Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 100/2008/TTLT-BTC-BGTVT-BCA-BTP-NHNNVN Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Người ký: Đặng Thanh Bình, Hoàng Thế Liên, Nguyễn Hồng Trường, Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Trần Đại Quang
Ngày ban hành: 06/11/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI-BỘ CÔNG AN-BỘ TƯ PHÁP- NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 100/2008/TTLT-BTC-BGTVT-BCA-BTP-NHNNVN

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2008

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THI HÀNH KHOẢN 2 ĐIỀU 47 NGHỊ ĐỊNH SỐ 146/2007/NĐ-CP NGÀY 14/9/2007 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bằng cách trừ vào tài khoản của người vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng, phạm vi áp dụng

a) Thông tư này hướng dẫn trình tự, thủ tục nộp tiền phạt đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là người vi phạm) bằng cách trừ vào tài khoản của người vi phạm mở tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước hoặc các tổ chức khác được phép cung cấp dịch vụ thanh toán tại Việt Nam (sau đây gọi chung là ngân hàng).

b) Nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản của người vi phạm mở tại ngân hàng là việc người vi phạm yêu cầu ngân hàng nơi người vi phạm mở tài khoản chuyển tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt. Việc trừ tiền nộp phạt từ tài khoản của người vi phạm được thực hiện thông qua thanh toán bằng uỷ nhiệm chi.

c) Việc nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bằng tiền mặt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính và Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 124/2005/NĐ-CP nêu trên.

2. Điều kiện nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản của người vi phạm

a) Người vi phạm tự nguyện nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản của mình tại ngân hàng thay cho việc nộp phạt bằng tiền mặt.

b) Người vi phạm có tài khoản mở tại ngân hàng, tài khoản đang hoạt động bình thường và có đủ tiền để thi hành quyết định xử phạt.

c) Người vi phạm bị xử phạt với mức tiền phạt trên 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng).

3. Nguyên tắc thu, nộp tiền phạt

a) Việc nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản phải thực hiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người vi phạm được giao quyết định xử phạt.

b) Khi nhận được uỷ nhiệm chi hợp lệ do người vi phạm ký, nếu trong tài khoản của người vi phạm có đủ tiền để chấp hành quyết định xử phạt thì ngân hàng nơi người vi phạm mở tài khoản có trách nhiệm tiến hành ngay các thủ tục thanh toán để chuyển tiền nộp phạt vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính được ghi trên quyết định xử phạt.

II. THỦ TỤC THU, NỘP TIỀN PHẠT

1. Thủ tục xử phạt

a) Khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

b) Quyết định xử phạt phải được giao cho người vi phạm để chấp hành, lưu tại cơ quan của người ra quyết định xử phạt để theo dõi và gửi cho Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan tài chính mở tài khoản tạm giữ để làm căn cứ kiểm tra, đối chiếu và lưu chứng từ.

c) Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với người vi phạm, thì người ra quyết định xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi người vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu người vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người ra quyết định xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

2. Thủ tục nộp tiền phạt

a) Căn cứ quyết định xử phạt, người vi phạm lập uỷ nhiệm chi để yêu cầu ngân hàng chuyển tiền nộp phạt từ tài khoản của mình vào tài khoản thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt. Việc nộp phạt được thực hiện xong tính từ thời điểm yêu cầu của người vi phạm được ngân hàng nơi người vi phạm mở tài khoản chấp nhận.

b) Sau khi nộp phạt, người vi phạm lưu lại uỷ nhiệm chi làm chứng từ chứng minh đã nộp phạt đầy đủ khi đến cơ quan của người ra quyết định xử phạt nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

Ngay khi người vi phạm xuất trình được chứng từ để chứng minh đã chuyển đủ số tiền nộp phạt vào đúng tài khoản ghi trên quyết định xử phạt, cơ quan của người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm hoàn trả cho người vi phạm toàn bộ giấy tờ hoặc phương tiện vi phạm đã bị tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt, trừ những tang vật, phương tiện bị tịch thu hoặc trường hợp bị áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, đình chỉ lưu hành phương tiện có thời hạn.

3. Hạch toán, quyết toán, quản lý và sử dụng tiền phạt

Việc hạch toán, quyết toán, quản lý và sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bằng cách trừ vào tài khoản của người vi phạm thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính về thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa.

