Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 84/2006/NĐ-CP bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Số hiệu: 84/2006/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 18/08/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
______

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 84/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI, XỬ LÝ KỶ LUẬT, XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ.

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức; xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Người có thẩm quyền và trách nhiệm xử lý việc bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 3. Áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính

1. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thi hành công vụ gây lãng phí, phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Chương II Nghị định này.

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thi hành công vụ phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Hợp đồng lao động.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân (bao gồm cả cán bộ, công chức, viên chức không trong thi hành công vụ) có hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Chương III Nghị định này.

Điều 4. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Người có thẩm quyền xử lý việc bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính mà chậm trễ hoặc không tiến hành các thủ tục liên quan đến bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

Điều 5. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính, tiền bồi thường thiệt hại

1. Việc quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính.

2. Tiền bồi thường thiệt hại phải được thu đúng, thu đủ và được sử dụng để chi cho việc xác định số tiền bồi thường thiệt hại, phần còn lại được hoàn trả cho cơ quan, tổ chức bị thiệt hại hoặc ngân sách nhà nước.

Chương 2:

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI, XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Mục 1:BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Điều 6. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.

2. Số tiền bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế do hành vi lãng phí gây ra.

3. Việc xét bồi thường phải được thực hiện công bằng, công khai, khách quan và chính xác.

4. Bồi thường được thực hiện bằng đồng tiền Việt Nam.

Điều 7. Xác định số tiền bồi thường thiệt hại

1. Đối với những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc dự toán được duyệt, số tiền bồi thường thiệt hại được xác định căn cứ vào chênh lệch tính thành tiền giữa định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc dự toán được duyệt với thực tế thực hiện và chi phí khắc phục hậu quả.

2. Đối với các trường hợp khác, số tiền bồi thường thiệt hại được xác định bằng chi phí thực tế do hành vi lãng phí gây ra và chi phí khắc phục hậu quả.

Điều 8. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Trường hợp hành vi lãng phí do một người thực hiện thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại.

2. Trường hợp hành vi lãng phí do từ hai người trở lên thực hiện thì những người đó phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm bồi thường được xác định tương ứng với mức độ trách nhiệm và vi phạm của từng người; trường hợp không xác định được mức độ trách nhiệm và vi phạm của từng người thì trách nhiệm bồi thường được chia đều cho từng người.

Điều 9. Thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại

1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi xảy ra lãng phí có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.

2. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.

Điều 10. Thành lập Hội đồng bồi thường thiệt hại

1. Trong vòng 30 ngày, kể từ khi phát hiện ra hành vi gây lãng phí, nếu thấy cần thiết người có thẩm quyền ra quyết định bồi thường có thể thành lập Hội đồng bồi thường thiệt hại (dưới đây gọi là Hội đồng) để xem xét, giải quyết việc bồi thường thiệt hại.

2. Thành phần Hội đồng gồm:

a) Người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 9 Nghị định này làm Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện lãnh đạo tổ chức công đoàn cùng cấp làm Ủy viên;

c) Người phụ trách bộ phận tài chính, kế toán làm Ủy viên;

d) Người phụ trách đơn vị trực tiếp của người phải bồi thường làm Ủy viên (nếu có);

đ) Một chuyên gia về kinh tế, kỹ thuật làm Ủy viên (nếu cần).

3. Không bố trí người vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang bị xem xét, xử lý bồi thường vào thành phần Hội đồng của vụ vi phạm đó.

4. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

5. Chi phí cho việc xác định số tiền bồi thường thiệt hại được tính vào chi phí khắc phục hậu quả quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Điều 11. Trách nhiệm của Hội đồng

1. Chậm nhất sau 10 ngày, kể từ khi Hội đồng được thành lập, Chủ tịch Hội đồng phải tổ chức cuộc họp để xem xét việc bồi thường thiệt hại do hành vi lãng phí gây ra.

2. Hội đồng có trách nhiệm xem xét và đưa ra kiến nghị về:

a) Hành vi vi phạm;

b) Đánh giá mức thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm gây ra;

c) Xác định trách nhiệm của từng cá nhân;

d) Kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định bồi thường thiệt hại về số tiền và phương thức bồi thường thiệt hại cụ thể đối với từng cá nhân.

3. Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày thành lập, Hội đồng phải có văn bản kiến nghị với người có thẩm quyền để ra quyết định về bồi thường thiệt hại đối với từng cá nhân gây ra lãng phí. Trường hợp phức tạp thì chậm nhất không quá 90 ngày, kể từ ngày thành lập, Hội đồng phải có văn bản kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp sau khi đã quyết định về số tiền phải bồi thường mà phát hiện những tình tiết mới làm thay đổi lỗi, mức độ vi phạm và số tiền bồi thường thiệt hại đã kết luận trước đó thì người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định lại số tiền bồi thường.

Điều 12. Ra quyết định về bồi thường thiệt hại

1. Trường hợp có thành lập Hội đồng thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng, người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này phải ra quyết định về bồi thường thiệt hại.

2. Trường hợp không thành lập Hội đồng thì trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm gây lãng phí, người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này phải ra quyết định về bồi thường thiệt hại.

Điều 13. Thực hiện bồi thường

Người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phải thực hiện bồi thường một lần trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định về bồi thường thiệt hại.

Trường hợp số tiền bồi thường lớn, không thể nộp một lần thì sau khi trừ phần đã nộp ngay, số tiền còn lại được trả dần trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày có quyết định về bồi thường thiệt hại.

Đối với người bị kỷ luật buộc thôi việc thì phải thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường trước khi bị thôi việc.

Điều 14. Giảm tiền bồi thường, tạm hoãn thực hiện bồi thường

1. Người gây lãng phí do lỗi vô ý có thể được xét giảm số tiền bồi thường nếu số tiền phải bồi thường quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người đó.

