Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 76/2003/NĐ-CP hướng dẫn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

Số hiệu: 76/2003/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 27/06/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 76/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2003

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 76/2003/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 6 NĂM 2003 QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ GIÁO DỤC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định cụ thể về đối tượng; trình tự, thủ tục đưa người vào cơ sở giáo dục; tổ chức cơ sở giáo dục; chế độ quản lý người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục và những quy định khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều 2. Đưa vào cơ sở giáo dục

1. Đưa vào cơ sở giáo dục là biện pháp xử lý hành chính nhằm giúp đỡ, giáo dục người có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 3 Nghị định này có điều kiện học văn hoá, học nghề, lao động và sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục để sửa chữa lỗi lầm, sớm trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội.

2. Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là từ sáu tháng đến hai năm.

Điều 3. Đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục

1. Đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bao gồm những người có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây có tính chất thường xuyên (có từ hai lần vi phạm trở lên trong một năm), nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú nhất định:

a) Xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài;

b) Xâm phạm tài sản của tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài;

c) Gây rối trật tự công cộng; chống người thi hành công vụ;

d) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

đ) Tổ chức cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

2. Không đưa vào cơ sở giáo dục người chưa đủ 18 tuổi; người trên 55 tuổi đối với nữ, trên 60 tuổi đối với nam.

Thời điểm tính độ tuổi nêu trên là ngày ký quyết định đưa vào cơ sở giáo dục; căn cứ pháp lý để xác định độ tuổi là giấy khai sinh, nếu không có giấy khai sinh thì phải căn cứ vào giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu.

3. Các trường hợp sau đây thì không ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục hoặc không bắt họ tiếp tục chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục mà chuyển hồ sơ để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với họ theo quy định của pháp luật:

a) Người đã bị lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục, nhưng đến ngày ký quyết định đưa vào cơ sở giáo dục thì họ đã trên 55 tuổi đối với nữ hoặc trên 60 tuổi đối với nam;

b) Người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, nhưng chưa chấp hành mà bỏ trốn, đến khi bị bắt lại đã trên 55 tuổi đối với nữ hoặc trên 60 tuổi đối với nam.

4. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với người không có Quốc tịch Việt Nam, người mang hộ chiếu nước ngoài.

Điều 4. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là một năm, kể từ khi đối tượng bị áp dụng biện pháp này thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này.

Nếu trong thời hạn nêu trên, người có hành vi vi phạm cố tình trốn tránh thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu được tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Điều 5. Nguyên tắc xử lý

1. Mọi hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này đều phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

2. Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải bảo đảm đúng người, đúng hành vi vi phạm, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.

Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

3. Khi quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải căn cứ vào quy định của pháp luật; căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nhân thân của người vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hành chính để quyết định cho phù hợp.

4. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải học tập, lao động và sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục để trở thành công dân có ích cho xã hội.

5. Người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng để làm ăn, sinh sống lương thiện; khi có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì được coi như chưa bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều 6. Thành lập và quản lý cơ sở giáo dục

1. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ sở giáo dục trong phạm vi cả nước.

Cơ sở giáo dục được thành lập theo từng khu vực. Trường hợp địa phương có nhiều đối tượng thuộc diện cần áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định thành lập cơ sở giáo dục tại địa phương mình.

2. Cơ sở giáo dục được quy hoạch, thiết kế, xây dựng theo quy định thống nhất của Bộ Công an, nhằm bảo đảm phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục trại viên và bảo đảm các tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường.

3. Bộ Công an thống nhất quản lý các cơ sở giáo dục trong phạm vi cả nước; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức, quản lý các cơ sở giáo dục.

Điều 7. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

1. Kinh phí bảo đảm cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện và tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục; cho việc lập, xét duyệt hồ sơ; cho việc tổ chức đưa người vào cơ sở giáo dục, truy tìm đối tượng bỏ trốn; cho ăn, mặc, ở, học tập, phòng bệnh, chữa bệnh của trại viên do ngân sách nhà nước cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.

2. Cơ sở giáo dục được tiếp nhận sự tài trợ, giúp đỡ về vật chất của các tổ chức, cá nhân; được tham gia hợp đồng, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của cơ sở giáo dục.

Điều 8. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Trại viên là người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục tại cơ sở giáo dục.

2. Người đang ốm nặng là người đang ở trong tình trạng bị bệnh nặng đến mức không còn khả năng lao động và sinh hoạt bình thường hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và theo chỉ định của bác sĩ phải điều trị trong một thời gian nhất định mới có thể bình phục trở lại.

3. Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo.

4. Gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt là các trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là người lao động duy nhất để đảm bảo cuộc sống gia đình; gia đình bị thiên tai, hoả hoạn lớn hoặc có thân nhân bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà ngoài người đó ra không còn ai khác để khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn hoặc chăm sóc người bệnh.

Chương 2:

THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI VÀO CƠ SỞ GIÁO DỤC

Điều 9. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục

1. Đối với người thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, có nơi cư trú nhất định và đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xem xét, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục gồm có bản tóm tắt lý lịch, biên bản, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó; văn bản về các biện pháp giáo dục đã được áp dụng; nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan.

2. Đối với người thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, nhưng không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, thụ lý, điều tra trong các vụ vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì cơ quan Công an đang thụ lý phải xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp để đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

Hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục trong trường hợp này gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục án và các biện pháp giáo dục đã bị áp dụng (nếu có).

3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an cùng cấp tổ chức quản lý chặt chẽ các đối tượng trong thời gian lập hồ sơ đưa họ vào cơ sở giáo dục.

4. Công an các cấp có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục.

5. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải giao hồ sơ cho cơ quan Công an cùng cấp để xác minh, thẩm tra hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm xác minh, thẩm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận báo cáo xác minh, thẩm tra của cơ quan Công an, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải gửi hồ sơ, kèm theo văn bản đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đến các thành viên Hội đồng tư vấn.

6. Trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp huyện thụ lý, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải gửi hồ sơ, kèm theo văn bản đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

7. Trong trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, thụ lý, điều tra trong các vụ vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục thì cơ quan Công an cấp tỉnh hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ gửi Hội đồng tư vấn để xem xét, giải quyết theo thủ tục chung quy định tại Nghị định này.

Điều 10. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở giáo dục

1. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở giáo dục do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gồm Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, trong đó Giám đốc Công an là thường trực Hội đồng tư vấn. Thường trực Hội đồng tư vấn có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, tổ chức và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ, làm báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, kết luận theo đa số. Trường hợp các ý kiến biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo ý kiến có biểu quyết của thường trực Hội đồng tư vấn. Các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp gửi kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

3. Đại diện Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp của Hội đồng tư vấn.

Điều 11. Chuyển hồ sơ của đối tượng có dấu hiệu phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự

Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để đề xuất hoặc quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, nếu xét thấy các hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu của tội phạm thì người có thẩm quyền phải làm công văn và chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự.

Điều 12. Xử lý trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh

Trong trường hợp một người thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh thì cơ quan có thẩm quyền chỉ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.

Cơ quan đã thụ lý hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ đó cho Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh để tiến hành các thủ tục đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở giáo dục trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn.

2. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho Công an cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và giao cho người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục trước khi thi hành.

3. Nội dung quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản được áp dụng; thời hạn phải chấp hành quyết định; nơi chấp hành quyết định theo hướng dẫn của Bộ Công an; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Công an cấp tỉnh có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở giáo dục.

Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được tính từ ngày người bị áp dụng biện pháp này được đưa đi cơ sở giáo dục.

Khi nhận được quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, Công an cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Công an cấp tỉnh trong việc đảm bảo thi hành quyết định đó.

2. Trường hợp cần phải có thời gian để tiến hành các thủ tục trước khi đưa người có quyết định vào cơ sở giáo dục thì Công an cấp tỉnh ra quyết định quản lý họ tại Công an cấp tỉnh trong thời hạn không quá 05 ngày để tiến hành các thủ tục cần thiết.

