2, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô).
+ Năm 2025: Có 02 thôn đạt chuẩn
thôn thông minh, gồm: (1) Thôn 4, xã Hòa Bình, Thành phố Kon Tum; (2) Thôn
1, xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai.
IV. NỘI DUNG
VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nội dung thực hiện mô
hình thôn thông minh, xã nông thôn mới thông minh
Thực hiện đảm bảo theo quy định
tại Công văn số 2431/UBND-NNTN ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Kon Tum việc quy định mô hình thôn thông minh, xã nông thôn mới thông minh
trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
2. Giải pháp thực hiện
a) Tuyên truyền, tập huấn
nâng cao nhận thức và năng lực về xây dựng thôn thông minh, xã nông thôn mới
thông minh.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn
mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Đa dạng hóa các hình thức
truyền thông trên nền tảng công nghệ số: Các cổng thông tin điện tử (website),
mạng xã hội, bản tin, chuyên đề, tờ rơi và tài liệu; đẩy mạnh gắn kết và lồng
ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.
- Tổ chức các hội nghị, các đợt
tập huấn, các lớp đào tạo kỹ năng chuyển đổi số, góp phần xây dựng thôn, xã
thông minh trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là các tài liệu hướng dẫn xây
dựng mô hình thôn, xã thông minh thuộc “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng
nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025”.
b) Chính quyền điện tử định
hướng chính quyền số
- Triển khai thực hiện Dịch vụ
công trực tuyến, một cửa điện tử; Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu trực tuyến
hỗ trợ Ủy ban nhân dân xã ra quyết định dựa trên dữ liệu; Quản lý nông thôn mới
trực tuyến và liên thông;
- Nắm bắt ý kiến phản ánh của
người dân về xây dựng nông thôn mới và trả lời những phản ánh đó bằng hình thức
trực tuyến; thăm dò, lấy ý kiến của người dân về các hoạt động của xã bằng hình
thức trực tuyến.
c) Hạ tầng số: Triển
khai thực hiện hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng điện toán đám mây/hạ tầng
dữ liệu, hạ tầng kết nối Internet vạn vật.
d) Dịch vụ nông thôn số
- Triển khai thực hiện Dịch vụ
y tế có ứng dụng công nghệ thông tin;
- Quản lý, vận hành hoạt động bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại các di tích lịch sử, văn hóa, hệ thống
đình, chùa và không gian văn hóa liên quan trên địa bàn có ứng dụng công nghệ
thông tin;
- Triển khai thực hiện các dịch
vụ: Dịch vụ giáo dục trực tuyến; dịch vụ đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ
và người dân nông thôn có ứng dụng công nghệ thông tin; Dịch vụ truyền thông
nông thôn ứng dụng công nghệ thông tin; Dịch vụ tài chính - ngân hàng ứng dụng
công nghệ thông tin; Dịch vụ hỗ trợ logistic cho hàng hóa ứng dụng công nghệ
thông tin; Dịch vụ thương mại số và thông tin điểm du lịch nông nghiệp, nông
thôn.
đ) Kinh tế nông thôn
Ứng dụng công nghệ thông tin,
chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, quản lý trang trại, kiểm soát dịch bệnh,
truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, quản lý hợp tác xã, quản lý vùng
trồng, quản lý sản xuất, lịch thời vụ,…; sơ chế, đóng gói, chế biến, tiếp cận
thị trường cho nông sản và sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực; hoạt động phát triển
kinh tế hộ, kinh tế hợp tác; hoạt động du lịch nông thôn.
V. NGUỒN VỐN
THỰC HIỆN MÔ HÌNH
Nguồn lực xây dựng mô hình thí
điểm xã thôn thông minh và mô hình xã nông thôn mới thông minh được huy động từ
hỗ trợ của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) và
nguồn vốn xã hội hóa cho các hạng mục (gồm đóng góp của doanh nghiệp và
người dân).
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban ngành, đơn vị địa phương có liên quan thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả, tham mưu đề xuất các giải pháp
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính, các sở, ban ngành, đơn vị và địa phương có liên quan tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các mô hình.
- Kiểm tra, giám sát và theo
dõi, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch; định kỳ hằng quý (trước ngày 30
tháng cuối quý), hằng năm (trước ngày 15 tháng 12) tổng hợp báo cáo
kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
thẩm định, phê duyệt mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh đảm bảo theo
quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền
thông: Theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương triển
khai thực hiện xây dựng mô hình thôn thông minh và xã nông thôn mới thông minh
trên địa bàn.