2. Người có nghĩa vụ thực hiện bồi thường được tạm hoãn thực hiện bồi thường trong các trường hợp sau:

a) Đang điều trị tại các bệnh viện, phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản;

b) Gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận;

c) Đang bị tạm giam, tạm giữ chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận về hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Thời gian tạm hoãn thực hiện bồi thường như sau:

a) Tối đa không quá 6 tháng đối với trường hợp nêu tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này;

b) Tối đa bằng thời gian tạm giam, tạm giữ đối với trường hợp nêu tại điểm c khoản 2 Điều này.

Điều 15. Biện pháp đảm bảo thực hiện bồi thường

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người có nghĩa vụ thực hiện bồi thường có trách nhiệm giám sát, đôn đốc việc thực hiện bồi thường.

2. Người chưa hoàn thành bồi thường mà xin chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi ra quyết định bồi thường thiệt hại có trách nhiệm yêu cầu người đó phải bồi thường phần còn thiếu trước khi chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu. Trường hợp, người đang thực hiện bồi thường chưa có điều kiện trả ngay phần còn thiếu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi ra quyết định bồi thường thiệt hại phải phối hợp với cơ quan, tổ chức nơi tiếp nhận công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú để yêu cầu người đó tiếp tục thực hiện bồi thường.

3. Trường hợp, người có nghĩa vụ bồi thường cố tình trì hoãn, trốn tránh việc bồi thường thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương nơi người có nghĩa vụ bồi thường cư trú để có biện pháp đảm bảo thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật.

Mục 2: XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Điều 16. Đối tượng bị xử lý kỷ luật

1. Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 (bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước, Kế toán trưởng, Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp) trong thi hành công vụ có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Cán bộ, công chức quy định tại điểm a, g khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 trong thi hành công vụ có hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 17. Căn cứ xác định hình thức kỷ luật

1. Tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

2. Mức thiệt hại thực tế do hành vi lãng phí gây ra.

3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

4. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình thức kỷ luật.

Điều 18. Hình thức xử lý kỷ luật và thẩm quyền xử lý kỷ luật

1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Hạ ngạch;

đ) Cách chức;

e) Buộc thôi việc.

2. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.

3. Thẩm quyền xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.

Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Hình thức khiển trách áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm lần đầu phải bồi thường thiệt hại đến 5.000.000 đồng/lần xét bồi thường.

2. Hình thức cảnh cáo áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật khiển trách nhưng tái phạm hoặc các đối tượng vi phạm lần đầu gây lãng phí phải bồi thường thiệt hại từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/lần xét bồi thường.

3. Hình thức hạ bậc lương áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo nhưng tái phạm hoặc các đối tượng vi phạm lần đầu gây lãng phí phải bồi thường thiệt hại từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng/lần xét bồi thường.

4. Hình thức hạ ngạch áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật hạ bậc lương nhưng tái phạm hoặc các đối tượng vi phạm lần đầu gây lãng phí phải bồi thường thiệt hại từ trên 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng/lần xét bồi thường.

5. Hình thức cách chức áp dụng đối với cá nhân giữ chức vụ có hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật hạ ngạch nhưng tiếp tục vi phạm.

6. Hình thức buộc thôi việc áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm đã bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật nêu tại các khoản 4 và khoản 5 Điều này nhưng tái phạm, gây hậu quả lớn và xét thấy không còn đủ điều kiện để tiếp tục làm việc hoặc các đối tượng vi phạm gây lãng phí phải bồi thường thiệt hại từ 50.000.000 đồng trở lên/lần xét bồi thường.

Điều 20. Xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức được giao quản lý vốn, tài sản

1. Người đứng đầu đơn vị thuộc các cơ quan, tổ chức trực tiếp có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bị xử lý kỷ luật theo các hình thức quy định tại Điều 19 Nghị định này. Trường hợp người đứng đầu đơn vị không trực tiếp vi phạm nhưng để xảy ra lãng phí trong đơn vị thì phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra vi phạm và bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp cấp phó của người đứng đầu đơn vị không trực tiếp vi phạm nhưng để xảy ra lãng phí trong đơn vị thuộc những công việc, lĩnh vực được giao phụ trách thì phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra vi phạm như quy định đối với người đứng đầu.

3. Áp dụng hình thức kỷ luật:

a) Áp dụng hình thức khiển trách đối với người đứng đầu nếu trong đơn vị có cá nhân vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bị áp dụng hình thức kỷ luật quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này;

b) Áp dụng hình thức cảnh cáo đối với người đứng đầu nếu trong đơn vị có cá nhân vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bị áp dụng hình thức kỷ luật quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định này;

c) Áp dụng hình thức hạ bậc lương đối với người đứng đầu nếu trong đơn vị có cá nhân vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bị áp dụng hình thức kỷ luật quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định này;

d) Áp dụng hình thức cách chức đối với người đứng đầu nếu trong đơn vị có cá nhân vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bị áp dụng hình thức kỷ luật quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định này.

4. Trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức được loại trừ trong trường hợp họ không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi lãng phí.

Điều 21. Xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi lãng phí trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách.

2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi lãng phí trong lĩnh vực công tác được giao và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách.

3. Hội đồng kỷ luật căn cứ vào trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu để xem xét, áp dụng các hình thức kỷ luật sau:

a) Áp dụng hình thức khiển trách đối với trường hợp trong lĩnh vực công tác được giao hoặc trong đơn vị trực tiếp phụ trách có cán bộ vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bị xử lý kỷ luật theo hình thức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định này;

b) Áp dụng hình thức cảnh cáo đối với trường hợp trong lĩnh vực công tác được giao hoặc trong đơn vị trực tiếp phụ trách có cán bộ vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bị xử lý kỷ luật theo hình thức quy định tại điểm c khoản 3 Điều 20 Nghị định này;

c) Áp dụng hình thức hạ bậc lương đối với trường hợp trong lĩnh vực công tác được giao hoặc trong đơn vị trực tiếp phụ trách có cán bộ vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bị xử lý kỷ luật theo hình thức quy định tại điểm d khoản 3 Điều 20;

d) Áp dụng hình thức cách chức đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cấp phó được giao trực tiếp phụ trách lĩnh vực công tác có cán bộ vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng.

4. Trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được loại trừ trong trường hợp họ không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi lãng phí.

Điều 22. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình thức kỷ luật

1. Các tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật: cán bộ, công chức, viên chức bị tăng hình thức kỷ luật nêu tại các Điều 19, 20 và Điều 21 Nghị định này trong các trường hợp sau:

a) Có hành vi che giấu vi phạm; trốn tránh, cản trở việc xử lý vi phạm;

b) Vi phạm có tổ chức.

2. Các tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật: cán bộ, công chức, viên chức được xem xét giảm hình thức kỷ luật nêu tại các Điều 19, 20 và Điều 21 Nghị định này trong các trường hợp sau:

a) Thành khẩn, có tinh thần hợp tác;

b) Chủ động thực hiện các biện pháp để hạn chế thiệt hại do hành vi lãng phí gây ra.

3. Việc tăng, giảm hình thức kỷ luật không làm thay đổi mức bồi thường thiệt hại đã được quyết định.

Điều 23. Hội đồng kỷ luật, quy trình, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật

1. Hội đồng kỷ luật, quy trình, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật và các quy định liên quan đến kỷ luật cán bộ công chức thực hiện theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.

2. Thành viên của Hội đồng bồi thường thiệt hại có thể đồng thời là thành viên Hội đồng kỷ luật.

Chương 3:

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Mục 1:QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 24. Đối tượng, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 25. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến lĩnh vực nào thì thực hiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực đó. Đối với các trường hợp pháp luật chưa có quy định cụ thể thì thời hiệu xử phạt là 02 năm kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện. Nếu quá thời hạn này thì không bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và phải bồi thường thiệt hại do hành vi lãng phí gây ra theo quy định tại Nghị định này.

2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án để chuyển sang xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu xử phạt là 3 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân lại tiếp tục có hành vi vi phạm hành chính hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Điều 26. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Mức tiền phạt tối đa đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến lĩnh vực nào thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với lĩnh vực đó. Trường hợp pháp luật chưa có quy định thì mức phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng.

Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi vi phạm đó. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt được giảm xuống nhưng không thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên nhưng không vượt mức tối đa của khung tiền phạt.

2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tiền, tài sản nhà nước, tài nguyên thiên nhiên và đất đai;

b) Buộc thực hiện đúng các định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 27. Bồi thường thiệt hại

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nếu gây lãng phí thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Nghị định này.

Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành, nếu gây ra lãng phí thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành đã có quy định phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

2. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 33 Nghị định này có thẩm quyền xử lý, quyết định việc bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gây ra.

Đối với trường hợp theo quy định của pháp luật chuyên ngành mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không có thẩm quyền xử lý việc bồi thường thiệt hại thì trong vòng 03 ngày làm việc, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển quyết định xử phạt, hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền xử lý, quyết định bồi thường thiệt hại để xử lý và quyết định việc bồi thường thiệt hại theo quy định tại Nghị định này.

Mục 2: HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 28. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gây lãng phí

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện thiết bị làm việc, sử dụng điện nước gây lãng phí.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện thiết bị làm việc, sử dụng điện nước vượt quá tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành gây lãng phí.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sai mục đích, không đúng với nội dung chương trình đã được phê duyệt.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trùng lặp với các nguồn kinh phí khác gây lãng phí.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;

b) Buộc thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 29. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước gây lãng phí

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý trong việc lập, thẩm định dự án đầu tư gây lãng phí.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý trong khảo sát, thiết kế xây dựng công trình gây lãng phí.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý trong lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư gây lãng phí.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý trong cấp, thanh toán và quyết toán vốn cho dự án đầu tư gây lãng phí.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý trong tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công lễ khánh thành công trình xây dựng gây lãng phí.

6. Phạt tiền với mức 0,1% giá trị khảo sát thiết kế nhưng không quá 100.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng công trình không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành gây lãng phí.

7. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng;

b) Buộc thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 30. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gây lãng phí.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn chế độ trong sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gây lãng phí.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, cơ quan, tổ chức vi phạm các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý, sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;

b) Buộc thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 31. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn và các quỹ trong công ty nhà nước gây lãng phí.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi quyết định mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cố định, vật tư và các tài sản khác trong công ty nhà nước không đúng với quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản nhà nước, quản lý đầu tư xây dựng, vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, sử dụng các khoản chi phí trong công ty nhà nước không đúng định mức, đơn giá, tiêu chuẩn, chế độ quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm các quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc thực hiện đúng quy định về quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp;

b) Buộc thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Điều 32. Áp dụng hình thức, mức xử phạt theo các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan

Các hành vi vi phạm hành chính về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực khác mà theo pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể hình thức, mức xử phạt thì việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo các quy định đó.

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến lĩnh vực đất đai thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà chưa có quy định xử phạt tại Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến lĩnh vực quản lý, đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng và quản lý trụ sở làm việc mà chưa có quy định xử phạt tại Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý, sử dụng nhà.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến lĩnh vực thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến việc chấp hành kỷ luật lao động thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong chấp hành pháp luật lao động.

Mục 3: THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT, THI HÀNH,CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:

a) Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này.

b) Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này.

2. Thẩm quyền xử phạt của lực lượng Thanh tra chuyên ngành:

a) Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này.

b) Chánh thanh tra chuyên ngành Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này.

3. Việc uỷ quyền trong xử phạt vi phạm hành chính, nguyên tắc xác định, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 41, Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 34. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 35. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Mục 4: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG BỊ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Điều 36. Nguyên tắc, việc xác định số tiền bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Nguyên tắc, việc xác định số tiền bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện theo quy định tại các Điều 6, 7 và Điều 8 Nghị định này.