Thời gian bị quản lý tại Công an cấp tỉnh được tính vào thời hạn chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục.

Chế độ ăn, ở của người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục trong thời gian bị quản lý tại Công an cấp tỉnh được hưởng như chế độ ăn, ở của trại viên cơ sở giáo dục.

Công an cấp tỉnh phải bố trí nơi giành riêng cho việc quản lý người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục trong thời gian họ bị quản lý tại Công an cấp tỉnh.

Bộ Công an hướng dẫn cụ thể việc quản lý đối tượng tại Công an cấp tỉnh trong trường hợp này.

3. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải có hồ sơ kèm theo; hồ sơ gồm có:

a) Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục;

b) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

c) Danh bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

d) Những tài liệu cần thiết khác có liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).

4. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải đối chiếu, kiểm tra người được giao nhận với hồ sơ, căn cước, chứng minh nhân dân và giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc giao, nhận đối tượng.

Điều 15. Cưỡng chế thi hành quyết định

Người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, nếu không tự giác chấp hành hoặc có hành vi chống đối thì có thể bị khoá tay, áp giải hoặc bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an để buộc người đó phải chấp hành quyết định. Trường hợp hành vi chống đối có dấu hiệu của tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Điều 16. Thời hiệu thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục hết thời hiệu thi hành sau một năm, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp người bị đưa vào cơ sở giáo dục cố tình trốn tránh việc thi hành thì thời hiệu nêu trên được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh được chấm dứt.

Điều 17. Truy tìm và bắt giữ đối tượng đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bỏ trốn

1. Người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục mà bỏ trốn trước khi được đưa vào cơ sở thì Trưởng Công an cấp huyện nơi người đó cư trú hoặc nơi đã lập hồ sơ ra quyết định truy tìm.

2. Trường hợp trại viên cơ sở giáo dục bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở giáo dục ra quyết định truy tìm. Thời gian trốn khỏi cơ sở giáo dục không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.

3. Cơ quan đã ra quyết định truy tìm có trách nhiệm tổ chức truy tìm, bắt giữ đối tượng bỏ trốn. Khi tiến hành bắt giữ, nếu đối tượng có hành vi chống đối thì được áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định tại Điều 15 Nghị định này để buộc người đó phải chấp hành.

Uỷ ban nhân dân và Công an các cấp có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ các cơ quan nói trên trong việc truy tìm, bắt giữ đối tượng bỏ trốn.

Khi phát hiện đối tượng có quyết định truy tìm, mọi người đều có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an, Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất hoặc bắt và dẫn giải ngay đối tượng đến các cơ quan nói trên.

4. Khi bắt được đối tượng bỏ trốn hoặc nhận bàn giao đối tượng, cơ quan Công an phải lập biên bản, lấy lời khai của người đó; đồng thời, thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy tìm biết để đến nhận đối tượng.

Khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy tìm phải cử người đến ngay để nhận đối tượng và đưa họ về cơ sở giáo dục; việc giao nhận đối tượng phải được lập biên bản theo đúng quy định.

Trong thời gian chờ cơ quan đã ra quyết định truy tìm đến nhận đối tượng, nếu cần thiết thì người có thẩm quyền có thể ra quyết định tạm giữ hành chính theo quy định của pháp luật hoặc chuyển đối tượng lên Công an cấp tỉnh để quản lý họ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này.

Nghiêm cấm việc tạm giữ đối tượng trong các phòng tạm giữ, tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ hành chính.

Điều 18. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

1. Người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục nhưng chưa đến chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục, được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

a) Đang ốm nặng có chứng nhận của Trung tâm y tế hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

b) Đang mang thai có chứng nhận của Trung tâm y tế hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, có đơn đề nghị và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận;

c) Gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt, có đơn đề nghị và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Khi hết thời hạn được hoãn hoặc khi điều kiện hoãn không còn thì quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được tiếp tục thi hành ngay.

2. Người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục nhưng chưa đến chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục, được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

a) Đang mắc bệnh hiểm nghèo, có chứng nhận của bệnh viện hoặc Trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội;

b) Có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công trong thời gian được hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Giám đốc Công an cùng cấp thẩm tra, xác minh các trường hợp cụ thể quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trước khi ra quyết định.

Chương 3:

TỔ CHỨC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ TRẠI VIÊN

Điều 19. Tổ chức cơ sở giáo dục

1. Tổ chức, bộ máy của cơ sở giáo dục gồm có Giám đốc, các Phó giám đốc, cán bộ quản lý, giáo dục, dạy văn hoá, dạy nghề; cán bộ hậu cần, kỹ thuật, y tế và lực lượng Cảnh sát bảo vệ.

2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc cơ sở giáo dục; quyết định biên chế và tổ chức bộ máy của cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

Quy mô mỗi cơ sở giáo dục quản lý từ 500 đến 2.500 trại viên. Cơ sở giáo dục có trên 1.000 trại viên có thể thành lập các phân khu theo quy định của Bộ Công an.

Điều 20. Giám đốc, Phó giám đốc cơ sở giáo dục

1. Giám đốc cơ sở giáo dục là người đứng đầu cơ sở giáo dục và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ sở giáo dục.

2. Phó giám đốc là người giúp Giám đốc thực hiện những nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

Điều 21. Tiêu chuẩn của Giám đốc, Phó giám đốc và cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục

1. Giám đốc, Phó giám đốc, cán bộ quản lý, giáo dục, cán bộ hậu cần, y tế và Cảnh sát bảo vệ phải là người có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ và pháp luật.

2. Giám đốc, Phó giám đốc phải là người tốt nghiệp một trong các trường: Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Đại học Luật, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Sư phạm và phải có kinh nghiệm về quản lý, giáo dục những người vi phạm pháp luật.

3. Cán bộ quản lý, giáo dục, cán bộ dạy văn hoá, dạy nghề và chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ phải là người đã tốt nghiệp Trung học Cảnh sát, Trung học An ninh hoặc tương đương trở lên.

4. Sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát làm nhiệm vụ quản lý, dẫn giải, bảo vệ phải là những người đã được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ chuyên ngành theo quy định của Bộ Công an.

Điều 22. Điều chuyển trại viên

Để phù hợp với quy mô quản lý trại viên của các cơ sở giáo dục hoặc do yêu cầu nghiệp vụ, Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng có thể ra quyết định điều chuyển trại viên từ cơ sở giáo dục này sang cơ sở giáo dục khác theo quy định của Bộ Công an.

Điều 23. Trích xuất trại viên

1. Trích xuất trại viên là việc tạm thời đưa trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để họ tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó. Thời hạn trích xuất trại viên được tính vào thời hạn chấp hành tại cơ sở giáo dục.

2. Khi có yêu cầu trích xuất, Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải có công văn gửi Giám đốc cơ sở giáo dục, trong đó phải ghi rõ họ, tên người cần trích xuất, lý do và thời hạn trích xuất. Căn cứ vào công văn yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, Giám đốc cơ sở giáo dục ra quyết định trích xuất trại viên. Quyết định trích xuất trại viên phải ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ của người được trích xuất; cơ quan yêu cầu trích xuất, mục đích và thời hạn trích xuất, cấp bậc, chức vụ của người ký trích xuất.

3. Cơ quan có yêu cầu trích xuất chịu trách nhiệm đưa người có quyết định trích xuất đi và trả lại cho cơ sở giáo dục theo đúng thời hạn đã ghi trong quyết định trích xuất. Khi giao nhận người theo quyết định trích xuất phải lập biên bản theo đúng quy định.

Điều 24. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

1. Trường hợp người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục mà sau đó phát hiện hành vi vi phạm đó có dấu hiệu tội phạm và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau:

a) Trường hợp chưa chấp hành quyết định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định đưa vào cơ sở giáo dục và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hủy quyết định, phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Nếu sau đó hành vi này của đối tượng có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc Tòa án tuyên không phạm tội thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chuyển lại hồ sơ của đối tượng cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đối với người đó.

b) Trường hợp người đó đang chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Giám đốc cơ sở giáo dục ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng. Đồng thời, thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưa họ vào cơ sở giáo dục để biết.

