Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 123/2005/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong phòng chữa cháy

Số hiệu: 123/2005/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 05/10/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 123/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

 CHÍNH PHỦ

 Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày 28 tháng 01 năm 1989 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 6 Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,               

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này, trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của Điều ước đó.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy

1. Mọi vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy đều phải được phát hiện kịp thời, bị đình chỉ ngay và phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra đều phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy khi có hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định này.

3. Việc xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy phải do người có thẩm quyền được quy định tại chương III Nghị định này tiến hành.

4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nếu hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung và chỉ ra một quyết định xử phạt.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

5. Khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nêu trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới về phòng cháy và chữa cháy hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

3. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 5. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

1. Hình thức xử phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền: một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy có thể bị phạt từ 50.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;

b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

c) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra;

d) Buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;

đ) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định của Nghị định này.

Điều 6. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xử phạt đúng người, đúng hành vi vi phạm, đúng thẩm quyền, đúng pháp luật; nếu lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, dung túng, bao che cho hành vi vi phạm hành chính hoặc xử phạt không đúng quy định của pháp luật thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy mà có hành vi ngăn cản, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối, hối lộ để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát hoặc xử lý vi phạm của người thi hành công vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy mà không chấp hành các quyết định của người có thẩm quyền thì bị cưỡng chế thi hành.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY - HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 8. Xử phạt vi phạm trong việc ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không niêm yết nội quy về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

b) Thay đổi, dịch chuyển làm sai vị trí niêm yết nội quy, vị trí để biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không phổ biến quy định và nội quy về phòng cháy và chữa cháy cho những người trong phạm vi quản lý của mình.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy tại những vị trí cần thiết theo quy định.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không ban hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

b) Ban hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

5. Ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, vi phạm điểm b khoản 1 Điều này còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

Điều 9. Xử phạt vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.0000 đồng đối với hành vi không xuất trình đầy đủ hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra hoặc không cử người có trách nhiệm để tham gia đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

Điều 10. Xử phạt vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất nguy hiểm về cháy, nổ

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không có quy định về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của chất nguy hiểm về cháy, nổ trong quá trình xuất, nhập chất đó;

b) Sử dụng trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi bố trí, sắp xếp chất nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng hoặc khối lượng quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Bố trí, sắp xếp chất nguy hiểm về cháy, nổ không theo từng nhóm riêng theo quy định;

b) Sử dụng thiết bị, phương tiện chứa chất nguy hiểm về cháy, nổ chưa được kiểm định hoặc đã hết hạn sử dụng theo quy định;

c) Sử dụng kho, thiết bị chứa chất nguy hiểm về cháy, nổ không đảm bảo các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, vi phạm khoản 2 Điều này còn bị buộc giảm khối lượng, số lượng chất nguy hiểm về cháy, nổ theo định mức quy định; vi phạm điểm a khoản 3 Điều này còn bị buộc sắp xếp lại chất nguy hiểm về cháy, nổ theo từng nhóm riêng theo quy định; vi phạm điểm c khoản 3 Điều này còn bị buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định; vi phạm khoản 4 Điều này còn bị tịch thu chất nguy hiểm về cháy, nổ.

Điều 11. Xử phạt vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm về cháy, nổ

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không có biện pháp, phương tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện theo quy định;

b) Không có biện pháp thông gió tự nhiên hoặc thiết bị thông gió cưỡng bức theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm về cháy, nổ mà không có “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy” theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không lắp đặt các thiết bị phát hiện và xử lý rò rỉ của các chất nguy hiểm về cháy, nổ ra môi trường xung quanh theo quy định;

b) Không có phương án và thiết bị xử lý sự cố bục vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống đối với các chất cháy là dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và các chất lỏng dễ cháy khác;

c) Kinh doanh chất nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm kinh doanh.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, vi phạm điểm b khoản 3 Điều này còn bị buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định; vi phạm điểm c khoản 3, khoản 4 Điều này còn bị tịch thu chất nguy hiểm về cháy, nổ.

Điều 12. Xử phạt vi phạm quy định trong vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ không bảo đảm một trong những điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

b) Sắp xếp chất nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển không đúng theo quy định;

c) Vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng quy định trong giấy phép;

d) Không có biển báo, ký hiệu vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;

đ) Làm hư hỏng, nhàu nát giấy phép vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ;

e) Không bóc gỡ các loại biển báo, ký hiệu vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ gắn trên phương tiện vận chuyển khi chất nguy hiểm về cháy, nổ đã được bốc, dỡ khỏi phương tiện vận chuyển.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Dừng, đỗ phương tiện vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ ở những nơi không được phép theo quy định;

b) Không chấp hành nội quy về phòng cháy và chữa cháy hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người điều hành có thẩm quyền khi bốc, dỡ chất nguy hiểm về cháy, nổ;

c) Bốc, dỡ chất nguy hiểm về cháy, nổ tại địa điểm không bảo đảm các điều kiện theo quy định;

d) Bốc, xếp, chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ đang trên đường vận chuyển sang phương tiện khác khi chưa được phép của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ không đúng tuyến đường quy định trong “Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ”;

b) Vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ mà không có “Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ” theo quy định.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, vi phạm điểm c khoản 1 Điều này còn bị buộc giảm khối lượng, số lượng chất nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.