Điều 37. Thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính), nếu thấy cần thiết, người có thẩm quyền xử lý bồi thường có thể thành lập Hội đồng tư vấn về bồi thường thiệt hại để xem xét, xác định việc bồi thường thiệt hại.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị về mức bồi thường thiệt hại của Hội đồng tư vấn, người có thẩm quyền quyết định xử lý bồi thường phải ra quyết định về bồi thường thiệt hại đối với đối tượng vi phạm hành chính về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Trường hợp không thành lập Hội đồng tư vấn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính), người có thẩm quyền xử lý bồi thường phải ra quyết định về bồi thường thiệt hại đối với đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 38. Hội đồng tư vấn về bồi thường thiệt hại

1. Hội đồng tư vấn về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này thành lập đồng thời làm Chủ tịch của Hội đồng.

Thành viên Hội đồng gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp nơi xảy ra hành vi vi phạm; đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm và đại diện cơ quan chuyên ngành về khoa học, kỹ thuật hoặc các chuyên ngành khác (nếu cần thiết).

Hội đồng tư vấn về bồi thường thiệt hại tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Chi phí cho việc xác định mức bồi thường thiệt hại được tính vào chi phí khắc phục hậu quả.

2. Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng tư vấn về bồi thường thiệt hại phải có văn bản kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì chậm nhất không quá 90 ngày, kể từ ngày thành lập, Hội đồng tư vấn phải có văn bản kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.

Điều 39. Chấp hành Quyết định về bồi thường thiệt hại

1. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ bồi thường một lần trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định về bồi thường thiệt hại của người có thẩm quyền.

2. Trường hợp cá nhân vi phạm mà phải bồi thường số tiền lớn, không thể nộp ngay một lần thì sau khi trừ đi số đã nộp ngay lần đầu, số tiền còn lại được trả dần trong thời gian 12 tháng.

Điều 40. Giảm tiền bồi thường, tạm hoãn thực hiện bồi thường.

Người gây lãng phí phải bồi thường thiệt hại là cá nhân được xem xét giảm, tạm hoãn thực hiện bồi thường theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Điều 41. Cưỡng chế thi hành quyết định về bồi thường thiệt hại

Thủ tục chấp hành, cưỡng chế thi hành quyết định về bồi thường thiệt hại thực hiện như quy định của pháp luật về thủ tục chấp hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hiện hành.

Chương 4:

KHEN THƯỞNG, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ KHỞI KIỆN

Điều 42. Khen thưởng

Cá nhân, tổ chức có thành tích trong việc phát hiện, tố cáo, giải quyết bồi thường, xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được khen thưởng theo quy định của pháp luật về khen thưởng.

Điều 43. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện

1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Cá nhân phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có quyền tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn và xử lý theo quy định.

Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiết kiệm, chống lãng phí thực hiện theo pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 44. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 45. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. : 84/2006/ND-CP

Hanoi, August 18, 2006

 

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Law on Thrift Practice and Anti-Waste dated November 29, 2005;

Pursuant to the Civil Code dated June 14, 2005;

Pursuant to the Ordinance on Officials, Public Employees dated February 26, 1998, the Ordinance amending, supplementing a number of Articles of the Ordinance on Officials, Public Employees dated April 28, 2000 and Ordinance amending, supplementing a number of Articles of the Ordinance on Officials, Public Employees dated April 29, 2003;

Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations dated July 02, 2002;

At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of governing

This Decree provides for the compensation of damages, discipline for officials and civil servant, public employees; administrative sanction, compensation of damages for agencies, organizations and individuals that commit acts of violation of the law on thrift practice and anti-waste.

Article 2. Subjects of application

1. Agencies, organizations and individuals that commit acts of violation of the law regulations on thrift practice and anti-waste.

2. People who are competent and responsible for handling the compensation of damages, discipline, and handling of administrative violations in thrift practice and anti-waste.

Article 3. Application of regulations on compensation of damages, discipline, and handling of administrative violations

1. Officials and civil servants, public employees violate the law on thrift practice and anti-waste on duties causing waste must pay compensation and be disciplined under the provisions in Chapter II of this Decree.

Laborers working under labor contracts in the state agencies or organizations violating law on thrift practice and anti-waste on duties must pay compensation and be disciplined under provisions in the labor contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4. Responsibilities of the people who are competent to handle violations of the law on thrift practice and anti-waste

People, who are competent to handle the compensation, discipline, sanction administrative violations, but delay or not to conduct the procedures relating to compensation, discipline, sanction administrative violations shall be disciplined in accordance with the provisions of Ordinance on Officials and Public Employees.

Article 5. Collection, management, and use of fines for administrative violations, compensation for damage

1. The management and use of fines for administrative violations shall comply with Decree No.124/2005/ND-CP of October 06, 2005 of the Government on receipts and management, use of fines for administrative violations.

2. Compensation must be collected properly, fully and be used to spend for determining the amount of damages, the remainder is returned to the agencies, organizations damaged, or the state budget.

Chapter2:

COMPENSATION, DISCIPLINE FOR OFFICIALS, CIVIL SERVANTS, PUBLIC EMPLOYEES

Item 1: COMPENSATION FOR OFFICIALS, CIVIL SERVANTS, PUBLIC EMPLOYEES

Article 6. Principles of compensation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The amount of compensation is determined on the basis of actual damage caused by acts of waste.

3. The consideration of compensation must be made fairly, openly, objectively and accurately.

4. Compensation is made in the Vietnam currency (Vietnam dong).

Article 7. Determination of the amount of compensation

1. For the areas that had norms, standards, and regimes or approved estimates, the amount of compensation is determined based on the difference calculated into money between the norms, standards, or regimes or estimates approved with the actual implementation and remedial costs.

2. For other cases, the amount of compensation is determined by the actual costs caused by the acts of waste and remedial costs.

Article 8. Determination of liability of compensation

1. Where acts of waste conducted by one person, that person must be responsible for paying compensation for all damages.

2. Where acts of waste conducted by two or more people, those persons must be jointly responsible for paying compensation. Compensation liability is determined corresponding to the level of responsibility and violation of each person; where unable to determine the level of responsibility and violation of person, the liability of compensation is divided equally for each person.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The heads and deputy heads of agencies and organizations where occur waste are competent to make decision on compensation.