Nếu sau đó hành vi của đối tượng có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc Tòa án tuyên không phạm tội thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chuyển lại hồ sơ của đối tượng cho cơ sở giáo dục để họ tiếp tục chấp hành quyết định.

Trường hợp đối tượng bị áp dụng một trong các hình phạt được quy định trong Bộ Luật Hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng đã nhận hồ sơ và đối tượng trước đó phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục biết cụ thể về loại hình phạt, thời hạn bị áp dụng, nơi chấp hành bản án và những nội dung khác có liên quan. Đồng thời phải thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi trước đó đã ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục để hủy quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đối với họ.

Trường hợp đối tượng bị áp dụng hình phạt tù thì thời gian đã chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Hai ngày chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục được tính bằng một ngày chấp hành hình phạt tù.

2. Trường hợp phát hiện người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đã thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định thì giải quyết như sau:

Trường hợp chưa chấp hành quyết định thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đối với người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Trường hợp người đó đang chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Giám đốc cơ sở giáo dục ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Nếu sau đó, đối tượng bị áp dụng hình phạt tù thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; nếu hình phạt được áp dụng không phải là hình phạt tù hoặc là hình phạt tù có thời hạn, nhưng được hưởng án treo thì người đó vẫn có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều 25. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục

1. Trại viên đã chấp hành được một nửa thời hạn nêu trong quyết định, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm thời hạn chấp hành từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

Trong thời hạn chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục, mỗi người chỉ được giảm 1 lần; trường hợp trại viên đã được giảm thời hạn nhưng sau đó lại lập công thì có thể được xét giảm lần thứ 2.

2. Trong trường hợp trại viên bị ốm nặng, cần đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian tạm đình chỉ được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành tại cơ sở giáo dục.

Trại viên là phụ nữ có thai thì được tạm đình chỉ thi hành quyết định cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Trại viên bị mắc bệnh hiểm nghèo thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

3. Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Giám đốc cơ sở giáo dục. Quyết định này phải được gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưa người đó vào cơ sở giáo dục và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.

4. Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn chi tiết thi hành việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ và miễn chấp hành quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 26. Hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

1. Khi người bị đưa vào cơ sở giáo dục đã chấp hành xong thời hạn đưa vào cơ sở giáo dục thì Giám đốc cơ sở giáo dục cấp giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao Giấy chứng nhận đến Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Trong trường hợp người đã chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi cơ quan Công an cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ khi về địa phương, người đã chấp hành xong thời hạn đưa vào cơ sở giáo dục phải đến trình diện Công an xã, phường, thị trấn nơi họ về cư trú.

2. Người đã chấp hành xong thời hạn đưa vào cơ sở giáo dục được nhận lại tiền, vật gửi lưu ký tại cơ sở (nếu có); được cơ sở giáo dục cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có) để trở về nơi cư trú và phải trả lại những vật dụng, trang thiết bị dùng cho lao động, học tập, sinh hoạt đã được cơ sở giáo dục cho mượn, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.

Chương 4:

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI TRẠI VIÊN

Điều 27. Chế độ quản lý trại viên

1. Trại viên phải lao động, học tập và sinh hoạt dưới sự quản lý, giám sát của cơ sở giáo dục.

Căn cứ vào số lượng trại viên, thời hạn giáo dục, đặc điểm nhân thân, tính chất, mức độ vi phạm, tình trạng sức khoẻ, giới tính, lứa tuổi của từng loại đối tượng, Giám đốc cơ sở giáo dục có biện pháp tổ chức quản lý, giáo dục đối với họ cho phù hợp, theo quy định của Bộ Công an.

2. Trại viên được bố trí ở buồng tập thể theo đội, tổ hoặc nhóm phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục từng loại đối tượng.

Trại viên được bố trí giường (hoặc sàn nằm), có chiếu, màn, tấm đắp; chỗ nằm của mỗi trại viên tối thiểu là 2,5 m2. Khu vực ở của nam, nữ tách riêng.

3. Trại viên được mang vào cơ sở giáo dục những đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an.

Điều 28. Chế độ ăn, mặc

1. Mỗi năm, mỗi trại viên được cấp 02 bộ quần áo dài, 02 bộ quần áo lót, 02 khăn mặt, 01 đôi dép, 01 bàn chải đánh răng, 01 áo mưa, 01 chiếc mũ che mưa nắng; mỗi quý được cấp 01 hộp kem đánh răng, 0,6 kg xà phòng; 02 năm được cấp 01 chăn, 01 màn; đối với những vùng rét phía bắc, trại viên được cấp thêm 01 áo ấm và 01 chăn bông dùng trong 02 năm.

Trại viên là phụ nữ được cấp tiền vệ sinh cá nhân mỗi tháng tương đương với 02 kg gạo tính theo giá thị trường của từng địa phương.

2. Định mức ăn hàng tháng của trại viên được quy định như sau: gạo 15 kg, thịt hoặc cá 0,8 kg, đường 0,3 kg, muối 0,5 kg, nước mắm 01 lít, rau xanh 15 kg, chất đốt 15 kg củi hoặc tương đương. Ngày lễ, ngày Tết dương lịch được ăn thêm không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết Nguyên đán được ăn thêm không quá 05 lần tiêu chuẩn ngày thường. Đối với những người lao động nặng hoặc trong môi trường độc hại, định lượng ăn trong tháng có thể tăng thêm theo quy định của pháp luật. Các tiêu chuẩn ăn được tính theo giá thị trường của từng địa phương.

3. Chế độ ăn, nghỉ đối với trại viên bị bệnh do Giám đốc cơ sở giáo dục quyết định theo chỉ định của cơ quan y tế.

Điều 29. Chế độ sinh hoạt, học tập

1. Trại viên được hoạt động thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí; được đọc sách, báo, nghe đài, nghe phổ biến thời sự, chính sách, được xem vô tuyến truyền hình theo quy định của Bộ Công an.

2. Trại viên được học văn hoá để xoá mù chữ mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 4 giờ. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục, Giám đốc có thể sắp xếp thời gian học văn hoá cho những đối tượng khác.

3. Trại viên được học các chương trình giáo dục công dân mỗi tuần một buổi, mỗi buổi 4 giờ.

4. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, cơ sở giáo dục, có thể bố trí cho trại viên lao động kết hợp với học những nghề phù hợp.

5. Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình học tập và đào tạo, bố trí giáo viên dạy văn hoá, dạy nghề cho các cơ sở giáo dục.

Điều 30. Chế độ lao động

1. Trại viên lao động mỗi ngày 8 giờ, được nghỉ các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp có công việc đột xuất, Giám đốc cơ sở có thể yêu cầu trại viên lao động thêm giờ nhưng cũng không quá 2 giờ trong một ngày và phải được nghỉ bù.

2. Trại viên phải hoàn thành định mức lao động được giao. Ngoài giờ lao động hàng ngày theo quy định, cơ sở giáo dục có thể cho phép trại viên lao động thêm để cải thiện đời sống theo nguyện vọng của họ nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.

3. Đối với những công việc mà pháp luật quy định phải có bảo hộ lao động thì cơ sở giáo dục có trách nhiệm trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với yêu cầu của công việc. Trường hợp làm ca đêm, làm việc ngoài giờ theo yêu cầu đột xuất, làm việc trong các điều kiện độc hại hoặc công việc nặng nhọc thì được bồi dưỡng theo quy định.

4. Trường hợp trại viên bị tai nạn lao động thì cơ sở giáo dục phải tổ chức cứu chữa kịp thời và làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Quản lý, sử dụng kết quả lao động của cơ sở giáo dục

1. Cơ sở giáo dục quản lý thống nhất kết quả lao động của cơ sở mình để chi phí cho việc khám, chữa bệnh, bù đắp một phần cho chi phí ăn uống, sinh hoạt của trại viên, khen thưởng cho trại viên có thành tích trong lao động và học tập; để bổ sung cho quỹ phúc lợi của cơ sở; đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục; chi cho việc khen thưởng cán bộ, chiến sĩ của cơ sở giáo dục có thành tích trong tổ chức quản lý sản xuất.