4. Trách nhiệm của các bên liên quan và tổ chức thực hiện

a) Người vi phạm có trách nhiệm

- Chấp hành quyết định xử phạt theo đúng quy định tại Điều 50 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Điều 64 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

- Chịu các chi phí liên quan đến việc chuyển tiền nộp phạt.

- Quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Điều 64 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mà người vi phạm chưa chấp hành xong quyết định xử phạt thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 về thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

b) Ngân hàng nơi người vi phạm mở tài khoản có trách nhiệm chuyển tiền nộp phạt đúng thời hạn theo yêu cầu của người vi phạm, chịu trách nhiệm trước người vi phạm nếu chậm trễ tiến hành các thủ tục thanh toán dẫn đến việc người vi phạm không thể chấp hành quyết định xử phạt đúng thời hạn; cung cấp đủ thông tin về khoản nộp phạt trên chứng từ nộp phạt cho Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành.

c) Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm

- Quản lý quyết định xử phạt để theo dõi, đối chiếu khi nhận được tiền nộp phạt chuyển từ ngân hàng.

- Khi nhận được tiền nộp phạt bằng chuyển khoản, Kho bạc Nhà nước phải đối chiếu với số tiền ghi trong quyết định xử phạt tương ứng, ghi có vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính và báo có cho cơ quan tài chính.

- Định kỳ, Kho bạc Nhà nước thực hiện đối chiếu giữa số tiền nộp phạt nhận từ ngân hàng với quyết định xử phạt và thông báo cho cơ quan của người ra quyết định xử phạt biết để theo dõi, đôn đốc việc nộp phạt đối với các quyết định xử phạt chưa được chấp hành.

III. HIỆU LỰC THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Ngân hàng nhà nước Việt Nam nghiên cứu, giải quyết./.

KT.BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG




Trung tướng Trần Đại Quang

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Trường

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn


KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Thế Liên


KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đặng Thanh Bình


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước,
- Văn phòng Chính phủ,
- Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Sở TC, GTVT, TP, CA, Chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính Phủ, Website Bộ Tài Chính
- Lưu: VT Bộ TC, Bộ GTVT, Bộ CA, Bộ TP, NHNNVN

THE MINISTRY OF FINANCE - THE MINISTRY OF TRANSPORT- THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY - THE MINISTRY OF JUSTICE - THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 100/2008/TTLT-BTC-BGTVT-BCA-BTP-NHNNVN

Hanoi, November 6, 2008

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF CLAUSE 2, ARTICLE 47 OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 146/2007/ND-CP OF SEPTEMBER 14, 2007, ON SANCTIONING OF ADMINISTRATE VIOLATIONS IN ROAD TRAFFIC

Pursuant to the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations;
Pursuant to Decree No. 146/2007/ND-CP of September 14, 2007, on sanctioning of administrative violations in road traffic;
The Ministry of Finance, the Ministry of Transport, the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice and the State Bank of Vietnam jointly guide the collection and payment of fines for administrative violations in road traffic by debiting violators’ accounts as prescribed in Clause 2, Article 47 of Decree No. 146/2007/ND-CP of September 14, 2007, on sanctioning of administrative violations in road traffic as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Subjects and scope of application

a. This Circular guides the order of and procedures for fine payment by Vietnamese as well as foreign organizations and individuals that commit administrative violations in road traffic in the Vietnamese territory (below referred to as violators) by debiting their accounts opened at banks, credit institutions, state treasuries or other organizations licensed to provide payment services in Vietnam (below collectively referred to as banks).

b. Fine payment by debiting violators’ bank accounts means that violators request banks where they open accounts to transfer fine amounts into a custody account opened by the finance agency at the State Treasury as stated in the sanctioning decision. The debit of fines from violators’ bank accounts shall be effected via payment orders.

c. Payment of fines in cash for administrative violations in road traffic shall be made under the Government’s Decree No. 124/2005/ND-CP of October 6, 2005, providing for fine receipts and management and use of fines paid for administrative violations and the Finance Ministry’s Circular No. 47/2006/TT-BTC of May 31, 2006, guiding the implementation of a number of provisions of Decree No. 124/2005/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. The violator voluntarily pays a fine by debiting his/her bank account instead of making cash payment.

b. The violator has opened a bank account which is in normal operation and has enough money for paying the fine under the sanctioning decision.

c. The violator is fined at VND 200,000 (two hundred thousand) or more.