2. Where the subjects prescribed in clause 1 of this Article commit violation of the law on thrift practice and anti-waste, the heads and deputy heads of the direct superior agencies are competent to make decision on compensation.

Article 10. Establishment of Council of compensation

1. Within 30 days after the detection of acts of waste, if necessary, the person who is competent to make decision may establish the Council of compensation (hereinafter called as the Council) for reviewing and settling the compensation.

2. The Council consists of:

a) A person who is competent to make decision of compensation provided for in Article 9 of this Decree as Chairman of the Council;

b) A leaders’ representative of trade union at the same level as member;

c) A person who is in charge of finance and accounting as member;

d) A person who is in charge of the direct unit of person who must pay compensation as member (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Not to arrange persons who violate law on thrift practice and anti-waste are being considered, handled the compensation in the composition of the Council to consider for such violation.

4. Council dissolves by its own after completion of its task.

5. The cost for determining the amount of compensation is calculated on remedial costs as specified in Article 7 of this Decree.

Article 11. Responsibilities of the Council

1. No later than 10 days from the date that the Council is established, Chairman of the Council must hold a meeting to consider the compensation caused by acts of waste.

2. Council shall consider and make recommendations on:

a) Violations;

b) Assessment of actual damage level caused by the violation;

c) Identification of liability of each individual;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Within 30 days from the date of establishment, the Council must make written recommendation to the person who is competent to decide on compensation for each individual causing waste. In case of complexity, no later than 90 days from the date of establishment, the council must send written recommendation to the person who is competent to decide.

4. In case after the decision on the amount of compensation was made but detecting new facts changing the error, the degree of violation and the amount of compensation which has been concluded previously, the competent person shall be responsible for considering and re-deciding the amount of compensation.

Article 12. Making decision on compensation

1. In case of establishment of the Council, within 10 days from the date of receiving the written recommendation of the Council, the competent person as defined in Article 9 of this Decree must make decision on compensation.

2. Where Council is not established, within 30 days from the date of detecting violation causing waste, the competent person as defined in Article 9 of this Decree must make decision on compensation.

Article 13. Implementation of compensation

Persons who are obliged to pay compensation must pay compensation once within 30 days from the date of the decision on compensation.

Where amount of compensation is much, the violator can not pay once, after deducting the right-away paid amount, the remainder shall be amortized over a period of 12 months from the date of the decision on compensation.

For those who are disciplined dismissal, they must complete the obligation to compensate before the leave.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The persons causing wastes due to unintentional fault can be considered reduction of compensation if the amount of compensation is too much compared to their short term and long term economic capability.

2. Persons who are obliged to pay compensation are delayed to make payment of compensation in the following cases:

a) Being treated at the hospitals, women during their maternity leave;

b) Their families are in particularly difficult situation of economy certified by commune-level People's Committees where they reside;

c) Being in temporary detention, temporary detaining pending for the conclusion of the competent authority to investigate, verify and conclude on the violations of other laws.

3. Period of temporary suspension of compensation is as follows:

a) A maximum period of not more than 6 months for cases mentioned at point a, point b, clause 2 of this Article;

b) A maximum period of equal to the time limit of temporary detention, temporary detaining for cases specified at point c, clause 2 of this Article.

Article 15. Measures to ensure the implementation of compensation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Those who have not completed compensation that would request for work transfer, resignation or retirement, the heads of the agencies or organizations where made the decision to compensate are responsible for requiring such persons to compensate for the remainder before their work transfer, resignation or retirement. In case, those who are paying compensation have not got conditions for paying right away the remainder, the heads of the agencies or organizations where made decision to compensate damages must coordinate with agencies and organizations where receive the work or local authorities where they reside to require such persons to continue the compensation.

3. If the persons who are obliged to compensate deliberately delaying or shirking the compensation, the heads of the agencies or organizations are responsible for coordinating with local authorities where they reside to take guarantee measures of compensation implementation as prescribed by law.

Item 2: DISCIPLINE FOR OFFICIALS, PUBLIC SERVANTS, PUBLIC EMPLOYEES

Article 16. Subjects to be disciplined

1. Officials and public servants, public employees provided for in points b, c, d, đ, e and h, clause 1, Article 1 of the Ordinance amending and supplementing some Articles of the Ordinance on Officials and public employees on April 29, 2003 (including the Chairman of the Management Board, General Director, State-owned companies’ Directors, Chief Accountant, those who represent contributed capital of the State in enterprises) who are on duty committing acts of violation of the provisions of the law on thrift practice and anti-waste.

2. Officials and public servants defined in points a, g, clause 1, Article 1 of the Ordinance amending and supplementing some Articles of the Ordinance on Officials and public employees dated April 29, 2003 who are on duty committing acts of violation on thrift practice and anti-waste.

Article 17. Bases to determine the disciplinary forms

1. The nature and seriousness of violations.

2. The level of actual damage caused by acts of the waste.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The aggravating circumstances, extenuating circumstances of disciplinary forms.

Article 18. Forms of discipline and disciplinary handling authority

1. Subjects specified in clause 1 of Article 16 of this Decree shall be disciplined by one of the following forms:

a) Reprimand;

b) Warning;

c) Salary deduction;

d) Scale deduction;

đ) Demotion;

e) Dismissal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Competence to discipline and disciplinary decisions for officials and public employees shall comply with provisions of Decree No.35/2005/ND-CP dated March 17, 2005 of the Government on discipline of officials and public employees.

Article 19. Application of disciplinary forms against officials and public servants, public employees commit acts of violations of the law provisions on thrift practice and anti-waste

1. Form of reprimand shall apply to individual with first-time violations required to pay compensation up to 5,000,000 VND/time of compensation review.

2. Form of warning shall apply to individual committing violations that has been reprimanded, but commit again or the subjects violate the first time causing waste required to pay compensation from more than VND 5,000,000 to 20,000,000/time of compensation review.