Điều 13. Xử phạt vi phạm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy mà chưa được thẩm duyệt của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vào hoạt động mà chưa có văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

Điều 14. Xử phạt vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi bố trí nơi đun nấu không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

b) Đem diêm, bật lửa và các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm lửa;

c) Sử dụng nguồn lửa và các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi đã có biển báo hoặc quy định cấm lửa.

Điều 15. Xử phạt vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng điện

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp chống cháy lan khi sử dụng thiết bị điện.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Lắp đặt hệ thống chống sét không đúng quy định hoặc không đảm bảo yêu cầu chống sét theo quy định;

b) Không sửa chữa hoặc không thực hiện chế độ kiểm tra, đo đếm định kỳ hệ thống chống sét theo quy định;

c) Sử dụng thiết bị tiêu thụ điện ở những nơi đã có quy định cấm.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định;

b) Lắp đặt, sử dụng hệ thống điện, thiết bị tiêu thụ điện trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không có biện pháp xử lý những sự cố kỹ thuật có thể dẫn đến nguy cơ cháy, nổ tại cơ sở sản xuất, cung ứng, truyền tải và phân phối điện;

b) Hệ thống điện không được tách riêng thành từng hệ thống theo quy định;

c) Không có nguồn điện dự phòng theo quy định.

Điều 16. Xử phạt vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý khi có những thay đổi về kiến trúc của công trình, quy mô, tính chất hoạt động làm tăng mức độ nguy hiểm về phòng cháy và chữa cháy.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không tổ chức giám sát thi công, lắp đặt hạng mục phòng cháy và chữa cháy của công trình;

b) Không trình thẩm duyệt lại khi có thay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công;

c) Không bảo đảm một trong các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với công trình không thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Thi công, lắp đặt hạng mục phòng cháy và chữa cháy không theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt;

b) Không có biện pháp và ph­ương tiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng công trình;

c) Không nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thi công công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy mà không có “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy''.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không có thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

b) Đưa công trình vào hoạt động mà chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

Điều 17. Xử phạt vi phạm quy định về khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy và ngăn cháy

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hoá không đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy và ngăn cháy theo quy định;

b) Tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy hoặc các giải pháp chống cháy lan không bảo đảm yêu cầu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Làm giảm tác dụng ngăn cháy của tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy khác;

b) Làm trần, vách ngăn bằng vật liệu dễ cháy ở những nơi không được phép theo quy định;

c) Làm nhà ở trong rừng hoặc ven rừng không đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không dọn sạch vật liệu dễ cháy nằm trong hành lang an toàn tuyến ống dẫn dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu mỏ;

b) Không làm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy khác theo quy định;

c) Xây dựng công trình trong phạm vi khoảng cách ngăn cháy;

d) Làm mất tác dụng ngăn cháy của tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy khác.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, vi phạm điểm a khoản 1; điểm a khoản 2; điểm d khoản 3 Điều này còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; vi phạm điểm c khoản 2; điểm c khoản 3 Điều này còn bị buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

Điều 18. Xử phạt vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hoá, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn;

b) Đóng, khoá các cửa thoát nạn mà theo quy định phải thường xuyên mở;

c) Tháo gỡ hoặc làm hư hỏng các thiết bị chiếu sáng sự cố, biển báo, biển chỉ dẫn trên lối thoát nạn.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cứu nạn theo quy định;

b) Không có thiết bị thông gió, thoát khói theo quy định cho lối thoát nạn;

c) Không có thiết bị chiếu sáng sự cố trên lối thoát nạn theo quy định hoặc có nhưng không có tác dụng.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình cản trở lối thoát nạn.

4. Ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, vi phạm khoản 1, khoản 3 Điều này còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

Điều 19. Xử phạt vi phạm về xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi xây dựng phương án chữa cháy không đảm bảo yêu cầu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không trình phê duyệt phương án chữa cháy theo quy định;

b) Không bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy theo quy định;

c) Không tham gia thực tập phương án chữa cháy theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không xây dựng phương án chữa cháy theo quy định;

b) Không tổ chức thực tập phương án chữa cháy theo quy định.

Điều 20. Xử phạt vi phạm về thông tin báo cháy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi báo cháy giả.

4. Ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, vi phạm khoản 1 Điều này còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi.

Điều 21. Xử phạt vi phạm về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Bố trí, lắp đặt phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đúng nơi quy định;

b) Không bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy chưa được kiểm định theo quy định;

b) Trang bị phương tiện chữa cháy không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ theo quy định;

c) Trang bị phương tiện chữa cháy không đầy đủ theo quy định;

d) Sử dụng phương tiện chữa cháy không đúng mục đích theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý làm hư hỏng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không trang bị, lắp đặt phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

b) Hoán cải xe ô tô chữa cháy, tàu, thuyền chữa cháy chuyên dùng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 22. Xử phạt vi phạm về công tác chữa cháy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi vào khu vực chữa cháy để làm các việc khác ngoài nhiệm vụ chữa cháy, cứu người, cứu tài sản hoặc làm bất cứ việc gì khi không được phép của người có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng theo quy định để chữa cháy;

b) Không bố trí đường giao thông và các khoảng trống khác cho xe chữa cháy và các phương tiện chữa cháy cơ giới khác hoạt động theo quy định.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không kịp thời tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy;

b) Không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy;

c) Không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy của người có thẩm quyền;

d) Không phối hợp trong chỉ huy chữa cháy khi đã có quy định hoặc theo yêu cầu của người có thẩm quyền;