Trại viên lao động vượt chỉ tiêu được giao, sẽ được sử dụng một phần kết quả vượt chỉ tiêu đó.

2. Bộ Công an quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng kết quả lao động của cơ sở giáo dục.

Điều 32. Chế độ khám, chữa bệnh và giải quyết trường hợp trại viên bị chết

1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục, Giám đốc cơ sở giáo dục tổ chức khám sức khoẻ và có biện pháp phòng bệnh cho trại viên. Tiền thuốc, khám, chữa bệnh thường xuyên hàng tháng cho mỗi trại viên được cấp tương đương với 02kg gạo theo giá thị trường của từng địa phương.

Trường hợp trại viên bị bệnh, thì căn cứ vào chỉ định của cán bộ y tế, Giám đốc cơ sở giáo dục xét cho họ tạm nghỉ lao động, học tập hoặc giảm định mức, giảm giờ lao động trong thời gian bị bệnh; trường hợp cần thiết thì cho điều trị tại bệnh xá của cơ sở hoặc cho đi bệnh viện; trường hợp ốm nặng, cần đưa về gia đình điều trị thì Giám đốc cơ sở giáo dục báo cáo Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

2. Trường hợp trại viên bị chết thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân gần nhất đến lập biên bản xác nhận nguyên nhân chết, có trại viên cùng cơ sở giáo dục làm chứng, đồng thời, phải gửi giấy báo tử cho gia đình người chết biết và thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưa người đó vào cơ sở giáo dục, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi trước đây họ cư trú.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi làm xong các thủ tục nêu trên, Giám đốc cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức mai táng tử thi; kinh phí mai táng do ngân sách nhà nước cấp.

Trong trường hợp thân nhân người chết có đơn đề nghị đưa tử thi về mai táng thì Giám đốc cơ sở giáo dục có thể quyết định cho họ đưa tử thi về mai táng.

Đơn đề nghị đưa tử thi về mai táng phải có xác nhận Uỷ ban nhân dân cấp xã và phải cam đoan thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.

Điều 33. Chế độ thăm gặp người thân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà

1. Trại viên được gặp người thân mỗi tháng 02 lần, mỗi lần không quá 2 giờ tại nhà tiếp đón của cơ sở giáo dục và phải chấp hành đúng những quy định về thăm gặp. Trường hợp gặp lâu hơn thì phải được sự đồng ý của Giám đốc cơ sở giáo dục, nhưng cũng không quá 4 giờ.

Trại viên có nhiều cố gắng trong lao động, học tập, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và nội quy cơ sở giáo dục thì Giám đốc cơ sở giáo dục có thể cho gặp vợ hoặc chồng đến 48 giờ và được ở lại qua đêm tại nhà tiếp đón của cơ sở giáo dục.

2. Người đến thăm trại viên phải có giấy chứng minh nhân dân, đơn xin thăm, nếu là vợ hoặc chồng đến thăm và được nghỉ qua đêm thì phải có thêm giấy đăng ký kết hôn.

3. Trại viên được nhận và gửi thư; được nhận quà, tiền (Việt Nam); các thư và quà đều phải qua kiểm tra của cơ sở giáo dục. Riêng tiền mặt, trại viên phải gửi vào bộ phận lưu ký của cơ sở giáo dục để sử dụng theo quy định của Bộ Công an.

Điều 34. Chế độ khen thưởng, kỷ luật

1. Trại viên có thành tích trong rèn luyện, học tập và chấp hành tốt quy định của pháp luật, nội quy cơ sở giáo dục thì được khen thưởng bằng các hình thức: biểu dương, khen, thưởng tiền mặt hoặc hiện vật, tăng số lần và thời gian gặp người thân, được xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

2. Trại viên vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy cơ sở giáo dục, chây lười lao động, học tập; không tự giác sửa chữa lỗi lầm, thường xuyên không hoàn thành định mức lao động được giao thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng các hình thức: cảnh cáo, hạn chế số lần gặp người thân, hạn chế nhận quà, bị cách ly tại buồng kỷ luật từ 07 đến 10 ngày; nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp vi phạm chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã được giáo dục và bị kỷ luật nhiều lần, đến khi hết thời hạn giáo dục tại cơ sở giáo dục mà vẫn không chịu sửa chữa, không tiến bộ thì Giám đốc cơ sở giáo dục lập hồ sơ báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đóng xem xét quyết định việc đưa người đó vào cơ sở giáo dục theo thủ tục chung quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục trong trường hợp này phải được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước đây đã ra quyết định đưa người đó vào cơ sở giáo dục để biết.

Bộ Công an hướng dẫn cụ thể việc lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục trong trường hợp này.

Điều 35. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành chính

1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính về việc áp dụng biện pháp đó.

2. Mọi công dân đều có quyền tố cáo những hành vi trái pháp luật trong việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thủ tục giải quyết khởi kiện hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo hoặc theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Chương 5:

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC

Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Công an

Bộ Công an có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, đảm bảo cho các hoạt động đó theo đúng quy định của pháp luật; ban hành nội quy cơ sở giáo dục, các biểu mẫu để thực hiện thống nhất; phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Bộ Tài chính có trách nhiệm cấp kinh phí cho việc xây dựng, tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục và các hoạt động khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục theo dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an đã được duyệt.

Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Y tế

Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc phòng bệnh; khám, chữa bệnh cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong việc xây dựng chương trình giáo dục, hướng dẫn dạy văn hoá, dạy nghề và thực hiện các chế độ bảo hiểm lao động cho trại viên theo quy định của pháp luật.

Điều 40. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này; cấp đất cho việc xây dựng cơ sở giáo dục; phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở giáo dục đóng tại địa phương mình hoàn thành nhiệm vụ; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp có kế hoạch quản lý, giáo dục những người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục nhưng chưa thực sự tiến bộ quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này; có chính sách giúp đỡ những người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục tìm việc làm, sớm ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 41. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Nghị định này thay thế cho Nghị định số 32/CP ngày 14 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế về cơ sở giáo dục.

Điều 42. Hướng dẫn thi hành

Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.

Điều 43. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT

 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 76/2003/ND-CP

Hanoi, June 27, 2003

 

DECREE

PRESCRIBING AND GUIDING IN DETAIL THE APPLICATION OF THE MEASURE OF CONSIGNMENT TO EDUCATION CAMPS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Public Security,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Consignment to education camps

1. Consignment to education camps is an administrative handling measure which aims to assist and educate persons committing acts of law offense as provided for in Article 3 of this Decree with conditions to have their schooling, vocational training, to labor and live under the control of the education camps so as to redress their mistakes and soon become honest citizens useful for the society.

2. The application of measure of consignment to education camps shall be decided by presidents of the People's Committees of provinces or centrally-run cities.

The duration of applying the measure of consignment to education camps ranges from six months to two years.

Article 3.- Subjects consigned to education camps

1. Subjects consigned to education camps include persons who commit one of the following acts of law violation in a regular manner (with two or more violations in a year), but not to the extent of being examined for penal liability and who have been or have not yet been subject to the application of education at communes, wards, district towns but have no certain residence places:

a) Infringing upon the health, honor and/or dignity of citizens, or foreigners;

b) Infringing upon the properties of domestic or foreign organizations and/or individuals;

c) Fomenting public disorder; resisting persons on official duties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Coercing, dragging or inducing other persons to flee abroad or to stay abroad illegally.

2. Persons who are not full 18 years old; persons who are over 55 years old for female, or over 60 years old for male shall not be consigned to education camps.

The time for calculating the above-mentioned ages shall be the date of signing the decisions on sending those persons to education camps; the legal basis for determining the ages are birth certificates; if the birth certificates are unavailable, the age calculation must be based on people's identity cards or household residence registers.