3. Form of wage reduction applies to the individual commiting violations that has been disciplined warning but commit again or the subjects violate the first time causing waste required to pay compensation from more than VND 20,000,000 to 30,000,000/time of compensation review.

4. Form of scale reduction applies to individual committing violations that has been disciplined wage reduction but commit again or the subjects violate the first time causing waste required to pay compensation from more than VND 30,000,000 VND to less than 50,000,000 VND/time of compensation review.

5. Form of demotion applies to the individual holding titles committing violations that has been disciplined scale reduction but continue to commit again.

6. Form of dismissal applies to individual committing violations that has been disciplined by one of the disciplinary forms referred to in clause 4 and 5 of this Article, but commit again, causing serious consequences and deemed no longer eligible to continue to work or the subjects violate causing waste required to pay compensation from VND 50 million or more/time of compensation review.

Article 20. Discipline for the heads of units directly under agencies, organizations assigned to manage capital, assets

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Where the deputy heads of the units do not directly violate but let waste occur in the units of the works, the fields to be assigned shall be directly responsible for the occurrence of such violation as specified for the heads.

3. Application of disciplinary forms:

a) Application of reprimand form for the head if there is individual in the unit violating regulations on thrift practice and anti-waste subject to disciplinary form specified in clause 3 of Article 19 of this Decree;

b) Application of warning form for the head if there is individual in the unit violating regulations on thrift practice and anti-waste subject to disciplinary form specified in clause 4 of Article 19 of this Decree;

c) Application of form of wage reduction for the head if there is individual in the unit violating regulations on thrift practice and anti-waste subject to disciplinary form specified in clause 5 of Article 19 of Decree this;

d) Application of form of demotion for the head office if there is individual in the unit violating regulations on thrift practice and anti-waste subject to disciplinary form specified in clause 6 of Article 19 of this Decree.

4. Responsibilities of the heads and deputy heads of units directly under the agencies, organizations are excluded in case they can not know or have adopted the necessary measures to prevent and stop acts of waste.

Article 21. Discipline for the heads of agencies and organizations

1. The heads of agencies, organizations must take joint responsibility for the occurrence of acts of waste in the field of work and in the units to be directly in charge of by their deputies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Disciplinary Council based on the responsibility of the head and deputy head to review, apply the following disciplinary forms:

a) Application of reprimand form for the case in the field of work assigned or in the unit that the head is directly in charge of having officials violating the law on thrift practice and anti-waste disciplined by the form defined in point b, clause 3, Article 20 of this Decree;

b) Application of form of warning for the case in the field of work assigned or in the unit that the head is directly in charge of having officials violating the law on thrift practice and anti-waste disciplined by the form defined in point c, clause 3, Article 20 of this Decree;

c) Application of form of wage reduction for the case in the field of work assigned or in the unit that the head is directly in charge of having officials violating the law on thrift practice and anti-waste disciplined by the form defined in point d, clause 3, Article 20;

d) Application of form of demotion for the heads of the agencies or organizations and their deputies who are assigned directly in charge of work field having officials violating the law on thrift practice and anti-waste causing serious consequences.

4. Responsibilities of the heads and deputy heads of the agencies, organizations are excluded in case they cannot know or have adopted the necessary measures to prevent and stop acts of waste.

Article 22. Aggravating and extenuating circumstances of disciplinary form

1. The aggravating circumstances of form of discipline: officials, public servants, public employees who were increased disciplinary forms mentioned in Articles 19, 20 and 21 of this Decree in the following cases:

a) Having act of hiding violations; evading or hindering the handling of violations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The extenuating circumstances of form of discipline: officials, public servants, public employees are considered reduction of disciplinary form mentioned in Articles 19, 20 and 21 of this Decree in the following cases:

a) Having sincerity, a spirit of cooperation;

b) Actively implement the measures to limit damages caused acts of waste.

3. The increase or decrease of disciplinary form does not change the level of compensation which has been decided.

Article 23. Disciplinary Council, processes, and procedures for consideration of discipline

1. Disciplinary Council, processes, and procedures for consideration of discipline and the regulations relating to discipline of officials, public employees comply with Decree No.35/2005/ND-CP dated March 17 in 2005 of the Government on disciplining officials, public employees.

2. Members of the Council of compensation can also be members of the disciplinary Council

Chapter3:

SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND COMPENSATION FOR AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24. Objects and principles of sanction of administrative violation

1. Agencies, organizations and individuals having acts intentionally or unintentionally violating any provisions of law on thrift practice and anti-waste, but not serious enough for criminal prosecution, shall be sanctioned for administrative violations under the provisions of this Decree.

2. The sanction of administrative violation on thrift practice and anti-waste comply with the principles defined in Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Decree No.134/2003/ND-CP of November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 25. The prescription for sanctioning administrative violations

1. The prescription for sanctioning administrative violations in thrift practice and anti-waste related to a certain field, shall comply with provisions of law in such field. For the case law does not specify the prescription for sanction, it shall be 02 years from the date the violation is made. If beyond this time limit, it will not be sanctioned for administrative violation but is still subject to the remedy and to pay compensation caused by act of waste under the provisions of this Decree.

2. For individuals who have been sued, prosecuted or got decisions to be brought to trial in criminal proceedings, but then decided to suspend the investigation or the case to move to the handling of administrative violations, the prescription for sanction is three months from the date the person who is competent to sanction receives the decision to suspend the investigation or suspend the case and records of the violations.

3. Within the time limit provided for in clause 1 and clause 2 of this Article, if the agencies, organizations and individuals continue to commit acts of administrative violation or deliberately evade or obstruct the sanction, shall not apply the prescription for sanction provided for in clause 1, clause 2 of this Article, the prescription for sanctioning administrative violations shall be recounted from the time of the new administrative violation or the date of termination of acts of evading or obstructing the sanction.

Article 26. The forms of sanction for administrative violations in thrift practice and anti-waste

1. For each administrative violation, agencies, organizations, and individuals that breach must be borne one of the following sanction forms:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Fine.