đ) Cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện chữa cháy trong khu vực chữa cháy;

e) Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người có thẩm quyền;

g) Không bảo vệ hiện trường vụ cháy sau khi đám cháy đã được dập tắt.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Chống lại người thi hành công vụ trong khi đang thi hành nhiệm vụ chữa cháy;

b) Lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại đến sức khoẻ, tài sản hợp pháp của công dân và tài sản của nhà nước.

Điều 23. Xử phạt vi phạm về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, học tập, bồi dưỡng và huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền cổ động về phòng cháy và chữa cháy.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, học tập, bồi dưỡng kiến thức và huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

b) Không có “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy” theo quy định.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đưa kiến thức về phòng cháy và chữa cháy vào chương trình đào tạo người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới theo quy định.

4. Ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, vi phạm khoản 1 Điều này còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

Điều 24. Xử phạt vi phạm về thành lập, tổ chức, quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp quản lý và duy trì hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hay chuyên ngành không tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hay chuyên ngành theo quy định.

Điều 25. Xử phạt vi phạm quy định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy và thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phư­ơng tiện phòng cháy và chữa cháy chưa được kiểm định theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy và thiết kế về phòng cháy và chữa cháy khi ch­ưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn kỹ thuật theo quy định.

Điều 26. Xử phạt vi phạm về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không có biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất cho đối tượng tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.

2. Không bán hoặc không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.

Điều 27. Xử phạt cá nhân, tổ chức để xảy ra cháy, nổ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra cháy, nổ nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại đến 1.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Để xảy ra cháy, nổ do vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại đến 500.000 đồng;

b) Vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Chương 3:

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 28. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức cao nhất của khung tiền phạt được quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

2. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người ra quyết định xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền của người ra quyết định xử phạt thì phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

c) Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện;

d) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy

1. Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, Trưởng Công an các cấp có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương mình đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.

2. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này và các hành vi vi phạm về phòng cháy và chữa cháy quy định tại những văn bản quy phạm pháp luật khác; lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, lực lượng Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt, lực lượng Cảnh sát Giao thông đường thủy có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý của mình.

3. Những người được quy định tại Điều 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2002, trong phạm vi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, phát hiện hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy thì có thẩm quyền xử phạt theo Nghị định này.

Điều 30. Thẩm quyền quyết định hình thức, mức xử phạt và áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

2. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

đ) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

3. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa được quy định;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

đ) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

4. Chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, chiến sĩ Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, chiến sĩ Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt, chiến sĩ Cảnh sát Giao thông đường thủy đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.

5. Trạm trưởng, Đội trưởng của người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

6. Trưởng Công an cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

7. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu hàng hoá, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

8. Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông đường thủy thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có thẩm quyền xử phạt:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu hàng hoá, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

9. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

10. Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông đường thủy thuộc Tổng cục Cảnh sát trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa được quy định;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu hàng hoá, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Chương 4:

THỦ TỤC XỬ PHẠT VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 31. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

2. Các tài liệu liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy phải lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt. Biên bản vi phạm hành chính được lập theo mẫu quy định của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP nói trên.

3. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 60, Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 32 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP nói trên.

Điều 32. Chấp hành quyết định xử phạt hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Khiếu nại, tố cáo

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại khởi kiện về việc xử phạt đối với họ theo quy định của pháp luật.

2. Công dân có quyền tố cáo những vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy của tổ chức, cá nhân và tố cáo hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành chính thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 35. Tổ chức thực hiện

Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.

Điều 36. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5 b), A.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG



 
Phan Văn Khải

 

 

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness

No. 123/2005/ND-CP

Hanoi, October 5th, 2005

 

DECREE

PROVIDING FOR SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF FIRE PREVENTION AND FIGHTING

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2001 Law on Fire Prevention and Fighting;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
Pursuant to the January 28, 1989 Ordinance on the Vietnam Peoples Police and the July 6, 1995 Ordinance Amending Article 6 of the Ordinance on the Vietnam Peoples Police;
At the proposal of the Minister of Public Security,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1: Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2: Subjects of application

Individuals and organizations that intentionally or unintentionally commit violations of regulations on fire prevention and fighting which are not severe enough to be examined for penal liability shall all be administratively sanctioned under the provisions of this Decree; where treaties to which Vietnam is a contracting party contain different provisions, the provisions of such treaties shall apply.

Article 3: Principles for sanctioning of administrative violations in fire prevention and fighting

1. All acts of administrative violation in fire prevention and fighting must be promptly detected, immediately stopped and strictly handled according to the provisions of law. All consequences caused by such acts must be remedied according to the provisions of law.

2. Individuals and organizations shall be sanctioned for administrative violations in fire prevention and fighting only when they commit acts of violation specified in this Decree.