3. In the following cases the decisions on consignment to education camps shall not be issued or such people shall not be forced to continue executing the decisions on consignment to education camps but their dossiers shall be transferred so that presidents of the People's Committees of communes, wards or district towns issue decisions to apply the measure of education at communes, wards or district towns to such persons in accordance with the provisions of law:

a) The persons for whom the dossiers on consignment to education camps have already been compiled but who have already been over 55 years old, for women, or over 60 years old, for men, on the date the decisions to consign them to education camps are signed;

b) The persons for whom the decisions on consigning them to education camps have been issued but not yet executed and who have escaped and reached the age of over 55 for women or over 60 for men when they were recaptured.

4, The measure of consignment to education camps shall not apply to persons who do not bear the Vietnamese nationality and persons who bear foreign passports.

Article 4.- Statute of limitation for application of measure of consignment to education camps

The statute of limitation for applying the measure of consignment to education camps shall be one year as from the time the subjects compelled to the application of this measure commit for the last time one of the acts of violation prescribed in Clause 1, Article 3 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Handling principles

1. All acts of administrative violations prescribed in Clause 1, Article 3 of this Decree must be detected in time and handled in a prompt, just and clairvoyant manner strictly according to the provisions of this Decree and relevant law provisions.

2. The application of measure of consignment to education camps must ensure the right persons, the right violation acts, the right order, procedures and competence prescribed in the Ordinance on Handling of Administrative Violations and this Decree.

All acts of infringing upon the lives, health, dignity, honor and/or property of the persons subject to the application of measure of consignment to education camps are strictly forbidden.

3. When deciding to apply the measure of consignment to education camps, the responsible persons must base themselves on law provisions, the violations' nature and dangerousness to society, the violators' personal identities, the extenuating and aggravating circumstances and administrative responsibilities in order to make proper decisions.

4. The persons subject to the application of measure of consignment to education camps must study, labor and live under the management by the education camps in order to become citizens useful for the society.

5. Persons who have completely served the decisions on consignment to education camps shall be given conditions to integrate themselves into the community in order to earn their living and lead an honest life; when fully satisfying the conditions prescribed in Clause 2, Article 11 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, they shall be considered as having not yet been subject to the application of measures of consignment to education camps.

Article 6.- Establishment and management of education camps

1. The Minister of Public Security shall decide on the establishment, merger and dissolution of education camps nationwide.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The education camps shall be planned, designed and constructed under the regulations of the Ministry of Public Security, aiming to ensure their suitability to the characters and requirements of the work of management and education of inmates and ensure the standards on fire prevention and fighting as well as environmental sanitation.

3. The Ministry of Public Security uniformly manages the education camps throughout the country and coordinates with the Ministry of Education and Training as well as the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in organizing and managing the education camps.

Article 7.- Funding for the application of measure of consignment to education camps

1. Funding for investment in the construction of material bases, the procurement of equipment, facilities and means and the organization of operation of education establishments; for the compilation, consideration and approval of dossiers; for the meal, clothing, lodging, study, disease prevention and treatment of inmates shall be provided by the State budget and included in the annual budget estimates of the Ministry of Public Security.

2. Education camps may receive aids and material assistance from organizations and individuals; may enter into contracts or association with organizations and individuals in economic activities under the provisions of law in order to create funding sources in support of their operation.

Article 8.- Interpretation of terms and phrases

In this Decree, the following terms and phrases shall be construed as follows:

1. Inmates are persons executing the decisions on consignment to education camps at education camps.

2. Seriously ill persons are persons who are in the state of being so seriously ill that they are no longer capable of working and performing daily-life activities or who are in the state of danger to their lives and must, under physicians' indications, be hospitalized for a given period of time before they can recover.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Families meeting with exceptional difficulties mean cases where the persons subject to the application of measure of consignment to education camps are the only work hands to ensure their families' subsistence; where their families are struck by natural disasters, big fires or their next of kin are seriously ill or suffer from dangerous ailments and there are no body but such persons to overcome the consequences of natural disasters, fires or to nurse the ill persons.

Chapter II

PROCEDURES FOR CONSIGNING PEOPLE TO EDUCATION CAMPS

Article 9.- Compiling dossiers proposing the consignment to education camps

1. For people who are subject to the consignment to education camps, have certain residences and already been subject to the application of measure of education at communes, wards or district towns, the presidents of the People's Committees of the communes where such people reside shall consider and compile dossiers to be sent to the district-level People's Committee presidents.

The dossiers proposing the consignment of people to education camps shall include the curricula vitae of those people, the records and documents on law violations committed by them, the documents on measures already applied, remarks of the police offices, opinions of the Fatherland Front Committees and other relevant social organizations of the same level.

2. For people who subject to consignment to education camps, have no certain residences, the presidents of the People's Committees of the communes where such people commit the law violations shall make records thereon and report such to the district-level People's Committee presidents.

In cases where the subjects are detected, processed and investigated directly by district- or provincial-level police offices in cases of law violation which are not serious enough for being examined for penal liability but the violators are subjects to be consigned to education camps as defined in Clause 1, Article 3 of this Decree, the police offices which are processing the cases must verify, gather materials and compile dossiers for sending to the presidents of the People's Committees of the same level, proposing the application of measure of consignment to education camps.

The dossiers proposing the consignment of people to education camps in this case shall include the curricula vitae of such people, documents on law violations committed by them, the excerpts of judgments and education measures already applied (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The police offices at all levels shall have to assist the presidents of the People's Committees of the same level in gathering materials and compiling dossiers of proposing the consignment of people to education camps.

5. Within 2 days after the receipt of the dossiers, the district-level People's Committee presidents shall have to transfer the dossiers to the police offices of the same level for verification and examination thereof. Within 15 days after the receipt of the dossiers, the district-level police offices shall have to verify and examine the dossiers and report thereon to the presidents of the People's Committees of the same level. Within 3 days after the receipt of verification and examination reports from the police offices, the district-level People's Committee presidents shall have to send the dossiers together with their written proposals on consigning people to education camps to the provincial-level People's Committee presidents. Within 3 days after the receipt of the dossiers, the provincial-level People's Committee presidents shall send them to the members of the Advisory Councils.

6. Where the subjects for whom the district-level police offices compile the dossiers for submission to the presidents of the People's Committees of the same level as provided for in Clause 2 of this Article, the district-level People's Committee presidents shall, within 10 days after the receipt of the dossiers, have to send the dossiers together with the written proposals on consignment to education camps to the provincial-level People's Committee presidents.

7. Where the subjects are detected, processed and investigated directly by the provincial-level police offices in law violation cases which are not serious enough to be examined for penal liability but the violators are subjects to be consigned to education camps, the provincial-level police offices shall complete the procedures and dossiers and send them to the Advisory Councils for consideration and settlement according to the general procedures prescribed in this Decree.

Article 10.- The Advisory Councils for consignment to education camps

1. The Advisory Councils for consignment to education camps shall be set up under decisions of the provincial-level People's Committee presidents, each comprising the director of the provincial-level Police Department, the director of the provincial-level Justice Service, the director of the provincial-level Service of Labor, War Invalids and Social Affairs, the president of the provincial-level Fatherland Front Committee, with the director of the Police Department acting as the standing member of the Advisory Council. The standing members of the Advisory Councils shall have to prepare documents for, organize and preside over the meetings of the Councils.

2. Within 15 days after the receipt of dossiers, the Advisory Councils shall have to examine them and organize meetings to consider and approve the dossiers and make reports for submission to the provincial-level People's Committee presidents.

The Advisory Councils shall work according to the collective regime and make conclusions by majority. In cases where the number of votes for and against is split equal, the decisions shall be made according to the votes of the standing members of the Advisory Councils. Divergent opinions must be recorded in the minutes of meetings and sent together with the reports to the provincial-level People's Committee presidents for consideration and decision.

3. Representatives of the provincial-level People's Councils shall be invited to attend meetings of the Advisory Councils.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When scrutinizing dossiers on subjects in order to propose or decide to apply the measure of consignment to education camps, if deeming that the violation acts committed by such people show signs of criminal offenses, the competent persons shall have to write official dispatches and transfer the dossiers to the competent investigating agencies for settlement according to criminal procedures.

Article 12.- Handling cases where a person is the subject to be consigned to education camp and concurrently the subject to be sent to medical establishment

Where a person who has committed acts of law violation is the subject to be consigned to education camp and concurrently the subject to be sent to medical establishment, the competent body shall only apply the measure of sending him/her to the medical establishment.