The maximum level of fine for violations of provisions of law on thrift practice and anti-waste, related to a certain field, shall comply with provisions of law in such field. the case law does not specify the prescription for sanction, the maximum level of fine is 100,000,000 VND.

When imposing a form of fine, specific fine level for a violation is the average level of the fine bracket prescribed for such violation. Where there are extenuating circumstances, the fine level is reduced but not less than the minimum level of the fine bracket. Where there are aggravating circumstances, the fine level may be increased but not exceeding the maximum level of the fine bracket.

2. In addition to the sanction form provided for in clause 1 of this Article, the violating agency, organization, or individual may be subject to a remedy or remedies as follows:

a) Forced to comply with the provisions of law on the management and use of funds, state property, natural resources, and land;

b) Forced to comply with the norms and standards, the regime issued by the competent State agencies.

Article 27. Compensation for damage

1. Organizations and individuals violating the law on thrift practice and anti-waste if they cause waste, they must pay compensation for damages under the provisions of this Decree.

Organizations and individuals violating the law on thrift practice and anti-waste who have been sanctioned for administrative violations in accordance with the specialized law provisions, if they cause waste, they must pay compensation for damages under the provisions of this Decree, unless specialized law has the provisions required to compensate for damage caused violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For the case in accordance with the specialized law provisions that persons who have the competence to sanction administrative violations are not competent to handle the compensation, within 03 working days persons who have the competence to sanction administrative violations must transfer the decision to sanction, the case dossier to persons who have the competence to handle and decide on compensation for handling and deciding on compensation under the provisions of this Decree.

Item 2: VIOLATIONS, FORMS AND LEVELS OF SANCTION

Article 28. Violations of the provisions of the law on thrift practice and anti-waste in the management and use of fund from state budget causing waste

1. A warning or a fine of between 100,000 VND and 200,000 VND shall be imposed for the violations of regulations on management and use of vehicles, work facilities, and equipment, use of electricity and water causing waste.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for the acts of using vehicles, work facilities, and equipment, electricity and water exceeding standards, norms and regime set by the competent authorities causing waste.

3. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of use of funds for scientific research and technological development for improper purposes, not in compliance with content, program approved.

4. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of use of funds for scientific research and technological development overlapping with other funding sources causing waste.

5. In addition to fines, organizations and individuals violating the provisions of clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article shall also be subject to the following remedies:

a) Forced to comply with the provisions of law on the management and use of state budget funds;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 29. Violation of the provisions of the law on thrift practice and anti-waste in construction investment of the projects using State budget, money, property causing of state causing wastes

1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for violation of regulations on management in the compilation and appraisal of investment projects causing waste.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for violation of regulations on management in survey, design of work construction causing waste.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for violation of regulations on management in the selection of contractors, organizations to consult, monitor the implementation of investment projects causing waste.

4. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for violation of regulations on management in supply, payment, and settlement of capital for the investment projects causing waste.

5. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for violation of regulations on management in the organization of commencement ceremony, the inauguration ceremony of work construction causing waste.

6. A fine at 0.1% of design survey value, but not more than 100 million VND for the acts of surveying, designing work construction not meeting the standard, regulations of construction issued by the competent state agencies causing waste.

7. In addition to fines, organizations and individuals violating the provisions of clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article shall also be subject to the remedies as follows:

a) Forced to comply with the provisions of the law on construction investment management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 30. Acts of violating the provisions of the law on thrift practice and anti-waste in the management and use of working offices of agencies and organizations using state budget funds

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for violation of regulations on management of working offices of agencies and organizations using state budget funds causing waste.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for violation of regulations on norms and standards, regime in the use of working offices of agencies and organizations using state budget funds causing waste.

3. In addition to fines, agencies and organizations that violate the provisions in clause 1 and clause 2 of this Article are also subject to the remedies as follows:

a) Forced to comply with the regulations on management and use of working offices of agencies and organizations using state budget funds;

b) Forced to comply with norms and standards, the regime issued by the competent state agencies.

Article 31. Violations of the provisions of the law on thrift practice and anti-waste in the management and use of funds and state assets in the enterprises

1. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for violation of regulations on management and use of capital and funds in the State-owned company causing waste.

2. A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 shall be imposed for acts of deciding to buy, management and use of fixed assets, materials and other assets in state-owned companies not complying with the provisions of law on financial management, state property, construction investment management in excess of the norms, standards, the regime issued by the competent State agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. In addition to the fines, those who violate the provisions in clause 1, 2 and 3 of this Article shall also be subject to remedies as follows:

a) Forced to comply with regulations on management of capital, state assets in the enterprises;

b) Forced to comply with norms and standards, the regime provided for by the competent state authorities.

Article 32. Application of forms and levels of sanctions according to law provisions on sanction of administrative violations in the concerned fields

The administrative violations on thrift practice and anti-waste in other fields that the current law has specified the forms and the levels of sanctions, the sanction of administrative violations shall comply with these regulations.

1. Agencies, organizations and individuals that violate the provisions of the law on thrift practice and anti-waste related land field shall be sanctioned in accordance with the law regulations on handling of administrative violations in the field of land.

2. Agencies, organizations and individuals that violate the provisions of the law on thrift practice and anti-waste related scientific research field that have not got the provisions for sanction in this Decree shall be sanctioned as prescribed by law on handling of administrative violations in the field of science and technology.

3. Agencies, organizations and individuals that violate the provisions of the law on practice and anti-waste related to the field of management, construction investment of the projects using state budget, using and management of office buildings that have not got the provisions for sanction in this Decree shall be sanctioned in accordance with the law regulations on administrative sanctions in the field of construction activities and management of urban infrastructure works and management, use of houses.

4. Agencies, organizations and individuals that violate the provisions of the law on practice and anti-waste related to the field of the exploitation and use of water resources shall be sanctioned according to the law regulations on handling of administrative violations in the field of water resources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Agencies, organizations and individuals that violate the provisions of the law on thrift practice and anti-waste related to the field of forest management, forest protection and forest products management shall be sanctioned under law regulations on handling of administrative violations in forest management, forest protection and forest products management.