3. The sanctioning of administrative violations in fire prevention and fighting must be carried out by competent persons defined in Chapter III of this Decree.

4. An act of administrative violation shall be sanctioned only once.

A person who commits more than one act of violation shall be handled for each of such acts. If the imposed sanctions are fines, they shall be aggregated into a common fine imposed under one sanctioning decision only.

If many persons jointly commit an act of administrative violation, each shall be sanctioned.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Administrative violations committed in emergency cases, for legitimate self-defense, in unexpected events or administrative violations committed by persons suffering from mental diseases or other diseases which make such persons unable to perceive or control their acts shall not be sanctioned.

Article 4: Statute of limitations for sanctioning administrative violations

1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in fire prevention and fighting is one year, counting from the date of commission of such administrative violation. Beyond this time limit, administrative violations shall not be sanctioned but must be subject to the application of consequence-remedying measures specified at Points a and c, Clause 3, Article 12 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Within the period specified in Clause 1 of this Article, if the violating individual or organization commits a new administrative violation in fire prevention and fighting or deliberately shirks or obstructs the sanctioning, the statute of limitations specified in Clause 1 of this Article shall not be applied but it shall be counted from the date of commission of the new administrative violation or from the time of termination of the act of shirking or obstructing the sanctioning.

3. Individuals or organizations that have been sanctioned for administrative violations that have been sanctioned for administrative violations shall be regarded as not having been sanctioned if they do not relapse into violation within one year counting from the date they completely execute sanctioning decisions or from the date of expiration of the statute of limitations for executing sanctioning decisions.

Article 5: Forms of sanctioning administrative violations in the domain of fire prevention and fighting

1. principal sanctioning forms are:

a. Caution;

b. Fire: An act of administrative violation in fire prevention and fighting may be subject to a fine of between VND 50.000 and VND 20.000.000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In addition to principal and additional sanctioning forms stated in Clauses 1 and 2 of this Article, violating individuals or organizations may be subject to the application of one or some of the following consequence-remedying measures:

a. Forcible remedy of environmental pollution caused by administrative violations;

b. Forcible restoration to the original state which was altered as a result of administrative violations or forcible dismantlement of illegally constructed works;

c. Forcible remedy of unsafe conditions caused by administrative violations;

d. Forcible movement of dangerous inflammables or explosives involved in administrative violations to designated warehouses or places;

e. Other consequence-remedying measures specified in this Decree.

Article 6: Responsibilities of persons with sanctioning competence

Persons with sanctioning competence shall be responsible for sanctioning the right persons and right acts of violation according to their competence in accordance with law; if abusing their positions and powers to hassle, tolerate or cover up acts of administrative violation or impose sanctions in contravention of the provisions of law, they shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing material damage, they shall have to pay compensation therefore according to the provisions of law.

Article 7: Responsibilities of violating individuals and organizations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. If obstructing or resisting persons on public duty, employing deceitful tricks or giving bribes so as to evade inspection, control or handling by persons on public duty, individuals and organizations committing acts of administrative violation in fire prevention and fighting shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled according to the provisions of law.

3. Individuals and organizations sanctioned for administrative violations in the fire prevention and fighting and shall be subject to forcible execution of decisions of competent persons if they fail to comply with such decisions.

Chapter II

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN FIRE PREVENTION AND FIGHTING SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 8: Sanctioning of violations in the promulgation, dissemination and organization of implementation of regulations and internal rules on fire prevention and fighting

1. A caution or a fire of between VND 50.000 and VND 200.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Failing to post up internal rules on fire prevention and fighting according to regulations;

b. Removing, displacing internal rules-displaying boards, signboards, prohibition boards or instruction boards from their fixed positions.

2. A fine of between VND 500.000 and VND 1.000.000 shall be imposed for acts of failing to popularize regulations and internal rules on fire prevention and fighting among the people under their management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A fine of between VND 2.00.000 and VND 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Failing to issue regulations, internal rules on fire prevention and fighting according to regulations;

b. Issuing regulations, internal rules on fire prevention and fighting in contravention of current legal documents of the State.

5. In addition to being subject to a caution or a fine, violators of Point b, Clause 1 of this Article shall be forced to restore to the original state which was altered as a result of their administrative violations.

Article 9: Sanctioning of violations of regulations on safety inspection regarding fire prevention and fighting

1. A fine of between VND 500.000 and VND 1.000.000 shall be imposed for acts of failing to produce fully records and documents for inspection or to appoint responsible persons to join inspection teams on fire prevention and fighting according to regulations.

2. A fine of between VND 2.000.000 and VND 5.000.000 shall be imposed for acts of failing to conduct inspection on safety for fire prevention and fighting according to regulations.

Article 10: Sanctioning of violations of regulations on fire prevention and fighting in the management, preservation and use of dangerous inflammables and explosives

1. A fire of between VND 200.000 and VND 500.000 shall be imposed for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Illegally using dangerous inflammables and explosives in excess of prescribed volumes or weights.

2. A fine of between VND 1.000.000 and VND 2.000.000 shall be imposed for acts of stowing dangerous inflammables and explosives in excess of prescribed volumes or weights.