The agency which has received the dossiers of consignment to the education camp, shall have to transfer the entire dossiers to the Advisory Council for sending people to medical establishment for carrying out the procedures to send him/her to the medical establishment according to law provisions.

Article 13.- Deciding on consignment to education camps

1. The provincial-level People's Committee presidents shall consider and decide on the consignment to education camps within 7 days as from the date of receiving the reports of the Advisory Councils.

2. The decisions on consignment to education camps take implementation effect as from the date of their signing and must be sent immediately to the provincial-level Police Departments, the provincial-level People's Councils, the People's Committees of the communes where such people reside and to the persons subject to execute the decisions on consignment to education camps before the enforcement thereof.

3. The decisions on consignment to education camps must be clearly inscribed with dates of their issuance; the full names and positions of the decision makers; the full names, dates of birth, occupation, residence places of the persons to be consigned to education camps; their acts of law violation; clauses and articles of the applicable documents; the decision execution duration; the venues for execution of decisions under the guidance of the Ministry of Public Security; the right to complain or take legal action against decisions on consignment to education camps shall comply with law provisions.

Article 14.- Executing decisions on consignment to education camps

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The duration of serving the decisions on consignment to education camps is counted from the date the persons subject to the application of this measure are taken to education camps.

Upon receiving the decisions on consignment to education camps, the district-level police offices and the commune-level People's Committees shall have to coordinate with the provincial-level Police Departments in ensuring the execution of those decisions.

2. In cases where the time is needed for carrying out procedures before taking people to education camps, the provincial-level Police Departments shall issue decisions to manage them at the provincial-level police offices for no more than 5 days in order to carry out necessary procedures.

The duration of being managed at the provincial-level police offices shall be counted into the duration of executing the decisions at the education camps.

The food and lodging regimes applicable to the persons who have obtained decisions on consignment to education camps during the time they are managed at the provincial-level police offices shall be the same as those for education camp inmates.

The provincial-level Police Departments shall have to arrange exclusive places for management of persons, who have obtained decisions on consignment to education camps, during the time they are managed at the provincial-level police offices.

The Ministry of Public Security shall guide in detail the management of such subjects at the provincial-level police offices in this case.

3. The consignment of people to education camps for execution the decisions thereon must be accompanied with dossiers; such a dossier shall include:

a) The decision on consignment to education camp;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) The title of the person to be consigned to the education camp;

d) Other necessary documents related to the personal identity of the person compelled to execute the decision, which shall serve the management and education of such person (if any).

4. When receiving persons consigned to education camps by decisions, the concerned people shall have to compare and check the handed persons with the dossiers, identity cards or people's identity cards and other personal papers of such persons and make the records on hand-over and reception, inscribing clearly the documents included in the dossiers, the present health conditions of the handed persons; their personal effects, belongings and other matters related to the hand-over and reception of subjects.

Article 15.- Coercive execution of decisions

If the persons compelled to execute decisions on consignment to education camps refuse to voluntarily execute the decisions or commit acts of opposition, they may be handcuffed, escorted or applied with other necessary coercive measures under the provisions of law and the guidance of the Ministry of Public Security in order to force them to execute the decisions. In cases where their resisting acts show sign of criminal offenses, they shall be examined for penal liability under the provisions of the criminal legislation.

Article 16.- The statute of limitation for execution of decisions on consignment to education camps

Decisions on consignment to education camps shall expire one year after they are issued. In cases where persons consigned to education camps deliberately evade the execution thereof, the statute of limitation mentioned above shall be recalculated from the time the act of evasion is terminated.

Article 17.- Hunt for and arrest of subjects who have already been given the decisions on consignment to education camps but escaped

1. If the persons who have been given decisions on consignment to education camps escape before being taken to the camps, the police chiefs of the districts where such persons reside or where the dossiers have been compiled shall issue decisions to hunt for them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The agencies which have issued decisions on the hunt therefor shall have to organize the hunt for and arrest of the escapees. If subjects resist when being arrested, necessary coercive measures may be applied under the provisions in Article 15 of this Decree to compel such persons to abide by the decisions.

The People's Committees and police offices at all levels shall have to coordinate with and assist the above-mentioned agencies in the hunt for and arrest of the escapees.

When detecting the subjects to be hunted for, every people shall have to promptly report thereon to the nearest police offices or People's Committees or arrest and escort them to the above-mentioned agencies.

4. When the escapees are arrested or the subjects are handed over, the police offices must make records thereon and question them for their declarations; and at the same time notify the agencies which have issued decisions to hunt for them so that the latter can come and receive the subjects.

Upon receiving the notification, the agencies which have issued hunting decisions must send their people to receive the subjects and take them to education camps; the hand-over and receipt of subjects must be recorded in writing according to regulations.

Pending the receipt of subjects by agencies which have issued decisions on the hunt for them, if necessary, the competent persons may issue decisions to temporarily hold them in administrative custody in accordance with law provisions or transfer them to the provincial-level Police Departments for management according to the provisions in Clause 2, Article 14 of this Decree.

It is strictly forbidden to temporarily hold subjects in criminal remand or detention houses or in places failing to ensure hygiene and safety for persons held in administrative custody.

Article 18.- Postponing or exempting the execution of decisions on consignment to education camps

1. Persons who have been given decisions on consignment to education camps but have not yet come to execute such decisions at the education camps shall be entitled to the postponement of execution of such decisions in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) They are women being in family way with certification of health centers or hospitals of the district or higher level or nursing their children of under 36 months old, filing their applications and getting certification of the People's Committees of the communes where they reside;

c) Their families are meeting with exceptional difficulties, have filed their applications and got the certification of the People's Committees of the communes where they reside.

When the postponement duration expires or when the postponement conditions no longer exist, the decisions on consignment to education camps shall continue to be executed promptly.

2. Persons who have been given decisions on consignment to education camps but have not yet come to execute such decisions at the education camps shall be exempt from the execution thereof in the following cases:

a) They are suffering from dangerous ailments, with certification of hospitals or health centers of the district or higher level and such persons are no longer dangerous to society;

b) They have made marked progress in observing laws or recorded achievements during the time of postponing the execution of decisions on consignment to education camps.

3. The provincial-level People's Committee presidents shall consider and decide on the postponement and exemption of execution of decisions on the basis of the written requests of the persons subject to execute decisions on consignment to education camps. In case of necessity, the provincial-level People's Committee presidents shall assign the police directors of the same level to examine and verify specific cases stipulated in Clauses 1 and 2 of this Article before making decisions.

Chapter III

ORGANIZATION OF EDUCATION CAMPS AND MANAGEMENT OF INMATES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The organization and apparatus of an education camp is composed of the director, deputy-directors, administrators, educators, general education and vocational teachers; logistic, technical and medical staff and guard police force.

2. The appointment and dismissal of directors and deputy-directors of education camps, the payroll and organizational apparatuses of education camps shall be decided by the Minister of Public Security.

The education camps shall be sized to manage between 500 and 2,500 inmates each. Education camps accommodating over 1,000 inmates may set up sub-zones according to regulations of the Ministry of Public Security.

Article 20.- Directors and deputy-directors of education camps

1. Directors of education camps are the heads of education camps and have to take responsibility for the entire operation of their education camps.

2. Deputy-directors are persons who assist the directors in performing tasks assigned by the directors and are answerable to the directors and law for their assigned work domains.

Article 21.- Criteria of directors, deputy-directors, officials and employees of education camps

1. Directors, deputy-directors, administrators, educators, logistic and medical officials and guard police must be the persons who have good political quality, good sense of organization and discipline and have good knowledge about their profession and law.

2. Directors and deputy-directors must be the graduates from one of the following schools: The People's Police Academy, the People's Security Academy, the Law University, the Social Sciences and Humanity University or the Pedagogical University, and must have experiences in administering and educating law offenders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Police officers and men performing the tasks of management, escort and/or protection must be persons trained in specialized operation under the regulations of the Ministry of Public Security.