7. Agencies, organizations and individuals that violate the provisions of the law on practice and anti-waste related to the observance of labor discipline shall be sanctioned in accordance with the law regulations on handling of administrative violations in the observance of labor legislation.

Item 3: COMPETENCE, SANCTION PROCEDURES, EXECUTION, ENFORCEMENT OF DECISIONS OF ADMINISTRATIVE SANCTIONS

Article 33. The competence to sanction administrative violations

1. The competence to sanction of the chairmen of the People's Committees at all levels:

a) The competence to sanction of the chairmen of the People's Committees at district level:

- To warn;

- To fine up to VND 20,000,000;

- To apply the remedies as prescribed in clause 2 of Article 26 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To warn;

- To fine up to VND 100,000,000;

- To apply the remedies as prescribed in clause 2 of Article 26 of this Decree.

2. The competence to sanction of the specialized inspection forces:

a) The department-level specialized chief inspectors have the rights:

- To warn;

- To fine up to VND 20,000,000;

- To apply the remedies as prescribed in clause 2 of Article 26 of this Decree.

b) The specialized Chief Inspectors of ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies have the rights:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To fine up to VND 100,000,000;

- To apply the remedies as prescribed in clause 2 of Article 26 of this Decree.

3. The authorization in sanction of administrative violation, the principles for determining, competence to handle administrative violations shall comply with the provisions of Article 41, Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in 2002 and Decree No.134/2003/ND-CP of November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 34. Procedures for sanctioning administrative violations and enforcement of decisions on sanctioning administrative violations

Procedures for sanctioning administrative violations and enforcement of decisions on sanctioning administrative violations shall comply with the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in 2002 and Decree No.134/2003/ND-CP dated March 14, 2003 of the Government detailing the implementation of some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 35. Enforcement of decisions to sanction administrative violations

1. The enforcement of decisions on sanctioning administrative violations shall comply with the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Procedures for the application of coercive measures to implement the decision to sanction administrative violations shall comply with the provisions of Decree No.37/2005/ND-CP dated March 18, 2005 of the Government defining on procedures to apply the coercive measures to implement decision on sanctioning administrative violations.

Item 4: COMPENSATION AGAINST THE SUBJECT TO BE SANCTIONED ADMINISTRATIVE VIOLATIONS ON THRIFT PRACTICE AND ANTI-WASTE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Principles, the determination of the amount of compensation and liability for compensation for the subjects to be sanctioned administrative violations on thrift practice and anti-waste shall comply with the provisions of Articles 6, 7 and 8 of this Decree.

Article 37. Procedures for handling compensation

1. Within 10 days from the date of decision of administrative violation sanction or decision of applying the remedies (in the case of expiry of administrative violation sanction), if necessary, the person who is competent to handle compensation may establish an advisory council on compensation to consider and determine the compensation.

2. Within 10 days after receiving written recommendation on the compensation of the advisory council, the person who is competent to decide the handling of compensation must make decision on the compensation for the objects of administrative violation on thrift practice and anti-waste.

 3. In case of not establishing an advisory council, within 30 days from the date of decision to sanction administrative violations or the decision to apply the remedies (in case of expiry of administration violation sanction), the person who is competent to handle the compensation must make a decision on compensation for the subjects to be sanctioned administrative violation on thrift practice and anti-waste.

Article 38. Advisory Council on compensation

1. Advisory Council on compensation is established by the competent person defined in clause 2, Article 27 of this Decree and at the same time as the Chairman of the Council.

Council’s members include: representatives of financial institutions at the same level where the violation occurred; the commune-level government’s representatives where the violation occurred and representatives of specialized agencies of science, technology, or other specialties (if necessary).

The advisory Council on compensation dissolves by its own upon completion of its tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Within 30 days from the date of its establishment, the Advisory Council on compensation must have written recommendation to the person who is competent to make decision on compensation. If the cases are complicated, not later than 90 days from the date of establishment, the Advisory Council must send written recommendations the person who is competent to make decision on compensation.

Article 39. Execution of Decision on compensation

1. Organizations and individuals are obliged to pay compensation once within 30 days from the date of the decision on the compensation of the competent persons.

2. Where individuals who violate required to compensate much money, can not pay all at once, after deducting the amounts already paid right the first time, the remaining amount shall be amortized within 12 months.

Article 40. Reduction of compensation, temporary suspension of compensation implementation.

The persons who cause waste required to pay compensation as individuals are considered for reduction, temporary suspension of compensation implementation as provided for in Article 14 of this Decree.

Article 41. Enforcement of the decision on compensation

The procedures for enforcement of decisions on compensation for damage are conducted as prescribed by current law for procedures of execution, enforcement of decisions on sanction of administrative violations.

Chapter4:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 42. Rewards

Individuals and organizations that have achievements in the detection and denunciation and settlement of compensation, discipline, and handling of administrative violations in thrift practice and anti-waste shall be rewarded according to reward law.

Article 43. Complaints, denunciations, and lawsuits

1. Individuals and organizations subject to discipline, handling of administrative violations may complain for decisions to discipline, decisions to sanction administrative violations to the agencies and organizations, those who have jurisdiction to solve complaints.

Individuals who found violations of the law on thrift practice and anti-waste may denounce to the competent agencies for timely prevention and treatment as prescribed.

Competence, procedures, and time limits for settling complaints and denunciations shall comply with the law on complaints and denunciations.

2. The lawsuits against decisions on handling of administrative violations in the field of thrift and anti-waste comply with the law on procedures for settlement of administrative cases.

Chapter5:

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decree takes effect 15 days from the date of its publication.

Article 45. Responsibility to guide and implement

1. Ministry of Finance guides the implementation of this Decree.

2. The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, Chairmen of People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government and concerned agencies, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree.

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 84/2006/NĐ-CP ngày 18/08/2006 về việc bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.735

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.184.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!