3. A fine of between VND 2.000.000 and VND 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Storing and stowing dangerous inflammables and explosives not in separate according to regulations;

b. Using equipment and means containing dangerous inflammables and explosives which have not yet been inspected or have expired according to regulations;

c. Using depots and equipment containing dangerous inflammables and explosives which fail to meet fire prevention and fighting conditions according to regulations.

4. A fine of between VND 5.000.000 and VND 10.000.000 shall be imposed for acts of illegally storing dangerous inflammables and explosives.

5. In addition to being subject to a fine, violators of Clause 2 of this Article shall be forced to reduce the weights or volumes of dangerous inflammables and explosives to the prescribed limits; violators of Point a, Clause 3 of this Article shall be forced to re-stow dangerous inflammables and explosives in separate places according to regulations; violators of Point c, Clause 3 of this Article shall be forced to move dangerous inflammables and explosives to designated warehouses or places; violators of Clause 4 of this Article shall have dangerous inflammables and explosives confiscated.

Article 11: Sanctioning of violations of regulations on fire prevention and fighting in the production and trading of dangerous inflammables and explosives

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Having no measures and means to prevent electrostatic accumulation as required;

b. Having no natural ventilation measures or compulsory ventilation equipment according to regulations.

2. A fine of between VND 1.000.000 and VND 2.000.000 shall be imposed for acts of producing and trading in dangerous inflammables and explosives without certificates of satisfaction of conditions for fire prevention and fighting according to regulations.

3. A fine of between VND 2.00.000 and VND 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Failing to install equipment for detecting and handling leakage of dangerous inflammables and explosives into the surrounding environment according to regulations;

b. Having no plan and equipment for handling cracks in containing tanks, equipment and pipelines of inflammables like petroleum oil, oil product and other inflammable liquids;

c. Trading in dangerous inflammables and explosives on the lists of those banned from trading.

4. A fine of between VND 5.000.000 and VND 10.000.000 shall be imposed for acts of illegally producing and trading in dangerous inflammables and explosives.

5. In addition to being subject to a fine, violators of Point b, Clause 3 of this Article shall be forced to remedy environmental pollution according to regulations; violators of Point c, Clause 3, Article 4 of this Article shall have dangerous inflammables and explosives confiscated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of between VND 200.000 and VND 1.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Employing motor vehicles for transporting dangerous inflammables and explosives, which fail to ensure one of safety conditions for fire prevention and fighting according to regulations;

b. Loading dangerous inflammables and explosives on means of transport in contravention of regulations;

c. Transporting dangerous inflammables and explosives in excess of the volumes or weights stated in permits;

d. Having no signboards and signs of transportation of dangerous inflammables and explosives according to regulations;

e. Damaging and creasing permits for transportation of dangerous inflammables and explosives;

f. Not removing signboards and signs of transportation of dangerous inflammables and explosives displayed on means of transport after dangerous inflammables and explosives have been unloaded therefore.

2. A fine of between VND 1.000.000 and VND 2.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Halting or stopping means of transport carrying dangerous inflammables and explosives at prohibited places according to regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. Loading or unloading dangerous inflammables and explosives at places where prescribed conditions are not met;

d. Loading, unloading or moving dangerous inflammables and explosives en route onto another means of transport without permission of competent management agencies.

3. A fine of between VND 2.000.000 and VND 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Transporting dangerous inflammables and explosives along routes other than those stated in permits for transportation of dangerous inflammables and explosives;

b. Transporting dangerous inflammables and explosives without permits for transportation of dangerous inflammables and explosives according to regulations.

4. In addition to being subject to a fine, violators of Points c, Clause 1 of this Article shall be forced to reduce the volumes or weights of dangerous inflammables and explosives according to regulations.

Article 13: Sanctioning of violations of safety conditions for fire prevention and fighting for motor vehicles subject to special requirements of safety for fire prevention and fighting

1. A fine of between VND 5.000.000 and VND 10.000.000 for acts of making or transforming motor vehicles subject to special requirements of safety for fire prevention and fighting without evaluation and approval of competent agencies in charge of fire prevention and fighting.

2. A fine of between VND 10.000.000 and VND 15.000.000 shall be imposed for acts of putting motor vehicles subject to special requirements of safety for fire prevention and fighting into operation without written certifications of competent agencies to the effect that safety conditions for fire prevention and fighting are satisfied.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A caution or a fine of between VND 50.000 and VND 200.000 shall be imposed for acts of arranging cooking places unsafe for fire prevention and fighting according to regulations.

2. A caution or a fine of between VND 200.000 and VND 500.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Using fire sources, heat sources, fire-or heat-generating equipment or tools without ensuring a safe distance for fire prevention and fighting according to regulations;

b. Bringing matches, lighters, fire- or heat-generating equipment or tools into no-fire places;

c. Using fire sources and other fire- or heat-generating equipment or tools in places where no-fire signboards or rules are displayed.

Article 15: Sanctioning of violations of regulations on fire prevention and fighting in electricity management and use

1. A fine of between VND 100.000 and VND 200.000 shall be imposed for acts of having no anti-fire spread solutions when using electric equipment.

2. A fine of between VND 200.000 and VND 1.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Installing anti-lighting systems not according to regulations or not satisfying the set anti-lighting requirements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. Using electric equipment in places where the use thereof is banned.