Article 22.- Transfer of inmates

To suit the inmate management scales of education camps or the professional requirements, the director of the Department for Management of Detention Camps, Education Camps and Reformatories may issue decisions to transfer inmates from one education camp to another under the regulations of the Ministry of Public Security.

Article 23.- Enucleation of inmates

1. Enucleation of inmates means the temporary delivery of inmates from education camps at the requests of competent criminal proceeding agencies for the former to participate in the legal proceedings in cases related to them. The inmate enucleation duration shall be counted into the duration of execution at the education camps.

2. Upon enucleation requests, the heads of the competent legal proceeding agencies must send official dispatches to the directors of the education camps, clearly stating the full names of the persons to be enucleated, the reasons for and duration of enucleation. Basing themselves on the written requests of the legal proceeding agencies, the directors of the education camps shall issue decisions to enucleate inmates. The decisions on inmate enucleation must clearly state the full names, ages and addresses of the persons to be enucleated, the agencies requesting the enucleation, the purposes and duration of the enucleation, the ranks and positions of the persons who sign the enucleation.

3. The agencies requesting the enucleation shall have to take away the enucleated persons and return them to the education camps within the time limits inscribed in the enucleation decisions. Upon hand-over and receipt of persons under enucleation decisions, the records thereon must be made strictly according to regulations.

Article 24.- Penal liability examination against persons to be consigned to education camps under issued decisions

1. Cases where persons have got decisions on consignment to education camps but are later detected with their violation acts showing criminal signs while the statute of limitation for penal liability examination has not yet expired shall be handled as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If later for such acts of the subjects, there are decisions to suspend the investigation, suspend the cases or the courts declare they are not guilty, the legal proceeding agencies shall have to transfer the dossiers on the subjects to the provincial-level People's Committee presidents who shall consider the cases and issue decisions to consign such persons to education camps.

b) Where such persons are serving decisions at education camps, at the requests of competent criminal proceeding agencies, the directors of the education camps shall issue decisions to temporarily suspend the execution of decisions on such persons and transfer the dossiers on the subjects to the legal proceeding agencies; at the same time notify such to the presidents of the provincial-level People's Committees where the decisions on consigning them to education camps were issued.

If later, for the subjects' acts, there are decisions to suspend the investigation, to suspend the cases or the courts have declared they are not guilty, the legal proceeding agencies shall have to transfer the dossiers on the subjects to education camps so that they continue serving the decisions.

In cases where subjects are liable to the application of one of the penalties prescribed in the Penal Code, the legal proceeding agencies which have earlier received the dossiers on the subjects must notify in writing the education camps of the penalties, the application duration, the places where judgments are executed and other relevant contents; at the same time, notify the presidents of the provincial-level People's Committees where the decisions on consigning such persons to education camps were previously issued for the latter to cancel the decisions on consigning such persons to education camps.

In cases where subjects are liable to the application of imprisonment penalty, the duration of executing the measure of consignment to education camps shall be counted into the duration of serving the imprisonment penalty. Two days of executing the measure of consignment to education camps shall be calculated as equal to one day of serving the imprisonment penalty.

2. Cases of detecting that the persons who have been given decisions on consignment to education camps have committed criminal offenses before or during the time of serving decisions shall be handled as follows:

Where they have not yet executed the decisions, the provincial-level People's Committee presidents shall, at the requests of the competent criminal proceeding agencies, issue decisions to suspend the execution of decisions on consigning such persons to education camps and transfer the dossiers on the subjects to the competent criminal proceeding agencies.

Where such persons are serving the decisions at education camps, at the requests of the competent criminal proceeding agencies, the directors of the education camps shall issue decisions to suspend the execution of decisions against such persons and transfer the dossiers on the subjects to the competent criminal proceeding agencies.

If later the subjects are imposed with the imprisonment penalty, they shall be exempt from serving the remaining duration in the decisions on application of measure of consignment to education camps; if the imposed penalty is not the imprisonment penalty or is the termed imprisonment but the suspended sentence, such persons may have to continue serving the decisions on consignment to education camps.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Inmates who have served half of the duration stated in the decisions, if having made marked progress or recorded achievements, shall be considered for reduction of the execution duration by one to six months or be exempt from serving the remaining duration.

During the time of serving decisions at education camps, each person shall be entitled to one reduction; where inmates have already enjoyed the execution duration reduction, but later have recorded achievements, they may be considered for the second reduction.

2. In cases where inmates are seriously ill and need to be sent back to their families for treatment, they shall enjoy the temporary suspension from execution of decisions; the temporary suspension duration shall be counted into the decision execution duration; if after the health recovery the execution duration still remains for 3 months or more, such persons shall have to continue executing the decisions at education camps.

Female inmates who get pregnant shall be temporarily suspended from serving their decisions till their children are full 36 months old; if during the temporary suspension period, they make marked progress or record achievements, they shall be exempt from serving the remaining duration. Inmates suffering from dangerous ailments shall be exempt from serving the remaining duration.

3. The director of the Department for Management of Detention Camps, Education Camps and Reformatories shall decide on the execution duration reduction, the execution suspension or exemption as provided for in Clauses 1 and 2 of this Article at the proposals of the directors of the education camps. Their decisions must be addressed to the presidents of the provincial-level People's Committees where the decisions on consigning such persons to education camps were issued and the People's Committees of the communes where they reside.

4. The Minister of Public Security shall guide in detail the implementation of execution duration reduction, execution suspension or exemption prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 26.- Expiry of the time limit for serving the measure of consignment to education camps

1. When persons consigned to education camps have completely served the duration of consignment to education camps, the directors of the education camps shall grant them the certificates and send the copies thereof to the director of the Department for Management of Detention Camps, Education Camps and Reformatories, the presidents of the provincial-level People's Committees where decisions were issued and the People's Committees of the communes where such persons reside.

In cases where persons who have completely served the decisions do not really redeem their past, the directors of the education camps must make separate written remarks and propose measures for subsequent management and education and send them to the district-level police offices and the People's Committees of the communes where such persons reside.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Persons who have completely served the duration of consignment to education camps are entitled to receive back their money and things deposited at the camps (if any) and be provided with money for travel fares, meals and a set of civilian clothes each (if they do not have any) for their returns to residence places, and have to return all utensils, devices they have borrowed from the education camps for their labor, study and daily-life activities therein, and if causing the loss thereof or damage thereto, they must pay compensation therefor.

Chapter IV

REGIMES FOR INMATES

Article 27.- Regime of management of inmates

1. Inmates must labor, study and live under the management and supervision of education camps.

Depending on the number of inmates, education duration, personal identities, the nature and seriousness of violations, health conditions, sex, age group of each type of subjects, the education camp directors shall work out measures to organize the management and education of the subjects in a proper manner and according to the regulations of the Ministry of Public Security.

2. Inmates shall be lodged in collective rooms for teams, groups or subgroups to suit the requirements of the work of management and education of each type of subjects.

Inmates shall be given beds (or sleeping floors), mats, mosquito-nets, thin blankets; and a sleeping place of at least 2.5 m2 each. Lodging areas for men and women are separated from each other.

3. Inmates are allowed to bring into education camps essential personal effects prescribed by the Ministry of Public Security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Each year, an inmate shall be provided with 2 sets of long dresses, 2 sets of underwear, 2 towels, 1 pair of slippers, 1 toothbrush, 1 raincoat, 1 hat; each quarter, a toothpaste tube, 0.6 kg of soap; every two years, 1 blanket, 1 mosquito-net; in northern cold regions, an addition of 1 warm coat and 1 cotton blanket in two years.

Female inmates shall be provided with monthly personal hygiene money equivalent to 2 kg of rice, calculated at the local market prices.

2. The monthly food ration for an inmate is prescribed as follows: 15 kg or rice, 0.8 kg of meat or fish, 0.3 kg of sugar, 0.5 kg of salt, 1 liter of fish sauce, 15 kg of vegetables, 15 kg of firewood or equivalent for fuel. On public holidays and solar New Year day, their daily food ration shall be trebled at most; and on the lunar New Year festival, they shall be given additional food not more than 5 times the daily ration. For persons doing heavy jobs or working in hazardous environment, their monthly food ration may increase according to law provisions. The food rations shall be calculated at the market prices in each locality.