3. Principles on fine collection and payment

a. Fine payment by debiting a violator’s account shall be made within 10 days after the violator is handed over the sanctioning decision.

b. After receiving a valid payment order endorsed by the violator, if there is enough money in the violator’s account, the bank where the violator opens his/her account shall carry out payment procedures to transfer the fine amount into the finance agency’s custody account indicated in the sanctioning decision.

II. PROCEDURES FOR FINE COLLECTION AND PAYMENT

1. Sanctioning procedures

a. Upon detecting an administrative violation, the person with sanctioning competence shall make a written record of the violation under Article 55 and issue a sanctioning decision under Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. If the violator is subject to a fine only, the person issuing the sanctioning decision may keep the vehicle circulation permit, driving license or other related paper until the violator pays the fine under the sanctioning decision. If the violator has none of the above papers, the person issuing the sanctioning decision may temporarily seize the violating exhibit or vehicle.

2. Procedures for fine payment

a. Based on the sanctioning decision, the violator shall make a payment order to request the bank to transfer the fine amount from his/her account into the fine account stated in the sanctioning decision. The time of completion of fine payment is the time when the violator’s request is accepted by the bank where he/she opens the account.

b. After paying the fine, the violator shall keep the payment order as a proof of fine payment in order to receive back his/her paper, exhibit or vehicle temporarily seized at the agency of the person issuing the sanctioning decision.

After the violator produces a document proving the transfer of the fine amount into the account indicated in the sanctioning decision, the agency of the person issuing the sanctioning decision shall return to the violator his/her paper or violating vehicle temporarily seized as guarantee for compliance with the sanctioning decision, unless exhibits or vehicles are confiscated or violators are subject to revocation of driving licenses or termed suspension of vehicle circulation.

3. Fine accounting, finalization, management and use

The accounting, finalization, management and use of fines for administrative violations in road traffic paid by debiting violators’ accounts comply with the guidance in the Finance Ministry’s Circular No. 89/2007/TT-BTC of July 25, 2007, guiding the collection, remittance, management and use of fines for administrative violations in road, railway and inland waterway traffic.

4. Responsibilities of concerned parties and organization of implementation

a. Violators shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Bear expenses related to the transfer of fine amounts.

- Past the time limit for the compliance with sanctioning decisions prescribed in Article 50 of Decree No. 146/2007/ND-CP of September 14, 2007, on sanctioning administrative violations in road traffic, and Article 64 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, if violators still fail to comply with sanctioning decisions, measures shall be applied to enforce sanctioning decisions according to the order and procedures specified in Article 66 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Decree No. 37/2005/ND-CP of March 18, 2005, on the application of measures to enforce decisions on sanctioning of administrative violations.

b. Banks where violators open accounts shall transfer fine amounts within the time limit as requested by violators and take liability before violators if, due to their delay in the performance of payment procedures, violators cannot pay fines under sanctioning decisions in time; and write sufficient information on fine amounts on fine receipts issued to state treasuries under current regulations.

c. State treasuries shall:

- Manage sanctioning decisions for monitoring and comparison upon receipt of fine amounts transferred from banks.

- When receiving fine amounts transferred from banks, compare the received amounts with the amounts stated in the relevant sanctioning decisions and credit the fine amounts to the finance agency’s custody account and make credit notes to the finance agency.

- Periodically compare fine amounts received from banks with sanctioning decisions and notify agencies of persons issuing sanctioning decisions for the latter to know, supervise and urge fine payment for sanctioning decisions.

III. IMPLEMENTATION EFFECT

This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for coordination with the Ministry of Transport, the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice and the State Bank of Vietnam for study and settlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER





Do Hoang Anh Tuan

FOR THE MINISTER OF TRANSPORT
VICE MINISTER





Nguyen Hong Truong

FOR THE MINISTER OF PUBLIC SECURITY
VICE MINISTER
LIEUTENANT-GENERAL




Tran Dai Quang

FOR THE MINISTER OF JUSTICE
VICE MINISTER




Hoang The Lien

FOR THE STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Dang Thanh Binh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 100/2008/TTLT-BTC-BGTVT-BCA-BTP-NHNNVN ngày 06/11/2008 hướng dẫn khoản 2 điều 47 Nghị định 146/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.720

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.56.79
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!