3. A fine of between VND 1.000.000 and VND 2.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Failing to install anti-lightning systems and equipment according to regulations;

b. Installing or using electric systems and equipment in a fire-or explosion-prone environment which fail to ensure safety for fire prevention and fighting according to regulations.

4. A fine of between VND 2.000.000 and VND 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Having no measures to cope with technical incidents that may cause fires or explosion at electricity-generating, -supplying, -transmitting or -distributing establishments;

b. Failing to separate electric systems according to regulations;

c. Having no standby electricity sources according to regulations.

Article 16: Sanctioning of violations of regulations on fire prevention and fighting in investment and construction

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of between VND 2.000.000 and VND 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Failing to conduct supervision of construction and installation of fire prevention and fighting facilities in construction works;

b. Failing to submit for re-evaluation and approval changes in fire prevention and fighting-related designs and equipment in the process of construction;

c. Failing to satisfy one of safety conditions for fire prevention and fighting for construction works subject to evaluation and approval regarding fire prevention and fighting as provided for in Appendix 3 to the Governments Decree No. 35/2003/ND-CP of April 4, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Fire Prevention and Fighting.

3. A fine of between 5.000.000 and VND 10.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Constructing and installing fire prevention and fighting facilities at variance with the approved fire prevention and fighting-related designs;

b. Having no measures and means to ensure safety in fire prevention and fighting in the process of construction;

c. Failing to conduct testing of fire prevention and fighting before take-over according to regulations.

4. A fine of between VND 10.000.000 and VND 15.000.000 shall be imposed for acts of building works subject to evaluation and approval related to fire prevention and fighting without certificates of evaluation and approval related to fire prevention and fighting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Having no design on the fire prevention and fighting system for works required to have fire prevention and fighting related designs;

b. Putting into operations works which have not yet been tested in fire prevention and fighting for take-over.

Article 17: Sanctions of violations of regulations on safe distance for fire prevention and fighting, and fire containment

1. A fine of between VND 500.000 and VND 1.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Arranging supplies and goods at distance in between failing to ensure safety for fire prevention and fighting according to regulations;

b. Firewalls, fire partitions or fire doors or anti-fire spread solutions failing to meet requirements according to regulations.

2. A fine of between VND 1.000.000 and VND 2.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Negating the effect of firewalls, fire partitions, fire doors and other fire-containing solutions.

b. Making ceilings and partitions of inflammable materials in places where the use of such materials is banned according to regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 2.000.000 and VND 5.000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Failing to clear up inflammable materials within the safety corridors of oil, gas and oil product pipelines;

b. Failing to build firewalls, fire partitions, fire doors and otherwise according to regulations;

c. Building works within the area used for fire containment;

d. Negating the effect of firewalls, fire partitions, fire doors and other fire-containing solutions.

4. In addition to a fine, violators of Point a, Clause 1; Point a, Clause; or Point d, Clause 3 of this Article shall be forced to restore the original state which was altered due to their administrative violations; violators of Point c, Clause 2; Point c, Clause 3 of this Article shall be forced to dismantle illegally constructed works.

Article 18: Sanctioning of violations of regulations on escape in fire prevention and fighting.

1. A caution or a fine of between VND 200,000 and VND 1,000.000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Arranging, placing supplies, goods, means of transport and other objects obstructing escape exits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. Removing or damaging emergency lighting devices, signboards and instruction board along escape exits.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Failing to have sufficient rescue equipment and devices according to regulations;

b. Failing to have sufficient ventilation and smoke-exhausting required for escape exits;

c. Having no emergency lighting devices along escape exits according to regulations or have out-of-order ones.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of building works components obstructing escape exits.

4. In addition to a caution or a fine, violators of Clause 1 or Clause 3 of this Article shall be forced to restore the original state which was altered due to their administrative violations.

Article 19: Sanctioning of violations of regulations in formulation and organization of fire drill plans.

1. A fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed for acts of formulating fire prevention and fighting plans that fail to meet set requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Failing to submit fire fighting plans for approval according to regulations;

b. Failing to supplement or adjust fire fighting plans according to regulations;

c. Failing to participate in fire drills according to regulations.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Failing to draw up fire fighting plans according to regulations;

b. Failing to organize fire drills according to regulations.

Article 20: Sanctioning of violations of related to fire alarm

1. A caution or a fine of between VND 50,000 and VND 100.000 shall be imposed for acts of damaging or negating the effect of fine alarm means and equipment.

2. A fine of between VND 200,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for acts of failing to have fire alarm signals or equipment according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. In addition to a caution or a fine, violators of Clause 1 of this Article shall be forced to restore the original state which was altered.

Article 21: Sanctioning of violations of regulations in furnishing, preservation and use of fire prevention and fighting equipment.

1. A caution or a fine of between VND 200,000 and VND 500,000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Placing and installing fire prevention and fighting equipment not at prescribed places;

b. Failing to regularly maintain fire prevention ad fighting equipment according to regulations.

2. A fine of between VND 500,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Using fire prevention and fighting equipment not yet inspected according to regulation;

b. Furnishing fire fighting equipment and means unsuitable to the dangers of fire and explosion according to regulations;

c. Having insufficient fire fighting equipment according to regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of deliberately damaging fire prevention and fighting equipment.