3. The food and rest regimes for diseased inmates shall be decided by education camp directors upon the indication of medical bodies.

Article 29.- Regimes of activities and study

1. Inmates may participate in physical training, sport, cultural, artistic, entertainment and recreation activities; read books, newspapers, listen to radio, be briefed on topical issues and policies, watch television according to regulations of the Ministry of Public Security.

2. Inmates may attend literacy classes twice a week in the evening, 4 hours each. Depending on the practical conditions of the education camps, the directors may arrange time for other subjects to take other general education courses.

3. Inmates may take up the citizen education program once a week for 4 hours.

4. Depending on their practical conditions, the education camps may arrange inmates to labor in combination with learning of proper occupations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 30.- Labor regime

1. Inmates work 8 hours a day and take rest on Saturdays, Sundays, public holidays and New Year days as prescribed by law.

In case of unexpected work, camp directors may request inmates to work extratime but for not more than 2 hours a day and inmates must be given rest as compensation.

2. Inmates must fulfill their assigned labor norms. Besides the conventional daily working hours, education camps may permit inmates to do extratime work to improve their living conditions at their requests but in strict compliance with law provisions.

3. For jobs requiring labor protection under law provisions, the education camps shall have to supply labor safety clothing and equipment suitable to the requirements of such jobs. In case of working on night shift, working extratime at unexpected requests, working under hazardous conditions or doing heavy jobs, allowances shall be paid therefor according to regulations.

4. Where inmates get labor accidents, the education camps must organize rescue and treatment in time and carry all necessary procedures to settle the allowance regimes under the provisions of law.

Article 31.- Management and use of labor fruits of education camps

1. Education camps shall uniformly manage their labor fruits to cover expenses for medical examination and treatment, to partly cover expenses for food and activities of inmates, to reward inmates who record achievements in labor and study, to supplement their welfare funds; to invest in enlarged production, in construction of their material bases; reward their officials and combatants for their achievements in organizing labor management.

Inmates who overfulfill their assigned norms shall be entitled to use part of the results of the overfulfilled norms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- Regime of medical examination and treatment and handling of cases where inmates die

1. Depending on their practical conditions, the education camp directors shall organize health checks and apply disease prevention measures for their inmates. The money expenditure on monthly medicine as well as medical examination and treatment for each inmate shall be equivalent to 2 kg of rice at the market price of each locality.

In cases where inmates are infected with diseases, the education camp directors shall base themselves on indications of the medical officials to consider and allow them to temporarily retire from labor and/or study or reduce their labor norms and/or working hours during the time of their ailment; in case of necessity, permit their treatment at the camps clinics or hospitals; in case of serious illness and need to send them back to their families for treatment, the education camp directors shall report thereon to the director of the Department for Management of Detention Camps, Education Camps and Reformatories for issuing decisions to temporarily suspend the decision execution as provided for in Article 25 of this Decree.

2. In cases where inmates die, the education camp directors must report such to the nearest investigating agencies and People's Procuracies for making records thereon and certifying the causes of their death to the witness of other inmates in the camps, and at the same time send death notices to their families and notify such to the provincial-level People's Committees where the decisions to send such persons to education camps were issued and the People's Committees of the communes where such persons previously resided.

Within 24 hours after the completion of the above-mentioned procedures, the education camp directors shall have to organize the burial of the dead persons; the burial funding shall be provided by the State budget.

Where the dead persons' relatives file their applications requesting to take the corpses back for burial by themselves, the education camp directors may decide to let them do so.

Such written requests must be certified by commune-level People's Committees and clearly state the pledge to comply with the law provisions on security, order and environmental sanitation.

Article 33.- Regimes of meeting with relatives; receiving and sending letters; receiving money, presents

1. Inmates are allowed to meet their next of kin twice a month, for two hours at most each time at the reception houses of the education camps and must strictly comply with the regulations on visits and meets. Cases of longer meets must be consented by education camp directors, which, however, must not exceed four hours.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Persons who come to visit inmates must have people's identity cards, written applications for visits, and also their marriage certificates if the visitors are wives or husbands of the inmates and they are permitted to stay overnight.

3. Inmates may receive and send their letters; receive presents, money (Vietnamese currency); letters and presents must go through inspection by the education camps. Particularly for cash, inmates must put them into the depositories of the education camps for use under the regulations of the Ministry of Public Security.

Article 34.- Regimes of rewards and disciplines

1. Those inmates who record achievements in reforming themselves, in study and observance of law provisions as well as internal regulations of the education camps shall be commended in forms of praise, reward in cash or kind, increase of their meets with relatives, entitlement to be considered for reduction or exemption of the remaining duration in camps.

2. Those inmates who break laws, violate internal regulations of the education camps, and/or are lazy in labor and/or study; fail to self-consciously redeem their past and/or frequently fail to fulfill their assigned labor norms, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined in the forms of caution, restricted meets with their relatives, restricted reception of presents, being isolated in discipline rooms for 7 to 10 days; if their acts of violation show criminal signs, they shall be examined for penal liability.

In cases where inmates commit violations not serious enough for penal liability examination, but have been educated and disciplined time and again and at the end of their duration for education at education camps still fail to redress their wrongdoings and to make progress, the education camp directors shall compile dossiers reporting thereon to the presidents of the provincial-level People's Committees of the localities where the education camps are located for considering and deciding on the consignment of such persons to education camps according to the general procedures prescribed in Article 10 of this Decree.

Such decisions on consignment to education camps must be addressed to the provincial-level People's Committees which issued the previous decisions on sending such persons to education camps for knowledge.

The Ministry of Public Security shall guide in detail the compilation of dossiers of consignment to education camps in this case.

Article 35.- Complaints, denunciations, administrative lawsuits

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. All citizens are entitled to denounce illegal acts in the application of measure of consignment to education camps.

3. The competence, procedures and time limits for settling complaints and/or denunciations or the procedures for settling administrative lawsuits shall comply with law provisions on complaints and denunciations or with the procedures for settling administrative cases.

Chapter V

RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES IN MANAGEMENT OF EDUCATION CAMPS

Article 36.- Responsibilities of the Ministry of Public Security

The Ministry of Public Security has the responsibilities to regularly inspect and supervise the implementation of measure of consignment to education camps, ensuring that such activities comply with law provisions; to promulgate internal regulations of education camps, set forms and tables for uniform application; to coordinate with other ministries, branches and People's Committees at all levels in applying the measure of consignment to education camps.

Article 37.- Responsibilities of the Finance Ministry

The Finance Ministry has the responsibilities to provide funding for the construction, organization and operation of the education camps and for other activities related to the application of measure of consignment to education camps according to the approved annual budget estimates of the Ministry of Public Security.

Article 38.- Responsibilities of the Health Ministry

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 39.- Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Education and Training

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Education and Training have the responsibilities to coordinate with the Ministry of Public Security in working out programs for education, providing guidance on general education and vocational training and the implementation of labor insurance regimes for inmates as provided for by law.

Article 40.- Responsibilities of the People's Committees of provinces and centrally-run cities

The People's Committees of provinces and centrally-run cities, within the scope of their respective functions and tasks, have the responsibilities to organize the implementation of the provisions of this Decree; allocate land for the construction of education camps; coordinate with and create favorable conditions for the education camps stationing in their respective localities to fulfill their tasks; direct the People's Committees at different levels to draw up plans for management and education of persons who have completely served the decisions on consignment to education camps but fail to make real progress as provided for in Clause 1, Article 26 of this Decree; adopt policies to help persons who have completely served the decisions on consignment to education camps find jobs, stabilize their lives soon and integrate themselves into the community.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 41.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

This Decree replaces the Government's Decree No. 32/CP of April 14, 1997 promulgating the Regulation on education camps.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Minister of Public Security, the Minister of Finance, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Minister of Health and the Minister of Education and Training shall guide in detail the implementation of this Decree.

Article 43.- Implementation responsibilities

The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of Government-attached agencies and the president of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




PHAN VAN KHAI

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 76/2003/NĐ-CP ngày 27/06/2003 Hướng dẫn việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.307

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.8.42
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!