3. Sở Tài chính: Phối hợp
với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông và các đơn vị, địa phương có liên quan
tham mưu trình cấp thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện Kế hoạch của Ủy
ban nhân dân tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy
định hiện hành; phù hợp với nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hàng năm và nguồn ngân
sách địa phương theo khả năng cân đối và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành
để triển khai thực hiện theo quy định.
4. Các địa phương triển khai
mô hình
a) Ủy ban nhân dân Huyện Đăk
Hà
- Chỉ đạo xã Hà Mòn và các
phòng ban chuyên môn có liên quan: Xây dựng, đề xuất mô hình thí điểm và tổ chức
triển khai thực hiện mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh đảm bảo đúng
theo quy định tại Công văn số 3445/BNN-VPĐP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Thường xuyên hỗ trợ, theo
dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện mô hình thí điểm xã nông thôn
mới trên địa bàn đảm bảo đúng nội dung, trình tự tại Công văn số 3445/BNN-VPĐP
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Các địa phương có mô hình
thí điểm thôn thông minh
- Trên cơ sở Kế hoạch này, tổ
chức xây dựng ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình trên địa bàn.
- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung
thực hiện và kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, chủ động bố trí nguồn vốn
ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để hỗ trợ thực hiện
các nội dung theo đúng quy định; khuyến khích, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp
cung ứng các dịch vụ số đầu tư tại địa phương.
- Căn cứ vào nội dung quy định
tại Công văn số 2431/UBND-NNTN ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Kon Tum về việc quy định mô hình thôn thông minh, xã nông thôn mới thông minh
trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum để chủ động rà soát, lựa
chọn mô hình nổi trội ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng kế hoạch phù hợp
để triển khai thực hiện.
5. Các sở, ban ngành có liên
quan
- Căn cứ nhiệm vụ được
phân công, chủ động tuyên truyền về mô hình thôn thông minh, xã nông thôn mới
thông minh trong xây dựng nông thôn mới; chủ trì, hướng dẫn các địa phương tăng
cường chuyển đổi số trong thực hiện các nội dung thành phần thuộc Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế công nghệ số triển khai cung cấp các dịch vụ trực tuyến tại khu
vực nông thôn về các lĩnh vực phụ trách (ưu tiên thực hiện tại các xã, thôn
thực hiện điểm mô hình thôn thông minh, xã nông thôn mới thông minh).
- Tổ chức hướng dẫn và tham gia
đánh giá mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc đơn vị
phụ trách, như: an ninh trật tự, an toàn giao thông, sản xuất - kinh doanh, y tế,
giáo dục, nông nghiệp, du lịch, năng lượng, chiếu sáng, môi trường, phát triển
kinh tế - xã hội, phát triển thương hiệu, thị trường, truy xuất nguồn gốc sản
phẩm, truyền thanh thôn, ...”
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội tỉnh: Tăng
cường công tác vận động, hỗ trợ đoàn viên, hội viên, thành viên, tuyên truyền để
người dân, cộng đồng chủ động, tích cực tham gia xây dựng mô hình thôn thông
minh, xã nông thôn mới thông minh trong nông thôn mới; đẩy mạnh chuyển đổi số
trong thực hiện các nội dung thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới theo nhiệm vụ được phân công.
Trên đây là Kế hoạch triển khai
thực hiện mô hình thôn thông minh, xã nông thôn mới thông minh trong xây dựng
nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh
Kon Tum. Đề nghị các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu
quả, trường hợp phát sinh vướng mắc khó khăn, vướng mắc thì kịp thời phản ánh về
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (đ/b);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (p/h);
- Thành viên BCĐ các CTMTQG tỉnh (đ/b)
- Các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh (t/h);
- UBND các huyện, thành phố (t/h);
- UBND các xã, trên địa bàn tỉnh (t/h);
- VP UBND tỉnh: CVP;
- Lưu: VT, KGVX, NNTN.NLTA.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tháp
|
1 Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Công văn số 2549/SNN-NTM ngày 07 tháng 8 nam 2023 và Công
văn số 2637/SNN-NTM ngày 13 tháng 8 năm 2023 về việc đề nghị ban hành Kế hoạch
thực hiện mô hình thôn thông minh, xã nông thôn mới thông minh trong xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025.