4. a fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Failing to furnish and install fire prevention and fighting equipment and system according to regulations;

b. Transforming specialized fire engines, fire fighting ships and boats without permission of competent agencies.

Article 22: Sanctioning of violations in fire fighting work

1. A caution or a fine of between VND 50,000 and VND 100,000 shall be imposed for acts of entering fire fighting areas to perform any acts other than fighting fire, rescuing persons and property without permission of competent persons.

2. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Failing to prepare ready and sufficient fire fighting forces according to regulations;

b. Failing to arrange road and other spaces for fire engines and other motor vehicles to operate according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Failing to organize in time the escape and rescue of persons or fire fighting;

b. Failing to obey orders of fire fighting commanders;

c. Failing to obey competent persons orders for participation in fire fighting;

d. Failing to coordinate in fire fighting command according to regulations or at the request of competent persons;

e. Obstructing the operation of fire fighting forces and means in fire fighting areas;

f. Failing to participate in remedying fire consequences at the request of competent person;

g. Failing to protect the fire scenes after the fires are extinguished.

4. A fire of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Resisting persons on public duty of fighting fires;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23: Sanctioning of violations in dissemination and popularization of fire prevention and fighting law and knowledge, in fire prevention and fighting training.

1. A caution or a fine of between VND 50,000 and VND 100,000 shall be imposed for acts of damaging banderoles, banners, panel boards, posters and pictures for propaganda and advocacy on fire prevention and fighting.

2. A fine of between VND 200,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Failing to organize dissemination of fire prevention and fighting law and knowledge, in fire prevention and fighting training according to regulations;

b. Failing to have certificates of fire prevention and fighting skill training according to regulations.

3. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for acts of failing to incorporate fire prevention and fighting knowledge in training programs for motor vehicle drivers according to regulations.

4. In addition to a caution or a fine, violators of Clause 1 of this Article shall be forced to restore the original state which was altered due to administrative violations.

Article 24: Sanctioning of violations in setting up, organization and management of civil defense forces, grassroots fire prevention and fighting forces and specialized fire prevention and fighting forces.

1. A fine of between VND 200,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for acts of failing to take measures to manage and maintain the operation of civil defense forces, grassroots and specialized fire prevention and fighting forces according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of failing to set up civil defense forces, grassroots or specialized fire prevention and fighting forces according to regulations.

Article 25: Sanctioning of violations of regulation on production and trading of fire prevention and fighting equipment and designing related to fire prevention and fighting.

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for acts of trading in fire prevention and fighting equipment not yet inspected according to regulations.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of producing and trading in fire prevention and fighting or making fire prevention and fighting-related design when conditions on material foundations, professional and technical qualifications are not yet fully met.

Article 26: Sanctioning of violations compulsory fire and explosion insurance.

A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

1. Enterprises dealing in compulsory fire and explosion insurance failing to take measures to prevent and limit damage to participants in compulsory fire and explosion insurance according to regulations.

2. Failing to sell or buy compulsory fire and explosion insurance according to regulations.

Article 27: Sanctioning of individuals or organizations letting fires or explosions occur

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of between VND 200,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Letting fires or explosions occur due to violations of regulations on safety and fire prevention and fighting, causing no damage or causing damage worth up to VND 500,000.

b. Unintentionally letting fires or explosions occur, causing damage worth between VND 1,000,000 and VND 25,000,000.

3. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for acts of unintentionally letting fires or explosions occur, causing damage worth between VND 25,000,000 and VND 50,000,000.

Chapter III

COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN FIRE PREVENTION AND FIGHTING

Article 28: Principles for determining competence to sanction administrative violations

1. The competence to sanction administrative violations under the provisions of this Decree is the competence over an act of administrative violation. In case of imposing fines, the sanctioning competence shall be determined on the basis of the highest level in the fine frame provided for a given act of violation.

2. In case of sanctioning a person having committed many acts of administrative violation, the sanctioning competence shall be determined on the following principles:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. If the sanctioning form and level provided for one of such acts fall beyond the competence of the sanctioning decision-issuing person, the case must be transferred to competent authorities sanctioning;

c. Where a case of administrative violation falls under the sanctioning competence of many persons, the person that is the first to receive the case shall handle it;

d. If acts fall under the sanctioning competence of many persons in different branches, the sanctioning competence shall rest with the president of the Peoples Committee at a level competent to sanction such acts and of the locality where such acts are committed.

Article 29: Competence to sanction administrative violations of fire prevention and fighting law

1. Presidents of Peoples Committees at all levels, heads of police offices at all levels shall competence to sanction acts of violation specified in this Decree and committed within the localities under their management.

2. The fire prevention and fighting police shall have competence to sanction acts of violation specified in this Decree and acts of violation in fire prevention and fighting specified in other legal documents; the police in charge of administrative management of social order, the road and railway traffic police and the waterway traffic police shall have competence to sanction acts of violation specified in this Decree and falling under their respective functions, tasks and management.

3. Those who are defined in Articles 32,33,34,35,36,37,38,39 and 40 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations that detect, within the scope of their respective functions and tasks, administrative violations in fire prevention and fighting, shall have competence to sanction them under this Decree.

Article 30: Competence to decide on sanctioning forms and levels and application of measures to handle administrative violations in the domain of fire prevention and fighting

1. Presidents of commune-level Peoples Committees shall have powers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. To impose fines of up to VND 500,00;

c. To confiscate exhibits and means employed for commission of administrative violations, worth up to VND 500,00;

d. To apply consequence-remedying measures specified in this Decree.

2. Presidents of district-level Peoples Committees shall have powers:

a. To issue cautions;

b. To impose fines of up to VND 20,000,000;

c. To confiscate exhibits and means employed for commission of administrative violations;

d. To deprive of the right to use practice permits or certificates falling under their competence;

e. To apply consequence-remedying measures specified in this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. To issue cautions;

b. To impose fines of up to the prescribed maximum level;

c. To confiscate exhibits and means employed for commission of administrative violations;

d. To deprive of the right to use practice permits or certificates falling under their competence;

e. To apply consequence-remedying measures specified in this Decree.

4. Fire prevention and fighting policemen, policemen in charge of administrative management of social order, road and railway traffic policemen and waterway traffic policemen on public duty shall have powers:

a. To issue cautions;

b. To impose fines of up to VND 100,000.

5. Station heads, team heads of competent persons specified in Clause 4 of this Article shall have powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. To impose fines of up to VND 200,000

6. Chief of commune-level police offices shall have powers:

a. a. To issue cautions;

b. To impose fines of up to VND 500,000

c. To confiscate exhibits and means employed for commission of administrative violations, worth up to VND 500,000;

d. To force the restoration of the original state which was altered due to Administrative Violations
7. Chief of district-level police offices shave have powers:

a. a. To issue cautions;

b. To impose fines of up to VND 10,00,000;

c. To deprive of the right to use practice permits or certificates falling under their competence;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e. To apply consequence-remedying measures specified in the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

8. Heads of fire prevention and fighting police sections, heads of police sections for administrative management of social order, heads of road and railway police sections and heads of waterway police sections under police departments of provinces or centrally run cities shall, within the scope of their respective tasks and powers, have powers:

a. To issue cautions;

b. To impose fines of up to VND 10,00,000;

c. To deprive of the right to use practice permits or certificates falling under their competence;

d. To confiscate goods and means employed for commission of administrative violations;

e. To apply consequence-remedying measures specified in the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

9. Directors of provincial-level police departments shall have powers:

a. To issue cautions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. To deprive of the right to use practice permits or certificates falling under their competence;

d. To confiscate goods and means employed for commission of administrative violations;

e. To apply consequence-remedying measures specified in the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

10. The director of the Fire Prevention and Fighting Police Department, the director of the Police Department for Administrative Management of Social Order, the director of the Road and Railway Police Department and the director of the Waterway Police Department under the General Department of Police shall, within the scope of their respective tasks and powers, have powers:

a. To issue cautions;

b. To impose fines of up to the maximum level;

c. To deprive of the right to use practice permits or certificates falling under their competence;

d. To confiscate goods and means employed for commission of administrative violations;

e. To apply consequence-remedying measures specified in the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SANCTIONING PROCEDURES, COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS IN SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN FIRE PREVENTION AND FIGHTING

Article 31: Procedures for sanctioning administrative violations in the domain of fire prevention and fighting

1. The procedures and order for sanctioning administrative violations in the domain of fire prevention and fighting shall comply with the provisions of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Government Decree No.134/2003/ND-CP of November 14,2003, detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Documents relating to the sanctioning of administrative violations in the domain of fire prevention and fighting must be fully archived at sanctioning agencies. Records on administrative violations must be made according to set forms attached to the aforesaid Decree No.134/2003/ND-CP.

3. when applying the sanctioning form of confiscation of exhibits and means in violation, persons with sanctioning competence must fully observe the provisions of Article 60 and Article 61 of the Ordinance on Handling of administrative Violations and Article 32 of the aforesaid Decree No.134/203/ND-CP.

Article 32: Compliance with administrative sanctioning decisions

1. Individuals and organization sanctioned for administrative violation in fire prevention and fighting must comply with sanctioning decisions within ten days, counting from the date of receiving such decisions, unless otherwise provided for by law.

2. Beyond the time limit specified in Clause 1 of this Article, if individuals and organizations sanctioned for administrative violations fail to voluntarily comply with sanctioning decisions, they shall be forced to comply with such decisions according to the provisions of law.

Article 33: Complaints, denunciations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Citizens may denounce administrative violations committed by organizations or individuals in the domain of fire prevention and fighting and denounce acts of violation committed by persons with competence to sanction administrative violations in the domain of fire prevention and fighting to competent state agencies.

3. The competence, procedures, order and time limits for settlement of complaints, denunciations and initiation of administrative law suits shall comply with the provisions of law.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 34: Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO. All previous regulations on sanctioning administrative violations of regulations on fire prevention and fighting, which are contrary to this Decree, are hereby annulled.

Article 35: - Organization of implementation

The Minister of Public Security shall be responsible for guiding ad organizing the implementation of this Decree.

Article 36: - Implementation responsibility

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER

 

 

 


Phan Van Khai

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


33.528

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.110.145
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!